Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích sự tác động của cuộc cách mạng tư sản Anh đến hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.09 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ thế kỷ XV – XVII, ở phương Tây chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng
khoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát
triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới.
Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản,
lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản. Trong đó cách mạng tư sản Anh
là cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới, được coi là
cái mốc mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Cuộc cách mạng 1642 đã mở ra một
trang sử mới cho nước Anh và nó đã làm tác động sâu sắc, ảnh hưởng tới hình thức
chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh. Với mong muốn tìm hiểu
rõ hơn về sự tác động của cuộc cách mạng tư sản 1642, chúng em đã chọn đề bài:
“Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Anh đến sự thiết lập hình thức chính
thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh” làm đề tài cho bài tiểu luận của
nhóm.

NỘI DUNG
1.

Cuộc cách mạng tư sản.

1.1,Tình hình nước Anh trước cách mạng tư sản.
Cuộc nội chiến bắt đầu đầu thế kỷ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển
nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất
phường hội. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương,
chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều
địa chủ vốn là quý tộc đã chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa đuổi tá
điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp
cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa trở
thành tầng lớp quý tộc mới. Chế độ phong kiến với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và
giáo hội Anh ngày càng cản trở sự kinh doanh và làm giàu của của tư sản và quý tộc


mới. Sác –lơ I đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến làm cho đời
sống nhân dân hết sức cơ cực. Đặc điểm tình hình trên đã làm cho mâu thuẫn giữa tư
sản, quý tộc mới và các thế lực phong kiến bảo thủ ngày càng thêm gay gắt. Đây
chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh.
Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh lại xoay
quanh vấn đề tài chính khi Sác –lơ I triệu tập Quốc Hội đòi tăng thuế để có tiền chi


viện cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Scot –len ở miền Bắc. Quý tộc
mới và tư sản đã không phê duyệt các khoản thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối
chính sách bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc
Luân đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.
1.2, Nội dung và tính chất của cuộc cách mạng tư sản.
Cách mạng tư sản Anh diễn ra qua 2 cuộc nội chiến: cuộc nội chiến lần thứ nhất
(1642-1646), vua Sáclơ I chính thức tuyên chiến với lực lượng cách mạng (lực lượng
tư sản và đông đảo nhân dân). Sau nhiều lần quân đội của nghị viện liên tiếp thất bại,
dưới sự chỉ huy của Crôm Oem đã nhanh chóng phản công thắng lợi. Kết quả năm
1646, vua Sáclơ I bị bắt. Tuy nhiên Sác lơ I vẫn trốn khỏi nhà giam và tập hợp lực
lượng phản kích, cuộc nội chiến thứ 2 bùng nổ. Lần này, Crôm Oem lại đánh bại
quân đội nhà vua. Cuộc nội chiến lần thứ hai kết thúc (tháng 8/1648), vua Sác lơ I bị
bắt.
=>Cách mạng tư sản Anh là sản phẩm cuộc nội chiến cách mạng chống phong kiến
không triệt để, nhà nước tư sản Anh điển hình cho chính thể quân chủ nghị viện.
2.

Tác động của cuộc cách mạng tư sản đến sự thiết lập hình thức chính thể và
cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh.

2.1, Tác động của cuộc cách mạng tư sản đến sự thiết lập hình thức chính thể.
Trong quá trình của cuộc cách mạng tư sản Anh, nội bộ nghị viện bị phân hóa

thành hai phái: phái trưởng lão và phái độc lập; trong đó phái độc lập được sự ủng hộ
của quần chúng nhân dân do một số chính sách mà phái này đưa ra sau khi cuộc cách
mạng kết thúc giành được thắng lợi. Nhưng khi cuộc nội chiến kết thúc, phái độc lập
không thực hiện lời hứa với quần chúng nhân dân. Vì vậy, họ đứng lên đấu tranh
mạnh mẽ, đòi chính quyền tư sản thực hiện lời hứa (trong đó có việc phân chia ruộng
đất). Mặt khác, giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa ra đời ngày
19/5/1649. Trước tình hình trên, chính quyền tư sản phải liên minh với thế lực phong
kiến cũ để bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình tức phải thiết lập nhà nước dưới hình
thức quân chủ nghị viện.
Sau cách mạng tư sản, tàn dư phong kiến vẫn không xóa bỏ, là cuộc cách mạng
không triệt để. Mặc dù chính thể quân chủ chuyên chế đã bị xóa bỏ nhưng thế lực
phong kiến vẫn tồn tại, trên cơ sở đó nhà nước tư sản và thế lực phong kiến kết cấu
với nhau, làm cho nước Anh trở thành nước quân chủ nghị viện, quyền lực nhà nước
tập trung vào nghị viện.


Như vậy, cuộc cách mạng tư sản ở Anh đã diễn ra và để lại nhiều hệ quả, trong đó
quan trọng nhất là cho ra đời nhà nước quân chủ nghị viện Anh.
2.2, Tác động của cuộc cách mạng tư sản đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
Sau khi được xác lập và những năm tiếp theo (từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ
XIX- đầu thế kỷ XX), thể chế quân chủ lập hiến ở Anh được hoàn thiện và định hình
từng bước. Quá trình này được thể hiện bằng 1 số đạo luật bổ sung và đặc biệt theo
tiền lệ như: văn kiện ba năm, văn kiện 1071…theo đó, chính thể quân chủ nghị viện ở
Anh được định hình với 3 bộ phận sau:
+

+

Hoàng đế: hoàng đế Anh truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì
truyền ngôi cho con gái. Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, nhưng chỉ có vai

trò tượng trưng. Ảnh hưởng của “văn kiện 1071” (nguyên tắc chữ ký thứ 2) đã
làm giảm đi thực quyền của hoàng đế Anh, mọi hoạt động của hoàng đế chỉ
nhằm hình thức hóa các hoạt động của nghị viện và chính phủ.
Nghị viện: nghị viện ở Anh ra đời từ rất sớm và đã có ưu thế hơn hẳn các cơ
quan nhà nước khác. Cụ thể, nghị viện Anh có những quyền hạn sau:
• Quyền lập pháp.
• Quyền quyết định ngân sách và thuế.
• Quyền giám sát các hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các thành
viên của nội các.

Nước Anh là nước có cơ cấu hai viện vào loại sớm nhất là thượng nghị viện và hạ
nghị viện.




Thượng nghị viện (viện nguyên lão) gồm đại quý tộc mới do tầng lớp đại tư
sản quý tộc cử ra. Do là đại diện của thế lực bảo thủ, vai trò của thượng
nghị viện ngày càng mờ nhạt, hoạt động rất hình thức, mang tính danh
nghĩa. Theo đó, thượng nghị sĩ được hình thành từ 4 nguồn sau:
 Từ những quý tộc có phẩm hàm, trong đó từ bá tước trở lên thì được
cha truyền con nối chức thượng nghị sĩ.
 Các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm
 Các thủ tướng Anh hết nhiệm kỳ.
 Một số khác do đích thân hoàng đế bổ nhiệm
Hạ nghị viện: đại diện cho các tầng lớp trong dân cư và do dân bầu ra. Trải
qua ba cuộc cải cách bầu cử, vai trò và quyền lực của hạ nghị viện ngày
càng cao, lấn át thượng nghị viện, khống chế nghị viện. Tuy nhiên, bên
trong cơ cấu hạ nghị viện lại có nhiều bất cập: ghế nghị viện được mua đi
bán lại, số lượng người được bầu cử cũng không nhiều (4,5 triệu người



+

+

trong tổng số 36 triệu người), đại đa số công nhân lớp dưới, cố nông, người
đi ở và toàn thể phụ nữ bị gạt ra khỏi đời sống chính trị - bầu cử.
Chính phủ: là cơ quan có thực quyền, nắm quyền hành pháp. Hạ nghị viện cử
ra thủ tướng. Sau khi được hoàng đế bổ nhiệm, thủ tướng đứng ra thành lập
chính phủ (các bộ trưởng nhất thiết phải là đại biểu của hạ viện và thượng viện)
đó là chính phủ của đảng chiếm đa số trong hạ viện. Ở Anh, lập pháp và hành
pháp đều nằm trong tay một đảng. Vì vậy không mấy khi hạ viện bị giải tán, hạ
nghị viện chỉ có thể giải tán, nếu chỉnh phủ thấy đảng của mình có đa số mỏng
manh trong hạ viện, muốn có đa số vững chắc hơn thì yêu cầu hoàng đế giải
tán hạ nghị viện để bầu ra hạ nghị viện mới, với hi vọng sẽ có sự ủng hộ của đa
số nhiều hơn, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của Đảng mình.
=> Như vậy thực chất cơ chế chính trị ở Anh là hai đảng tư sản thay nhau nắm
chính quyền nhà nước.
Cơ quan tư pháp: ở nhà nước tư sản Anh không có bộ tư pháp nên tòa án tối
cao đặt dưới sự kiểm soát của chủ tịch thượng nghị viện đồng thời là chánh án
tối cao. Hệ thống cơ quan tòa án Anh được thiết lập ở trung ương và địa
phương.

Cách mạng tư sản xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cơ chế bộ máy nhà nước Anh,
xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến đã từng tồn tại hàng trăm năm và thay vào đó là
chính thể quân chủ nghị viện. Sự cấu kết giữa giai cấp tư sản và thế lực phong kiến
được phản ánh ở thượng tầng kiến trúc, là hình thức nhà nước quân chủ nghị viện mà
quyền lực tập trung vào nghị viện. Tư bản Anh là trung tâm áp bức, bóc lột nhân dân
Anh và nhân dân thế giới.


KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng tư sản Anh tuy là cuộc cách mạng không triệt để nhưng có ý
nghĩa to lớn trong việc thành lập bộ máy nhà nước tư sản, xóa bỏ hoàn toàn hình thức
chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền thiết lập chế độ quân chủ nghị viện, mở đường
cho những cuộc cách mạng sau đó. Trên đây là bài làm của nhóm em, do kiến thức và
khả năng thu thập tài liệu còn nhiều hạn chế nên mong thầy cô góp ý để nhóm em rút
kinh nghiệm. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.
3.
4.

5.

6.

7.
8.

Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,
NXB Công an nhân dân, năm 2005
Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công
an nhân dân, năm 2012
PGS.TS Phạm Hồng Thái, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Giao
thông vận tải, Hà Nội, 2009

Lịch sử cuộc cách mạng tư sản Anh
Nguồn: />Bước đầu tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (từ thế kỷ XI đến đầu
thế kỷ XX)
Nguồn: />Cách mạng tư sản Anh- lịch sử thế giới cận đại
Nguồn: />Nhận định về các cuộc cách mạng tư sản cho tới thế kỷ XIX
Nguồn: />Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XIV
Nguồn: />
PHỤ LỤC


Buôn bán nô lệ da đen ở Anh thế kỷ XVI


Ô.Crôm Oem (1599 – 1658)

Quang cảnh Luân Đôn (Anh) thế kỷ XVII



×