Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN các GIỐNG lợn bản địa CHO hệ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG các TRANG TRẠI kết hợp ở VÙNG TRUNG DU và đồi núi NHẰM sản XUẤT THỊT lợn CHẤT LƯỢNG CAO và AN TOÀN PHỤC vụ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.61 KB, 85 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

ĐẠI HỌC HUẾ

SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRƯỜNG

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC GIỐNG LỢN BẢN ĐỊA CHO HỆ
THỐNG CHĂN NUÔI TRONG CÁC TRANG TRẠI KẾT HỢP Ở VÙNG
TRUNG DU VÀ ĐỒI NÚI NHẰM SẢN XUẤT THỊT LỢN CHẤT LƯỢNG
CAO VÀ AN TOÀN PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Trung Thông

Huế, 2010


Lời cảm ơn
Để đề tài nghiên cứu này được thực hiện, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ tài chính
và tạo điều kiện của Trung tâm khuyến nơng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Khoa học – Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tơi xin
được bày tỏ sâu sắc lịng biết ơn chân thành. Đồng thời, lời cảm ơn chân thành được
gửi đến cán bộ chuyên môn, cán bộ lãnh đạo và người dân địa phương ở các vùng
khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi – những người đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ
và đặc biệt đã cung cấp những thông tin quý giá phục vụ cho đề tài.


Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của các hộ gia đình Ơng Lê Minh Bửu ở xã Hành
Phước – huyện Nghĩa Hành, Ông Tiêu Tùng ở xã Hành Minh – huyện Nghĩa Hành và
Ông Nguyễn Thành Lộc ở xã Minh Long, huyện Minh Long đã tạo điều kiện thuận lợi
cho đề tài nghiên cứu được thực hiện một cách tốt nhất.
Chúng tôi xin cảm ơn các cán bộ phân tích phịng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa
Chăn ni thú y, trường Đại học Nơng Lâm Huế đã tận tình giúp đỡ trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Huế, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Nhóm nghiên cứu


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
1. Mục tiêu:
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng và thu thập các
thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học của lợn bản địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, từ
đó tạo cơ sở cho việc sử dụng, bảo tồn và quản lý nguồn gen của lợn bản địa. Ngoài ra,
đề tài còn nhằm tăng cường sử dụng tiềm năng của địa phương để phát triển các hệ
thống chăn nuôi lợn phù hợp với các điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc ni
dưỡng khác nhau, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồi núi, tạo sản
phẩm sạch, an tồn, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia
tăng của xã hội.
2. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thường quy về điều tra, phương pháp có sự tham gia của cán bộ
chuyên môn, cán bộ lãnh đạo và người dân địa phương để nắm được thực trạng về lợn
bản địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Sử dụng các thí nghiệm sinh học phù hợp (thí nghiệm sinh trưởng trong điều kiện
các trang trại kết hợp ở vùng đồi núi) để xác định một số chỉ tiêu về sinh trưởng và
sinh sản của lợn bản địa và lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng.
- Sử dụng các kỹ thuật phân tích truyền thống trong phịng thí nghiệm kết hợp với

các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại để nghiên cứu, đánh giá chất lượng thịt và đa
hình gen của lợn bản địa được nuôi trong điều kiện trang trại kết hợp ở vùng đồi núi
tỉnh Quảng Ngãi.
3. Kết quả chính đạt được:
- Kết quả điều tra cho thấy ưu điểm của lợn bản địa là khả năng thích nghi cao với
mơi trường, tính chống chịu bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon, gắn liền với nghi lễ
và tập quán văn hóa của người dân, ... Tuy nhiên, số lượng lợn Kiềng Sắt hiện cịn rất
ít và phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, tập trung chủ yếu ở một số xã
thuộc 2 huyện Ba Tơ và Sơn Tây.
- Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản cho thấy lợn nái Kiềng Sắt động dục
lần đầu ở giai đoạn 5 tháng tuổi. Khi động dục, lợn nái thường biểu hiện không rõ ràng
và yên tĩnh hơn so với một số giống lợn khác. Mỗi năm lợn nái Kiềng Sắt đẻ 1,96 lứa.
Số con sơ sinh trên lứa tăng dần từ lứa 1 dến lứa 3. Tỉ lệ số con cai sữa dao động từ
95,63 – 95,86% so với số con sơ sinh.
- Ở giai đoạn 11 tháng tuổi, lợn Kiềng Sắt có trọng lượng trung bình 29,42 kg. Tốc
độ tăng trọng trung bình là 105,26 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn tinh trung bình ở giai
đoạn thí nghiệm là 3,81 kg TĂT/1 kg TT. Đối với con lai giữa lợn nái Kiềng Sắt với
lợn đực rừng, các giá trị này cho kết quả thấp hơn, lần lượt là 25,30 kg/con, 89,32
g/con/ngày và 3,57 kg TĂT/1 kg TT.
- Đối với lợn Kiềng Sắt, tỉ lệ thịt móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ lần lượt là 74,16% và
60,28%. Tỉ lệ nạc/thịt xẻ đạt 43,41%. Trên đối tượng lợn lai, tỉ lệ nạc cho kết quả cao
hơn (55,18%). Tuy nhiên, tỉ lệ thịt móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ có giá trị thấp hơn, tương
ứng là 66,23% và 52,64%. Khả năng giữ nước của thịt lợn lai sau 24 giờ tương đương
với khả năng giữ nước của thịt lợn Kiềng Sắt (96,11% so với 96,51%). Kết quả nghiên
cứu chất lượng thịt cho thấy phương thức nuôi áp dụng trên lợn Kiềng Sắt và lợn lai
giữa lợn nái Kiềng Sắt với lợn đực rừng cho sản phẩm sạch, an toàn và đáp ứng được
yêu cầu của thị trường. Khơng có dấu vết của hiện tượng tồn dư tetracylin, furazolidon


và clenbuterol trong các mẫu thịt lợn nghiên cứu. Thịt có mùi thơm, dai, vị rất ngọt và

tính ngon miệng cao hơn hẳn so với các loại thịt lợn khác có phổ biến trên thị trường.
- Đã khuếch đại thành cơng và xác định được đa hình gen leptin và PSS ở lợn Kiềng
Sắt. Kết quả nghiên cứu này là dữ liệu quan trọng trong công tác phát triển giống lợn
Kiềng Sắt theo định hướng cho chất lượng thịt cao, đồng thời là cơ sở để đưa ra các
chiến lược bảo tồn nguồn gen quý của lợn bản địa ở địa phương.
Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy lợn bản địa có những đặc tính q về mặt
sinh học và chất lượng thịt, do đó việc tiến hành các biện pháp nhằm bảo tồn và phát
triển lợn Kiềng Sắt là hết sức cần thiết. Đặc biệt là việc quy hoạch vùng chăn nuôi, giữ
lại những con lợn thuần và loại thải những con lai nhằm giữ gìn và phát triển lợn bản
địa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi an toàn và bền vững là hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều trong
những năm qua. Để đảm bảo sản xuất bền vững, ít phụ thuộc thức ăn cơng nghiệp và
các nông dược khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khuyến cáo các tỉnh
nên chủ động sử dụng các giống bản địa và khai thác nguồn thức ăn phong phú, rẻ tiền
và sẵn có ở địa phương (Cục Chăn Nuôi, 2007). Giống bản địa là những giống vật
nuôi gắn bó lâu đời và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái nông nghiệp cũng như tập
quán sản xuất, bản sắc văn hóa của một vùng miền hay dân tộc nào đó (Nguyễn Kim
Đường, 1992; Lê Viết Ly và cs, 1999). Theo Hoàng Kim Giao (2006) các biện pháp
phát triển chăn ni phải được khuyến khích theo cả hai hướng, đó là chăn ni thâm
canh trong các trang trại tập trung quy mô lớn và chăn nuôi theo hướng truyền thống.
Hiện nay, Nhà nước khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng truyền
thống do các giống nội địa rất phong phú, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện và
tập quán chăn nuôi theo các vùng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản
phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng các giống bản địa vào thực tiễn sản xuất nhằm bảo tồn
đa dạng sinh học cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát
triển chăn ni hiện nay.

Có bằng chứng cho thấy hiện nay lợn bản địa vẫn còn được nuôi ở một số xã thuộc
vùng núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, 2008).
Theo tiếng của người Hre, lợn bản địa có tên gọi là lợn Kiềng Sắt. Lợn Kiềng Sắt có
đặc điểm ngoại hình cơ bản là lơng đen tuyền tồn thân, da đen, mặt thẳng, mõm khá
dài, chân thẳng, thân ngắn và thon, tai nhỏ vừa và thẳng vểnh lên trên. Lợn Kiềng Sắt
có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu miền núi và tập qn chăn ni của
người dân địa phương, có khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thơ nghèo dinh dưỡng,
tính chống chịu bệnh tật tốt, … Lợn Kiềng Sắt hiện đang có tầm quan trọng trong cơ
cấu đàn của địa phương, không chỉ có vai trị quan trọng trong kinh tế gia đình mà cịn
là vật cúng tế linh thiêng trong những ngày lễ hội của buôn làng.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu nhằm đánh giá một cách cơ bản
và toàn diện về lợn Kiềng Sắt. Các nghiên cứu nhằm quản lý và khai thác tiềm năng
của lợn Kiềng Sắt vào việc phát triển đa dạng hệ thống canh tác, phù hợp với sinh thái
và trình độ sản xuất của từng vùng cũng chưa được thực hiện. Từ những lý do nêu
trên, đề tài “Nghiên cứu phát triển các giống lợn bản địa cho hệ thống chăn nuôi
trong các trang trại kết hợp ở vùng trung du và đồi núi nhằm sản xuất thịt lợn chất
lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi’’
đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, bảo tồn và nhân rộng giống lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi nhằm duy trì sự đa dạng sinh học vật ni, đồng thời tăng cường sử dụng tiềm
năng của địa phương để phát triển các hệ thống chăn nuôi lợn phù hợp với các điều
kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc ni dưỡng khác nhau, góp phần tạo sinh kế bền
vững cho người dân vùng đồi núi, tạo sản phẩm sạch, an tồn, có chất lượng cao phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của xã hội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm được thực trạng (đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt) của lợn
bản địa (lợn Kiềng Sắt) hiện đang còn được sử dụng trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh



Quảng Ngãi, từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng, bảo tồn và quản lý nguồn gen lợn bản
địa.
- Tạo ra con lai có máu lợn bản địa với hệ thống sản xuất trong các trang trại kết
hợp ở vùng đồi núi. Đồng thời nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai
giữa lợn bản địa ở Quảng Ngãi với lợn rừng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu quan trọng đóng góp vào cơ sở dữ
liệu về sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt của các giống lợn ở Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan thẩm quyền triển khai bảo tồn
và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn bản địa vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội
cho các vùng đồi núi trong địa bàn của tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời cung cấp thêm
thông tin về lợn bản địa cho tỉnh Quảng Ngãi – một đối tượng vật nuôi quý không
được quan tâm nhiều. Đề tài cũng đã góp phần cung cấp sản phẩm thịt an toàn và hợp
thị hiếu người tiêu dùng trên địa bàn, đa dạng hóa và tạo sinh kế bền vững cho người
dân ở khu vực đồi núi, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tận dụng
nguồn lao động và tài nguyên trong nông thôn.


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đa dạng sinh học
2.1.1. Tổng quan về đa dạng sinh học
Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân như áp lực của sự gia tăng dân
số, vấn đề ô nhiễm mơi trường, sự nóng lên của trái đất đã ảnh hưởng lớn đến đời sống
của nhân loại. Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy bảo vệ hành
tinh của chúng ta, mà trong đó vấn đề bảo đảm duy trì sự cân bằng của đa dạng sinh
học đóng vai trị rất quan trọng. Trong cơng tác nghiên cứu bảo tồn, cần phải nắm
vững về đa dạng sinh học, từ đó mới tiến hành chiến lược bảo tồn các sinh vật, nhằm

duy trì sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất. Theo Mackenzie và cs (2003), đa dạng
sinh học là tính đa dạng giữa các sinh vật sống từ mọi nguồn, trong đó bao gồm các hệ
sinh thái trên cạn, biển và các hệ sinh thái dưới nước khác cùng với các phức hệ sinh
thái khác trong đó các sinh vật sống chỉ là một thành phần.
Theo Richard (1999) đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống, bao gồm toàn
bộ sinh vật sống trên trái đất, có thể nhìn nhận đa dạng sinh học ở ba cấp độ khác
nhau, bao gồm: đa dạng loài, đa dạng gen và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng loài là đa
dạng ở mức độ loài, là sự phong phú của các loài. Ở cấp độ này, đa dạng sinh học bao
gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất từ vi khuẩn, nấm đến các loài động, thực
vật sống trong một vùng nhất định. Đa dạng di truyền hay đa dạng gen là đa dạng ở
mức độ trong loài, bao gồm sự đa dạng phong phú của các gen trong quần thể. Đa
dạng gen thể hiện sự phong phú ở mức độ gen, là tập hợp những biến đổi của các gen
và các kiểu genotype trong nội bộ của một loài, giữa các loài, cũng như sự khác biệt
giữa cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đây là sự đa dạng quan trọng nhất,
nó là chìa khóa của một lồi có thể tồn tại lâu dài trong tự nhiên, vì nó có khả năng
thích nghi với những thay đổi bất lợi của thời tiết, khí hậu, mơi trường (Lê Trọng Cúc,
2002). Ngồi ra, đa dạng sinh học còn bao gồm sự phong phú về các hệ sinh thái gọi là
đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng về hệ sinh thái là một cộng đồng gồm các loài sinh vật
sống trong cùng một điều kiện nhất định, nó thể hiện ở sự khác nhau giữa các kiểu
quần xã sinh vật tạo nên do các cơ thể sống và mối quan hệ giữa chúng với nhau và
với các điều kiện sống (đất, nước, khí hậu, địa hình) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005). Ba
cấp độ này có mối quan hệ tương hỗ, nhưng mỗi cấp độ đều đủ độc lập để nghiên cứu
như ba phần riêng biệt. Ngoài mối quan hệ tương hỗ giữa ba cấp độ đó, trong đa dạng
sinh học cịn có tác động tương hỗ giữa các sinh vật với các nhân tố môi trường. Các
nhân tố trong đa dạng sinh học liên kết với nhau để tồn tại, tạo ra một thế cân bằng
nhất định.
2.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học
Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người chúng ta khó có thể đánh giá hết
được, bởi vì con người đang sống trong một mơi trường ln có sự biến động. Ngồi
những giá trị có thể nhìn thấy của đa dạng sinh học, cịn có những giá trị vơ cùng to

lớn khác mà chúng ta không thể đánh giá. Bởi vì khơng có sự đa dạng sinh vật trên trái
đất của chúng ta thì sẽ khơng bao giờ có sự sống. McNeely (1988 và 1990) (tdt
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) đã chia giá trị của đa dạng sinh học thành hai loại là giá trị
trực tiếp và giá trị gián tiếp.
Hầu hết lương thực, thực phẩm cho con người được cung cấp từ động thực vật, đây
là giá trị vô cùng quan trọng của đa dạng sinh học, hơn 3000 loài/250.000 giống cây
được coi là nguồn thức ăn, 75% chất dinh dưỡng cho con người cung cấp từ lúa, mì,
ngơ, khoai, mạch, khoai lang và sắn. Trong đó 3 loại lúa, mì, ngơ cung cấp hơn 50%


chất dinh dưỡng cho con người, ... Một nguồn thực phẩm quan trọng mà không thể
không kể đến là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Con người khơng thể sống được
nếu khơng có lượng protein cung cấp cho cơ thể, mà hầu hết nguồn thực phẩm này
được cung cấp từ động vật như chim, thú, cá, côn trùng, sâu, ấu trùng, ... Lượng thực
phẩm này chiếm một tỉ lệ rất lớn ở một số quốc gia: Botswana 40%, Nigeria 20%,
Zaire 75% (Salc, 1981; Myers, 1998; tdt Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005). Ngồi vai trị là
nguồn cung cấp thực phẩm, đa dạng sinh học cịn mang lại nguồn thơng tin cho các
lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thẩm mỹ và tinh thần như cung cấp cây cảnh (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2005). Đặc biệt trong đời sống tinh thần của con người, những khu rừng
nguyên sinh, rừng sinh thái là nơi tạo nguồn cảm xúc cho sáng tạo trong văn học, hội
họa, thơ ca, nó cũng là nguồn tài nguyên phục vụ cho dịch vụ du lịch giải trí, săn bắn,
câu cá, sưu tập, chụp ảnh, ... Ngoài ra, các gen, các loài và các hệ sinh thái là kho tàng
chứa đựng các thơng tin về sự sống để thích nghi với mơi trường thay đổi trong q
khứ (Lê Trọng Cúc, 2002).
Ngồi những giá trị trực tiếp của đa dạng sinh học mà ta có thể nhìn thấy được, một
giá trị khác mà con người khơng thể bán hoặc định lượng, đó là những lợi ích mà nó
mang lại như điều hồ khí hậu, đảm bảo số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, ...
Trong thế giới sinh vật, sự tác động tương hỗ của các sinh vật trong quá trình sống đã
đem lại cho con người năng suất cây trồng và tính bền vững nơng nghiệp. Theo tác giả
Lê Trọng Cúc (2002), hơn 40 loại cây trồng ở Mỹ có giá trị 30 tỉ USD phụ thuộc vào

côn trùng truyền phấn, trong đó có 15% là ong nhà, cịn lại là cơn trùng hoang dại.
Ong, bướm, chim, dơi, các lồi động vật có vú và các cơn trùng khác đã thụ phấn cho
hơn 70% cây trồng trên thế giới và 90% thực vật có hoa. Hiện nay trong cơng tác bảo
vệ thực vật, nhiều quy trình đã được các nhà khoa học khuyến khích áp dụng như quy
trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong
khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại,
sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ
của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Việc sử dụng các sinh
vật ký sinh và thiên địch trong các hệ sinh thái trên thế giới đã làm giảm khoảng 5 – 10
lần lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, nếu không có các lồi này mà chỉ sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng sẽ là thảm họa đối với môi trường. Trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đang còn phụ thuộc rất nhiều đến các lồi hoang
dã, họ hằng của các lồi đã thuần hố. Chúng cung cấp các nguyên liệu di truyền có
khả năng kháng bệnh, nâng cao năng suất, cải thiện sự thích nghi đến các điều kiện
môi trường, ...
2.1.3. Đa dạng động vật ở Việt Nam
Ở những vùng nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng, với khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều và rất đa dạng về sinh thái, địa hình. Hệ thống động thực vật học ở đây
cũng vô cùng phong phú và thường có chuỗi thức ăn phức tạp. Theo Nguyễn Thị Ngọc
Ẩn (2004), ở Việt Nam đã phát hiện được 15.575 lồi động vật, trong đó có 1.009 lồi
chim, 265 lồi thú, 349 lồi bị sát lưỡng cư, 2.000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước
ngọt và hằng ngàn loài nhuyễn thể, thuỷ sinh vật khác. Trong các lồi động vật đã phát
hiện có tới 172 lồi đặc hữu với 14 loài thú. Giới động vật Việt Nam có nhiều lồi đặc
hữu bao gồm hơn 100 lồi và phân loài chim, khoảng 80 loài và phân loài thú; trong
đó có rất nhiều lồi đặc trưng nhiệt đới có giá trị bảo tồn như: Cheo (Tragulus), Chồn
bay (Cynocephalus), Cầy mực (Arctictis), Culi (Nycticebus), Heo vòi (Tapirus), Bò
xám (Pseudibis davisoni), Ngan cánh trắng (Cairina scululata), ... Kết quả nghiên cứu
của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho thấy Việt Nam là một nước giàu về



thành phần lồi, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước trong khu vực. Ở Việt
Nam có 15/21 lồi khỉ, trong đó có 7 lồi đặc hữu, 10/49 loài chim đặc hữu, trong khi
Myanmar, Thái lan, Malaysia mỗi nơi chỉ có 2 lồi, Lào có 1 lồi và Campuchia
khơng có lồi đặc hữu nào (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2004).
Trong khi đó, đối với vật ni tại Việt Nam, theo đánh giá của Jucovski (1970) (tdt
Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng, 2007), Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật ni nổi tiếng thế giới.
Sự ra đời của các giống vật nuôi ở Việt Nam gắn liền với q trình phát triển nơng
nghiệp hằng ngàn năm của người nông dân. Việt Nam là nước đa dân tộc, với 54 dân
tộc anh em thuộc từng vùng miền khác nhau. Mỗi dân tộc đều có một đời sống văn hoá
đặc thù riêng đậm đà bản sắc. Trong q trình sống và sản xuất, họ có cách thuần hố
và ni dưỡng gia súc khác nhau tạo nên nhiều giống bản địa được xem là những lễ
vật có giá trị văn hoá đặc thù của từng dân tộc, để sử dụng cúng tế trong các dịp lễ hội.
Mặt khác, trong q trình phát triển về nơng nghiệp, Việt Nam luôn được coi là nước
đi sau về công tác giống vật nuôi, đặc biệt ở nông thôn vùng sâu, vùng xa chưa có điều
kiện tiếp cận và đầu tư thâm canh các giống gia súc có năng suất cao theo hướng công
nghiệp. Do vậy, các giống bản địa vẫn được người nơng dân ni dưỡng, mặc dầu
những giống này có năng suất thấp, nhưng có phẩm chất thịt ngon, khả năng chống
chịu tốt với các điều kiện bất lợi của mơi trường và đặc biệt nó phù hợp với phương
thức chăn nuôi quản canh với nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng của địa phương.
Trong những năm qua, song song với q trình bảo tồn các giống vật ni bản địa,
chúng ta còn nhập ngoại nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất cao nhằm tạo bước
đột phá về năng suất vật nuôi. Theo số liệu thống kê của Viện Chăn ni tính đến năm
2002 nước ta đã nhập 65 giống vật ni. Trong đó có 1 giống trâu, 5 giống bò, 1 giống
ngựa, 5 giống dê, 3 giống hươu, 1 giống thỏ, 9 giống lợn, 26 giống gà, 6 giống vịt, 2
giống ngan, 1 giống ngỗng, 2 giống bồ câu, 2 giống chim cút, 1 giống đà điểu (Lê Viết
Ly và cs, 2002; tdt Nguyễn Ngọc Huy, 2004). Các giống vật nuôi chủ yếu hiện nay ở
Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Các giống vật nuôi chủ yếu ở Việt Nam


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Giống
Lợn
Bị

Trâu
Cừu
Thỏ
Ngựa

Vịt
Ngan
Ngỗng
Tổng

Trong đó

Tổng số

20
21
5
3
1
4
3
27
10
7
5
106

Giống nội
14
5
2
2
2
2
16
5
3
2
53

Giống nhập ngoại
6
16
3

1
1
2
1
11
5
4
3
53

(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005; tdt Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn
Dũng, 2007)


Qua bảng 1 ta thấy ở Việt Nam, số lượng các giống vật nuôi bản địa và nhập ngoại
là tương đương nhau, chứng tỏ việc nhập ngoại các giống vật ni đã làm thay đổi cấu
trúc của tập đồn giống. Việc nhập ngoại các giống vật nuôi đã nâng cao năng suất vật
ni, nhưng nó cũng làm nghèo đi sự đa dạng của các giống vật nuôi bản địa, do q
trình loại thải những động vật ni năng suất thấp. Về thuỷ sản, các lồi cá ni có
nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ở Việt Nam khoảng 50 lồi.
Trong đó có 35 lồi cá cảnh cịn lại là các lồi cá ni lấy thịt.
2.2. Giống bản địa
2.2.1. Khái niệm
Trải qua hằng nghìn năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân
tạo đã hình thành nên những giống vật ni mang bản sắc riêng của từng quốc gia, của
từng vùng, từng miền. Chúng có những đặc điểm quý, đó là khả năng sử dụng tốt các
loại thức ăn thơ, khả năng thích nghi cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, thịt thơm
ngon, ... Tuy nhiên có những giống có năng suất rất cao nhưng khi gặp điều kiện khí
hậu, dinh dưỡng khác với nơi nó được sinh ra lại tỏ ra kém thích nghi, năng suất thấp
hơn mức trung bình của giống và dễ bị nhiễm bệnh. Chính điều này đã giải thích q

trình hình thành các giống vật ni bản địa (Nguyễn Kim Đường, 1992; Lê Viết Ly và
cs, 1999). Như vậy, giống vật ni nào gắn bó lâu đời và thích nghi tốt với điều kiện
sinh thái nơng nghiệp cũng như tập quán sản xuất, bản sắc văn hóa của một vùng miền
hay dân tộc nào đó thì trở thành giống vật ni bản địa của nơi đó.
2.2.2. Đặc điểm của giống bản địa
Các giống bản địa không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà còn gián
tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu điểm sau:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp với điều
kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.
Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của các giống vật ni bản địa là tầm vóc
nhỏ, năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên, trong
điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi hợp lý.
Tầm vóc bé của các giống nội địa là điều kiện dễ dàng cho người chăn nuôi chấp nhận
việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng (Lê Viết Ly và cs, 1999).
2.2.3. Sự đa dạng các giống lợn bản địa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp phát triển lâu đời, cùng với đó ngành
chăn ni cũng được hình thành từ khá sớm. Số lượng các giống vật nuôi của nước ta
cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, lợn là lồi có khả năng lợi dụng tốt các phụ
phế phẩm nông công nghiệp, khả năng sinh sản khá cao, quay vịng khá nhanh và cho
phân bón tốt. Do đó chăn nuôi lợn luôn là ngành chăn nuôi chủ yếu của Việt Nam.
Lợn được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các vùng Đông Bắc,
Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Văn Thiện và cs, 2001). Các giống lợn ở nước ta khá phong phú chiếm
khoảng 20,57% tổng số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam (Báo Nông nghiệp Việt
Nam, 2009). Trải dài từ Bắc đến Nam đều có những giống lợn bản địa đặc trưng cho
từng miền, từng vùng. Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ,

lợn Móng Cái, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn
Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú Thọ, lợn đen


Mường Lay (Điện Biên), … Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc
miền núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình
Phước lưu giữ và chăn ni ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn
bản địa ở nước ta có sự phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc
trưng cho từng giống và từng vùng khác nhau.
Lợn Lửng: Là giống lợn của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa như
Xuân Sơn, Vĩnh Tiền, Yên Sơn, Đông Cửu (Phú Thọ). Chúng có một số đặc điểm như
tầm vóc nhỏ, tồn thân đen tuyền, trán nhơ, mặt phẳng, mõm dài, tai chuột, chân nhỏ.
Thịt lợn Lửng thơm và ngon như thịt lợn rừng.
Lợn đen Mường Lay (Điện Biên): Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát triển mạnh,
thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh cao. Lợn đen
Mường Lay có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 12-15 con, thậm chí tới 20
con/lứa. Ni lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn đều, thịt săn
chắc, thơm và ngọt. Do đó thịt của chúng được coi là thực phẩm sạch và được nhiều
người ưa chuộng (Trịnh Phú Ngọc, 2009).
Lợn Mường Khương: Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với đời sống
người H’Mông và được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Lợn
có màu lơng đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và
mềm. Đa số lợn có tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít võng, mõm thẳng và dài. Ở
các lứa tuổi khác nhau, tỉ lệ thịt và mỡ của lợn cũng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của
giống lợn này là có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện chăn thả ở các vùng núi
cao. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai tạo nhằm nâng cao tầm vóc của lợn địa
phương có trọng lượng nhỏ.
Lợn Ỉ: Có nguồn gốc ở miền Bắc Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong tình
trạng nguy kịch và chỉ cịn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Qua một thời gian
dài, giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành giống lợn Ỉ

ngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Chúng có một số đặc điểm ngoại
hình chung như da đen, lơng ngắn và thưa, đầu to, lưng thẳng, bụng xệ và chân thấp.
Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá như thành thục sớm, mắn đẻ, khéo nuôi
con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, khả năng chống chịu bệnh tốt.
Lợn Móng Cái: Là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đơng
Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và Ỉ là hai giống lợn nội chính được ni và phát
triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem
các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (Đông Triều) của tỉnh Quảng Ninh là
nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 –
70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn
Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể
cả phía Nam. Lợn Móng Cái có một số đặc điểm như đầu đen, có điểm trắng giữa trán,
lưng và mơng có mảng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và
nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ. Ưu điểm của giống lợn này là sớm thành thục về tính
dục, sinh sản tốt, ni con khéo.
Lợn Cỏ: Đây là giống lợn đặc trưng của một số vùng đất nghèo ở miền Trung, chủ
yếu ở các tỉnh khu Bốn cũ. Trước những năm 60, giống lợn này thấy nhiều ở các tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Do lợi ích kinh tế thấp và nhất là sau khi
có chủ trương phổ biến rộng giống lợn Móng Cái ra các tỉnh miền Trung thì đàn lợn
này bị thu hẹp nhanh và gần như tuyệt chủng. Lợn Cỏ có tầm vóc nhỏ, nhỏ hơn so với
các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ. Đại đa số là lợn lang trắng đen, mõm dài,
xương nhỏ, bụng xệ. Đây là loại lợn mini. Có lúc người chăn ni định giữ lại để tạo


lợn địa phương mini do có chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên do giá trị kinh tế thấp
nên con người đã bỏ giống lợn này trước khi có ý đồ bảo tồn chúng.
Lợn Sóc: Là giống lợn thuần rất lâu đời và duy nhất được dân địa phương nuôi, gắn
bó với đời sống kinh tế và văn hố của đồng bào Tây Ngun. Hình dáng lợn Sóc rất
gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp với đào bới kiếm
thức ăn. Da thường dày, lơng đen, dài, có bườm dài và dựng đứng. Chân nhỏ nhưng rất

nhanh nhẹn. Ưu điểm của lợn Sóc là có khả năng tự kiếm thức ăn trên các loại địa hình
khác nhau, khả năng làm tổ, đẻ con và nuôi con nơi hoang dã không cần sự can thiệp
của con người. Thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở Cao Nguyên với độ cao > 500m
so với mặt biển, khả năng chống chịu bệnh tật cao, nhanh nhẹn, sống thả, ít phụ thuộc
vào sự cung cấp của con người.
Lợn Mẹo (Lợn Mèo Nghệ An): Lợn Mẹo được ni trong điều kiện thả rơng quanh
năm, ít được sự chăm sóc của con người, chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An, tập trung
nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Sau các cuộc điều tra giống những năm
60 lợn Mẹo được phổ biến dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ An (Anh Sơn, Đô
Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương để ni kinh tế. Tầm
vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng, khả năng chống chịu bệnh tốt – đó là
những đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đây là những đặc điểm rất hiếm thấy ở các
giống lợn bản địa ở nước ta.
Lợn Lang Hồng: Được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu sông
Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Lợn Lang Hồng có ngoại hình tương đối giống
lợn Móng Cái. Giống lợn này vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di chuyển
khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất. Đây là giống lợn thành thục về tính sớm, chịu
đựng kham khổ và có khả năng sinh sản tốt.
Lợn Thuộc Nhiêu: Lợn Thuộc Nhiêu một thời là giống lợn nổi tiếng ở vùng Tiền
Giang, Long An và vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh. Lợn Thuộc Nhiêu là giống
lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được hình thành từ hằng trăm năm trước đây và được
phát triển trong sản xuất ở nhiều vùng. Hiện giống lợn này được phát triển rộng rãi các
tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng, ...
Đa số lợn có tầm vóc khá, có thể chất thanh sổi, thân hình vng, thấp, lưng hơi oằn,
mơng vai nở, chân thấp, yếu, đi ngón, móng x, đi ngắn. Với việc gia tăng máu
ngoại thông qua lai với lợn Yorkshire đực, lợn Thuộc Nhiêu ngày càng có ngoại hình
và đặc điểm của lợn Yorkshire. Tuy nhiên do tính chất của giống lai và phương thức
nuôi nên lợn Thuộc Nhiêu có nhiều mỡ hơn.
Lợn Ba Xuyên: Lợn Ba Xuyên tập trung nhiều ở tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, giống
lợn này phân bố rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, An

Giang, Long An, Đồng Tháp, ... Lợn Ba Xuyên thích hợp với vùng lúa đồng bằng sông
Cửu Long, nơi nhiều thức ăn tinh giàu năng lượng nên hình thành giống lợn to, nhiều
mỡ. Phần lớn lợn Ba Xun có cả bơng đen và bơng trắng trên cả da và lông, phân bố
xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và
đứng. Bụng to nhưng gọn, mơng rộng, chân ngắn, móng x, chân chữ bát và đi móng,
đi nhỏ và ngắn. Lợn Ba Xun có khả năng cho thịt khá cao, tuy nhiên chất lượng
thịt chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa lớn.
Lợn Phú Khánh: Được phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hịa và Phú n. Lợn Phú
Khánh có da lông màu trắng tuyền, lông hơi thưa, da mỏng, đầu nhỏ, mõm cong vừa
phải, tai đứng hướng về phía trước, lưng thẳng, bụng to nhưng không xệ, ngực sâu,
chân chắc khoẻ nhưng đi bàn. Lợn có tầm vóc to trung bình, khả năng sản xuất thịt tốt
(Nguyễn Quang Linh và cs, 2006).


Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang): Là giống lợn q của người Mơng, có
tầm vóc to lớn. Chúng có lơng đen, dày và ngắn, da thơ, tai nhỏ cụp xuống, mõm dài
trung bình. Giống lợn này mang những đặc điểm quý như khả năng thích nghi tốt với
điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, dễ ni, phàm ăn, sức đề kháng cao,
tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn Việt Nam, lợn đen Lũng Pù có tốc
độ tăng trọng khá cao, thịt lại thơm ngon, tuy nhiên mỡ hơi nhiều.
Nhìn chung các giống lợn bản địa Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ (ngoại trừ lợn
Mường Khương và lợn Mẹo Nghệ An), lông đen hoặc lang trắng đen, linh hoạt. Tuy
nhiên do không đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, nhiều giống đã và đang đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng như lợn Cỏ, lợn Ỉ. Ngoài ra do khả năng sinh trưởng của
giống lợn bản địa thấp và công tác giống không được chú trọng đã dẫn đến tỉ lệ đồng
huyết cao, chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy vậy khả năng sinh sản của
một số giống lợn bản địa là một đặc điểm di truyền quý hiếm, đặc biệt là hai giống lợn
Móng Cái và lợn Ỉ (Lê Viết Ly và cs, 1999).
2.2.4. Sự cần thiết phải bảo tồn các giống lợn bản địa
2.2.4.1. Nguyên nhân giảm đàn của các giống lợn bản địa

Sự suy giảm các giống vật ni bản địa nói chung và các giống lợn nói riêng có thể
do các nguyên nhân sau:
- Việc du nhập nguyên liệu di truyền mới
Phân tích sự biến động của cơ cấu giống vật nuôi trong những năm gần đây cho
thấy việc du nhập các giống ngoại có năng suất cao và giống lai tạo vẫn là nguyên
nhân lớn nhất gây nên sự suy giảm nguồn gen các giống bản địa. Trong vòng 10 năm
qua, nhiều giống lợn ngoại đã được nhập vào nước ta như lợn Landrace, lợn
Yorkshire, lợn Duroc, lợn Hampshire, ... Các giống này được sử dụng cho mục đích
chủ yếu là lai tạo với lợn Móng Cái của địa phương để tạo con lai F1 sản xuất thịt. Các
giống nhập nội và giống lai tạo với đặc tính ưu việt là năng suất cao, thời gian nuôi
ngắn đã hấp dẫn người chăn nuôi. Điều này dẫn đến các giống bản địa với năng suất
thấp bị đào thải dần trong sản xuất. Ngoài ra, việc nhập nội các giống vật nuôi đã làm
cho nhiều quần thể giống bản địa khó tìm thấy ở dạng thuần chủng do việc “tự lai tạo”
tràn lan ở các vùng nơng thơn đã khơng được kiểm sốt (Lê Viết Ly và cs, 2003).
- Mặt trái của các chính sách nông nghiệp, nhu cầu thị trường thay đổi và sự suy
giảm hệ thống kinh tế
Đây là tập hợp các nguyên nhân đan xen vào nhau tạo nên tiền đề cho việc du nhập
các giống mới và lai tạo. Ở Việt Nam, những chính sách khơng hợp lý đã gây nên sự
lao đao cho nhiều giống địa phương. Lợn Móng Cái đã từng là “nạn nhân điển hình”
của các loại chính sách đó. Vào năm 1995, số lượng lợn Móng Cái giảm nghiêm trọng:
Nơng trường Thành Tơ (Hải Phịng) – nơi ni lợn Móng Cái nổi tiếng một thời đã
phải giảm số lượng đàn xuống mức tối thiểu, còn khoảng 100 con. Nơng dân đổ xơ
ni lợn ngoại có tỉ lệ nạc cao nhằm xuất khẩu với sự trợ giá của Nhà nước. Điều này
khiến cho những giống bản địa với năng suất thấp bị lãng quên trong sản xuất, quỹ gen
động vật nuôi của địa phương ngày một nghèo đi. Nhu cầu thị trường ngày một thay
đổi cũng là nguyên nhân làm cho các giống bản địa ít được quan tâm và đầu tư chăn
ni. Ngồi ra, sự mở rộng đất canh tác và đất thổ cư cũng đã thu hẹp phạm vi sinh
sống của động vật nói chung và giống bản địa nói riêng (Lê Viết Ly và cs, 1999).
- Sự khắc nghiệt của tự nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường
Trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt những năm cuối thế kỷ 20, con người luôn

phải chứng kiến sự thay đổi bất thường của thời tiết như hiện tượng Ennino, Lamina
hay hiệu ứng nhà kính, sự nóng dần lên của trái đất. Con người cùng những loài sinh


vật khác đang phải đối diện với một thảm họa của ơ nhiễm mơi trường tồn cầu
(Laurence, 1979). Chính những nguyên nhân trên đã làm suy thoái tài nguyên đa dạng
sinh học, trong đó có tài nguyên các giống vật ni bản địa (FAO, 1990).
- Nguy cơ suy thối giống do cận huyết
Hiện tượng giao phối cận huyết làm cho động vật nói chung và giống vật ni nói
riêng đặc biệt là lợn đang bị suy thoái dần. Biểu hiện của sự suy thoái là sức sống của
đời con giảm, năng suất thấp hơn, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cũng giảm
đi (Frankham, 1995; Lê Viết Ly và cs, 2003). Chính sự suy thối này đã khiến những
người chăn ni khơng cịn muốn lưu giữ các giống vật nuôi nữa. Nguyên nhân sâu xa
gây nên sự giao phối cận huyết là do công tác giống không được kiểm sốt tốt. Việc
chọn giống để ni trong các nơng hộ hiện nay thường chú trọng vào các đặc điểm
ngoại hình, chủ yếu chọn lọc trong đàn nơi có nguồn giống đực tốt. Một số quần thể
giống vật nuôi bản địa chỉ tồn tại với quy mô đàn nhỏ, số lượng đực giống ít và được
sử dụng qua nhiều thế hệ cũng là nguyên nhân gây nên cận huyết và giảm sút tính
năng của giống (Phan Cự, 2000) . Tổng hợp các nguyên nhân trên đã làm cho các
giống lợn bản địa nói riêng cũng như các giống vật ni nói chung bị mất dần “địa vị”
trong sản xuất.
2.2.4.2. Ý nghĩa của việc bảo tồn các giống lợn bản địa
Các giống lợn bản địa là bản sắc văn hoá đặc trưng của mỗi vùng, miền khác nhau.
Việc bảo tồn các giống vật ni này có ý nghĩa vơ cùng to lớn.
- Đáp ứng nhu cầu của con người
Theo Harris và cs (1956), lợn là lồi cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
cho con người, 1 gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu cầu protein (tdt Lê Viết
Ly và cs, 2003). Sản lượng thịt lợn sản xuất ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc
khác, chiếm 80% tổng số thịt được tiêu thụ ở nước ta (Bộ Khoa học Công nghệ và môi
trường, 1994). Mặt khác nền kinh tế phát triển càng mạnh, đời sống của người dân

càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại thực phẩm có chất lượng
cao ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm được chế biến từ các
giống lợn bản địa. Ưu điểm của các giống lợn này là thịt thơm ngon, có hương vị đặc
trưng và khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã nhập
nhiều giống mới như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc, … và đã đáp ứng phần
lớn nhu cầu cho con người. Những giống lợn nhập cho năng suất cao và thời gian nuôi
ngắn nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống lợn bản địa. Mặt khác, từ tháng
8/2008 đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số lượng đàn giống nhập nội
giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản xuất thấp (Nguyễn Anh Tuấn,
2008). Với những nguyên nhân đó các giống lợn bản địa đang được đầu tư phát triển
do chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người chăn
ni.
- Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam
Các giống lợn bản địa thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di
truyền quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả
năng chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Một số giống có khả
năng đẻ nhiều con, phẩm chất thịt tốt, thơm, ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
(Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005). Một số khác thích nghi với các vùng núi cao
và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu với mơi
trường ẩm ướt như lợn Ỉ, … Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng trong khoa học
chăn ni lợn ở Việt Nam. Nếu khơng có các biện pháp bảo tồn các vốn gen quý đó,
một lúc nào đó các giống lợn bản địa sẽ bị mai một dần hoặc mất đi. Chính vì vậy,


nghiên cứu về các giống lợn bản địa sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen, tăng cường tính
đa dạng sinh học vật nuôi không chỉ riêng Việt Nam mà của cả Thế giới.
- Dùng làm nái nền trong các công thức lai
Một số giống lợn bản địa ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ đời
sống, công nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng như yêu cầu cơng nghiệp hố của ngành
chăn ni. Trong những năm qua, chúng ta đã nhập nội một số giống lợn ngoại nhằm

cải thiện năng suất chăn nuôi lợn như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc, …
(Phùng Thị Vân và cs, 2006). Tuy nhiên những giống lợn ngoại không thể thoả mãn
yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Xu thế hiện nay là sử dụng các giống lợn bản
địa lai với các giống ngoại nhập tạo ra các con lai, vừa có thể đảm bảo chất lượng sản
phẩm thịt tốt vừa cho năng suất cao. Móng Cái là giống lợn đóng vai trò nái nền chủ
yếu để lai với đực ngoại như Yorkshire, Landrace, ... Các thế hệ con lai đều có năng
suất và tỉ lệ nạc cao, có thể phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ (Vũ Đình
Tơn và cs, 2007).
- Giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc
Ở một số vùng miền, các giống lợn bản địa không những phù hợp với điều kiện
chăn nuôi, phương thức chăn ni mà cịn gắn liền với bản sắc văn hố dân tộc. Đó là
lễ hội tơn nghiêm mang đậm bản sắc văn hoá như là vật thách cưới của các dân tộc
Hre, Kor (lợn Kiềng Sắt) hay đơn giản là mâm cổ cúng gia tiên rất cần có giống lợn
bản địa. Điều này cho thấy việc mất đi các giống lợn bản địa nói riêng cũng như các
giống vật ni bản địa nói chung sẽ làm nghèo vốn văn hố sẵn có của nhiều đồng bào
(Lê Viết Ly và cs, 1999).
- Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
Cần thiết phải giữ lại những giống địa phương vì chúng cho phép những người
nơng dân lựa chọn đàn giống và phát triển giống phù hợp với sự thay đổi của môi
trường, bệnh tật và yêu cầu của người tiêu dùng. Đa dạng sinh học là sự bảo đảm
chống lại những đe dọa như nạn đói, thiên tai, dịch bệnh. Ở một khía cạnh khác, đa
dạng sinh học góp phần ổn định đời sống kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu
vực. Do vậy, đa dạng sinh học nói chung và đa dạng các giống vật ni nói riêng là
duy nhất và khơng thể thay thế (Lê Trọng Cúc, 2002).
2.2.5. Các phương pháp bảo tồn và lưu giữ
Mục đích cơ bản của cơng tác bảo tồn vốn gen vật ni nói chung và lợn bản địa
nói riêng là tái tạo sự đa dạng sinh học vật nuôi, đảm bảo nền sản xuất được bền vững.
Do đó, bên cạnh việc nhập nội các giống vật ni có năng suất cao, cần tổ chức bảo
tồn và sử dụng các giống vật nuôi nội quý hiếm làm nguyên liệu cho việc lai tạo giống,
cung cấp thực phẩm sạch và đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng

(Nguyễn Văn Thiện, 2007).
2.2.5.1. Các giải pháp chung
- Phải đảm bảo sự tồn tại về giống, đặc biệt là các giống bản địa (số lượng, cơ cấu
đực cái, hệ thống giao phối). Các giống bản địa có những tính trạng đặc trưng, đặc
hữu, là nguồn gen quý cho quỹ gen vật nuôi. Bằng phương pháp bảo tồn nguyên vị
(in-situ) chúng ta có thể giữ được bản chất tốt vốn có của các giống bản địa.
- Có chính sách hỗ trợ các giống đang dùng trong sản xuất có nguy cơ giảm nhanh
số lượng. Các giống này thường bị cạnh tranh bởi các giống ngoại hoặc giống lai có
năng suất cao dẫn đến mất dần “địa vị” trong sản xuất như lợn Cỏ, lợn Ỉ. Chúng ta cần
phải vận động những gia đình có khả năng ni và có chính sách hỗ trợ thích đáng.


- Xây dựng hệ thống bảo tồn nguyên liệu di truyền như tinh, phôi, DNA, nhiễm sắc
thể hoặc lưu giữ cơ thể sống bằng phương pháp bảo tồn ngoại vi (ex-situ).
- Đưa nội dung bảo tồn vốn gen vật nuôi vào cơng tác khuyến nơng. Xây dựng các
chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn nguồn gen kết hợp nông
nghiệp theo định hướng sản xuất hằng hố.
- Nâng cao trình độ dân trí và mối quan tâm của cộng đồng về bảo tồn nguồn gen.
Vấn đề này có thể đưa vào nội dung giảng dạy ở các bậc trung học, đại học; tăng
cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiến hành công tác đào tạo cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ làm cơng tác giống.
Mục đích của đào tạo là nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm phục vụ cho
việc bảo tồn nguồn giống vật nuôi.
- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm học tập kinh nghiệm và
phối hợp giúp đỡ trong việc bảo tồn các giống quý hiếm trong khu vực.
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo
tồn nguồn gen và giống như hệ thống chuồng trại, thiết bị sản xuất tinh, … (Kết quả
nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ và môi
trường, 1994).
2.2.5.2. Các giải pháp cụ thể bảo tồn các giống lợn bản địa

- Nghiên cứu, thu thập thông tin và có kế hoạch bảo tồn nguồn gen lợn bản địa.
Xác định được các giống lợn bản địa cần bảo tồn và quy hoạch các vùng chăn nuôi
phù hợp với đặc điểm sinh thái của mỗi giống. Việc này cần có sự tham gia của các
nơng hộ, cơ quan, tổ chức có năng lực quản lý, chỉ đạo cố vấn và kinh phí hỗ trợ bước
đầu cho người chăn nuôi (Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường, 1994).
- Cải tiến các phương pháp chăn nuôi lợn bản địa ở các hộ gia đình như giống, thức
ăn, kỹ thuật, thú y, môi trường, ... Đồng thời xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn quy
mô nhỏ và vừa theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp tại các tỉnh ở trung du Bắc
Bộ, đồng bằng sông Hồng, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long gắn với
giảm thiểu ơ nhiễm và bảo vệ mơi trường. Tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu thịt
lợn (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2001).
- Chuyển dịch chăn ni lợn nói chung và lợn bản địa nói riêng tập trung đến các
vùng trung du, gò đồi, miền núi và vùng đồng bãi ở đồng bằng xa khu dân cư nhằm
giải quyết vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường. Hiện na, quá trình cơng nghiệp hóa
và đơ thị hố diễn ra ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng nên việc chuyển dịch
chăn nuôi trang trại lợn đến các vùng miền trung du là xu thế tất yếu (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nơng thơn, 2009). Đồng thời phải có giải pháp về nguồn thức ăn cho chăn
nuôi lợn.
- Quy mô hoá và hiện đại hoá đàn giống bản địa bằng các quy trình ni mới, nhân
đàn giống cả về số lượng và phạm vi phân bố nhằm đảm bảo sự đa dạng, tránh cận
huyết và bảo vệ các đặc điểm của con giống. Đồng thời chúng ta phải có kế hoạch sử
dụng đàn lợn nái nội tốt làm nguyên liệu để lai tạo với lợn ngoại nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình chăn ni lợn thích hợp (Lê Thị
Th và Bùi Khắc Hùng, 2008).
2.3. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình chăn ni lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm nghề chăn nuôi lợn đã
xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI bắt đầu phát
triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc. Đến nay, chăn nuôi lợn đã trở



thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Nhiều nước có ngành chăn ni lợn
với cơng nghệ cao và tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada,
Singapore, Đài Loan, ... Nhìn chung các nước tiên tiến có ngành chăn ni lợn theo
hình thức cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế
giới có sự phân bố khơng đồng đều ở các châu lục. Trong đó, chăn ni lợn ở các nước
châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á là 30,4%, châu Úc là 5,8%, châu Phi 3,2% và
8,6% ở châu Mỹ. Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con
người. Ngoài ra, ngành chăn nuôi lợn đã đem lại nhiều lợi nhuận không nhỏ cho nền
kinh tế của các nước này (Nguyễn Quang Linh và cs, 2006).
2.3.2. Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam
Ở nước ta, ngành chăn nuôi tương đối phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Số
lượng đàn lợn liên tục tăng qua các năm, từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,9 triệu con
năm 2006, tăng trưởng bình quân 4,29%/năm. Năm 2006, đồng bằng Sơng Hồng có
7,2 triệu con tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, tương ứng các vùng: đồng bằng Sông
Cửu Long 4,00 triệu con, tăng 6,21%/năm, Tây Nguyên 1,4 triệu con, tăng
4,25%/năm, Đông Nam Bộ 2,8 triệu con, tăng 8,79%/năm, Đông Bắc 4,5 triệu con,
tăng 3,06%/năm, Bắc Trung Bộ 3,8 triệu con, tăng 2,57%/năm, Nam Trung Bộ 2,05
triệu con, tăng 1,32%/năm. Riêng vùng Tây Bắc có số lượng 1,1 triệu con, tăng 2,19
%/năm. Mười tỉnh có tổng đàn lợn lớn là Thanh Hoá 1,34 triệu con, Hà Tây 1,13 triệu,
Nghệ An 1,18 triệu, Thái Bình 1,05 triệu, Đồng Nai 1,24 triệu, Bắc Giang 1,03 triệu,
Hải Dương 0,87 triệu, Nam Định 0,83 triệu, Bình Định 0,63 triệu, Hải Phịng 0,61
triệu. Những năm qua đàn lợn nái có tốc độ tăng trưởng cao từ 2,95 triệu con năm
2001 lên 4,33 triệu con năm 2006. Đàn lợn nái năm 2006 chiếm trên 16% tổng đàn,
trong đó nái ngoại là 442 ngàn con chiếm 10,2% đàn nái. Các tỉnh có tỉ lệ lợn ngoại
cao là thành phố Hồ Chí Minh (100% nái ngoại), Đồng Nai, Bình Dương, ...
Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền thống, đặc trưng
là chăn ni hộ gia đình với quy mơ nhỏ, năng suất thấp, chăn nuôi lợn theo phương
thức tập trung công nghiệp đang có xu hướng ngày càng phát triển. Các tỉnh có trang
trại chăn ni lợn nhiều như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm

Đồng, Hà Tây, Đắc Lắc, Hải Dương, Thanh Hố, Thái Bình, Tiền Giang, ... Đã có một
số điển hình hợp tác xã chăn nuôi lợn hướng nạc như Nam Sách – Hải Dương, Đan
Phượng – Hà Tây, Yên Định – Thanh Hoá. Đây là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều
lợi thế giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như cung cấp con giống, thức
ăn công nghiệp, thú y, thụ tinh nhân tạo và bao tiêu sản phẩm, ... Tỉ trọng chăn nuôi
lợn trang trại (công nghiệp và bán công nghiệp) tăng nhanh. Hơn 6 triệu lợn thịt ngoại
và phần lớn lợn lai F2, F3 được nuôi trong trang trại. Năm 2005, cả nước có khoảng
10 triệu lợn giết mổ đạt tỉ lệ nạc từ 50 – 58%/tổng số 36,3 triệu lợn giết thịt.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn phổ biến là chăn nuôi nhỏ, phân tán
trong nông hộ, năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao. Năm 2005, sản lượng thịt sản
xuất trung bình/nái/năm đạt 589 kg (nái ngoại đạt 1.423 kg/nái/năm; lợn lai nội ngoại
563 kg/nái/năm, lợn nội 248 kg/nái/năm). Trong khi đó, các nước có trình độ chăn
ni lợn tiên tiến là 1.800 – 1.900 kg/nái/năm. Công tác chọn lọc, nuôi dưỡng và quản
lý đực giống chưa tốt, khâu giết mổ, chế biến thịt cịn thủ cơng, chưa đáp ứng tiêu
chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2009).
2.3.3. Tình hình chăn ni lợn của tỉnh Quảng Ngãi
Đàn lợn của tỉnh Quảng Ngãi tương đối phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ
năm 1994 – 2005 là 4,48%/năm, trong đó giai đoạn từ năm 1994 – 2000 có tốc độ phát
triển chậm và khơng ổn định, bình qn giai đoạn này chỉ đạt 2,08%/năm. Giai đoạn từ


năm 2000 – 2005 có tốc độ phát triển nhanh hơn, bình quân đạt 7,45%/năm. Năm
2006 và 2007, đàn lợn giảm bình quân 5,2% so với năm 2005 do tác động của dịch lỡ
mồm long móng và dịch tai xanh. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007 giá thịt lợn tăng cao,
do đó đàn lợn phát triển mạnh trở lại. Đàn lợn năm 2007 là 519.598 con, trong đó lợn
nái có 102.063 con, chiếm 19,64% tổng đàn, số con xuất bán thịt là 571.190 con, sản
lượng thịt đạt 30.167 tấn. Đàn lợn tập trung chủ yếu các huyện đồng bằng, chiếm trên
84,22% tổng đàn lợn của tỉnh, trong đó chủ yếu tập trung các huyện chăn ni lợn phát
triển như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Mộ Đức. Cùng với phong trào chăn ni
lợn phát triển, nhiều hình thức chăn nuôi chuyên canh và các dịch vụ đi kèm đã được

hình thành như thụ tinh nhân tạo, thú y, sản xuất lợn giống, … tạo thành một hệ thống
hỗ trợ phát triển khá đồng bộ (NXB thống kê Quảng Ngãi, 2007).
Các giống lợn được nuôi chủ yếu là giống hướng nạc Yorkshire và Landrace nhưng
phần lớn là con lai F2, F3 (tỉ lệ máu ngoại khoảng 75%). Các giống kiêm dụng chủ
yếu là Móng Cái. Lợn Móng Cái hầu hết được dùng làm cái nền cho phối tinh với các
giống hướng nạc để tạo con lai F1 nuôi thịt. Một số hộ ni Móng Cái thuần – đây là
nguồn giống rất quan trọng để chọn lọc nhân giống cung cấp cho các hộ ni lợn
Móng Cái. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn có lợn Kiềng Sắt thường được ni ở đồng
bào dân tộc thiểu số. Hiện nay lợn Kiềng Sắt vẫn cịn được ni phổ biến ở miền núi
do dễ nuôi, thịt ngon nên dù năng suất thấp nhưng vẫn được ưa chuông (Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ngãi, 2008). Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu cơ bản
cũng như các nghiên cứu đồng bộ nhằm quản lý và khai thác tiềm năng của lợn Kiềng
Sắt vào việc phát triển đa dạng các hệ thống canh tác, phù hợp với điều kiện từng vùng
sinh thái và trình độ sản xuất của từng vùng.
2.4. Đặc điểm sinh trưởng của lợn và một số yếu tố ảnh hưởng
2.4.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn
Sự sinh trưởng của lợn bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trưởng thành. Sinh
trưởng là quá trình cơ thể tăng lên về trọng lượng và kích thước do sự lớn lên và phân
chia tế bào. Cũng như các loài gia súc khác, sự sinh trưởng của lợn cũng tuân theo các
quy luật:
- Quy luật theo giai đoạn: Ở quy luật này có 2 giai đoạn sinh trưởng chính gồm giai
đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Giai đoạn trong thai chia làm 3 thời kỳ là phôi
thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn ngoài thai được chia ra thời kỳ bú sữa, thời kỳ
thành thục và thời kỳ già cỗi.
- Quy luật sinh trưởng không đồng đều: Đây là sự không đồng đều về khả năng
tăng trọng, không đồng đều về sự sinh trưởng phát triển của các cơ quan bộ phận trong
cơ thể lợn và không đồng đều về khả năng tích luỹ mỡ.
Quy luật sự sinh trưởng của lợn được biểu hiện ở đồ thị 1. Tốc độ sinh trưởng trong
giai đoạn đầu tăng dần theo tháng tuổi (trừ lúc bị stress ngay sau khi sinh và khi cai
sữa đột ngột), sau đó tăng trọng chậm lại và kéo dài đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn

trưởng thành, lợn hầu như không tăng trọng hoặc khả năng tăng trọng là thấp, chủ yếu
là tích luỹ mỡ. Do đó, trong chăn ni phải biết thời điểm sinh trưởng mà tại đó lợn
tăng trọng cao nhất để kết thúc vỗ béo cho thích hợp. Ở các giai đoạn khác nhau, sự
sinh trưởng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Ở giai đoạn lợn con, lợn sinh
trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai
sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ
sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn
con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật
chất khơ tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng.


Giai đoạn sau cai sữa đến 4 tháng tuổi, đây cũng là giai đoạn ni lợn có hiệu quả kinh
tế cao nhất, bởi vì lợn có khả năng tăng trọng nhanh và khả năng tích lũy nạc tốt nhất.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này lợn con sau khi cai sữa chuyển sang sống độc lập, tự thích
nghi với các điều kiện của mơi trường sống mới. Do đó, người chăn ni phải có biện
pháp ni dưỡng và chăm sóc lợn con tốt để lợn có thể sinh trưởng và phát triển bình
thường. Giai đoạn ni từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn lợn choai (lợn
nhỡ), lợn lớn nhanh về trọng lượng và kích thước, thích vận động nhiều và cũng là giai
đoạn lợn có khả năng sử dụng thức ăn thô xanh tốt. Giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi, trong
giai đoạn này lợn lớn nhanh, khả năng tích lũy mỡ cao, ít vận động và ngủ nhiều.
(Hoàng Nghĩa Duyệt và Nguyễn Quang Linh, 1997).
Khả năng sinh trưởng của một số giống lợn bản địa: Kết quả nghiên cứu của Lê thị
Thuý và Bùi Khắc Hùng (2008) trên đối tượng lợn Móng Cái và lợn Bản cho thấy
trọng lượng cơ thể tăng dần theo tháng tuổi và các chỉ số dài thân, vòng ngực và cao
vai tăng tương ứng (bảng 2). Trọng lượng cơ thể của lợn Móng Cái giai đoạn 1 tháng
tuổi là 0,52 kg; 2 tháng tuổi là 6,90 kg và 11 tháng tuổi là 55,50 kg. Đối với lợn Bản,
các giá trị này lần lượt là 0,43 kg/con, 5,40kg/con và 38,77 kg/con. Sự gia tăng về
trọng lượng, chiều dài thân, số đo vòng ngực và cao vai qua các tháng tuổi thể hiện lợn
có tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng sinh trưởng tốt.
Bảng 2. Trọng lượng, dài thân, vòng ngực và cao vai của lợn Móng Cái và lợn

Bản
Tháng
Lợn Móng Cái
Lợn Bản
tuổi
Trọng
Dài
Vòng
Cao
Trọng
Dài
Vòng
Cao
lượng
thân
ngực
vai
lượng
thân
ngực
vai
(kg)
(cm)
(cm)
(cm)
(kg)
(cm)
(cm)
(cm)
1

0,52
19,12 19,34
12,09
0,43
17,25
17,99
11,59
2
6,90
45,49 46,44
25,72
5,40
39,78
40,24
25,98
3
10,40
51,60 50,25
27,10
8,10
47,84
47,12
28,88
4
16,50
53,67 55,17
31,00
11,69
57,03
54,97

35,35
7
32,10
81,25 78,00
46,00
22,90
72,64
68,56
43,83
8
39,50
83,75 87,75
48,38
29,80
75,73
72,93
45,29
11
55,50
94,00 88,50
51,50
38,77
84,47
82,24
48,50

Lợn Vân Pa nên thường được xem là lợn mini duy nhất ở nước ta do có trọng
lượng cơ thể thấp hơn nhiều so với các giống lợn địa phương khác. Theo Trần
Thanh Hải và Lê Đình Phùng (2009), trọng lượng cơ thể lợn Vân Pa tại các thời
điểm sơ sinh, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi tương ứng là 0,29; 1,02;

4,91; 7,20 và 10,38 kg/con. Các chỉ số về dài thân và vòng ngực ở giai đoạn 1
tháng tuổi tương ứng là 25,7 cm, 25,3 cm; 4 tháng tuổi là 49,4 cm và 49,75 cm.
Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999), năng suất các giống lợn Việt Nam có cùng
hướng sản xuất, nên sự khác nhau về trọng lượng cũng như tốc độ tăng trưởng ở
các độ tuổi là không lớn (Bảng 3).
Bảng 3. Sinh trưởng của một số giống lợn Việt Nam
Tháng tuổi Sơ sinh
Giống
Ỉ mỡ (kg)
Ỉ pha (kg)
Lang Hồng (kg)

0,45
0,45
0,45

1

2

6

9

12

2,5
2,3
2,5


4,5
4,7
4,5

23
24
25

40
48
50

60
70
70


2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng
2.4.2.1. Giống
Các giống khác nhau có năng suất khác nhau. Tăng trọng trung bình hằng
ngày của các giống lợn bản địa như Móng Cái khoảng 300 – 350 gam/ngày,
trong khi con lai có thể đạt 550 – 650 g/ngày, lợn ngoại ni tốt có thể đạt 700 –
750 g/ngày. Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các
giống lợn nội. Các giống lợn khác nhau có sự tăng trưởng khác nhau (Siebrits và
Kemm, 1982; Ellis, 1983; tdt Trần Đình Miên và Phan Cự Nhân, 1994). Nguyên
nhân của hiện tượng này có thể do sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ
ni dưỡng, khả năng tiêu hố và hấp thu của con vật. Sự phát triển của các
tuyến tiêu hoá mạnh hay yếu phụ thuộc vào các giống khác nhau. Các enzym có
tính đặc hiệu cao trong q trình phân giải trong các chất dinh dưỡng khác nhau.
Điều này thể hiện rõ ở lợn hướng nạc, mức độ chuyển hoá protein cao nên

enzym phân giải protein được tiết ra mạnh. Ngược lại, ở lợn hướng mỡ, mức độ
chuyển hoá carbohydrate, lipid cao nên enzym phân giải các chất này được tiết
ra mạnh. Ngồi các giống có hướng sản xuất khác nhau (hướng nạc, hướng mỡ)
có năng suất khác nhau, thì các giống có cùng hướng sản xuất nhưng năng suất
cũng hoàn toàn khác nhau. Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2006), ở
các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc, lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire) và
(Yorkshire x Landrace) có khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng
thịt cũng khác nhau (bảng 4). 27
Bảng 4. Khả năng sinh trưởng của một số lợn nuôi thịt
Chỉ tiêu theo dõi

Landrace

Yorkshire

Duroc

(Landrace
x
Yorkshire)
695,88

(Yorkshire
x
Landrace)
664,0

Tăng trọng ngày
637,98
674,6

758,87
(g/con/ngày)
Độ dày mỡ lưng
10,17
9,37
11,0
10,0
9,89
(P2) (mm)
Tiêu tốn thức ăn
2,37
2,54
2,46
2,16
2,17
(kg)
2.4.2.2. Thức ăn
Thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, chiếm 60 – 70% giá
thành sản phẩm. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn mà còn ảnh
hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị năng lượng,
hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các chất dinh dưỡng
khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn. Theo Lã Văn Kính và cs (1999),
việc bổ sung LThreonine vào khẩu phần cơ sở có tác dụng tăng sự phát triển của lợn
ở giai đoạn sinh trưởng (20 – 50 kg) so với khẩu phần không bổ sung LThreonine.
Tuy nhiên với khẩu phần này, sự tăng trọng của lợn ở giai đoạn vỗ béo (50 – 100 kg)
không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do lượng
LThreonine trong khẩu phần thực tế đã đáp ứng đủ nhu cầu của lợn ở giai đoạn vỗ
béo. Theo Phạm Duy Phẩm (2006), sử dụng chế phẩm axit hữu cơ 0,1% Adimix
Butyrate bổ sung vào thức ăn nuôi lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi sẽ tăng tốc độ
sinh trưởng lên 8,3%. Phan Ngọc Kính (2001) đã sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào

thức ăn. Kết quả khảo sát 112 con lợn ở 29 hộ ở Quảng Trị cho thấy lợn thí nghiệm


tăng trọng lượng hơn lô đối chứng là 3,1 kg/tháng. Phùng Thăng Long và Trần Văn
Hạnh (2005) đã nghiên cứu khả năng sản xuất và ảnh hưởng của các khẩu phần ăn
khác nhau (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn tự phối trộn) đến sức sinh trưởng
của 3 tổ hợp lai ((Piétrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)), (Duroc x (Landrace x
Yorkshire)) và (Landrace x Yorkshire). Kết quả cho thấy sau 4 tháng nuôi, mỗi khẩu
phần ăn đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trọng lượng kết thúc giữa các tổ hợp
lai khác nhau trong cùng khẩu phần ăn hoặc các tổ hợp lai giống nhau ở các khẩu phần
ăn khác nhau. Về chỉ tiêu tăng trọng trung bình/ngày cũng cho kết quả tương tự. Đối
với chất lượng thịt xẻ, tổ hợp lai ((Piétrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)), (Duroc
x (Landrace x Yorkshire)) và (Landrace x Yorkshire) được cho ăn bằng hỗn hợp thức
ăn hoàn chỉnh hoặc hỗn hợp thức ăn tự phối có hàm lượng protein thơ là 15%, 13,5%
và 13%, mật độ năng lượng đạt 2.900 Kcal ME/kg thức ăn cho 3 giai đoạn sinh trưởng
tương ứng là 17 – 30 kg, 31 – 60 kg và 61 kg đến khi giết thịt, kết quả cho thấy tốc độ
sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và tỉ lệ nạc cao hơn so với lợn Yorkshire
thuần ni cùng điều kiện.
Ngồi ra, khi lập khẩu phần cho lợn cần có một tỉ lệ xơ thích hợp, nếu lượng chất
xơ vượt quá 10 – 15% khẩu phần, lượng thức ăn ăn vào có thể giảm. Ngược lại khẩu
phần có chất xơ cao, tiêu tốn thức ăn cho lợn phải nhiều hơn để lợn có thể duy trì năng
lượng tiêu hố. Mặt khác, cách thức chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến sự sinh
trưởng của lợn do ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn
được nghiền mịn làm tăng khả năng sử dụng hơn thức ăn thơ, do làm tăng tỉ lệ tiêu
hố, giảm năng lượng cho nhai, thức ăn dễ tẩm ướt với enzyme tiêu hố, tạo điều kiện
cho q trình tiêu hố và hấp thu tốt. Hiện nay, thức ăn thường được chế biến ở dạng
viên và mức ăn vào thường cao hơn so với thức ăn bột. Ngồi ra trong q trình làm
viên, do hiện tượng gelatin hoá một phần của tinh bột, nhờ thế enzyme tiêu hoá dễ tác
động làm tăng khả năng tiêu hố năng lượng.
Q trình xử lý nhiệt thức ăn làm tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn nhờ phá

huỷ các chất độc cũng như chất ức chế trong thức ăn, như xử lý nhiệt đậu nành sẽ phá
huỷ chất ức chế enzyme trypsin và hoạt chất hemaglutinin mất độc lực. Nấu chín củ
khoai tây, khoai lang cho lợn ăn đã làm tăng tỉ lệ tiêu hố chất khơ và protein. Ngồi
ra, cách thức cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của lợn. Khi tăng trọng lượng
thức ăn tiêu thụ sẽ làm tăng nhu động ruột, tốc độ di chuyển thức ăn trong đường tiêu
hố, cơ hội hấp thu ít, khả năng phân giải của các enzyme tiêu hố khơng triệt để làm
tỉ lệ tiêu hố giảm (Lê Đức Ngoan, 2002).
2.4.2.3. Chăm sóc quản lý
- Phương thức ni
Phương thức ni có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh với khẩu phần giàu năng
lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến lợn phát triển nhanh nhưng tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại
với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, lợn sẽ phát triển chậm hơn so với phương
thức nuôi thâm canh nhưng tỉ lệ nạc nhiều hơn. Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (1980), khi giảm 27% năng lượng ăn vào so với mức ăn tự do
đối với lợn có trọng lượng 20 – 45 kg, lượng mỡ cơ thể giảm 8%, tăng trọng giảm
25%, tích luỹ nạc giảm 11% trong khi tiêu tốn thức ăn không giảm.
- Môi trường
Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, tiểu khí hậu chuồng ni cũng ảnh hưởng đến khả
năng ăn vào và tăng trọng của lợn. Hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm tác động đồng thời lên
con vật làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng. Trong một nghiên cứu đối với lợn


có trọng lượng từ 25 – 106 kg, lượng ăn vào trung bình hằng ngày giảm khi nhiệt độ
tăng đến 280C ở độ ẩm tương đối từ 65 – 70% (Gonyou và cs, 2003; tdt Lê Văn Phước,
2006). Cũng theo tác giả này, việc tăng độ ẩm tương đối từ 40 – 94% ở nhiệt độ khơng
khí khơng đổi là 240C sẽ gây nên sự suy giảm đáng kể lượng ăn vào và khả năng tăng
trọng/ngày. Thí nghiệm của Mousgard (1959) (tdt Nguyễn Thiện và cs, 2005) về sự
ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến sự tích luỹ và tăng trọng của lợn cho thấy ở
nhiệt độ dao động từ 15 – 230C với độ ẩm là 50 – 70%, khả năng tích luỹ đạm và tăng

trọng của lợn cho kết quả tốt nhất (bảng 5).
Bảng 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi đến tích luỹ và tăng
trọng của lợn giai đoạn 30-80 kg
Nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ tương đối (%)
24
90
14,37 ± 0,52
0,64 ± 0,02
23
50
16,5 ± 0,65
0,68 ± 0,03
15
70
15,73 ± 0,92
0,66 ± 0,02
8
70
6,53 ± 1,22
0,59 ± 0,03
2.4.2.4. Yếu tố di truyền
Trong quá trình sinh trưởng, yếu tố di truyền chi phối sự sinh trưởng, phát dục
khiến nó thể hiện những đặc điểm nhất định của giống, dòng, họ và cá thể. Người ta
phân chia thành 3 hệ thống gen chi phối sự phát triển của các tính trạng:
- Gen ảnh hưởng đến tồn bộ các tính trạng.
- Gen ảnh hưởng đến một nhóm tính trạng liên quan.
- Gen ảnh hưởng đến từng tính trạng riêng rẽ.
Tính di truyền về mặt sức sản xuất cao hay thấp, chuyên hóa hay kiêm dụng ảnh

hưởng rõ rệt tới sinh trưởng, phát dục của các bộ phận trực tiếp sản xuất như bầu vú bị
sữa, mơng vai bị thịt, ... Để tạo nên tính di truyền mong muốn, cần thiết chọn lọc để
củng cố tính di truyền và phối hợp tốt đực cái để tính di truyền được truyền cho đời
con lai (Nguyễn Quang Linh và cs, 2006). Theo Phạm Thị Kim Dung và Nguyễn Văn
Đức (2004) giữa các tính trạng sản xuất cơ bản của lợn như tăng trọng lượng, tiêu tốn
thức ăn, độ dày mỡ lưng và tỉ lệ nạc có mối tương quan di truyền chặt chẽ với nhau. Vì
vậy khi chọn lọc một tính trạng nào đó dẫn đến một số tính trạng khác cũng bị thay đổi
về mặt cấu trúc di truyền và năng suất vật ni. Có lúc sự thay đổi đó có lợi cho sản
xuất như tăng trọng lượng nhanh dẫn đến tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm.
Nhưng ngược lại, nhiều sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế như khi tăng
năng suất sữa ở bị thì tỉ lệ mỡ sữa giảm xuống (Phạm Thị Kim Dung và Nguyễn Văn
Đức, 2004).
2.5. Đặc điểm sinh sản của lợn
2.5.1. Sự thành thục về tính
Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng sinh sản.
Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính. Tuổi thành
thục về tính được xác định bằng lần động dục và rụng trứng đầu tiên của con cái cũng
như sự xuất hiện tinh trùng tự do ở dịch hoàn phụ và ống sinh tinh của con đực. Ở thời
điểm này, dưới ảnh hưởng của các tuyến nội tiết sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển,
đặc điểm sinh dục phụ phát triển và con vật có những ham muốn sinh dục. Nếu ở giai
đoạn này, tinh trùng gặp trứng con cái sẽ có khả năng thụ thai (Lê Văn Thọ và Đàm
Văn Tiện, 1992). Thời gian thành thục về tính khác nhau tùy từng giống, từng lồi và
giới tính. Theo Trần Cừ (1975), thời gian thành thục về tính của một số lồi động vật


được trình bày ở bảng 6. Theo thơng báo của bảng 6 cho thấy ở mỗi lồi đều có sự
khác nhau về thời gian thành thục về tính. Ngồi ra, giới tính cũng ảnh hưởng lớn đến
thời gian thành thục, con đực thường thành thục sớm hơn con cái.
Bảng 6. Thời gian thành thục về tính của một số lồi động vật
Động vật

Lợn
Bị
Thỏ
Cừu, Dê
Ngựa
Lạc Đà
Chó
Trâu

Tuổi (tháng)
Đực
Cái
5-8
6-8
12-18 8-12
5-9
5-9
6-8
6
12-18
24-60
6-8
18-30 18-24

2.5.2. Sự thành thục về thể vóc
Các chỉ tiêu bên ngồi của con vật có liên quan đến sức khoẻ thể chất, hoạt động
của các cơ quan bộ phận bên trong cơ thể, cũng như liên quan đến khả năng sản xuất
của gia súc. Thể chất được biểu hiện qua ngoại hình, các bộ phận liên quan trực tiếp
đến khả năng sản xuất như số vú, bầu vú, vai, chân và sườn của con vật cân đối, nở
nang và liên kết vững chắc kèm theo sức sản xuất tăng cao. Sự thành thục về thể vóc

thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một giai đoạn sinh trưởng và phát
triển nhất định, con vật đạt đến độ trưởng thành về thể vóc. Khi gia súc thành thục về
thể vóc, kích thước các chiều đo sẽ ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao. Tuổi
thành thục về thể vóc ở mỗi giống lợn là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể
vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi lợn Ỉ là 8 tháng tuổi. Hiện nay, đối với các nước có
ngành chăn ni phát triển, để gia súc thành thục về tính sớm người ta dùng các biện
pháp như: cho con cái gặp con đực hằng ngày, tiêm hormone kích thích như PMSG
(huyết thanh ngựa chửa), HCG, … cũng như các biện pháp phân lô, phân đàn khác.
2.5.3. Đặc điểm sinh sản của lợn đực
Lợn đực thành thục về tính rất sớm, tuy nhiên người ta thường đưa vào sử dụng lúc
7 – 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 8 – 9 tháng tuổi đối với lợn ngoại. Lợn đực giống
sản xuất một lượng tinh dịch là 50 – 100ml/1 lần khai thác, lợn đực ngoại khoảng 200
– 500ml tinh dịch. Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của đực giống, người chăn
ni có thể khai thác theo chế độ nhất định, thơng thường là từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Nếu
sử dụng lợn đực phối giống trực tiếp thì mỗi lợn đực có thể đảm nhiệm từ 30 – 40 lợn
cái. Ngược lại nếu thụ tinh nhân tạo, số lợn nái đảm nhiệm có thể lên đến 200 – 300
con. Tuy nhiên, điều này cịn phụ thuộc vào tình hình cơ sở chăn nuôi cũng như
phương thức phối cho con cái (Vũ Đình Tuân và Trần Thị Thuận, 2005).
2.5.4. Sinh sản của lợn nái
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, theo đặc điểm sinh sản người ta chia thành 3 loại
lợn: Lợn nái hậu bị (chưa chửa đẻ), lợn nái kiểm định (đang chửa đẻ hoặc nuôi con lứa
1 – 2) và lợn nái cơ bản (đang chửa đẻ hoặc nuôi con lứa thứ 3 trở đi).
- Lợn nái hậu bị: Lợn sinh trưởng nhanh cả về trọng lượng cơ thể và cơ quan sinh
dục. Đến khi thành thục về tính, lợn có biểu hiện của động dục và chu kỳ động dục
dao động từ 18 – 21 ngày. Ở chu kỳ động dục đầu tiên, triệu chứng động dục chưa
điển hình, số lượng và kích thước của tế bào trứng nhỏ. Giống và nuôi dưỡng là hai
yếu tố ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính và số lượng tế bào trứng chín và


rụng. Ngồi ra, sự kích thích tính dục của con đực hay phương thức phối giống cũng

tác động đến 2 yếu tố này.
- Lợn nái kiểm định và cơ bản
+ Nái chửa: Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Trong đó, ở 80
ngày đầu (chửa kỳ 1) bào thai chưa phát triển nhiều, 3/4 trọng lượng bào thai là sự
tăng lên ở giai đoạn chửa kỳ 2, đặc biệt là 2 tuần chửa cuối. Sự gia tăng trọng lượng
bào thai có sự khác biệt về thành phần hoá học ở từng thời kỳ thai. Đối với lợn nái có
chửa, trao đổi chất tăng, đồng hố chiếm ưu thế, khơng động dục và sinh lí các hoạt
động bài tiết, tiêu hố, tuần hồn, … đều có sự thay đổi. Ở lợn nái hậu bị, trọng lượng
cơ thể tăng nhanh giai đoạn có chửa. Ở giai đoạn này cần phải có chế độ theo dõi và
chăm sóc đặc biệt nhằm hạn chế trường hợp một số hợp tử hoặc thai bị chết trong thời
kỳ chửa, nhất là ở những tuần đầu sau phối giống.
+ Nái nuôi con: Đặc trưng của giai đoạn này là sự tiết sữa nuôi con, do vậy nhu cầu
dinh dưỡng của nái nuôi con cao. Khả năng tiết sữa của lợn nái phụ thuộc vào giống,
cá thể và dinh dưỡng. Sự tiết sữa ở lợn nái đều tuân thủ theo quy luật. Sữa đầu có hàm
lượng chất dinh dưỡng cao, trong đó đặc biệt có chứa γ – globuline – chất có tác dụng
nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho lợn con. Sản lượng sữa tăng dần sau khi đẻ và đạt
cực đại ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần. Các vú vùng ngực (phía trước) ln cho sữa
nhiều hơn so với vú ở phía sau.
2.5.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
Sinh sản là một chuỗi các quá trình sinh học, ở từng quá trình chịu tác động của một
số yếu tố khác nhau, đồng thời có những yếu tố tác động xuyên suốt (sức khoẻ, dinh
dưỡng, di truyền, điều khiển của hệ thần kinh, …). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái có thể chia thành 2 loại là yếu tố tác động do di truyền và yếu
tố tác động do ngoại cảnh.
2.5.5.1. Giống
Giống là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái, các giống khác nhau cho
năng suất sinh sản khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (1999), lợn Móng Cái, Yorkshire,
Landrace có năng xuất sinh sản rất khác nhau được trình bày ở bảng 7. Khi cho lai các
giống với nhau, con lai từ các tổ hợp lai khác nhau cũng cho khả năng sinh sản khác
nhau và khác với bố mẹ của chúng. Theo Phùng Thị Vân và cs (2001), tổ hợp lai đực

Yorkshire và nái Landrace nâng cao số con sơ sinh còn sống/ổ là 1,03 con; tỉ lệ nuôi
sống đến cai sữa là 3,52%, trọng lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi 10,0 kg/con so với
lợn nái Landrace phối thuần. Tuy nhiên, ở tổ hợp lai giữa con đực Landrace với nái
Yorkshire không làm tăng số con sơ sinh còn sống/ổ, nhưng tăng tỉ lệ nuôi sống lợn
con đến cai sữa là 1,61%, trọng lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi tăng khoảng 0,4 kg
so với lợn nái Yorkshire phối thuần.
Bảng 7. Năng suất sinh sản của một số giống lợn nuôi tại Việt Nam
Đặc diểm
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày)
Số con đẻ ra còn sống (con)
Số con cai sữa (con)
Trọng lượng trung bình lợn con sơ
sinh (kg)
Trọng lượng trung bình lợn con cai
sữa (kg)

Móng Cái
472,3 x 5,9
196,2 x 0,9
10,6 x 0,06
7,6 x 0,04
0,58 x 0,01

Yorkshire
`8,5 x 27,8
179 x 7,0
9,8 x 0,3
8,2 x 0,3
1,2 x 0,04


Landrace
409,3 x 44,1
178,4 x 10,4
9,9 x 0,5
8,2 x 0,5
1,2 x 0,06

6,3 x 0,03

8,1 x 0,3

8,2 x 0,5

2.5.5.2. Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu


Sau thời kỳ sinh trưởng, lợn bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là thành thục về tính.
Đối với con cái, con vật động dục và rụng trứng đầu tiên. Ngược lại ở con đực biểu
hiện bằng sự xuất hiện của tinh trùng tự do ở ống sinh tinh và dịch hoàn phụ. Ở giai
đoạn này dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ quan sinh dục đực phát triển, gia
súc có những ham muốn sinh dục và phản xạ tính xuất hiện. Sự thành thục về tính
thường xảy ra sớm hơn so với sự thành thục về thể vóc. Sau một thời kỳ sinh trưởng
và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật mới đạt tới độ thành thục về thể
vóc, lúc này cơ thể mới phát triển hoàn thiện. Khi cơ thể mẹ chưa thành thục về thể
vóc, nếu cho phối giống lứa đầu sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát
triển của cơ thể mẹ và của bào thai. Kết quả là con mẹ yếu, tuổi sử dụng sẽ giảm, nguy
cơ đẻ khó dễ xảy ra do xương chậu con mẹ chưa phát triển hồn chỉnh, con con có
kích thước nhỏ, trọng lượng thấp và sức khỏe yếu (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện,
1992). Do vậy, phối giống chỉ nên thực hiện khi lợn cái hậu bị đã thành thục về thể

vóc.
Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như giống, phương
thức nuôi, ... Lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với lợn ngoại. Lợn Ỉ,
Móng cái có tuổi thành thục về tính ở giai đoạn 5 – 8 tháng tuổi, trong khi đối với lợn
cái ngoại là 6 – 7 tháng tuối. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt sẽ có thời gian thành thục về
tính chậm hơn lợn cái hậu bị nuôi thả. Trong giai đoạn hậu bị, đối với lợn nội 4 tháng
tuổi và lợn ngoại 5 tháng tuổi, nếu cho tiếp xúc với lợn đực sẽ thúc đẩy lợn cái hậu bị
động dục sớm hơn (Nguyễn Thiện và cs, 1998).
Trọng lượng của lợn cái hậu bị cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu lợn quá
béo sẽ làm hạn chế quá trình rụng trứng, làm giảm số lợn con/lứa. Vì vậy, ở lợn cái
hậu bị ngoại giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi phải cho ăn hạn chế để đến khi phối giống
(khoảng 7,5 – 8 tháng tuổi) trọng lượng lợn đạt khoảng 100 kg (Nguyễn Thiện và cs,
1998).
2.5.5.3. Thứ tự các lứa đẻ
Khả năng sản xuất của lợn nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Lợn
hậu bị, ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp, sau đó từ lứa thứ 2 trở đi số lượng
con trên ổ tăng dần lên cho đến lứa thứ sáu, thứ bảy thì bắt đầu giảm dần (Nguyễn
Thiện và cs, 1998). Theo Vũ Ngọc Sơn và cs (2010), trên đối tượng lợn Ỉ, lứa 1 trung
bình có 6,5 con, lứa 2 là 8,9. Đối với lợn Lũng Pù, lứa 1 đẻ trung bình 5,7 con, trong
khi lứa 2 là 6,7 con. Theo Nguyễn Văn Nhiệm và cs (2002), các tính trạng số con/ổ và
trọng lượng lợn con/ổ tăng dần từ lứa thứ 2, tăng nhanh từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 7 và
sau đó giảm dần từ lứa thứ 8. Do vậy trong chăn nuôi, để tăng năng suất sinh sản
người ta thường chú trọng giữ vững số lượng con/ổ ở các lứa thứ sáu trở đi bằng các
kỹ thuật chăn nuôi, điều này sẽ có lợi hơn là loại thải chúng để thay thế bằng đàn nái
hậu bị khác.
2.5.5.4. Phối giống cho lợn nái
Để tăng năng suất sinh sản cho lợn nái cần thực hiện tốt một số kỹ thuật quan trọng
như xác định thời điểm phối tinh thích hợp, nguyên tắc là phối vào thời điểm nào để
xác suất tinh trùng gặp được tế bào trứng nhiều nhất. Do đó, lợn nái khi đến tuổi phối
giống, người chăn nuôi phải tăng cường theo dõi để chọn thời điểm thụ tinh thích hợp.

Thời gian động dục của lợn nái được chia làm 3 giai đoạn là trước chịu đực, chịu đực
và sau chịu đực. Sau khi phối tinh được 15 phút, tinh trùng vận động đến tử cung lợn
cái, sau 1 – 2 giờ tinh trùng sẽ vận động đến nơi thụ tinh thích hợp. Số tinh trùng cần
cho một lần phối tinh để có tỉ lệ thụ thai cao là 3 tỉ. Sau khi xuất hiện triệu chứng động
dục đầu tiên (khoảng 40 – 48 giờ), tế bào trứng bắt đầu rụng, lúc này lợn nái biểu hiện


×