Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 11, ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 131 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

“THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THÍ
NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 11,BAN NÂNG
CAO THEO HƢỚNG PHÁT HUY NĂNG
LỰC THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH”
Chuyên ngành: Sƣ phạm Hóa học

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:Lâm Thị Mỹ Đẹp

TS. Bùi Phƣơng Thanh Huấn

Mã số sinh viên:2111808
Lớp : Sƣ phạm Hóa học K37

CẦN THƠ – 2015


Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
---------Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, sự giúp đỡ nhiệt tình,
sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và bạn bè. Nhờ vậy, luận văn hoàn thành đúng thời
hạn. Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến :
- TS. Bùi Phƣơng Thanh Huấn – Phó trƣởng Bộ môn Sƣ phạm Hóa học – Khoa Sƣ


phạm – Trƣờng Đại học Cần Thơ – GV hƣớng dẫn thực hiện đề tài luận văn, thầy
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Cô Liêu Ngọc Nhã Khanh – GVHD Thực tập Sƣ phạm môn Hóa học năm học
2014 – 2015 trƣờng THPT Nguyễn Việt Hồng – Tp. Cần Thơ, cô đã giúp đỡ tôi
trong quá trình làm luận văn, đóng góp những ý kiến quí báu để luận văn hoàn thiện
hơn, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra lấy ý kiến giáo viên.
- Thầy Trần Văn Vũ, cô Nguyễn Thị Thanh Lý– GV trƣờng THPT Nguyễn Việt
Hồng – Tp. Cần Thơ đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu, chân thành để luận văn
hoàn thiện hơn.
- Quí thầy cô trong Bộ môn Sƣ phạm Hóa học – Khoa Sƣ phạm – Trƣờng Đại học
Cần Thơ đã truyền thụ kiến thức và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận
văn.
- Các bạn trong lớp Sƣ phạm Hóa học K37 đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
thực hiện đề tài luận văn này.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả ngƣời thân
trong gia đình và bạn bè khác trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày…..tháng…..năm 2015
Sinh viên:Lâm Thị Mỹ Đẹp

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

i

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
---------…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................


GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

ii

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------Cán bộ phản biện: cô Nguyễn Thị Thu Thủy


Nhận xét về hình thức của luận văn

Về bố cục, Luận văn tốt nghiệp với đề tài:“Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm Hóa
học lớp 11 ban nâng cao theo hƣớng phát huy năng lực thực hành của học
sinh” gồm 36 trang đánh máy, đƣợc chia thành các phần nhƣ sau:
 Mở dầu 1-4
 Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 5-40
 Chƣơng 2: Thực nghiệm 41-113
 Kết luận và kiến nghị trang 114
 Tài liệu tham khảo 115-116
Nhìn chung, luận văn trình bày sạch, đẹp.


Nhận xét về nội dung của luận văn

Các công việc và nội dung đã đạt đƣợc
Trong đề tài tác giả đã tập trung vào các nội dung chính:

-

Soạn đƣợc giáo án của 7 bài Thực hành hóa học lớp 11 ban nâng cao

-

Đánh giá những ƣu nhƣợc điểm của giáo án đã soạn dựa trên ý kiến của ba GV

trƣờng THPT Nguyễn Việt Hồng – Thành phố Cần Thơ. Công cụ đánh giá là phiếu
thăm dò.
Điểm đề nghị: 9,0 (chín)

Cần Thơ, ngày… tháng 5 năm 2015
GV phản biện

Nguyễn Thị Thu Thủy

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

iii

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................

…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………..........................................................................................

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

iv


SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
---------LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ..........................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xvii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN ..............................xviii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN ........................................... xx
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... xxi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................. 1
3.1

Khách thể nghiên cứu: ................................................................................. 1

3.2

Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................. 2

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 2
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 2
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2

7. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................... 2
7.1

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 2

7.2

Phƣơng tiện nghiên cứu ............................................................................... 3

PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 5
1.1 QUÁ TRÌNH DẠY HỌC HÓA HỌC[2] ................................................................. 5
1.1.1 Quá trình dạy học ...................................................................................... 5
1.1.2 Các thành tố của quá trình dạy học hóa học ............................................... 5
1.2 PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ................................................................................. 6
GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

v

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
1.2.1 Các khái niệm ........................................................................................... 6
1.2.2. Đặc trƣng riêng của PPDHHH.................................................................. 6
1.2.3. Hệ thống các PPDHHH[3] ......................................................................... 6
1.2.3.1. Các phƣơng pháp dùng lời ................................................................. 7
1.2.3.1.1. Phƣơng pháp diễn giảng ............................................................... 7
1.2.3.1.2 Phƣơng pháp đàm thoại ................................................................ 8
1.2.3.1.3. Phƣơng pháp giải thích và kể chuyện ........................................... 9

1.2.3.2. Phƣơng pháp tự học ........................................................................... 9
1.2.3.3. Phƣơng pháp thảo luận nhóm ........................................................... 10
1.2.3.4. Phƣơng pháp dạy học- khám phá..................................................... 10
1.2.3.5. Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá các kết quả học tập hóa học.... 11
1.2.3.5.1. Kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra miệng) ............................................ 12
1.2.3.5.2. Kiểm tra viết ............................................................................. 12
1.2.3.5.3 Phƣơng pháp trắc nghiệm ........................................................... 12
1.3 PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ............................................................ 13
1.3.1

Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT[4] .......................... 13

1.3.2

Thực trạng về PPDH ở nƣớc ta ........................................................... 15

1..3.2.1 Thực trạng về tình hình sử dụng các PPDH môn hóa học của GV ở
các trƣờng THPT[3] ....................................................................................... 15
1.3.2.2 Thực trạng về tình hình học tập môn hóa học của HS ở trƣờng phổ
thông[3] ......................................................................................................... 15
1.3.3

PPDH tích cực là gì? ........................................................................... 16

Thế nào là tính tích cực học tập ?[15] ............................................................. 16
PPDH tích cực[15] .......................................................................................... 17
1.3.4

Các dấu hiệu đặc trƣng của PPDH tích cực[3] ...................................... 18


Dạy học thông qua các hoạt động học tập của HS ......................................... 18
Dạy học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học ......................................... 18
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò......................................... 19
1.3.5

Một số PPDH tích cực ........................................................................ 19

1.3.5.1 Phƣơng pháp Algorit [3] ..................................................................... 24
GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

vi

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
1.3.5.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm [16] ....................................................... 25
1.3.6

Đổi mới PPDH[6]................................................................................. 27

1.3.6.1 Mục đích của việc đổi mới PPDH ..................................................... 27
1.3.6.2 Đổi mới PPDHHH ............................................................................ 28
1.3.6.3 Làm thế nào để dạy tốt môn hóa học ?[8] ............................................ 32
1.4 PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC HÓA HỌC ............................................................ 33

1.5

1.4.1


Khái niệm phƣơng tiện dạy học .......................................................... 33

1.4.2

Vai trò của phƣơng tiện dạy học trong dạy học hóa học ...................... 33

1.4.3

Các loại phƣơng tiện dạy học trong dạy học hóa học .......................... 33

1.4.4

Yêu cầu đối với phƣơng tiện dạy học .................................................. 34

1.4.5

Nguyên tắc sử dụng phƣơng tiện dạy học............................................ 34

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HS CÓ THỂ HỌC TẬP SÁNG TẠO . 34

1.6THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ................................................................................... 34
1.6.1.Khái niệm ................................................................................................... 34
1.6.2.Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ................................................. 35
1.6.2.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học .................................. 35
1.6.2.2 Các loại thí nghiệm hóa học .............................................................. 35
1.6.2.3 Thí nghiệm thực hành hóa học .......................................................... 36
1.7 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC ................................ 37
1.7.1 Vai trò của thực hành đối với HS bậc THPT ............................................... 37
1.7.2 Thực trạng về thực hành thí nghiệm hóa học THPT và các giải pháp cải tiến
thực trạng ............................................................................................................ 37

1.7.3 Những yêu cầu cần thiết cho việc dạy thực hành hóa học có hiệu quả......... 38
1.7.4 Qui trình cho một bài thí nghiệm ................................................................ 39
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM ................................................................................. 41
2.1 THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM LỚP 11, BAN
NÂNG CAO[1], [5], [7], [10], [11], [14] .................................................................................. 41
Bài thực hành số 1: .................................................................................................... 41
TÍNH AXIT- BAZƠ. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC
CHẤT ĐIỆN LY ....................................................................................................... 41
GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

vii

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

Bài thực hành số 2: .................................................................................................... 51
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO. PHÂN BIỆT MỘT SỐ
LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC .................................................................................. 51
Bài thực hành số 3 ..................................................................................................... 63
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH. ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN ................. 63
Bài thực hành số 4: .................................................................................................... 71
TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON KHÔNG NO.................................................. 71
Bài thực hành số 5: TÍNH CHẤT MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠ ........................ 81
Bài thực hành số 6: .................................................................................................... 89
TÍNH CHẤT CỦA MỘT VÀI DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL VÀ PHENOL .... 89
Bài thực hành số 7 : TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC ..... 101
2.2 ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN GIÁO ÁN DẠY HỌC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM LỚP
11, BAN NÂNG CAO ............................................................................................. 108

2.2.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................... 108
2.2.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM ........................................................... 108
2.2.3 ĐỐI TƢỢNG THỰC NGHIỆM ......................................................... 108
2.2.4 MÔ TẢ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................ 108
2.2.5 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM . 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 115
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 117

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

viii

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
---------Hình 1.1. Sơ đồ tích cực học tập........................................................................................... 17
Hình 1.2. Nguyên tắc xây dựng Grap nội dung dạy học ........................................................ 23
Hình 2.1.1 Đo độ pH của dung dịch HCl .............................................................................. 44
Hình 2.1.2 Đo độ pH của các dung dịch NH4Cl, CH3COONa, NaOH ................................... 44
Hình 2.1.3 Phản ứng trao đổi ion giữa Na2CO3 và CaCl2 ...................................................... 45
Hình 2.1.4 Phản ứng giữa CaCO3 và dung dịch HCl............................................................ 46
Hình 2.1.5 Phản ứng trao đổi ion giữa NaOH và HCl ........................................................... 47
Hình 2.1.6 Phản ứng điều chế kết tủa Zn(OH)2..................................................................... 48
Hình 2.1.7 Phản ứng thể hiện tính lƣỡng tính của Zn(OH)2 .................................................. 49
Hình 2.2.1 Phản ứng thể hiện tính chất của NH3 ................................................................... 53
Hình 2.2.2 Phản ứng thể hiện tính oxi hóa của HNO3 đặc..................................................... 55

Hình 2.2.3 Phản ứng tính oxi hóa của HNO3 loãng ............................................................... 56
Hình 2.2.4 Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy........................................................ 57
Hình 2.2.5 Thí nghiệm nhận biết phân đạm amonisunfat ...................................................... 59
Hình 2.2.6 Thí nghiệm nhận biết phân kali clorua và supephotphat kép ................................ 60
Hình 2.3.1 Xác định sự có mặt của C,H trong hợp chất hữu cơ ............................................. 65
Hình 2.3.2 Điều chế và thử tính chất metan .......................................................................... 68
Hình 2.4.1 Điều chế và thử tính chất của etilen .................................................................... 73
Hình 2.4.2 Điều chế và thử tính chất của axetilen ................................................................. 76
Hình 2.4.3 Phản ứng của tecpen (dầu thông) với nƣớc brom................................................. 78
Hình 2.4.4 Phản ứng của tecpen (cà chua) với nƣớc brom .................................................... 79
Hình 2.5.1 Tính chất của benzen .......................................................................................... 83
Hình 2.5.2 Tính chất của toluen............................................................................................ 85
Hình 2.6.1 Phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen ................................................................. 91
Hình 2.6.2 Tác dụng của glixerol với đồng (II) hiđroxit........................................................ 93
Hình 2.6.3 Tác dụng của phenol với brom ............................................................................ 95
Hình 2.6.4 Phân biệt etanol, glixerol và phenol .................................................................... 98

Hình 2.7.1 Phản ứng tráng gƣơng..................................................................................... 103

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

ix

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
---------Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa PPDH cổ truyền và PPDH tích cực .................. 29

Bảng 1.2. Sự phát triển mô hình dạy học.................................................................... 31

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

x

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
----------

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

PPDHHH

Phƣơng pháp dạy học Hóa học


TN

Thí nghiệm

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

GDPT

Giáo dục phổ thông

PTHH

Phƣơng trình Hóa học

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

xi

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

TÓM TẮT LUẬN VĂN

---------Thực hành giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc giảng dạy và nghiên cứu Hóa
học. Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành không chỉ giúp ngƣời học nắm bắt
kiến thức một cách chính xác mà còn rèn luyện đƣợc tính thận trọng, phát huy tính
sáng tạo và kĩ năng thực hành của học sinh. Đề tài “ Thiết kế giáo án dạy học thí
nghiệmHóa học lớp 11 ban nâng cao theo hƣớng phát huy năng lực thực hành
của học sinh” đã thiết kế 7 giáo án, cụ thể nhƣ sau:
Giáo án bài 1: Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Giáo án bài 2: Tính chất một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân
bón hóa học.
Giáo án bài 3: Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan.
Giáo án bài 4: Tính chất của hiđrocacbon không no.
Giáo án bài 5: Tính chất của một số hiđrocacbon thơm.
Giáo án bài 6: Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol
Giáo án Bài 7: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic.
Các giáo án đƣợc thiết kế 1 cách khoa học, mỗi thí nghiệm GV đều đặt ra nhiều câu
hỏi nhằm tạo sự hứng thú, tìm tòi khám phá của HS trong lúc thực hành. Nhằm phát
huy đƣợc năng lực thực hành của HS. Đề tài đƣợc GV ở Trƣờng phổ thông đánh giá
cao. Vì thế, những giáo án này có thể giảng dạy tốt các bài thí nghiệm thực hành ban
nâng cao ở chƣơng trình phổ thông.

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

xii

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu của giáo dục cũng cần đƣợc thay đổi để
đào tạo những con ngƣời thích ứng với xã hội phát triển, với bản thân ngƣời học.
Trong mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học đã có điểm mới là tập trung hơn
nữa vào việc hình thành năng lực cho học sinh đó là: năng lực nhận thức, năng lực
hành động, năng lực thích ứng với điều kiện xã hội.
Trong mục tiêu của môn hóa học đã xác định rõ: “ Ngoài những kiến thức, kĩ năng
hóa học cơ bản học sinh phải đạt đƣợc, cần chú ý hơn nhiều tới việc hình thành các kĩ
năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học hóa học nhƣ: quan
sát, phân loại, thu thập thông tin, dự đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề,
tiến hành thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp…để học sinh có thể tự phát hiện và giải
quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học.
Vì vậy, thí nghiệm do học sinh tự làm khi nghiên cứu tài liệu mới đóng vai trò to
lớn trong dạy học hóa học. Qua việc tiến hành thí nghiệm giúp học sinh hình thành hệ
thống kiến thức mới, có cách tƣ duy hợp lí, rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và làm việc
phát triển các kĩ năng kĩ xảo làm thí nghiệm. Để kích thích đƣợc khả năng thực hành
thí nghiệm của học sinh buộc giáo viên phải có giáo án thực hành thí nghiệm một cách
hoàn thiện. Xuất phát từ lí do trên ngƣời nghiên cứu đã chọn đề tài “ Thiết kế giáo án
dạy học thí nghiệm hóa học lớp 11 ban nâng cao theo hƣớng phát huy năng lực
thực hành của học sinh”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cƣ́u thiế t kế mô ̣t số giáo án da ̣y ho ̣c thí nghiê ̣m thƣ̣c hành môn Hóa ho ̣c , lớp 11
ban Nâng cao nhằ m phát huy năng lƣ̣c thƣ̣c hành của ho ̣c sinh, góp phần nâng cao chất
lƣơ ̣ng da ̣y ho ̣c môn Hóa ho ̣c ở trƣờng THPT.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trƣờng THPT
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Thí nghiệm thực hành hóa học lớp 11, ban nâng cao.
GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn


1

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần nâng cao tính chủ động, tích cực của học
sinh từ đó nâng cao chất lƣợng dạy và học, đáp ứng đƣợc định hƣớng đổi mới phƣơng
pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu cơ sở lí luận về thí nghiệm hóa học ở trƣờng THPT.
 Nghiên cứu thực trạng dạy và học các bài thực hành thí nghiệm ở trƣờng THPT
hiện nay.
 Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm nhƣ Chemwin, Chemlad, Chemsketch,
ChemOffice….
 Xây dựng, thiết kế 7 giáo án dạy học thí nghiêm lớp 11, ban nâng cao kết hợp
sử dụng các phần mềm mô tả thí nghiệm.
 Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra, đánh giá chất lƣợng và khả năng
chủ động tiến hành thí nghiệm của học sinh.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chƣơng trình hóa học lớp 11, ban nâng cao.
7. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết.
 Các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học môn hóa học.
 Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học Hóa học.
 Cơ sở lí luận về thí nghiệm hóa học.

 Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa Hóa học lớp 11, ban nâng cao.
 Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm nhƣ Chemwin, Chemlad, Chemsketch,
ChemOffice….
 Nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra, tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên dạy hóa ở trƣờng
THPT về nội dung, kiến thức và kĩ năng sử dụng các thí nghiệm hóa học.

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

2

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
7.2 Phƣơng tiện nghiên cứu
 Các tài liệu sách báo, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.
 Máy tính, phần mềm nhƣ Chemwin, Chemlad, Chemsketch, ChemOffice….
 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất cần thiết
 Phiếu điều tra.
8.

CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Giai đoạn

1.

Công việc


Thời gian thực hiện

Nhận đề tài, tham khảo tài liệu liên quan

Lúc nhận đề tài đến

và xây dựng đề cƣơng chi tiết.

đầu tháng 8/2014

Nắm vững chƣơng trình sách giáo khoa
lớp 11, đặc biệt là những bài thực hành thí
2.

nghiệm - ban nâng cao. Nghiên cứu cách

Từ giữa tháng 8 đến

sử dụng các phần mềm nhƣ Chemwin,

tháng 12/2014

Chemlad, Chemsketch, ChemOffice…
Đặt vấn đề về những hiện tƣợng, tính
chất,… của các phản ứng hóa học chƣơng

3.

trình lớp 11, ban nâng cao. Sau đó, thực


Từ tháng 12/2014 đến

hành làm thí nghiệm thử và giải đáp những

tháng 01/2015.

vấn đề đã đặt ra trƣớc đó.
Xây dựng các hình vẽ mô tả thí nghiệm
bằng các phần mềm đã nghiên cứu.

Tiến hành viết luận văn bƣớc đầu

Từ tháng 01/2015 đến
tháng 02/2015.

4.

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

3

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.

Từ giữa tháng 02/2015
đến giữa tháng


5.

04/2015

Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm.

6.

Hoàn thiện luận văn và nộp cho GVHD

Từ tháng 4 đến tháng

đóng góp ý kiến, sửa chữa để hoàn thành

5/2013

tốtbài luận văn.
Nộp luận văn và báo cáo trƣớc hội đồng
phản biện.

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

4

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1
1.1.1

QUÁ TRÌNH DẠY HỌC HÓA HỌC[2]
Quá trình dạy học

Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn bao gồm môn học, việc dạy và việc học.
- Môn học: là nội dung của việc dạy học.
- Việc dạy: là toàn bộ hoạt động của GV trong quá trình dạy học nhằm làm cho HS
nắm vững kiến thức và kĩ năng, trên cơ sở đó phát triển ở HS những kĩ năng nhận
thức, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, tình cảm, thái độ.
- Việc học: Là hoạt động của HS dƣới sự chỉ đạo của GV nhằm nắm vững kiến thức,
kĩ năng, phát triển những năng lực nhận thức, hình thành quan điểm duy vật biện
chứng, đạo đức, nhân cách.
1.1.2

Các thành tố của quá trình dạy học hóa học

- Mục tiêu dạy học: là những gì HS cần đạt đƣợc sau khi học xong một bài, một
chƣơng hoặc một môn học về kiến thức, kĩ năng và tình cảm – thái độ.
- Nội dung dạy học: là nội dung tài liệu giáo khoa quy định trong bài học, bao gồm
các kiến thức lí thuyết về hóa học nằm trong hệ thống kiến thức về thế giới tự
nhiện, các kĩ năng, kĩ xảo hóa học cần rèn luyện, các kinh nghiệm hoạt động sáng
tạo trong hóa học cần truyền lại, những quy phạm về đạo đức để hình thành nhân
cách, thế giới quan.
- Phƣơng pháp dạy học: là cách thức hoạt động của GV trong việc tổ chức, chỉ đạo
các hoạt động học tập nhằm giúp HS chủ động khám phá kiến thức để đạy đƣợc các
mục tiêu dạy học.
- Phƣơng tiện dạy học: là tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc GV sử dụng để

điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Đối với HS, đó là nguồn tri thức phong
phú, sinh động, là phƣơng tiện giúp HS lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
- Tổ chức dạy học: có hai hình thức là dạy học nội khóa và dạy học ngoại khóa.
- Đánh giá kết quả dạy học: là giai đọan kết thúc của một quá trình dạy học, đảm
nhận ba chức năng: đánh giá, phát hiện lệch lạc, điều chỉnh.

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

5

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
1.2 PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.2.1 Các khái niệm

-

Phƣơng pháp dạy học[9]

PPDH là hình thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất dƣới sự
chỉ đạo của thầy nhằm làm trò tự giác tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập.
- Phƣơng pháp dạy học hóa học[3]
“PPDHHH có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa GV và HS,
trong đó thống nhất sự điều khiển của GV với sự bị điều khiển – tự điều khiển của HS,
nhằm làm cho HS chiếm lĩnh khái niệm hóa học”.
1.2.2. Đặc trƣng riêng của PPDHHH
-


Những đặc trƣng của phƣơng pháp nhận thức hóa học phải đƣợc phản ánh vào

trong PPDH hóa học. Đó là phải kết hợp thống nhất phƣơng pháp thực nghiêm – thực
hành với tƣ duy khái niệm, đó cũng là phƣơng pháp học tập có lập luận, trên cơ sở TN
trực quan. Định luật tổng quát của nhận thức về mối quan hệ nhân quả giữa cấu tạo và
tính chất của chất phải đƣợc sử dụng nhƣ một PPDH cơ bản trong môn hóa học.
-

Học tập môn hóa học đòi hỏi HS một trình độ phát triển nhất định về tƣ duy trừu

tƣợng, kĩ năng sử dụng mô hình, phƣơng pháp mô hình hóa. Nguyên nhân là do đối
tƣợng của hóa học là chất – cấu tạo bởi những phần tử vi mô ( phân tử, nguyên tử, ion,
hạt nhân nguyên tử, electron…), không quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng. Chúng tƣơng
ứng với những khái niệm trừu tƣợng cần đƣợc HS lĩnh hội vững chắc. Bên cạnh đó,
diễn biến của các cơ chế phản ứng hóa học cũng đều ở kích thƣớc vi mô nhƣng lại là
những kiến thức cơ bản về hóa học mà HS phải lĩnh hội. Vì vậy, PPDH hóa học gắn
liền với cách học bằng mô hình cụ thể, dựa vào các dấu hiệu bề ngoài của hiện tƣợng
hóa học để suy ra bản chất hóa học của đối tƣợng nghiên cứu.
1.2.3. Hệ thống các PPDHHH[3]
Trong quá trình dạy học không ai chỉ sử dụng một PPDH mà các PPDH đƣợc sử dụng
phối hợp xen kẻ nhau tạo nên sự hoàn chỉnh về các phƣơng pháp tác động đến HS bởi
vì “ Không có một phƣơng pháp tối ƣu nào dạy khoa học cho tất cả HS”. Cho nên việc
gọi tên chính xác một PPDH chỉ mang tính chất tƣơng đối.

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

6

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp



Luận văn tốt nghiệp
Dựa vào phƣơng tiện sử dụng chức năng của PPDH, các PPDH chủ yếu hiện nay đƣợc
phân thành các nhóm sau:
1.2.3.1. Các phƣơng pháp dùng lời
Đây là PPDH sử dụng lời nói và chữ viết để tác động đến HS. Sự tạo thành các biểu
tƣợng và hình thành các khái niệm trong dạy học hóa học có thể chỉ thuần túy thông
qua việc mô tả bằng lời.
1.2.3.1.1. Phương pháp diễn giảng
-

Phƣơng pháp diễn giảng cũ: là phƣơng pháp GV trình bài đơn thuần bài giảng.

GV làm việc là chính, HS thụ động tiếp thu bài.
-

Phƣơng pháp diễn giảng mới: GV dùng lời trình bài nội dung bài học một cách có

hệ thống và lập luận chặt chẽ, kết hợp với việc đặt những câu hỏi thích hợp để khuyến
khích sự học tập của HS. Bên cạnh đó, GV còn bổ sung những tƣ liệu chƣa có trong
SGK và sử dụng các phƣơng tiện trực quan thích hợp giúp HS tiếp thu bài hiệu quả.
HS tích cực tham gia vào quá trình dạy học, nghe giảng, trả lời các câu hỏi, có thể hỏi
và đƣa ra nhận xét riêng của mình. Không khí lớp sing động.
-

Các bƣớc tiến hành:

+ Đặt vấn đề: giới thiệu hấp dẫn vấn đề nhằm lôi cuốn HS tập trung vào học tập ( có
thể đi từ thực tế vào bài giảng khi giới thiệu bài).
+ Phát biểu vấn đề: có thể phát biểu vấn đề bằng cách nối kiến thức mới với kiến thức

đã học hoặc cung cấp cho HS khung sƣờn của bài mới.
+ Trình bày vấn đề: GV dùng lời trình bày bài giảng, kết hợp đặt các câu hỏi nêu vấn
đề để khuyến khích sự học tập của HS. GV sử dụng thêm các phƣơng tiện trực quan
thích hợp (bảng viết, thí nghiệm hóa học, tranh, mẫu vật,…) nhằm làm tăng sức thuyết
phục và giúp HS nhớ lâu. Chú ý phân chia thời gian diễn giảng hợp lí.
+ Kết thúc bài: tiến hành tái hiện nội dung chính để đi đến kết luận tổng quát chung
cho toàn bài.
-

Ƣu điểm của phƣơng pháp: phƣơng pháp diễn giảng dẫn dắt HS tìm hiểu kiến

thức mới một cách có hệ thống, thông qua các bƣớc học cụ thể, giúp HS thấy đƣợc cả
mục đích và kết quả của từng bƣớc. Với một thời gian ngắn, GV có thể trình bày các
bài giảng có khối lƣợng kiến thức lớn cho nhiều ngƣời nghe. GV có thể bổ sung một

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

7

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
số tƣ liệu không có trong SGK khiến bài giảng sinh động. Lời nói của GV có thể gây
những cảm xúc mạnh mẽ và tao ấn tƣợng sâu sắc cho HS.
-

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp: HS dễ rơi vào tình trạng thụ động ít có cơ hội

trình bài ý kiến, dựa dẫm vào sự cung cấp kiến thức của GV, thụ động tiếp thu, không

tích cực nghiên cứu. Bên cạnh đó, với phƣơng pháp này, GV phải chuẩn bị công phu,
gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian trong việc lựa chon các phƣơng tiện trực quan để
phối hợp với lời giảng.
1.2.3.1.2 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại ( vấn đáp) là phƣơng pháp trao đổi giữa GV và HS, trong đó GV nêu ra câu
hỏi còn HS quan sát, phán đoán…cùng với vốn kiến thức sẵn có để trả lời. Các câu hỏi
đƣợc sắp xếp theo một chủ đề, từ dễ đến khó, từ đơn giản đế phức tạp. Câu trả lời đúng
có thể do một hoặc nhiều HS đóng góp.
-

Có hai hình thức đàm thoại chính:
+ Đàm thoại tái hiện: phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng khi ôn tập hoặc để

HS nhớ lại kiến thức cũ có liên quan tới bài mới. GV đặt câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ
lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Để ôn tập có hiệu
quả, GV phải soạn hệ thống câu hỏi sắp xếp hợp lý, vừa giúp HS nhớ lại kiến thức,
đồng thời giúp HS thấy đƣợc mối quan hệ giữa các bài riêng lẻ với trọng tâm của
chƣơng hay mảng kiến thức lớn. Số lƣợng câu hỏi, mức độ khó dễ và trật tự sắp xếp
của các câu hỏi rất quan trọng trong sự thành công của phần ôn tập.
+ Đàm thoại phát hiện (ơrixtic): Kiến thức cần truyền đạt là một vấn đề lớn
đƣợc chia ra thành nhiều vấn đề nhỏ dƣới dạng các câu hỏi. GV nêu hệ thống các câu
hỏi dẫn dắt có liên quan chặt chẽ với nhau, HS quan sát và dựa trên kiến thức chủ đạo
để phân tích, phán đoán để đi đến kết luận và lĩnh hội kiến thức mới. Trong hóa học,
phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng để giảng các bài về chất cụ thể, nhất là phần tính
chất hóa học, điều chế, ứng dụng.
-

Ƣu điểm của phƣơng pháp: phƣơng pháp đàm thoại kích thích tƣ duy tích cực

của HS phát triển, rèn luyện cho HS khả năng diễn đạt bằng lời, sự nhanh trí và óc

sáng tạo, giúp HS hiểu rõ bài và tạo không khí lớp học sinh động. Bên cạnh đó, GV có

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

8

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
thể thu đƣợc tín hiệu ngƣợc từ HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học một
cách hiệu quả, nhanh chóng.
-

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này: Quá trình dạy học tốn nhiều thời gian hơn

so với phƣơng pháp diễn giảng vì GV cần phân tích kỹ từng vấn đề học tập, chuẩn bị
hệ thống các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học và trình độ nhận thức của HS. Nếu
không khéo điều khiển, quá trình đàm thoại có thể thất bại và biến thành cuộc đối thoại
tay đôi giữa GV và một vài HS.
1.2.3.1.3. Phương pháp giải thích và kể chuyện
-

Phƣơng pháp giải thích là phƣơng pháp GV dùng lời để giải cặn kẽ cho HS hiểu

một thuật ngữ mới lạ, một hiện tƣợng hay nguyên tắc hoạt động của một dụng
cụ,…Đây chỉ là phƣơng pháp phụ, thƣờng đƣợc dùng kết hợp với các phƣơng pháp
khác.
-


Phƣơng pháp kể chuyện là phƣơng pháp GV dùng lời kể một câu chuyện nhằm

lôi cuốn, dẫn dắt HS đi đến nội dung kiến thức cần truyền đạt. Phƣơng pháp này
thƣờng đƣợc dùng kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ diễn giảng, đàm
thoại,…Câu chuyện phải ngắn gọn và có liên quan đến bài giảng.
1.2.3.2. Phƣơng pháp tự học
-

Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ

năng thực hành.
-

HS có thể thu thập kiến thức từ các nguồn: SGK và các loại sách khác, báo và

tạp chí, máy tính và các phƣơng tiện truyền thông, ngay cả những kinh nghiệm trong
cuộc sống.
-

Có ba hình thức tự học: Tự học có hƣớng dẫn, tự học từ xa và tự học không có

hƣớng dẫn. Trong đó, hình thức học không có hƣớng dẫn là hình thức học cao nhất.
-

Ƣu điểm của phƣơng pháp: Phƣơng pháp tự học rèn luyện HS trở thành ngƣời

có tính độc lập, tự tin vào khả năng của mình, từ đó làm nảy sinh tính ham học hỏi và
khả năng sáng tạo, tránh đƣợc sự tụt hậu về kiến thức, khắc phục nghịch lý: tri thức thì
vô hạn mà thời gian học ở nhà trƣờng của mỗi ngƣời thì có hạn. Tự học có ý nghĩa
quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của từng ngƣời.


GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

9

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
-

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp: Phƣơng pháp tự học bị chi phối bởi nhiều yếu tố

nhƣ sự tự ý thức của HS, thời gian, hoàn cảnh xung quanh,...Bên cạnh đó, hiệu quả của
phƣơng pháp không cao.
1.2.3.3. Phƣơng pháp thảo luận nhóm
-

Phƣơng pháp thảo luận nhóm là phƣơng pháp trong đó HS trình bài và thảo

luận những vấn đề liên quan đến bài học dƣới sự điều khiển trực tiếp của GV.
-

Phƣơng pháp thảo luận nhóm là hình thức tự học kết hợp thảo luận vấn đề. GV

chọn vấn đề thảo luận liên quan đến nội dung bài học và phù hợp với khả năng của
HS. HS đƣợc chia thành nhiều nhóm nhỏ và đƣợc giao đề tài để cùng nhau giải quyết
bằng hình thức thảo luận đƣa ra ý kiến chung của cả nhóm.
-


Ƣu điểm của phƣơng pháp: Phát huy tính tích cực của HS. HS học đƣợc cách

suy nghĩ về những vấn đề của môn học, mở rộng đào sâu tri thức, biết cách giải quyết
thắc mắc có liên quan. Bên cạnh đó, rèn luyện cho HS thói quen làm việc tập thể, khắc
phục hạn chế cá nhân. Qua thảo luận nhóm, GV có điều kiện nắm bắt tình trạng kiến
thức của HS, từ đó điều chỉnh uốn nắn kịp thời và tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy
của bản thân.
-

Nhƣợc điểm: Tốn nhiều thời gian và không hiệu quả đối với đối tƣơng HS quen

với cách thụ động. HS không hiểu đƣợc giá trị của thảo luận, sợ bị chỉ trích.
1.2.3.4. Phƣơng pháp dạy học- khám phá
-

PPDH khám phá là phƣơng pháp mà trong đó HS đóng vai trò trung tâm tích

cực hoạt động để đi đến kiến thức cần tiếp thu, GV chỉ đóng vai trò ngƣời hƣớng dẫn
hoặc giúp đỡ, cố vấn.
-

Dạy học – khám phá không những dạy kiến thức mà còn dạy HS con đƣờng đi

đến kiến thức và khám phá ra vấn đề mới. Quá trình khám phá của HS gồm bốn bƣớc:
+ Xác định vấn đề cần khám phá.
+ Vạch kế hoạch khám phá, đề ra giả thuyết, thu thập dữ liệu.
+ Thực hiện kế hoạch.
+ Rút ra kết luận.
-


Có ba mức độ dạy học – khám phá: khám phá có hƣớng dẫn, khám phá có giúp

đỡ và tự do khám phá. GV phải tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích HS tìm tòi.
GV có thể tạo ra tình huống bất ngờ dựa vào mâu thuẫn giữa kiến thức mà HS đã biết
GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

10

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
với kiến thức mới, hay dựa vào thực tế để nêu ra vấn đề mà HS có thể gặp trong cuộc
sống, hoặc đặt câu hỏi có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn, gợi ý tính tò mò thúc đẩy HS
tìm tòi.
-

Ƣu điểm của phƣơng pháp: PPDH – khám phá giúp phát triển trí tuệ của HS,

tạo động lực thúc đẩy HS học tập một cách tự giác. Kiến thức đƣợc HS hiểu một cách
cặn kẽ sẽ có độ bền kiến thức cao. Toàn bộ quá trình dạy học đều hƣớng vào nhu cầu,
khả năng và hứng thú của HS ( ngƣời học là trung tâm). Phƣơng pháp này góp phần
làm tăng tính tự tin và phát triển nhiều khả năng: tổ chức, giao tiếp, phát hiện vấn đề,
vạch kế hoạch,… cho HS, tránh đƣợc các hiện tƣơng nhƣ học vẹt, phụ thuộc vào tài
liệu, chấp nhận kết quả mà không suy xét,…
-

Nhƣợc điểm: Để sử dụng phƣơng pháp, cần có đủ cơ sở vật chất: phòng học,

dụng cụ, hóa chất, tài liệu tham khảo,…phải rèn luyện cho HS khả năng khám phá từ

thấp đến cao, tốn nhiều thời gian thực hiện. Với lớp có số lƣợng HS đông mà số GV
đảm nhận ít thì việc sử dụng phƣơng pháp này gặp nhiều khó khăn. Không sử dụng
phƣơng pháp này đối với những vấn đề quá phức tạp và trừu tƣợng.
1.2.3.5. Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá các kết quả học tập hóa học
-

Các tiêu chí của kiểm tra - đánh giá:
+ Tính toàn diện: đánh giá toàn diện các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái

độ, hành vi của HS.
+

Độ tin cậy: tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng

trong đánh giá phản ánh đƣợc chất lƣợng thật của HS và các cơ sở giáo dục.
+ Tính khả thi: nội dung, hình thức, phƣơng tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải
phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặt biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng
môn học.
+ Tính phân hóa: phân loại đƣợc chính xác trình độ, năng lực của HS. Dải phân
hóa càng rộng càng tốt.
+ Tính hiệu quả cao: đánh giá đƣợc tất cả lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo
dục, thực hiện các mục tiêu đề ra, tác động tích cực vào quá trình dạy học hóa học.
-

Có nhiều phƣơng pháp đánh giá trong dạy học. Tùy thuộc vào nội dung và mục

tiêu đánh giá mà lựa chọn phƣơng pháp đánh giá cho phù hợp. Không có phƣơng pháp

GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn


11

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp


Luận văn tốt nghiệp
nào là tối ƣu cho tất cả các mục tiêu nên cần có sự linh hoạt khi áp dụng các phƣơng
pháp.
1.2.3.5.1. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
Thƣờng tiến hành vào đầu tiết học, vừa có tác dụng củng cố và làm chính xác kiến

-

thức, vừa làm “cầu nối” cho bài học mới và rèn luyện khả năng trình bày bằng lời
sao cho ngắn gọn, dễ hiểu trƣớc đông ngƣời.
Với hình thức kiểm tra này, GV phải đƣa ra câu hỏi chính xác, rõ ràng, phù hợp và

-

tạo điều kiện thuận lợi cho HS trả lời. Đối với HS nhút nhát, GV cần khuyến khích
để các em tự tin hơn.
Tùy theo bài mới và nội dung cần kiểm tra mà GV sử dụng thời gian cho hợp lý.

-

Bên cạnh đó, việc cho điểm phải công bằng, tránh thiên vị, không cho điểm “rộng”
quá hay “chặt” quá.
1.2.3.5.2. Kiểm tra viết
-


Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra phổ biến, đƣợc sử dụng đồng thời với nhiều

HS ở cùng một thời điểm, thƣờng đƣợc sử dụng sau khi học xong một phần của
chƣơng, một chƣơng hay nhiều chƣơng. Nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề
lớn có tính chất tổng hợp đến vấn đề nhỏ. HS phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ
viết.
-

Phƣơng pháp tự luận: bao gồm:

+ Kiểm tra 10 -15 phút: đƣợc tiến hành đầu hay cuối tiết học và không báo trƣớc,
dùng thay cho kiểm tra miệng.
+ Kiểm tra một tiết: thƣờng đƣợc tiến hành theo một chƣơng và chỉ thực hiện cho các
chƣơng đầu và giữa học kỳ. Mỗi đề kiểm tra có nhiều loại câu hỏi khác nhau ( tái hiện,
vận dụng, viết và cân bằng phản ứng,…) và một hoặc hai bài toán.
+ Kiểm tra chất lƣợng, thi học kỳ và tốt nghiệp phổ thông: là hình thức kiểm tra nhằm
nắm tình hình chung và đánh giá kết quả học tập, phải có thời gian thích hợp để HS ôn
tập.
1.2.3.5.3 Phương pháp trắc nghiệm
-

Kiểm tra theo phƣơng pháp này thời gian thƣờng là ngắn và số lƣợng câu hỏi

nhiều hơn hẳn so với kiểm tra tự luận.
GVHD: TS Bùi Phƣơng Thanh Huấn

12

SVTH: Lâm Thị Mỹ Đẹp



×