Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy học các yếu tố hình học toán lớp 4 (sử dụng phần mềm imindmap 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM TOÁN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY
TRONG VIỆC DẠY HỌC
CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TOÁN LỚP 4
(Sử dụng phần mềm Imindmap 5)

Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS.TS: Nguyễn Phú Lộc

Sinh viên thực hiện:
Tên: Trần Thị Kiều Tiên
MSSV: 1110335
Lớp: SP. Tiểu học K37

Cần Thơ – 04/2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tôi đã gặp không
ít khó khăn, vƣớng mắc nhƣng nhờ sự nổ lực của bản thân
cũng nhƣ sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô cùng với
sự ủng hộ của gia đình và bạn bè, tôi đã hoàn thành đề tài
luận văn của mình. Vì thế cho nên:
- Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến


trƣờng Đại học Cần Thơ, Quý thầy cô Khoa Sƣ phạm đã
tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện tốt bài Luận văn của
mình.
- Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến Giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS
Nguyễn Phú Lộc đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian làm luận văn từ những bƣớc đi đầu tiên xây dựng ý
tƣởng nghiên cứu đề tài, cũng nhƣ trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Thầy đã luôn ủng hộ,
động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ba mẹ, anh trai của tôi,
những ngƣời thân yêu trong gia đình đã luôn ở bên cạnh
tôi, động viên, ủng hộ để tôi có thể vững tâm hoàn thành
luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn đến cô hƣớng dẫn thực tập
Nguyễn Thị Hồng Thu cùng tập thể học sinh lớp 4A2
Trƣờng tiểu học Trần Quốc Toản đã hỗ trợ tôi tiến hành
phần thực nghiệm luận văn này.
- Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn
trong lớp Giáo dục tiểu học khóa 37 đã luôn ủng hộ và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trong việc nghiên cứu tài liệu và hoàn thành luận văn,
mặc dù tôi đã rất cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi
những sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
của Thầy, Cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................2
7. Các bƣớc thực hiện đề tài .................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƠ ĐỒ TƢ DUY..............................................4
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................4
1.1.1. Quá trình dạy học ....................................................................................4
1.1.2. Phƣơng pháp dạy học ..............................................................................7
1.1.3. Phƣơng tiện dạy học................................................................................9
1.2. Sơ đồ tƣ duy ................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................11
1.2.2. Ý nghĩa của sơ đồ tƣ duy trong dạy học ...............................................12
1.2.3. Phân loại sơ đồ tƣ duy...........................................................................13
1.2.4. Một số phần mềm xây dựng sơ đồ tƣ duy.............................................14
Chƣơng 2: PHẦN MỀM IMINDMAP 5 ...............................................................17
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng sơ đồ tƣ duy .................................17


2.2. Qui trình xây dựng sơ đồ tƣ duy trên máy tính ...........................................17
2.3. Xây dựng sơ đồ tƣ duy với phần mềm Imindmap5. ....................................19
2.3.1. Download và cài đặt phần mềm. ...........................................................20
2.3.2. Khởi động phần mềm và các thanh công cụ .........................................20

2.3.3. Các bƣớc vẽ một sơ đồ tƣ duy bằng phần mềm Imindmap 5. ..............24
2.3.4. Chọn phong cách thiết kế (styles) cho sơ đồ ........................................31
2.3.5. Xuất sơ đồ tƣ duy ra file ảnh.................................................................32
Chƣơng 3: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƢ DUY HỖ TRỢ CHO VIỆC DẠY CÁC YẾU
TỐ HÌNH HỌC TOÁN 4 ......................................................................................33
3.1. Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học Toán 4 .............................................33
3.2. Vị trí, vai trò của các yếu tố hình học trong Toán 4 ....................................33
3.3. Sơ đồ tƣ duy hỗ trợ dạy học các yếu tố hình học Toán 4 ............................34
3.3.1. Bài: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt ..............................................................35
3.3.2. Bài: Hai đƣờng thẳng vuông góc ..........................................................37
3.3.3. Bài: Hai đƣờng thẳng song song ...........................................................39
3.3.4. Bài: Vẽ hai đƣờng thẳng vuông góc .....................................................42
3.3.5. Bài: Vẽ hai đƣờng thẳng song song ......................................................44
3.3.6. Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật ..........................................................45
3.3.7. Bài: Thực hành vẽ hình vuông ..............................................................46
3.3.8. Giới thiệu hình bình hành .....................................................................50
3.3.9. Giới thiệu hình thoi ...............................................................................52
Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................53
4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................54
4.2. Thời gian, địa điểm, đối tƣợng thực nghiệm ...............................................54
4.3. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................54


4.3.1. Các bƣớc thực nghiệm ..........................................................................54
4.3.2. Nội dung giảng dạy cụ thể ....................................................................54
4.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................56
4.4.1. Bƣớc đầu tập luyện cho học sinh làm quen với sơ đồ tƣ duy ...............56
4.4.2. Hƣớng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ tƣ duy về hình thoi ............................66
4.4.3. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh ..........................................................74
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 77

1. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................77
2. Một số đề xuất ................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 79


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên giữ vai trò chủ đạo
trong hoạt động dạy - học, đặc biệt là trong việc truyền thụ kiến thức. Giáo viên
trang bị đầy đủ kiến thức là điều kiện cần thiết, nhƣng sử dụng phƣơng pháp dạy
hợp lí cũng là một điều không kém phần quan trọng trong việc dạy học.
Ở lứa tuổi tiểu học, trí nhớ trực quan - hình tƣợng đƣợc phát triển hơn trí nhớ
từ ngữ - logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tƣợng cụ thể
nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Vì thế, giáo
viên phải cải tiến phƣơng pháp dạy học nhằm giúp học sinh có hứng thú trong học
tập. Giáo viên cần hƣớng dẫn các em các thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho
các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học để các em ghi nhớ, khắc sâu
kiến thức, làm chủ kiến thức mình đã học, tránh ghi nhớ máy móc, học vẹt,… Chính
vì vậy, tôi nhận thấy sử dụng sơ đồ tƣ duy để dạy học là một phƣơng pháp hợp lí và
có hiệu quả đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là dạy học các yếu tố hình học ở
Toán lớp 4. Trong Toán lớp 4, học sinh vừa mới làm quen với các đặc điểm, tính
chất về các hình, nên việc có một phƣơng pháp học tập hợp lí và có hiệu quả là điều
cần thiết cho các em.
Sơ đồ tƣ duy rất dễ nhìn, dễ viết, kích thích hứng thú học tập và khả năng
sáng tạo cho học sinh, phát huy tối đa tiềm năng của bộ não, nó rèn luyện cách xác
định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Bên cạnh đó, sử dụng sơ đồ
tƣ duy trong việc dạy các yếu tố Hình học giúp các em tránh nhầm lẫn giữa các
hình.
Từ những lí do trên, tôi thực hiện đề tài “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY

TRONG VIỆC DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TOÁN LỚP 4”. Tôi
hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh biết cách sử dụng sơ
đồ tƣ duy trong học tập để việc học có hiệu quả hơn. Đồng thời, có thể giúp học
sinh phát triển tƣ duy sáng tạo, nhớ nhanh, khắc sâu những kiến thức đã học, tích
cực học tập và phát triển tính thẩm mĩ cho các em. Bên cạnh đó, giúp giáo viên có
một phƣơng pháp dạy học mới tích cực hơn.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm:
- Biết đƣợc khả năng sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy các yếu tố hình học Toán lớp
4. Từ đó, phát huy những ƣu điểm và khắc phục những hạn chế khi sử dụng phƣơng
pháp này trong việc dạy và học.
- Góp phần vào việc hình thành cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng
của ngƣời lao động nhƣ: làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
- Giúp học sinh từng bƣớc hình thành, rèn luyện thói quen tƣ duy độc lập, sáng tạo,
tránh học tập máy móc, rập khuôn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tâm lý, lý luận dạy học, lý thuyết về sự phát triển tƣ
duy, lý thuyết về sơ đồ tƣ duy hỗ trợ dạy học.
- Tìm hiểu về các yếu tố hình học trong sách giáo khoa Toán lớp 4.
- Tìm hiểu phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tƣ duy.
- Thiết kế sơ đồ tƣ duy hỗ trợ dạy học các yếu tố hình học trong sách giáo khoa
Toán 4.
- Kiểm nghiệm khả năng vận dụng sơ đồ tƣ duy vào dạy các yếu tố hình học Toán
lớp 4.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong việc dạy học các yếu tố hình học Toán lớp 4.

- Hoạt động giảng dạy và học tập nội dung: sử dụng sơ đồ tƣ duy trong trƣờng tiểu
học.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chƣơng trình Toán lớp 4.
- Phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học hình học Toán 4.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tâm lí, lý luận dạy
học, lý thuyết về sơ đồ tƣ duy và lý thuyết về phần mềm vẽ sơ đồ tƣ duy.
- Phân tích một số nội dung kiến thức liên quan đến các yếu tố hình học trong sách
giáo khoa Toán 4.

2


- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tế: Phƣơng pháp điều tra, thống kê số liệu, phân tích
và tổng hợp kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Đến trƣờng tiểu học để tìm hiểu thực tế và kiểm tra
tính khả thi của việc sử dụng sơ đồ tƣ duy vào dạy các yếu tố hình học Toán lớp 4.
7. Các bƣớc thực hiện đề tài
- Chọn đề tài và lập đề cƣơng;
- Nghiên cứu lí thuyết;
- Nghiên cứu phần mềm ImindMap 5;
- Tiến hành thiết kế sơ đồ tƣ duy cho một số nội dung liên quan đến các yếu tố hình
học trong sách giáo khoa Toán 4;
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm;
- Viết luận văn, chỉnh sửa, bổ sung.
8. Cấu trúc luận văn
Gồm 3 phần:
 Phần mở đầu
 Phần nội dung: gồm 4 chƣơng

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về sơ đồ tƣ duy
Chƣơng 2: Phần mềm IMindMap 5
Chƣơng 3: Thiết kế sơ đồ tƣ duy hỗ trợ cho việc dạy các yếu tố hình học Toán
lớp 4
Chƣơng 4: Thực nghiệm sƣ phạm
 Phần kết luận

3


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƠ ĐỒ TƢ DUY
1.1. Cơ sở lý luận
(Tài liệu tham khảo lấy từ nguồn [6])
1.1.1. Quá trình dạy học
1.1.1.1. Khái niệm quá trình dạy học:
Theo quan điểm của Vƣgotxky L.X (1896 – 1934) và nhiều nhà giáo dục
đƣơng thời, dạy học là quá trình tƣơng tác giữa hoạt động dạy của giáo viên (GV)
và hoạt động học của học sinh (HS). Muốn dạy tốt, hoạt động dạy của GV chỉ nên
giữ vai trò chủ đạo, hƣớng dẫn. Muốn học tốt HS phải tuân theo sự lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển của GV, đồng thời phải chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá
trình học tập của bản thân.
Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009), quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành
động dạy, hành động của ngƣời dạy và ngƣời học đan xen và tƣơng tác với nhau
trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy
học.
Tóm lại, quá trình dạy học có thể hiểu là quá trình hoạt động phối hợp
giữa GV và HS; trong đó, hoạt động của GV đóng vai trò chủ đạo, hoạt động của
HS đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học.
1.1.1.2. Bản chất của quá trình dạy học

Quá trình dạy học chính là quá trình nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào não ngƣời. Đó là sự phản ánh tâm lý của con ngƣời bắt
đầu từ cảm giác. Sự học tập của HS cũng là quá trình phản ánh nhƣ vậy. Sự phản
ánh đó là sự phản ánh đi trƣớc, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính
chất cải tạo đó là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động nhƣ chiếc gƣơng
mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi ngƣời nhƣ qua tri thức,
kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó có tính
tích cực thể hiện ở chỗ nó đƣợc thực hiện trong tiến trình phân tích – tổng hợp của
não ngƣời và có tính lựa chọn. Trong vô số những sự vật và quá trình của hiện thực

4


khách quan, chủ thể tích cực lựa chọn những cái trở thành đối tƣợng phản ánh của
họ.
Vì vậy, với tƣ cách là chủ thể có ý thức, HS có khả năng phản ánh khách
quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung HS có khả năng
phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn về hình
thức, mỗi HS có phƣơng pháp phản ánh riêng của mình.
Quá trình học tập của HS cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của
V.I.Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến
thực tiễn, đó là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện
thực khách quan”. Xét toàn bộ quá trình nhận thức chung của loài ngƣời cũng nhƣ
của HS đều thể hiện theo công thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ theo
điểm xuất phát trong quá trình nhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tƣợng và từ
trừu tƣợng đến cụ thể, từ đơn nhất đến khái quát và từ khái quát đến đơn nhất.
Hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học đƣợc sự lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển của GV với những điều kiện sƣ phạm nhất định nên nó có tính độc
đáo, thể hiện nhƣ sau:
- Quá trình nhận thức của HS không diễn ra theo con đƣờng mò mẫm, thử và

sai nhƣ quá trình nhận thức chung của loài ngƣời mà diễn ra theo con đƣờng đã
đƣợc khám phá, đƣợc những nhà xây dựng nội dung dạy học và ngƣời GV gia công
vào.
- Quá trình nhận thức của HS không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân
loại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức đƣợc
chỉ là mới đối với họ mà thôi.
- Trong một thời gian tƣơng đối ngắn, HS có thể lĩnh hội một khối lƣợng tri
thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong quá trình học tập của HS phải
củng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng
thành tài sản riêng của bản thân họ.
Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá trình
nhận thức của HS để tránh sự đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài ngƣời
với quá trình nhận thức của ngƣời HS. Song cũng không vì quá coi trọng tính độc

5


đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức tới việc tổ chức cho HS dần dần tìm hiểu và
tham gia các hoạt động khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho
sự khai thác tri thức để tham gia nghiên cứu khoa học trong tƣơng lai.
Nói tóm lại, bản chất của quá trình dạy học chính là quá trình nhận thức
độc đáo của HS.
1.1.1.3. Đặc điểm của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình tƣơng tác giữa con ngƣời với nhau (GV và HS)
chịu tác động của vô số các điều kiện ảnh hƣởng nhƣ kinh tế, chính trị, tâm lý, xã
hội, khoa học kỹ thuật,...Cho nên việc xem xét bản chất của quá trình dạy học cần
có cái nhìn tổng quát. Quá trình dạy học có những bản chất sau đây:
- Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sƣ phạm tổng thể. Quá
trình sƣ phạm tổng thể thƣờng gồm hai quá trình bộ phận: quá trình dạy học và quá
trình giáo dục. Trong đó, quá trình dạy học là bộ phận chính, nó hình thành và phát

triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho HS.
- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức, thông qua hoạt động học
- một hoạt động nhận thức độc đáo của HS, làm cho HS lĩnh hội đƣợc những kinh
nghiệm xã hội mà loài ngƣời đã tích lũy đƣợc.
- Quá trình dạy học là một quá trình tâm lý. Quá trình dạy học không chỉ
bao gồm các quá trình mang tính nhận thức mà còn có sự giao tiếp giữa GV với HS,
HS với HS. Trong học tập HS tiếp thu không chỉ bằng tƣ duy mà còn bằng cảm xúc.
Sự chú ý, say mê, xúc động đều chiếm ít nhất một nửa những điều kiện của nhận
thức. Giao tiếp trong quá trình dạy học có ảnh hƣởng rất mạnh đến động cơ học tập,
tới sự hình thành thái độ học tập của HS.
- Quá trình dạy học là một quá trình xã hội, nghĩa là có sự tƣơng tác giữa
ngƣời với ngƣời, ngƣời với xã hội bao hàm tổ, nhóm, lớp HS, tập thể sƣ phạm, xã
hội trong trƣờng, xã hội ngoài trƣờng, thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại
khóa.
- Quá trình dạy học là một quá trình HS vừa là chủ thể vừa là khách thể.
Hoạt động mang tính khách thể của HS là hoạt động diễn ra dƣới sự hƣớng dẫn, tổ

6


chức, kiểm tra và giám sát của GV. Hoạt động mang tính chủ thể của HS là sự chủ
động, tự giác, tích cực tham gia vào quá trình dạy học.
- Quá trình dạy học là một quá trình động vừa mang tính ổn định, vừa
mang tính bất ổn định. Mang tính ổn định vì GV và HS dạy và học theo một kế
hoạch có mục đích, có phƣơng pháp rõ ràng. Mang tính bất ổn định vì con ngƣời
hoạt động không chỉ theo kiến thức, kỹ năng và mong muốn của mình mà còn theo
những điều kiện nội tâm cũng nhƣ ngoại cảnh tác động.
1.1.2. Phương pháp dạy học
1.1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ “phƣơng pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: “Metodos”, có nghĩa là

con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tƣợng. Vấn đề phƣơng pháp
đƣợc đề cập sớm và khá nhiều trong triết học.
Phƣơng pháp dạy học không phải là một thực thể độc lập, vì mục tiêu tự thân,
mà chỉ là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù: hoạt động dạy học. Vì
vậy, khái niệm chung nhất về phương pháp dạy học là những con đường, cách
thức tiến hành hoạt động dạy học.
Lý luận dạy học hiện đại cho rằng phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách
thức hoạt động phối hợp của GV và HS đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học;
trong đó cách thức hoạt động của GV đóng vai trò chủ đạo, cách thức hoạt động của
HS đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học.
1.1.2.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học
- Dạy học là quá trình hoạt động tƣơng tác của hai chủ thể GV và HS, nhƣ
vậy, phƣơng pháp dạy học bao gồm phƣơng pháp giảng dạy của GV và phƣơng
pháp học tập của HS. Hai hệ thống phƣơng pháp này phối hợp với nhau để cùng
thực hiện một mục tiêu chung đó là giúp HS nắm vững kiến thức hình thành kỹ
năng và thái độ.
- Phƣơng pháp giảng dạy của GV giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều
khiển và hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập của HS để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.

7


- Phƣơng pháp học tập của HS là phƣơng pháp nhận thức và rèn luyện thực
hành để tự phát triển theo mục tiêu giáo dục. Phƣơng pháp học tập của HS một mặt
tuân thủ sự hƣớng dẫn của phƣơng pháp giảng dạy, mặt khác lại phải phát huy tính
tích cực, sáng tạo của riêng mình.
- Phƣơng pháp dạy học rất đa dạng: mỗi cấp học, mỗi ngành học, mỗi môn
học, mỗi bài học thậm chí mỗi đơn vị kiến thức, mỗi loại kỹ năng có những phƣơng
pháp dạy và học đặc thù. Một bài học cần sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy học.

- Phƣơng pháp dạy học hiện đại nhấn mạnh tới việc GV phải thực hiện
nguyên tắc phát huy vai trò chủ động của HS, sử dụng phƣơng pháp tích cực lấy HS
làm trung tâm.
- Phƣơng pháp dạy học hiện đại nhấn mạnh tới việc khai thác tiềm năng trí
tuệ của tập thể HS. Biến tập thể lớp học thành môi trƣờng tƣơng tác sƣ phạm, HS
vừa hợp tác vừa tranh đua, vừa cố gắng vƣơn lên tự khẳng định mình.
- Phƣơng pháp dạy học hiện đại yêu cầu nhà trƣờng phải đƣợc trang bị các
phƣơng tiện kĩ thuật đồng bộ phục vụ cho học tập, nghiên cứu và thực hành, đặc
biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.
1.1.2.3. Phân loại phương pháp dạy học
Có nhiều cách phân loại phƣơng pháp dạy học khác nhau dựa trên nhiều căn
cứ khác nhau, khiến cho phƣơng pháp dạy học vô cùng phong phú và đa dạng. Có
thể kể ra một số hệ thống phân loại phƣơng pháp dạy học nhƣ: hệ thống phân loại
phƣơng pháp dạy học của Lecne I.Ia, của Babanxki Iu.K,...10
Tuy nhiên, dựa vào phƣơng tiện sử dụng và chức năng của phƣơng pháp dạy
học, các phƣơng pháp dạy học đang đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay thƣờng đƣợc
phân thành các nhóm phƣơng pháp:
- Nhóm phƣơng pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ nói: phƣơng pháp thuyết
trình, phƣơng pháp vấn đáp.
- Nhóm các phƣơng pháp dạy học trực quan.
- Nhóm các phƣơng pháp dạy học thực tiễn.
- Nhóm các phƣơng pháp dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của HS.

8


Ngoài ra, còn có các phƣơng pháp dạy học mới nhƣ: phƣơng pháp dạy học
angorit, phƣơng pháp dạy học chƣơng trình hóa, phƣơng pháp dạy học nêu vấn
đề,...

1.1.3. Phương tiện dạy học
1.1.3.1. Khái niệm phương tiện dạy học
Có nhiều quan niệm về phƣơng tiện dạy học. Bùi Thị Mùi (2006) cho rằng:
“Phƣơng tiện dạy học là một tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc GV sử dụng
với tƣ cách là những phƣơng tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Đối
với HS phƣơng tiện dạy học là nguồn tri thức phong phú, đa dạng, sinh động là
phƣơng tiện để giúp các em lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo”.
Phƣơng tiện dạy học đƣợc hiểu theo 2 nghĩa:
Phương tiện dạy học theo nghĩa rộng: Phƣơng tiện dạy học là toàn bộ các
yếu tố sử dụng vào trong quá trình dạy học nhằm tác động đến sự chuyển biến nội
dung, đạt đƣợc mục tiêu dạy học. Nhƣ vậy, dựa vào định nghĩa trên ta thấy phƣơng
tiện dạy học bao gồm các yếu tố nhƣ các vật liệu dạy học các công cụ dạy học, máy
móc nguyên vật liệu và kể cả kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có của GV và HS cũng
nhƣ kể cả chế độ học tập.
Phương tiện dạy học theo nghĩa hẹp: Phƣơng tiện dạy học là những đối
tƣợng mang nội dung dạy học, đƣợc sử dụng trực tiếp vào quá trình dạy học để
chuyển biến nội dung hƣớng đến mục tiêu dạy học.
Vậy, phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới tham
gia vào quá trình dạy học đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và HS sử
dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Phương tiện dạy học
có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy
và người học đến đối tượng dạy học.
1.1.3.2. Chức năng của phương tiện dạy học
Chức năng trực quan của phương tiện dạy học: Trình bày nội dung là có thể
trình bày cấu tạo chức năng qui trình nào đó của vật thật hoặc quá trình tự nhiên.
Nhƣng những đối tƣợng trình bày có khối lƣợng lớn hoặc nguy hiểm hoặc vì điều
kiện nào đó không thể đƣa vào lớp học đƣợc thì GV dùng các phƣơng tiện khác để

9



trình bày ví dụ nhƣ tranh, ảnh, phim đèn chiếu, phim tinh động - tỉnh. Có trƣờng
hợp nội dung dạy học không phải là một đối tƣợng nhìn thấy sờ thấy đƣợc mà
những câu văn những công thức... Khi đó phƣơng tiện dạy học cũng sẽ làm chức
năng trình bày trực quan nội dung.
Chức năng điều khiển của phương tiện dạy học: Trình bày nội dung không
thì quá trình dạy học đó chƣa gọi là hoàn thiện đƣợc, mà còn phải điều khiển HS
hoạt động học tập nhƣ khơi dậy tính tích cực, gây sự chú ý và tổ chức học tập của
HS. Nhiệm vụ của GV là lựa chọn phƣơng pháp trình bày và mức độ điều khiển nào
cho phù hợp với mục đích dạy học.
Chức năng luyện tập, thí nghiệm: Có một số phƣơng tiện dạy học, HS tƣơng
tác trên phƣơng tiện đó nhƣ làm thí nghiệm, luyện tập. Thông qua đó mà nắm vững
tri thức và kỹ năng, kỹ xảo.
1.1.3.3. Ý nghĩa của phương tiện dạy học
Phƣơng tiện dạy học có nhiều ý nghĩa trong quá trình dạy học. Các phƣơng
tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tƣợng và các quá trình xảy ra trong
thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận trực tiếp đƣợc. Chúng giúp cho GV phát
huy tất cả các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho
HS nhận biết đƣợc quan hệ giữa các hiện tƣợng và tái hiện đƣợc những khái niệm,
quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào
thực tế sản xuất. Phƣơng tiện dạy học có những ý nghĩa chủ yếu nhƣ sau:
- Có thể cung cấp cho HS các kiến thức một cách chính xác. Thông tin HS
thu nhận đƣợc trở nên đáng tin cậy và đƣợc nhớ lâu bền hơn.
- Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy tăng thêm khả năng tiếp
thu những sự vật, hiện tƣợng một cách chắc chắn hơn.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của HS lại nhanh.
- Giải phóng ngƣời thầy giáo khỏi một khối lƣợng lớn các công việc tay chân,
do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lƣợng dạy học.
- Dễ dàng gây đƣợc cảm tình và sự chú ý của HS.


10


- Bằng việc sử dụng phƣơng tiện dạy học, GV có thể kiểm tra một cách
khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng nhƣ sự hình thành kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo ở HS.
Ngày nay, nhiều phƣơng tiện dạy học đã đƣợc sản xuất dƣới hình thức hàng
hóa thƣơng mại, GV có thể dùng trực tiếp hay cải tiến cho phù hợp với nội dung và
phƣơng pháp giảng dạy của mình.
1.1.3.4. Phân loại phương tiện dạy học
Các phƣơng tiện dạy học rất đa dạng. Bất kì cái gì, hiện tƣợng nào cũng trở
thành phƣơng tiện dạy học: một khái niệm khoa học, một kinh nghiệm, một cành
cây, con vật, thƣớc kẻ, viên phấn, bảng, camera, máy tính, máy chiếu,...Vì vậy, việc
phân loại các phƣơng tiện dạy học là rất phức tạp.
Tuy nhiên có thể dựa vào 3 tiêu chí sau để phân loại phƣơng tiện dạy học:
- Nguồn gốc, xuất xứ của sự vật, hiện tƣợng khi trở thành phƣơng tiện dạy
học.
- Chức năng của các phƣơng tiện trong quá trình dạy học.
- Đối tƣợng mà các phƣơng tiện dạy học tác động đến.
1.2. Sơ đồ tƣ duy
(Tài liệu tham khảo lấy từ nguồn [1], [2], [4], [11])
1.2.1. Khái niệm
Theo Tony Buzan – cha đẻ của sơ đồ tƣ duy, thông thƣờng một ngƣời trung
bình chỉ sử dụng chƣa đến 1% năng lực bộ não trong các lĩnh vực sáng tạo, ghi nhớ
và học tập. Vậy thử tƣởng tƣợng xem chúng ta sẽ đạt đƣợc những gì khi sử dụng
20%, 40% thậm chí là 100% tiềm năng của não? Sơ đồ tƣ duy ra đời với mục tiêu
giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não.
Adam Khoo cho rằng: “Sơ đồ tƣ duy là một công cụ ghi chú hiệu quả, vận
dụng đƣợc những từ khóa và những nguyên tắc trí nhớ siêu đẳng, với sơ đồ tƣ duy,
cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của bộ não sẽ đƣợc huy động triệt

để nhằm mang lại hiệu quả tối ƣu nhất.”
Theo Trần Đình Châu (2011): “Sơ đồ tƣ duy là hình thức ghi chép nhằm tìm
tòi đào sâu, mở rộng một ý tƣởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ

11


thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đƣờng nét, màu
sắc, chữ viết”.
Tóm lại, ta có thể hiểu: Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng
màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa sơ đồ là ý tưởng
trung tâm, từ ý tưởng này phát triển ra các nhánh tượng trưng cho những ý
chính (nhánh chính). Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ
để nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được
phân thành những nhánh nhỏ hơn.
1.2.2. Ý nghĩa của sơ đồ tư duy trong dạy học
Lâu nay, ngành giáo dục phải đối mặt với vấn nạn học vẹt - HS chỉ học thuộc
lòng mà không nắm đƣợc ý chính. Nguyên nhân là từ thói quen dạy và học thụ
động, khiến HS chỉ biết tiếp thu kiến thức một chiều mà không chú trọng tự nghiên
cứu tìm tòi, nắm ý chính của bài học. Vì thế, một trong những nội dung của phong
trào thi đua “Trƣờng học thân thiện, HS tích cực” chính là đổi mới phƣơng pháp
dạy học để thay đổi tƣ duy và tăng sự hứng thú của cả GV và HS. Dạy học bằng sơ
đồ tƣ duy chính là một trong những phƣơng pháp dạy học tích cực và sáng tạo. Sơ
đồ tƣ duy góp phần đổi mới phƣơng pháp và có ý nghĩa rất tích cực trong dạy học
đối với cả GV và HS.
Đối với GV, có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy trong quá trình soạn giảng, bố cục
nội dung bài dạy; sơ đồ hoá kiến thức cho từng bài, từng chƣơng, từng phần kiến
thức; hệ thống nội dung ôn tập để HS có cái nhìn tổng quát về kiến thức đã học, từ
đó dễ dàng ôn tập và khắc sâu kiến thức hơn; hệ thống cấu trúc đề kiểm tra nhằm
phân bố lƣợng kiến thức, mức độ kiến thức cần kiểm tra cho hợp lí; phân tích cách

giải các bài tập, đƣa ra những kiến thức chính cần giải bài tập cũng nhƣ các kiến
thức liên quan. Từ đó, đƣa ra các bƣớc giải trình tự và cách trình bày rõ ràng, lập
luận chặt chẽ giúp HS dễ nắm bài....
Đối với HS, sơ đồ tƣ duy càng có ý nghĩa quan trọng hơn:
- Sơ đồ tƣ duy giúp HS học đƣợc phƣơng pháp học: Việc rèn luyện phƣơng
pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn
là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy, một số HS rất chăm chỉ nhƣng vẫn học kém,

12


các em này thƣờng học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trƣớc và
không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học
trƣớc đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng
trên lớp không biết cách tự ghi chép để lƣu thông tin, lƣu kiến thức trọng tâm vào trí
nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tƣ duy trong học tập, HS sẽ học đƣợc
phƣơng pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy.
- Giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ
não của con ngƣời sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ,
tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng sơ đồ tƣ duy giúp HS học
tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
- Việc HS tự vẽ sơ đồ tƣ duy có ƣu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của
các em, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích, các em tự do chọn màu sắc (xanh,
đỏ, vàng, tím,…), đƣờng nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…).
- Sơ đồ tƣ duy giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của sơ đồ tƣ duy
nên ngƣời thiết kế sơ đồ tƣ duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để
ghi lại thông tin cần thiết nhất và logic. Vì vậy, sử dụng sơ đồ tƣ duy sẽ giúp HS
dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.
1.2.3. Phân loại sơ đồ tư duy
Theo Adam Khoo, có ba loại sơ đồ tƣ duy cơ bản nhằm giúp HS sắp xếp kiến

thức và học tập một cách hiệu quả.
a. Sơ đồ tư duy theo đề cương:
Dạng đầu tiên sơ đồ tƣ duy theo đề cƣơng (còn gọi là sơ đồ tƣ duy tổng quát).
Dạng này đƣợc tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách. Dạng này mang lại một cái
nhìn tổng quát về toàn bộ môn học, giúp HS có khái niệm về số lƣợng kiến thức
phải chuẩn bị cho kỳ thi hoặc kiểm tra.
b. Sơ đồ tư duy theo chương:
Đối với các chƣơng ngắn khoảng 10-12 trang, HS có thể tập trung tất cả
thông tin trên một trang sơ đồ tƣ duy. Đối với những chƣơng dài khoảng 20 trang
trở lên, HS có thể cần 2-3 trang sơ đồ tƣ duy.

13


Một điều chú ý đối với dạng sơ đồ tƣ duy này là không nên chỉ lƣu lại những
ý chính mà còn phải thể hiện đầy đủ tất cả các chi tiết hỗ trợ quan trọng khác. HS có
thể kèm thêm các bảng dữ liệu, đồ thị và các loại biểu đồ khác trong sơ đồ tƣ duy
chƣơng nếu cần thiết.
c. Sơ đồ tư duy theo đoạn văn:
Dạng sơ đồ tƣ duy này dùng để tóm tắt một đoạn văn hoặc một trích đoạn
trong sách. Sơ đồ tƣ duy theo đoạn văn giúp HS tiết kiệm thời gian ôn lại những
thông tin cần thiết mà không cần đọc lại đoạn văn đó. HS có thể vẽ những sơ đồ tƣ
duy này lên những nhãn dán nhỏ và đính vào sách giáo khoa.
1.2.4. Một số phần mềm xây dựng sơ đồ tư duy
1.2.4.1. Phần mềm iMindMap
iMindMap là sản phẩm số lấy ý tƣởng từ sơ đồ tƣ duy MindMap nổi tiếng.
Điều đặc biệt ở đây chính là: iMindMap đƣợc đầu tƣ xây dựng và phát triển bởi
chính Tony Buzan – cha đẻ của sơ đồ tƣ duy.
Về các phần phụ trợ, hệ thống icon và image của iMindMap với nhiều biểu
tƣợng và hình ảnh rất sinh động. Ngoài ra, iMindMap cũng hỗ trợ nhiều chức năng

giúp vẽ nhanh hơn, “thực” hơn. Ví dụ: chúng ta có thể dễ dàng dùng chuột uốn éo
các nhánh rất dễ dàng, chữ sẽ uốn éo theo nhánh. IMindMap còn có một video
hƣớng dẫn các thao tác ngay khi chúng ta chạy chƣơng trình lần đầu tiên, đây là một
dạng tutorial giảng giải các bƣớc rất tỉ mỉ (kể cả các phím tắt).
Ưu điểm của iMindMap:
- Có chế độ cho vẽ hình trực tiếp trong phần mềm, đặc biệt là có thể uốn các
đƣờng nối để làm mindmap sinh động theo ý ngƣời dùng.
- Đẹp với hiệu ứng 3D, slide show, sản phẩm làm xong bắt mắt.
Nhược điểm của iMindMap:
- Dung lƣợng cài đặt ban đầu lớn. Xử lý nhiều hiệu ứng nên yêu cầu cấu hình
máy tính của ngƣời dùng phải khá một tí.
- Là một phần mềm có tính phí.
1.2.4.2. Phần mềm FreeMind

14


FreeMind cung cấp đầy đủ các tính năng cần cho việc vẽ sơ đồ tƣ duy.
Chúng ta có thể chọn màu, đặt các biểu tƣợng mang ý nghĩa nào đó cho từng node
con, đặt các liên kết giữa các node ... Ngoài ra FreeMind còn hỗ trợ phím tắt rất tốt,
chúng ta hoàn toàn có thể vẽ mà không cần dùng chuột (sau khi vẽ xong ta sẽ dùng
chuột để sắp xếp lại các node cho đẹp hơn).
Ưu điểm của FreeMind:
- Nhỏ gọn, nhẹ, đơn giản khi sử dụng.
- Hoàn toàn miễn phí.
Nhược điểm FreeMind:
- Trên máy tính ngƣời dùng cần có Java Runtime Environment 1.4 hay phiên
bản lớn hơn.
- Đồ họa không đƣợc bắt mắt.
1.2.4.3. Phần mềm Mindjet MindManager Pro

Với giao diện đẹp mắt và bóng bẩy nhƣ Office 2007, truy cập nhanh chóng
bằng các phím chức năng, MindManager Pro giúp cho ngƣời dùng giải quyết các
vấn đề phức tạp và cải thiện hơn năng suất. Dễ dàng sử dụng các mẫu sơ đồ, chế độ
xem nhiều sơ đồ, các cảnh báo dự án và công cụ lọc giúp nâng cao các chiến lƣợc,
dự án và kế hoặch quản lý tiến trình. Phát triển nhanh dự án và tối đa hóa năng suất
công việc, MindManager maps có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu, trong đó bao
gồm các ứng dụng sản xuất và giải pháp kinh doanh nhƣ Microsoft Office (Excel,
Word, PowerPoint).
Ưu điểm của Mindjet MindManager Pro:
- Khá nhẹ, chạy nhanh, ít tốn RAM.
- Giao diện rất giống Office 2007.
- Có hệ thống icon và image phong phú và đẹp mắt.
- Xuất ra nhiều định dạng.
Nhược điểm của Mindjet MindManager Pro:
- Các nhánh còn hạn chế độ đậm (tức là nhìn nhánh rất "gầy"), nhìn không tự
nhiên lắm.

15


- Chữ chỉ nằm ngang, không "uốn éo" đƣợc cùng với hình dạng nhánh nhƣ
một sơ đồ tƣ duy tự nhiên.
- Phần mềm có thu phí.

16


Chƣơng 2: PHẦN MỀM IMINDMAP 5
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng sơ đồ tƣ duy
- Xây dựng sơ đồ tƣ duy nhằm trang bị cho GV một công cụ làm phƣơng tiện

dạy học tích cực.
- Sơ đồ tƣ duy cũng là phƣơng tiện dạy học thiết yếu nhất của phƣơng pháp
dạy học bằng sơ đồ tƣ duy.
- Xây dựng sơ đồ tƣ duy giúp GV nắm vững các bƣớc, nội dung của sơ đồ tƣ
duy giúp cho việc giảng dạy đƣợc hoàn thiện hơn.
- Với HS, xây dựng sơ đồ tƣ duy giúp các em phát huy tính sáng tạo và tự tin
hơn khi trình bày về sơ đồ tƣ duy do mình tự xây dựng.
2.2. Qui trình xây dựng sơ đồ tƣ duy trên máy tính
(Tài liệu tham khảo lấy từ nguồn [2], [4])
Dù xây dựng sơ đồ tƣ duy trên giấy, poster hay máy tính cũng đòi hỏi ngƣời
làm phải đi theo một quy trình nhất định và đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Dƣới
đây là quy trình xây dựng một sơ đồ tƣ duy hoàn chỉnh của Tony Buzan và Adam
Khoo Yean Ann.
Theo Tony Buzan, có 7 bƣớc để tạo nên một sơ đồ tƣ duy. Bao gồm:
- Vẽ chủ đề ở trung tâm, bắt đầu từ trung tâm sẽ giúp bộ não chúng ta có
đƣợc sự tự do, chủ động, phóng khoáng hơn và tự nhiên hơn.
- Sử dụng một hình ảnh minh họa cho ý tưởng trung tâm. Một hình ảnh ở
trung tâm giúp ta tập trung vào những điểm quan trọng và làm bộ não phấn chấn
hơn.
- Sử dụng màu sắc, vì màu sắc cũng kích thích não nhƣ hình ảnh.
- Nối các nhánh chính đến các hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai,
cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai,... Bộ não làm việc bằng sự liên tƣởng, nếu nối
các nhánh với nhau ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ một cách dễ dàng hơn.
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn đƣờng thẳng vì các đƣờng thẳng làm cho não
cảm thấy buồn tẻ. Trong khi các đƣờng cong giống nhƣ các nhánh cây sẽ lôi cuốn
và thu hút đƣợc sụ chú ý của mắt, của não.

17



- Sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng bởi các từ khóa mang lại cho sơ đồ tƣ
duy nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao hơn.
- Dùng những hình ảnh xuyên suốt, giống nhƣ hình ảnh ở trung tâm, mỗi
hình ảnh có giá trị của một ngàn từ.
Theo Adam Khoo, có 4 bƣớc để vẽ đƣợc một sơ đồ tƣ duy. Bao gồm:
- Vẽ chủ đề ở trung tâm;
- Vẽ thêm các tiêu đề phụ;
- Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ;
- Có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng
nhƣ giúp lƣu chúng vào trí nhớ tốt hơn.
Nhìn chung, cả hai tác giả trên đều hƣớng dẫn chúng ta cách để tạo một sơ
đồ tƣ duy khá chi tiết. Tổng hợp hai quan điểm trên, ta có thể tạo nên một sơ đồ tƣ
duy theo các bƣớc sau:
Bước 1. Xác định từ khóa
Nhƣ đã nói, sơ đồ tƣ duy đƣợc tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word)
nên tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian. Chỉ với những từ khóa là ta đã có thể nắm
bắt đƣợc hết nội dung của tất cả những điều mà ta muốn ghi nhớ.
Theo cách viết truyền thống và cách học nhƣ từ trƣớc đến giờ thì ta sẽ phải
học thuộc lòng đoạn văn đó hoặc đọc đi đọc lại để nhớ đƣợc hết thông tin mà nó
truyền đạt. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều từ không cần thiết, nếu ta loại bỏ những
từ đó đi và chỉ đọc từ khóa thôi ta cũng dễ dàng nắm đƣợc ý chính mà tiết kiệm
đƣợc thời gian.
Do đó, bƣớc đầu tiên ta nên tự tập cho mình thói quen chỉ chú ý đến từ khóa,
ghi nhớ từ khóa là đủ để ta nắm bắt đƣợc toàn bộ nội dung cần thiết.
Bước 2. Vẽ chủ đề ở trung tâm
- Cần vẽ chủ đề ở chính giữa, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung
quanh chủ đề.
- Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc, chủ đề trung tâm có thể là chữ
hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt.


18


- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, nên vẽ
chủ đề to.
Bước 3. Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
- Tiêu đề phụ nên đƣợc viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh để làm nổi
bật.
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên đƣợc vẽ theo hƣớng chéo góc chứ không nằm ngang, nhƣ
vậy nhiều nhánh phụ khác có thể đƣợc vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4. Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,...
- Ở bƣớc này, ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào
nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
- Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đƣờng thẳng, nhƣ thế sẽ làm cho sơ đồ tƣ
duy của ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa.
Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác đƣợc nối thêm vào các từ
khóa sẵn có một cách dễ dàng.
- Hãy dùng những biểu tƣợng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời
gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5. Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bƣớc này, nên để trí tƣởng tƣợng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm
nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng nhƣ lƣu chúng vào
trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con ngƣời có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn
chữ viết. Cứ vẽ theo những gì mình nghĩ, những gì mình liên tƣởng, đôi khi càng
hài hƣớc càng giúp ta nhớ chúng đƣợc lâu hơn.
2.3. Xây dựng sơ đồ tƣ duy với phần mềm Imindmap5.
(Tài liệu tham khảo lấy từ nguồn [13], [14])

Nhƣ đã giới thiệu ở chƣơng 1, Imindmap là một trong số những phần mềm
vẽ sơ đồ tƣ duy tốt nhất hiện nay, phần mềm đƣợc phát triển bởi chính Tony Buzan

19


– cha đẻ của sơ đồ tƣ duy. Ở phần này, tôi sẽ hƣớng dẫn từng bƣớc thao tác để vẽ
một sơ đồ tƣ duy hoàn chỉnh bằng phần mềm Imindmap5.
2.3.1. Download và cài đặt phần mềm.
Ta có thể truy cập vào trang web: www.thinkbuzan.com, vào mục Products
để tiến hành download. Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết, ta có thể download
bản dùng thử trong 7 ngày hoặc mua bản quyền phần mềm tại trang chủ. Sau khi tải
file cài đặt về ta click đúp chuột trái vào file và tiến hành cài đặt bình thƣờng.
2.3.2. Khởi động phần mềm và các thanh công cụ
- Click đúp chuột vào biểu tƣợng chƣơng trình iMindMap trên màn hình
desktop hoặc vào menu Start/All Programs/iMindMap 5.

- Các thanh công cụ cơ bản củaImindmap 5 bao gồm:

20


×