1
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh ho¸
Trêng thpt ®«ng s¬n i
Sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy chương
“ Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – Sinh học 12
để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy
Họ và tên: Nguyễn thị Hiền
Tổ: Hóa – Sinh
Trường THPT Đông Sơn 1
Tháng 5 năm 2012
2
I. Đặt vấn đề:
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở
rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề … bằng cách kết hợp việc sử
dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế bản đồ tư duy theo mạch tư
duy của mỗi người không yêu cầu chi tiết, tỉ lệ khắt khe như bản đồ địa lí, mỗi người thiết kế một kiểu khác
nhau dùng màu sắc, hình ảnh, cụm từ khác nhau để diễn tả cùng một nội dung do đó bản đồ tư duy phát huy
tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Ưu điểm của bản đồ tư duy:
+ Dễ nhìn, dễ viết.
+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Phát huy tối đa khả năng ghi nhớ của học sinh.
+ Rèn luyện tư duy logic, khái quát hóa cho học sinh…
Với những ưu điểm đó, tôi đã kết hợp việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Sinh học, cụ thể là
chương II: “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền ’’ - sinh học 12 .
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng : “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền ’’ nằm trong chương trình
sinh học 12- khối học cuối cấp với nhiều môn học có khối lượng kiến thức lớn nên thời gian học sinh dành
cho môn học không nhiều; mặt khác với thời lượng 45’ trên lớp để học sinh hiểu bài, dễ nhớ và vận dụng
làm bài tập thì thời gian trên lớp là không đủ.
Để giải quyết vấn đề đặt ra, tôi đã đưa ra phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động dạy- học để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy.
- Giáo viên cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho các em một số bản đồ tư duy (
lập bản đồ, đọc bản đồ…)
- Yêu cầu học sinh về nhà vẽ lại bản đồ tư duy của tiết học theo ý tưởng của mình, chuẩn bị bài mới bằng
cách lập bản đồ tư duy ( học sinh có thể làm cá nhân hoặc theo nhóm).
- Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức dạy - học trên lớp.
- Cuối chương học sinh sử dụng hệ thống bản đồ tư duy để ôn tập, so sánh các quy luật di truyền dễ hiểu, dễ
nhớ.
3
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Hiện nay chúng ta thường ghi chép các thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số…Với cách ghi chép
này chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa bộ não- não trái mà chưa sử dụng các kĩ năng bên nào phải, nơi giúp
chúng ta sử lí thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian… và cách ghi chép thông thường khó nhìn được
tổng thể của vấn đề.
Tony-Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map(bản đồ tư duy). Ông nghiên cứu chuyên
sâu về bộ não, trí nhớ; tìm ra cách xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh giúp bộ não ghi chép các sự kiện một
cách hệ thống gọi là bản đồ tư duy. Đây là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm
tắt ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết. Từ một chủ đề hoặc một nội dung đưa ra các ý lớn thứ nhất, thứ hai, thứ ba…mỗi ý lớn lại
có các ý nhỏ hơn , mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn…các nhánh này như các nhánh của rễ cây.Việc thiết kế bản
đồ tư duy theo mạch tư duy của mỗi người, mỗi người thiết kế một kiểu khác nhau dùng màu sắc, hình ảnh,
cụm từ khác nhau để diễn tả cùng một nội dung do đó bản đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi
người. Bản đồ tư duy gúp:
+ Ghi nhớ tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian.
+ Sáng tạo hơn.
+ Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
+ Phát triển tư duy logic, khái quát hóa…
2. Thực trạng của vấn đề:
Chương II: “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền ’’ – là chương chiếm vị trí quan trọng trong chương
trình sinh học bậc THPT, kiến thức của chương liên quan đến số lượng lớn các câu hỏi, bài tập trong các kì thi
cuối kì, tốt nghiệp THPT, học sinh giỏi, đại học. Bên cạnh đó “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền ’’ còn
gắn liền với thực tiễn như tạo biến dị tổ hợp, phân biệt sớm giới tính của vật nuôi… có ý nghĩa trong sản xuất;
biết được đặc điểm di truyền của một số bệnh di truyền liên kết với giới tính ở người, giải thích sự đa dạng của
sinh giới. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên: “ Tính quy luật của hiện tượng di truyền ’’ nằm trong chương trình
sinh học 12- khối học cuối cấp với nhiều môn học có khối lượng kiến thức lớn nên thời gian học sinh dành cho
môn học không nhiều; mặt khác với thời lượng 45’ trên lớp để học sinh hiểu bài, dễ nhớ và vận dụng làm bài
tập thì thời gian trên lớp là không đủ.
II. Nội dung
4
Mặt khác nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức mà chỉ biết học vẹt, học một cách
máy móc, thuộc nhưng không biết đâu là kiến thức trọng tâm hoặc không biết liên kết các kiến thức có liên
quan với nhau do đó hiệu quả học tập chưa cao.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Với những đặc điểm đã nêu tôi đã kết hợp việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy chương II: “ Tính
quy luật của hiện tượng di truyền ’’ - sinh học 12 .
Mỗi quy luật di truyền đều có các mục tương tự nhau : thí nghiệm, phân tích thí nghiệm, cơ sở tế bào
học, điều kiện nghiệm đúng, ý nghĩa, nên cách học mỗi quy luật di truyền tương tự nhau.
+ Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh cùng xây dựng sơ đồ tư duy cho bài “quy luật phân li’’.
+ Yêu cầu học sinh về nhà vẽ lại sơ đồ tư duy theo cách riêng của mình; chuẩn bị trước bài mới bằng cách
lập bản đồ tư duy.
+ Đến tiết học bài mới học sinh cùng thảo luận trong tổ, nhóm đưa ra bản đồ tư duy của tổ và trình bày trước
lớp - với mỗi nội dung có sự tham gia thảo luận của các học sinh khác trong lớp, ý kiến của giáo viên, học
sinh nhanh chóng hiểu được nội dung của bài, nhớ lâu và có thời gian làm bài tập vận dụng.
+ Đến cuối chương, từ hệ thống bản đồ đã xây dựng, học sinh dễ dàng hệ thống, so sánh các quy luật di
truyền với nhau và lập được bản đồ khái quát nội dung của cả chương.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày hệ thống bản đồ tư duy các quy luật di truyền trong
chương trình sinh học 12.
5
6
7
8
9