Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.03 KB, 55 trang )

TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
CẦNVIÊN
THƠ
NHẬN
XÉT
CỦA
GIÁO
KHỎA LUẬT
Bộ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 31 (2005 - 2009) ’

ĐÈ TÀI:

QUY CHẾ PHÁP LÝ VÈ Cơ CẤU TỔ CHỨC,
QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIÊM HỮU HAN
• •

Gỉáo viên hướng dẫn:
Phạm Mai Phương
Bộ Môn Luật Thương Mại

Sình viên thực hỉện:
Phan Thị Kim Tuyền
MSSV: 5055004
Lóp: Thương mại 2 - K31



CẢN THƠ, 04/2009


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
4................................................................................................................................... P
hương pháp nghiên cứu...............................................................................................2
5. Kết cấu của luận văn............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1:
NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN...................4
1.1................................................................................................................................ S
ự ra đời, khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn.............................4
1.1.1. Sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn..................................................4
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn............................6
1.1.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên....................................... 6
1.1.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.............................7
1.2. Thảnh lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp.....................9
1.2.1. Điều kiện về chủ thể....................................................................................9
1.2.1.1................................................................................................................. T
hành lập và quản lý công ty................................................................................10
1.2.1.2................................................................................................................. G
óp vốn vào công ty............................................................................................. 10
1.2.2......................................................................................................................... Đ
iều kiện về ngành nghề kinh doanh.........................................................................11
1.2.2.1................................................................................................................. N

gành nghề cấm kinh doanh.................................................................................11
1.2.2.2. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh..........13


2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của thảnh viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên trở lên.................................................................................................................
2.3.1.1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
cỏ các quyền sau đây:.......................................................................................................32
2.3.1.2. Nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành
viên ừở lên........................................................................................................................33
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của thảnh viên công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên.........................................................................................................................33
2.3.2.1................................................................................................................ C
hủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:..........................................33
2.3.2.2................................................................................................................ C
hủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:......................................... 34
2.3.2.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên ..................................................................................................................................35
2.4. Tổ chức lại công ty theo Luật Doanh nghiệp.................................................... 35
2.4.1. Chia công ty................................................................................................35


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách, đổi mới toàn diện đất nước được chính thức bắt
đầu sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1984) Đảng và Nhà
nước ta chủ trưomg phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ
khác.
Đổi mới cơ chế quản lý và sau đó là xây dựng nền kinh tế thị trường đã lảm
thay đổi các cơ bản các quan hệ trong kinh doanh, phản ánh đày đủ hơn sự thay
đổi của các quan hệ trong kinh doanh phù họp với xu thế hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới. Trong khi đó thị trường ra đời cùng với hoạt động trao đổi hàng
hóa ngày càng phát triển và mở rộng, hình thành hệ thống thị trường hoàn chỉnh.
Đặc biệt, là khi Việt Nam gia nhập WTO, khi ấy nền kinh tế nước ta đã bước vào
giai đoạn mới - giai đoạn của xu thế hội nhập quốc tế với sự tham gia của nhiều
thảnh phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau làm nảy sinh nhiều vấn đề mà cần
có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước bằng cách thông qua việc xây dựng hệ
thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh tạo hành lang pháp lý vững
chắc và thông thoáng cho doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể
lựa chọn một loại hình kinh doanh phù họp. Bên cạnh đó, bản thân của tất cả các
thảnh phần kinh tế cũng phải nổ lực hết sức phát huy hết khả năng của mình để
đem lại sự phát triển hưng thịnh cho đất nước, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh
tế hội nhập vào thị trường thế giới, thúc đẩy nền kinh tế vận động tiến lên nhằm
đảm bảo lợi ích cho xã hội.
Trong các loại hình doanh nghiệp thi loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
được ưa chuộng hơn cả trong điều kiện hiện nay ở nước ta do nó thích họp với
mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn không nhiều và các thành viên thường quen biết, tin cậy nhau nên việc quản
lý, điều hành không quá phức tạp; công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số
vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. Vì lẻ đó mà Luật
Doanh nghiệp 2005 đã chính thức ghi nhận sự tồn tại của công ty trách nhiệm
hữu hạn theo hướng thông thoáng, phù họp hơn, đặc biệt là trong điều kiện hội
nhập hiện nay. Đe đảm bảo cho loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động
có hiệu quả cần phải có sự quan tâm can thiệp của Nhà nước bằng hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh và thống nhất để điều chỉnh hoạt động của công ty trách nhiệm
GVHD: Phạm Mai Phương


1

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

hữu hạn. Chính vì những lý do đó, người viết đã chọn việc nghiên cứu về “Quy
chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
2. Mục đích của đề tài
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu về cơ sở lý luận chung về công ty
trách nhiệm hữu hạn, đặc biệt là luận văn đi sâu làm rõ các vấn đề về cơ cấu tổ
chức, thẩm quyền và hoạt động quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn, từ đó
có những đánh giá và đưa ra hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về
công ty trách nhiệm hữu hạn để đảm bảo cho hoạt động của công ty được điều
chỉnh bởi một hệ thống pháp luật ngày càng phù họp hơn đáp ứng được yêu cầu
phát ừiển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài của luận văn là nghiên cứu quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản
lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài tập trung chủ yếu trong Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật có liên
quan. Song song đó, người viết cũng viện dẫn một số quy định của Luật Doanh
nghiệp 1999 để đối chiếu, so sánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cửu này, đề tài đã được sử dụng những phương pháp
nghiên cứu như:
+Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

+Phương pháp phân tích tổng hợp: Chủ yếu là phân tích các điều khoản của
luật từ đó có những đánh giá, nhìn nhận về vấn đề.
+Phương pháp so sánh: so sánh những quy định tiến bộ của luật mới so với
luật cũ.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn cỏ kết cấu gồm 3 chương:
♦♦♦ Chương 1: khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn.
❖ Chương 2: Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của
công ty trách nhiệm hữu hạn.
♦♦♦ Chương 3: Thực trạng hoạt động và hướng hoàn thiện.

GVHD: Phạm Mai Phương

2

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

Trong quá trình thực hiện luận văn này, mặc dù em đã cố gắng ở khả năng
có thể đạt được để bài viết được tốt hon nhưng với kiến thức còn giới hạn của
một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, đặc biệt là tài liệu còn hạn chế và chưa
áp dụng thực tiễn, tất cả điều đó đã làm ảnh hưởng đến kết quả đạt được của luận
văn, cho nên em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận
văn được hoàn thiện hom.

GVHD: Phạm Mai Phương

3


SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

CHƯƠNG 1;
NHỮNG VẮN ĐÈ CHUNG VÈ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN
1.1.

Sự ra đòi, khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

1.1.1.

Sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn

Cũng như các hiện tượng kinh tế khác, công ty ra đời tồn tại và phát triển
trong điều kiện nhất định. Trong xã hội, khi nền sản xuất hàng hóa đã phát triển
đến một mức độ nhất định, để mở mang kinh doanh các nhà kinh doanh càn phải
cỏ nhiều vốn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, buộc các nhà kinh
doanh phải liên kết với nhau. Trên cơ sở vốn và sự tin tưởng lẫn nhau họ đã liên
kết theo những hình thức nhất định và tạo ra mô hình tổ chức kinh doanh mới công ty kinh doanh.
Mặc khác, khi sản xuất hàng hóa đã phát triển thì sự cạnh tranh trên thị
trường ngày càng khốc liệt hom, những doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường
ở vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy các nhà kinh doanh phải
liên kết vói nhau thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp,
tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.
Hơn nữa, trong kinh doanh thuờng gặp rủi ro và để phân chia rủi ro cho
nhiều người, các nhà kinh doanh cũng liên kết với nhau để nếu có rủi ro thì nhiều

người cùng gánh chịu, điều này có lợi hơn so với doanh nghiệp một chủ. Khi hai
hay nhiều người cùng góp vốn để thành lập một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt
động kinh doanh kiếm lời chia nhau thì có nghĩa là họ đã thành lập một công ty.
Mô hình liên kết này tỏ ra phù họp với kinh tế thị trường và hấp dẫn cho những
người kinh doanh. Do vậy, công ty đã được các nhà kinh doanh tiếp thu và áp
dụng. Như vậy, sự ra đời của công ty là quy luật khách quan trong nền kinh tế thị
trường. Công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh,
tự do kết ước và tự do lập hội.
Vào khoảng thế kỉ XIII, ở các thành phố lớn của một số nước châu Âu có
điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, đã xuất hiện các công ty
thương mại đối nhân đầu tiên; sang đầu thế kỉ XVII các công ty đối vốn ra đời.
Khác với tất cả các loại hình công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn là sản

GVHD: Phạm Mai Phương

4

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


1

Giáo trình Luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội
Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

nhiệm hữu hạn ở Đức được ban hành, các nhả làm luật của Đức đã đưa ra mô
hình công ty trách nhiệm hữu hạn với những lập luận sau:
Mô hình công ty cổ phần không thích hcrp với các nhà đầu tư vừa và nhỏ.
Các quy định quá phức tạp trong luật công ty cổ phần không cần thiết cho loại
công ty vừa và nhỏ có ít thành viên và thường là họ quen biết nhau.

Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của công ty đối nhân không thích họp với
tất cả các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư muốn hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn
để tránh được rủi ro lớn. Biết hạn chế rủi ro là một trong các yếu tố quan trọng để
thành đạt trong kinh doanh. Do đó các nhà làm luật Đức đã sáng tạo ra loại hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn, vừa kết họp ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn của công ty cổ phàn và ưu điểm các thành viên quen biết nhau của công
ty đốii nhân. Nhà đầu tư có thể kinh doanh ở quy mô nhỏ và vừa. Nó khắc phục
được nhược điểm về sự phức tạp khi thành lập và điều hành của công ty cổ phần
và nhược điểm không phân chia được rủi ro của công ty đối nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn mặc dù còn mang dấu ấn của công ty đối nhân
nhưng nó vẫn mang bản chất của công ty đối vốn. Công ty có tư cách pháp nhân
độc lập và chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của công ty, thành viên
công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty. Neu công
ty bị tuyên bố phá sản thì thành viên công ty cũng không bị ảnh hưởng nhiều, họ
chỉ có thể bị mất phần vốn góp vào công ty mà không phải lấy tài sản riêng để trả
nợ thay cho công ty.
Với những ưu điểm của công ty như vậy, nên sau khi có luật công ty trách
nhiệm hữu hạn 1982 của Đức được ban hành, hình thức công ty trách nhiệm đã
được đa số các nhà đầu tư lựa chọn, số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn
tăng nhanh. Ví dụ năm 1917 ở Đức chỉ có 20.000 công ty trách nhiệm hữu hạn,
năm 1936 cỏ 70.000, cuối năm 1989 đã có 401.687 công ty trách nhiệm hữu hạn
với hom 180 tỷ mác vốn pháp định. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
không chỉ được công nhận rộng rãi ở Đức mà hầu hết các nước châu Âu lục địa
và nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức công ty này. Hiện nay hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn rất phố biến ở các nước. Ở Việt Nam, các nhà kinh
doanh cũng rất thích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Từ sau khi có luật
công ty đến nay số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều hom hẳn các công ty
cổ phần1.

GVHD: Phạm Mai Phương


5

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

1.1.2.

Khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn

I.I.2.I.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trong quá trình phát triển, pháp luật công ty đã có những quan niệm mới
về công ty đó là thừa nhận mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thực tiễn kinh doanh ở nước ta, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị
- xã hội về bản chất cũng được tổ chức và hoạt động giống như công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên (một chủ sở hữu). Luật doanh nghiệp năm 1999
chỉ quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tố chức; Luật doanh
nghiệp năm 2005 đã phát triển và mở rộng cả cá nhân cũng có quyền thành lập
công ty trách nhiệm hữu một thảnh viên.
Theo đó công ty trách nhiệm hữu một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công
ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ.
* Từ khái niệm trên, công ty trách nhiệm một thành viên có những đặc điểm
sau đây:

- Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của công ty.
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy
định của pháp luật. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc
toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Thành viên duy nhất của công ty trách nhiệm
hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn của mình cho tổ
chức hay cá nhân khác, khi đó công ty phải đăng kí chuyển dổi thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày
chuyển. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty
không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Do đó, chủ sở
hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp 11 riêng biệt.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành
cổ phiếu (được quy định tại khoản 3 điều 63 Luật doanh nghiệp 2005).
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công
ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất của
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai
GVHD: Phạm Mai Phương

6

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


2

Ths. Lê Minh Toàn- Những điều cần biết về Luật Doanh nghiệp Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà
Nội 2003, trang

Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn 118,119,120,121 và 122.

thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên
duy nhất và thành viên là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.
1.1.2.2.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm không quá 50 thành
viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty bằng tài sản của mình.
Theo điều 38 luật doanh nghiệp 2005 thì công ty trách nhiệm hữu hạn có
những đặc điếm cơ bản sau:
- Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân số lượng thành viên không vượt
quá 50 người

về nguyên tắc, do bản chất cả công ty ừách nhiệm hữu hạn số lượng thành
viên của công ty loại này không lớn. Tuy vậy đặt ra một số tuyệt đối (trong
trường họp này là 50) để giới hạn mức tối đa số thành viên của công ty không có
sức thuyết phục về mặt lý thuyết. Nhưng xét về mặt thực tiễn, hiện nay ở nước ta
công ty trách nhiệm hữu hạn có hơn 10 thành viên thì rất ít. Việc xác định một
mức tối đa số lượng thành viên nhằm tạo thêm điểm khác biệt về mặt pháp lý
giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Theo cách này, luật công
ty của một số nước cũng xác định giới hạn mức tối đa số thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn (ví dụ số thành viên tối đa của công ty trách nhiệm hữu hạn ở
Cộng hòa Liên Bang Nga là không quá 50 người, Cộng hòa Nam Phi là không
quá 30 người). Ngoài ra, nếu số lượng thành viên càng lớn, thì khả năng hành
động tập thể nhằm bảo vệ lợi ích của thành viên, đặc biệt là thành viên thiểu số
càng nhỏ. Trong trường họp này qui chế pháp lý của công ty cổ phần sẽ có tác
dụng nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Đây cũng

chính là 11 do giải thích việc quy định mức tối đa số lượng thành viên của công ty
trách nhiệm hữu hạn, để tất cả công ty có số lượng thành viên vượt quá mức tối
đa đã định đều phải chuyển sang công ty cổ phần2.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Theo quy định thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam
kết. Trường họp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thảnh viên đó đối với công ty; thành viên
đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng

GVHD: Phạm Mai Phương

7

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

hạn số vốn đã cam kết. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông
báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng kí đến cơ quan đăng kí kinh doanh trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân
về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo
không chính xác, không trung thực, không đầy đủ. Tại thời điểm góp đủ giá trị
phàn vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phàn vốn góp.
- Phần vốn góp của thảnh viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các
điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp 2005. Thảnh viên công ty trách nhiệm
hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho
người khác theo quy định sau đây:
+ Phải chào bán phàn vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỉ lệ tương ứng

với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
+ Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành
viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày chào bán.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Ke từ thời điểm đó công ty có tư cách pháp
nhân đày đủ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần.
* Phân biệt giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình công ty khác.
+ So với doanh nghiêp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân do cá nhân lảm chủ,
chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm này cho phép phân biệt với công
ty ừách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp do nhiều người cùng chịu trách
nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động của công ty tương ứng với phần vốn góp của
mình. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân trong khi, công ty trách
nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh. Tuy nhiên cả hai loại hình doanh nghiệp này cũng có đặc điểm
chung là chúng điều không được phát hành bất ki một loại cổ phiếu nào.
+ So với công ty họp danh: Công ty họp danh là loại hình công ty trong đó
các thảnh viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung
và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty trong khi
đó công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu ừách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn).
Một công ty hợp danh được thành lập nếu có ít nhất 2 thành viên thỏa thuận cùng
chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên họp danh) và thành viên họp danh phải là cá
GVHD: Phạm Mai Phương

8

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền



Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

nhân. Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty
và tài sản cá nhân. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa công ty hợp danh và công ty
trách nhiệm hữu hạn
+ So với công ty cổ phần: Do công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
đều thuộc hình thức công ty đối vốn do đó chúng có một số đặc điểm chung sau:
Công ty được coi là pháp nhân - một thực thể tồn tại độc lập và phân biệt
với các chủ sở hữu nó. Công ty có thể chiếm hữu tài sản trong suốt thời gian dài
bởi sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào việc một chủ sở hữu nó chết, về hưu
hay phá sản. Nó có thể chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản bằng chính danh
nghĩa của mình. Nó cũng có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông hay thành viên công ty. về
nguyên tắc, các cổ đông của công ty không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá
nhân của mình về các khoản nợ của công ty hay nói cách khác sự thua lỗ của họ
chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư vào công ty.
Tuy nhiên, đặc điểm đặc trưng duy nhất của công ty cổ phần là có quyền
phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Đây là điểm khác biệt của
công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác nói chung và công ty
trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Công ty cổ phần có số lượng thành viên tối thiểu
là ba và không hạn chế số lượng tối đa trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn có
số lượng tối thiểu là hai tối đa là năm mươi, về mặt pháp 11, công ty trách nhiệm
hữu hạn thường chịu sự điều chỉnh bắt buộc ít hơn so với công ty cổ phần và vì
vậy nó dễ mang rủi ro cho các thảnh viên và chủ nợ của công ty.
1.2.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp


Nhìn chung, các điều kiện để được thành lập và quản lý công ty cũng giống
như các điều kiện để thành lập và quản lý doanh nghiệp nói chung.
1.2.1.

Điều kiện về chủ thể

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh
nghiệp
Luật doanh nghiệp phân chia hai đối tượng nhà đầu tư, bao gồm: người
được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp và người chỉ được góp vốn vào
doanh nghiệp.
Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân;
thành viên hợp danh công ty hợp danh; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch
công ty; Thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các
chức danh quản lý khác do điều lệ công ty quy định.
GVHD: Phạm Mai Phương

9

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

về nguyên tắc, người được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp thì
đưomg nhiên được quyền góp vốn; không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp thì vẫn có thể có quyền góp vốn. Đối với loại nhà đầu tư chỉ được quyền
góp vốn thì cũng không phải họ được quyền góp vốn vào mọi loại doanh nghiệp,
điều này cũng có nghĩa là có những loại hình tố chức kinh doanh không có nhà
đàu tư chỉ đom thuần là người góp vốn.

1.2.1.1.

Thành lập và quản lý công ty

Theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp thì tổ chức, cá
nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp trừ các trường họp sau
đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng
tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; Sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản 11 nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở
hữu
nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản 11 phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề
kinh doanh;
- Các trường họp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
1.2.1.2.

Góp vốn vào công ty

So với đối tượng được phép thành lập và tham gia quản 11 doanh nghiệp, đối
tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp mở rộng hơn. Điều này thể hiện

chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực vào sản xuất,
kinh doanh và phát triển kinh tế. Theo quy định tại khoản 3 và 4, Điều 10 Luật
Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phàn của công ty cổ phàn,
góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ các trường họp
sau đây:
GVHD: Phạm Mai Phương

10

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng
tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.
1.2.2.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có thể đăng kí hoạt động trong một hoặc một số ngành, nghề
kinh doanh cụ thể nào đó. Điều 7 Luật doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật
không cấm. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên
quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành,
nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực

hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh
doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu càu
khác.
Đối với các hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ
tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi
trường, Luật doanh nghiệp quy định Chính phủ quy định cụ thể việc cấm kinh
doanh trong các ngành, nghề này. Ngoài ra, Luật còn quy định Chính phủ định
kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ
hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị
sửa đổi các điều kiện bất họp 11; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh
doanh mới theo yêu càu quản 11 nhà nước.
Nhằm mục đích thực hiện thống nhất các quy định về quản 11 ngành nghề
kinh doanh trong cả nước, Luật doanh nghiệp còn quy định: Bộ, cơ quan ngang
bộ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp không được quy định ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
I.2.2.I.

Ngành, nghề cấm kinh doanh

Luật doanh nghiệp cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Chính phủ công
bố danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
GVHD: Phạm Mai Phương

11

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền



3

Xem Điều 4 Nghi Đinh 139/CP-NĐ ngày 05/9/2007 hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật
Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp 2005

Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
- Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phưomg tiện
chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân
hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ
phận, phụ tùng, vật tư và hang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dung chế
tạo chúng;
- Kinh doanh chất ma túy các loại;
- Kinh doanh hóa chất bảng l(theo Công ước quốc tế);
- Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc
có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
- Kinh doanh các loại pháo;
- Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới
giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã
hội;
- Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ
phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt
nam là thành viên quy định các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục
cấm khai thác, sử dụng;
- Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
- Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;
- Kinh doanh dịch điều tra bí mật xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi
ích họp pháp của tổ chức, công dân;

- Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài;
- Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiểm môi trường;
- Kinh doanh các loại sản phấm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử
dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
- Các ngành nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh
và nghị định chuyên ngành;
- Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoảnl Điều này trong một
số trường họp áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định
chuyên ngành liên quan3.

GVHD: Phạm Mai Phương

12

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


4

Xem Điều 5 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của
Luật Doanh nghiệp Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn 2005

1.2.2.2.

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh

Là những ngành, nghề doanh nghiệp được quyền lựa chọn để đăng kí kinh
doanh nhưng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các

điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức:
- Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Các quy định về tiêu chuẩn về vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao
thông.. .(điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành
nghề đó được áp dụng theo quy định của Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định chuyên
ngành hoặc Quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi
chung là pháp luật chuyên ngành).
- Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
+ Giấy phép kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
+ Chứng chỉ hành nghề;
+Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
+Xác nhận vốn pháp định;
+Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thấm quyền;
+ Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phỉa có mới được
quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kì
hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh đối với loại ngành nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài
các loại văn bản quy phạm pháp luật nói tại khoản 1 Điều hết hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 9 năm 20084.
1.2.2.3.

Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề

- Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp
2005 là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp


GVHD: Phạm Mai Phương

13

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


5

Xem Điều 5 Nghi định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của
Luật Doanh nghiệp Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn 2005

hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt
Nam, trừ trường họp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có quy định khác.
- Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp
chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên
ngành có liên quan.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có cứng chỉ hành nghề
theo quy định của pháp luật thì việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung
ngành, nghề đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám
đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành
nghề thì Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có
chứng chỉ hành nghề.
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám
đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp

đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên
ngànhđó phải có chứng chỉ hành nghề.
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu
Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng
chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật
chuyên ngành đỏ phải cỏ chứng chỉ hành nghề5.
I.2.2.4.

Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định

Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì khái niệm vốn pháp
định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành
lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về
vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ
bằng hoặc lớn hơn mức mà Nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp
và hoạt động trong ngành nghề đó.
Nhìn chung, khi nhà đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp hoặc hoạt
động kinh doanh trong những ngành nghề có vốn pháp định nêu trên thì nhà đầu
tư phải chứng minh năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách, như mở tài

GVHD: Phạm Mai Phương

14

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


6

Xem Điều 5 Nghị đinh 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của

Luật Doanh nghiệp Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn 2005

khoản tại một tổ chức Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy
xác nhận của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc
lập về hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài
sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động họp pháp tại Việt Nam...
- Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể,
cơ quan có thẩm quyền quản lí nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xác định vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn
pháp định áp dụng theo các quy định của luật chuyên ngành.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/ Tổng
giám đốc phải chịu hách nhiệm về tính trung thực và chính xác của số vốn được
xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung ngành, nghề
phải có vốn pháp định thì việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung ngành,
nghề kinh doanh phải có phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền xác nhận vốn pháp định, trừ trường họp vốn của chủ sở hữu được ghi
trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất lớn hơn hoặc
bằng mức vốn pháp định theo quy định.
- Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
Quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết để tạo ra sự an toàn cho xã
hội và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ. Vì
thực chất những ngành nghề kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh chứng trên thế giới nhiều quốc gia cũng đã và đang áp dụng mức vốn
pháp định, cho nên Việt Nam cũng không là ngoại lệ6.
1.2.3.

Điều kiện về tên doanh nghiệp


- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và
kí hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm
hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thế viết tắt là TNHH.
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng doanh nghiệp;
Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằng
tiếng nước ngoài đã đăng kí để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng của
doanh nghiệp.

GVHD: Phạm Mai Phương

15

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


7
8

Xem Điều 10 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đãng ký kinh doanh
Xem Điều 11 Nghị định
88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đãng
Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn
ký kinh doanh

-Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay
yếu tố phu ừợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có
đăng kí kinh doanh ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Khi
không còn kinh doanh ngành, nghề hoặc thực hiện hình thức đầu tư đã dùng để
cấu thành tên riêng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng kí đối tên.

- Neu tên riêng của doanh nghiệp sử dụng thành tố có tính chất mô tả xuất xứ,
chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì phải được cơ quan nhà nước xác nhận7.
* Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
+ Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp
khác đã đăng kí trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định
này không bao gồm doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh;
+Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường họp có sự chấp thuận của cơ quan,
đơn vị hoặc tổ chức đó;
+Không được sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa,
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng doanh
nghiệp;
+Không được sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đăng kí
bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ trường họp được sự chấp
thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật nếu vi phạm các quy định này. Trường họp tên của doanh nghiệp
vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng kí đổi tên8;
+Tên trùng và tên gây nhằm lẫn.
Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu càu đăng kí được viết và đọc bằng
tiếng Việt hoàn toàn giồng với tên của doanh nghiệp đã đăng kí.
Các trường họp sau đây được coi là gây nhằm lẫn với tên của doanh nghiệp khác:
• Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí được đọc giống
như tên doanh nghiệp đã đăng kí;

GVHD: Phạm Mai Phương

16


SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


9

Xem Điều 12 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đãng ký kinh doanh
Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

• Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí chỉ khác tên doanh
nghiệp đã đăng kí bởi kí hiệu kí hiệu chữ “và”;
• Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí trùng với tên viết tắt của
đồng nghiệp khác đã đăng kí;
• Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã yêu cầu đăng ký trùng với
tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
• Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng kí bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc
một số chữ cái tiếng Việt (A, B, c,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó,
trừ trường họp doanh nghiệp yêu càu đăng ký là con của doanh nghiệp đã đăng
ký;
• Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh
nghiệp đã đăng ký;
• Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác với tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”,
“miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tưomg tự; trừ trường họp doanh
nghiệp yêu cầu đăng ký là con của doanh nghiệp đã đăng ký;
• Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng
ký9.
* Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng
hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 12 Nghị
định này không bị buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên nhầm lẫn tự thưomg lượng với
nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của luật Doanh nghiệp
và quy định tại Chương này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp
thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp và quyết định của cơ quạn đăng ký
kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các
công ty đang hoạt động lưu giữ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh
nghiệp dự định đặt trụ sở10.

GVHD: Phạm Mai Phương

17

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


10

Xem Điều 13 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đãng ký kinh doanh
Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

1.3.

Trình tự, thủ tục đăng ký kỉnh doanh

1.3.1.


Đăng kí kỉnh doanh

Đăng kí kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp 11 cho
công ty (thừa nhận tư cách pháp 11 của công ty) và công ty sẽ được đảm bảo về
mặt pháp kể tư khi hoàn tất thủ tục đăng kí kinh doanh.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc đăng kí kinh doanh được tiến hành tại tòa
án. Ở nước ta, theo quy định của Luật doanh nghiệp, việc đăng kí kinh doanh cho
công ty được thực hiện tại cơ quan đăng kí kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân
cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.

về cơ bản, thủ tục đăng kí kinh doanh gồm các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ Stf đăng kí kinh doanh
Người thành lập công ty phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ki kinh doanh tại cơ
quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chinh
xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh.
Hồ sơ đăng kí kinh gồm:
- Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng kí
kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
+Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân họp pháp khác;
+Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy
quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân họp pháp
khác của người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không
quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối
với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn
pháp định. 10

GVHD: Phạm Mai Phương

18

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

-Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác
đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có
chứng chỉ hành nghề.
Bước 2: Xem xét hồ Stf đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh:
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh
doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày
lảm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập công ty biết. Thông báo
phải ghi rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Cơ quan đăng ký kinh doanh
xem xét và chịu trách nhiệm về tính họp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập công ty nộp thêm các
giấy tờ khác không được Luật Doanh nghiệp quy định.
Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đủ các điều
kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
-Tên của công ty được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34

của Luật Doanh nghiệp;
- Có trụ sở chính;
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh họp lệ theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề
đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội dung giấy chứng
nhận đỏ cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác cùng cấp, ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi công ty đặt trụ sở chính.
Công ty có quyền hoạt động kinh doanh kể từ được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì
công ty được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh
theo quy định.
Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục
tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thay đổi người đại diện theo pháp
luật của công ty và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì
GVHD: Phạm Mai Phương

19

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

công ty phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày
lảm việc kể từ ngày quyết định thay đổi.

Trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
công ty được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy
hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, công ty được cấp lại Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và phải trả phí.
1.3.2.

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh thực chất là công khai hóa hoạt động
kinh doanh của công ty nhằm mục đích để cho cộng đồng các doanh nghiệp khác
và khách hàng biết được sự tồn tại của công ty trên thị trường.
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, công ty phải đăng trên mạng thông tin công ty của cơ quan đăng
ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số
liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:


Tên công ty;



Địa chỉ trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện;



Ngành, nghề kinh doanh;




Vốn điều lệ của công ty;



Tên và địa chỉ của tất cả các thành viên sáng lập;



Họ tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của công



Nơi đăng ký kinh doanh.

ty;

GVHD: Phạm Mai Phương

20

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

CHƯƠNG 2:
QUY CHẾ PHÁP LÝ YỀ cơ CÁU TỎ CHỨC YÀ QUẢN LÝ CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
2.1.


Cơ cấu tổ chức quản lý

2.1.1.

Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai

thành
viên trở lên
Theo Điều 46 của Luật Doanh nghiệp 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội
đồng thảnh viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có
từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường họp có ít
hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù họp với yêu cầu
quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của
Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện
theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường họp vắng mặt ở
Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo
quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của công ty.
*IIỘi đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty
bao gồm tất cả các thành viên của công ty. Nếu thành viên là tổ chức thì phải chỉ
định đại diện của mình vào Hội đồng thành viên. Thảnh viên có thể trực tiếp
hoặc ủy quyền bằng văn bản cho thành viên khác dự họp Hội đồng thành viên.
Là cơ quan tập thể, Hội đồng thành viên không làm việc thường xuyên mà
chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp
hoặc lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.
Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hội đồng thành viên họp ít

nhất mỗi năm một lần và có thể được triệu tập bất cứ khi nào theo yêu cầu của
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc của thành viên hay nhóm thành viên sở hữu
trên 25% vốn Điều lệ (hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định).
Trường họp có một thành viên sở hữu trên 75% vốn Điều lệ thì các thành viên
GVHD: Phạm Mai Phương

21

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn

tịch Hội đồng thành viên triệu tập cuộc họp, thông thường cách thức triệu tập
cuộc họp phải được thực hiện bằng văn bản. Chương trình và tài liệu họp phải
được gửi cho các thành viên công ty trước khi họp, tài liệu sử dụng trong cuộc
họp liên quan đến quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương
hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tố chức lại hoặc
giải thể công ty phải được gửi đến cho các thành viên chậm nhất hai ngày làm
việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.
Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp
đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường họp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định,
thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định
họp lần thứ nhất. Cuộc họp hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến
hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định. Trường họp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện
tiến hành theo quy định thì triệu tập cuộc họp lần thứ ba trong thời hạn mười
ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường họp này cuộc
họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên dự

họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp. Thành viên, người
đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp
Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định.
Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình
thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do
Điều lệ công ty quy định. Theo Điều 52 luật Doanh nghiệp 2005: Quyết định của
Hội đồng thảnh viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường họp sau đây:
- Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự
họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự
họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc
một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ
công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý
kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp
thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.

GVHD: Phạm Mai Phương

22

SVTH: Phan Thị Kim Tuyền


×