Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Quản lý nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.01 KB, 100 trang )

w

_

TRƯƠNG
ĐẠI
HỌCDÃN
CẢN
NHẬN XÉT CỦA
GIÁO VIÊN
HƯỚNG

THƠ

KHỎA LUẬT
Bộ MÔN LUẬT KINH DOANH &THƯƠNG MẠI

ta

Đề tài

Giáo viên hướng dẫn:
Phạm Mai Phương

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc cẫm
MSSV:5075090
Lớp: Luật TM1-K33

s____________________£E


càn Thơ, tháng 4/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


MỤC LỤC
Trang
Lòi nói đầu............... ........................................................................1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẮN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ ĐĂNG KÍ KINH
DOANH
VÀ HÀNH NGHÈ Y, Dược Tư NHÂN.........................................4
1.1 Một số khái niệm về hành nghề y, dược tư nhân..........................4
1.1.1 Hành nghềy, dược tư nhân...........................................................4
1.1.1.1 Lịch sử phát triển của hoạt động quản lỷ đăng kí kinh
doanh và hành nghề y, dược tư nhân ở Việt Nam....................................4
1.1.1.2 Khái niệm về hành nghềy, dược tư nhân.......................13
1.1.2......................................................................................................... Cơ sở
hành nghềy, dược tư nhân.......................................................................14
1.1.3......................................................................................................... Đãng
kí kinh doanh và hành nghềy, dược tư nhân ..........................................16
1.2 Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của công tác quản lý đăng kí
kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân......................................19
1.2.1 Đổi tượng.....................................................................................19
1.2.2 Nội dung.......................................................................................19
1.2.3 Moi quan hệ giữa xã hội với pháp luật về quản lý về đãng kí
kinh doanh và hành nghềy, dược tư nhân...............................................24
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ ĐĂNG KÍ, QUẢN
LÝ ĐĂNG KÍ KINH DOANH VÀ HÀNH NGHÈ Y, DƯỢC TƯ
NHÂN..................................................................................................26

2.1 Chủ thể và các điều kiện đăng kí kinh doanh và hành nghề y dược tư
nhân.....................................................................................................26
2.1.1 Chủ thể.........................................................................................26
2.1.2 ĐiẳÀ kiện đăng kí kinh doanh......................................................31
2.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng kí kinh doanh và của ngưòi
thụ
hưởng sản phẩm.................................................................................32
2.2.1......................................................................................................... Quyề
n và nghĩa vụ của chủ thể đăng kí kinh doanh........................................32
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng sảnphấm của nghề
y dược tư nhân........................................................................................39
2.2.2.1 Quyền.............................................................................39
2.2.2.2 Nghĩa vụ.........................................................................41
2.3 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.........41
2.3.1 Tham quyền chung về cẩp chủng chỉ hành nghề y, dược tư
nhân.........................................................................................................41
2.3.2 Tham quyền cấp chủng chỉ hành nghềy, dược tư nhân...............42


2.4 Trình tự, thủ tục và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh và
hành nghề y, dược tư nhân.................................................................43
2.4.1 Trình tự, thủ tục đãng kí, hồ sơ đăng kỉ và nội dung giấy chứng nhận
đãng kí kinh doanh.....................................................................................43
2.4.2......................................................................................................... Lệ phi
khi đăng kí kinh doanh và hành nghề y dược tư nhân.............................52
2.5 Thanh tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong hành
nghề y,
dược tư nhân........................................................................................54
2.5.1 Thanh tra......................................................................................54

2.5.2 Giải quyết khiầi nại, tranh chấp...................................................54
2.5.3 Xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại về đãng kỉ kinh doanh và hành
nghề y, dược tư nhân..................................................................................55
2.5.3.1 Nguyên tắc xử phạt.........................................................55
2.5.3.2 Các hình thức xử phạt....................................................56
2.5.3.3........................................................................................... Thấm
quyền vò thủ tục xử lý vi phạm.....................................................69
CHƯƠNG 3 THựC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SÓ GIẢI
3.1PHÁP....................................................................................................72
Thực trạng công tác đăng kí kỉnh doanh và hành nghề y, dược tư
nhân
ở nước ta hiện nay...............................................................................72
3.1.1 Những khó khăn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.................72
3.1.2 Hành nghề không tôn trọng y đức, sai quy định của pháp luật.....16
3.1.3 Chế độ quản lý của Nhà nước thời kì hội nhập............................78
3.2 Những căn cứ cho việc hình thành định hướng và giải pháp. 82
3.2.1 Căn cứ vào những đặc điểm phát triển của nền kinh tế thị trường
và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.........................................................83
3.2.2......................................................................................................... Căn
cứ chuẩn mực pháp lý và tập quản quốc tế.............................................83
3.3 Một số đề xuất để hoàn thiện thống pháp luật về lĩnh vực đăng kí
kỉnh
doanh....................................................................................................85
3.3.1 Hoàn thiện hệ thong pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho công
tác quản lý đăng kí kinh doanh hành nghềy, dược tư nhân.....................85
3.3.2 Công tác thanh tra, giám sát tăng cường hiệu quả quản lỷ Nhà nước
trong lĩnh vực y, dược tư nhân................................................................87
Kết luận



Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
LỜI NÓI ĐẰU
1. Lý do chọn đề tài
Nghề y, dược tư nhân đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và ngành nghề
này đã góp phần rất lớn trong việc mang lại niềm vui và sự sống cho nhiều
người. Đối với Việt Nam, thực tế những năm qua cho thấy lĩnh vực này đã mang
lại những hiệu quả to lớn đóng góp tích cực vào việc cung cấp dịch vụ khám,
chữa bệnh cho nhân dân khi mà dịch vụ công đang rơi vào tình trạng quá tải
không thể chăm sóc tốt cho sức khỏe người dân trong nước và người nước ngoài,
tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện chính sách mở cửa,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy việc tăng
cường quản lý hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân theo đúng các
qui định của Pháp luật về quản lý kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân,
nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong hoạt động kinh doanh hành
nghề y, dược tư nhân là việc làm rất cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, trong các xã
hội khác nhau và ở trong từng thời kì lịch sử cụ thể mức độ bảo đảm việc thực
hiện kinh doanh dịch vụ này cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó pháp luật giữ vai trò quan trọng. Hệ thống pháp luật là một trong
những nhân tố quyết định việc bảo đảm cho quyền kinh doanh trong lĩnh vực y,
dược phát triển đúng hướng. Ở nước ta, việc kinh doanh và hành nghề y, dược tư
nhân được Nhà nước điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật. Vì vậy, việc nghiên
cứu làm sáng tỏ nội dung công tác quản lý của Nhà nước về việc kinh doanh và
hành nghề y, dược tư nhân là việc làm cần thiết, trên cơ sở đó thể chế hóa kịp
thời và đầy đủ đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kí kinh doanh và hành
nghề y, dược tư nhân đạt được hiệu quả cao nhất. Trên phương diện này, pháp
luật nói chung và pháp luật về thương mại nói riêng có vai trò quyết định đối với
việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người hành nghề và người sử dụng sản
phẩm mà nghề y, dược tư nhân mang lại. Việc nghiên cứu này giúp những nhà
kinh doanh trong và ngoài nước hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ từ đó chấp
hành tốt pháp luật trong lĩnh vực mình kinh doanh theo đúng tinh thần pháp luật

đề ra.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sinh viên thực hiện đề tài: “Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và
hành nghề y, dược tư nhân” nhằm góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận về
đăng kí kinh doanh trong lĩnh vực y, dược tư nhân đồng thời xác định nội dung
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm
GVHD: Phạm Mai Phương
Trang 1


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
dược tư nhân, thực trạng về quyền đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư
nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
3. Phưong pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật thương mại hiện hành, dựa
trên các nguồn tài liệu cùng với việc phân tích, tổng hợp các văn bản pháp luật,
sinh viên cũng đưa ra những phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện
pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác đăng kí kinh doanh và hoạt động
theo pháp luật.
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu của luận văn được chia thành các phần như sau:
* Lòi nói đầu
Trong phần này, sinh viên trình bày những nội dung như lý do chọn đề tài
“Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân” ;
đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; phương pháp sử dụng trong quá trình
tìm hiểu đề tài luận văn tốt nghiệp.
* Chương 1 Một số vấn đề lý luận về đăng kí kỉnh doanh và hành nghề
y, dược tư nhân.
Ở Chương 1, sinh viên phân tích những khái niệm cụ thể về từng lĩnh vực
y và dược tư nhân nhằm làm rõ hơn những thuật ngữ sử dụng trong đề tài luận

văn tốt nghiệp.
* Chương 2 Quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh và hành
nghề y, dược tư nhân.
Chương này sinh viên tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật
có liên quan nhằm giúp người hành nghề y dược tư nhân biết được những quy
định khi đăng kí kinh doanh và cả những quy định trong quá trình hành nghề
cùng với cách giải quyết những vấn đề phát sinh khi hành nghề.
* Chương 3 Thực trạng, phương hướng và một số giải pháp.
Ở chương 3, sinh viên nghiên cứu thực trạng của ngành nghề y dược tư
nhân ở nước ta và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện những thiếu sót của Luật
nhằm hoàn thiện pháp luật về hành nghề y dược tư nhân.
* Kết luận
Với những nội dung đã trình bày, người viết đưa ra kết luận chung về vấn đề
đã nghiên cứu trong luận văn.

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
Trong quá trình xây dựng đề tài, sinh viên đã gặp không ít khó khăn vì thời
gian và trình độ còn hạn chế nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng
dẫn cùng với quá trình tìm tòi tài liệu phục vụ cho đề tài sinh viên đã hoàn thành
luận văn. Tuy nhiên, những sai sót là điều khó tránh khỏi trong quá trình viết
luận văn, sinh viên rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn để
luận vãn hoàn thiện hon.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm on chân thành đền quý Thầy Cô đã truyền thụ

kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tập ở trường Đại Học cần Thơ. Em
xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Mai Phương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian em nghiên cứu đề tài tốt nghiệp.

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


1

Trích tò nguồn: Trang web của Bộ y Tế

Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÍ KINH DOANH VÀ
HÀNH NGHÈ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Nghề y và dược tư nhân hay còn gọi là kinh doanh dịch vụ khám, chữa
bệnh và kinh doanh dược phẩm. Hai ngành nghề đảm nhận những khâu khác
nhau trong quá trình chữa trị, chăm sóc sức khỏe con người và đặc biệt, đây lại là
lĩnh vực tư nhân, là lĩnh vực khi con người có nhu cầu hoặc cần thiết phải được
chăm sóc sức khỏe tại những cơ sở tư nhân mà không phải ở những bệnh viện
công lúc nào cũng quá tải bệnh nhân và khó khăn về điều kiện. Nghề y dược tư
nhân là một nghề có liên quan mật thiết tới tính mạng và sức khỏe con người vì
vậy khi tham gia vào ngành nghề quan trọng này, đối tượng muốn tham gia phải
hiểu một cách rõ ràng chính xác về ngành nghề này trước khi tham gia hoạt động
nó. Để hiểu rõ về ngành nghề này, người hành nghề cần phải hiểu về lịch sử và
những khái niệm liên quan đến nó.

1.1 Một số khái niệm về hành nghề y, dược tư nhân
1.1.1 Hành nghề y, dược tư nhân
1.1.1.1 Lịch sử phát triển của hoạt động quản lý đăng kí kinh doanh và
hành nghềy, dược tư nhân ở Việt Nam:
❖ Lịch sử của ngành y dược:
• Y học phương tây1:
Hipocrates 460-370 tr.CN là thầy thuốc Hy Lạp, được thừa nhận là ông
tố của ngành y. Người ta cho rằng ông sinh ra ở đảo Cos, một hòn đảo nằm ven
bờ biển Tiểu á, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha, vốn là một thầy
thuốc. Ông đã từng đi một số nơi, có lẽ là Athen để nghiên cứu, và sau đó ông trở
lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái Hypocrates, hay
trường phái Cos hình thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và triết học, đưa y học thành
phạm trù khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn
chặt chẽ.
Luis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole, một vùng của Jura, Pháp.
Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm
bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan

. vn/web/guest/ct_tongquannganh//vcmsviewcontent/B5Yu/2001

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


2


Trích tù nguồn: Từ điển bách khoa y học phổ thông, NXB.Khoa học và kỉ thuật.

Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành
vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại.
Alexandre YersinAlexandre Yersin, tên đầy đủ Alexandre-émile-John
Yersin, còn được gọi là Alexandre-John-émile Yersin, sinh năm 1863 ở Vaud Morges, Thụy Sỹ. Năm 1882 ông nhận bằng tú tài văn khoa, và năm 1988, sau
khi tốt nghiệp trường y Paris, ông đã chính thức nhập quốc tịch Pháp. Cũng trong
thời gian này, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của bác sỹ Luis Pasteur. Sau
đó, bác sỹ Yersin trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm
nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Niềm say mê du lịch đã đưa ông tới Việt
Nam. Alexander Yersin là một trong những người đã tìm ra vi khuẩn dịch hạch
Pasteurella pestis, nay được gọi là Yersinia pestis. Yersin đã nghiên cứu y học
tại trường đại học Marburg và Paris, và nghiên cứu vi khuẩn học cùng với Esmile
Roux ở Paris và Robert Koch ở Berlin. Năm 1888 ông và Roux dã phân lập được
độc tố của vi khuẩn bạch hầu và chứng minh rằng chính độc tố - chứ không phải
vi khuẩn - làm tăng triệu chứng của bệnh. Năm 1890 Yersin rời châu Âu để làm
một thày thuốc trên tàu thuỷ hoạt động ở vùng bờ biển Đông Dương, ngay sau đó
ông bắt đầu chuyến thám hiểm kéo dài bốn năm ở miền trung. Ông đã tìm ra
thượng nguồn sông Đồng Nai và khám phá cao nguyên Lâm Viên, nơi ông đề
nghị xây dựng một thành phố, và đó chính là Đà Lạt ngày nay. Năm 1892 ông
vào làm ở Sở y tế thuộc địa và năm 1894 được cử sang Hong Kong, tại đây ông
và Kitasato Shibasaburo đã độc lập tìm ra vi khuẩn bạch hầu trong khi nghiên
cứu dịch bạch hầu ở Trung Quốc.
Năm tiếp theo Yersin thiết lập một phòng thí nghiệm tại Nha Trang, ở đây
ông điều chế huyết thanh chống bệnh bạch hầu cho người khỏe và gia súc,
nghiên cứu nhiều bệnh gia súc, uốn ván, tả và đậu mùa. Để có tiền cho phòng thí
nghiệm, mà năm 1903 được đặt tên là Viện Pasteur Nha Trang, ông đã tiến hành
trồng ngô, lúa, cà phê và đưa cây cao su (Hevea brasiliensis) vào Đông Dương.
Năm 1903-1904 ông sáng lập trường y ở Hà Nội nhưng lại quay về sống ở Nha

Trang.
♦♦♦ Y học phương Đông2 :
Y học phương Đông đã đi theo con đường khác hẳn với hai trung tâm lớn
là Trung quốc và Ân Độ có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Quyển sách cố
nhất về thuốc của Trung Quốc là: “Bản thảo thần nông” tương truyền có cách đây
4000 năm. Nước ta chịu ảnh hưởng của y học Trung Quốc nhưng bên canh nền y
học bác học đó, vẫn tồn tại một nền y học cổ truyền dân tộc.

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
Thời Lý: Năm 1136, lương y Nguyễn Chí Thành, người huyện Gia Viễn,
Ninh Bình đã chữa khỏi bệnh tâm thần cho vua Lý Thần Tông.
Thời Trần: lịch sử lưu lại một vài tên danh y như phạm công Bàn, Nguyễn Bá
Tĩnh.
Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh
(cũng gọi là Huệ Tĩnh.). Ông xuất thân từ một gia đình bàn nông, cha là Nguyễn
Công Vỹ, me là Hoàng Thị Ngọc ở Nghĩa Lư, huyện Dạ cẩm, Hồng Châu, nay là
thôn Nghĩa Phú, xã cầm Vũ, huyện cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng.
Theo truyền thuyết ở địa phương, ông sinh trưởng dưới triều Trần Dụ
Tông. Đen 22 tuổi, ông đi thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy pháp
hiệu là Tuệ Tĩnh, ông tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân ở chùa này và phát triển
thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá (Nghĩa Xá).
Năm 30 tuổi, ông trở về trụ trì chùa Yên Trang. Ông đã tu bổ lại chùa này với
một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê hương, huấn luyện y học cho
các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.
Năm 45 tuổi, ông thi đình đậu Hoàng giáp. Năm 55 tuổi ông bị bắt đi sứ

sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái y, rồi mất ở
bên ấy, không rõ năm nào.
về y học ông đã soạn các sách Dược tỉnh chỉ nam và Thập tam phương
gia giảm (theo Hải Dương phong vật chí), nhưng phần nguyên tác của Tuệ Tĩnh
không còn tròn vẹn do binh hỏa, cụ thể các thư tịch của ta đã bị quân nhà Minh
phá hủy hòi đầu thế kỷ XV khi chúng sang xâm chiếm nước ta. Những tác phẩm
còn lại đến nay đều do người đời sau biên tập lại với tài liệu thu thập trong nhân
dân. Hiện có:
Một là, Bộ Nam dược thần hiệu, do Hòa thượng Bản Lai ở chùa Hồng
Phúc ở Trung Đô (phố Hòe Nhai, dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay) biên tập, bổ
sung và in lại năm 1 761, gồm Bản thảo dược tính 499 vị, (bằng thơ) và 10 khoa
chữa bệnh, với 3932 phương thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh, kèm theo môn
thuốc chữa gia súc.
Hai là, Nam dược chỉnh bản, do triều Lê Dụ Tông đổi tên là Hồng nghĩa
giác tư y thư và in lại năm 1717, quyển thượng gồm: Nam dược quốc ngữ phú
(danh từ được học 590 vị thuốc nam). Trực giải chỉ nam dược tính phú (220 vị
thuốc nam và một thiên Y luận về lý luận cơ bản, âm dương ngũ hành, tạng phủ,
kinh mạch (thiên này xuất hiện ở bản in lại năm 1723.
Ba là, Thập tam phương gia giảm.
Bốn là, Thập tam phương gia giảm và Bo âm đơn đã được đời sau diễn
dịch ra ca nôm và in ở Hồng Nghĩa giác tư y thư quyền hạ năm 1723.
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
Năm là, một bài Nhân thăn phú (tương truyền, của Tuệ Tĩnh), khái quát

về lý luận cơ bản người tương ứng với thiên nhiên, cơ năng sinh lý, tạng phủ khí
huyết và đường hướng dưỡng sinh chú trọng giữ gìn tinh khí thần để nâng cao
tuổi thọ.
Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống
chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm "Thuốc nam Việt chữa người
Nam Việt". Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu
trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của Tuệ
Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khoẻ
nhân dân và phát triển y học dân tộc.
Đặc biệt truyền thống thuốc nam của Tuệ Tĩnh đã để lại tập quán trong
nhân dân: trồng một số cây ở vườn đền chùa vừa làm cảnh vừa làm thuốc, và ở
gia đình, mọi người ít nhiều đều biết dùng một số cây gia vị, rau quả hay các vị
thuốc thường có quanh mình, cùng các phép xông hơ, chườm nóng, xoa bóp... để
chữa một số bệnh ban đầu, khi mới xảy ra, rất tiện lợi.
Truyền thống y học của Tuệ Tĩnh đã phục vụ đắc lực sức khỏe nhân dân
từ bao đời nay, sự nghiệp trước tác của ông đã giữ một vị tri trọng đại nhất trong
lịch sử y học Việt Nam. Vì vậy, nhân dân ta đã lập đền thờ ông: Đền Thánh
thuốc nam ở quê hương thôn Nghĩa Phú, xã cẩm Vũ, đền Bia ở thôn Văn Thai,
xã Cẩm Văn, miếu Nghè ở chùa Giám, xã Tân Sơn, huyện cẩm Bình, tinh Hải
Hưng. Ngoài ra, ông còn được thờ là Thành hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy
Nguyên, ngoại thành Hải Phòng (có sắc phong là Thượng thượng dẳng phúc thần
năm 1572, theo thần phả do Nguyễn .Bính, Đông các đại học sĩ ở Viện Cơ mật
triều Lê soạn).
Ngày nay, các di tích nói trên đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích
lịch sử để tưởng nhớ công đức của vị Đại danh y Tuệ Tĩnh đối với sự nghiệp bảo
vệ sức khỏe của dân tộc ta.
Thời Lê- Trịnh(1428-1788) còn lại tên danh y Nguyễn Trực, Lê Hữu
Trác. Ngoài ra còn có danh y Hoàng Đôn Hòa phục vụ quân Tây Sơn.
Lê Hữu Trác (1720 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở làng
Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Ông là nhà

y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiến, nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà
tư tưởng tiến bộ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc lập sáng
tạo trong nghiên cứu.
Phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông đã sưu tầm phát hiện thêm 300
vị thuốc nam (Lĩnh Nam bản thảo) đồng thời tổng họp thêm 2854 phương thuốc
kinh nghiệm phổ biến cho nhân dân áp dụng "Hành giản trân nhu và Bách gia
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


3

Trích
từ
nguồn:
/vcmsviewcontent/B5Y Quản lý Nhà
01/10102. truy cập ngày
27/12/2010.

.

nước về đăng kí kinh doanh và

vn/web/guesƯct_tongquannganh/hành nghề y, dược tư nhânu/20

trân tàng". Ông cũng đã có những sáng tạo đặc sắc trong việc vận dụng lý luận y
học vào thực tiễn Việt Nam. Cái quý nhất trong việc đào tạo lớp lưorng y mới,

Lãn Ông chú trọng xây dựng y đức người thày thuốc, ông thường nói "Đạo làm
thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của
người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ
của mình không nên càu lợi kể công”.
Hoàng Đôn Hòa, lương dược hầu dưới triều Lê Thế Tông, quê ở Đa Sĩ
(xã Kiến Hưng, tỉnh Hà Tây) đã chữa bệnh rộng rãi và cứu cho nhân dân qua
khỏi vụ dịch năm 1533 với thuốc nam trồng kiếm tại địa phương, và chữa cho
quân đội triều Lê khỏi dịch sốt rét và thồ tả ở Thái Nguyên năm 1574 với thuốc
Tam hoàng hoàn gồm Hoàng nàn, Hoàng lực do Tuệ Tĩnh đã phát hiện ở Nam
dược thần hiệu và Hùng hoàng đã được dùng chống khí độc lam chướng ở Thập
tam phương gia giảm. Đường lối dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh nói ở Bổ âm đơn về
phòng bệnh hư lao, đã được Hoàng Đôn Hòa cụ thể bằng thuyết "Thanh tâm tiết
dục" với phép "Tịnh công hô hấp" ở sách Hoạt nhân toát yếu.
♦♦♦ Lịch sử về chế độ quản lý khi ngành y, dược tư nhân xuất hiện ở Việt
Nam3
Thời Lý đã có Ty thái y. Đến thời Trần đổi Ty Thái Y thành viện Thái Y.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đơn vị cấp Vụ đầu tiên được thành
lập ở Bộ Y tế là Vụ Phòng bệnh chữa bệnh, về sau này là Vụ Điều trị (trước
17/2/2007).
Tháng 8-1945, nhân dân ta giành được chính quyền, nhưng đến tháng 12-1946,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ khắp trên cả nước. Trước muôn
vàn khó khăn thiếu thốn, Ngành Y tế đã tập trung toàn bộ khả năng về nhân tài,
vật lực phục vụ cho tiền tuyến. Cuộc sống và sức khỏe của nhân dân chưa có gì
thay đổi so với thời kỳ trước năm 1945. Đói nghèo, bệnh tật, thất học, sinh đẻ
nhiều vẫn là cái vòng luẩn quẩn của người Việt Nam.
Trước tình hình đó, Ngành Y tế đã xác định được hướng đi của ngành:
tất cả phục vụ cho tiền tuyến, tổ chức và hoạt động của ngành phải hướng về
nông thôn nơi sinh sống của 90% dân số, phòng bệnh là chính, tự lực cánh sinh
và dựa vào dân. Trong cuộc chiến ừanh đầy khó khăn, gian khổ kéo dài suốt 9
năm, Ngành Y tế cách mạng vẫn duy trì và không ngừng phát triển các hoạt động

chuyên môn, động viên nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh, sử
dụng nhiều hình thức thích hợp để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân những

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
kiến thức trong việc giữ gìn sức khỏe. Các viện vi trùng học tiếp tục sản xuất các
loại vaccin phòng bệnh tả, đậu mùa, thương hàn, đảm bảo tiêm chủng cho toàn
dân các vùng tự do, vùng sau lưng địch. Các bệnh viện, trường đại học, trung
học, được di chuyển vào sâu trong rừng, sơ tán phân tán vào nhà dân hoặc được
xây dựng trong các hang động để không làm gián đoạn công tác cấp cứu, khám
chữa bệnh, công tác đào tạo cán bộ. Các phòng bào chế vẫn tiếp tục sản xuất
thuốc thông thường bằng nguyên liệu tại chỗ và các loại thuốc tê, thuốc mê góp
phần đáng kể vào việc xử lý vết thương chiến tranh. Một số cơ sở tự sản xuất
được bơm tiêm, kim tiêm, kìm, kẹp... Năm 1950 lần đầu tiên những lọ pênixilin
được sản xuất từ phòng bào chế Trường Đại học Y khoa ở Việt Bắc đã mang lại
nhiều kết quả trong việc chống nhiễm trùng các vết thương, ở chiến trường miền
Nam xuất hiện phương pháp trị liệu Filatov, toa thuốc Nam căn bản góp phần to
lớn vào việc giải quyết các khó khăn về thuốc.
Cuối năm 1961, BS Nguyễn Văn Tín được cử sang lảm giám đốc Sở Y tế
Hà Nội, Bộ Y tế đã quyết định bổ nhiệm BS Lê Văn Phụng, nguyên phó cục
trưởng Cục Quân y làm Vụ trưởng Vụ Chữa bệnh. Sau đó bổ sung thêm BS Trần
Bảo, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, BS Chu Văn Tích - nguyên trưởng
phòng điều trị Cục quân y và đồng chí Lê Việt Nguyên - Phó giám đốc bệnh viện
Bạch Mai. Tháng 6/1962 Vụ Đông y được tách ra từ Phòng Đông y của Vụ Chữa

bệnh.
Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân
ở miền Bắc vô cùng ác liệt. Trước tình hình đó Ngành Y tế đã xác định được con
đường đi thích họp là phải chuyển hướng và hoạt động của ngành từ thời bình
sang thời chiến, làm thế nào để công việc cấp cứu, mổ xẻ được tiến hành ngay tại
chỗ. Cơ sở y tế cũng nằm trong mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ nên phải sơ
tán, phân tán về nông thôn. Phòng mổ, nhà hộ sinh phải đưa xuống hầm hào dưới
mặt đất hoặc vào các hang đá. Đế quốc Mỹ dọa sẽ đưa miền Bắc Việt Nam trở lại
thời kỳ đồ đá và nhân loại trên thế giới cũng hồi hộp lo âu vì với số lượng bom
đạn khổng lồ được các pháo đài bay hiện đại nhất ném xuống sẽ làm tê liệt mọi
hoạt động của nhân dân Việt Nam, nhưng thực tế thì các hoạt động vẫn diễn ra
bình thường liên tục không một giây gián đoạn.
Năm 1967, Bộ quyết định đổi tên Vụ Chữa bệnh thành Cục Phòng bệnh
chữa bệnh và giao thêm quyền hạn cho Cục, nhưng sau 3 năm hoạt động, mô
hình tổ chức Cục trong Bộ gặp nhiều trở ngại, nên năm 1970 Cục PBCB mang lại
tên Vụ PBCB - cử BS Lâm Bạch Mẩu Đơn nguyên Phó Giám đốc Viện Bảo vệ
bà mẹ trẻ sơ sinh và BS. Đào Ba Khu nguyên trưởng phòng nghiên cứu của Bộ
làm Phó Vụ trưởng.
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
Năm 1976, BS. Lê Vãn Phụng xin chuyển công tác về miền Nam, trực
tiếp làm chủ nhiệm bộ môn Tố chức y tế của Trường Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh, Bộ Y tế cử BS. Nguyễn Công Thắng - Vụ trưởng Vụ Lao động
tiền lương Bộ Cơ khí luyện kim về làm Vụ phó rồi Vụ trưởng và bổ sung đồng

chí Tràn Văn Huyền ở Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương và các BS: Nguyễn
Khánh Dư - Phó Giám đốc bệnh viện Chợ Rẩy, BS. Phan Trinh - Trưởng Ty y tế
Lai Châu, BS. Nguyễn Kim Phong - chuyên viên của Vụ, BS. Nguyễn Thế Thạch
- Trưởng phòng y tế huyện Mỹ Văn (Hải Hưng) làm Phó Vụ trưởng. Cũng trong
thời gian này Vụ Chữa bệnh được đổi tên thành Vụ Điều trị.
Năm 1984, Cục Quản lý sức khoẻ trung ương sát nhập vào Vụ Điều trị
thành Vụ quản lý sức khoẻ BS. Nguyễn Kim Đương được Bộ bổ nhiệm Vụ
trưởng Vụ Quản lý sức khoẻ thay BS Nguyễn Công Thắng lên làm Thứ trưởng.
TS. Đào Văn Trân - Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh về làm Phó Vụ trưởng. TS.
Lê Đức Chính - Phó Vụ trưởng, BS. Đỗ Chí Ngạc công tác ở Ban BVSKTW lên
làm Phó Vụ trưởng, PGS. Đỗ Trọng Hiếu - Phó Viện trưởng Viện bảo vệ sức
khoẻ bà mẹ trẻ sơ sinh lên làm Phó Vụ trưởng. Năm 1990, Bs. Đỗ Chí Ngạc
chuyển sang làm công tác Hội đồng BVSKTW. Năm 1991, Vụ Bảo vệ sức khoẻ
bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình được tách ra từ Vụ quản lý sức khoẻ do
PGS. Đỗ Trọng Hiếu làm Vụ trưởng.
Năm 1993, TS. Đào Văn Trân làm quyền Vụ trưởng, rồi Vụ trưởng Vụ
Quản lý sức khoẻ thay BS. Nguyễn Kim Đương về hưu. TS. Lê Đức Chính phó
Vụ trưởng, BS. Nguyễn Tiến Dĩnh Phó Vụ trưởng Vụ quản lý sức khoẻ.
Năm 1995, TS. Tràn Thu Thuỷ, Giám đốc Sở y tế Giao thông Vận tải được cử
làm Vụ trưởng, cũng năm này, Vụ Quản lý sức khoẻ đổi tên thành Vụ Điều trị.
TS. Lê Đức Chính - Phó Vụ trưởng, BS. Nguyễn Tiến Dĩnh - Phó Vụ trưởng. Sau
đỏ BS. Nguyễn Huy Thìn, chuyên viên của Vụ, TS. Đỗ Kháng Chiến (1999), phó
Giám đốc bệnh viện E được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng. Năm 1997, TS. Lê
Đức Chính nghỉ hưu. Năm 1999, BS. Nguyễn Tiến Dĩnh thôi Phó Vụ trưởng
chuyển sang làm công tác chuyên môn. Năm 2001, Ths. Lương Ngọc Khuê, phó
phòng Tổng hợp Văn phòng Bộ được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị. Vụ
Điều trị có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý Nhà nước về
lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, công tác
giám định trong ngành y tế và bảo vệ sức khoẻ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà
nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu là quản lý công tác khám chữa bệnh, chăm sóc,

điều dưỡng - phục hồi chức năng, chỉnh hình, giám định, bảo vệ sức khoẻ cán bộ
cao cấp của Đảng, Nhà nước và quản lý hành nghề y tư nhân.
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
Với nhiệm vụ của Vụ, chức năng quản lý Nhà nước, Vụ Điều trị đã tham mưu
lãnh đạo Bộ và xây dựng được nhiều văn bản pháp quy để nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh và thành lập các trung tâm như:
- Trung tâm y tế chuyên sâu, phát triển kỹ thuật: viện phí, bảo hiểm y tế,
xây dựng các mô hình khám chữa bệnh ngoài công lập: khám chữa bệnh tư nhân,
dân lập, bán công.
- Mô hình tổ chức từ Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương đến Ban bảo vệ sức
khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố ừong cả nước và xây dựng các văn bản pháp quy về
công tác này.
Các văn bản này đã góp phần quản lý bệnh viện về chuyên môn kỹ thuật,
cũng như các nguồn lực để bệnh viện được chính quy hiện đại, bộ mặt bệnh viện
thay đổi, nhiều kỹ thuật cao đã được thực hiện .
Trước những nhiệm vụ cấp bách và đòi hỏi thực tiễn trong công tác quản
lý nhà nước về khám, chữa bệnh để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, ngày 17 tháng 2 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số:
188/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2007 về quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong đó quy định việc thành lập Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh trên cở sở Vụ Điều trị - Bộ Y tế trước đây.
Ngày 22/5/2002, Thạc sỹ Lý Ngọc Kính, Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên
được bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Điều trị thay PGS. TS. Trần Thu
Thuỷ, được chuyển sang làm Trưởng Ban Chăm sóc sức khoẻ của Trung ương
Hội chữ Thập đỏ Việt Nam.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Ngành Y tế phải đối phó với những tác động
của nền kinh tế thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn để thích ứng với cơ chế
trị trường, đáp ứng được mong muốn của người dân ngày càng nhiều và càng cao
về chăm sóc sức khỏe đã bị giảm sút sau 30 năm chiến tranh. Do xác định được
phương châm: đa dạng hoá các hoạt động của ngành, xã hội hoá công tác y tế,
nên tuy chỉ mới 15 năm từ khi đổi mới đến nay, công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân đã tiến được một bước dài, bao gồm một hệ thống các cơ sở y tế nhà
nước, y tế tư nhân, hướng tới việc phục vụ nhân dân với số lượng nhiều hơn và
chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn và công bằng hơn. Điều có ý nghĩa lớn hơn là y
tế cách mạng đã gây cho nhân dân lòng tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa,
một chế độ coi trọng sức khỏe con người, tạo dựng được mối quan hệ mang tích
nhân văn cao cả giữa thầy thuốc và người bệnh, một nền y tế khác biệt hoàn toàn
với nền y tế của chế độ cũ trước cách mạng.
Việc kết họp y học cổ truyền với y học hiện đại cũng đạt được nhiều
thành tựu, trước hết là quan điếm chỉ đạo của ngành xuyên suốt 55 năm qua trong
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
mọi lĩnh vực hoạt động. Chúng ta kế thừa và phát huy được nhiều bài thuốc,
phương thuốc dân gian có hiệu quả, thành lập được 2 viện và 42 bệnh viện y học
cổ truyền, 262 khoa học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa, 8000 cơ sở hành
nghề tư nhân về y học cổ truyền, khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho
khoảng 30% bệnh nhân đến bệnh viện, đào tạo được hàng nghìn bác sỹ chuyên
khoa y học cổ truyền, từng bước hiện đại hoáy học cổ truyền, trồng và di thực
được nhiều cây thuốc quý, đóng góp nhiều kinh nghiệm cho các nước trên thế

giới và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở một trường đại học
y học cổ truyền.
Ngành Dược và ngành Trang thiết bị cũng đã trở thành ngành kinh tế kỹ
thuật. Chúng ta đã có những nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, thị
phần thuốc trong nước tăng nhanh, mức sử dụng thuốc khoảng 6 USD/ đầu người
(1999). Tổng giá trị xuất khẩu thuốc và dược liệu đạt 15 triệu USD (1999). về
sản xuất trang thiết bị, các nhà máy của ta đã liên doanh liên kết với các nước sản
xuất dụng cụ y tế thông thường, dụng cụ bằng cao su, chất dẻo và lắp ráp một số
máy móc hiện đại.
Bước vào thế kỷ XXI, nền y tế cách mạng nước ta có nhiều thuận lợi,
nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu
của người dân về các dịch vụ sức khỏe với khả năng của nền kinh tế còn hạn hẹp,
là phải giải quyết vấn đề công bằng trong việc chăm sóc sức khỏe và hiệu quả đạt
được trong nền kinh tế thị trường có sự phân tầng xã hội, vấn đề phục vụ sức
khỏe cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa. Chúng ta phải tìm cho ra con đường đi
thích họp, biết đón trước những thành tựu về khoa học công nghệ của thế kỷ XXI
để có thể tiến kịp các nước trong khu vực, hội nhập với nền y tế của thời đại
xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân đã dành cho Ngành Y tế cách
mạng Việt Nam.
❖ Sự khác nhau giữa hành nghề trong lĩnh vực Nhà nước và lĩnh vực tư nhân:
Hành nghề trong lĩnh vực Nhà nước và lĩnh vực tư nhân có sự khác nhau
về nhiều mặt như hình thức thành lập, quản lý, nguồn tài chính và nhân viên, cán
bộ.
Hành nghề trong lĩnh vực Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền Nhà nước
thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, đây một loại hình tổ chức
sự nghiệp Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về y tế và cung cấp dịch vụ
công, ở đây chính là những dịch vụ về y tế cho xã hội. Ngoài loại hình tổ chức sự
nghiệp còn có doanh nghiệp Nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành,
lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ
cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành và toàn bộ nền kinh tế; đòi hỏi

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
đầu tư lớn, có lợi thế cạnh tranh cao hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Doanh nghiệp
Nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mới
được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn để đầu tư,
xây dựng hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập có quy mô vốn
lớn, giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác. Bệnh nhân vào bệnh viện công do
Nhà nước quản lý và thường là đóng lệ phí miễn phí.
Khác với ngành nghề trong lĩnh vực Nhà nước, hành nghề trong lĩnh vực
tư nhân thường là các hình thức như bệnh viện tư nhân hay phòng khám tư nhân
hoặc nhà thuốc. Nguồn tài chính là vốn đàu tư nước ngoài và của cá nhân tổ chức
dưới các loại hình doanh nghiệp không do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ. Bệnh nhân vào bệnh viện tư phải đóng lệ phí bằng tiến túi hoặc do hãng bảo
hiểm tài trợ Bệnh viện. Ngoài khác biệt về tài chánh, tại một số nước, bệnh viện
tư có thể có khả năng phục vụ tốt hon vì nhân viên được tuyển chọn khắt khe
hon; trong khi bệnh viện công phần lớn nhân viên mới ra trường hoặc có tinh
thần không nhiệt tình.
1.1.1.2
Khái niệm về hành nghềy, dược tư nhân
Khi Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân còn hiệu lực, Pháp lệnh này đã
quy định cụ thể về khái niệm Hành nghề y, dược tư nhân. Tại Điều 3 khoản 1
Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân của ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội quy định

“Hành nghề y, dược tư nhân là việc cả nhân hay tổ chức đăng kỉ để thực hiện
khám, chữa bệnh; kinh doanh dược, vắc xin, sinh phấm y tế, trang thiết bị y tế
theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và các quy định khác
của pháp luật có liên quan”.
Tuy những quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân là những
quy định đã hết hiệu lực nhưng người viết cho rằng những khái niệm này cũng có
tác dụng giúp cho người đọc hiểu được những khái niệm và từ ngữ mà người viết
sử dụng nhằm làm rõ đề tài luận vãn tốt nghiệp. Luật Khám, chữa bệnh ra đời
thay thế cho Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và những văn bản có liên quan
đến Pháp lệnh hành nghế y dược tư nhân nhưng chỉ quy định về người hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh.
a. Khám, chữa bệnh vò hành nghề khảm, chữa bệnh
Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 không quy định cụ thể về hành nghề y,
dược tư nhân mà chỉ quy định về khám, chữa bệnh và hành nghề khám, chữa
bệnh.

GVHD: Phạm Mai Phưomg

Trang 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


4

Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 2003.

Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Luật khám chữa bệnh, khám bệnh là
“việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khảm thực thể, khi cần thiết thì chỉ
định làm xét nghiêm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định
phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận

Chữa bệnh là “việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được
công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục
hồi chức năng cho người bệnh
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Khám chữa bệnh năm 2009 “Người hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện
khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề)”. Ớ Luật Khám
chữa bệnh, nhà làm luật đã quy định chung cho ngành y tế công và tư nhân trong
việc hành nghề khám chữa bệnh chứ không quy định riêng cho người hành nghề
y dược tư nhân như ở Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 2003.
b. Dược và hành nghề dược:
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2006, thì
Dược được hiểu như sau: “Dược là thuốc để trị bệnh
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì Dược được định nghĩa cụ thể
hon. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Dược 34/2005/QH11, “Dược là thuốc và hoạt
động liên quan đến thuốc ”
Khoản 26 Điều 2 Luật Dược năm 2005 quy định “Hành nghề dược là việc
cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn dược của mình để kinh doanh thuốc
Đối với dịch vụ kinh doanh thuốc bao gồm dịch vụ bảo quản thuốc và
kiểm nghiệp thuốc. Đây là dịch vụ kinh doanh có điều kiện cần có giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh.
1.1.2

Cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

Ở Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân đã hết hiệu lực lại quy định cụ thể
về Cơ sở hành nghề y, dược tư nhân:
Cơ sở hành nghề y, dược tư nhân là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh
nghiệp đăng kí kinh doanh và quản lý, điều hành. Gồm: Cơ sở y dược dân lập và
Cơ sở y, dược có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ sở y dược dân lập4: là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu

tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân đóng góp và tự quản
lý, điều hành.
Cơ sở y, dược có vốn đầu tư nước ngoài5: Tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực khám bệnh, chữa

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 14 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


5

Điều
17
Nghị
định
số
hành một số điều củaQuản lý
tư nhân.

103/2003/NĐ-CP

ngày

12.9.2003

của

Chính


phủ

Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư

quy

định
chi
tiết
thi
Pháp
lệnh
hành
nghề
y,
dược
nhân

bệnh (kể cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền) dược, vắc xin, sinh
phẩm y tế, trang thiết bị y tế tại Việt Nam theo các hình thức quy định tại Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Hợp tác kinh doanh ừên cơ sở họp đồng họp tác kinh doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn đàu tư nước ngoài.
Như vậy, đối với cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có vốn đầu tư nước
ngoài, nhà đầu tư không được kinh doanh tất cả các hình thức của luật đầu tư mà
chỉ được kinh doanh trong nhữnh lĩnh vực quy định ở Nghị định 103/ 2001/NĐCP.
Nghề y, dược tư nhân là ngành nghề có điều kiện vì vậy các cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân phải đăng kí kinh doanh và phải có Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề y, dược tư nhân, các cơ sở y, dược tư nhân mới được hoạt

động. Việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở y, dược tư nhân được thực hiện
theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh.
Tuy nhiên, Luật Khám chữa bệnh và luật Dược ra đời lại quy định chung
như sau về hành nghề y dược chứ không quy định cụ thể về lĩnh vực tư nhân;
Luật Khám, chữa bệnh quy định ”Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cổ
định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh ”
Mặc khác, Nghị định 79 của Chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 2006 quy định
chi tiết về Luật Dược quy định như sau:
Cơ sở dược họp pháp là cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dược được thành
lập theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh thuốc;
- Bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Các trường đào tạo cán bộ dược;
- Các viện nghiên cứu dược, viện và trung tâm kiểm nghiệm về thuốc;
- Cơ quan quản lý nhà nước về dược;
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh
vực dược tại Việt Nam;
- Các cơ sở dược khác theo quy định của pháp luật. 5

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
1.1.3
Đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân

♦♦♦ Đăng kí kinh doanh hành nghề y, dược tư nhân:
Đăng kí kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một doanh
nghiệp vì vậy sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì doanh
nghiệp mới có được tư cách chủ thể để có thể tham gia hoạt động trên thị trường.
Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và đăng ký
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Đăng kí kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà
nước đối với cá nhân, tổ chức. Pháp luật Việt Nam không công nhận hình thức
doanh nghiệp kinh doanh mà không có đăng kí kinh doanh. Theo pháp luật hiện
hành, muốn kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân phải đăng kí doanh nghiệp.
Hiện nay, việc đăng kí doanh nghiệp có thể qua mạng điện tử. Việc đăng ký
doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do
doanh nghiệp đãng ký. Cũng như những ngành nghề buộc đăng kí kinh doanh
khác, các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân phải đăng kí kinh doanh theo quy định
của Luật Dược, Luật Khám, chữa bệnh và Luật doanh nghiệp.
Theo Điều 27 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp, đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp thực hiện
việc đăng ký doanh nghiệp thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc
gia.
♦♦♦ Quản lý đãng kỉ kinh doanh:
Nhà nước có vai trò quản lý về đăng kí kinh doanh và hành nghề lĩnh vực y,
dược tư nhân trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp các loại
giấy phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh này.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật về đãng kí kinh doanh, chỉ định một cơ quan
chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì phối họp với các bộ, ngành khác thực
hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực
hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp;
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:

- Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp
các điều kiện kinh doanh thuộc quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các
điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đổi các điều kiện kinh doanh bất
họp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công;

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
- Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh
tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền
quản lý nhà nước;
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;
- Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường;
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;
- Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống
Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;
- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Bộ
Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề
y, dược tư nhân.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
hành nghề y, dược tư nhân trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính
phủ. Sở Y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
• Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp và chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân:
* Giấy chủng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Còn gọi là giấy phép hoạt
động, là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở hành nghề y
dược tư nhân có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của luật về hành nghề y,
dược tư nhân. Các hình thức tổ chức hành nghề có đủ điều kiện quy định. Giấy
phép hành nghề được quy định chi tiết với các điều kiện, tiêu chuẩn, hình thức và
thời hạn hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau.
Theo khoản 5 Điều 2 Luật khám chữa bệnh năm 2009, Giấy phép hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh “là văn bản do cơ quan nhà nước có thấm quyển
cẩp cho cơ sở khảm bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định
của Luật này”. Điều kiện hoạt động là cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tư nhân bao gồm:
- Bệnh viện. Như vậy bệnh viện ở đây có thể là bệnh viện công lập và
bệnh viện tư nhân. Nhưng ở đây sinh viên chỉ nghiên cứu lĩnh vực tư nhân nên
chỉ đề cập tới bệnh viện tư nhân.
- Cơ sở giám định y khoa;
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

- Nhà hộ sinh;
- Cơ sở chẩn đoán;
- Cơ sở dịch vụ y tế;
- Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và các hình thức tổ chức cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội.
Giấy phép hành nghề dược: Luật Dược không có quy định về Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mà chỉ quy định về Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc. Nghị định 79 Điều 20 quy định “Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho các cơ sở kinh doanh thuốc đáp ủng
các điều kiện đối với từng hình thức kinh doanh thuốc”. Các cơ sở sản xuất thuốc
quy định tại Điều 3 của nghị định 79 , bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh
sau:
+ Cơ sở sản xuất thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
- Doanh nghiệp sản xuất thuốc;
- Hợp tác xã, hộ kinh doanh xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ
dược liệu.
+ Cơ sở bán buôn thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh sau:
- Doanh nghiệp bán buôn thuốc;
- Họp tác xã, hộ kinh doanh bán buôn dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ
dược liệu;
- Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.
- Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh quy định
tại khoản 1 Điều 24 của Luật Dược.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.
+ Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
+ Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
* Giấy chứng nhận đãng kỉ doanh nghiệp: Theo Điều 3 khoản 2 Nghị
định 43 ngày 15.4.2010 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp, Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh

doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
đồng thòi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký
thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh cũng được quy
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


6

Khoản 4 điều 2 của Luật khám chữa bệnh năm 2009.

Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
định cụ thể tại Nghị định 43 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp.
Thẩm quyền cấp do Phòng Đăng kí kinh doanh cấp tỉnh và phòng Đăng kí
kinh doanh cấp huyện. Mẩu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư quy định và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề y, dược tư nhân, để được hoạt động kinh doanh y, dược tư
nhân còn phải có các loại giấy tờ:
* Chứng chỉ hành nghềy, dược tư nhân:
Theo Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Chứng chỉ hành nghềy, dược
tư nhân là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân
có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư
nhân năm 2003.
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh: Chứng chỉ hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh6 là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ

điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám chữa bệnh.
Chứng chỉ hành nghề dược được quy định ở Khoản 1 Điều 14 Nghị định
79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Dược: Chứng chỉ hành nghề dược
được cấp cho người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc
phù họp với từng hình thức tổ chức kinh doanh. Người được cấp Chứng chỉ hành
nghề dược phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật
Dược và các quy định của Nghị định 79 quy định chi tiết về Luật Dược.
1.2

Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của công tác quản lý đăng kí

kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
1.2.1
Đối tượng
Là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
đăng kí kinh doanh và quản lý, điều hành cơ sở y, dược tư nhân tại Việt Nam.
Trong trường họp có điều ước quốc tế liên quan đến mà Việt Nam kí kết hoặc
tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế để quản lý.
1.2.2
Nội dung
• Bộytế:
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính Phủ
thực hiện quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh
vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y
khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; dược; mỹ phẩm; an toàn vệ

GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 19


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị
định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định
của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật của Bộ đã được
phê duyệt và các đề án khác về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ theo sự phân công của Chính phủ.
Chủ trì, phối họp với Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định danh mục dự trữ quốc gia; tổ chức thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc, hóa
chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng, chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa
theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm ừa và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia
sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và các vấn đề liên
quan đến sức khỏe.
Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hóa chất, chế
phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy
định của pháp luật; Thẩm định nội dung chuyên môn đăng ký quảng cáo hóa
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vục gia dụng và y tế;
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các

quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng
trong phạm vi cả nước;
* về khảm bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng:
Ban hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thành lập, sáp nhập, tổ
chức lại, giải thể các cơ sở khám, chữa bệnh;
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trình cấp có thẩm quyền công bố và ban
hành các quy định phân tuyến kỹ thuật, quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về lĩnh vục khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng,
giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
Thẩm định, quyết định cho phép ứng dụng các kỹ thuật mới trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của
pháp luật; Cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề y tư nhân và giấy chứng
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


Quản lý Nhà nước về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân
nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân đối với hình thức Bệnh viện tư nhân và
các cơ sở hành nghề y tư nhân có vốn đầu tư của nước ngoài theo quy định của
pháp luật;
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm ừa và đánh giá việc thực hiện các quy định
chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y
tâm thần.
* vềy dược co truyền:
Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thực
hiện việc kế thừa, bảo tồn, phát triển, hiện đại hóa y dược cổ truyền và kết họp y

dược cổ truyền với y dược hiện đại;
Ban hành các quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh
vực y dược cổ truyền;
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật
về y dược cổ truyền, kết họp y dược cổ truyền với y dược hiện đại;
Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề y dược cổ truyền tư nhân đối với bệnh viện y học cổ truyền tư
nhân và cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài theo
quy định của pháp luật.
* về dược và mỹ phấm:
Ban hành các quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược,
mỹ phẩm; ban hành Dược điển Việt Nam và Dược thư quốc gia;
Cấp, đình chỉ, thu hồi: chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký
hành nghề dược có vốn đầu tư nước ngoài; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc đối với các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở làm dịch vụ bảo quản thuốc,
dịch vụ kiểm nghiệm thuốc; giấy phép lưu hành thuốc; giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu thuốc; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP),
thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc
(GSP), thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng, thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch
dược liệu; giấy phép đăng ký hoạt động về thuốc tại Việt Nam của các doanh
nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối họp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan quản lý
nhà nước về giá thuốc, sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường;
tổ chức thực hiện và quyết định việc sử dụng dự trữ lưu thông thuốc;
Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn việc sử dụng thuốc họp lý, an toàn, hiệu quả;
chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm.
GVHD: Phạm Mai Phương

Trang 21


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc cẫm


×