Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới góc nhìn của các học thuyết kinh tế và sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản cho đến ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.95 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Lời
nói
đầu
Trang 2
Chương I: Lý luận về khủng hoảng của các học thuyết kinh tế
- Lý luận về khủng hoảng của học thuyết kinh tế của Malthus.
Trang 3
- Lý luận về khủng hoảng của học thuyết kinh tế của Sismodi.
Trang 5
- Lý luận về khủng hoảng của chủ nghĩa Mác – Lê - nin.
Trang 5
- Lời tiên đoán của Marx về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản
Trang 7
Chương II: Tìm hiểu về cuộc khủng hoảng năm 1929 – 1933.
Trang 10
Chương III: Chủ nghĩa tư bản hiện đại và nguyên nhân vì sao chủ nghĩa
tư bản vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay
Tìm
hiểu
về
chủ
nghĩa

bản
hiện
đại.
Trang 14
- Giải thích nguyên nhân vì sao chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.
Trang 18
Chương


IV:
Ý
nghĩa
của
việc
nghiên
cứu.
Trang 20
Chương
V:
Tài
liệu
tham
khảo
Trang 21

1


LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế - một bộ phận vô cùng quan trọng, đóng vai trò như xương sống
quyết định sự lớn mạnh của một quốc gia. Ngày nay, khi nhìn nhận vị thế của một
quốc gia, điều đầu tiên mà mọi người quan tâm đó chính là tình hình phát triển
kinh tế của quốc gia đó. Điều này đã tạo nên một cuộc chạy đua quyết liệt giữa các
nước tư bản chủ nghĩa để giành được vị trí siêu cường. Thế nhưng, trong cuộc
chay đua ấy, lịch sử đã không ít lần chứng kiến những cuộc khủng hoảng kinh tế
và hậu quả để lại của nó là vô cùng trầm trọng.
Mở đầu chuỗi khủng hoảng trên là cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1933,
và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007. Do đó việc

nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế rất cần thiết bởi nó giúp chúng ta hiểu rõ được
bản chất, nguyên nhân của khủng hoảng, từ đó đưa ra các chính sách, đường lối
kinh tế thích hợp.
Như chúng ta đã biết, năm 2007 được đánh dấu bằng sự kiện khủng hoảng
kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ việc hàng loạt ngân hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản.
Câu hỏi đặt ra cho các quốc gia lúc bấy giờ là làm sao để tối thiểu hóa thiệt hại và
nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng. Chính trong lúc này các học thuyết kinh tế
về khủng hoảng được các nước tư bản chủ nghĩa quay trở về tìm đọc. Mà cụ thể
hơn đó là học thuyết của Mác – Lê - nin. Ngoài ra có thể điểm thêm vài tên tuổi
như Ricardo, Mathus, Simondi… trong các học thuyết về khủng hoảng.
Để tìm hiểu kĩ hơn về các học thuyết này cũng như tính ứng dụng của
chúng trong nền kinh tế hiện đại nhóm chúng em đưa ra tiểu luận với đề tài
“Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới góc nhìn của các học thuyết kinh tế
và sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản cho đến ngày nay”.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy rất mong

2


nhận được sự góp ý chân thành của Thầy và của tất cả các bạn để đề tài tiểu luận
của nhóm được hoàn thiện hơn.

Xin cám ơn!

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG
HOẢNG CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ.
LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
TRONG HỌC THUYẾT CỦA MALTHUS.
1. Học thuyết kinh tế của Malthus về khủng hoảng kinh tế

Malthus đã giải thích nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, đó là tiền
lương của công nhân thấp hơn giá trị của hàng hóa nên họ không thể mua hết số
hàng hóa sản xuất ra.Đồng thời,tiêu dùng của nhà tư bản cũng sụt giảm do sự tiết
khiệm quá mức bởi vì nhà tư bản quá ham muốn đầu tư.Tất cả những điều đó làm
mức cầu sụt giảm, dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Theo ông, để khắc phục tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa, cần phải có
tầng lớp thứ ba ngoài giai cấp công nhân và nhà tư bản.Đó là tầng lớp không sản
xuất như tăng lữ,quân đội, cảnh sát…Ông gọi lớp người này là “người thứ ba” để
chống sự khủng hoảng sản xuất thừa.
2. Lý luận về khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa theo học thuyết
của Malthus.
Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong
xã hội, nhưng ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này
đang phát triển không đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang
đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng
hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính, v.v.… Đối
với những nhà kinh tế cổ điển cùng thời thì quan điểm này của ông bị xem như
một quan điểm lập dị.
3


Như chúng ta đã biết qua với Adam Smith, tầm nhìn của các nhà kinh tế cổ
điển chỉ trong phạm vi là thị trường và cơ cấu định giá của nó hoạt động nhằm
mang đến sự phân bổ những nguồn tài nguyên và hàng hoá cho xã hội một cách
trơn tru dễ dàng. Có thể đây là tình trạng sụp đổ tạm thời hoặc giả chỉ đối với
ngành mậu dịch, ví dụ như các nhà sản xuất các sản phẩm may mặc có thể ước
lượng nhu cầu về mặt hàng của họ quá mức và do đó tạm thời "cung cấp quá mức"
cho thị trường, nhưng trong trường hợp như vậy người ta sẽ tin rằng mức cung gia
tăng liên quan đến mức cầu sẽ làm mức giá giảm xuống và cũng sớm làm cho
cung liên kết trở lại với cầu. Hoặc giả, giai đoạn tích luỹ quá nhanh có thể gia tăng

mức lương trên mức bình thường, nhưng theo như Smith và Malthus, mức lương
gia tăng như thế sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn cung lao động,
và từ đó lại đẩy mức lương giảm lại.
Jean-Baptiste Say (1767-1832) là người thể hiện rõ tầm nhìn cổ điển này,
ông cho rằng thị trường có thể loại bỏ tình trạng khủng hoảng, ông là một nhà kinh
tế học người Pháp và rất ngưỡng mộ Adam Smith. Say đưa ra nhiều lập luận về
vấn đề này trong chương XV, quyển I của tác phẩm Trait d'economie politique của
ông:
"Chú ý rằng một sản phẩm sau khi làm ra sớm muộn cũng được tung ra thị
trường mà trong đó đã đầy các sản phẩm khác. Khi nhà sản xuất đó hoàn tất sản
phẩm của mình, ông ta chỉ quan tâm đến việc làm sao để bán sản phẩm ra ngoài
ngay lập tức để cho nó không bị mất giá nếu bị tồn kho. Ông ta cũng không ít quan
tâm đến việc dùng số tiền mà ông ta có để sản xuất ra nó; bởi vì giá trị của đồng
tiền cũng sẽ bị giảm. Nhưng cách duy nhất để tiêu thụ số tiền đó là mua món hàng
khác. Do vậy chỉ trong trường hợp tạo ra một sản phẩm sẽ lập tức mở ra một lối
thoát cho những sản phẩm khác."
Những phát biểu như thế đã phổ biến đến tầm nhìn của thị trường và dẫn
đến mọi người thườg xuyên tham khảo cái gọi là "Quy luật Say", nghĩa là "mức
cung sẽ tự tạo ra mức cầu cho riêng nó" (supply creates its own demand) điều này
như một chân lý hiển nhiên về hành vi của nền kinh tế thị trường nói chung -- nếu
không phải nằm trong trường đặt biệt. Mặt khác, Malthus xem xét đến thực tiễn
vấn đề tư bản chủ nghĩa trong thời của ông ta và thấy được những vấn đề đang nổi
cộm lên mà sau này những nhà kinh tế gọi là "chu kỳ kinh doanh" hay bằng một
cái tên ít lạc quan hơn "những cơn khủng hoảng". Ông thấy rằng những chu kỳ
hay cơn khủng hoảng như thế không có giới hạn trong một thị trường đặc biệt nào
cả, cũng như Smith, ông tin rằng nếu chúng xãy ra thường xuyên thì chính những
người như công nhân, thương buôn, ngân hàng, v.v.... sẽ phải gánh hậu quả. Ông
lập luận rằng dù có phải như vậy hay không thì con người phải nhận thức được sự
tồn tại về những gì đang tái diễn trở lại, những gì mà ông gọi là "khủng hoảng
thừa phổ biến" và định nghĩa của nó như sau:


4


"Khủng hoảng thừa được xem là phổ biến bắt nguồn từ nguồn cung thừa
thải quá mức hay do mức cầu giảm đi, một lượng hàng hoá đáng kể bị giảm giá trị
xuống thấp hơn cả chi phí cơ bản được bỏ ra để sản xuất ra nó"
Quan điểm của Malthus về "khủng hoảng thừa" gây nên một cuộc tranh
luận giữa ông và những người bạn của ông cũng như với nhà kinh tế David
Ricardo - đồng nghiệp của ông. Như chúng ta thấy rằng đây không chỉ là vấn đề
duy nhất mà ông và Ricardo không có cùng một quan điểm.
(Nguồn:
name=News&file=article&sid=122)

/>
LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ
NGHĨA TRONG HỌC THUYẾT CỦA SISMODI
1. Lý luận thực tiễn và khủng hoảng kinh tế:
Theo Sismondi, điều kiện để thực hiện sản phẩm là sản xuất phải phù hợp
tiêu dùng. Nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng tức “tiêu dùng không đầy đủ” thì có
một bộ phận sản xuất thừa ra và gây khủng hoảng kinh tế.
Ông cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là lĩnh vực phân phối.
Khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì sản xuất càng mở rộng, mặt khác tiêu
dùng càng giảm bớt, đó là nguyên nhân của khủng hoáng kinh tế.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thị trường trong nước bị thu hẹp
thường xuyên do công nhân bị thất nghiệp, thu nhập giảm sút còn bản thân nhà tư
bản lại tích lũy một phần thu nhập. Ngay người sản xuất nhỏ khi bị phá sản cũng
mất khả năng tiêu dùng. Con đường giải quyết nạn khủng hoảng kinh tế là củng cố
lại sản xuất hàng hóa nhỏ của giai cấp tiểu tư sản.
2. Hạn chế trong lý luận khủng hoảng của Sismondi:

Mặc dù cho ông đã phát hiện ra được nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng.
Tuy nhiên, học thuyết của ông vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, ông cho rằng không có khủng hoảng trêm phạm vi toàn bộ nền
kinh tế, mà chỉ có khủng hoảng bộ phận trong các ngành sản xuất riêng lẻ.
Thứ hai, chưa thấy được mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, cho nên
ông cho rằng tiêu dùng lạc hậu hơn so với sản xuất.
Thứ ba, ông cho rằng thu nhập quốc dân ngang bằng với sản phẩm hàng
năm, toàn bộ sản phẩm bằng khối lượng thu nhập, chi dùng cho cá nhân, ông
chưa thấy đc nguồn gốc của tích lũy.
Thứ tư, ông chưa thấy được sự giàu có, tăng của cải của xã hội. Do vậy mà
ông khẳng định ngoại thương là lối thoát cho TBCN.
LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRONG HỌC THUYẾT CỦA MALTHUS.
5


Quan điểm của Marx về khủng hoảng kinh tế:
Trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin, khủng hoảng kinh tế là
khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm
thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã
hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.
Nối gót quan điểm của Malthus, Marx nhận thức khả năng "khủng hoảng
chung" do tổng mức cầu không tương xứng. Nhưng không giống như Malthus
(giống Ricardo và John Maynard Keynes ở thế kỷ sau) Marx nhận thấy rằng mức
cầu đối với hàng sản xuất bổ sung vào mức cầu cho hàng tiêu dùng để cấu thành
tổng cầu. Do vậy, những gì ông đồng tình với Malthus là khuynh hướng về những
động lực phát triển của tư bản nhằm giữ nguyên mức lương phải trả cho công nhân
và gia tăng mức cầu cho hàng tiêu dùng. Marx trình bày lại quan điểm đó như sau:
“sự gia tăng dân số không kiểm soát không phải là động lực chính mà là sự trái

ngược nhau giữa một bên là mức lương giảm thiểu hành vi của nhà tư bản và mặt
khác lợi nhuận làm tối đa hoá những nổ lực mở rộng sản xuất và thị trường của
họ”. Nói cách khác, Marx là một "người chỉ tiếp nhận một phần" vì ông thấy được
nhược điểm của giai cấp lao động và ưu điểm của giai cấp tư sản cũng như khuynh
hướng sản xuất vượt nhu cầu tiêu thụ.
Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận Marx là khủng hoảng không phải
ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư
bản với vai trò là một hình thái xã hội. Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư
bản chính là tư bản”.
Những lý luận này bao gồm:
- Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng
chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi
nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
-

Tiêu thụ dưới mức:. Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh
giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó
tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề
thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản
xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung.
Marx thấy rằng các cuộc cách mạng sẽ có thể xảy ra do những điều kiện
công việc áp đặt quá khắc nghiệt trong suốt thời kỳ cắt giảm tiền lương, bóc
lột lao động và tất cả những điều tồi tệ khác mà nó gây ra (giảm tiêu thụ,
thậm chí gây ra nạn thiếu ăn và chết đói, bệnh tật,…). Vào thế kỷ 19, không
biết đã có biết bao cuộc cách mạng nổi dậy trong những giai đoạn như thế.
6


Do vậy, đối với Marx, không có một vòng quay kinh tế nào đảm bảo được
tính chu kỳ của nó, sẽ luôn có những mối nguy hiểm đối với công việc kinh

doanh, cũng như những cơ hội cho người công nhân thực hiện thành công
cuộc cách mạng và làm sụp đổ chế độ này.
Tuy nhiên, cũng có một giải pháp để đối phó với tình trạng khủng hoảng:
ngừng hoặc giảm sản xuất và gia tăng thất nghiệp để giảm lương và lấy lại
lợi nhuận. Điều này nghĩa là kinh doanh sẽ biến khủng hoảng của chính nó
thành khủng hoảng cho người công nhân và qua đó nó có thể chiếm lại vị
trí ưu thế. Lấy lại lợi nhuận sẽ có lại đầu tư mới, gia tăng tổng cầu và tạo ra
vòng phát triển mới.
-

Sức ép lợi nhuận từ lao động: Trong những giai đoạn phát triển nhanh
(trong giai đoạn phát triển và bùng nổ của chu kỳ) Marx nhận thấy được
tăng mức đầu tư sẽ dẫn đến nhu cầu cần lao động vượt xa so với sự phát
triển của mức cung lao động và do đó se dẫn đến tăng lương vì thị trường
lao động khan hiếm và người công nhân sẽ có nhiều quyền lực hơn so với
chủ của họ. Nếu mức lương tăng quá nhanh và cao hơn cả năng suất thì lợi
nhuận sẽ bị giảm, đầu tư sẽ giảm và do đó sản xuất bị đình trệ vì tổng cầu
bị thu hẹp lại. Nói cách khác, những điều kiện thích hợp trong đó người
công nhân có nhiều quyền lợi là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế,
đầu tiên là giảm tỷ suất lợi nhuận và sau đó là giảm phạm vi hoạt động.

Bên cạnh đó, theo Marx, tiền tệ với chức năng là phương tiện lưu thông,
phương tiện thanh toán cũng là mầm móng dẫn đến khủng hoảng kinh tế:
- Phương tiện lưu thông: với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm
môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông
hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là
lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền
làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi
mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí
giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

-

Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để
trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng
hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu.
Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá
trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền
mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển
của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách
thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc
mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi
hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một

7


khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác,
phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

Dự báo của Marx về sự sụp đổ của Chủ nghĩa tư bản:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay bắt đầu từ sự sụp đổ của hệ thống
tài chính Mỹ sau đó lan ra nhiều nước. Cuộc khủng hoảng này không phải do
nguyên nhân từ bên ngoài mà nó nằm trong sâu thẳm của chính hệ thống kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản. Các tập đoàn tài chính kếch xù, xuyên quốc gia, đa
quốc gia của Mỹ và các nước tư bản đã thao túng, kiếm lợi riêng, thoát khỏi bàn
tay kiểm soát của Nhà nước tư sản, đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào thảm họa. Như
vậy, Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã từng áp dụng học thuyết của
Keynes, lý thuyết kinh tế hỗn hợp của Samuelson điều hòa mối quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường và tiếp đó là lý thuyết của Hayek "giảm thiểu vai trò của Nhà
nước" (Nhà nước tối thiểu, thị trường tối đa), v.v. nhưng tất cả những lý thuyết đó
gần như đã sụp đổ, đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều ý kiến khơi dậy tư tưởng

cũng như những phân tích mặt trái chủ nghĩa tư bản mà Karl Marx từng đưa ra
cách
đây
hơn
một
thế
kỷ...
Trong quyển “Tư bản”, Marx nhấn mạnh giới chủ làm giàu trên xương máu họ và
giới trùm tư bản sẽ phải đổ sụp dưới sức nặng của những mâu thuẫn nội tại.
Marx viết:
“Việc cho nhau vay giữa các nhà công nghiệp và thương nhân lại kết hợp
với những khoản mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho họ vay, để đổi lấy
các kỳ phiếu. Vì các kỳ phiếu chỉ đơn thuần là những kỳ phiếu ảo, và vì các giao
dịch về hàng hóa chỉ nhằm độc có mục đích tạo ra các kỳ phiếu, cho nên toàn bộ
quá trình đã trở nên rắc rối tới mức cái vẻ bề ngoài tường như công việc kinh
doanh vẫn diễn ra rất vững chắc và vẫn thu hồi được tư bản về một cách liên tiếp
- cái vẻ bề ngoài đó vẫn có thể được duy trì một cách yên ổn trong một thời gian
dài, nhưng thực ra thì đã từ rất lâu, những khoản thu tiền về này chỉ được thực
hiện một phần bằng cách đập vào lưng những người cho vay tiền bị lừa gạt, hay
những người sản xuất bị lừa gạt. Thành thử chính ngay trước khi bị phá sản, công
việc kinh doanh luôn luôn có cái vẻ hầu như vẫn quá ư lành mạnh, cho tới khi đột
nhiên bị phá sản” (Tư bản, quyển 111, chương XXX)
Ta có nhiều lý do để giải thích cho câu hỏi: “Vì sao người ta trở lại đọc
C.Mác
trong
thời
khủng
hoảng
kinh
tế

toàn
cầu?”
-

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã cho thấy rõ: Chủ nghĩa tư
bản tự do mới (tân cổ điển) với cả hệ thống lý luận và thực tiễn của nó đã
sụp đổ. Chủ nghĩa tư bản không phải là vĩnh hằng. Khi chủ nghĩa tư bản
đang thời kỳ bình minh ở đầu thế kỷ 19, nhà lý luận kinh tế học tư bản
Ricardo tin rằng chủ nghĩa tư bản có khả năng tự điều chỉnh, tự cân bằng,
8


-

-

không thể để xảy ra khủng hoảng. Nhưng trên thực tế, chỉ hai năm sau ngày
ông mất, cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản đã nổ ra (1825). Khi
nghiên cứu một cách sâu sắc chủ nghĩa tư bản từ giữa đến nửa đầu cuối thế
kỷ 19, chính C.Mác đã phát hiện tính khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư
bản (khủng hoảng tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh rồi lại bước vào khủng
hoảng mới, v.v.). Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách để thích ứng, tiếp tục phát
triển thì tính chất, quy mô, thời gian, chu kỳ khủng hoảng càng về sau càng
trầm trọng hơn mà thôi. Nghiên cứu khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay,
người ta thấy rằng có rất nhiều vấn đề đã được C.Mác phân tích, dự báo
trong bộ "Tư bản", đặc biệt trong lý luận "tái sản xuất tư bản xã hội". Có rất
nhiều mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay với những phát
hiện trong bộ "Tư bản" của C.Mác.
Giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở mọi quốc gia trên thế giới đều là
những người bị tổn thất, mất mát nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng này.

Mỗi ngày, báo chí lại cập nhật thêm thông tin số lượng người lao động gia
nhập đội quân thất nghiệp ngày càng tăng. Những người thất nghiệp mà
C.Mác đã dự báo gần hai thế kỷ trước, bây giờ đã lên đến con số hàng tỷ
người.
Trong lý luận về tích lũy, C.Mác đã cảnh báo: Quá trình tích lũy tư bản đã
dẫn đến kết quả hai mặt trái ngược: Tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp
tư sản và tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp vô sản. Càng bị bần cùng thì
giai cấp vô sản càng phải chấp nhận điều kiện bị bóc lột nặng nề hơn. Ðó
chính là bản chất, là nguồn gốc dẫn tới sự bất công, bất bình đẳng xã hội.
Trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng cho thấy sự chênh lệch ngày càng
lớn giữa kẻ giàu và người nghèo. Toàn cầu hóa tuy có những mặt tích cực,
nhưng nó cũng đã đẻ ra sự phân hóa ghê gớm giữa giàu và nghèo.

Marx không chỉ mô tả hiện tượng mà còn lý giải hết sức sâu sắc nguyên
nhân của các cuộc khủng hoảng, vì sao người ta lại không nhận biết được dấu hiệu
của một cuộc khủng hoảng sắp nổ ra, và rồi sau cuộc khủng hoảng mọi sự sẽ diễn
biến tiếp như thế nào v.v...
Ðể ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, thế giới đang cần
tìm lời giải mới. Vì thế người ta quay trở lại đọc Mác, tìm hiểu sâu sắc hơn về học
thuyết Mác và hướng tới chủ nghĩa xã hội đích thực là hoàn toàn có cơ sở lý luận
và thực tiễn.
Trong bối cảnh như hiện nay, chưa ai dám nói chủ nghĩa tư bản đã đến hồi
cáo chung nhưng những gì Karl Marx từng cảnh báo thể hiện rằng ở một ý nghĩa
nào đó, Marx đã đúng bởi cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy chủ nghĩa tư bản
luôn tiềm tàng nguy cơ sụp đổ.
Nguồn:
9





oitv.

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1929 –
1933.
Đại Suy thoái là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến
hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị
trường chứng khoán phố Wall vào ngày 29 tháng 10 năm 1929(còn được biết đến
như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn
Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại
quốc tê suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy
thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều
phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh vực khai mỏ và
khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác
nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.
1. Nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng
Có nhiều cách giải thích về nguyên nhân gây ra cuộc Đại khủng hoảng
1929 -1933. Nhưng suy cho cùng, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ
ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929
đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa trước sức mua quá thấp
của xã hội.
Qua tìm hiểu của nhóm thuyết trình, những nguyên nhân được trình bày
dưới đây là những nguyên nhân được phân tích dựa trên các trường phái kinh tế tư
bản chủ nghĩa:
1. Theo trường phái Áo, nguyên nhân bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính
phủ vào thập kỷ 1920. Sự dễ dãi trong tăng tín dụng đẩy các ngân hàng dễ
dàng cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng
hoảng, đẩy thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay
quá nhiều, rủi ro quá mức không được quản lý. Khi thị trường chứng khoán

sụp đổ, kéo theo sụp đổ dây chuyền của các thể chế tài chính do các khoản
nợ kém không đòi được.
2. Theo trường phái Keynes, cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do không
hoạt động được. Dù lãi xuất giảm nhưng đầu tư không tăng được do kỳ
vọng về tương lai quá bi quan.
10


3. Theo trường phái của kinh tế tiền tệ (monetarist), khủng hoảng là do sự siết
chặt quá mức của cung tiền năm 1930, và rằng Cục dự trữ Liên Bang đã sử
dụng sai chính sách tiền tệ, đáng nhẽ phải tăng cung tiền, thay vì đã giảm
cung tiền.
(Nguồn: />%E1%BA%A3ng)
2. Diễn biến của cuộc Đại khủng hoảng
Giá cả tại thị trường chứng khoán bắt đầu giảm từ tháng 9/1929, nhưng khi
đó nhìn chung nhà đầu tư nói chung vẫn rất lạc quan. Những nhà đầu cơ tiếp tục
nhảy vào thị trường. Ngày thứ hai, 21/10/1929, giá bắt đầu giảm nhanh. Khối
lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Nhà đầu tư vô cùng hoang mang và sợ hãi. Nhận
ra rằng giá bẳt đầu"rơi", chứ không còn tính được giảm bao nhiêu, nhiều người lao
ra bán. Điều này làm cho sự sụp đổ diễn ra nhanh hơn. Giá có ổn định lại một chút
vào ngày thứ ba và thứ tư, nhưng cho đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929,
mọi thứ đều vỡ tan. Hầu hết những nhà đầu tư lớn đều mất niềm tin vào thị trường.
Tất cả nhà đầu tư đều đồng ý ở một điểm - đã hết tăng rồi. Thị trường có hồi phục
lại một chút vào thứ Sáu và thứ Bảy khi một nhóm các ngân hàng lớn tham gia
tham gia vào với nỗ lực cố gắng chặn lại sự sụp đổ của thị trường. Nhưng vào thứ
hai tuần sau, ngày 28, giá tiếp tục giảm 13%. Ngày hôm sau, Thứ Ba Đen Tối,
khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được giao dịch. Cổ phiếu giảm liên tục,
thường
xuyên
không


người
mua.

11


Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con số "hoảng loạn" khi người
gửi tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép này, một số khác
buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929
đến 1933.

Đám đông bên ngoài Ngân hàng Liên hiệp Mỹ của bang New York trong thời
gian đột biến rút tiền gửi giai đoạn đầu của Cuộc đại suy thoái 1929-1933
- Nguồn: Wikipedia

Như vậy, cuộc khủng hoảng đã chính thức bắt đầu từ nước Mĩ. Sản lượng
công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%,
11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác

12


động mạnh mẽ. Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù
đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển
chứ không được bán giá hạ.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh,
sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp
sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm
1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu

nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở
các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
Giải pháp:
Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính
sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền
trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản.
Ở Mỹ. Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị
trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm
yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.
Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống
năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất
nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến
khích
phát
triển
chương
trình
an
sinh

hội.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi
phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.
Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm
nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo
vệ
các
khoản
thế
chấp.

Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết
kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương
(để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh
tế
mới
hồi
phục.
Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất
khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay
cho
hàng
triệu
người
đã
tham
gia
vào
quân
ngũ.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
(Nguồn: />3. Hậu quả để lại
Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến
năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong
lịch
sử
của
chủ
nghĩa


bản.
- Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm
38 % , riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn
13


công

ty
bị
phá
sản.
- Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn công
ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.
- Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá. Riêng ở Mĩ có 75% nông
trại đã bị phá sản, người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng
trăm triệu lít sữa.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng
tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng:
• Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp
trong tổng số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân
bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực. Số người có việc
làm thì bị giới chủ tăng ngày làm việc, giờ làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều
đó là sự phản kháng của họ và làm bùng nổ phong trào đấu tranh của quần chúng
nhân
dân.
• Từ năm 1929 - 1932: trong 15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của
công
nhân
với

sự
tham
gia
của
8,5
triệu
người.
• Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì
vậy đòi hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng
kinh
tế.
• Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng
sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa.
• Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy
chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức
năm 1933, Hít-le lên cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính
quyền phát xít cũng được thiết lập). Sự ra đời của trục phát xít Ber-lin - RômaTôkyô đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng
nổ
nguy

của
cuộc
đại
chiến
thế
giới
thứ
hai.
(Nguồn: />4. Bài học cho ngày nay.
Có ba bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra và áp dụng để giải

quyết cuộc khủng hoảng hiện nay
- Bài học thứ nhất là thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế các nước có
liên hệ mật thiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng
đến nhiều lĩnh vực khác.
- Bài học thứ hai là các chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động khi
kinh tế khủng khoảng. Việc chính phủ Mỹ và các ngân hàng trung ương chậm
chạp can thiệp những năm 1930 khiến cuộc khủng hoảng ngày một tệ hại..
- Bài học thứ ba, có nguy cơ khoảng trống về chính sách giữa hai nhiệm kỳ
tổng thống . Năm 1933, khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ diễn biến xấu hơn

14


trong khoảng thời gian 5 tháng giữa khoảng thời gian cuộc bầu cử hoàn thành và
tổng thống mới nhận chức.
CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
VÌ SAO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI VẪN CÒN TỒN TẠI CHO
ĐẾN NGÀY NAY

Những bước phát triển và biến chuyển trong lòng
chủ nghĩa tư bản hiện đại.
I- Chủ nghĩa tư bản cũ và sự phát triển qua các giai đoạn đến ngày hôm nay
1) Chủ nghĩa tư bản kiểu cũ:
Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của nhà nước tư bản
chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà
nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã
hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa cũ:
- Thành phần kinh tế tư nhân: Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động,
lực của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết

các vấn đề xã tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội .
- Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do
kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính.
Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Việc
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn của các
chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận.
- Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa.. Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và thường thì
cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động do vậy trong xã hội tư bản chủ
nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp và nguy cơ của nạn thất nghiệp đóng vai trò
kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy
đua bảo vệ chỗ làm việc.
- Kinh tế thị trường và cạnh tranh: nền kinh tế về cơ bản là tự định hướng, tự điều
hành, tự phát theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là
nền kinh tế thị trường.
2) Và sự phát triển đến ngày hôm nay

15


Trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng gắn với các cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ, nhất là những năm 80 của thế kỷ XX, với sự phát triển như
vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới đã dẫn đến sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá thúc đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại
chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế (độc quyền xuyên quốc gia). Nó triệt để
tận dụng ưu thế về thực lực mọi mặt nhằm bành trướng thế lực trên quy mô toàn
cầu với mục đích cố hữu là thu lợi nhuận độc quyền cao. Thực tế cho thấy, bình
quân tỷ suất chiếm đoạt lợi nhuận trong các nước tư bản phát triển là 300%, cá
biệt có những nơi lên tới 700% - 800%. Do đó về thực chất, "nhà nước phúc lợi",
"chủ nghĩa tư bản nhân dân", "chủ nghĩa tư bản xã hội"... không phải là biện pháp

đổi mới triệt để chất lượng cuộc sống người lao động, xoá bỏ nghèo khổ, mà là để
duy trì sự nghèo khổ trong trật tự.
Trào lưu chủ nghĩa tự do mới ra đời trở thành căn cứ lý luận để chủ nghĩa
tư bản lũng đoạn quốc tế bành trướng ra toàn cầu. Sự bùng nổ mạng lưới các công
ty xuyên quốc gia và internet làm cho thị trường toàn cầu trở thành công xưởng
toàn cầu, tạo cơ sở vật chất to lớn để CNTB thực hiện tham vọng lũng đoạn,
khống chế toàn cầu. Chủ trương cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là tư nhân hoá
mạnh mẽ tất cả những gì tư nhân làm có lợi hơn là chính phủ làm; giảm thuế, tài
trợ kích thích tư nhân đầu tư; giảm mạnh chi tiêu phúc lợi xã hội, tạo điều kiện
tăng lợi nhuận cho giới tư nhân kinh doanh. Qua đó, đẩy nhanh việc ứng dụng
công nghệ mới, tạo ra sự nhảy vọt của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự hình thành
nền kinh tế tri thức ở các nước tư bản phát triển. Sự bành trướng của CNTB độc
quyền quốc tế ra phạm vi toàn cầu càng được đẩy mạnh sau khi hệ thống xã hội
chủ nghĩa tan vỡ.
II- Những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Một là, CNTB trong xu thế toàn cầu hoá còn khả năng phát triển kinh tế xã hội, nhất là chuyển sản xuất sang chiều sâu như hiện nay. Sở hữu tư nhân, lợi
ích tư nhân vẫn còn là động lực lâu dài của phát triển kinh tế nói chung trong
CNTB.
Hai là, sự thích ứng của CNTB thông qua những điều chỉnh về nhiều mặt,
không vượt được giới hạn lợi ích tư sản. Kinh tế - xã hội phát triển được một bước
thì mâu thuẫn tư bản và lao động lại bộc lộ ra có quy mô rộng lớn hơn và đi vào
chiều sâu hơn, không thể có cách giải quyết triệt để trong khuôn khổ CNTB.
Ba là, CNTB toàn cầu hoá tạo ra được nền kinh tế tri thức, chuyển mạnh
được sản xuất ở trình độ cơ khí sang tin học hoá và từ đây quá trình toàn cầu hoá
kinh tế ngày càng phát triển. Nhưng toàn cầu hoá, bên cạnh mặt tích cực, thì do sự
gia tăng khống chế của CNTB lũng đoạn toàn cầu với mạng lưới đồ sộ vươn rộng
khắp hành tinh của các tổ chức tư bản độc quyền xuyên quốc gia, thực sự là một
16



quá trình đầy mâu thuẫn, hàm chứa sự bất bình đẳng mà phần bất lợi đang thuộc
về các nước đang phát triển với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa.
Bốn là, CNTB thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì
không dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, CNTB toàn cầu hoá thực sự là
"chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản", là "chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư
bản, phi tư bản". Chiến tranh, môi sinh, bất bình đẳng, phát triển vì con người...
biết bao nhiêu vấn đề có tính sống còn phải khắc phục trong các lĩnh vực trên, và
sự khắc phục này về cơ bản là khắc phục chính CNTB toàn cầu hoá.
Như vậy, những biện pháp điều chỉnh của CNTB không làm thay đổi bản
chất của nó. Tuy nhiên, xu hướng vận động khách quan của CNTB trong xu thế
toàn cầu hoá tiếp tục chuẩn bị tiền đề không chỉ vật chất - kỹ thuật, mà cả những
nhân tố hợp lý trong thiết chế chính trị, nhà nước cho chủ nghĩa xã hội. Trên góc
nhìn này, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là sự hiện thực hoá cái lô-gic phát
triển của lực lượng sản xuất và nền văn minh mà nhân loại đạt được trong CNTB.
Toàn bộ tình hình như đã nêu làm cho việc thay thế chế độ tư bản để mở đường
cho sự phát triển xã hội trở thành vấn đề thời sự của lịch sử đương đại.
III- Biến chuyển trong long tư bản chủ nghĩa ngày nay
Vẫn diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ
Vật giá leo thang ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tiêu điều, còn trong
giai đoạn phục hồi thì mức tăng của sản xuất cũng rất thấp, tình trạng ngưng trệ
hầu như diễn ra dài hơn... Ngoài khủng hoảng kinh tế chu kỳ, trong CNTB hiện
còn song hành khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng thể chế quản trị - điều tiết
kinh tế. Những hình thức của khủng hoảng cơ cấu là sự mất cân đối nghiêm trọng
nền kinh tế do các nhân tố không có tính chất chu kỳ tạo ra như: khủng hoảng
năng lượng, nguyên liệu (giá tăng vọt), khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới,
khủng hoảng tín dụng, nợ nần quốc tế, lạm phát mang tính thế giới...) Tình trạng
lao động bị tha hoá và cũng chính là một nguồn gốc lớn của mâu thuẫn trong xã
hội tư bản đương đại.
Một câu hỏi lớn đã làm đau đầu các nhà lý luận tư sản rằng: vì sao các nước
tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ, là nền kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn

30% GDP thế giới lại không thể loại trừ,ngăn chặn, hạn chế được cuộc khủng
hoảng đang diễn ra hiện nay? Trả lời câu hỏi này, có các ý kiến khác nhau, trong
đó, có những nghiên cứu cho rằng: Chủ nghĩa tư bản điều chỉnh chỉ làm trầm
trọng thêm tính chất của khủng hoảng kinh tế.
Những mâu thuẫn vốn có của nó lại bộc lộ trầm trọng thêm.

17


Ngân sách quân sự của Mỹ từ 192 tỉ năm 1981 tăng lên 370 tỉ năm 1988,
đến thời G.W Bush (con) tăng lên gần 600 tỉ USD năm 2008, cùng với việc Mỹ sa
lầy trong cuộc chiến ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan... Điều này đã làm "méo mó" nền kinh
tế và đời sống xã hội Mỹ. Giảm phúc lợi công cộng đi đôi với tăng đóng góp của
người lao động, gây ra bất bình lớn trong xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính trầm trọng bắt đầu từ nước Mỹ (từ tháng 8-2007) lan rộng ra toàn cầu trong
mấy năm qua làm nổi rõ những bất ổn trong cấu trúc kinh tế tư bản và những nan
giải mà các định chế kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Hầu như tất cả các nước
tư bản phát triển từ năm 2008 đến nay đều quay trở lại nhấn mạnh vai trò điều tiết
của nhà nước, tung ra hàng loạt gói kích cầu rất lớn để giải cứu, vực dậy nền kinh
tế. Điều đó thực chất không thể nào khác là cứu nguy cho giới chủ tư bản, bằng
cách chủ yếu dùng ngân sách từ nguồn thu thuế của người dân lao động. Đây là
điểm thuộc bản chất không thay đổi của nhà nước trong CNTB nói chung, CNTB
toàn cầu hoá nói riêng.
Tâm trạng bi quan về khoa học ngày càng tăng.
Mỗi bước tiến của khoa học đều đặt các nhà khoa học trước trách nhiệm đối với
cuộc sống con người. Đó là sự tha hoá của khoa học, sự tha hoá ấy không phải lỗi
từ khoa học, mà từ việc sử dụng khoa học của CNTB toàn cầu hoá.


Những điểm tối trên cho thấy một chủ nghĩa tư bản không hề

ổn định nhưng một vấn đề đặt ra là: Tại sao đến thời điểm này
chủ nghĩa tư bản vẫn chưa sụp đổ?
NGUYÊN NHÂN VÌ SAO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI VẪN
CÒN TỒN TẠI CHO ĐẾN NGÀY NAY.

Ở phần trên, chúng ta vừa tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản hiện đại với những
bước chuyển mình thật tinh tế để phù hợp hơn với thời đại, để có thể tồn tại và
được mọi người chấp nhận. Vậy chăng, lời tiên đoán “Chủ nghĩa tư bản đang giãy
chết” là không đúng?
Để trả lời câu hỏi trên, nhóm thuyết trình xin trình bày một số quan điểm
sau:
Thứ nhất, cần xem xét Chủ nghĩa Tư bản trong bối cảnh thời đại
chúng ta
- C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một dự báo có sức thuyết phục cao về
tính chất không vĩnh hằng của Chủ nghĩa Tư bản ngay khi nó đang còn non trẻ và
tràn đầy nhựa sống. V.I. Lê nin cũng đã có những phát kiến mới vào thời điểm chế
độ tư bản bộc lộ đường nét đầu tiên của sự rạn nứt và dấu hiệu cằn cỗi. Lê nin tiên
đoán khả năng xuất hiện "cơn đau đẻ" cho một xã hội mới, Người đưa ra kết luận
quan trọng: Chủ nghĩa Tư bản dường như đã phát triển tới tột cùng, còn ánh rạng
18


đông của Chủ nghĩa Xã hội thì bắt đầu loé sáng. Sự dự báo đó đã đúng. Thế giới
đã đổi khác.
- Thế nhưng Chủ nghĩa Tư bản ở những năm đầu của thế kỷ XXI đã nổi lên
những hiện tượng mới, không như cách nhìn cũ của chúng ta. Chủ nghĩa Tư bản tỏ
ra vẫn còn sức sống nhất định. Mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa Tư bản hiện
không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng.
- Chủ nghĩa Tư bản vẫn còn tồn tại. Điều này không có gì khó hiểu. Dù
chúng ta lấy điểm xuất phát của nó là giai đoạn công trường thủ công vào nửa cuối

thế kỷ XVI, thì chế độ tư bản đến nay cũng mới tồn tại khoảng trên 450 năm, như
vậy chưa phải đã lâu nếu so sánh với thời gian tồn tại của chế độ phong kiến, và
trước đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ. Bởi vậy, thái độ nôn nóng, mong đợi sự
diệt vong chóng vánh của chế độ tư bản là thiếu căn cứ lịch sử.
- Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý: Chúng ta quả thật chưa đánh giá
hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt
của những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn còn giữ
được vị trí của họ. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu
hoá sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của tư bản tư nhân đối với
các quá trình kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư sản thông qua
công cụ luật pháp - hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng. Một cơ chế siêu
quốc gia đặc biệt, có chức năng điều tiết mâu thuẫn chính trị và kinh tế của Chủ
nghĩa Tư bản, đã được thiết lập. Mặc dù cơ chế này chưa hoàn chỉnh, nhưng nó
cũng đã góp phần giải quyết một số trục trặc của Chủ nghĩa Tư bản.
Vì vậy, khi đánh giá Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai mặt.
Một mặt, đúng là những khuyết tật của nó, những mâu thuẫn của nó, những cặn bã
của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự cải tạo của nó,
khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ.
Thứ hai, về việc điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản
- Yếu tố cần nhận rõ là việc điều chỉnh để kéo dài sự tồn tại của Chủ nghĩa
Tư bản, mà trọng tâm là điều tiết kinh tế, là sự can thiệp của nhà nước tư sản vào
các quá trình kinh tế - xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản
xuất và sự thích nghi của những quan hệ sản xuất. Việc điều chỉnh ở đây xuất phát
từ bản thân chế độ tư bản là chính. Chủ nghĩa Tư bản phải cố gắng tự giải quyết
một phần mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng những di
chứng của nó trong lòng xã hội tư sản.
- Nguồn gốc và hình thức của việc điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản còn
liên quan chặt chẽ với những nét đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
19



trong giai đoạn hiện nay. Giai cấp tư sản và chính phủ của nó phải cố gắng giải
quyết một vấn đề kinh tế trọng tâm do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đặt ra;
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tổ chức lại khu vực
nhà nước rộng lớn để mở rộng môi trường cạnh tranh; giảm bớt mọi chi phí xã
hội, kể cả những chi phí thiết yếu; kích thích các nguyên tắc tư bản chủ nghĩa hoạt
động có hiệu lực.
- Sự thay đổi cách thức điều chỉnh ở các nước tư bản chủ nghĩa phản ánh xu
hướng thích nghi của Chủ nghĩa Tư bản thế giới trước tình hình mới. Trong mọi
trường hợp, việc giải quyết những vấn đề gay cấn của Chủ nghĩa Tư bản đều được
trả lời bằng chi phí lấy từ túi dân nghèo trong nước hoặc từ các nước chậm phát
triển. Đó cũng là quy luật của Chủ nghĩa Tư bản.
Thứ ba, về mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa Tư bản
- Một trong những cống hiến quan trọng của C.Mác là vạch rõ mâu thuẫn
cơ bản của Chủ nghĩa Tư bản; mâu thuẫn giữa hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa với sự xã hội hoá cao của sức sản xuất. Đúng là kinh tế tư bản chủ nghĩa
có những mâu thuẫn gay gắt và xã hội có nhiều đối kháng nghiêm trọng. Nhưng
tới nay, chưa thể khẳng định rằng những mâu thuẫn gay gắt đó là thường xuyên
liên tục và ngày càng có xu hướng tăng lên. Về cả hai mặt của mâu thuẫn cơ bản
nói trên cũng đã có những biến đổi nhất định.
- Thay đổi hình thức sở hữu: Sự phát triển của cơ chế chiếm hữu tư nhân từ
thời tự do cạnh tranh đã dần được thay thế bằng cơ chế kinh tế có mang những yếu
tố kế hoạch đáng kể. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại phải được nhìn nhận như một
thực tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện, các hình
thức truyền thống của quan hệ sản xuất đã đan xen với các hình thức độc quyền
nhà nước được sản sinh bởi quá trình xã hội hoá sản xuất. Đó chính là sự thống
nhất phức tạp giữa điều chỉnh và thị trường, giữa chế độ quản lý kinh tế hỗn hợp.
- Trong tiến trình xuyên quốc gia hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế, trong
việc các nhà nước tư bản tìm kiếm các biện pháp điều tiết nền kinh tế, hình thức sở
hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã có những thay đổi đáng kể, quan hệ

sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đã được xã hội hoá hơn trước, vì thế, trong
một chừng mực nhất định, có sự thích ứng hơn với sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Ngày nay, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đương nhiên là vẫn tồn tại và có những mặt gay gắt
nhưng ở mặt khác, mâu thuẫn đó không còn những đường nét và ranh giới rõ ràng
như trước. Trong Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, nhà nước tư sản chiếm hữu và phân
phối từ 30% - 60% thu nhập quốc dân. Đây không đơn thuần là sự chiếm hữu tư
nhân nữa, mà phần nào đã mang tính chất xã hội.

20


Như vậy, nếu nhìn nhận một cách trực quan, Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã
khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy
được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư
bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là
chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn. Và một điều nữa cần được khẳng định
là chính những thay đổi hiện nay trong lòng Chủ nghĩa Tư bản cùng những thành
công nhất thời trong việc tự điều chỉnh lại tạo những nhân tố và tiền đề mới cho
một xã hội tương lai- xã hội phủ nhận Chủ nghĩa Tư bản. Quy luật phát triển xã
hội chắc chắn là như vậy.
CHƯƠNG IV: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các học thuyết kinh tế nói chung và
các học thuyết kinh tế nói về chủ nghĩa tư bản nói riêng, chúng ta có thể hiểu rõ
được đặc điểm, bản chất, quá trình phát triển và những khuyết tật của chủ nghĩa tư
bản. Tại đây, ta có thể dùng từ “khuyết tật” vì đó là bản chất vốn có của nó, không
thể nào làm cho những “khuyết tật” này mất đi hoàn toàn nếu vẫn còn tồn tại chủ
nghĩa tư bản.
Qua nhiều giai đoạn, chúng ta có thể thấy rằng cách nhìn nhận về chủ nghĩa

tư bản là khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất thì cho dù ở giai đoạn nào
người ta cũng nhìn thấy được bản chất bóc lột, sự ích kỷ, chỉ biết chạy theo lợi
nhuận cá nhân từ đó đã dẫn đến khủng hoảng.
Trải qua cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1933, tất cả chúng ta đều có thể
thấy được những bước chuyển mình mạnh mẽ, những bước cải tiến nhảy vọt của
chủ nghĩa tư bản nhằm phù hợp hơn với bối cảnh của thế giới, để có thể tiếp tục
tồn tại. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn thể hiện rõ bản chất bóc lột của
nó dù cho đã ẩn mình ở mức độ tinh vi. Cụ thể là việc chuyển chủ nghĩa tư bản
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền và trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là giai
đoạn độc quyền quốc tế (độc quyền xuyên quốc gia) đã thể hiện rất rõ những bản
chất nói trên. Mà cụ thể là chúng ta vẫn đang phải đối mặt với các cuộc khủng
hoảng kinh tế theo từng chu kỳ với quy mô ảnh hưởng là rất lớn và kéo dài với
quy mô xuyên quốc gia như hiện nay.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm một lần nữa cho thấy rõ,
khủng hoảng vẫn luôn là bạn đồng hành của kinh tế tư bản chủ nghĩa với biên độ
ngày càng dầy hơn. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin về CNTB, chủ nghĩa đế quốc
vẫn giữ nguyên giá trị và là cơ sở khoa học để phân tích làm rõ nhiều vấn đề mang
tính bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay. Toàn cầu hoá
ngày càng phát triển thì càng đẩy nó mâu thuẫn với các thể chế quản trị - điều tiết
kinh tế quốc gia hiện hành. Cuộc khủng hoảng hiện nay đặt ra đòi hỏi phải có
21


những luật chơi và thể chế quản trị toàn cầu tương ứng, không bị trói buộc bởi
những thể chế quản trị quốc gia vốn rất khác biệt, thậm chí trái ngược và xung đột
nhau. Khủng hoảng thể chế quản trị nền kinh tế toàn cầu cũng có thể xem là một
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu.
Như vậy, những biện pháp điều chỉnh của CNTB không làm thay đổi bản
chất của nó. Tuy nhiên, xu hướng vận động khách quan của CNTB trong xu thế
toàn cầu hoá tiếp tục chuẩn bị tiền đề không chỉ vật chất - kỹ thuật, mà cả những

nhân tố hợp lý trong thiết chế chính trị, nhà nước cho chủ nghĩa xã hội. Trên góc
nhìn này, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là sự hiện thực hoá cái lô-gic phát
triển của lực lượng sản xuất và nền văn minh mà nhân loại đạt được trong CNTB.
Toàn bộ tình hình như đã nêu làm cho việc thay thế chế độ tư bản để mở đường
cho sự phát triển.
CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB ĐHQG TP.HCM – 2007
Internet:
/> /> />%E1%BA%A3ng
/>
22



×