Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những nội dung chủ yếu trong tác phẩm Bàn về thuế lương thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.69 KB, 11 trang )

Bài tiểu luận
Các học thuyết kinh tế trong tác phẩm của Lê-nin
Chủ đề: Những nội dung chủ yếu trong tác phẩm
“Bàn về thuế lương thực”

GV hướng dẫn
Hà Xuân Vấn

Nhóm 5


Nội dung trình bày
I. Các nội dung chính trong tác phẩm
“Bàn về thuế lương thực” của V.I Lênin.
1 Hoàn cảnh ra đời
2 Khái quát về tác phẩm.
3 Nội dung tác phẩm
II. Ý nghĩa của tác phẩm đối với nước Nga
trước đây và với Việt Nam hiện nay.


I. Các nội dung chính trong tác phẩm
“Bàn về thuế lương thực” của V.I Lênin.
1. Hoàn cảnh ra đời.
Vào những năm 1920-thời kỳ nước cộng hòa Xô Viết non trẻ chuyển
từ giai đoạn chiến tranh sang hòa bình và xây dựng nền kinh tế XHCN. Lênin nhận thấy rằng, nước Nga đang vấp phải một cuộc khủng hoảng rất lớn.
Cuộc khủng hoảng này biểu hiện trực tiếp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội của nước Nga lúc bấy giờ. Lê-nin đặc biết nhấn mạnh mức
độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế nông dân và cho rằng đây là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổi chính sách của Đảng, từ chính
sách “Cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới”.


Theo Lê-nin, vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là phải phân tích
đúng các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, để có biện pháp khắc phục
trước mắt cũng như lâu dài nhằm xây dựng thắng lợi nền kinh tế XHCN.
Ông cho rằng, cuộc khủng hoảng này là kết quả của quá trình tiếp tục và làm
gay gắt thêm những mâu thuẫn vốn có trong đời sống kinh tế-xã hội của đất
nước; bao gồm những lí do sau:
+ Thực trạng nền kinh tế đất nước Nga sau chiến tranh không chỉ phát
triển chưa cao, mất cân đối, mà còn bị tàn phá và khủng hoảng trầm trọng,
đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”
+ Các thế lực đế quốc, phản động trong và ngoài nước luôn tìm cách
phá hoại, chống đối kịch liệt chính quyền Xô viết non trẻ nhằm tiêu diệt xu
hướng phát triển CNXH.
+ Chính sách “Cộng sản thời chiến”, phục vụ mục tiêu giành chính
quyền, đã hoàn thành vai trò lịch sử và đã bộc lộ những chỗ yếu, bất hợp lí,
không kịp thời thay đổi sẽ dẫn đến bất bình của quần chúng lao động.
+ Bản thân ĐCS Nga còn nhiều mặt yếu kém: nội bộ Đảng, cán bộ
vẫn còn nhiều khuyết điểm, đặc biệt là yếu kém trong lãnh đạo kinh tế.
Đứng trước tình hình ấy, Lê-nin quyết định phải tiến hành cải cách
kinh tế để cứu nước Nga vượt qua vực thẳm của sự sụp đổ. Tháng 3 năm
1921 tại Đại hội lần thứ X của ĐCS Nga, Nghị quyết về những chính sách
kinh tế mới đã được thông qua. Trong hoàn cảnh đó, tác phẩm “Bàn về thuế
lương thực” (“Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới và những điều kiện của
chính sách ấy”) của Lê-nin ra đời.
2. Khái quát về tác phẩm.


“Bàn về thuế lương thực” được viết xong ngày 21/04/1921 và in thành
sách nhỏ, chẳng bao lâu được đăng trong số 1 của tạp chí “Đất vỡ hoang
đỏ”. Sau này tác phẩm được tái bản nhiều lần ở nhiều thành phố của đất
nước và được dịch sang tiếng Đức. Anh, Pháp.

Tác phẩm là một đóng góp to lớn của Lênin vào việc vạch ra kế hoạch
xây dựng CNXH. Trong tác phẩm, phù hợp với nghị quyết đại hội X của
Đảng cộng sản Nga, Lênin đã luận chứng sâu sắc tính tất yếu phải chuyển
sang chính sách kinh tế mới, thực chất và nội dung của chính sách kinh tế
mới…
Khi nghiên cứu kinh tế chính trị về CNXH, những nội dung được đề
cập trong tác phẩm là: Nền kinh tế thời kỳ quá độ, bản chất của chính sách
kinh tế mới và vai trò của CNTB nhà nước trong thời kì quá độ.
3. Nội dung tác phẩm
a. Nền kinh tế thời kỳ quá độ.
Trong tác phẩm này, Lê-nin đã dành phần mở đầu “ Về nền kinh tế
hiện nay của nước Nga” để trích đoạn cuốn sách nhỏ mang tên “ Nhiệm vụ
chủ yếu của thời đại chúng ta - về bệnh ấu trĩ “ tả khuynh” và tính tiểu tư
sản” mà Lê-nin đã viết năm 1918. Bằng cách như vậy, Lê-nin muốn làm
sang tỏ đặc điểm của thời kỳ đó và khẳng định tính tất yếu phải dứt khoát
chuyển sang chính sách kinh tế mới của Đảng.
Khi xác định tính chất của nền kinh tế của thời kỳ quá độ, Lê-nin giải
thích rằng: “Danh từ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết” vào thời kỳ ấy” có ý
nghĩa là chình quyền Xô Viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên CNXH,
chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế
độ XHCN”. Bên cạnh đó, Lê-nin đã nêu lên 5 thành phần kinh tế của nước
Nga lúc đó: CNTB tư nhân; kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; sản xuất hàng
hóa nhỏ; CNTB Nhà nước; CNXH. Năm thành phần kinh tế này đan xen,
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên tính đa dạng của nền kinh tế thời kỳ quá
độ.
Mặt khác, tình hình kinh tế của đất nước vào mùa xuân năm 1921
cũng khác nhiều so với mùa xuân 1918. Nền kinh tế quốc dân bị cuộc chiến
tranh can thiệp và nội chiến tàn phá thêm, việc quốc hữu hóa được tiến hành
vào những năm đó đã làm thay đổi tương quan giữa cá thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế XHCN vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng khối lượng sản

phẩm công nghiệp đã giảm nhiều. Tỷ trọng của thành phần kinh tế TBCN tư
nhân giảm hẳn. Thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ vẫn chiếm ưu thế,
còn nông nghiệp cũng lâm vào tình trạng khó khăn.
Lê-nin cho rằng: “Trong một nước tiểu nông thì tính tự phát tiểu tư
sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế”. Cuộc đấu tranh gay gắt


giữa các thành phần kinh tế lúc này “không phải là CNTB Nhà nước đấu
tranh chống CNXH mà là giai cấp tiểu tư sản cùng với CNTB tư nhân đấu
tranh chống lại cả CNTB Nhà nước lẫn CNXH”. Theo Lê-nin, nền kinh tế
sản xuất hàng hóa nhỏ, mà bản chất là tự phát lên CNXH, thật sự là một
nguy cơ. Lê-nin viết: “Hoặc là chúng ta làm cho người tiểu tư sản ấy phục
tùng sự kiểm soát và kiểm kê của chúng ta…, hoặc là để cho những người
tiểu tư sản ấy lật đổ chính quyền công nhân của chúng ta một cách không
tránh khỏi và tất nhiên”. Lê-nin còn nhấn mạnh rằng con đường đi lên
CNXH phải trải qua “sự kiểm kê và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất
và phân phối sản phẩm”.
Hơn nữa, trong cuộc nội chiến giai cấp công nhân đã mất nhiều đại
biểu của mình, nhiều công nhân phải về nông thôn tìm kiếm lúa mì, điều đó
làm suy yếu cơ sở giai cấp của chuyên chính vô sản. Trung nông, tầng lớp
chủ yếu của nông thôn không hài lòng với việc trưng thu lương thực thừa.
Đó là điều kiện để những kẻ thù của chính quyền Xô Viết nổi dậy. Vào
tháng 3/1921 bọn phản cách mạng và bọn Men-sê-vích đã gây ra vụ Crônstat. Tình hình đó đòi hỏi chính quyền Xô Viết phải có những biện pháp tức
thời, làm thay đổi căn bản về chính sách kinh tế của Đảng, trước hết là chính
sách lương thực.
b. Bản chất của chính sách kinh tế mới
Chính sách “Cộng sản thời chiến” là lấy của nông dân toàn bộ lương
thực và nguyên liệu thừa thi hành chế độ nghĩa vụ lao động toàn dân đặc biệt
là đối với các phần tử tư sản, cấm tư nhân buôn bán có nguy cơ phá hoại
việc cung cấp lương thực cho bộ đội và nguyên liệu cho công nghiệp và

phần lớn sản phẩm xã hội được tập trung vào tay Nhà ước không trả tiền, do
đó thu hẹp sự lưu thông hàng hóa và hạ thấp vai trò của tiền tệ.
Đồng thời, Lê-nin cũng nhận định rằng chính sách “Cộng sản thời
chiến” là một biện pháp tạm thời nó không phải và không thể là một chính
sách phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô sản vì đối với giai cấp vô sản
đang thực hiện quyền chuyên chính của mình trong một nước tiểu nông thì
chính sách đúng đắn là phải tổ chức việc trao đổi sản phẩm công nghiệp cần
thiết cho nông dân để lấy lúa mì của nông dân chỉ có chính sách lương thực
ấy mới phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô sản và mới có thể củng cố
được cơ sở của CNXH và đưa CNXH đến thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện được chính sách đó trước hết đòi hỏi phải thay thế việc
trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thuế lương thực. Như vây, chính sách
kinh tế mới đã sử dụng các quan hệ hàng hóa-tiền tệ phục vụ cho lợi ích của
công cuộc xây dựng cơ sở nền kinh tế XHCN.


Lê-nin biết rằng tự do buôn bán sẽ kích thích nạn đầu cơ và người đã ngừa
trước cái nguy cơ đe dọa công cuộc xây dựng CNXH đó. Vì vậy, Lê-nin đòi
hỏi phải có kỷ luật trật tự hơn nữa để đập tan nạn đầu cơ. Người nhấn mạnh
“ phải duyệt lại và sửa đổi tất cả các luật lệ về đầu cơ, phải tuyên bố rằng
mọi hành vi ăn cắp, mọi mưu toan… lẫn tránh sự kiểm tra, sự giám sát, sự
kiểm kê của Nhà nước đều bị trừng phạt.
Như vậy, chính sách kinh tế mới nhằm cải thiện tình cảnh người lao động,
củng cố khối liên minh công nông và nền chuyên chính vô sản, “ Củng cố…
cơ sở của XHCN và đưa CNXH đến thắng lợi hoàn toàn”.
c. Vai trò của CNTB Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Trong tác phẩm này, Lê-nin đã dành một phần quan trọng để nói về
CNTB Nhà nước trong nền kinh tế thời kì quá độ. Từ việc phân tích đặc
điểm của nền kinh tế nhiều thành phần của nước Nga lúc đó, Lê-nin không
loại trừ khả năng có thể tiến hành những hình thức hòa bình cải tạo XHCN,

những biện pháp nhân nhượng và thậm chí trong những điều kiện nhất định,
chuộc lại tư liệu sản xuất từ tay giai cấp tư sản.
Theo Lê-nin CNTB Nhà nước là một hình thức kinh tế thấp hơn
CNXH nhưng cao hơn CNTB tư doanh và nền sản xuất nhỏ. Đồng thời
CNTB Nhà nước là sự hiện diện của những mối quan hệ hợp đồng chặt chẽ
giữa Nhà nước XHCN và nhà tư bản, nó giúp cho việc chuyển nền kinh tế
nhỏ, phân tán và thô sơ, lên một nền kinh tế lớn, được tổ chức một cách mẫu
mực, giúp xây dựng các xí nghiệp có kỹ thuật hiện đại trong các ngành có ý
nghĩa quyết định của nền kinh tế.
CNTB Nhà nước là phương tiện quan trọng để nâng cao lực lượng sản
xuất phát triển sản xuất. Lê-nin viết “Khi du nhập CNTB Nhà nước…chính
quyền Xô viết tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản
xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu, nền sản xuất cơ
khí hóa đối lập với nền sản xuất thủ công, nó tăng thêm số sản phẩm thu
được của đại công nghiệp, nó củng cố được những quan hệ kinh tế do Nhà
nước điều chỉnh đối lập với những quan hệ tiểu tư sản vô chính phủ”
Mặt khác, Lê-nin nhấn mạnh rằng: về mặt chính trị, CNTB Nhà nước
“ không đáng sợ mà đáng mong đợi” đối với chính quyền Xô Viết.
CNTB Nhà nước là một hình thức đấu tranh, là sự tiếp tục của đấu
tranh giai cấp dưới một hình thức khác, chứ tuyệt nhiên không phải là sự
thay thế đấu trang giai cấp bằng hòa bình giai cấp. Trong tác phẩm này Lênin đã nêu lên một số hình thưc cơ bản của CNTB Nhà nước, đó là:
+ Tô nhượng, theo Lê-nin tô nhượng “đó là một giao kèo, một sự liên
kết, một liên minh giữa chính quyền Nhà nước Xô Viết, nghĩa là Nhà nước


vô sản với CNTB Nhà nước, chống lại thế lực tự phát tiểu tư sản. Người
nhận tô nhượng là nhà tư bản.
+ Hợp tác xã, Lê-nin viết: “Các hợp tác xã cũng là một hình thức của
CNTB Nhà nước nhưng ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp
hơn và vì thế, trong thực tế nó đã đặt chính quyền xô viết trước những khó

khăn lớn hơn”. Tuy nhiên, dưới chính quyền Xô Viết, CNTB hợp tác xã là
một hình thức của CNTB nhà nước, và như thế có lợi cho nhà nước chuyên
chính vô sản.
+ Đại lý ủy thác, tức là” nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một
nhà buôn, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nước
và mua sản phẩm của nhà sản xuất nhỏ.
+ Nhà nước vô sản cho một số nhà kinh doanh tư bản trong nước thuê
xí nghiệp, vùng mỏ, rừng, ruộng đất…ở đây hợp đồng cho thuê giống hợp
đồng tô nhượng hơn cả, nhưng đối với tô nhượng không phải là tư bản nước
ngoài mà là tư bản trong nước.
+ Cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ và công ty hợp doanh. Theo
các hình thức này nhà nước vô sản có thể tận dụng được sức lao động của
người nông dân. Còn người nông dân hoạt động theo kiểu nộp tô cho nhà
nước. Đồng thời, nhà nước còn hùn vốn với tư bản tư doanh để xây dựng các
xí nghiệp khai thác các hầm mỏ, kinh doanh thương nghiệp…
Trong tác phẩm, Lê nin còn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng
trong công cuộc xây dựng CNXH. Lê nin cho rằng phải biết suy nghĩ về
những nhiệm vụ kinh tế xây dựng CNXH, biết tính toán một cách tỉnh táo tất
cả các lực lượng giai cấp hiện có trong xã hội, thấy rõ sức mạnh của Đảng là
ở ý chí gang thép, tính cứng rắn, kiên quyết và trung thành vô hạn với cuộc
đấu tranh vì những lý tưởng của xã hội mới. Trong tác phẩm Lê nin đã gửi
gắm niềm tin vào khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân,
vào sự tất thắng của CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng bôn- sê- vích.

II Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
1.Đối với nước Nga trước đây.
Những luận điểm mà Lênin đã phát triển trong tác phẩm như: tính
chất nhiều thành phần của nền kinh tế thời kỳ quá độ tính tất yếu cuả các
quan hệ hàng hóa tiền tệ…là những đóng góp vĩ đại vào việc vạch kế hoạch
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Tác phẩm là sự cụ thể hóa chính sách kinh tế mới mà nhờ chính sách ấy
Liên Xô đã từng bước cải thiên đời sống nhân dân đưa cách mạng XHCN đi
lên. Trong những năm 20 của thế kỷ xx, chính sách kinh tế ấy đã làm cho đất


nước Nga thay đổi nhanh chóng. Vấn đề thuế lương thực, tô nhượng…là
những viên đá tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển công cuộc hợp tác
hóa trong nông nghiệp và công nghiệp hóa sau này.
Chính sách ấy đã động viên đông đảo quần chúng lao động, lôi cuốn họ
trong việc tích cực khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn.
Mặt khác, tác phẩm đã chĩa mũi nhọn vào bất kỳ kẻ thù nào của chủ nghĩa
Bôn sê vích như bọn Men sê vích, bọn phản cách mạng bảo vệ sự đúng đắn
của những nguyên lý, lý luận Mác xít và đưa nhưng nguyên lý ấy cao hơn.
2. Đối với Việt Nam hiện nay
Tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” có ý nghĩa rất quan trọng trong
chính sách đổi mới kinh tế ở nước ta, cụ thể:
- Dựa vào những lý luận trong tác phẩm mà Đảng ta đã ban hành nhiều
chủ trương chính sách, biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nhân dân và tiến hành CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bổ sung và hoàn thiện với nhiều
nội dung biện pháp chính sách mới.
- Thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa trong thời kỳ
quá độ đổi mới cơ chế quản lý “ xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
bằng pháp luật, kế hoạch, các chính sách và công cụ khác”.
Tóm lại:
Tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” của Lênin có ý nghĩa rất lớn cả về
mặt lý luận và thực tiễn.

Nó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi trong công cuộc đổi mới ở
nước ta. Trong 25 năm đổi mới đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế
xã hội có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng nhanh.
Sự nghiệp CNH-HĐH phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
được đẩy mạnh.
Hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân tộc được cũng cố và tăng
cường chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững.

N






×