Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHÍNH SÁCH VĂN HÓA (Chính sách văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng đến chính sách văn hóa Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.44 KB, 4 trang )

MÔN CHÍNH SÁCH VĂN HÓA
Giảng viên hướng dẫn: PGSTS Nguyễn Hữu Thức
Lớp: K4- LTQLVH
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Bộ

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH VĂN HÓA HÀN
QUỐC VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT
NAM
1. Khái niệm mô hình chính sách văn hóa
Quan niệm về chính sách văn hóa của UNESCO "chính sách văn hóa là một
tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các cách thực hành, các phương
pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ
sở cho các hoạt động văn hóa".
2. NHỮNG KIỂU DẠNG CHÍNH SÁCH VĂN HÓA
Mô hình “người tạo điều kiện”
tiêu biểu là chính sách văn hóa của Mĩ
Đặc điểm: thúc đẩy văn hóa qua các chính sách gián tiếp như chính sách thuế
Nhà nước hạn chế tối đa việc can thiệp trực tiếp đến văn hóa.
Thường không có bộ văn hóa ở chính quyền cấp Trung ương và chính quyền
liên bang.
Định hướng thẩm mỹ và quyết định tài trợ cho văn hóa do các doanh nghiệp,
quỹ và cá nhân trong xã hội.
Mô hình nhà bảo trợ
Đặc điểm: Quản lý văn hóa gián tiếp theo nguyên tắc “Độ dài cánh tay”, nhà
nước đóng vai trò bảo trợ cho văn hóa
Có sự kết hợp giữa nhà nước và xã hội trong việc hoạch định và thực thi chính
sách văn hóa quốc gia.
Mô hình kiến trúc sư


Đặc điểm: Một dạng mô hình phúc lợi nhà nước, nhà nước đóng vai trò quan


trọng trong phát triển văn hóa.
Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển văn hóa
Nhà nước hỗ trợ cho văn hóa trực tiếp thông qua Bộ văn hóa
Mô hình kỹ sư
Đặc điểm: Là mô hình kế hoạch hóa tập trung
Nhà nước thiết kế hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, các sự nghiệp và các hiệp
hội văn hóa
Nhà nước bao cấp toàn bộ văn hóa nghệ thuật

Bối cảnh chung của Hàn Quốc
Vị trí địa lý: Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở Đông Bắc châu Á, nằm ở nửa
phía Nam của bán đảo Triều Tiên, trải dài 1100 cây số từ bắc xuống nam. Phía
bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía
tây là Hoàng Hải.
Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi , bên cạnh đó quốc
đảo này còn có tới 3200 hòn đảo nhỏ.
Thủ đô Hàn Quốc Seoul là trung tâm thành phố lớn nhất và có mật độ dân cư
tập trung đông đúc nhất tại Hàn Quốc, vào khoảng 10 triệu người

Điều kiện lịch sử của Hàn Quốc
Đất nước Hàn Quốc có một bề dày lịch sử đáng nể phục. Trải qua nhiều thời đại
Vua Chúa…giờ đây Hàn Quốc là một đất nước độc lập và phát triển. Với những
thành tựu đáng khâm phục, hàn Quốc đã cho cả Thế giới biết đến tên tuổi của
mình
Sau khi được giải phóng vào năm 1945, bán đảo Hàn Quốc lại bị chia cắt thành
2 miền Nam-Bắc do các hoạt động quân sự của Mỹ ở phía Nam và Liên Xô cũ ở
phía Bắc
Sau những biến động chính trị và xã hội, lịch sử Hàn Quốc vào những năm
1960, Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh vào những năm 1970 và tạo ra “Kỳ



tích sông Hàn”. Từ cuối những năm 1980, chế độ dân chủ đã được cải thiện
thông qua hình thức bầu cử tổng thống trực tiếp. Cùng với đó,

Sự phát triển kinh tế Hàn Quốc
Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một
trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất
châu Á.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển , đứng thứ ba ở châu Á và
đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006 .Trong những năm 1970 đến
1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô.
Với sự hỗ trợ của chính phủ. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách
nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế
giới, điển hình là Hyundai, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới
về sản xuất ô tô.

Chính sách văn hóa Hàn Quốc
Chính sách văn hoá Hàn Quốc phát triển rộng rãi thông qua Chính phủ và các
cơ quan chính quyền với nhiều trách nhiệm quan trọng thông qua từng giai
đoạn.
Cho đến thời điểm này Bộ đã trải qua nhiều lần thay đổi tên,
Trước năm 1948 là Bộ Thông Tin, năm 1961 mang tên Bộ Thông Tin Công
Cộng,
Bộ Văn hoá và Thông tin năm 1968, Bộ Văn hoá năm 1990, Bộ Văn hoá và Thể
thao năm 1993 và hiện nay là Bộ Văn hoá và Du lịch.
Người Hàn quốc rất tự hào về di sản văn hóa của họ và cũng coi sự giàu có và
lâu đời của nền văn hóa dân tộc là phương tiện để vượt qua những khó khăn
trong việc chia tách đất nước với hai nền chính trị khác nhau và là cơ sở cho
đất nước để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển trong tương lai.
Mục tiêu thường xuyên của văn hóa Hàn Quốc:

Xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa nghệ thuật, nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa của nhân dân, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa.
Bộ văn hóa thể thao và du lịch đề cập đến 4 giá trị của văn hóa:


Giá trị tinh thần
Giá trị xã hội
Giá trị kinh tế
Giá trị toàn cầu
Hàn Quốc định hướng xây dựng quốc gia “lấy văn hóa làm trung tâm” Bằng
cách nhận diện và phát triển kinh tế và xã hội của văn hóa.
Mục tiêu ngắn hạn của chính sách văn hóa Hàn Quốc
Hàn Quốc đề ra kế hoạch 10 năm phát triển văn hóa như:
Giáo dục nhân dân Hàn Quốc trở thành công dân văn hóa và sáng tạo; tạo nên
một xã hội khác biệt, trong đó làm việc, nghỉ ngơi, giải trí được kết hợp một
cách hài hòa tạo nên một dân tộc văn hóa năng động tiêu biểu cho các nền văn
hóa địa phương.
Cơ chế đầu tư tài chính cho phát triển văn hóa:
- Tài trợ trực tiếp cho những hạng mục lớn đồng thời thực hiện gián tiếp các tài
trợ khác...

Ý nghĩa đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng mang đặc trưng
của văn hóa Á Đông.Sự giao lưu văn hóa, định hướng phát triển văn hóa của
Hàn Quốc tạo điều kiện cho nước ta học hỏi các mô hình xây dựng và phát triển
văn hóa.
Do sự đồng nét về văn hóa, con người giữa Việt Nam và Hàn Quốc nên
nhiều chính sách xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta học hỏi nhiều điểu
trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa. Điển hình như trong âm nhạc và
điện ảnh chúng ta học hỏi được rất nhiều cho sự phát triển văn hóa. Định hướng

các ngành công nghiệp giải trí được phát triển. Hay trong các chính sách liên
quan đến xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được
nước ta tham khảo và phát triển văn hóa riêng của Việt Nam.



×