Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.01 KB, 4 trang )

Họ và tên: Đỗ Đông Khởi
Lớp: NH. 43A
Đề cương KTCT.
Đề 1 : Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
Bài Làm
A. Mở đầu:
ở nước ta, đa số các doanh nghiệp nhà nước ra đời trong cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, hoạt động theo cơ chế cấp phát, hiệu quả kinh doanh
thấp. Đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì đa
số những yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) càng bộc lộ rõ
nét. Nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của các DNNN, Đảng và nhà nước
đã sớm có những chủ trương chính sách chuyển một bộ phận DNNN thành
công ty cổ phần. Mục đích chính của việc triển khai cổ phần hoá các DNNN
là một mặt cổ phần hoá để huy động thêm vốn đâu tư sản xuất kinh doanh làm
tăng tài sản Nhà nước, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có
scổ phần, tạo động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả, mặt khác cổ phần
hoá các doanh nghiệp Nhà nước để thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất
nước tạo điều kiẹen để nước ta sánh với các cường quốc trên thế giới
B. Nội dung
I. Vai trò doanh nghiệp Nhà nước, thực trạng hoạt động doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
a. Thành phần kinh tế Nhà nước
* Nêu rõ được các thành phần kinh tế đặc biệt quan trọng là thành phần
kinh tế Nhà nước
* Đặc điểm:
Thành phần kinh tế Nhà nước là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất
kinh doanh hoặc phục sụ sản xuất , kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở
hữu Nhà nước, hoặc cổ phần của Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà
nước, các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như: đất đai, tài nguyên, ngân hàng,
tài chính…
Do đó, thành phần kinh tế Nhà nước bao gồm các lĩnh vực rất quan trọng


đối ới sự phát triển kinh tế của đất nước và an ninh quốc phòng của đất nước.
* Vai trò


Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng, được thực
hiện qua các chức năng kinh tế của nó.
- Đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp
để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế.
- Điều tiết kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường ổn định.
- Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công
bằng xã hội.
* Chức năng
- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế.
- Định hướng cho sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để
dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo hướng XHCN.
- Kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế
- Hạn chế các mặt tiêu cực của nó của cơ chế thị trường.
* Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một bước tiến lớn trong
việc phát triển kinh tế:
Ngày nay, công iệc đổi mới ở nước ta đang từng bước tìm ra những hình
thức kinh tế để khắc phục tính chất trái tự nhiên của chế độ công hữu hình
thức trước đây, để chuyển một cách tự nhiên lên sở hữu xã hội. Trong đó hình
thức cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp kinh tế lớn
được lựa chọn.
- Ưu điểm:
+ Kích thích mọi tích luỹ vốn, tài sản, đổi mới kỹ thuật, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
+ Làm tăng tính năng động và hiệu quả của DNNN, nâng cao tính thích
ứng cao của DNNN với các biến động của kinh tế thị trường.

+ Tạo thêm việc làm và tạo điều kiện để người lao động làm chủ thực sự
doanh nghiệp, góp phần thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy
doanh nghiệp phát triển.
- Nhược điểm
+ Vẫn còn nhiều quan chức từ trung ương đến địa phương chưa thống
nhất quan điểm trong việc sử lý DNNN. - Chuyển phần lớn số DNNN thành
công ty cổ phần.


Nhiều doanh nghiệp chưa có hướng đi đứng đắn duy trì và phát triển
doanh nghiệp tính ổn định của doanh nghiệp chưa tốt.
Vẫn còn một số quy định bất cập trong các văn bản pháp quy về thực
hiện chủ trương cổ phần hoá, thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp còn rườm
rà, mất nhiều thời gian.
Chủ trương cổ phần của Đảng và Nhà nước chưa được quán triệt đầy đủ
ở các bộ, ngành địa phương.
- Chưa có môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
* Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong đó có doanh nghiệp nhà
nước.
Yêu cầu cần phải tổ chức, kiện toàn các doanh nghiệp để đáp ứng vai trò
chủ đạo của nó.
II. Các giải pháp tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
- Làm cho các cấp các ngành, các DNNN quán triệt sâu sắc và có nhận
thức đúng đắn về chủ trương , chính sách và các giải pháp đổi mới và phát
triển DNNN.
- Cần tuyên truyền rộng và sâu hơn nữa về cổ phần hoá và thị trường
chứng khoán.
- Cần có quan điểm thoáng trong việc định giá doanh nghiêp, không sợ
nhà nước bị thiệt do định giá thấp.
- Sớm ban hành các quy định về cơ chế quản lý tổ chức.

- Có chính sách bình đẳng với các thành phần kinh tế.
- Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cho người lao động, tạo tiền đề
cho việc thực hiện hành công chương trình cổ phần hoá, giao, khoán, bán,
cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
- Tích cực giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước thực hiện
cổ phần hoá.
- Tăng cường tổ chức, chỉ đạo đối với công tác cổ phần hoá, giao, khóan,
bán cho thuê DNNN.
- Cần tập trung công tác chuẩn bị, công tác chỉ đạo cổ phần hoá được
tiến hành nhanh và tích cực.
III Kết luận.


Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Tạo điều
kiện để cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động với năng suất và hiệu quả cao
hơn, rõ rệt hơn trên các mặt doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước,
tích luỹ vốn cho các DNNN, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao
động. Với một chút cổ phần của mình trong các DNNN đã được cổ phần hoá
thì người lao động vừa có lao động cao hơn lại vừa có trách nhiệm hơn với
doanh nghiệp, tạo ra tính năng động, sáng tạo nghiên cứu cho người lao động.
Làm thế nào để doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, cổ phần hoá DNNN là một chủ trương đứng đắn của Đảng và Nhà
nước, đáp ứng đòi hỏi tất yếu của thực tiễn sản xuất kinh doanh và sự phát
triển của nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta hiện nay.



×