Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong ngành điện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.52 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vào những năm gần đây, ngành điện trong nước, cụ thể là tổng côn ty điện
lực Việt Nam EVN đang ngày càng bộc lộ ra những vấn đề bê bối trong sản xuất
kinh doan, phân phối cũng như điều hành. Cụ thể là vụ kiện về điện kế điện tử
vào năm 2004-2005 gây ra nhiều tổn thất lớn cho người tiêu dùng, vụ tăng giá
điện đầu tháng 1/2007 gây ra tình trạng cắt điện liên tục trên diện rộng, việc thất
thoát 600 tỷ đồng khi Kiểm toán Nhà nước kiểm tra,…Đó chỉ là môt trong số rất
nhỏ những thiếu sót mà ta có thể thấy từ ngành điện Việt Nam.
Ngành điện là một trong các ngành công nghiệp trọng điểm quốc giá hiện
nay. Vì thế việc tập trung phát triển sản xuất, quản lý, phân phối điệ sao cho hợp
lý, đáp ứng được nhu cầu của tiêu dùng, phát triển của đất nước là tối cần thiết.
Tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu rất lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng có
thể dễ dàng xây dựng công việc kinh doanh trong địa bàn này. Chính những rào
cản đó mà ngành điện nước tan gay từ đầu đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật
chất, giao trách nhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý.
Từ khi thành lập tới nay, nước ta chỉ có một và chỉ một doanh nghiệp độc
quyền quản lý các lĩnh vực sản xuất, xây dựng mạng lưới, truyền tải, phân phối
điện năng,…đế người tiêu dùng. Mặc dù ở các nước khác trên thế giới từ lâu đã
phá bỏ thế độc quyền của ngành thế điện nhưng đến nay nước ta vẫn giữ nguyên
cơ chế độc quyền ngành điện. Chính vì thế xảy ra rất nhiều vấn đề nhức nhối
trong ngành điện vẫn không thể giải quyết được.
Do đó, để tìm hiểu về ngành độc quyền điện ở nước ta, em đã chọn đề tài:
“Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong ngành điện Việt Nam”. Do
thời gian và vốn hiểu biết có hạn, em xin giới hạn tìm hiểu đề tài từ năm 2007nay. Rất mong được sự góp ý của cô giáo để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
1


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.


Nguyên nhân hình thành

Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất
càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đời hỏi một sự điều tiết xã hội
đối với sản xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hoa tập trung từ một trung tâm.
Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất
đã dẫn tới yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn xã hội quản lý
nền sản xuất.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số
ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn
kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành
thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học
cơ bản,…đòi hỏi nhà nước tư sản phát đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành
đó, tạo điều kiện cho tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh ngành khác có lợi
hơn.
Ba là, sự thống trị độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp
tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước buộc phải có chính
sách can thiệp.
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của
các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và
xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Do đó đời hỏi phải có sự
phối hợp giữa nhà nước của các quốc gia điều tiết quan hệ chính trị và kinh tế
quốc tế.

2


2.

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước


Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ
chức độc quyền tư nhân với sức mạnh nhà nước tư sản thành một thiết chế và
thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc
quyền và can thiệp vào quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc
quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ
nghĩa tư bản độc quyền ( chủ nghĩa đế quốc ). Nó là sự thống nhất của ba quá
trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng
vai trò của nhà nước với nền kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế độc quyền tư
nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước.
Trong cơ cấu của chũ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở
thành một tập thể tư bản khổng lồ. Ngoài chức năng của một nhà tư bản thông
thường, nó còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân
đội, cảnh sát, nhà tù,…


Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế,

chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc
quyền của chủ nghĩa tư bản. Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế
nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò
kinh tê của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hôi.

3


3.

Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc


quyền nhà nước
 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang
những tên khác nhau, thí dụ: liên đoàn công nghiệp Italia, tổ chức liên hợp công
nghiệp Đức,…Các chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to
lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các hội chủ này hoạt
động như là các cơ quant ham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối kinh tế,
đường lối chính trijcuar nàh nước tư sản nhăm lái hoạt động nhà nước theo
hướng có lơi cho tầng lớp tư bản độc quyền.
Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền
tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau, mặt khác các
quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào ban quản trị của các tổ chức độc
quyền, giữ chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự.
 Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
 Khái niệm:
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền
có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn
tại của chủ nghĩa tư bản.
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm động sản và bất động sản cần cho hoạt
động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó ngân sách
nhà nước là quan trọng nhất.
 Sở hữu nhà nước hình thành dưới nhiều hình thức:
4


- Xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách
- Quốc hữu hóa xí nghiệp tư nhân bằng mua lại
- Nhà nước mua cổ phần xí nghiệp tư nhân

- Mở rộng xí nghiệp nhà nước băng vốn tích lũy
 Chức năng sở hữu nhà nước
- Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo địa bàn rộng lớn sự phát triển
chủ nghĩa tư bản.
- Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào
ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết 1 số quá trình
kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
 Sư điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết
chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống
chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư
bản độc quyền.
Công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế và thực hiện
các chính sách kinh tế là: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ-tín dụng, doanh
nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ
hành chính-pháp lý.1

1

Giáo trình nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác Lenin, NXB Chính trị Quốc gia, 2009, trang 331.

5


II. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN ĐIỆN Ở VIỆT NAM
1.

Tình hình độc quyền điện Việt Nam từ 2005-2011

Bảng 1: Sản lượng điện phát ra hàng năm từ 2005-2011
( nguồn: Tổng cục thống kê )
ĐƠN VỊ: KWh
2005
2668

2006
3067

2007
3588

2008
4054

2009
4620

2010
5207

2011
59050

3
Ngoài nhà nước 11,0
ĐTNN
1700

3

5,4
2120

8
7,0
2140

6
7,0
1385

2
9,0
1538

8
9,0
2819

11,0
3227

Nhà nước

Từ bảng trên ta có thể thấy cơ cấu ngành điện về cơ bản không có gì thay
đổi kể từ năm 2005-2011. Nhà nước vẫn gần như chiếm vị thế độc quyền tuyệt
đối trong việc phân phối điện năng ( chiếm trên 93 % sản lượng điển phát ra ).
Tất cả lượng điện này đều được do công ty EVN ( tập đoàn điện lực Việt Nam )
sản xuất và cung cấp. Theo báo cáo UNDP 2007, EVN là doanh nghiệp lớn thứ
3 tại Việt Nam sau Agribank và VNPT. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất,

truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng.
Hiện nay EVN vẫn sử dụng mức giá bán được điều chính và áp dụng từ
1/1/2007 theo mô hình bậc thang bù trừ chéo.

6


2.

Nguyên nhân độc quyền điện

Do được Nhà nước giao cho độc quyền gần như tuyệt đối, chi phối hoàn
toàn ngành điện nên EVN dường như không phải lo đối phó với bất kỳ đối thủ
cạnh tranh cùng ngành nào. Chính điểm đó có lẽ đã gây ra những hạn chế về
quản lý cũng như hiệu quả đầu tư, không tạo động lực phát triển sản xuất kinh
doanh điện năng.
Ngành điện là ngành độc quyền tự nhiên-càng tăng quy mô sản xuất thì chi
phí sản xuất càng giảm. Do đó khi các công ty muốn đầu tư vào ngành này thì
7


phải có nguồn vốn đầu tư lớn chủ yếu vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối
điện. chính vì thế mà tạo ra rào cản với công ty khác đầu tư vào ngành này.
Một phần cũng do tư duy quản lý của Nhà nước: chưa tạo sự cạnh trành,
dung túng cho tình trạng độc quyền, cho phép tập đoàn phát triển ra các lĩnh vực
khác mà không chú trọng vào lĩnh vực cốt lõi.

3.

Thực trạng độc quyền điện EVN

a. Độc quyền trong khâu mua bán và phân phối điện năng

Tình trạng cắt điện dường như đã trở thành căn bệnh kinh niên của ngành
điện. Trong những năm gần đây, điện sinh hoạt vẫn bị cắt trên diện rộng từ
thành thị tới nông thôn, dặc biệt vào giờ cao điểm, hệ thống điện thiếu khoảng
800-1800 MW. Trước đây tình trạng cắt điện này thường chỉ xảy ra vào đợt cao
điểm nắng nóng. Ván đề này đã ảnh hướng lớn tới đời sống sinh hoạt của người
dẫn lẫn việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Biểu hiện độc quyền ở khâu mua bán và phân phân phối điện năng:
Về phương diện là người cung cấp điện cho nhân dân, độc quyền được thể
hiện ở chỗ REVN đã nhiều lần cắt điện đột ngột mà không báo trước như vào
ngày 7/8/2008 phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ đã tổ chức một buổi
tọa đàm với các doanh nghiệp. Một con số được nêu ra: trong năn 2008 khu
công nghiệp Trà Nóc chịu 275 lần cất điện đột xuất. Độc quyền làm cho khách
hàng không có lựa chọn nào khác vẫn phải tiếp tục chịu đựng gây ảnh hưởng tới
cuộc sống của người dân, công việc sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ.
EVN còn bất công trong khây phân phối điện cho người dân không công
bằng: doanh nghiệp ở Đồng Nai đã nợ tiền điện lên tới 85 tỷ đồng nhưng không

8


hề bị cắt điện, trong khi đó nếu một hộ gia đình bình thường gửi tiền điện quá
hạn 10 ngày sẽ bị cắt điện. Hộ gia đình muốn sử dụng lại phải nộp tiền phạt.
b. Độc quyền ở khâu thu mua điện:
Đôc quyền không chỉ trong vai trò nàh cung cấp điện mà EVN còn thể hiện
căn bệnh ấy từ vị trí là người đi mua điện từ các nhà máy điện. Hiện nay trên thị
trường có duy nhất công ty EVN là nhà thu mua và cung cấp điện cho người sử
dụng. Bên cạnh đó lại có nhiều nhà cung cấp điện đầu vào nên việc lựa chọn
công ty đối tác đều hoàn toàn phụ thuộc vào EVN. Do đó mà độc quyền ở khâu

thu mua xảy ra là điều hiển nhiên.
Không những thế, EVN còn đi thu mua điện từ các nguồn bên ngoài cụ thể
là từ Trung Quốc cho dù giá cao hơn của công ty Việt Nam rất nhiều. Giải thích
cho vấn đề này, ông Phạm Lê Thanh, tổng giám đốc EVN lúc đó cho rằng đây là
hành động hợp lý vì: giá mua điện bình quân từ Trung quốc là 4,5 cent/KWh
(chưa kể chi phí truyền tải, quản lý, thất thoát,…) còn giá mua của Cà Mau 1 là
6,5 cent/KWh. Giá trung bình bán ra thị trường là 5 cent/KWh. Như vậy, nếu
mua của Cà Mau 1 sẽ lỗ trên 3000 tỷ đồng/năm.2
c. Tình trạng làm việc thiếu trách nhiệm của EVN
Khoảng giữa tháng 9/2008, dư luận xôn xao vì EVN từ chối đầu tư 13 dự án
điện với lí do thiếu vốn. Lý do EVN đưa ra của EVN dường như không thuyết
phục vì ngay khi EVN buông tay với 13 dự án điện thì Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đã vào cuộc. Không bàn tới khả năng thu xếp nguồn vốn của ai lớn hơn ai
nhưng sự thiếu trách nhiệm của EVN đối với dự án mang tầm quốc gia không
đơn thuần là kinh doanh. Vì vậy EVN không thể vì chút khó khăn mà “chối bỏ
trách nhiệm”.

2

Tổng cục thống kê www.tongcucthongke.vn , ngày truy cập 20/5/2012

9


Vấn đề thiếu trách nhiệm này còn được biểu hiện ở việc thường xuyên cắt
điện không báo trước, đổ lỗi cho việc thiếu hụt điện cung cấp cho người tiêu
dùng vì không tiết kiệm. Chủ tịch HDQT Tập đoàn Điện lục Việt Nam EVN
Đào Văn Hưng trả lời với báo chí: “giá gas từ năm ngoái đến nay đã tăng gấp
đôi, những hô hào chuyển sang nấu nướng bằng điện ngày càng lan rộng. Chúng
ta không thể nào chyaj kịp do sư chuyển hướng tiêu dùng như vậy. Ngày hôm

nay, lạnh hoặc nóng người tiêu dùng mua điều hòa lắp vào. Gia đình dùng bóng
đền không đáng bao nhiêu điện, nhưng nếu lắp bình nóng lạnh, điều hòa,…
lượng điện tiêu thụ rất lớn, công suất tăng gấp đôi. Việt Nam có khoảng 18 triệu
hộ gia đình như vậy. Lượng điện tiêu thụ tăng lên 36 nghìn lần.” ( theo
Vietnamnet ). Ngành điện đưa ra giải pháp là “ tiết kiệm điện trong giờ cao
điểm”.
Khuyến khích người dân tiết kiệm điện là việc làm đúng đắn và cần thiết
nhưng đặt trường hợp EVN là doanh nghiệp nhà nước giao độc quyền điện cả
nước thì lí lẽ này thật khó chấp nhận. Thay vì tự kiểm chứng năng lực bản than
thì ngành điện laijd odor lỗi cho người tiêu dùng-khách hàng mua sản phẩm của
mình. Nhu cầu của khách hàng tăng cao, ngành điện lại than phiền. Yếu kém
của EVN chính là đã không thể dự đoán được nhu cầu của người dân, EVN cũng
chối bỏ trách nhiệm của mình trong những thiêt hại sinh hoạt, sản xuất kinh
doanh của người tiêu dùng điện do phải chịu cắt điện thường xuyên.
Một nguyên nhân khác dẫn tới thiếu điện là do dự án điện hoàn thành chậm
so với cam kết. EVN giải thích rằng do khó khăn trong huy động vốn, giải
phóng mặt bằng,…mặc dù Nhà nước đã hết sức tọa điều kiện cho các dự án điện
bằng việc ra quyết định 797 ( cho phép chỉ định tổng thầu xây lắp ) và QĐ 1195
( cho hưởng cơ chế đặc thù về thủ tục chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, nguồn
vốn,..). Báo cáo mới nhất của EVN cho thấy năm 2008 EVN có nguy cơ thiếu
9.046,55 tỷ đồng vốn vay và trái phiếu. Câu hỏi đặt ra là EVN có đang thực sự
thiếu vốn hay thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý và huy động vốn?
Chính vì thế mà EVN gấp rút đưa đề án xin tăng giá điện cho Chính phủ.

10


d. Dự án xin tăng giá điện của EVN
Dư luận đã phản ứng mạnh mữ trước đề xuất tăng giá điện lên trung bình
20-30% trong 2 năm 2010-2011 của ngành điện:

Bảng 2: bảng so sánh giá điện sinh hoạt do EVN đề xuất

11


Chuyên gia Nguyễn trung từng đặt câu hỏi: “Liệu có quốc gia nào giống
Việt Nam, suốt ngày người dân phải đuổi theo giá? Can cớ của nó không gì khác
chính là cơ chế độc quyền”.3
Trong một báo cáo gửi Văn phòng quốc hội mới đây, Tập đoàn Điện lực
EVN cho biết giá điện bình quân trong 2011 là 1.242 đồng/KWh, năm 2010 là
1.058 đồng/KWh, tăng 1,2 lần, giá điện thấp như hiện nay không đủ để EVN
đầu tư sản xuất thêm. Tuy nhiên, EVN lại có vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác
như viễn thông ( đầu tư 3.000 tỷ đồng để phát triển mạng thông tin di động
CDMA .

Theo ông Vương Đình Huệ- tổng KTNN Việt Nam thì mức tổn thất điện
hiện nay vẫn còn cao ( 10.56 % ) nếu giảm tỷ lệ tổn thất xuống còn 8 % thì mỗi
năm EVN sẽ tiết kiệm được 1500 tỷ đồng. Vấn đề này rất quan trọng vì tỉ lệ tổn
thất được tính vào giá thành bán điện, có nghĩa là người tiêu dùng sẽ phải gánh
chịu. Nếu có giải pháp khắc phục sẽ có lợi hơn cho người tiêu dùng.
Một ý kiến khác cho rằng: “tăng giá điện có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng kinh tế”- đây là kết luận của nhóm nghiên cứu CEPR ( trung tâm nghiên
cứu và chính sách ) của ĐHQG Hà Nội.

3

Vũ Dũng, Đức Thành ngày 29/10/2008 />
12



Nguồn: www.tuoitreonline.com.vn
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu không đưa ra kết luận nên tăng hay không tăng
giá điện. Trong phần trả lời chất vấn của Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cho biết, với lợi nhuận 5%, mức thấp nhất với EVN, với giá thành và giá
bán hiện nay trong khi ngân sáh không bù lỗ mà bù chéo, bán cao bù cho bán
thấp, ngành điện đang gặp nhiều khó khăn, khả năng tăng giá điện là khó tránh
khỏi.4
Tăng giá điện là cần thiết vì thế giá điện thấp có thể khiến người dân sử
dụng lãng phí và các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam sản xuất để xuất
khẩu.
Hiện nay giá điện của nước ta thấp hơn một số nước trong khu vực. Theo
báo Lao động: “giá lẻ ở Việt Nam khoảng 5 cent/KWh, ở Trung Quốc là 11-12
cent/KWh”. Vấn đề đặt ra là mức tăng theo đề xuất của ngành điện đã hợp lý
chưa?
Trao đổi với báo Tuổi trẻ, ông Trần Viết Ngãi-chủ tịch Hiệp họi Năng lượng
Việt Nam cho biết: “giá điện chỉ nên tăng 10-15% là phù hợp với điều kiện kinh
tế nước ta hiện nay. Hơn nưa nên tăng làm nhiều đợt, nếu tăng cùng một lúc 2030% rất khó khiến người dân chấp nhận”. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi nguồn
thủy điện không còn dồi dào như ban đầu thì tăng giá là tất yếu. Người tiêu dùng
4

www.tuoitreonline.com , ngày truy cập 20/5/2012

13


sẵn sang trả giá cao hơn cho chất lượng tốt hơn nhưng sẽ không chấp nhận tăng
giá khi vẫn chịu cảnh cắt điện với lý do “tiết kiệm chi phí”.
4.

Đề xuất một số giải pháp giải quyết thiếu điện do độc


quyền điện gây ra

Việc cúp điện liên miên, cúp điện không báo trước của ngành điện đã gây
bức xúc toàn xã hội. Không chỉ người dân, doanh nghiệp mà chính quyền các
địa phương (UBND TPHCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng
Tàu...) đã gửi kiến nghị đến Thủ tướng yêu cầu tăng phân bổ sản lượng điện, xác
định trách nhiệm của ngành điện trong việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ... ở địa phương.
Trong bối cảnh đó, Nghị định 68/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực điện lực có hiệu lực từ ngày 1-8-2010 lại thiên về việc xử phạt nặng
những vi phạm trong việc sử dụng điện, chưa ràng buộc trách nhiệm đầy đủ của
ngành điện khi cắt điện vô tội vạ. Điều này làm tăng “lợi thế” cho tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) khi EVN chiếm với 70% sản lượng điện, 100% hệ thống
truyền tải điện và 90% mạng lưới phân phối điện trong cả nước.
Với thế độc quyền bao trùm lên tất cả, EVN nhiều lần “lình xình” không
chịu mua điện của các nhà máy khác không thuộc quyền quản lý của mình vì
cho rằng giá cao, không tự xác định trách nhiệm của mình trong việc chậm trễ
đưa các nhà máy điện vào hoạt động vì không có ai giám sát (như hai nhà máy
nhiệt điện lớn ở Hải Phòng và Quảng Ninh chậm đưa vào sử dụng hàng chục
tháng).
Cách đây hơn 10 năm ngành viễn thông cũng nắm độc quyền không khác gì
ngành điện bây giờ. Khi ấy Chính phủ quyết định phá thế độc quyền của ngành
viễn thông và đã tạo ra một thị trường cạnh tranh năng động, đa dạng, mang lại
lợi ích ngày càng tăng cho người tiêu dùng. Không lý gì cứ để EVN giữ thế độc
14


quyền trong sản xuất, truyền tải, bán buôn, bán lẻ đến tận hộ dân, doanh nghiệp
trong khi doanh nghiệp này lại không chịu trách nhiệm về sự yếu kém trong

quản lý, cung ứng điện.
Cần tách các nhà máy sản xuất điện, bộ phận truyền tải điện quốc gia và
mạng lưới bán lẻ điện thành những bộ phận độc lập. Đặc biệt cần xây dựng hệ
thống truyền tải điện quốc gia độc lập với bộ phận sản xuất, được đầu tư và phát
triển từ nguồn thu phí, nhờ đó có khả năng duy tu, nâng cấp, hạn chế thất thoát,
đồng thời giám sát và thúc đẩy việc sản xuất điện. Các công ty bán lẻ điện sẽ
được tổ chức theo địa bàn phù hợp chứ không tập trung về một vài đầu mối, dễ
dẫn đến độc quyền. Phương án này từng được nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất
nhưng không hiểu sao cho đến giờ vẫn chưa được thực hiện dù Bộ Công
Thương đã có đề án khá cụ thể.
Ông Mai Đình Trung, Phó giám đốc Quản lý dự án điện nông thôn và năng
lượng tái tạo, khẳng định: “Mặc dù hiện là nước xuất khẩu năng lượng, đến năm
2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng”. Tình hình này đòi hỏi phải cấp
thiết cải tổ ngành điện, phá thế độc quyền của EVN mới mong tạo ra một diện
mạo năng động của ngành điện, đáp ứng nhu cầu bức xúc trước mắt cũng như
yêu cầu phát triển năng lượng trong tương lai.5

5

Vũ Thành, Thời báo kinh tế sài gòn, NXB Văn hóa Thông tin, 2010, trang 24

15


KẾT LUẬN
Độc quyền điện ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với Chính
phủ. Rất khó để giải quyết triệt để những khúc mắc xảy ra nếu không có một
chính sách và hành động mang tính bắt buộc từ phía Nhà nước. Để bảo vệ quyền
lợi cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp sản xuất EVN, Nhà nước cần
phải quy định rõ giới hạn của EVN trong việc liên tục tăng giá điện nhưng

không tăng kèm với chất lượng sản phẩm gây bức bối cho người tiêu dùng. Để
giải quyết vấn đề này cần có sự nỗ lực hỗ trợ từ cả 2 phía Người sản xuất và
Người tiêu dùng cũng như chính sách Nhà nước để đạt kết quả tốt nhất.

16


17


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác Lenin, NXB Chính trị Quốc
gia, 2009, trang 331.
2) Vũ Thành, Thời báo kinh tế sài gòn, NXK V ăn hóa Thông tin,2010, trang
24
3) Tổng cục thống kê www.tongcucthongke.vn , ngày truy cập 20/5/2012
4) Vũ Dũng, Đức Thành ngày 29/10/2008
/>5) www.tuoitreonline.com , ngày truy cập 20/5/2012

19



×