Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Độc quyền tập đoàn và sự cạnh tranh giữa các nhà mạng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.78 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Mô hình độc quyền tập đoàn khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở
lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông. Ở Việt Nam tuy mới xuất hiện được
hơn 15 năm nhưng thị trường viễn thông đang phát triển một cách nhanh
chóng. Từ 1993 với sự tiên phong của Mobifone, sau hơn 15 năm số lượng
nhà mạng đã lên tới con số 8 kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt của các công ty viễn thông. Tuy ở Việt Nam, các mạng di động lớn
không hẳn đã có vai trò như những nhà độc quyền tập đoàn vì trên họ còn
có Bộ Thông tin và truyền thông quản lý và điều chỉnh. Song, với cơ chế
trao quyền tự chủ ngày càng cao cho các doanh nghiệp như hiện nay, hầu
như trên thị trường mạng di động các mạng này được tự do kinh doanh mà
không gặp sự can thiệp hay thiên vị nào. Bộ Thông tin và truyền thông
cũng cho phép các mạng lớn chủ động giảm mức cước đến 30%. Cho nên
xét về thực chất, các mạng di động lớn hiện nay đang hình thành mô hình
độc quyền tập đoàn. Khi nhìn nhận như vậy, chúng ta có thể hiểu sâu sắc
nguyên nhân bên trong của những đợt giảm cước, khuyến mại liên tiếp như
hiện nay, và việc các nhà mạng phải cạnh tranh với nhau về cả giá cả và
chất lượng dịch vụ như vậy người tiêu dùng hiển nhiên là người được
hưởng lợi.
Bài tiểu luận này với đề tài: “Độc quyền tập đoàn và sự cạnh tranh
giữa các nhà mạng ở Việt Nam” sẽ tập trung phân tích và lý giải về mô
hình độc quyền tập đoàn và cuộc đua giảm cước của các mạng di động qua
đó thấy được ích lợi của người tiêu dùng trong cuộc chiến khốc liệt này.

1


I. Cơ sở lý luận:
1. Thị trường độc quyền tập đoàn:
Độc quyền tập đoàn (gọi tắt của độc quyền bán tập đoàn) là cấu trúc
thị trường trong đó một số hãng chi phối cả thị trường về hàng hóa hoặc


dịch vụ. Điều đó có nghĩa là các hãng phụ thuộc lẫn nhau và mỗi hãng phải
cân nhắc các phản ứng có thể xảy ra của các đối thủ về những quyết định
giá, xúc tiến bán hàng và phát triển sản phẩm của mình.
Một thị trường độc quyền tập đoàn có đặc điểm:
• một số lượng nhỏ các công ty
• sản phẩm vừa được tiêu chuẩn hoá vừa có sự khác biệt
• thừa nhận tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau
• khó khăn gia nhập
Do có ít các công ty trong một ngành độc quyền thiểu số, sản lượng
của mỗi công ty chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết
định giá cả và sản lượng của mỗi công ty có tác động đáng kể lên lợi nhuận
của các công ty khác. Thêm vào đó, khi ra quyết định liên quan tới giá cả
hoặc sản lượng, mỗi công ty phải tính tới phản ứng của các công ty đối thủ.
Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền tập đoàn can dự vào
hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một
bên được quyết định bởi hành động của các bên khác.
2. Lý thuyết trò chơi:
Mô hình đường cầu cong mô tả một trường hợp trong đó một công ty
cho là các công ty khác sẽ làm phù hợp với sự giảm giá của nó nhưng sẽ
không cho phép tăng giá tiếp theo. Chiến lược tối ưu trong một tình huống
như vậy thường là giữ mức giá hiện tại và cạnh tranh trên những mặt phí
giá cả thay vì cạnh tranh giá cả. Các nhà kinh tế nói chung dựa vào mô hình
lý thuyết trò chơi để dự tính kết quả trên thị trường độc quyền nhóm. Lý
2


thuyết trò chơi (game thoery) có giải thích hành vi chiến lược bằng việc
xem xét sự thưởng phạt đi cùng với những sự lựa chọn thay thế của mỗi
người tham dự "trò chơi". Một tình huống có thể xảy ra có thể được phân
tích bằng lý thuyết trò chơi là liệu mỗi công ty trong hai công ty độc quyền

nhóm sẽ duy trì giá cao hay giá thấp. Trong một hoàn cảnh như vậy, mức
lợi nhuận kết hợp cao nhất có thể nhận được tại mức giá cao do công ty đưa
ra. Tuy nhiên, công ty có thể tăng lợi nhuận bằng việc đưa ra giá thấp nếu
công ty kia tiếp tục tính mức giá cao. Nếu cả hai công ty tính mức giá thấp,
lợi nhuận kết hợp thấp hơn mức lợi nhuận kết hợp nếu cả hai công ty tính
mức giá cao.
Những người tham gia vào trò chơi đối mặt với một sự lựa chọn
tương đối đơn giản khi tồn tại một chiến lược độc quyền (dominant
strategy). Một chiến lược độc quyền là một chiến lược mang lại phần tiền
thưởng cao nhất cho mỗi cá nhân với mỗi hành động có thể xảy ra của đối
thủ của họ. Trong quyết định giá độc quyền được miêu tả ở trên, chiến lược
độc quyền đưa ra một mức giá thấp hơn. Để hiểu điều này, giả sử bạn đang
đưa ra quyết định này và không biết công ty kia sẽ làm gì. Nếu công ty kia
tính giá cao, bạn có thể nhận được lợi nhuận lớn nhất bằng việc giảm giá
của công ty này. Nói cách khác, nếu công ty kia tính giá thấp, chiến lược
tốt nhất với bạn là lại tính giá thấp (nếu bạn tính giá cao khi công ty kia
tính giá thấp, bạn sẽ chịu tổn thất lớn). Trong trường hợp này, nếu trò chơi
này chỉ được chơi một lần, mỗi công ty sẽ dự tính tính mức giá thấp cho dù
thậm chí lợi nhuận kết hợp của họ sẽ cao hơn nếu cả hai đều tính giá cao.
Dù vậy, nếu sự cấu kết là có thể (và bị ép buộc) cả hai công ty có thể tính
giá cao.
Quyết định giá độc quyền được miêu tả ở trên là một ví dụ về một
kiểu trò chơi phổ biến được gọi là "sự tiến thoái lưỡng nan của tù nhân"
(prisoners's dilemma).Trong trò chơi truyền thống sự tiến thoái lưỡng nan
của tù nhân, hai người tù bị bắt và bị giam riêng. Khi họ bị thẩm vấn, mỗi
3


người sẽ được giảm tội nếu anh ta hoặc cô ta cung cấp bằng chứng chống
lại người kia. Chiến lược độc quyền trong tình huống này là nhằm thú tội

bất luận hành vi nào của bên kia, người tù nhận được án nhẹ hơn nhờ vào
sự thú tội. Mô hình sự tiến thoái lưỡng nan của tù nhân được sử dụng rộng
rãi trong các nguyên tắc học thuật nhằm giải thích hành vi cá nhân trong
các tình huống chiến lược. Không phải mọi tình huống chiến lược đều dẫn
tới một chiến lược độc quyền. Việc dự đoán kết quả của một trò chơi sẽ
khó hơn nhiều nếu không tồn tại chiến lược độc quyền như vậy.
Mặc dù phân tích việc đưa ra quyết định độc quyền trở nên phức tạp
hơn nhiều khi chúng được chơi lặp lại bởi cùng người chơi. Trong trường
hợp sự tiến thoái lưỡng nan của tù nhân, cho dù thậm chí mỗi cá nhân có
thể có lợi trong một trường hợp riêng lẻ bằng sự thú tội, cả hai người tù sẽ
ngồi tù lâu hơn nếu không ai thú tội và cung cấp bằng chứng chống lại
người kia. Nếu họ biết họ sẽ can dự vào các vụ phạm tội trong tương lai, họ
sẽ ít có động cơ thú tội hơn. Bằng việc không thú tội, họ có thể giữ mức đời
sống cao hơn. Trong trưòng hợp độc quyền tập đoàn, mỗi công ty có động
cơ cắt giảm mức giá của công ty kia trong mỗi giai đoạn. Mặc dù vậy, mỗi
công ty nhận thấy nếu họ tính một mức giá thấp hơn ở thời điểm hiện tại,
công ty kia có thể phản ứng lại bằng cách tính giá thấp hơn trong tương lai.
Đe doạ trả đũa trong tương lai có thể khuyến khích các công ty duy trì mức
giá cao trong mỗi giai đoạn thời gian.
II. Thị trường độc quyền tập đoàn của các công ty viễn thông:
1. Sự cạnh tranh giữa các nhà mạng:
Trong thị trường độc quyền tập đoàn khi xác định giá và sản lượng
các hãng phải tính đến hành vi của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời các
quyết định của hãng cũng ảnh hưởng đến các quyết định của các đối thủ.
Điển hình là việc cạnh tranh của các nhà mạng, các nhà mạng đang làm
người tiêu dùng... choáng với nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi, nhằm
4


giữ chân khách hàng vừa thu hút thêm khách hàng mới. Tuy thủ tục đăng

ký và chất lượng cuộc thoại như nhau nhưng từ năm năm trở lại đây, lượng
khách hàng mới của các mạng chủ yếu là thuê bao trả trước chỉ vì thuê bao
trả trước được nhiều ưu đãi hơn. Theo một khảo sát gần đây, các nhà mạng
tại Việt Nam có khoảng 110 triệu thuê bao, trong đó chỉ có khoảng 11 triệu
thuê bao trả sau. Trong số các thuê bao trả trước, chỉ có khoảng 50% là
thuê bao trả trước “thường xuyên”, còn lại là hoạt động theo hình thức
dùng hết tài khoản khuyến mãi, sau đó thay bằng SIM mới với những
chương trình khuyến mãi mới hấp dẫn hơn. Điều đó cũng dễ lý giải bởi hầu
hết các chương trình khuyếnmãi đều đánh vào thuê bao trả trước. Đã từ
lâu, việc các mạng di động lớn như Viettel, Vinaphone, MobiFone, Sphone tung ra các chương trình khuyến mại lớn nhỏ vào các dịp lễ tết đã trở
thành thông lệ và dường như tất yếu. Mỗi khi có dịp gì đặc biệt là các mạng
đồng loạt chớp lấy cơ hội để chăm sóc và mở rộng khách hàng. Không ít
thuê bao ngạc nhiên khi thức dậy vào một ngày đẹp trời, ngạc nhiên nhận
ra mình được cộng thêm cả trăm ngàn tiền khuyến mại. Lại có khách hàng
đầu tháng chờ đợi xem tháng vừa qua mình đã nghe bao nhiêu phút và
được cộng bao nhiêu tiền vào tài khoản. Tiên phong trong việc tung ra các
chiêu khuyến mại và giảm giá cước là Viettel, từ ngày mới gia nhập vào thị
trường mạng di động, viettel đã tung ra hàng loạt gói cước gây sốc, cùng
việc giảm mạnh giá cước, tặng tiền giá trị thẻ nạp viettel nhắm đến đối
tượng khách hàng bình dân, học sinh sinh viên. Nhờ đó Viettel đã thu hút
được một số lượng lớn thuê bao trả trước và dần dần qua mặt hai ông lớn là
Mobifone và Vinafone trước tiên là về mặt số lượng thuê bao.
Theo lý thuyết trò chơi, lợi nhuận của một hãng không chỉ phụ thuộc
vào chiến lược giá của mình mà còn phụ thuộc vào chiến lược giá của đối
thủ. Như biểu thị trong hình, nếu hãng 1 áp dụng chiến lược giá cao thì lợi
nhuận của hãng 1 sẽ là 2 tỉ đồng nếu hãng 2 cũng áp dụng chiến lược giá
cao. Nhưng nếu hãng 2 thực hiện chiến lược giá cao thì hãng 1 sẽ áp dụng
5



chiến lược giá thấp và lợi nhuận của nó sẽ tăng lên 3 tỷ đồng. Như vậy
chiến lược giá cao của hãng 1 là chiến lược tốt chỉ nếu hãng 2 cũng sử cũng
sử dụng chiến lược giá cao.

P thấp

P cao

P thấp

1

1

3

0

P cao

0

3

2

2

Nhưng nếu hãng 2 thực hiện chiến lược giá cao thì hãng 1 sẽ áp dụng chiến
lược giá thấp và lợi nhuận của nó sẽ tăng lên 3 tỷ đồng. Như vậy chiến lược

giá cao của hãng 1 là chiến lược tôt chỉ nếu hãng 2 cũng sử dụng chiến lược
giá cao. Điều này cho thấy trong thị trường độc quyền tập đoàn, mỗi hãng
phải cân nhắc các phản ứng của cá đối thủ để xây dựng chiến lược giá của
mình. Vì vậy, việc viettel đưa ra các chương trình khuyến mại đã làm cho
vinaphone và mobifone và các nhà mạng khác bắt buộc phải có chiến lược
để cạnh tranh và giành thị phần với viettel. Các nhà mạng đều tung ra các
chương trình khuyến mãi 1 cách dày đặc. Trước đây người tiêu dùng phải
chờ đến dịp lễ tết mới nạp tiền để đươc tặng tiền khuyến mại. Thế nhưng, ít
ai để ý rằng, gần đây, chẳng vì dịp gì, các mạng cũng tung ra các chương
trình khuyến mại. Có mạng như Viettel còn cùng lúc tổ chức nhiều chương
trình hấp dẫn như tặng 50% giá trị thẻ nạp, tặng tiền nghe hàng tháng, giảm
75% cước cuộc gọi phát sinh vào giờ thấp điểm. Mobifone cũng không
kém, ngoài việc tặng 100 SMS nội mạng miễn phí, sau đấy vài ngày nhà
mạng này lại tặng khách hàng 30 phút gọi nội mạng miễn phí trong 5 ngày
còn giá cước gọi nội mạng trong giờ rỗi chỉ còn 399 đồng/phút. Không để
6


khách hàng mình chịu thiệt, VinaPhone cũng lập tức đưa ra chương trình
khuyến mãi “Trọn niềm vui cùng Vinaphone”. Theo đó, người dùng cũ
được nhận thêm 100% giá trị thẻ nạp còn thuê bao hòa mạng mới được
tặng đến 100% trị giá 5 thẻ nạp đầu tiên. Các mạng nhỏ như Vietnamobile,
Beeline lại có những toan tính riêng. Do văn bản của Cục chỉ đề cập đến
hình thức khuyến mãi thẻ nạp, nên các mạng di động đã chuyển hướng.
Thay vì nhân đôi giá trị thẻ nạp, Vietnamobile kết hợp với Samsung tặng
sim với tài khoản tới 650.000 đồng cho khách hàng mua máy di động, còn
Beeline tung ra chiêu miễn phí 19 tin nhắn nội mạng sau tin nhắn đầu tiên.
Có thể thấy các chương trình khuyến mãi của các nhà mạng đều ná ná
nhau, tuy việc khuyến mại của các mạng di động diễn ra không cùng một
thời điểm nhưng cách nhau không lâu, gần như một cuộc chạy đua sát sao

vậy. Chúng ta có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân bên trong của những đợt
giảm cước, khuyến mại liên tiếp như hiện nay là cuộc cạnh tranh khốc liệt
giành thị phần. Do các hãng độc quyền tập đoàn đối diện với một đường
cầu gãy khúc. Vì khi một hãng, chẳng hạn như Viettel giảm giá xuống, lập
tức các mạng khác sẽ giảm cước theo để "trả đũa". Tuy nhiên khi Viettel
tăng giá cước lên thì không có mạng nào hưởng ứng. Theo Kinh tế học Vi
mô, điều này làm cho đường doanh thu biên của hãng độc quyền tập đoàn
có một khoảng gián đoạn, trong khoảng trống gián đoạn đó, hãng không thể
tăng hay giảm giá một cách đáng kể. Để cạnh tranh với các hãng khác trong
trường hợp này, các hãng không thể cạnh tranh bằng giá nữa mà bằng khác
biệt hoá sản phẩm. Khi hai mạng VinaPhone và MobiFone công bố giảm
giá cước thấp hơn Viettel, liệu Viettel có tính tới tiếp tục giảm giá cước để
bảo vệ “ngôi vị số 1” về giá cước rẻ nhất của mình như bấy lâu nay? Câu
hỏi này, lãnh đạo Viettel không có câu trả lời. Thực tế, đại diện hai nhà
mạng MobiFone và VinaPhone cũng cho rằng rất khó có thể để trả lời các
mạng có tiếp tục giảm cước nữa hay không, khi mà một trong ba nhà mạng
tiếp tục giảm. Vì thế, việc giảm cước tiếp, trước mắt sẽ không nằm trong kế
7


hoạch của các mạng.Với mức giảm lớn nhất từ trước đến nay đã rất thấp và
gần với mức giá thành, ba mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone tuy
không công bố số liệu cụ thể, nhưng theo tính toán công thức lý thuyết
chung, với mức giảm trung bình từ 15 -30% vừa qua, các nhà mạng sẽ
trung bình giảm trên dưới trong khoảng từ 5 -7% doanh thu, trong thời gian
ít nhất từ 3 -5 tháng đầu sau đó mới kéo lại dần.Trong tính toán của các nhà
mạng, khi giảm mạnh giá cước chắc chắn sẽ khuyến khích người dùng sử
dụng dịch vụ nhiều hơn, thời lượng cuộc gọi sẽ tăng mạnh hơn so với mức
giá cước trước đây. Như của mạng di động VinaPhone, mức cuộc gọi dự
định sẽ tăng khoảng 5%.“Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh các chính sách

khuyến mại, tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng để bù đắp lại
chi phí doanh thu thâm hụt từ việc giảm giá”, đại diện ba nhà mạng này
nói. Sẽ rất khó để các nhà mạng bù đắp lại doanh thu trên nếu không đẩy
mạnh và làm triệt để các nhiệm vụ mà nhà mạng đã đặt ra là không ngừng
gia tăng củng cố chất lượng mạng lưới để tăng tỷ lệ cuộc gọi thành công,
tăng các chính khuyến khích khách hàng tăng lượng gọi, cung cấp thêm
nhiều dịch vụ giá trị gia tăng và mở rộng các kênh phân phối tiếp thị khách
hàng đến mọi nơi.
2. Lợi ích của người tiêu dùng:
Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự
thống trị hoàn toàn của tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông (VNPT).
Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện
thoại di động, Internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ
không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ
chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn, cũng không có
quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết, do sự thống trị của một mình VNPT,
cách quản lý khách hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng là một đám đông
và phục vụ theo kiểu phục vụ đám đông. Khách hàng vào thời điểm ấy phải
8


sử dụng dịch vụ viễn thông với giá cắt cổ, không tương xứng với chất
lượng dịch vụ. Sau đó một thời gian sự xuất hiện của Viettel cùng với chiến
lược cạnh tranh giảm mạnh giá cước cùng những chiêu thức khuyến mãi
….. thị trường bây giờ không chỉ còn độc quyền của VNPT nữa mà đã xuất
hiện sự cạnh tranh giữa ba nhà mạng. Viettel có vẻ thành công với chiến
lược của mình khi vừa mới xuất hiện vài năm đã chiếm một số lượng lớn
thuê bao bởi mức giá cước mà họ đưa ra rẻ hơn nhiều so với giá cước của
hai ông lớn là Vinaphone và Mobifone. Để giành lại thị phần, 2 nhà mạng
này cũng không thể đứng ngoài cuộc trong cuộc đua giảm giá cước. Không

những thế ngày càng có nhiều mạng mới gia nhập thị trường viễn thông
như S-fone, VNM… với nhiều gói cước hấp dẫn, cuộc cạnh tranh lại càng
trở nên cam go và khốc liệt hơn và người tiêu dùng đương nhiên được
hưởng lợi. Hàng tháng đều có những đợt khuyến mãi giá trị thẻ nạp, có khi
là 50% , 100% như Mobifone vừa qua, vì vậy hầu như mọi người đều chờ
đến thời điểm khuyến mãi mới nạp thẻ mặc dù tiền trong tài khoản đã hết
từ trước đó. Một số người hầu hết là học sinh sinh viên, những người
không cần sử dụng một số điện thoại cố định thì việc thay sim là chuyện
thường xuyên, bởi thay vì bỏ ra 50k nạp thẻ để đc nhận 75k trong tài khoản
thì người đó có thể mua một cái sim mới với mệnh giá 45k để có 145k
trong tài khoản, rõ ràng như thế lãi hơn nhiều so với việc hàng tháng cứ
ngồi chờ khuyến mãi để nạp thẻ. Và một khi cuộc chiến giảm giá mạng
không còn hiệu quả bởi doanh nghiệp chỉ có thể giảm giá tới 1 mức nhất
định để tránh thua lỗ và các đối thủ cũng luôn đưa ra các ưu đãi tương tự
thì các nhà mạng phải chuyển sang phương án cạnh tranh khác. Hiện nay
các nhà mạng đang tập trung nâng cao chất lượng và chăm sóc khách hàng
thay vì tung ra các chiêu khuyến mại để hút thuê bao mới. Các nhà mạng
nhận định thị trường di động chỉ còn khoảng 15 triệu người có nhu cầu sử
dụng điện thoại; các mạng di động cũng đã lên kế hoạch để “hút” hết 15
triệu thuê bao này. Những năm trước, cuộc đua chất lượng và chăm sóc
9


khách hàng sau bán hàng đã được quan tâm nhưng do nhu cầu sử dụng của
khách hàng còn nhiều nên các nhà mạng chỉ tập trung thu hút khách hàng
mới. Khi thị trường đang đến ngưỡng bão hoà, đây chính là áp lực để các
nhà mạng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách
hàng sau bán hàng. Chúng ta, những người tiêu dùng cũng có thể nhận ra
rằng, chất lượng các của các mạng di động đang dần dần được nâng cao,
tình trạng nghẽn mạng, thất lạc cuộc gọi, tin nhắn cũng không xảy ra

thường xuyên nữa. Dịch vụ chăm sóc khách hàng đang được các nhà mạng
quan tâm một cách đặc biệt bởi nó sẽ làm cơ sở để khách hàng lựa chọn
mạng di động khi mà giá cả và chất lượng dịch vụ của các hãng không có
sự khác biệt lớn. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại được hưởng lợi nhiều
như thế bởi họ vừa được quan tâm chăm sóc quyền lợi lại vừa được sử
dụng dịch vụ tốt với giá cả phải chăng nhất. Khách hàng ngày nay - theo
cách nói của các nhà kinh doanh - không phải là một “đám đông màu
xám”, mà họ là những con người đầy đòi hỏi, muốn đuợc đối xử nhã nhặn,
được tôn trọng và được nghe những lời cảm ơn chân thành. Những điều mà
khách hàng cần hỏi khi mua sản phẩm dịch vụ là rất nhiều và gần như vô
tận. Vì vậy, hệ thống chăm sóc khách hàng dựa trên thiết bị công nghệ hiện
đại, theo một quy trình tận tình, chuyên nghiệp đang ngày càng trở nên
quan trọng và cần thiết với các nhà kinh doanh. Tuy nhiên nếu như xảy ra
trường hợp các mạng lớn của Việt Nam liên kết lại với nhau thành một
khối như cartel thì tình hình có lẽ sẽ không còn tốt đẹp như vậy. Giá cả sẽ
được các mạng thống nhất và đẩy lên cao, người sử dụng không có lựa
chọn nào khác vì mạng di động lúc đó sẽ gần như độc quyền. Tất nhiên
điều đó khó lòng xảy ra vì nhiều lí do, nhất là do sự điều tiết của Nhà nước.

10


KẾT LUẬN
Chúng ta có thể thấy rằng, với việc gia tăng số lượng các mạng di
đông, cuộc cạnh tranh giành thị phần ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao
giờ hết. Chính vì thế việc tung ra các chương trình khuyến mãi kèm theo đó
là việc giảm giá cước là tất yếu. Tuy nhiên thiết nghĩ đó chỉ là phương án
cạnh tranh tạm thời, bởi nếu cứ đua nhau giảm giá thì tới một lúc nào đó
doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ vốn (một điều tối kị trong kinh doanh). Để
cạnh tranh được lâu dài trên thị trường buộc các nhà mạng phải chú ý đến

việc nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Thực chất,
chính nhờ mô hình độc quyền mà khách hàng đang nhận được sự chăm sóc
ngày càng tốt hơn vì các mạng di động phải cố sức để giữ và tạo nguồn
khách hàng mới. Các chương trình khuyến mại vì thế cứ nối tiếp nhau để
khách hàng không có lí do gì không đến với mạng di động mà họ cho là tốt
nhất, và chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm rằng, một khi mô hình độc
quyền tập đoàn lành mạnh còn được duy trì giữa các công ty viễn thông lớn
của Việt Nam thì chúng ta còn được sử dụng dịch vụ di động chất lượng tốt
nhất và giá cả phải chăng nhất. Chỉ có điều, không nên quên rằng sau mỗi
chương trình khuyến mại của các mạng di động là cả một chiến lược kinh
doanh đầy tính cạnh tranh và không ít chông gai.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình kinh tế học Vi mô- PGS.TS Cao Thúy Xiêm- NXB Đại
học kinh tế quốc dân.
2. />3. Lý thuyết trò chơi: />%E1%BA%BFt_tr%C3%B2_ch%C6%A1i

12


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
I. Cơ sở lý luận:.........................................................................................................................2
1. Thị trường độc quyền tập đoàn:......................................................................................2
2. Lý thuyết trò chơi:............................................................................................................2
II. Thị trường độc quyền tập đoàn của các công ty viễn thông:................................................4
1. Sự cạnh tranh giữa các nhà mạng:...................................................................................4

2. Lợi ích của người tiêu dùng:.............................................................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................................................11

13



×