CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIỜ DẠY HÓA HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong
những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc thuyết
trình, đọc chép, nhồi nhét kiến thức giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh suy
nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học đồng thời khuyến khích học sinh
động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng, nội dung trọng tâm của bài học
theo trật tự logic, hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho học sinh từng bước
phát hiện ra bản chất của sự vật, kích thích tư duy sáng tạo, sự ham hiểu biết. đồng thời
qua đó học sinh thấy được niềm vui, hứng thú của người khám phá và tự tin khi trong kết
luận của thầy cô có một phần đóng góp của mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội kiến
thức vừa biết được cách thức tìm ra kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về tư duy.
Việc thiết kế dạng câu hỏi tư duy như vậy rõ rãng mất rất nhiều thời gian nhưng nó có tác
dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy của học sinh nên chúng ta tích cực phát huy
để chất lượng dạy học ngày một nâng cao hơn nữa phù hợp với xu thế đổi mới phương
pháp dạy học theo tính tích cực.
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN
Việc giảng dạy bộ môn HÓA HỌC THCS có tầm quan trọng đặc biệt.Vì ở bậc THCS
học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học.Nên dạy học hóa học giúp các em có hứng
thú học tập và biết vận dụng ý nghĩa thực tiễn của môn học vào đời sống hàng ngày đòi
hỏi GV phải lựa chọn phương pháp và kỹ năng cơ bản nhằm tổ chức hoạt động nhận thức
của HS .Trong đó kỹ năng đặt câu hỏi trong giờ dạy hóa học là một trong các PP nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức của HS tự mình lĩnh hội kiến thức,chủ động chiếm lĩnh tri thức
khoa học hóa học.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua thực tế giảng dạy nghiên cứu và học hỏi bạn bè đồng nghiệp .Chúng tôi nhận
thấy trong giờ dạy hóa học hệ thống câu hỏi do GV đặt ra giữ vai trò chỉ đạo quyết định
chất lượng lĩnh hội kiến thức của lớp học .Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn dược
học sinh từng buớc phát hiện ra kiến thức mới cần lĩnh hội, đã kích thích tính tích cực tìm
tòi sự ham nuốn hiểu biết phát triển tư duy của HS
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối với giáo viên:
- Các dạng câu hỏi.
- Các kỹ năng hình thành và mức độ phân loại câu hỏi.
- Các cách ứng xử khi đặt câu hỏi.
Đối với học sinh: Phát huy tính tích cực trong học tập
V. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Khách thể: Các kỹ năng đặt câu hỏi.
-Đối tượng: Học sinh và giáo viên trường THCS Đại Tự
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu, tác dụng đối với học sinh và cách thức dạy học của từng dạng câu hỏi.
1
- Mục tiêu, tác dụng đối với học sinh và cách thức dạy học của các cách ứng xử khi
đặt câu hỏi.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thu thập xử lý tài liệu…
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1.Đối với HS
-Đây là môn học mới và khó
-Còn lúng túng khi trả lời câu hỏi .Chưa mạnh dạn diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu
ý diễn đạt của người khác trong các giờ học
2.Đối với GV
Khi giảng dạy thường không chú ý đến các kỹ năng hình thành và mức độ phân loại câu
hỏi .Dẫn đến tình trạng ,câu hỏi giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức trong bài dạy vụn
vặt,chưa rõ ràng ,không theo trật tự logic .
II. NGUYÊN NHÂN
-Do giáo viên không nắm chắc trình độ nhận thức của HS nên khó khăn khi xây dựng hệ
thống câu hỏi
-Giáo viên chưa phân loại đươc các dạng câu hỏi và kỹ năng đặt câu hỏi trong giờ dạy
Hóa học. Nên hạn chế trong việc kích thích tư duy độc lập sáng tạo, hứng thú học tập
của HS. Dẫn đến kết quả học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản chưa được chắc chắn, số học
sinh chưa hiểu bài cao .
III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng dạy học. Xác định đơn vị kiến thức và kỹ năng
cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt nội dung này dưới dạng câu hỏi đóng hoặc câu
hỏi mở
- Dự kiến nội dung các câu hỏi, kỹ năng đặt câu hỏi, trình tự của các câu hỏi. Dự kiến nội
dung các câu trả lời của HS. Dự kiến những lỗ hổng kiến thức cũng như những khó khăn
sai lầm HS thường mắc phải. Dự kiến các câu hỏi phụ để gợi ý dẫn dắt HS
-Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tương HS. Sau
giờ học chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu
hỏi đã dược sử dụng trong giờ dạy
GV phải nắm chắc các dạng câu hỏi và kỹ năng đặt câu hỏi, cách thức dạy học của các
cách ứng xử khi đặt câu hỏi để vận dụng một cách linh hoạt có hiệu quả trong giờ dạy
hóa học
IV.NỘI DUNG CỤ THỂ
1. CÁC DẠNG CÂU HỎI
Có 2 dạng: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
a. Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ có một dạng câu trả lời là đúng/sai hoặc có / không.
Câu hỏi này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá kiến thức đã có trong trường
hợp cần trả lời chính xác, cụ thể, không cần tư duy nhiều.
2
Câu hỏi đóng thường sử dụng trong phần kết luận bài hoặc cuối phần giới thiệu
bài để kiểm tra xem học sinh có hiểu nhiệm vụ hay chưa.
Giáo viên muốn có thông tin về ý kiến của học sinh, kiểm tra kiến thức của học
sinh cần sử dụng câu hỏi mở.
b. Câu hỏi mở
Là dạng câu hỏi có nhiều cách trả lời. Khi đặt câu hỏi mở giáo viên tạo cơ hội cho
học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Sau đây là một số kĩ thuật đặt câu hỏi mở
Một người giáo viên giỏi thường đưa ra câu hỏi mở phù hợp.
-Khởi đầu cuộc hội thoại.
Một câu hỏi mở bắt đầu bằng các từ: ai, khi nào, cái gì, như thế nào, ở đâu? thì câu
trả lời không thể có hoặc không. Đôi khi học sinh chỉ đưa ra câu trả lời là một từ, tuy
nhiên bằng cách này giáo viên đang khuyến khích học sinh đưa ra câu trả lời ít nhất là
một câu.
-Không nên bắt đầu câu hỏi mở bằng các từ “tại sao” . Nó hàm ý nhận định. Khi
đặt câu hỏi “tại sao em không nói với cô” giáo viên muốn tìm ra động cơ của học sinh thì
có thể chuyển câu hỏi theo cách khác “điều gì khiến em làm việc đó” hay “ em muốn đưa
ra những lý do gì cho việc đó…”
-Sau khi đặt câu hỏi hỏi giáo viên nên giữ yên lặng trong 5 giây, ngay cả khi câu
trả lời không được đưa ra ngay. Cho học sinh suy nghĩ câu trả lời và nếu học sinh chưa có
câu trả lời, giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi một lần nũa hoặc giải thích rõ hơn câu hỏi,
có thể là diểm xuất phát để tiếp tục đặt câu hỏi.
-Lắng nghe tích cực: Nên để người khác biết mình đang lắng nghe bằng biểu hiện
qua ánh mắt, cách gật đầu.
-Để ý đến những nội dung chưa rõ ràng trong câu trả lời.
Đặt ra một số câu hỏi để tìm ra nội dung đó sau khi đã có được thông tin đầy đủ
qua câu trả lời, có thể tóm tắt câu trả lời của học sinh và hỏi lại xem mình đã hiểu đúng
câu trả lời của học sinh chưa. Giáo viên có thể kết thúc hội thoại bằng một câu kết luận rõ
ràng và một sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh.
2. SÁU KỸ NĂNG HÌNH THÀNH VÀ NĂNG LỰC ĐẶT CÂU HỎI NHẬN THỨC
THEO HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁC MỨC ĐỘ CÂU HỎI CỦA BLOOM
2.1. Câu hỏi biết
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật,
quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương …
- Tác dụng đối với học sinh :
Giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua.
- Cách thức dạy học
Ai…? Cái gì…? ở đâu …? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy miêu
tả… Hãy kể lại …
3
Ví dụ: Ai đã phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
Hãy định nghĩa oxit.
2.2. Câu hỏi hiểu
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … khi
tiếp nhận thông tin.
- Tác dụng đối với học sinh :
Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học
- Cách thức dạy học
Vì sao…? Hãy giải thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ ….
Vi dụ: Em hãy giải thích vì sao tổng khối lượng của chất tham gia luôn bằng tổng
khối lượng các chất sản phẩm.
2.3. Câu hỏi áp dụng
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được (các dữ
kiện, số liệu, các đặc điểm … ) vào tình huống mới.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
* Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Cách thức dạy học
* Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp
học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
* Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lới
đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.
2. 4. Câu hỏi phân tích
Nhằm kiểm tra học sinh khả năng phân tích nội dung vấn đề, để tìm ra mối liên hệ
hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải
hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy lôgic .
4
- Cách thức dạy học
* Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời : Tại sao? (khi giải thích
nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế
nào? (khi chứng minh luận điểm)
* Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
Ví dụ: em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng
các chất sản phẩm.
2. 5. Câu hỏi tổng hợp
Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết
vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
- Tác dụng đối với học sinh :
Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng các em tìm ra những cái mới …
- Cách thức dạy học
* Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải suy
đoán, cụ thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
* Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi giáo viên phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
2.6. Câu hỏi đánh giá
Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận
định đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng … dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
- Tác dụng đối với học sinh :
Thúc đẩy sự tìm ra tri thức, sự xác định giá trị của học sinh.
- Cách thức dạy học
Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh giá :
Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao?
Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất và tại sao?.
3. MƯỜI KỸ NĂNG VÀ CÁCH ỨNG XỬ KHI ĐẶT CÂU HỎI
3. 1. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi:
- Mục tiêu :
* Tích cực hóa suy nghĩ của tất cả học sinh.
* Đưa ra các câu hỏi tốt hơn hoàn chỉnh hơn.
- Tác dụng đối với học sinh :
Dành thời gian cho học sinh suy nghĩ để tìm ra lời giải.
5
- Cách thức dạy học
* Giáo viên “sử dụng thời gian chờ đợi” (3 – 5 giây) sau khi đưa ra câu hỏi.
* Chỉ định một học sinh đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi”
3. 2. Phản ứng với câu trả lời sai của học sinh
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng câu trả lời của học sinh.
* Tạo ra sự tương tác cởi mở và khuyến khích sự trao đổi.
- Tác dụng đối với học sinh :
Khi giáo viên phản ứng với câu trả lời sai của học sinh có thể xảy ra hai tình huống
sau :
* Phản ứng tiêu cực : phản ứng về mặt tình cảm tránh học sinh không muốn tham gia
vào các họat động.
* Phản ứng tích cực : Học sinh cảm thấy mình được tôn trọng, được kích thích phấn
chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai.
- Cách thức dạy học
Đối với câu hỏi đúng cần ngợi khen, công nhận câu trả lời ví dụ gật đầu và nói
“Đúng: hoặc “Rất tốt”
-Đối với những học sinh không trả lời được câu hỏi:
* Cần hỏi lại câu hỏi khác hoặc diễn đạt bằng từ ngữ khác dễ hiểu hơn.
* Sử dụng giáo cụ trực quan là rõ câu hỏi.
* Yêu cầu học sinh xem lại tài liệu.
* Hỏi những học sinh khác.
- Đối với câu trả lời sai:
* Cần ghi nhận sự phát biểu ý kiến, không tỏ thái độ tức giận, chê bai chỉ trích
hoặc trách phạt gây ức chế tư duy ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
* Giáo viên quan sát các phản ứng của học sinh khi bạn mình trả lời sai (sự khác
nhau của từng cá nhân) .
* Tạo cơ hội lần hai cho học sinh trả lời bằng cách : không chê bai, chỉ trích hoặc
phạt dể gây ức chế tư duy của học sinh.
* Sử dụng một phần câu trả lời của học sinh để khuyến khích học sinh tiếp tục
thực hiện.
3.3. Tích cực tất cả học sinh.
6
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
* Tạo sự công bằng trong lớp học.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Phát triển được ở học sinh những cảm tưởng tích cực như học sinh cảm thấy “những
việc làm đó dành cho mình” .
* Kích thích được học sinh tham gia tích cực vào các họat động học tập.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước bảng các câu hỏi và nói với học sinh : “các em sẽ được lần
lượt được gọi lên để trả lời câu hỏi”.
* Gọi học sinh mạnh dạn và học sinh nhút nhát phát biểu.
* Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ.
* Có thể gọi cùng một học sinh vài lần khác nhau.
3.4. Phân phối câu hỏi cho cả lớp
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
* Giảm “thời gian nói của giáo viên”.
* Thay đổi khuôn mẫu “hỏi - trả lời”
- Tác dụng đối với học sinh :
* Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau.
* Phản ứng với câu trả lời của nhau.
* Học sinh tập trung chú ý tham gia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Phát triển được những cảm xúc tích cực như “học sinh thấy những việc làm đó
dành cho mình”
- Cách thức dạy học
* Giáo viên cần chuẩn bị trước và đưa ra các câu trả lời tốt (câu hỏi mở, có nhiều cách
trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau. Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, xúc tích). Giọng
nói của giáo viên phải đủ to cho cả lớp nghe thấy.
* Tạo điều kiện cho học sinh tích cực và học sinh thụ động phát biểu ý kiến.
* Giáo viên cố gắng hỏi nhiều học sinh, cần chú ý hỏi những học sinh thụ động và các
học sinh ngồi khuất cuối lớp.
7
3. 5. Tập trung vào trọng tâm
- Mục tiêu :
* Giúp học sinh hiểu đuợc trọng tâm bài học thông qua việc trả lời câu hỏi.
* Khắc phục tình trạng học sinh đưa ra câu trả lời “em không biết”, hoặc câu trả lời
không đúng.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến thức.
* Có cơ hội để tiến bộ.
* Học theo cách khám phá “từng bước một”
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước và đưa cho học sinh những câu hỏi cụ thể, phù hợp với
những nội dung chính của bài học
* Đối với các câu hỏi khó có thể đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời..
* Trường hợp nhiều học sinh không trả lời được, giáo viên nên tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm.
* Giáo viên dựa vào một phần nào đó câu trả lời của học sinh để đặt tiếp câu hỏi.Tuy
nhiên cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, không có chất lượng.
3. 6. Giải thích
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng câu trả lời chưa hoàn chỉnh.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn..
- Cách thức dạy học
* Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh đưa thêm thông tin.
Ví dụ: vì sao ta cần phải sơn chiếc xe đạp?
3.7. Liên hệ
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng cho các câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi kiến thức của
bài học, phát triển mối liên hệ trong quá trình tư duy.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến thức khác..
8
- Cách thức dạy học
* Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã
học của môn học và những môn học khác có liên quan.
Ví dụ: Khi dạy phần tác dụng của khí oxi. Yêu cầu học sinh liên hệ những tác dụng đó
được vận dụng như thế nào trong đời sống. “ chúng ta không thể nhịn thở quá 10
phút”
3 .8. Tránh nhắc lại câu hỏi của mình
- Mục tiêu :
* Giảm “thời gian giáo viên nói”.
* Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh chú ý nghe lời giáo viên nói hơn.
* Có nhiều thời gian để học sinh trả lời hơn
* Tham gia tích cực hơn vào các họat động thảo luận.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng, xúc tích, áp dụng tổng hợp
các kỹ năng nhỏ đã nêu ở trên.
3. 9. Tránh tự trả lời câu hỏi của mình
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh.
* Hạn chế sự tham gia của giáo viên.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh tích cực tham gia vào các họat động học tập như suy nghĩ để giải bài tập,
thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức….
* Thúc đẩy sự tương tác : học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên tạo ra sự tương tác giữa học sinh với học sinh làm cho giờ học không bị
đơn điệu. Nếu có học sinh chưa rõ câu hỏi, giáo viên cần chỉ định học sinh khác nhắc
lại câu hỏi.
* Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh, với nội dung kiến thức bài học.
Đối với các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời về những kiến thức mới, thì những kiến
9
thức đó phải có mối liên hệ với những kiến thức cũ mà học sinh đó được học hoặc
tiếp thu được từ thực tế cuộc sống.
3. 10. Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh
- Mục tiêu :
* Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh, tăng cường tính độc
lập của học sinh.
* Giảm thời gian nói của giáo viên.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Phát triển khả năng tham gia vào họat động thảo luận và nhận xét các câu trả lời của
nhau.
* Thúc đẩy học sinh tự tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh.
- Cách thức dạy học
* Để đánh giá được câu trả lời của học sinh đúng hay chưa đúng, giáo viên nên chỉ
định các học sinh khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó giáo viên hãy kết luận.
4.KHI SOẠN CÂU HỎI GV CẦN LƯU Ý :
-Câu hỏi phải có nội dung chính xác,rõ ràng sát với mục đích, yêu cầu của bài
học,không làm cho người học có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
-Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng HS,nghĩa là phải có nhiều câu hỏi ở các mức
độ khác nhau như mức độ biết ,hiểu, vận dụng …
-Câu hỏi phải cùng một nội dung học tập,cùng một mục đích như nhau.GV có thể sử
dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.
Bên cạnh những câu hỏi chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ (trên cơ sở dự kiến
các câu trả lời của HS,trong đó có thể có những câu trả lời sai) để tùy vào tình hình
thực tế mà dẫn dắt tiếp.
Nên chú ý đặt các câu hỏi mở đẻ đưa ra nhiều phương án trả lời và phat huy được tính
tích cực sáng tạo của HS.
IV. GIÁO ÁN MINH HỌA (đính kèm)
10
Tiết 55:
AXT-BA ZƠ- MUỐI(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử.
- Cách gọi tên axit, bazơ.
- Phân loại axit, bazơ.
2. Kĩ năng:
- Phân loại được axit, bazơ theo công thức hoá học cụ thể.
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ cụ thể khi biết hoá trị của kim loại
và gốc axit.
- Đọc đựợc tên một số axit, bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại
- Tính được khối lượng một số axit, bazơ tạo thành trong phản ứng
.
3. Thái độ:
- Hs có thái độ học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Gv:
+ Máy chiếu
+ Bảng phụ 1:Công thức, thành phần, gốc...của một số axit thường gặp.
+ Bảng phụ 2:Công thức, thành phần của một số bazơ thường gặp.
2. Hs: ônbài 10 “Hoá trị” và .ôn bài “oxit”
III. TRỌNG TÂM
- Định nghĩa axit, bazơ
- Cách gọi tên axit, bazơ
-Phân loại axit, bazơ
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số: ;8B.......:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu1: Xác định hóa trị của kim loại trong các oxit ba zơ sau: Na 2O ;Al2O3 ;
FeO.
Câu2:Cho 2 PTHH sau
a) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
11
b) SO3 + H2O →
H2SO4.
-PT nào tạo ra axit ? PT nào tạo ra bazơ?
-Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: I. Axit:
1. Khái niệm:
- GV cho HS lấy một vài VD về các axit.
*VD: HCl; H2SO4 ;H3PO4:
?Kể 3chất là axit mà em biết
- Yêu cầu HS nhận xét về thành phần
*KL: Phân tử axit gồm có một hay nhiều
phân tử và thử nêu ra định nghĩa axit.
nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các
? Nhận xét TP phân tử của các axit trên nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng
?Theo em axit là hợp chât như thế nào các nguyên tử kim loại.
- GV: gọi 1hs đọc ĐN sgk
- GV treo bảng phụ 1.Yêu cầu HS lập nội
dung vào bảng 1.
? Xác định số nguyên tử Hiđro trong
mỗi phân tử axit điền vào bảng sau
Thành phần
Số nguyên tử H
Gốc axit và hóa trị của gốc
HCl
− Cl
− NO3
HNO3
H2SO4
= SO4
H2CO3
= CO3
H3PO4
≡ PO4
? Qua bảng trên em hãy nhận xét về
hóa trị của gốc axit với số nguyên tử Hi
đrô
HS : bằng nhau
GV kết luận cho HS ghi
* Hoá trị của gốc axit = số nguyên tử
hiđro
GV: Gọi gốc axit là A và có hóa trị là x
Vậy CTHH chung của axit được viết như
thế nào ta sang phần 2
CTHH
12
Hoạt động2: 2. Công thức hoá học:
13
- Yêu cầu HS rút ra CTHH của axit.
- Công thức tổng quát: HxA.
Trong đó:.
? Hãy viết CTTQ của axit
- A: là gốc axit.
BT:Hãy viết CTHH của các axit có gốc
- x:là hóa trị của gôc axit
axit cho dưới đây
= SO3 ; = CO3 ; − Br
HS:1em lên bảng H2SO3; H2CO3 ;HBr
GV Các axit này phân loại như thế nào ta
sang
Hoạt động3: 3. Phân loại:
- GV: sử dụng BT ;H2CO3; HBr
? Em hãy nhận xét về thành phần gốc
axit trong 2 axit cá trên
Dựa vào thành phần gốc axit thì axit được
chia làm 2 loại
?Em hãy phân loại các axit trên bảng
Các axit này đọc tên ntn? Ta sang
Hoạt động4:
- GV hướng dẫn cách gọi tên.Chiếu trên
máy
+ Axit không có oxi.
?Hãy đọc tên các axit sau:
HS:Đọc tên HBr
HF
GV: Hướng dẫn hs đọc tên gốc axit
−Br :Bromua
−F :Florua
+ Axit có oxi.
GV : giới thiệu cách gọi tên
? Đọc tên các axit sau
HNO3
H2SO4
? Đọc tên các axit sau: HNO2 ;H2SO3
14
- 2 loại:
+ Axit không có oxi: HCl, H 2S, HBr,
HI, HF...
+ Axit có oxi: H 2SO4, HNO3, H3PO4,
H2CO3...
4. Tên gọi:
a. Axit không có oxi :
Tên axit : Axit + tên phi kim +
hiđric.
VD : - HCl : Axit clohiđric.
- H2S : Axit sunfuhiđric.
b. Axit có oxi:
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.
VD : - HNO3 : Axit nitric.
- H2SO4 : Axit sunfuric.
* Axit có ít nguyên tử oxi :
Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.
VD : - H2SO3 : Axit sunfurơ.
HNO2: Axit nitrơ
HS: Đọc tên
GV: Hướng dẫn đọc tên gôc axit
Gốc axit
−NO2
; =SO3
- Yêu cầu HS đọc tên 1 số axit thường
gặp.
GV: cô có 2 chât sau HCl ;KOH
?Em hãy nhận xét về TP phân tử KOH
có gì khácso với HCl
(Thành phần phân tử KOH gồm nguyên tử
KL với nhóm OH)
GV: KOH là hợp chất ba zơ .VậyBa zơ là
hợp chât ntn?Ta sang hoạt động 5
Hoạt động5: II. Bazơ :
Tương tự phần I.
GV cho HS kể tên, nêu ra CTHH của của
1. Khái niệm:
một số bazơ mà các em biết.
:
-VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, …
Kết luận:
? Cho biết thành phần phân tử của các
* Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử
bazơ trên
kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hiđroxit(- OH)
Theo em bazơ là hợp chất ntn ?
GV :gọi 1-hs đọc lại ĐN
?Hãy kể 3 chất là bazơ mà em biết
- GV treo bảng phụ 2 : cho HS điền nội
dung vào bảng 2.
?Xác định nguyên tử kim loại và hóa trị
của kim loại điền vào bảng sau
Thành phần
CTHH
Nguyêntử K.Loại.
NaOH
KOH
Ca(OH)2
15
Số nhóm OH
1 nhóm OH
1 nhóm OH
2 nhóm OH
Hoá trị của kim
loại.
Fe(OH)3
3 nhóm OH
-
-.
?Qua bảng em có NX gì về hóa trị của
Kim loại với số nhóm(OH) mà nó liên
kết
GV thông báo: Vì nhóm OH luôn có HT I
nên
*Hóa trị của KL = số nhóm OH
Gọi KL là M có hóa trị n
Vậy CTHH chung của ba zơ viêt như thế
nào ta sang phần 2
-
Hoạt động 6: 2. Công thức hoá học:
?Viết CTHH TQ của bazơ
Công thức tổng quát
M(OH)n
HS rút ra CTHH của bazơ.
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
BT2 :Viết CTHH của ba zơ tương ứng
n :là hoá trị của kim loại
với các oxit sau : Na2O ;FeO ;Al2O3
HS : NaOH ; Fe((OH)2 ; Al(OH)3
Vậy tên của chúng đọc ntn ?
Hoạt động7: 3. Tên gọi:
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên.
Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hoá trị
HS :đọc tên các bazơ sau
nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
VD : NaOH : Natri hiđroxit.
Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.
Fe(OH)2 : Săt (II) hidroxit
Hoạt động 8: 4. Phân loại:
- GV chia các bazơ theo tính tan và yêu - 2 loại:
cầu HS lấy VD minh hoạ.
* Bazơ tan (gọi là kiềm): NaOH, KOH...
Không giống như axit,ở ba zơ ta dựa vào * Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2...
tính tan trong nước của KL người ta
chia ba zơ thành 2 loại đó là
4. Củng cố:
Dựa vào đâu giúp ta phân biệt được axit và ba zơ
HS: dựa vào thành phần phân tử
GV: Cho hs làm
Bài tập 1. Hãy chọn đáp án đúng.
16
1)Dãy các chất có CTHH sau là axit
A.HCl; NaCl ;BaO
B. ;H3PO4 ;NaOH CaO
C.KOH ; Fe(OH)3 ;H2SO4
D.H2S; HCl ;H2SO4
2)Dãy các chất có CTHH sau là ba zơ
A. NaOH; BaCl2 ;K2O
B.KOH; Al(OH)3; CuO
C.Ba(OH)2 ;Fe(OH)2 ; NaOH
D. H2CO3 ; NaCl; Al2O3
Bài tập 2. Cho các CTHH sau đây: MgO; NaOH; CaCO 3; SO2 ; HBr ;NaCl; HNO2
Fe(OH)2
a) CTHH nào biểu diễn axit? Phân loại hợp chất axit đó?
b) CTHH nào biểu diễn Bazơ? Phân loại hợp chất Bazơđó?
c) CTHH nào biểu diễn oxit? Phân loại hợp chất oxit đó
(Nếu còn thời gian cho làm BT3)
Bài tập 3:Tính khối lượng axit sunfuric H 2SO4 thu được khi cho 40 g SO3 hóa hợp
với nước .
5. Dặn dò:
-Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt bài học về :oxit,axit,bazơ
- Làm các bài tập 3, 5,6a,b ở Sgk trang 130.
- Đọc trước phần III Muối
17
VI.KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Tôi đã áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Hóa học 8 tại trường THCS Đại Tự .Tôi đã
thu được kếtquả như sau:
-Đa số HS hiểu bài ngay tại lớp
-GV tiết kiệm được thời gian .HS tự giác độc lập chiếm lĩnh kiến thức phát huy được
tính tích cực của HS
Số học sinh hiểu bài
Khối
lớp
Loại yếu
Năm 2010 – 2011 khi
chưa áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
8
10,5%
Năm 2011 – 2012 khi
đã áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
8
Năm 2012 – 2013(Kì I)
khi đã áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm
8
Năm học
Loại
Trung
bình
Loại
khá
Loại giỏi
51%
29%
9,5%
4,5%
45,5%
34,5%
15,5%
2%
42,5%
36%
19,5%
18
C. PHẦN KẾT LUẬN
Đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng đối với một giáo viên với tác dụng khuyến
khích, kích thích tư duy của học sinh, hướng học sinh tập trung vào nội dung bài học.
Đống thời giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và tự kiểm tra kiến thức của mình sau khi trả
lời câu hỏi của giáo viên. Học sinh có thể đánh giá mức độ hiểu bài của mình qua các câu
hỏi để kịp thời bổ sung kiến thức thông qua việc trả lời của bạn và kết luận của giáo viên.
Qua hỏi đáp giáo viên cũng nắm được mức độ hiểu bài của học sinh để điều chỉnh cách
dạy của mình. Tác dụng của phương pháp này còn phụ thuộc nhiều vào cách đặt câu hỏi
và kỷ năng hỏi của giáo viên. Nếu câu hỏi quá khó hoặc không rõ ràng, đa nghĩa, khó
hiểu học sinh khó trả lời sẽ làm mất thời gian của lớp học. Nếu câu hỏi chuẩn bị tốt
nhưng kỹ năng hỏi của giáo viên chưa tốt thì hiệu quả cũng không cao. Tuy nhiên nếu
chúng ta quá lạm dụng phương pháp hỏi đáp thì làm cho không khí lớp học rất căng
thẳng vì vậy cần kết hợp với các kỷ thuật dạy học khác như, thảo luận nhóm…để lớp học
sôi động hơn.
Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu xót rất mong sự đóng góp chân
thành của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn.!
Đại tự, ngày 1 tháng 3 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Kim Dung
Nguyễn Thị Hồng Thu
THCS Đại Tự
19