PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỒNG PHÚ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUẬN LI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG GIỜ DẠY VĂN BẢN
Người thực hiện: TRẦN THỊ THANH THU
Giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Thuận Lợi
Đồng Phú- Bình Phước
Bình Phước, tháng 3 năm 2008
1
SÁNG KIẾNKINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG GIỜ DẠY VĂN BẢN
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài: Phân môn Văn là một trong ba phân môn thuộc môn Ngữ văn.
Dạy phân môn này là dạy văn bản.Văn bản không chỉ phục vụ cho việc giảng văn
mà cho cả môn Ngữ văn nói chung. Chương trình Ngữ văn THCS chọn được những
văn banû cùng lúc đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của ba phân môn: văn, tiếng Việt, tập
làm văn. Vi thế, dạy văn bản rất quan trọng. Giáo viên(GV)là người bắc cầu nối giữa
văn bản với học sinh (HS), người tạo ra sự hoà đồng giữa hai quá trình tác động của
văn bản và sự tiếp nhận các tác động thẩm mó của văn bản ở HS. Khi GV và HS phân
tích một tác phẩm văn chương, GV bao giờ cũng là người hướng dẫn cho HS phân tích
văn bản đó theo một quan điểm đã được đònh hướng để giúp từng bước hiểu được hệ
thống giá trò có trong văn bản. Đây là quá trình truyền nội dung văn hóa vào thế giới
tinh thần của HS. Người GV có vai trò quyết đònh trong việc mở rộng và nâng cao
tầm đonù nhận của HS và giúp cacù em khắc phục khoảng cách giữa văn bản và bạn
đọc. Điều đó đòi hỏi GV phải có một phương pháp giảng dạy hiệu quả. Một trong
những phương pháp giảng dạy văn bản là việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ
dạy. Hệ thống câu hỏi có vai trò quyết đònh trong việc tạo ra tình huống học tập để
HS phát triển tư duy năng lực tự học . Nó vừa là đònh hướng vừa là công cụ giúp HS
tìm hiểu khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Không những thế, hệ thống câu hỏi
còn giúp cho người GV đạt hiệu quả tối ưu trong giờ dạy, nâng cao chất lượng giảng
dạy bộ môn. Khó nhất là việc xây dựng hệ thống các câu hỏi giúp mọi đối tượng HS
chủ động và tích cực học tập. Kó thuật xây dựng hệ thống câu hỏi thông thường là dựa
trên gợi ý của sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên (SGV). Nhưng trong thực tế
soạn giảng không thể bỏ qua việc xét năng lực thực có của HS. Cách dạy mới “Trò
chủ động” yêu cầu một câu hỏi, một vấn đề đưa ra phải có tác động đến nhiều HS,
phải có nhiều HS suy nghó và trình bày ra điều mình nghó. Do vậy, trong mỗi giờ học
văn bản hêï thống câu hỏi phải được xây dựng như thế nào cho hợp lí vừa đảm bảo
tính khoa học vừa đáp ứng yêu cầu đặc trưng của bộ môn, đó là cả một vấn đề.
Trong thực tế giảng dạy văn bản hiện nay cho thấy conø có GV biến giờ dạy văn
bản thành giờ hỏi đáp liên tục. Có giờ chỉ đưa chủ yếu là câu hỏi phát hiện. Câu hỏi
phát ra đơn điệu, vụn vặt, khô khan, ít câu hỏi nêu vấn đề. Trong giờ dạy có thầy cô
nói thật ít, hỏi thật nhiều, chỉ nghe, ít bình giảng. Thường thì GV khi phân tích chi tiết
nghệ thuật hay đi theo một hệ thống câu hỏi gồm: phát hiện chi tiết, tìm dấu hiệu
nghệ thuật và phân tích dấu hiệu nghệ thuật đó. Dường như trong suốt giờ dạy GV chỉ
sử dụng loại câu hỏi này, giống như một sự rập khuôn nhàm chán. GV chưa khai thác,
chưa kích thích tư duy HS và đặc biệt là chưa tạo ra một không khí văn chương trong
giờ học.
2
Chính vì những lí do trên bản thân tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm xây dựng hệ
thống câu hỏi trong giờ dạy văn bản. Kinh nghiệm này được đúc rút qua quá trình
giảng dạy của bản thân.
2. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên dạy Ngữ văn, học sinh học môn Ngữ văn trường
THCS Thuận Lợi, Đồng Phú, Bình Phước.
3.Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Văn thuộc môn Ngữ văn trường THCS.
4.Thời gian nghiên cứu :Từ năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008
5.Mục đích nghiên cứu : Tìm ra những cách xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy
văn bản để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, giúp HS tiếp thu kiến thức
tốt hơn.
6.Kế hoạch nghiên cứu: Điều tra thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ở trường
THCS Thuận Lợi từ năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008. Nghiên cứu
chương trình Ngữ văn THCS nói chung và phân môn văn nói riêng. Viết sáng kiến
kinh nghiệm và triển khai các sáng kiến đó cho các GV trong tổ chuyên môn Ngữ
văn trường THCS Thuận Lợi. Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi đã triển khai.
7. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra kết quả dạy phân môn văn của các GV, kết quả
học môn Ngữ văn của HS trong từng năm học, lấy số liệu từ sổ điểâm của các lớp, lấy
số liệu về kết quả chất lượng bộ môn qua Ban Giám Hiệu nhà trường. Đánh giá kết
quả giảng dạy của GV qua từng thời điểm, thống kê cụ thể chất lượng giờ dạy thao
giảng trong từng tháng của GV dạy văn. Phân tích, đối chiếu kết quả trước và sau khi
triển khai sanùg kiến kinh nghiệm.
Phần II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A.Cơ sở lí luận của đề tài
Trong giờ dạy văn bản, GV điều khiển hoạt động học, hoạt động tiếp nhận văn
chương bằng một loạt các thao tác: dẫn dắt, gợi mở, phân tích, bình giảng cắt nghóa,
khái quát hoá, hệ thống hoá vấn đề. Nghệ thuật và tài năng của GV là phải biết
phân bố thời gian phù hợp cho từng phần của bài giảng, lúc nào cần đặt cho HS suy
nghó, thảo luận, lúc nào cần gợi mở, dẫn dắt HS phân tích các hình thức nghệ thuật
độc đáo của tác phẩm. Tuỳ theo thể loại tác phẩm mà GV có cách đặt hệ thống câu
hỏi khác nhau. Trong bất kì tác phẩm văn chương nào hình tượng luôn là nơi hội tụ
các chi tiết nghệ thuật, là nơi bộc lộ quan điểm cách nhìn, cách đánh giá hoặc phát
hiện về con người, cách sống của mỗi tác giả.Chiều sâu của tác phẩm văn chương
chứa đựng cái chân, thiện, mó cũng như cái tâm, cái tài của nhà văn. GV dạy văn
muốn xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp phải nắm được các yếu tố này. Ngoài
ra, muốn xây dựng được hệ thống câu hỏi đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp
dạy học văn bản người GV phải nắm vững phương pháp dạy văn. Phương pháp phát
hiện là tất yếu vì nếu nhà văn phản ánh hiện thực trong tác phẩm thì người đọc đi
3
ngược lại từ những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, tái hiện cuộc sống khách quan.
Vì thế, câu hỏi phát hiện là loại câu hỏi hết sức cần thiết cho HS, giúp HS hình dung,
tưởng tượng cuộc sống, con người qua tác phẩm văn chương. Một phương pháp dạy
văn tiếp theo là phương pháp gợi tìm. Điều mà mỗi người đọc quan tâm là tác giả
muốn gửi gắm điều gì qua tác phẩm? Các phương tiện nào được sử dụng để làm việc
đó? GV phải sử dụng câu hỏi gợi tìm, nêu câu hỏi dẫn dắt HS đi qua từng chặng
đường cho đến khi hoàn thành một khám phá, một phát hiện. Sự gợi tìm chỉ có thể có
kết quả khi tạo nên một hệ thống câu hỏi dẫn dắt. Một phương pháp dạy văn bản
cuối cùng là phương pháp nghiên cứu. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tức là nghiên
cứu tác phẩm đó. Muốn nghiên cứu đối tượng cần tập trung tiếp cận đối tượng (nhờ
đọc sáng tạo), hình dung được đối tượng rõ ràng (nhờ tái hiện), từng bước hiểu chính
xác tác phẩm (nhờ gợi tìm). Vì thế, muốn HS chiếm lónh được tác phẩm GV phải xây
dựng hệ thống câu hỏi tốt, đó là một yếu tố quyết đònh sự thành công.
B. Thực trạng dạy và học phân môn văn ở trường THCS Thuận Lợi: Trường mới
được thành lập được 05 năm. Qua khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của HS còn
thấp so vơi yêu cầu. Trong năm học 2006-2007 số HS khối 6 (đầu vào) học yếu môn
văn là 50%, cuối năm khối lớp này còn 30% HS yếu kém môn văn. Chất lượng
khảo sát bộ môn Ngữ văn toàn trường đầu năm học 2007-2008 là 70% TB trở lên. Tổ
chuyên môn Ngữ văn hầu hết là GV mới ra trường và chưa có kinh nghiệm giảng
dạy. Năm học 2003-2004 và năm học 2004-2005 tổ không có GV dạy văn có năng
lực chuyên môn giỏi, GV có năng lực chuyên môn khá là 50%,ûtrung bình là 50%.
Năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008 số GV có năng lực chuyên môn giỏi chỉ
có 14,3%. Trong các giờ thao giảng phân môn văn số giờ dạy xếp loại giỏi conø hạn
chế, thậm chí có giờ dạy xếp loại yếu, trung bình. Giờ dạy văn của các GV do chưa
có kinh nghiệm nên hệ thống câu hỏi còn vụn vặt, đơn điệu, chủ yếu là câu hỏi phát
hiện, không có câu hỏi nêu vấn đề, HS học văn không có sự hứng thú, thụ động, ít
phát biểu, lười suy nghó… Những năm học gần đây nhờ đổi mới phương pháp giờ dạy
và học văn bản đã có sự tiến bộ nhưng không đáng kể.
C. Các giải pháp và kết quả đạt được
I. Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy văn bản
Hệ thống câu hỏi trong một giờ dạy văn bản rất đa dạng, phù hợp với đổi mới phương
pháp dạy học. GV nên thay đổi câu hỏi theo đặc trưng cụ thể của từng văn bản. Có
thể xây dựng hệ thống câu hỏi theo các kiểu sau: Câu hỏi nhận biết ,phát hiện bản
chất các hiện tượng văn hocï; câu hỏi kích thích tư duy liên tưởng, tưởng tượng; câu
hỏi tạo ấn tượng thẩm mó; câu hỏi phân tích dánh giá các hiện tượng văn học; câu hỏi
so sánh đối chiếu; câu hỏi rèn luyện kiến thức, kó năng lí luận văn học; câu hỏi tìm
hiểu mối quan hệ giữa văn bản với các yếu tố ngoài văn bản; câu hỏi nêu vấn đề;
câu hỏi tổng kết chung những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
4
I.
1
Vai trò và cách đặt câu hỏi cho mỗi loại
1.Câu hỏi nhận biết, phát hiện bản chất các hiện tượng văn học:
Đây là loại câu hỏi phổ biến nhất trong quá trình giảng dạy văn bản. Vì muốn
tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương về nội dung cũng như nghệ thuật
của nó, trước hết cần phát hiện ra bản chất cuả các hiện tượng văn học để làm cơ sở
cho phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học. Loại câu hỏi này giúp HS chỉ ra được
các chi tiết nghệ thuật có ý nghóa, cách thể hiện nhân vật, cốt truyện, kết cấu, thời
gian, không gian nghệ thuật của tác phẩm. Các câu hỏi này nhìn chung dễã, phù hợp
với đối tượng HS trung bình, yếu. Tuy nhiên, trong giờ dạy không nên sử dụng nhiều
vì quá nhiều sẽ dẫn đến việc liệt kê các hiện tượng văn học trong một bài dạy chứ
không phải làm công việc đi tìm hiểu, phân tích một tác phẩm. Khi đặt câu hỏi GV
cũng không nên đặt theo một kiểu mà phải linh hoạt, thay đổi từ ngữ dùng để hỏi,
tránh trùng lặp.
Ví dụ :
Lớp 6, dạy bài “ Lượm” tuần 25 tiết 99
*Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể chuyện?
(Trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói).
(Qua cái nhìn của người kể chuyêïn, hình ảnh Lượm được miêu tả cụ thể như sau:
Trang phục: Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch; hình dáng: loắt choắt, chân thoăn
thoắt; cử chỉ: Mồm huýt sáo vang.Như con chim chích. Nhảy trên đường vàng, cười
híp mí; lời nói: Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à… thích hơn ở nhà.)
Lớp 7, dạy bài “Mùa xuân của tôi” tuần 16 tiết 64
* Hãy tìm những câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội, đất Bắc?
(Đó là các câu văn “Mùa xuân của tôi- Mùa xuân Bắc Việt…là mùa xuân có mưa riêu
riêu, gió lành lạnh, …có câu hát huê tình…đẹp như thơ, như mộng” )
Lớp 8, dạy bài “ Khi con tu hú” tuần20 tiết 78
* Em hãy nêu tên những sự vật mà tác giả Tố Hữu nhắc đến trong bức tranh mùa hè?
(Đó là cánh đồng lúa chín, vườn râm, mảnh sân, bầu trời, trái cây, hạt bắp, tiếng
chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều.)
Lớp 9, dạy bài “ Lặng lẽ Sa Pa” tuần14 tiết 66, 67
* Trước khi để ông hoạ só và cô gái trẻ gặp mặt người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn,
anh được giới thiệu là người thế nào? Ý nghóa nghệ thuật của việc giới thiệu đó?
(Anh thanh niên được giới thiệu là người cô độc nhất thế gian, tuổi 27, làm nghề khí
tượng kiêm vâït lí đòa cầu, từng sống bốn năm “ mộït mình trên đỉnh núi bốn bề chỉ có
cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, đã từng hạ cây chắn ô tô vì “thèm người quá”. Giới
thiệu như vâïy làm cho mọi người đều có ấn tượng mạnh về nhân vật chính, làm cho
mọi người tò mò, thích thú khi trực tiếp được tiếp xucù trực tiếp với nhân vật.)
5
2. Câu hỏi phân tích, đánh giá các chi tiết trong tác phẩm:
Phân tích , đánh giá tác phẩm là hoạt động chứùa nhiều nhất sự đối thoại thật sự
giữa thầy và trò về tác phẩm, là lúc GV và HS thể hiện rõ nhất các phương thức phối
hợp tiến hành phân tích các giá trò nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cho đến chủ
đề tư tưởng của tác phẩm
Loại câu hỏi này ở trong bất kì giờ dạy văn bản nào cũng phải có. Đây là loại câu
hỏi giúp HS phân tích, đánh giá các chi tiết trong một tác phẩm, thường đi liền sau
câu hỏi phát hiện. Câu hỏi phân tích, đánh giá không có một kiểu hỏi riêng mà nó có
thể sử dụng rất nhiềâu cách, đa dạng và phong phú về nhiều cấp độ.Có thể dùng câu
hỏi so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, hệ thống hoá, cũng có thể dùng câu hỏi nhận
xét, đánh giá, câu hỏi gợi mở, câu hỏi chính, câu hỏi phụ..v…v…Tất cả các câu hỏi
đều hướng vào việc nhằm chỉ ra cái hay, cái đẹp, cái có ý nghóa đích thực về nghệ
thuật, về tư tưởng của tác phẩm. Ngoài những câu hỏi nêu nhiệm vụ một cách trực
tiếp như “Hãy phân tích, nhận xét…” còn có thể lựa chọn cách diễn đạt khác.
Vi dụ:
Lớp 6, dạy bài “Em bé thông minh” tuần 7 tiết 26
* Qua câu trả lời của em bé: “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”, Em có
nhận xét gì về câu trả lời ấy? Tại sao câu bé không trả lời câu hỏi của quan mà lại
hỏi vặn lại quan? (Hỏi vặn quan tức là cậu bé đẩy thế bí của mình về phía người đố.
Trong thực tế số lượng “đường cày” cũng như số lượng “bước chân ngựa” có thể
đếm được nhưng đó là những chuyện không ai làm, không ai để ý nên nó thành ra cái
không thể biết được. Câu bé không trả lời được nhưng lại trả lời bằng một câu hỏi mà
khiến quan cũng không thể trả lời, vạch ra cái phi lí của việc đếm một sự vật không
cần đếm. Đây là cách giải đúng nhất đối với loại câu đố này.)
Lớp 7, dạy bài “ Xa ngắm thác Núi Lư” tuần 9 tiết 34
* Em hãy phân tích câu thơ đầu để thấy cách nhìn cảnh của tác giả có điều độc đáo?
(Câu thơ đầu “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên” (Mặt trời chiếu Hương Lô sinh làn
khói tía) miêu tả vẻ đẹp của núi Lư. Núi như có mây bao phủ nên được gọi là núi Lò
Hương. Lí Bạch đã nhìn, đã tả cảnh ngọn núi sinh dòng thác. Đây là cảnh rực rỡ dưới
ánh mặt trời, cảnh đang biến hoá do tác động của ánh sáng chiếu vào sương khói mà
“sinh” ra. Khói của núi Hương Lô là muôn thû, nhưng khói tía (tử yên) khói lung
linh sắc cầu vồng là khói nhìn qua con mắt nhà thơ Lí Bạch. Đó là một cảnh tượng
hùng vó, lộng lẫy, lung linh, huyền ảo. Từ cái nhìn bao quát không gian tầng trên tác
giả cho ta thấy vẻ đẹp của dòng thác tiếp theo đó. )
Lớp 8, dạy bài “Quê hương” Tuần 20 tiết 77
* Hãy phân tích nghệ thật của tác giả khi miêu tả cảnh con thuyền đánh cá ra khơi?
(Con thuyền được so sánh với “con tuấn mã”, một so sánh hợp lí. “Con tuấn mã” ấy
đang “hăng”, một trạng thái đầy phấn chấn và mạnh mẽ. Vì thế mà con thuyền
“phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. Từ “phăng” đặt ở đầu câu thơ như
6
thúc đẩy mái chèo và con thuyền băng băng trên sông dài. Thuyền nhẹ, trai tráng
khoẻ mạnh ra khơi đầy khí thế, sôi nổi và hào hùng. Khi miêu tả cánh buồm, tác giả
đã dùng biện pháp nhân hoá “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm như
một sinh thể biết cử động và hơn thế nữa nó mang mảnh hồn của quê hương ra biển.
Nhứng người dân chài là máu thòt của làng biển, là linh hồn của làng giờ theo con
thuyền ra khơi. Cánh buồm giờ thành biểu tượng của họ. Cách miêu tả của Tế Hanh
thật tinh tế và đặc sắc.)
Lớp 9, dạy bài “Viếng lăng Bác” tuần 24 tiết 117
* Trong hai câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Mà sao nghe nhói ở trong tim”
có sử dụng hình ảnh “Trời xanh là mãi mãi”, em hãy nêu ý nghóa của hình ảnh này?
Tại sao tình cảm của tác giả bỗng nhiên đột biến “nghe nhói ở trong tim”? (“Trời
xanh là mãi mãi” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ công đức của Bác đối với mọi người là
cao đẹp, vónh hằng .Bác đã trở thành bất tử như bầu trời xanh kia vónh viễn tồn tại
trên cao. Câu thơ trên là nói về lí trí, nói lên cái chung, câu tiếp theo là tình cảm, bộc
lộ niềm riêng. Lí trí nói rằng Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, Bác sống mãi, nhưng
khi nhìn Bác nhà thơ không khỏi nhói đau một cảm giác: Bác không còn nữa, Bác
không còn sống để nhìn nước nhà độc lập, thống nhất, ca khúc khải hoàn, Bắc Nam
sum họp. Sự đột biến ấy là tình cảm chân thành và xúc động nhất, là tình cảm bột
phát khi lần đầu tiên nhà thơ thấy Bác. Đó cũng chính là tình cảm của cả dân tộc
dành cho Bác.) Lớp 9, dạy bài “Viếng lăng Bác” tuần 24 tiết 117
* Trong hai câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Mà sao nghe nhói ở trong tim”
có sử dụng hình ảnh “Trời xanh là mãi mãi”, em hãy nêu ý nghóa của hình ảnh này?
Tại sao tình cảm của tác giả bỗng nhiên đột biến “nghe nhói ở trong tim”? (“Trời
xanh là mãi mãi” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ công đức của Bác đối với mọi người là
cao đẹp, vónh hằng .Bác đã trở thành bất tử như bầu trời xanh kia vónh viễn tồn tại
trên cao. Câu thơ trên là nói về lí trí, nói lên cái chung, câu tiếp theo là tình cảm, bộc
lộ niềm riêng. Lí trí nói rằng Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, Bác sống mãi, nhưng
khi nhìn Bác nhà thơ không khỏi nhói đau một cảm giác: Bác không còn nữa, Bác
không còn sống để nhìn nước nhà độc lập, thống nhất, ca khúc khải hoàn, Bắc Nam
sum họp. Sự đột biến ấy là tình cảm chân thành và xúc động nhất, là tình cảm bột
phát khi lần đầu tiên nhà thơ thấy Bác. Đó cũng chính là tình cảm của cả dân tộc
dành cho Bác.)
3.Câu hỏi kích thích tư duy liên tưởng, tưởng tượng
Liên tưởng và tưởng tượng là những phẩm chất tư duy riêng biệt cần thiết cho sự
tiếp nhận và cảm thụ văn chương. Câu hỏi kích thích tư duy liên tưởng, tưởng tượng
trong giờ văn là những câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào mục
đích khai thác tính nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Các câu hỏi này xuất hiện
sẽ làm thay đổi tình thái của giờ học, xác nhận tình trạng thực tại và đặt HS vào các
yêu cầu của việc nhận thức. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng có thể xuyên thấm tất
7
cả các hình thức hỏi, không phải tồn tại biệt lập, tách rời mà nó được đặt trong cấu
trúc hệ thống câu hỏi sáng tạo của tiến trình dạy văn bản. Để việc tiếp nhận của HS
diễn ra theo một quá trình liên tục, các câu hỏi liên tưởng , tưởng tượng còn phải có
mối liên hệ với các câu hỏi trong SGK đã được HS chuẩn bò ở nhà. Thực hiện điều
đó, việc tạo ra động lực tiếp nối dòng suy nghó liên tưởng của HS vừa kiểm tra kết
quả tự học, vừa góp phần tạo ra không khí văn chương trong giờ học.
Ví dụ:
Lớp 6, dạy bài “ Lượm” tuần 25 tiết 99
* Qua những hình ảnh nhà thơ miêu tả về chú bé liên lạc,em hình dung Lượm thế
nào? (Đó là một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, đi làm liên lạc với cái xắc bé nhỏ bên
hông, mũ ca lô thì đôïi lệch về một bên trông rất ngộ nghónh. Cậu bé với đôi má đỏ
bồ quân, nụ cười híp mí, lời nói vui vẻ,hồn nhiên ấy nhanh nhẹn như một chú chim
chích nhảy tung tăng trên đường vàng trông thật đáng yêu.)
Lớp 7, dạy bài “ Xa ngắm thác núi Lư” tuần 9 tiết 34
* Hình ảnh “Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước. Tửơng dải Ngân Hà tuột khỏi
mây” (Phi lưu trực há tam thiên xích. Nghi thò Ngân Hà lạc cửu thiên) gợi trong tâm
trí em điềâu gì? (Đó là hình ảnh dòng thác chảy từ độ cao ba nghìn thước đổ xuống
như bay. Con thác treo đứng trước mặt khác nào như dòng sông Ngân từ trên trời rơi
xuống, bắc cầu nối giữa bầu trời và mặt đất. Đây là một cảnh tượng rất kì vó, hào
hùng, mãnh liệt, gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước Núi Lư.)
Lớp 8, dạy bài “Ông đồ” tuần 17 tiết 66
* Hình dung của em thế nào về ông đồ từ lời thơ “Ông đồ vẫn ngồi đấy. Qua đường
không ai hay”? (Lời thơ gợi tả hình ảnh đáng thương của ông đồ. Ông vẫn ngồi ở chỗ
ấy, cái chỗ cũ trên hè phố đông người qua. Nhưng lúc này, ông ngồi âm thầm, lặng
lẽ. Mọi người qua đường không ai để ý đến ông, không ai hay sự tồn tại của ông bên
hè phố, họ thờ ơ trước một ông già nhỏ bé ngồi bên nhừng xấp giấy đỏ không còn
thắm, giữa nghiên mực còn đọng nhứng nỗi sầu , giữa những chiếc lá vàng rơi trong
trời mưa bụi. Ông cô đơn, lạc lõng giữa phố phường, hoàn toàn bò lãng quên.)
Lớp 9, dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” tuần 24 tiết 116
* Trong câu thơ “Từng giọt long lanh rơi”, em tưởng tượng “giọt long lanh” là giọt
gì? (“Giọt long lanh có thể là giọt nắng mùa xuân, giọt sương rơi, giọt mưa xuân, giọt
nước mắt của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, cũng có thể hiểu là giọt âm thanh của
tiếng chim chiền chiện, giọt màu sắc. Đây là một hình ảnh gây ấn tượng mạnh vì nó
gợi cảm liên tiếp từng giọt, từng giọt thấm dần vào đôi bàn tay người hứng.)
4. Câu hỏi tạo ấn tượng thẩm mó
Như ta đã biết văn học là loại hình nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ. Ngôn
ngữ là chất liệu chủ yếu tổ chức nên tác phẩm. Ngôn ngữ vừa là phương tiện thẩm
mó, vừa là yếu tố làm nên chính giá trò của tác phẩm. Dạy văn phải có hệ thống câu
hỏi tạo ấn tượng thẩm mó để giúp HS bình giá được giá trò thẩm mó của các yếu tố
8
ngôn từ trong tác phẩm như cách dùng từ, cách kết hợp, cách bài trí hình ảnh, cách
thiết lập các quan hêï ngữ pháp, quan hệ liên tưởng, giá trò hình tượng và biểu cảm
của chúng.
Đây là loại câu hỏi phát huy chủ thể sáng tạo của HS phù hợp với tâm lý tuổi thơ
yêu, ghét rạch ròi. Vì thế trong quá trình lên lớp một giờ dạy văn bản, loại câu hỏi
này không thể thiếu được. Cần cho HS hiểu qua việc sử dụng từ ngữ, xây dựng hình
ảnh của tác giả đã gợi cho HS có suy nghó gì, có ấn tượng, cảm xúc như thế nào?
Ví dụ
Lớp 6, dạy bài “Cô Tô” tuần 26 tiết103,104
* Hãy đọc đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển và phát biểu cảm nghó của
em về cách dùng từ ngữ hình ảnh miêu tả khung cảnh ấy? Qua đó em hay khái quát
lại cảnh bình minh trên đảo Cô Tô? (Trước hết, tác giả miêu tả chân trời , ngấn bể
sạch như tấm kính lau hết mây, hếtá bụi, đó là một hình ảnh so sánh gợi tả chân trời
đằng đông sau khi cơn bão đi qua. Tiếp theo, để miêu tả mặt trời, nhà văn dùng phép
nhân hoá, tính từ “tròn trónh” “phúc hậu”, phép so sánh “mặt trời” “như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn” đã miêu tả chính xác về hình dáng tròn tròa, đầy đặn
của mặt trời lúc mới mọc. Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, các tính từ miêu tả trong đoạn
“quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một cái mâm bạc đường kính
rộng bằng cả một cái chân trời ngọc trai màu nước biển hửng hồng “đã thể hiện được
vẻ đẹp tráng lệ, kì vó, màu sắc rực rỡ, tươi sáng của mặt trời mọc trên biển. Cảnh
được miêu tả trong đoạn văn là cảnh bình minh trên biển, là một bức tranh tuyệt đẹp,
rực rỡ và tráng lệ.)
Lớp 7, dạy bài “ Tiếng gà trưa” tuần 14 tiết 54
* Em hãy nhận xét ý nghóa của từ “Vì” được lặp lại liên tiếp trong khổ thơ cuối?
(Việc lặp lại liên tiếp từ “Vì” (Điệp từ) có tính chất khẳng đònh niềm tin rất chân thật
và chắc chắn của người cháu về mục đích chiến đấu hết sức cao cả: “Vì tình yêu Tổ
quốc” nhưng cũng hết sức bình dò: “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”)
Lớp 8, dạy bài “ Tức nước vỡ bờ” tuần 3 tiết 9
* Hãy trình bày suy nghó cuả em về cách sử dụng từ ngữ, giọng văn của Ngô Tất Tố
qua đoạn văn miêu tả sự ra tay của chò Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng?
(Nhà văn sử dụng từ ngữ miêu tả, “túm ngay cổ”, “ấn giúi ra cửa” “ngã chỏng quèo”
đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chò Dậu và hình ảnh bất lực của tên cai lệ khi
bò chò ra đòn bất ngờ. Tác giả conø dùng giọng văn pha chút hài hước để miêu tả sự ra
tay của chò với tên người nhà lí trưởng: “Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy
không kòp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền… kết cục anh chàng hầu cận ông
lí yếu hơn chò chàng con mọn, bò chò này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra
thềm”. Những động từ, tính từ lấy nguyên vẹn trong khẩu ngữ bình dân và cách gọi,
giọng văn hài hước chẳng những làm cho sự miêu tả thật sống động mà conø toát lên
9
không khí hào hứng đặc biệt. Đằng sau những dòng chữ ấy thấp thoáng ánh mắt tươi
cười, hài hước của tác giả.)
Lớp 9 dạy bài “Bếp lưả” tuần 12 tiết 57
* Ở cuối khổ thơ thứ năm, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không dùng từ “bếp lửa”,
điều đó có ý nghóa gì? (Trong bài thơ có 7 lần nhà thơ trực tiếp nói đến “bếp lửa”
riêng ở cuối khổ thơ thứ năm, nhà thơ không nói đến “bếp lửa” mà dùng là “ngọn
lửa”
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Sự chuyển hoá hình ảnh thơ từ “bếp lửa” sang “ngọn lửa” là hợp lí và cóù ý nghóa
mới. Nói “bếp lửa” là nói đến vật hữu hình, cụ thể của mỗi gia đình, gần gũi, thân
quen với người dân ngàn đời và đặc biệt gắn bó với hai bà cháu trong bài thơ. Từ đó,
rất tự nhiên, trong cảm nhận, người cháu liên tưởng tới “ngọn lửa” vô hình “Một
ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn” chính là tình bà nồng đượm, đã ấp ủ, sưởi ấm lòng cháu
qua những năm tháng của cuộc đời. Tình bà như ngọn lửa thắp sáng niềm tin cho
cháu, một niềm tin bất diệt “một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Như vậy, “ngọn
lửa” đã trở thành một ẩn dụ chỉ tình bà.
Lớp 9 dạy bài “ Sang thu” tuần 25 tiết 121
* Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh đất trời sang thu
được tác giả thể hiện qua khổ thơ đầu? (Mùa thu đến với nhà thơ khá đột ngột, không
hẹn trước. Bắt đầu không phải là hình ảnh trời mây hay sắc vàng của hoa cúc như
trong thơ viết về mùa thu xưa mà bắt đầu là bằng hương ổi chín thơm phả vào trong
làn gió hơi se lạnh. Gió thu đem hương ổi lan toả khắp nơi. Nhứng dấu hiệu đặc trưng
của mùa thu đều hiện diện nhưng tác giả lại viết “Hình như thu đã về”. Cái chính là
do sự bất ngờ, đột ngột mà tác giả đã thể hiện qua từ “Bỗng” ở câu thơ trên. Do bất
ngờ nên tạo ra cái cảm giác mơ hồ mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin. Đó là một
ấn tượng tổng hợp từ cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. Từ hương nhận ra
gió, từ gió nhận ra sương. Nhưng từ khi phát hiện ra sương chùng chình qua ngõ thì
trong sương cũng có hương, có gió và có cả tình. Sương chùng chình hay chính là sự
lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bòn ròn? Phút giây giao mùa ấy của thiên nhiên
nhìn thấy rồi cảm thấy rồi mà vẫn bất ngờ, chưa tin. Câu thơ cuối như là một câu hỏi
lại mình để có một sự khẳng đònh.)
5. Câu hỏi so sánh, đối chiếu các hiện tượng văn học
Khi phân tích một tác phẩm, đặc biệt là khi hướng dẫn HS phân tích nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm, GV thường chú ý đến phương pháp so sánh vì có so sánh
mới thấy hết được cái hay ,cái đẹp của một hình tượng văn chương. Đây là phương
pháp phân tích văn học khá phổ biến và rất hiệu quả. Khi sử dụng loại câu hỏi này
cần chú ý đến mục đích hỏi: so sánh làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt với
những hình tượng văn chương gần gũi; so sánh làm nổi bật cấu trúc tác phẩm tức là so
10