Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

báo cáo quy trình kiểm toán năng lượng hệ thống hvac của lotte cinema

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 43 trang )

Quy Trình Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC cho rạp LOTTE CINEMA

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...….2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG……...…………..3
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG HVAC……………………………………………….….5
1. Hệ thống sưởi…………………………………………………………..………5
2. Hệ thống thông gió…………………………………………………………….7
3. Hệ thống điều hòa không khí…………………………………………...……11
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG……………………16
1. Thông tin chung về tòa nhà…………………………………………….……16
2. Quy trình kiểm toán……………………………………………………….…21

CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN SƠ BỘ HỆ THỐNG HVAC……………….………22
1. Các thông tin cần thiết………………………………………………….……22
2. Hoạt động kiểm toán…………………………………………………………22
3. Sau kiểm toán…………………………………………………………...…….23

CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN CHI TIẾT HỆ THỐNG HVAC……………….…..25
CHƯƠNG V: TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG…………………..…..30
CHƯƠNG VI: BÁO CÁO TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG …………………….….43
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..………45

-1-


Quy Trình Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC cho rạp LOTTE CINEMA

LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán năng lượng là một quá trình nhằm xác định mức độ hiệu quả trong việc
sử dụng năng lượng. Lâu nay, kiểm toán năng lượng (KTNL) vẫn còn khá xa lạ với


các doanh nghiệp (DN), bởi phần lớn chưa hiểu hết những giá trị mà KTNL đem lại...
Mục đích của việc xây dựng quy trình kiểm toán tại rạp chiếu phim LOTTE
CINEMA đã giúp chúng em hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm toán năng lượng đối
với các tòa nhà,các cơ sở,các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Với sự hướng dẫn của thầy Dương Trung Kiên, nhóm chúng em đã hoàn thành báo
cáo đồ án “Xây dựng quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC cho
rạp chiếu phim LOTTE CINEMA”. Đồ án này là tiền đề cho một bản báo cáo Kiểm
toán năng lượng hoàn chỉnh sau này.
Đồ án được xây dựng từ vốn hiểu biết cũng như kiến thức tự tìm tòi, khám phá nên
còn khá nhiều vấn đề chưa giải quyết hết. Nếu có sai sót rất mong được sự đánh giá và
góp ý của các thầy cô trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt báo
cáo này!

Hà Nội ngày 26 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Nhóm 4
Phạm Thu Thảo
Bùi Hồng Quân
Nguyễn Huyền Trang
Nguyễn Trường Thọ
Nguyễn Thị Trang
Mai Xuân Tiến

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
-2-


Quy Trình Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC cho rạp LOTTE CINEMA
1. Kiểm toán năng lượng


Kiểm toán năng lượng là hoạt động nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống
tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp. Từ đó xác định những khu vực sử dụng năng
lượng lãng phí để đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm toán
năng lượng giúp doanh nghiệp xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và
tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các loại thiết bị khác nhau như: Động cơ, máy
bơm, hệ thống thông gió, điều hoà không khí, hệ thống hơi, nhiệt, hệ thống sử dụng
dầu DO, FO…

A

 

Hệ thống tiêu thụ năng lượng
X
Năng lượng có ích

Năng lượng cung cấp
Hiệu suất (%) =

Năng lượng mất mát

Y

2. Mục đích của kiểm toán năng lượng

Các lợi ích chính có thể đem lại cho doanh nghiệp thông qua việc kiểm toán năng
lượng như sau:
- Giảm chi phí năng lượng
- Nâng cao nhận thức cho nhân viên

- Xác định nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn thông qua việc đánh giá chi tiết các hệ thống
tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp
- Xác định được tiềm năng tiết kiệm năng lượng và mức độ ưu tiên của từng giải pháp.
- Đánh giá được ảnh hưởng của giải pháp tiết kiệm năng lượng tới các hoạt động sản
xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp trong tương lai.
- Tăng cường nhận thức về sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên trong
Doanh nghiệp.
3. Nội dung của kiểm toán năng lượng
Có hai dạng dạng Kiểm toán năng lượng là Kiểm toán năng lượng sơ bộ và Kiểm
toán chi tiết:


Kiểm toán năng lượng sơ bộ:
-3-


Quy Trình Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC cho rạp LOTTE CINEMA

Với những doanh nghiệp chỉ sử dụng ít thiết bị máy móc hoặc doanh nghiệp sử
dụng nhiều thiết bị, máy móc trong sản xuất nhưng tạm thời chưa có nhu cầu kiểm
toán năng lượng tổng thể, thay vào đó là khảo sát đơn giản cho quá trình sử dụng năng
lượng.
Kiểm toán sơ bộ tốn ít thời gian nhất (2 ngày đến 1 tuần với 2 chuyên gia) và chi
phí cũng thấp nhất, kết quả có được chính là sự nhận diện và đánh giá ban đầu về các
cơ hội, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống


Kiểm toán năng lượng chi tiết:

Đưa ra những đánh giá, tính toán chính xác, phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng

lượng chi tiết hơn và phân tích được các hiệu quả tài chính, kinh tế, lợi ích môi trường
cũng như đưa ra được các giải pháp tổng thể và toàn diện. Thông qua việc khảo sát,
thu thập, phân tích số liệu tiêu thụ năng lượng trong quá khứ và hiện tại, được thực
hiện bởi từ 5 đến 7 chuyên gia, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại được nhập khẩu
từ Mỹ, Nhật, thời gian thực nghiệm từ 7 đến 10 ngày tùy theo quy mô doanh nghiệp.
Qua đó nhận diện các cơ hội và phân tích tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật, xã hội của
các giải pháp.
4. Các hoạt động cơ bản của việc kiểm toán năng lượng

-

Khảo sát các quy trình công nghệ và dây truyền sản xuất của Doanh nghiệp.

-

Thu thập thông tin về sản lượng, sản phẩm, năng lượng và nguyên vật liệu để tính toán
cân bằng năng lượng.

-

Thu thập thông tin về bảo trì thiết bị, cách tổ chức, năng lực/ kỹ năng vận hành.

-

Thu thập các thông tin về khả năng nâng cấp và mở rộng dây truyền sản xuất.

-

Xây dựng kế hoạch và tiến hành lắp đặt thiết bị đo.


-

Đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng giải pháp.

-4-


Quy Trình Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC cho rạp LOTTE CINEMA

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG HVAC
I. Hệ thống HVAC là gì?
HVAC là chữ viết tắt tiếng anh của:
H = Heating - Hệ thống sưởi ấm
V = Ventilation - Hệ thống thông gió
A = Air Conditioning - Hệ thống điều hòa không khí
1. Hệ thống sưởi ấm

Một hệ thống sưởi ấm trung tâm bao gồm tất cả các đường ống và bộ tản nhiệt được
kết nối với lò hơi. Lò hơi cung cấp nhiệt, bơm (tuần hoàn) bơm nước nóng từ nồi hơi
thông qua các ống tản nhiệt và trở lại lò hơi để gia nhiệt.
1 : Bình cột áp cho nước nóng
2 : Bình dãn nở cho hệ thống sưởi trung tâm
3 : Máy tách khí
4 : Bơm
5: Van cơ giới
6 : Bình trữ gián tiếp
7: Nồi hơi
8&9 : Dòng nhiệt đi và về

-5-



a) Hệ thống một ống:

Nước nóng được bơm qua một đường ống bên dưới tất cả các bộ tản nhiệt, sau đó trở
lại lò hơi để gia nhiệt lại. Nước nóng đi vào một bên của bộ tản nhiệt và nước mát vào
ống ở phía đối diện của bộ tản nhiệt. Bộ tản nhiệt cuối cùng luôn luôn lạnh hơn các bộ
tản nhiệt trước vì nước đã truyền hầu hết nhiệt cho các bộ tản nhiệt trước.

Không có giới hạn số lượng bộ tản nhiệt, do đó nó lý tưởng để sử dụng trong công
nghiệp
b) Hệ thống hai ống (Đường kính nhỏ):

Nước nóng được bơm từ nồi hơi thông qua một ống dẫn cho mỗi bộ tản nhiệt, sau đó
cấp nhiệt cho không khí và nước lạnh được bơm trở lại nồi hơi thông qua một ống. Mỗi
bộ tản nhiệt có một đường ống vào và một ra, do đó mỗi bộ tản nhiệt có mạch riêng.


c) Hệ thống đường ống siêu nhỏ.

Sử dụng ống rất nhỏ (thường là 8mm), do đó, chưa ít nước hơn, nhưng các đường
ống có thể dễ dàng khóa lại đặc biệt là ở vùng có nước cứng. Hạn chế của các hệ thống
này là có thể gây mài mòn ở máy bơm và lò hơi

2. Hệ thống thông gió


Hệ thống thông gió là thay đổi một phần hoặc hoàn toàn không khí bị ô nhiễm bằng
không khí mới trong lành. Sao cho đảm bảo độ sạch của môi trường không khí và điều
kiện vi khí hậu bên trong toà nhà và công trình theo các tiêu chuẩn về vệ sinh, công nghệ

và tiện nghi.
2 loại thông gió:
- Thông gió tự nhiên: là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời do chênh
lệch mật độ không khí. Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt thừa hoặc tổng
hợp cả hai.
- Thông gió cưỡng bức: là hệ thống thông gió nhờ quạt và đường ống dẫn gió. So với
thông gió tự nhiên thông gió cưỡng bức có phạm vi hoạt động lớn hơn, hiệu quả cao hơn,
có thể dễ dàng điều chỉnh và thay đổi lưu lượng thông gió cho phù hợp. Tuy nhiên thông
gió cưỡng bức có chi phí đầu tư và vận hành khá lớn.
a) Hệ thống thông gió gồm:

Thông gió ngầm và thông gió treo (với Hệ thống HVAC thì ta chỉ quan tâm tới thông
gió kiểu treo)
 Hệ thống đường ống treo là hệ thống đường ống được treo trên các giá đỡ đặt ở trên

cao. Do đó yêu cầu đối với đường ống gió treo tương đối nghiêm ngặt:
- Kết cấu gọn, nhe;
- Bền và chắc chắn;
- Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng;
- Dễ chế tạo và giá thành thấp.


Đường ống gió treo có thể chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tiết diện đường ống
cũng có hình dạng rất khác nhau.
Vật liệu chế tạo thường sử dụng là tole tráng kẽm, inox, nhựa tổng hợp, foam định
hình . Trên thực tế sử dụng nhiều nhất là tôn tráng kẽm có bề dày từ 0,5 – 1,2 mm theo
tiêu chuẩn phụ thuộc vào kích thước đương ống.
Hình dáng đường ống gió rất đa dạng: Chữ nhật, tròn, vuông và ô van. Tuy nhiên,
đường ống gió có tiết diện hình chữ nhật được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó phù hợp
với kết cấu nhà, treo đỡ, chế tạo , dễ bọc cách nhiệt .. và đặc biệt các chi tiết phụ dễ chế

tạo như cút, xuyên, chạc 3, chạc 4 .. dễ chế tạo hơn các tiết diện khác.

b) Cách nhiệt


Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống thường bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh,
hay stirofor, bên ngoài bọc lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt. Để tránh chuột làm
hỏng người ta có thể bọc thêm lưới sắt mỏng.
Cần lưu ý các loại đường ống gió nào thì cần bọc cách nhiệt và độ dày tương ứng bao
nhiêu.
Các đường ống bọc cách nhiệt bao gồm: đường cấp gió và đường hồi gió. Các đường
ống cấp gió tươi, hút xả và thông gió không cần bọc cách nhiệt.

Hệ thống thông gió bao gồm một quạt, một động cơ điện, một hệ thống điều khiển,
đường ống, thiết bị kiểm soát lưu lượng, và thiết bị điều hòa không khí (bộ lọc, dàn
làm mát, bộ trao đổi nhiệt, vv…)


3. Hệ thống điều hòa không khí

Điều hòa không khí còn gọi là điều tiết không khí là quá trình tạo ra và giữ ổn định
các thông số trạng thái của không khí theo một chương trình định sẵn không phụ thuộc
vào điều kiện bên ngoài.
Trong hệ thống điều hòa không khí, không khí đã được sử lý nhiệt ẩm trước khí thổi
vào phòng. Đây là điểm khác nhau của thông gió và điều tiết không khí,vì thế nó đạt hiệu
quả cao hơn thông gió.
Theo mức độ quan trọng :
 Hệ thống điều hòa không khí cấp I : Duy trì chế độ nhiệt ẩm trong nhà với mọi

phạm vi nhiệt độ ngoài trời.

 Hệ thống điều hòa không khí cấp II : Duy trì chế độ nhiệt ẩm trong nhà với sai số

không quá 200 giờ trong 1 năm.
 Hệ thống điều hòa không khí cấp III : Duy trì chế độ nhiệt ẩm trong nhà với sai số
không quá 400 giờ trong 1 năm.
Theo chức năng :


 Kiểu cục bộ : Là hệ thống nhỏ điều hòa không khí trong một không gian hẹp.
 Kiểu phân tán : Hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý nhiệt ẩm phân tán ở

nhiều nơi.
 Kiểu trung tâm : Khâu xử lý không khí thực hiện tại một trung tâm sau đó phân đi
các nơi.
Đặc điểm một số loại điều hòa:
a) Điều hòa cửa sổ:

Ưu điểm:
 Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
 Giá thành tính trung bình cho một đơn vị công suất lạnh thấp
 Đối với công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hòa rất kinh tế,chi phí

đầu tư, vận hành thấp.
Nhược điểm :
 Công suất bé,tối đa là 24000btu/h
 Đối với tòa nhà lớn,khi lắp đặt máy điều hòa dạng cửa sổ sẽ phá vỡ kiến trúc, làm

giảm mĩ quan công trình
 Dàn nóng xả khí nóng ra bên ngoài chỉ có thể lắp đặt trên tường ngoài.
 Kiểu loại không nhiều lên người sử dụng khó lựa chọn.

b) Kiểu hai cục
Ưu điểm:
 So với máy điều hòa cửa sổ, máy điều hòa 2 cục cho phép lắp đặt ở nhiều không

gian khác nhau.
 Có nhiều kiểu loại dàn lạnh cho phép người sử dụng có thể chọn loại thích hợp nhất
cho công trình cũng như ý thích cá nhân
 Do chỉ có 2 cụm lên việc lắp đặt tương đối dễ dàng
 Giá thảnh rẻ, rất tiện lợi cho các không gian nhỏ hẹp và các hộ gia đình, dễ dàng sử
dụng, bảo trì, sửa chữa.
Nhược điểm :
 Công suất hạn chế : tối đa là 60000btu/h
 Độ dài đường ống và chênh lệnh độ cao giữa các dàn bọ hạn chế
 Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao, đặc biệt là những ngày trời nóng.


 Đối với công trình lớn, sử dụng máy điều hòa kiểu này dễ phá vỡ kiến trúc công

trình.
c) Kiểu phân tán – VRV
Ưu điểm:
 Một dàn nóng cho phép lắp đặt đối với nhiều dàn lạnh với nhiều công suất,kiểu

dáng khác nhau. Tổng năng suất lạnh của các IU cho phép thay đổi trong khoảng
lớn 50-130% công suất lạnh của OU
 Thay đổi công suất lạnh của máy dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất tuần
hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay nhờ bộ biến tần.
 Hệ vẫn có thể vận hành khi có một số dàn lạnh hỏng hóc hay đang sửa chữa.
 Phạm vi nhiệt độ làm việc nằm trong giới hạn rộng.
 Chiều dài cho phép lớn (100m) và độ cao chênh lệch giữa OU va IU là 50m,giữa


các IU là 15m.
 Nhờ hệ thống ống nối REFNET nên dễ dàng lắp đặt đường ống và tăng độ tin cậy
cho hệ thống.
 Hệ thống đường ống nhỏ lên rất thích hợp cho các tòa nhà cao tầng khi không gian

lắp đặt bé.
Nhược điểm:
 Giải nhiệt bằng gió lên hiệu quả làm việc chưa cao.
 Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thôns công suất vừa. Đối

với các hệ thống lớn người ta thường sử dụng hệ thống Water chiller hoặc điều hòa
trung tâm.
 Giá thành cao nhất trong các hệ thống điều hòa không khí.
d) Kiểu phân tán – Water Chiller:
Dàn lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7oC, sau đó
nước được dẫn qua các đường ống có bọc đến các dàn trao đổi nhiệt để xử lý không khí
gọi là FCU, AHU.
FCU (Fan coil Unit): 1 dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm trên đó có quạt vận
chuyển gió. Nước chuyển động trong ống, gió khi đi qua FCU sẽ trao đổi nhiệt ẩm và
được thổi trực tiếp hoặc qua một hệ thống kênh gió.
AHU (Air Handling Unit): tương tự FCU nhưng lớn hơn


Ưu điểm:
 Công suất dao động lớn: từ 5 Ton lên đến hang ngàn Ton
 Hệ thống ống nước lạnh: gọn nhẹ, cho phép lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng, công

sở nơi không gian lắp đặt ống nhỏ
 Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất theo phụ tải bên

ngoài và do đó tiết kiệm điện năng khi non tải. Một máy thường có 5 cấp giảm tải:
0%, 25%, 50%, 75%, 100%.
 Hoạt động rất bền, tuổi thọ có thể lên tới 30 năm
 Thích hợp với công trình lớn hoặc rất lớn
 Hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định
Nhược điểm:
 Phải có phòng máy riêng
 Phải có người chuyên trách phục vụ
 Vận hành , sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp
 Tiêu thụ điện năng cho 1 công suất lạnh cao, đặc biệt khi tải non.
e) Kiểu trung tâm

Ưu điểm :





Lắp đặt và vận hành tương đối dễ
Khử âm và khử bụi tốt.
Nhờ có lưu lượng gió lớn nên rất phù hợp với các khu vực đông người.
Giá thành nói chung không cao.

Nhược điểm:
 Hệ thống kênh gió quá lớn nên chỉ có thể sử dụng trong các tòa nhà có không gian

lắp đặt lớn.
 Đối với hệ thống điều hòa trung tâm do xử lý nhiệt ẩm tại một nơi duy nhất lên chỉ
thích hợp cho các phòng lớn,đông người. Đối với các tòa nhà làm việc,khách sạn …
là không thích hợp.

 Đòi hỏi phải hoạt động 100% tải. Trong trường hợp nhiều phòng sẽ xảy ra trường
hợp một số phòng đóng cửa làm việc vẫn làm lạnh.


CHƯƠNG III: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
I.Thông tin chung về tòa nhà
Thông tin chung của tòa nhà : Rạp chiếu phim LOTTE CINEMA
Tên đơn vị: Tòa nhà KeangNam LandMark Tower
Địa chỉ: Đường Phạm Hùng,Huyện Từ Liêm, Hà Nội
Loại tòa nhà: Tòa nhà văn phòng
Tổng diện tích sàn rạp chiếu phim xây dựng 6000 m2: 1000 chỗ
Tổng diện tích rạp chiếu phim sử dụng hệ thống HVAC: m2
Bảng 1


Diện tích
bộ phận khán giả
phòng khán giả
( kể cả sân khấu
nhỏ)
phòng đợi ( kể cả
quầy giải khát)
Tiền sảnh ( quầy
bán vé,tư vấn)
Khu WC cho khán
giả
Bô phận máy
chiếu
Phòng máy chiếu (
có chỗ cuốn sửa

phim)
Phòng thuyết
minh
Phòng nghỉ cho
công nhân máy
chiếu
Khu vệ sinh
Bộ phận hành
chính quản lí
Phòng trưởng rạp
Phòng kế toán thủ
quỹ
Phòng bảng điện
Phòng vẽ quảng
cáo
Kho
Vệ sinh của nhân
viên

300

50
0
20
0
30
0

50
Dùng cho

phim
70/35mm
3.4
2

50
Dùng cho
phim
35mm
3
2

50
Phim 35 mm
đen nung
sáng
2
2

50
Dùng cho phim 16m

56

36

30

20


10

10

6

6

6

6

4

16

16

16

12

10

10

8

500
200


500

500

200

200

300

300

1

16

16

16

16

16
16

16
16

16

16

16
16

24
24

24
24

24
24

24
24

10

10

10

10

Phòng chiếu

Hình
1:



Hình 2: Khu bán vé
Hình 3: Sảnh chờ


Hình 4: Lối vào phòng chiếu


Bảng 2. Thời gian làm việc
Khu vực
Sảnh
Phòng chiếu
Khu hành chính
Khu vệ sinh
Hành lang

Mô tả
Sảnh
Chiếu phim
Khu làm việc
Vệ sinh
Lối đi

Kế hoạch sử dụng
7h-24h
9h-24h
7h-17h
7h-24h
7h-24h


Căn cứ vào đặc điểm của tòa nhà là phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí, xem phim
của mọi người thế nên các thiết bị tiêu thụ điện năng trong tòa nhà là hệ thống chiếu sáng,
điều hòa, bảng điện tử, các màn hình lớn và ngoài ra còn có máy in, máy tính. Chiếm phần
lớn trong hóa đơn tiền điện hàng tháng là chiếu sáng. Nhưng bên cạnh đó thì hệ thống
HVAC trong tòa nhà là hệ thống điều hòa không khí, thông gió và sưởi ấm cũng chiếm
một lượng không hề nhỏ. Qua quá trình khảo sát thực tế em nhận thấy đây là một trong
những cơ hội tiết kiệm năng lượng. Hơn thế nữa hệ thống khác như chiếu sáng đều đã nhận
được sự quan tâm để tiêt kiệm năng lượng sử dụng như thường xuyên bảo dưỡng, thay
mới,…. Vì vậy trong báo cáo này chúng em xin đưa ra quy trình kiểm toán và một số giải
pháp để cải thiện hệ thống HVAC trong tòa nhà.


II.Quy trình kiểm toán năng lượng
(KTNL: Kiểm toán năng lượng; TKNL: Tiết kiệm năng lượng)
BƯỚC 3
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

BƯỚC 4
VIẾT BÁO CÁO

BƯỚC 1
KHỞI ĐẦU CÔNG VIỆC

BƯỚC 2
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Quyết định thực hiện KTNL

Nhận thông tin từ tổ
chức được kiểm toán


Gặp gỡ tổ chức
được kiểm toán

Phân tích và đánh
giá chi tiết

Thu thập số liệu và
thông tin

Khảo sát sơ bộ toàn bộ
phạm vi kiểm toán

Tính toán chi tiết các
thông số cho các giải
pháp TKNL

Xác định mục tiêu TKNL

Chuẩn bị nhân lực
làm kiểm toán

Phân tích sơ bộ

Xác định các tiêu chí
KTNL

Chuẩn bị form thu
thập số liệu


Xác định phạm vi KTNL

Xác định ngày và thời gian
khảo sát, thu thập số liệu

Tham khảo ý kiến tổ
chức được kiểm toán
Thỏa thuận hợp tác và
bảo mật thông tin

Chuẩn bị phương tiện
Viết báo cáo KTNL
Thu thập thông tin
Chuẩn đoán hiện trạng

Trình bày báo cáo cho
tổ chức được KTNL
Hoàn chỉnh báo cáo

Phân tích thông tin
Chuẩn bị kế hoạch
kiểm toán

Chuẩn bị nội dung
kiểm toán

Chuẩn bị nội dung
thông tin cần được

Đánh giá, lựa chọn

giải pháp

Phân phối báo cáo đến
những bộ phận sử dụng
(thi công, triển khai..)

Xác định các cơ hội
TKNL chủ yếu
Giới thiệu các cơ hội TKNL
đến tổ chức được KTNL
Kết thúc khảo sát tại
hiện trường

Phân tích và đánh giá chi tiết:
- Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
- Phân loại và đưa ra các nhóm giải pháp chi phí thấp, trung bình và mức chi phí

lớn.
- Phương án huy động vốn
- Phương án quản lý và thực hiện các giải pháp TKNL

CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN SƠ BỘ HỆ THỐNG HVAC


1. CÁC THÔNG TIN CẦN CHO KIỂM TOÁN SƠ BỘ HỆ THỐNG HVAC
 Số giờ vận hành, số lượng từng loại thiết bị
 Hệ thống năng lượng với các chi tiết đo đếm (Công suất, điện áp, số vòng quay…

năng lượng tiêu thụ…)
 Công suất của các thiết bị lắp đặt cho Hệ thống HVAC ( Sưởi, Điều hòa không khí,


Thông gió)
 Chi tiết việc vận hành, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống HVAC (các chỉ dẫn vận
hành theo thiết kế và thực tại của đơn vị kèm theo cho mỗi thiết bị của hệ thống )
 Sơ đồ lắp đặt, thiết kế tại đơn vị kiểm toán (sơ đồ hệ thống Sưởi, Điều hòa không
khí, Thông gió và các hệ thống phụ trợ kèm theo)
2. HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Nên chuẩn bị dự thảo báo cáo trước, thảo luận các nội dung với đơn vị cần kiểm
toán.Sau đó,báo cáo được hoặc hoàn tất bằng cách thêm vào các bình luận và sửa đổi.
a) Gửi file khảo sát sơ bộ qua mail hoặc fax cho đơn vị cần kiểm toán năng lượng để thu

thập một số thông tin sơ bộ.
*File Bảng câu hỏi kiểm toán sơ bộ Hệ thống HVAC đối với Nhà máy và Tòa nhà sẽ
được đính kèm ở mục lục*
b) Nếu việc khảo sát năng lượng đã được thực hiện trước đó tại nhà máy (tòa nhà), xem
xét lại các kết quả khảo sát. Nếu công tác khảo sát chưa thực hiện, tiến hành khảo sát
tổng quát hệ thống và bổ sung các thông tin cần thiết ở Bảng câu hỏi kiểm toán sơ bộ.
c) Xác định các khu vực đặc biệt của nhà máy cần phải đo đạc và thông báo cho khách
hàng hoặc cán bộ nhà máy (tòa nhà) về các phương tiện hoặc thiết bị nơi mà việc đo
lường sẽ được thực hiện.
d) Thảo luận với khách hàng hoặc lãnh đạo (ông chủ, giám đốc hoặc quản trị viên) về mục
tiêu và phạm vi kiểm toán năng lượng.
e) Chỉ định nhân sự và xác định nhiệm vụ của mỗi người trong nhóm kiểm toán (ví dụ:
người lập báo cáo kiểm toán). Nên chỉ định một số nhân viên nhà máy làm thành
viên của nhóm kiểm toán.
f) Xác định và chuẩn bị các yêu cầu về hậu cần trước kiểm toán (ví dụ các bảng danh mục
kiểm tra, tài liệu, vận chuyển, thu thập tài liệu)
g) Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ đo dùng cho KTNL.
h) Xác định và thông báo cho khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ năng lượng những

yêu cầu khác nhau phục vụ cho công tác kiểm toán năng lượng kết hợp với các thông


tin đã có từ Bảng câu hỏi Kiểm toán (ví dụ, các lưu đồ, số liệu về năng lượng và chi
phí năng lượng, các bảng cân bằng năng lượng, v.v...)
i) Chuẩn bị các thời biểu chung và thời biểu chi tiết và trình bày chúng với khách hàng
trước khi tiến hành kiểm toán.
3. SAU KIỂM TOÁN
a) Kết quả thu được
- Chi tiết về năng lượng sử dụng và chi phí của các quá trình
- Mô tả sơ bộ về hệ thống lắp đặt và điều khiển của HVAC
- Các thông số về vận hành, bảo dưỡng của những khu vực hoạt động chưa tốt
- Xây dựng được sơ đồ tổng thể (biểu đồ năng lượng tiêu thụ,…)
Biểu đồ tiêu thụ điện năng Hệ thống HVAC
(ví dụ minh họa)
- Danh mục các Biện pháp TKNL có thể thực hiện ngay
b) Danh mục các Biện pháp TKNL có thể thực hiện ngay :
-Thay đổi các thói quen vận hành (bật tắt thiết bị sưởi, điều hòa…) hợp lý: tránh mở

cửa/cửa sổ thường xuyên đối với khu vực lắp đặt điều hòa không khí; không để ánh
nắng mặt trời và nhiệt trực tiếp vào khu vực điều hòa;…
-Làm sạch quạt và đường ống dẫn ( quạt - hệ thống thông gió)
-Định kì bảo dưỡng hệ thống
-…


CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN CHI TIẾT HỆ THỐNG HVAC
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
a) Thu thập số liệu quá khứ cho từng hệ thống của đơn vị kiểm toán ( kết hợp sử dụng


Bảng câu hỏi Kiểm toán)
Các số liệu chi tiết về tiêu thụ Năng lượng và chi phí hàng tháng tính theo đơn vị vật lý
và bản sao của hóa đơn.



b)

Số liệu vận hành toàn bộ hệ thống HVAC
Năng suất
Tiêu thụ năng lượng…
Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng
• Tập quán vận hành
Xem xét các cách thức vận hành hệ thống đã hợp lý và phù hợp với điều kiện của đơn
vị hay chưa?


Đo lường tại chỗ (đo điện áp, cường độ, tần số, công suất, tốc độ gió…)


Đồng hồ vạn năng: Đo U, I, Hz, (AC, DC)

o

Đồng hồ đo công suất, cos ɸ

o

Thiết bị đo tốc độ gió


o

Thiết bị đo áp suất


o

Súng đo nhiệt độ Smart sensor

o

Thiết bị phân tích khí thải ống khói

o

Thiết bị phát hiện rò rỉ môi chất lạnh


×