Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

báo cáo môn học quản trị sản xuất II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.93 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN
...........o0o..........

BÁO CÁO MÔN HỌC
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD : Ths. Hồ Dương Đông
SVTH : Lê Thị Ái Nhàn
LỚP

: 11QLCN


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐÔNG

Mục lục
1. Tổng quan về quản trị sản xuất ....................................................................................................................2
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................................................2

1.1.1. Khái niệm về sản xuất...................................................................................................... 2
1.1.2. Khái niệm về quản trị sản xuất ........................................................................................ 3
1.2. Nội dung của quản trị sản xuất .............................................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu của quản trị sản xuất ......................................................................................... 3
1.2.2. Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác..... 4
1.2.3. Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất ........................................................................... 4
2. Sự khác biệt giữa sản xuất hàng hóa (hàng hóa) và cung cấp dịch vụ dịch vụ (dịch vụ) ............................5


2.1. Mức độ tiếp xúc khác hàng ...................................................................................................................5
2.2. Tính thống nhất của đầu vào .................................................................................................................5
2.3. Đo lƣờng năng suất ...............................................................................................................................6
2.4. Hàng tồn kho.........................................................................................................................................6
2.5. Phạm vi phân phối ................................................................................................................................6
3. Quản trị sản xuất đối với những tổ chức có sản phẩm là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ ..................6

SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 1-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐÔNG

Chương I

GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
( OPERATION MANAGEMENT )
1. Tổng quan về quản trị sản xuất
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất (Production) đƣợc
hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ (Services).
Về thực chất, một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là ngun vật
liệu thơ, con ngƣời, máy móc, nhà xƣởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các
nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển
đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm
hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của

sản xuất.
Ta có thể hình dung quá trình này nhƣ sau:
Các yếu tố đầu vào

Quá trình sản xuất

Các yếu tố đầu ra

- đất đai

Thơng qua q trình
sản xuất các doanh
nghiệp chuyển hóa
các yếu tố đầu vào

- Sản phẩm hữu hình:

- lao động
- vốn
- trang thiết bị

thành kết quả đầu ra.

Tivi, tủ lạnh, máy

móc, thiết bị…
- Dịch vụ: Bữa tiệc,

- nguyên, nhiên vật
liệu


tƣ vấn pháp lý,

- tiến bộ khoa học

chăm sóc sức khỏe,

- nghệ thuật quản trị

du lịch, khách sạn…

SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 2-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐƠNG

Sơ đồ 1.1.: Q trình sản xuất

Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra
sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm,
dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát
triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để
mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trƣờng.
1.1.2. Khái niệm về quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất bao gồm các hoạt động tổ chức phối hợp sử dụng các yếu tố đầu
vào nhằm chuyển hoá thành kết quả ở đầu ra là sản phẩm và dịch vụ với chi phí sản

xuất thấp nhất và hiệu quả cao nhất.
Quản trị sản xuất chính là q trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và
kiểm soát hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Hay
nói cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản
xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch
vụ ở đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
1.2. Nội dung của quản trị sản xuất
1.2.1. Mục tiêu của quản trị sản xuất
Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên quản trị
sản xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh
doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp cơng ích mục đích là phục vụ.
Quản trị sản xuất với tƣ cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào và
cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trƣờng, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm
bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các
yếu tố sản xuất. Cụ thể nhƣ sau:
- Bảo đảm chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng;
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra;
- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.

SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 3-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐƠNG

1.2.2. Vai trị và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị

chính khác
Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị
tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản
xuất đƣợc coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị gia tăng.
Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và
dịch vụ đƣợc tạo ra trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đánh giá vai trò quyết định của quản trị sản xuất trong việc tạo ra và
cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội khơng có nghĩa là xem xét nó một cách biệt
lập tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các chức năng quản trị đƣợc
hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Quản trị sản xuất có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính
nhƣ quản trị tài chính, quản trị marketing và với các chức năng hỗtrợ khác trong
doanh nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau.
Tài chính có trách nhiệm đảm bảo nguồn lực tài chính với giá ƣu đãi và phân bố
các nguồn lực trong tồn cơng ty, cũng nhƣ ngân sách, phân tích các đề xuất đầu tƣ
và cung cấp tài chính cho các hoạt động.
Marketing có trách nhiệm đánh giá mong muốn và nhƣu cầu của ngƣời tiêu dùng,
bán hàng và thúc tiến bán hàng hóa, dịch vụ của tổi chức.
Ví dụ nếu một tổ chức kinh doanh là một chiếc xe hơi, các hoạt động sản xuất sẽ
là động cơ của nó. Và cũng giống nhƣ động cơ là cốt lõi cho một chiếc xe hoạt
động, trong một tổ chức kinh doanh, sản xuất là cốt lõi của những gì mà tổ chức
thực hiện. quản trị sản xuất có trách nhiệm quản lý cái cốt lõi. Do đó quản trị sản
xuất là quản lý hệ thống hoặc q trình tạo ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
1.2.3. Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất
 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm
 Thiết kế sản phẩm và quy trình cơng nghệ
 Quản trị năng lực sản xuất công nghiệp
 Định vị doanh nghiệp
 Bố trí mặt bằng sản xuất

 Lập kế hoạch các nguồn lực
 Điều độ sản xuất
 Kiểm sốt hệ thơng sản xuất

SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 4-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐÔNG

2. Sự khác biệt giữa sản xuất hàng hóa (hàng hóa) và cung cấp dịch vụ dịch vụ
(dịch vụ)
Mặc dù hàng hóa và dịch vụ thƣờng đi đơi với nhau và đều là đầu ra của quá trình
sản xuất nhƣng giữa chúng vẫn có sự khác biệt cơ bản, sự khác biệt này ảnh hƣởng
đến việc quản lý hàng hóa so với việc quản lý của phần dịch vụ.
 Hàng hóa là những cơ sở vật chất bao gồm nguyên vật liệu, phụ tùng, đoạn
lắp ráp nhỏ nhƣ các bo mạch chủ trong máy tính, và các sản phẩm cuối cùng
nhƣ điện thoại di động, ô tô... . Sản xuât hàng hóa là kết quả của các đầu ra hữu
hình.
 Dịch vụ là những hoạt động cung cấp một số sự kết hợp của thời gian, địa
điểm, hình thức, hoặc giá trị cơ sở vât chất. Ví dụ mỗi cuốn sách mà bạn đọc,
mỗi video bạn xem, các e-mail bạn gửi hay mỗi cuộc nói chuyện điện thoại mà
bạn có…
Sự khác biệt quan trọng giữa sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ là:
2.1. Mức độ tiếp xúc khác hàng
 Hàng hóa: mức độ tiếp xúc với khác hàng ít, nhất là trong q trình sản xuất.
Khách hàng thƣờng xác định trƣớc và số lƣợng nhất định, chủ yếu là các doanh

nghiệp, tổ chức kinh doanh lại hoặc là các khách hàng mua với lƣợng lớn, và chỉ
có một bộ phận nhất định tiếp xúc với khách hàng.
 Dịch vụ: thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng. Nhiều dịch vụ liên quan đến
một mức độ cao của liên hệ khách hàng, ví dụ các dịch vụ thƣc phẩm: nhà hàng,
thức ăn nhanh, tiệm bánh..; du lịch và khách sạn: văn phòng du lịch, khách sạn,
kh nghỉ dƣỡng...
Bên cạnh đó cũng có những dịch vụ mặc dù mức độ sử dụng nhiều nhƣng lại
ít tiếp xúc với khách hàng, ví dụ nhƣ: cung cấp dịch vụ internet, truyền thơng,
thƣ điện tử…. Tuy nhiên khi có một mức độ cao của sự liên hệ, sự tƣơng tác
giữa máy chủ và khách hàng đƣợc xem nhƣ là thời khắc để khách hàng đánh giá
dịch vụ.
2.2. Tính thống nhất của đầu vào
 Dịch vụ: thƣờng phải tuân theo một mức độ cao hơn về khả năng thay đổi của
các yếu tố đầu vào. Khách hàng của dịch vụ rất đa dạng, chủ yếu là khách hàng
cá nhân, mỗi khách hàng lại có những nhƣu cầu khác nhau, chính vì vậy mà đầu
vào cũng khác nhau. Địi hỏi doanh nghiệp phải có sự đánh giá và sự linh hoạt
cao.

SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 5-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐƠNG

 Hàng hóa: ngƣợc lại với dịch vụ, hoạt động sản xuất hàng hóa thƣờng có một
khả năng lớn hơn về sự kiểm soát sự thay đổi của đầu vào, do quá trình sản xuất
và yêu cầu đầu ra ổn định, dẫn đến yêu cầu công việc đồng đều hơn.

2.3. Đo lường năng suất
 Hàng hóa: dễ dàng đo lƣờng năng suất do yếu tố đầu vào và đầu ra ổn định.
 Dịch vụ: việc đo lƣờng năng suất khó khăn hơn do các biến thể đầu vào cao.

2.4. Hàng tồn kho
 Hàng hóa: Có thể dự trữ hàng tồn kho, có khi rất nhiều, tùy thuộc vào chiến
lƣợc của từng doanh nghiệp. Do đó tốn nhiều chi phí cho tồn kho.
 Dịch vụ: Khơng có hàng tồn kho.
2.5. Phạm vi phân phối
 Hàng hóa: sản phẩm đƣợc phân phối không bị giới hạn về địa lý.
 Dịch vụ: có sự giới hạn về địa lý.
Ta có thể tóm tắt sự khác biệt qua bảng sau:
Sản xuất sản phẩm

Tạo ra dịch vụ

1. Tạo ra sản phẩm vật chất
1. Khơng tạo ra sản phẩm vật chất
2. Có thể dự trữ (có thể tồn kho)
2. Khơng dự trữ đƣợc (khơng tồn kho)
3. Ít tiếp xúc với khách hàng trong
3. Thƣờng xuyên tiếp xúc với khách
quá trình sản xuất
hàng
4. Cần nhiều máy móc thiết bị
4. Cần nhiều nhân viên
5. Thơng thƣờng cần số vốn lớn hơn
5. Thông thƣờng cần số vốn ít hơn so
6. Chất lƣợng sản phẩm dễ đánh giá
với sản xuất sản phẩm

7. Sản phẩm đƣợc phân phối không bị 6. Chất lƣợng dịch vụ khó đánh giá
giới hạn về địa lý
7. Việc phân phối dịch vụ có giới hạn
về địa lý

3. Quản trị sản xuất đối với những tổ chức có sản phẩm là sự kết hợp giữa
hàng hóa và dịch vụ
Ngày nay, sản phẩm là sự kết hợp giữa sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ
đang trở thành sự lựa chọn ƣu tiên của nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Cùng với nhu
SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 6-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐƠNG

cầu ngày càng cao của mình, khách hàng không chỉ yêu cầu một sản phẩm tốt, đạt
chất lƣợng mà đi kèm với đó là các dịch vụ hồn hảo, đáp ứng đƣợc nhu cầu. Đây
chính là cơ hội cũng nhƣ thách thức cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trong
thị trƣờng đầy tính cạnh tranh nhƣ ngày nay. Điều đó địi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải phải cung cấp những sản phẩm tốt nhất có thể đồng thời với một chi phí bỏ ra
là tối ƣu. Quản lý hệ thống sản xuất hiệu quả và tối ƣu chính là cách để doanh
nghiệp tạo ra ƣu thế cạnh tranh trên thì thƣờng. Vậy doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ
thống quản lý sản xuất nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?.
Lấy ví dụ về các doanh nghiệp có sản phẩm là sự kết hợp giữa sản xuất hàng hóa
và cung cấp dịch vụ. Các hãng sản xuất điện tử nhƣ máy tính, điện thoại, các chuỗi
nhà hàng, thức ăn nhanh…là các ví dụ điển hình. Giả sử ta cùng xem xét đến hệ
thống quản lý sản xuất của hãng sản xuất máy tính DELL. Ngồi việc cung cấp các

sản phẩm chính là các phần cứng máy tính nhƣ máy tính xách tay, Pocket PC, máy
tính bàn, màn hình máy tính, chip vi xử lý…DELL cịn cung cấp các dịch vụ tiện
ích cho khách hàng ví dụ nhƣ: dịch vụ phần cứng cơ bản, dịch vụ giữ lại ổ cứng,
dịch vụ chuẩn đoán lỗi tận nơi, đăc biệt là dịch vụ Dell ProSupport với các tiện ích
nhƣ Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 kể cả ngày lễ bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ, gửi kỹ
thuật viên hoặc linh kiện đến tận nhà khách hàng để sửa chữa hay tƣ vấn các giải
pháp cho các sự cố, trợ giúp và hỗ trợ từ xa đối với các sự cố thông thƣờng trợ giúp
các về HĐH và các ứng dụng nhƣ Norton AntiVirus, Microsoft Office, Adobe
Photoshop…Vậy DELL xây dựng hệ thống quản lý sản xuất nhƣ thế nào?
 Đối với các sản phẩm hữu hình:
- Về đầu vào: DELL sử dụng hệ thống rất nhiều nhà cung cấp do đó nhu cầu liên
lach và phối hợp giữa các đối tác rất lớn. Ví dụ: Intel, AMD cho vi xử lý; Seagate,
Maxtor cho ổ cứng; Samsung, Toshiba cho chip Ram; Microsoft cho các phần mềm
và hệ điều hành… Do đó DELL ln có nguồn cung ổn định và có thể kiểm soát tốt
các linh kiện đầu vào. Tuy nhiên đối với sản xuất PC, DELL phải phụ thuộc vào sự
độc quyền của các nhà sản xuất chip vi xử lý nhƣ Intel, AMD.
Với việc lựa chọn các nhà cung cấp lớn, uy tín và đã khẳng định thƣơng hiệu trên
thị trƣờng, DELL đã đảm bảo đƣợc chất lƣợng đầu vào cho sản phẩm của mình.
- Dự trữ tồn kho: hầu hết với các doanh nghiệp dự trữ tồn kho là một sự đảm bảo an
toàn, tuy nhiên đối với DELL đã thay thế hàng tồn kho bằng thơng tin, nó đƣợc gọi
SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 7-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐÔNG

là kiểu sản xuất tinh giản. DELL cho rằng tồn kho là biểu hiện của dự báo tồi và

khơng có khả năng nắm bắt việc quản lý dự trữ. Do vậy, DELL xây dựng một quy
trình chặt chẽ giám sát hoạt động cung và cầu từng giây từng phút. Đây cũng chính
nhờ vào sự hiệu quả của chuỗi cung ứng hồn hảo của DELL đó là bỏ qua các nhà
bán hàng trung gian và kết nối trực tiếp với khách hàng.
- Tiếp xúc khách hàng:
Khách hàng cá nhân: với các mặt hàng nhƣ laptop, PC, thiết bị lƣu trữ…
Khách hàng doanh nghiệp: với các mặt hàng nhƣ Server, Work stations…
Từ năm 1996, DELL thực hiện bán hàng trực tuyến cho khách hàng cá nhân thông
qua website, ở đây khách hàng đƣợc cung cấp catalog về sản phẩm mà DELL cung
cấp, tùy chỉnh sản phẩm theo ý muốn đặt hàng. DELL lắp ráp sản phẩm và vận
chuyển đến cho khách hàng sản phẩm đúng nhƣ khách hàng yêu cầu. Đây cũng
đƣợc xem nhƣ nhƣ là một sự kết hợp với việc cung cấp dịch vụ hoàn hảo của DELL.
 Sản phẩm dịch vụ:
DELL cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau để có thể đáp ứng đƣợc nhu
cầu của khách hàng.
Ví dụ dịch vụ giữ lại ổ cứng của DELL:
Khách hàng khơng cần phải hồn trả ổ cứng bị hỏng cho Đại Lý Đƣợc Ủy Quyền
của Dell. Những lợi ích của dịch vụ:
+Bảo mật tốt hơn: Khi nhận ổ cứng thay thế, khách hàng có quyền giữ lại ổ cứng bị
hỏng với các dũ liệu bí mật, độc quyền của mình.
+Kiểm sốt hồn tồn: Khi khơng phải hoàn trả lại ổ cứng bị hỏng cho Đại Lý Đƣợc
Ủy Quyền của Dell, khách hàng có quyền quyết định cách thức xóa các dữ liệu độc
quyền hay nhạy cảm trong ổ cứng của mình do đó tồn quyền kiểm sốt các dữ liệu
của mình.
+Tính riêng tƣ của dữ liệu: Giúp khách hàng đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới liên
quan đến tính riêng tƣ của dữ liệu trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu với dữ liệu của
mình.
SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

- 8-



BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐÔNG

 Để nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất, cụ thể là quản lý chuỗi cung
ứng, DELL đã sử dụng các hệ thống thông tin đặc biệt là hệ thống SCM (Supply
Chain Management). Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp đƣợc ứng dụng để theo dõi
việc lƣu hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. SCM cũng
đƣợc sử dụng để quản lý các yêu cầu, lƣu vận, lƣu hành, các yêu cầu liên quan
khác và cả các cách sản phẩm đến đƣợc với khách hàng cuối cùng.
Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ƣu hóa chuỗi cung cấp, quản lý
các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lƣu hành. Ngoài ra SCM có thể
cịn bao gồm việc quản lý thƣơng mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp.
Hiện nay hệ thống này đƣợc sử dụng tại tất cả các nhà máy của Dell trên khắp thế
giới cho phép Dell có thể thích nghi với mơi trƣờng kinh doanh và cơng nghệ biến
đổi nhanh đồng thời duy trì đƣợc hiệu quả hoạt động cao nhất. Dell cũng đã tự động
hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị kho qua sử dụng công
nghệ thông tin và mô hinh e-supply chain.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong các công cụ hỗ trợ quản lý của DELL. Qua đây đã
cho thấy sự hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống quản lý sản xuất, cung cấp dịch
vụ của DELL, từ đó cho ra đời các sản phẩm tốt nhất và đã đƣợc chứng minh bở sự
hài lòng của khách hàng và sự khẳng định thƣơng hiệu của DELL trên thị trƣờng.

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị sản xuất 2 – Ths. Hồ Dƣơng Đông
2. Operations Management - Eleventh Edition (William J. Stevenson Rochester
Institute of Technology).
SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN


- 9-


BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT II

SVTH: LÊ THỊ ÁI NHÀN-11QLCN

GVHD: ThS. HỒ DƢƠNG ĐÔNG

- 10-



×