Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo dục ý thức pháp luật thông qua các bài học giáo dục công dân cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.87 KB, 39 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT THÔNG
QUA CÁC BÀI HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CHO HỌC SINH LỚP 12

Người thực hiện: Hoàng Thị Hoa
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục công dân 
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
Có đính kèm:Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2014 – 2015
Trang 1



Trang 2


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
BM02-LLKHSKKN

I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hoàng Thị Hoa
2. Ngày tháng năm sinh: 29/11/1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Thọ Bình - Xã Xuân Thọ- Huyện Xuân Lộc- Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại:
ĐTDĐ:

01668427983

6. Fax:

(CQ)/ 0613731769

(NR);

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ- Xuân Lộc- Đồng Nai
II.


TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị

III.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Giáo dục công dân
- Số năm có kinh nghiệm: 10
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Đề tài Sử dụng
các câu chuyện, tình huống trong bài giảng môn giáo dục công dân lớp
10 và 12

Trang 3


Trang 4


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................Trang 3
MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................4
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.........5
1. Thuận lợi......................................................................................................5
2. Khó Khăn.....................................................................................................5
III. MỤC TIÊU......................................................................................................5
IV. NHIỆM VỤ.....................................................................................................6

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................6
NỘI DUNG...........................................................................................................7
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................7
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................................................7
III. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC BỘ MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN
THỌ.....................................................................................................................10
1. Ưu điểm......................................................................................................10
2. Hạn chế.......................................................................................................10
3. Điều tra cụ thể............................................................................................11
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.............................................................................11
1. Giáo dục ý thức cho học sinh thông qua mối quan hệ với gia đình, thầy cô.12
2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường...........................................................13
3. Giáo dục ý thức về luật giao thông............................................................14
4. Giáo dục ý thức về luật hôn nhân và gia đình, về kỷ luật lao động...........17
5. Giáo dục về ý thức giữa con người với con người....................................20
6. Giáo dục về ý thức bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác
.............................................................................................................................20
7. Giáo dục về ý thức và trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội................21
8. Giáo dục về ý thức thực hiện luật giáo dục ..............................................22
9. Giáo dục ý thức về lòng yêu nước, về tình yêu biển đảo..........................22
V. KẾT QUẢ ......................................................................................................25
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM...........................................................................27
KẾT LUẬN.........................................................................................................29
I. KẾT LUẬN....................................................................................................29
II. KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................31
PHỤ LỤC............................................................................................................32
Trang 5



LỜI GIỚI THIỆU
Giáo dục công dân (GDCD) là môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống
tri thức khoa học, cơ bản, phổ thông và thiết thực nhất về các mặt của đời sống xã
hội giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Thông qua đó,
hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào
cuộc sống học tập, lao động, sinh hoạt. Vì vậy có thể nói môn học GDCD không
thể thiếu trong các trường THPT nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại mà một
bộ phận con người chạy theo lối sống thực dụng, tha hóa suy đồi về đạo đức trong
đó cũng có một bộ phận thanh thiếu niên học sinh, sinh viên.
Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh có ý thức chấp hành các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức xã hội. Hay nói cách khác là chấp hành các quy định của pháp
luật, giúp các em biết đấu tranh vì đạo đức, vì niềm tin và rồi từ niềm tin đi đến
hành động thực tế, trở thành một thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Trước vấn
đề này, bản thân tôi, sau thời gian giảng dạy tại trường THPT Xuân Thọ, cộng với
sự tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau và sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các đồng
nghiệp, ban giám hiệu, tôi đã quyết tâm chọn đề tài “Giáo dục ý thức pháp luật
thông qua các bài học giáo dục công dân cho học sinh lớp 12”.
Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, tôi không tránh khỏi sự thiếu sót,
mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế chung của thời đại – thời đại mà tất cả các nước trên thế giới
đã và đang từng bước, bước vào kỷ nguyên văn minh, hiện đại, công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Vì thế nước ta đã không ngừng đổi mới chủ trương, đường lối, chính
sách để phù hợp với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thúc đẩy đất nước phát
triển, trong đó lấy con người làm nền tảng. Chính lẽ đó, hơn bao giờ hết, vấn đề
học tập, giáo dục phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đặt
ra, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và được xem là “Quốc sách hàng đầu”
là mục tiêu quan trọng để thực hiện. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương
lai (học sinh, sinh viên) không những được trang bị tri thức mà còn được giáo dục
về đạo đức, phẩm chất, ý thức pháp luật, hay nói cách khác, ngoài năng lực, tài
năng thì phải có đạo đức. Như lúc sinh thời, Bác Hồ từng có câu nói: “Có tài mà
không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì không làm được gì”.
Hiện nay, lối sống “Tây hóa” đang dần dần ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ
của một bộ phận thanh thiếu niên, đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
- lứa tuổi mà các em “nửa người lớn nửa trẻ con”. Một số em muốn chứng tỏ mình,
với suy nghĩ phải ăn chơi, ngang tàng, quậy phá, đua xe, hút chích, yêu thoáng,
sống vội, bất chấp luật pháp, … thì mới gọi là dân sành điệu, mới gọi là có cá tính,
nhưng các em đâu biết đó là lối sống sai lầm, trái đạo đức, trái với thuần phong mỹ
tục của người Việt Nam.
Do vậy, tôi luôn đặt câu hỏi: “Phải làm sao và làm thế nào để thức tỉnh nhận
thức, thay đổi suy nghĩ của các em”. Chính vì lẽ đó, thiết nghĩ việc tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến pháp luật rất cần được chú trọng đối với các cấp học trong hệ
thống giáo dục ở nước ta. Và bản thân tôi, người đang trực tiếp giảng dạy môn giáo
Trang 7


dục công dân mà lại phụ trách giảng dạy khối 12. Tôi muốn các em nắm rõ, biết và
thực hiện đúng quy định pháp luật, vì có giáo dục pháp luật tốt thì các em mới trở
thành công dân tốt, đó là tiền đề thực sự để thúc đẩy đất nước phát triển. Vì thế, tôi
đã lựa chọn chuyên đề nghiên cứu của mình là “Giáo dục ý thức pháp luật thông
qua các bài học GDCD cho học sinh lớp 12”.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1. Thuận lợi:
Hiện nay, công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương chính sách, pháp
luật của Nhà nước được phổ biến rộng rãi cho mọi người, là yêu cầu cấp thiết trong
quá trình xây dựng đất nước và quản lý xã hội.
Trong thời gian thực hiện chuyên đề, trường THPT Xuân Thọ đã tiến hành
giáo dục ý thức pháp luật thông qua nhiều hoạt động khác nhau: hoạt động ngoài
giờ lên lớp, thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt chào cờ đầu
tuần hoặc qua quá trình học bộ môn.
Chương trình môn GDCD lớp 12 học về pháp luật nên việc giáo dục ý thức
pháp luật cho học sinh ở mỗi bài trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra phương tiện thông tin hiện nay rất gần gũi, phổ biến với học sinh,
giáo viên dễ dàng lên mạng, báo, internet để cập nhập thông tin liên quan đến bài
học.
2. Khó khăn:
Do quan niệm và tâm lý chung của xã hội, chưa đặt vị trí quan trọng cho bộ
môn GDCD so với các bộ môn văn hóa khác, vả lại nhiều người cho rằng đây là
môn phụ, học nhiều làm gì? Học để làm gì? Cũng chính vì vậy một số học sinh tỏ
vẻ coi thường, không tập trung, chán nản và cho đây không phải là môn thi tốt
nghiệp nên không hào hứng tiếp thu.

Trang 8


Mặt khác, do thời lượng môn học chỉ có 1 tiết/tuần. Thời gian đó, giáo viên
dạy vừa đảm bảo đủ kiến thức trọng tâm chương trình, vừa giáo dục đạo đức, ý
thức chấp hành pháp luật học sinh nên cũng không gặp ít khó khăn.
III. MỤC TIÊU:
Hình thành các kiến thức cơ bản về pháp luật thông qua đó hình thành thái
độ, hành vi xử xự đúng pháp luật để các em có thói quen sử dụng pháp luật và tuân
thủ đúng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh thông qua dạy học
môn GDCD lớp 12.
IV.NHIỆM VỤ:
Làm rõ thực trạng của việc thực hiện pháp luật của học sinh hiện nay, những
vấn đề mà các em mắc phải và thường dễ xảy ra trong cuộc sống.
Đề ra một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh thông
qua dạy học môn GDCD lớp 12 một cách hiệu quả để các em sống có ý thức và
trách nhiệm hơn.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Vì là chuyên đề “Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh” nên tôi chọn toàn
bộ chương trình học của lớp 12 để giáo dục các em theo phương châm “mưa dầm
thấm đất” theo tuần tự từng bài với các nội dung giáo dục pháp luật gần gũi, cần
thiết đối với các em ở mỗi bài. Thông qua mỗi bài, tôi sẽ giáo dục một khía cạnh
nhỏ các vấn đề xảy ra thường ngày có liên quan đến nội dung của bài học.

Trang 9


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Môn GDCD là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách, lối sống cho học sinh, giáo dục các em để trở thành người tốt, người có ích
trong xã hội. Vì vậy trước những cám dỗ của đời thường, những tư tưởng lệch
chuẩn đạo đức len lỏi, xâm nhập vào một số học sinh tỏ ra thái độ ngang ngược,
hung hăng, có những hành vi không đúng pháp luật: giết người để cướp tài sản,
chơi game, phục vụ nhu cầu cá nhân, sống buông thả, xa đọa, phóng túng trong
tình cảm, môi giới mại dâm, đánh người vì những lý do vụn vặt, chạy xe chở 3,4
phóng nhanh vượt ẩu, quay cóp, gian lận trong thi cử, ngược đãi ông bà, cha mẹ …
gây ra mối hiểm họa cho gia đình và xã hội. Đây là mối lo ngại nhất của tôi –
người làm công tác giáo dục – phải tác động và làm thay đổi cách sống, cách cư xử

đó bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của các em.
Khi các em có ý thức tốt thì ắt hẳn hành động tốt.
Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh là giáo dục ý thức, trách nhiệm với
gia đình, nhà trường và xã hội. Vì thế, việc giáo dục pháp luật cho học sinh là vấn
đề rất cân thiết cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 12 lứa tuổi vừa trẻ con vừa
người lớn, dở dở, ương ương để các em nắm bắt và xử sự đúng pháp luật, biến các
quy tắc xử sự trong cuộc sống thành các hành vi hợp pháp của mình góp phần thúc
đẩy xã hội ngày càng phát triển, văn minh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng thay
đổi, phát triển. Xét về góc độ tích cực, yêu cầu xã hội đặt ra cho con người cũng
tăng cao, bên cạnh năng lực trí tuệ, tư duy phải có đạo đức ý thức công dân. Mà
học sinh – những chủ nhân tương lai cần phải được giáo dục ý thức pháp luật để
các em trở thành những người toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trang 10


Vì vậy trong chương trình môn GDCD lớp 12 hiện hành có 10 bài trong đó
giảm tải bài 10 không dạy, cho nên tương ứng với mỗi bài, tôi sẽ lồng ghép giáo
dục các em về các quy định, các điều luật, để các em nắm và thực hiện đúng pháp
luật.
STT

Tên Bài

Số Tiết

Nội Dung Chính Cần Đạt


Nội DungCần

Được

Giáo Dục

Nêu khái niệm pháp luật, các Giáo dục ý thức
đặc trưng ,bản chất của pháp của

học

sinh

luật, quan hệ giữa pháp luật thông qua mối
Pháp luật và đời
1

sống

với đạo đức vai trò của pháp quan hệ với mọi
3

luật trong đời sống.

người, gia đình,
thầy cô.

Nêu được khái niệm các hình Giáo dục về ý
thức thực hiện pháp luật, vi thức bảo vệ môi
phạm pháp luật, trách nhiệm trường

Thực hiện pháp
2

3

4

luật

pháp lý, các loại vi phạm
3

pháp luật …..

Công dân bình

Nắm được công dân bình Giáo dục về ý

đẳng trước pháp

đẳng về quyền và nghĩa vụ, thức chấp hành

luật

1

trách nhiệm pháp lý …..

luật giao thông.


Quyền bình đẳng

Nắm được quyền bình đẳng Giáo dục ý thức

của công dân

trong hôn nhân và gia đình về luật hôn nhân

trong một số lĩnh

trong lao động, trong kinh và gia đình, phân

vực của đời sống

doanh …..

xã hội

3

biệt tình yêu hôn
nhân, giáo dục
kỷ luật lao động.

Bình đẳng giữa

Nắm được khái niệm nôi Giáo dục ý thức

các dân tộc, tôn


dung,ý nghĩa của bình đẳng con người trong

giáo.

giữa các dân tộc, giữa các tôn cuộc sống, tình
Trang 11


5

2

giáo.

yêu thương đồng
bào dân tộc lúc
khó khăn.

Nắm được khái niệm nội Giáo dục ý thức
dung của các quyền tự do cơ về thái độ, hành
bản của công dân quyền được vi

6

trước

tình

Công dân với các


pháp luật bảo hộ về tính trạng

về

xâm

quyền tự do cơ

mạng, sức khỏe danh dự và phạm

về

tính

bản

4

nhân phẩm quyền bất khả về mạng, sức khỏe
thân thể, chổ ở, quyền tự do nạn
ngôn luận …v.v

bạo

hành

cưỡng bức đối
với các em nữ .

Nắm được khái niệm, nội Giáo dục ý thức

dung của quyền bầu cử, ứng về

Công dân với các

8

Nhà Nước, quyền khiếu nại tố với Nhà nước, xã
2

cáo.

hội

Pháp luật đối với

Cần nắm nội dung ý nghĩa Giáo dục ý thức

sự phát triển của

của quyền học tập, sáng tạo về luật giáo dục

công dân.

2

và phát triển.

tính trung thực
trong thi cử.


Pháp luật đối với

Nắm được vai trò và nội dung Giáo dục ý thức

sự phát triển bền

của pháp luật về kinh tế văn về

vững của công

hóa, môi trường, quốc phòng nước,

dân.
9

thần,

cử quyền tham gia quản lý trách nhiệm đối

quyền dân chủ
7

tinh

an ninh, xã hội.
4

lòng

yêu


ý

thức

trách nhiệm đối
với tổ quốc Việt
Nam, về tình yêu
biển đảo.

Trang 12


III. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG
THPT XUÂN THỌ:
1. Ưu điểm:
* Về phía giáo viên:
Các giáo viên luôn được Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuân lợi cho
việc giảng dạy học sinh. Đều có tinh thần trách nhiệm với nghề biết yêu thương
quan tâm, giúp đỡ học sinh.
Các giáo viên đều ở địa bàn xã Xuân Thọ nên việc nắm rõ đặc điểm gia
đình, đặc điểm của từng cá nhân, học sinh dễ dàng hơn cho việc giáo dục ý thức
đạo đức các em.
Đều ra trường và giảng dạy từ 8 năm trở lên ít nhiều cũng có kinh nghiệm
trong việc giáo dục ý thức học sinh.
* Về phía học sinh:
Đa phần các em ngoan hiền có tinh thần cầu tiến trong học tập.
Đều nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật đối với cuộc sống, và
bản thân của mình.
2. Hạn chế:

* Về phía giáo viên:
Trường chỉ có 2 giáo viên giảng dạy môn GDCD nên việc trao đổi, học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm cũng có phần hạn chế.
Các giáo viên đôi khi còn cứng nhắc trong phương pháp dạy học, bài dạy
còn nặng về lý thuyết, chưa đi sâu vào thực tế, vì vậy chưa gây được sư hứng thú
cho học sinh.
* Vế phía học sinh:
Trang 13


Do suy nghĩ đây là môn phụ nên các em cũng ít chăm chú quan tâm đến
môn học.
Có tư tưởng học lệch, học các môn thi tốt nghiệp và đại học.
3. Điều tra cụ thể:
Để việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh có hiệu quả và thiết thực, tôi
đã chủ động làm cuộc khảo sát thăm dò ý kiến học sinh về mức độ cần thiết của
chuyên đề (phiếu thăm dò ý kiến của học sinh) câu hỏi đặt ra: Theo em việc giáo
dục ý thức pháp luật cho học sinh có cần thiết không?
Có 4 phương án trả lời (rất cần thiết, cần thiết, bình thường, không cần thiết)
Tôi đã có kết quả như sau:
Lớp

Sĩ Số Rất cần thiết
SL

%

Cần thiết
SL


%

Bình thường
SL

%

Không cần thiết
SL

%

12A1

43

10

23,3

10

32,3

17

39,5

6


14,0

12A2

42

12

28,6

8

19,0

18

42,9

4

9,05

12A3

46

16

34,8


10

21,7

15

32,6

5

10,9

12A4

42

9

21,4

15

35,7

16

38,0

2


4,08

12A5

42

12

28,6

13

31,0

15

35,7

2

4,08

12A6

45

10

22,2


9

20,0

20

44,4

6

13,3

12A7

44

10

22,7

13

29,5

18

40,9

3


6,08

12A8

43

13

30,2

10

23,3

15

34,9

5

11,6

12A9

43

12

27,9


12

27,9

15

34,9

4

9,03

12A10

34

20

58,8

14

41,2

0

00,0

0


0

Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy khoảng 60% học sinh nhận thấy sự cần
thiết của việc giáo dục pháp luật còn lại gần 40% tỏ ra thờ ơ, chưa thấy được tầm
quan trọng của pháp luật.
Trang 14


IV. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Như ở phần cơ sở thực tiễn, tôi đã đưa ra các nội dung cần giáo dục các em,
để các em lấy đó làm hành trang bước vào đời cho hợp với đạo lý và phù hợp
chuẩn mực xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
Ở mỗi bài dạy, tôi sẽ chọn một vấn đề của pháp luật để giáo dục các em cho
phù hợp với chương trình nội dung của bài học và thời lượng của tiết dạy. Việc
giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh được thực hiện với các bước sau:
- Đặt câu hỏi để học sinh liên hệ thực tế và trả lời.
- Đánh giá thực trạng vấn đề và đưa ra một số hình ảnh dẫn chứng minh họa.
- Rút ra bài học giáo dục cho bản thân.
1. Giáo dục ý thức học sinh thông qua các mối quan hệ với mọi người,
gia đình, thầy cô:
Ở bài 1: “Pháp luật và đời sống” để các em làm quen với kiến thức pháp
luật, để các em thấy sự tương tác giữa pháp luật va cuộc sống.
Tôi muốn giáo dục các em về cách nhìn nhận, đánh giá, cư sử, với mọi
người, thầy cô, bạn bè … thông qua phần 3c (mối quan quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức). Tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi để các em suy nghĩ và trả lời:
1. Khi gặp người lớn, thầy cô, bạn bè phải thế nào?
2. Em hiểu thế nào câu (Tiên học lễ, hậu học văn)?
3. Khi gặp bạn khó khăn, em sẽ làm gì?
Với những câu hỏi đơn giản như vậy, em nào cũng hiểu và sẽ trả lời được:
khi gặp thầy cô, người lớn, em phải chào hỏi, lễ phép hay trước khi học văn hóa,

chúng chúng ta phải học cách cư sử, lễ nghĩa … Nhưng có lẽ, cũng có một bộ
phận học sinh lắc đầu cười nhạt, tỏ thái độ khác … qua thái độ đó, giáo viên có thể
chỉ ra đó là hành vi vi phạm đạo đức. Mặc dù đạo đức và pháp luật đều là quy tắc
Trang 15


sử sự của con người nhưng đạo đức chỉ mang tính tự nguyện, phụ thuộc vào ý thức
của mỗi người, khi vi phạm đạo đức, em không bị Nhà nước xử lý nhưng bị tòa án
lương tâm và dư luận xã hội lên án.
Chính vì vậy, tôi muốn giáo dục các em cách sống như thế nào cho đúng
mực cho phải lẽ với mọi người, với người lớn, cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Để từ đó,
các em điều chỉnh hành vi của mình hướng các em trở thành người tốt trong xã hội,
biết phân biệt các việc làm, hành vi xấu, tốt trong cuộc sống thường ngày: không
chào hỏi, ăn nói trống không, cộc lốc, cãi lại với bố mẹ, giáo viên, người lớn tuổi,
chửi thề, không quan tâm đến người khác…
2. Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường:
Ở bài 2: “Thực hiện pháp luật” trong chương trình bài học đã có phần tích
hợp môi trường trong phần các hình thức thực hiện pháp luật, vì thế tôi muốn nhấn
mạnh và giáo dục các em có tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh, hình
thành thái độ, hành vi về môi trường.
Trước hết, tôi sẽ đưa ra các câu hỏi nhỏ để hỏi học sinh?
1. Em thấy môi trường sống hiện nay như thế nào?
2. Môi trường bị ô nhiễm do những hoạt động nào?
3. Môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra tác hại như thế nào?
4. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Trước các câu hỏi đó, học sinh dễ dàng trả lời được:
Môi trường bị ô nhiễm do tự nhiên như núi lửa, cháy rừng …. Và do con
người, như các hoạt động khai thác khoáng sản, sinh hoạt, giao thông,hay khí thải
từ các nhà máy công nghiệp … khi môi trường không khí bị ô nhiễm thì nó gây
cho con người các bệnh về đường hô hấp, gây ung thư phổi, ngoài ra, môi trường

bị ô nhiễm còn sinh ra các dịch bệnh khác vì vậy chúng ta phải trồng nhiều cây

Trang 16


xanh ở nơi công cộng, đường phố, trường học, làm vệ sinh nơi ở, không vứt rác,
khạc nhổ bừa bãi …
Trước vấn đề này, giáo viên cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của môi
trường đối với con người, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành
luật bảo vệ môi trường thông qua điều 53 của luật bảo vệ môi trường năm 2005, để
nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống, sức
khỏe của mình, giáo viên nhấn mạnh thêm về các quy định những hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng
bị xử lý bằng các biện pháp sau đây: phạt tiền buộc lao động vệ sinh môi trường có
thời hạn ở nơi công cộng tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi
trường (điều 52).
Tóm lại, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em nhằm giúp các em
có trách nhiệm, tinh thần và thói quen tốt thân thiện với môi trường gạt bỏ những
hành vi xấu vi phạm pháp luật về môi trường: xả rác tùy tiện, chặt phá cây cối,
khai thác tài nguyên quá mức, săn bắt động vật quý hiếm … từ đó các em thêm tin
yêu vào cuộc sống, từ đó các em có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch đẹp
hơn.
3. Giáo dục về ý thức chấp hành luật giao thông :
Ở bài 3: “Công dân bình đẳng trước pháp luật” sở dĩ tôi muốn giáo dục ý
thức chấp hành luật lệ giao thông, vì trong phần 1 “công dân bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ”, đã có phần tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua câu chuyện ở
bài đọc thêm trang 30 SGK “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” có chi tiết
(xe Bác đến một ngã tư thì vùa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí
bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi.
Bác hiểu ý và ngăn lại. Các chú không được làm thế phải tôn trọng và gương mẫu

chấp hành luật lệ giao thông không được bắt pháp luật dành quyền ưu tiên riêng
cho mình.

Trang 17


Với câu chuyện trên tôi muốn nhắc nhở các em phải thực hiện đúng luật khi
tham gia giao thông, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng của mình và người khác.
Tôi sẽ đưa ra các câu hỏi có liên quan về ý thức chấp hành giao thông của các em:
1- Em có suy nghĩ như thế nào trước tình hình tham gia giao thông hiện
nay?
2- Bản thân em khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?
Giáo viên khái quát lại thực trạng tham gia giao thông hiện nay: Theo chia
sẻ của ông Greigcraft – Chủ tịch quỹ phòng chống thương vong Châu Á,Việt
Nam mất 630 nghìn tỷ đồng mỗi năm vì tai nạn giao thông. Theo số liệu thống kê
của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia năm 2014 (Tính 16/12/2013 đến
15/12/2014) toàn quốc xảy ra 25 322 vụ tai nạn giao thông, số người chết là 8996
người, bị thương 24417, so với năm 2013 giảm 4063 vụ (giảm 13,8 %); giảm 373
người chết (giảm; 4 %); giảm 5083 người bị thương (giảm 17,2 %)
Giáo viên đưa ra một số hình ảnh minh họa về hành vi vi phạm an toàn
giao thông của học sinh hiện nay:

Trang 18


Vì vậy để bảo vệ mình, bảo vệ moi người chúng ta cần phải tuân thủ các
quy định của luật giao thông. Đi xe phải đúng phần đường không lạng lách, đánh
võng, chở 3, 4 người phóng nhanh, phải đội mũ bảo hiểm và giấy tờ quy định…
hay nói cách khác khi tham gia giao thông phải thể hiện văn hóa giao thông đảm
bảo trật tự an toàn giao thông và đối với học sinh các em chi được chạy xe 50cc

Trang 19


khi đã đủ 16 tuổi và phải có ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông, giữ gìn
an toàn cho mình và cho người khác. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông
phải được phát hiện, ngăn chăn kịp thời, xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.
4. Giáo dục ý thức về luật hôn nhân và gia đình, kỷ luật lao động:
Ở bài 4: “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội”. Tôi muốn giáo dục các em về ý thức chấp hành luật hôn nhân và gia
đình, luật lao động vì liên quan đến nội dung bài học tôi muốn truyền tải kiến thức
pháp luật về vấn đề này để các em nắm bắt và có vốn hiểu biết cho mình bây giờ
và sau này.
Ở phần “Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình” thông qua các kiến thức của
mối quan hệ, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ, con cái, quan hệ ông bà, con
cháu, quan hệ anh chị em, tôi sẽ đưa ra các câu hỏi hết sức nhẹ nhàng:
1. Theo em hôn nhân và tình yêu giống và khác nhau ở điểm nào? Ở lứa
tuổi các em đã nên yêu chưa? Độ tuổi kết hôn mà pháp luật cho phép là bao
nhiêu?
2. Trong gia đình em phải đối xử như thế nào với ông bà, bố mẹ anh chị
em?.
Với các câu hỏi ấy, các em sẽ dễ dàng trả lời hôn nhân khác tình yêu bởi sự
ràng buộc của pháp luật và ở lứa tuổi này các em chưa nên yêu mà nên tập trung
vào việc học trong gia đình, em phải kính trọng yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chị
em…
Đó là các câu trả lời đơn giản mà em nào cũng có thể trả lời và điều cốt lõi
mà tôi muốn xoáy sâu vào trọng tâm của vấn đề cần giáo dục các em là: Ở lứa tuổi
các em ai cũng có những rung động đầu đời, cũng thích một ai đó nhưng đó chưa
là tình yêu (vì tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc ở hai người khác
giới mà ở họ có nhu cầu gần gũi sẵn sàng hi sinh và hiến dâng cho nhau) còn ở các
em tình cảm ấy chỉ dừng lại thích, mến do vậy các em chưa nên yêu và hãy tập

Trang 20


trung sức lực vào việc học tập. Bên cạnh đó ở lứa tuổi này các em vốn tò mò, thích
khám phá, chưa có kiến thức về sức khỏe sinh sản dẫn đến hệ lụy quan hệ tình dục
bừa bãi có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, từ tử vì yêu …
Giáo viên có thể dẫn chứng thêm các vụ án hình sự sảy ra gần đây ở Hà
Tĩnh, Bình Dương, Nghệ An … nạn nhân đều là các em ở lứa tuổi học trò. Hoặc
đưa một số hình ảnh minh chứng cho hậu quả yêu đương quá sớm của học sinh
hiện nay:

Trang 21


Giáo viên đánh giá lại thực trạng và hệ lụy của việc yêu sớm của học sinh
hiện nay. Sau đó, giáo viên đưa ra biện pháp giáo dục cho học sinh: Mặc dù theo
quy định của pháp luật nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi được kết hôn. Nhưng ở lứa
tuổi này pháp luật không khuyến khích các em kết hôn vì ở thời điểm này các em
chưa có việc ổn định, tâm lý phát triển chưa hoàn thiện, nhiều em tư tưởng còn non
trẻ, thích ăn chơi, vì thế các em không thể làm tốt vai trò làm chồng, làm cha, làm
vợ, làm mẹ, làm dâu trong gia đình. Vì vậy nguy cơ tan vỡ gia đình rất cao.
Ngoài ra , giáo viên cũng nhấn mạnh các cụm từ “Tình thân” “Nghĩa tử” để
giáo dục các em về cách sống của mình cách đối sử với ông bà, cha mẹ, anh chị em
… thông qua một số câu ca dao, tục ngữ gần gũi trong cuộc sống:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
“Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“Chị ngã, em nâng”
Trang 22



“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Ở phần 3 “Bình đẳng trong lao động” ngoài những vấn đề cần truyền tải
kiến thức về lao động, hợp đồng lao động, sự bình đẳng giữa lao động nữ và lao
động nam, tôi sẽ giáo dục các em về thực hiện kỷ luật lao động.
Tôi chỉ hỏi câu hỏi đơn giản: “Em hiểu như thế nào là kỷ luật lao động của
học sinh?”. Mục đích cuối cùng tôi muốn giáo dục các em kỷ luật lao động dó
chính là thực hiện nội quy trường học của lứa tuổi học sinh về ngày giờ đến lớp,
quần áo, học tập …. Hiện nay, đa phần học sinh ý thức chấp hành nội quy tốt bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm cần phải khắc phục, còn hiện tượng đi trễ, cúp
tiết, lơ là học tập, một số em còn ăn mặc không đúng quy định thay vì mặc áo đồng
phục của nhà trường, các em lại cố tình mặc áo khác để làm nổi bật lên, hoặc trang
điểm tô son lòe loẹt … một số em có xu hướng bắt chước ăn mặc của một số diễn
viên, ca sĩ. Tóm lại, tôi muốn nhấn mạnh các em vấn đề là:
Ăn mặc gọn gàng, đẹp chính là hình ảnh của một người mang ý nghĩa tích
cực, nhưng là học sinh trang phục còn gắn liền với những yêu cầu về đạo đức tác
phong vì vậy ăn mặc không phù hợp chúng ta sẽ trở nên lạc lõng phản cảm hay nói
khác muốn làm học sinh tốt thì điều trước hết phải thực hiện tốt kỷ luật, nội quy
trường học.
5. Giáo dục về cách cư sử của con người với con người trong cuộc sống,
tình yêu thương đối với đồng bào, dân tộc.
Ở bài 5: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc,tôn giáo”. Ngoài các vấn đề
trong bài tôi muốn giáo dục các em ý thức về tình yêu thương giữa con người với
con người thông qua các câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Trang 23



Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Tôi muốn gửi tới cac em về thông điệp sống: sống phải biết yêu thương bao
dung san sẻ với mọi người, sống không phải cho mình, và cho người khác vì vậy ở
phần này tôi chỉ cần đưa ra các câu hỏi nhỏ:
1. Khi bạn gặp khó khăn em phải làm gì?
2. Khi nghe đồng bào bị lũ lụt em cảm thấy như thế nào?
Ở trường có các hoạt động nào thể hiện lòng nhân ái, từ những câu trả lời ấy
tôi sẽ giáo dục các em về ý thức của mình trong cuộc sống mình phải biết làm gì
khi mọi người,bạn bè cần sự giúp đỡ và em giúp đỡ người khác bằng tình cảm, trái
tim chân thành chứ không phải xem đó là nghĩa vụ, là bắt buộc, là thái độ thờ ơ, vô
cảm khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn đó cũng chính là bài học đạo đức của
mình về cái tâm của mỗi người mà mỗi em sẽ rút ra cho riêng mình.
6. Giáo dục về ý thức bảo vệ tính mạng sức khỏe của mình và của người
khác:
Ở bài 6: “Các quyền tự do cơ bản của công dân” ngoài một số điều luật
cần phổ biến và giáo dục cho các em như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho người khác, tội vu khống, tội bức cung …ở phần tư liệu tham khảo (trang 64
-65 của SGK lớp 12) tôi sẽ giáo dục các em một số vấn đề: cần phải biết kiềm chế,
nhẫn nhịn trước những hành vi bạo lực, và suy xét vấn đề một cách thấu đáo để
tránh hậu quả không lường như các câu chuyện pháp luật xảy ra gần đây mà một
số đối tượng là học sinh, sinh viên, và những xích mích nhỏ nhặt không đáng có,
hay là những lời nói chạm vào lòng tự ái của các em như vụ án cách đây 5 hay 6
năm ở trường THPT dân lập Hồng Bàng - Xuân Lộc - Đồng Nai và nhắc nhở các
em khi hành động một việc gì phải xem xét mình làm như vậy đã đúng chưa? Có
ảnh hưởng đến người khác hay không đừng để một phút giận mà đánh đổi cả tương
lai của chính mình.

Trang 24



Bên cạnh đó tôi cũng giáo dục các em đặc biệt là các em nữ sẽ biết cách để
đối phó trước tình huống bị xâm hại tình dục, bị đe dọa để tống tình điều quan
trọng là các em phải dũng cảm, chiến thắng bản thân, sự lo sợ, hãy mạnh dạn nhờ
sự giúp đỡ của gia đình, người thân, người lớn tuổi, thầy cô hoặc tố cáo trực tiếp
với cơ quan có thẩm quyền. Đây cũng chính là bài học giáo dục sức khỏe sinh sản
và bảo vệ sức khỏe của mình và người khác, đừng vì thiếu hiểu biết mà trở thành
nạn nhân của các vụ hiếp dâm hay nô lệ tình dục của những kẻ đốn mạt, thấp hèn.
7. Giáo dục về ý thức trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội:
Ở bài 7: “Công dân với các quyền dân chủ”ngoài các điều luật mà giáo
viên phổ biến truyền đạt như luật bầu cử, luật ứng cử, luật khiếu nại, tố cáo … ở
phần hai quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tôi muốn giáo dục các em về
ý thức trách nhiệm đối với nhà nước xã hội nói chung mà cụ thể ở phạm vi hẹp hơn
là gia đình làng xóm và trường học với các câu hỏi nhỏ như:
1. Việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội là việc của cán bộ đúng hay
sai?
2. Em làm gì để tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Từ các câu trả lời: việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội là việc của toàn
đảng, toàn dân chứ không riêng cán bộ nhà nước, từ đó các em sẽ hình thành suy
nghĩ về việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội biến ý thức thành trách nhiệm,
hành động cụ thể khi đang còn là học sinh chẳng hạn như đóng góp ý kiến để xây
dựng trường lớp, làng xóm tốt hơn, cùng gia đình hưởng ứng các chủ trương chính
sách của nhà nước, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực hút chích ma túy,
cờ bạc, trộm cắp gây rối loạn trật tự công cộng.
8. Giáo dục về ý thức chấp hành luật giáo dục, tính trung thực trong thi
cử.
Ở bài 8: “Pháp luật với sự phát triển của công dân”

Trang 25



×