Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh nghiệm để phân biệt hoa quả, rau nhiễm hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.55 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm để phân biệt hoa quả, rau nhiễm hóa chất
Hiện nay tình trạng thực phẩm nhiễm hóa chất diễn ra khá tràn lan. Nếu ăn những loại
quả nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư, vô sinh có thể đến với người tiêu dùng. Dưới
đây là các kinh nghiệm hay để phân biệt rau củ quả bạn nên biết.
Nhận biết hoa quả nhiễm hóa chất

- Hoa quả có màu sắc và trạng thái tự nhiên sẽ không bị giập nát, úa, không có vết màu lạ
hay mùi vị lạ. Đặc biệt không nên mua hoa quả đã bị thâm hoặc nhũn ở đầu dù phần vỏ
của hoa quả còn đẹp vì có thể là do hoá chất bảo vệ thực vật nhưng thực chất bên trong
hoa quả đã bị hỏng.
Hoa quả có màu sắc và trạng thái tự nhiên sẽ không bị giập nát, úa, không có vết màu lạ
hay mùi vị lạ.
- Biết tâm lý người tiêu dùng thường thích mua loại quả chín, đẹp, nên một số người kinh
doanh đã ngâm quả xanh vào một số hoá chất bảo vệ thực vật, chỉ trong một thời gian
ngắn quả chín vàng rực, đẹp, có thể bán ngay. Vì vậy, khi mua hoa quả người tiêu dùng
cần lưu ý, tất cả các hiện tượng bất thường như quả quá non, xanh, hoặc chín quá đều,
đẹp không bình thường là dễ có hóa chất bảo vệ thực vật.
- Hoa quả nhiễm hóa chất thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta
chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Cách kiểm tra hoa quả có an toàn
không khá đơn giản. Đó là khi mua hoa quả, bạn để trong túi nilon, túm lại trong chốc lát,
rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Bất cứ loại hoa quả nào khi mua về, trước khi ăn hoa quả, người tiêu dùng nên ngâm
trái cây trong nước muối loãng khoảng 30 phút để làm tan dư lượng hóa chất bảo quản
ngấm vào vỏ, và nên gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Đặc biệt, khi bổ ra mà thấy ruột có dấu
hiệu nhũn, màu khác thường thì không nên sử dụng.
Cách phân biệt rau củ nhiễm hóa chất
Khi đi mua rau, quả phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau (không giập nát,


héo úa, trầy xước), rau tươi thì chắc, nặng. Nhìn xem các cuống quả có bị đọng phấn lạ
không, ngửi thử để phát hiện mùi lạ thì không mua.

Khi đi mua rau, quả phải xem kỹ hình dáng, màu sắc, độ tươi của rau
Người đi chợ có thể phát hiện dư lượng hoá chất trong thực phẩm bằng cách đơn giản là
ngửi và nhúng vào nước. Nếu ngửi nhanh thấy mùi hôi thì trong đó còn dư lượng của
thuốc trừ sâu. Muốn biết rõ là thuốc trừ sâu gì thì chỉ có đem đến phòng thí nghiệm.
Ban quản lý các chợ hiện cũng đã có một bước kiểm soát rau, quả và đảm bảo an toàn
cho người mua. Nếu mua ở vỉa hè, lề đường thì dễ gặp rủi ro hơn.
Rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat ( NO3), giá đỗ có mầm to mập,
không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ. Riêng các loại hoá chất BVTV (thuốc
trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật
gâ bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.
Cách hạn chế các hóa chất nông nghiệp độc hại trong thực phẩm
Để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu
dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Chỉ nên mua rau củ, hoa quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon,
không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là là loại rau
bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Khi tiêu dùng, sau khi lại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước
muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1% hoặc nước rửa rau quả trong vòng 25- 30 phút
sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất
bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ... bị phân huỷ một
phần ở nhiệt độ cao.
- Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống ( xà
lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 - 40 phút.

Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm
thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.
- Hạn chế và không nên sử dụng các loại rau quả trái mùa, hạn chế mua các loại rau quả
có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả
không an toàn do sử dụng các hoá chất có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh.
Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.
Theo phunutoday.vn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×