Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài Thảo Luận Môn Tâm Lí Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.96 KB, 6 trang )

Câu 1: Lịch sử phát triển của tâm lí học, quan điểm của các trường phái tâm lí học hiện đại,
xu hướng nghiên cứu của ngành này trong giai đoạn tới?
− Thời kì cổ đại, khi nói về tâm lí, người ta sử dụng cụm từ “tâm hồn”. Tâm hồn là khái niệm
phản ánh quan điểm có tính lịch sử về tâm lý con người và động vật.
− Trong một thời gian khá dài, tâm lý học được phát triển ngay trong lòng triết học. Thuật ngữ
“ tâm lý học” đã xuất hiện từ cuối thế kỉ XVI và trở thành thuật ngữ thông dụng vào giữa thế
kỉ XVIII. Ngay từ thời kì cổ đại và cho đến ngày nay, trong tâm lý học đã diễn ra những
cuộc đấu tranh gay gắt mang tính giai cấp giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Vấn
đề cơ bản trong các cuộc đấu tranh đó là trả lời các câu hỏi: tâm lý là gì? Ý thức là gì? Các
quá trình tâm lý và sinh lý trong con người có quan hệ qua lại như thế nào?
− Hàng ngàn năm trước đây ở phương Đông đã có những nền văn minh vĩ đại như: văn minh
Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa. Trong các nền văn minh đó chứa đựng
những tư tưởng dẫn tới những kiến thức khoa học ngày nay.
− Đến cuối thế kỉ XIX, tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Đến ngày nay, tâm lý học đã có
các chuyên ngành nghiên cứu hoạt động tâm lý của con người trong các lĩnh vực khác nhau:
tâm lý học y học, tâm lý học pháp lý, tâm lý học tội phạm,...
− Trong các văn bản tự đầu tiên từ thời cổ đại, trong các kinh ở Ấn Độ đã có những nhận xét
về tính chất của hồn, đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.
− Thế kỉ IV – III TCN, người đầu tiên nghiên cứu “tâm hồn” một cách có hệ thống là Aristot
(384 – 322 tr.CN), ông là một trong những người có quan điểm sinh học duy vật về tâm lý
con người (mặc dù trong triết học ông có quan điểm duy tâm). Ông là tác giả cuốn sách
“Bàn về linh hồn”. Đây là cuốn sách đầu tiên đề cập đến tâm lý con người một cách có hệ
thống. Ông cho rằng, tâm hồn gắn liền với thể xác và có ba loại tâm hồn:
1. Tâm hồn thực vật có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là
“tâm hồn dinh dưỡng”).
2. Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động ( còn
gọi là “tâm hồn cảm giác”).
3. Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở con người (còn gọi là “tâm hồn suy nghĩ”).
• Quan điểm của các trường phái tâm lý học hiện đại:
* Tâm lý học hành vi:
− Do nhà tâm lý học ở Mỹ J.Oatsơn (1878 – 1958) sáng lập, ông cho rằng tâm lý học không


mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể.
− Ông đã nêu lên một quan điểm tiến bộ trong tâm lý học: coi hành vi là do ngoại cảnh tác
động, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều
khiển hành vi theo phương pháp “thử – sai” . Tuy nhiên, chủ nghĩa hành vi đã quan niệm
một cách máy móc, cơ học về hành vi, đánh đồng hành vi của con người và của con vật, coi
hành vi chỉ là những phản ứng máy móc nhằm đáp lại kích thích, giúp cơ thể thích nghi với
môi trường xung quanh.
− Chủ nghĩa hành vi đồng nhất giữa phản ánh và nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ
thể, tính xã hội của tâm lý con người; coi tâm lý con người chỉ là những hành vi, phản ứng
trong thế giới một cách máy móc, cơ học.
* Tâm lý học Genstalt (tâm lý học cấu trúc).
− Được thành lập ở Đức bởi các nhà tâm lý học: Vecthainơ (1880 – 1943), Côlơ (1887 –
1967), Côpca (1886 – 1947). họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn
vẹn của tri giác, quy luật “bừng sáng của tư duy”.
− Theo trường phái này, hình ảnh là một đối tượng nghiên cứu như hiện tượng tự thân chứ
không phải là là hiện tượng đáp ứng kích thích, trong đó tình ổn định và tính trọn vẹn của
hình ảnh là quan trọng. Hành vi không được phát sinh từ động tác của các phần tử riêng biệt,
mà ngược lại các quá trình riêng biệt đó được khởi phát từ một thể thống nhất tự nhiên bên
trong con người.
* Phân tâm học (tâm lý học Phrơt).


− Do S.Phrơt (1859 – 1939), bác sĩ người Áo sáng lập. Luận điểm cơ bản của ông là tách đời
sống tâm lý con người thành ba khối: khối vô thức, khối tiền ý thức và khối ý thức.
1. Khối vô thức bao gồm những hiện tượng tâm lý ở tầng thấp nhất. Đó là những hiện tượng
tâm lý hình thành từ bản năng không có sự tham gia điều khiển và kiểm soát của ý thức.
2. Khối tiền ý thức bao gồm những hiện tượng tâm lý phát triển cao hơn tầng vô thức, nhưng
do ràng buộc và chi phối bởi các chuẩn mực đạo đức xã hội, các chuẩn mực này không vượt
qua những “rào cản” này nên chúng lại trở về với vô thức.
3. Chỉ có rất ít những hiện tượng tâm lý có thể vượt qua “rào cản” và trở thành những hiện

tượng tâm lý “bừng sáng”. Những hiện tượng tâm lý này tạo ra tầng ý thức trong đời sống
tâm lý con người.
* Các trường phái tâm lý học mác – xít:
1. Tâm lý học nhân văn:
Trường phái tâm lý này cho rằng, bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm
năng kỳ diệu. Họ nhấn mạnh tính chất nhân bản của hành vi con người, đặc biệt là tiềm năng của
con người đối với sự phát triển nhân cách nếu cho họ tự lựa chọn số phận mình và điều khiển nó.
2. Tâm lý học nhận thức
trường phái này coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình. Tiến bộ nổi bật của
trường phái này là họ nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức con người trong mối quan hệ với môi
trường, với cơ thể và với bộ não. Vì thế, họ đã phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong
các vấn đề tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ,... làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình
độ mới.
3. Tâm lý học hoạt động
Trường phái này lấy triết học Mác – lê nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, lấy phạm trù
hoạt động có ý thức trong hệ thống lý luận Mácxít làm mẫu để nghiên cứu đời sống tinh thần của
con người. Tâm lý học hành động cho rằng: tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não
thông qua hoạt động, tâm lý mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển và
thể hiện trong hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội.
Câu 2: các quy luật cơ bản của cảm giác, tri giác và ứng dụng của chúng trong cuộc sống,
trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt là cuộc sống, thực tiễn của sinh viên.
− Các quy luật cơ bản của cảm giác:
1. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Cảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác động
vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều
gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh tay), kích thích
quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt).
Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới
hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được

cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.
Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có bước
sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số
16 hec và 20.000 hec.
Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có một
vùng phản ánh tốt nhất.
Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của
thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau nào
của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về cường độ


hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.
Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được
hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.
Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là độ
nhạy cảm của giác quan đó.
Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt.
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ
nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai biệt
càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
2. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Thích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của
cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích
giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh
khỏi bị hủy hoại.
Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối
(cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) →
cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng.

Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và không
thay đổi lên cơ quan cảm giác.
Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như
những người mới đến.
Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng thích
ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác chậm thích
ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như không thích ứng.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất
nghề nghiệp…
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ.
Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong cuộc
sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lao
động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.
Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự chú
ý của khán giả, khách hàng, cảm giác. Cơ sở sinh lý của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm
giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những
cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm
giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:
+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước
ấm hơn bình thường.
+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái
lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền
đen.
Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản
phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu
dùng.
3. Quy luật về sự tác động qua lại của các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này

dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan
phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên cơ
quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác nhiệt


độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn cay –
kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý của
hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức
chế.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những
cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm
giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:
+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước
ấm hơn bình thường.
+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái
lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền
đen.
Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản
phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu
dùng.
4. Quy luật “bù trừ” của cảm giác:
Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác đã
mất.
Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển mạnh
mẽ hơn để bù trừ.
Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy.

5. Quy luật về “quán tính” và “sức ì” của cảm giác:
- Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời
gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm
giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác
động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng
sau tác động của cảm giác.
− Các quy luật cơ bản của tri giác:
1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới
bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri
giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan con
người trong hoạt động.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành
vi và hoạt động của con người.
Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành
động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có
mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động,
mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả năng của
con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng xung quanh
gọi là tính lựa chọn của tri giác.
- Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri
giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối tượng
càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, ngược
lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn.
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay


đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.

Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:
+ Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương
phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của
vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.
Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự
tri giác không chủ định của khách hàng.
+ Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp ...
Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra
sản phẩm phù hợp.
3. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng
gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm đối
tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đối với
hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen biết, ta cũng cố ghi
nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã quen biết, xếp nó vào một
nhóm nào đó.
- Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính,
các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của sự vật,
hiện tượng càng cụ thể và chính xác.
- Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ
(phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý nghĩa
của tri giác phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ
thể.
4. Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi
điều kiện tri giác thay đổi.
- Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ
thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật xung
quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ...

Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa bé
lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ.
- Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của
đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định.
+ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm
phong phú của con người tạo nên.
5. Quy luật tổng giác
- Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc
vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác
quan
cụ
thể

bằng
toàn
bộ
hoạt
động
của
chủ
thể.
→ Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế
giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể
- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm tâm
lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục
đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ...
6. Ảo ảnh tri giác
- Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người.

- Ảo ảnh là một hiện tượng có quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người và có ở tất cả các loại tri giác, do
ba nhóm nguyên nhân chính sau:


+ Nguyên nhân vật lý (do khúc xạ ánh sáng …)
+ Nguyên nhân sinh lý (mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay độ căng thẳng cơ bắp khác
nhau)
+ Nguyên nhân tâm lý (do sự chi phối của quy luật trọn vẹn của tri giác, hay sự tương phản của cảm
giác …)
→ Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm hóa
trang
cho
diễn
viên
khi
lên
sân
khấu,
nghệ
thuật
bán
hàn.
Cần phân biệt hiện tượng ảo ảnh với ảo giác. Ảo ảnh là hiện tượng xảy ra ở tất cả những người bình
thường. Còn ảo giác là hiện tượng bệnh lý – xuất hiện trong đầu những hình ảnh không có trong
thực tế.
7. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Khi tri giác, con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác
động. tri giác chỉ phản ánh một vài sự vật, hiện tượng trong vô số các sự vật, hiện tượng
cùng một lúc tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác tương ứng của con người. Đó là
tính chọn lựa của tri giác.

- Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của tri giác: tri giác là quá trình tách đối tượng
ra khỏi bối cảnh. Sự lựa chọn của tri giác không manh tính cố định, vai trò của đối tượng và
bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ thể.
- Quy luật này có nhiều ứng dụng trong thực tế như trong trang trí, kiến trúc, ngụy trang,
quảng cáo, dạy học…



×