MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...1
NỘI DUNG…………………………………………………………………..….2
I.
Con người, nhân cách và sự phát triển nhân cách……………………….2
1. Khái niệm con người theo tâm lý học hiện đại………………………………..2
2. Nhân cách và sự phát triển nhân cách…………………………………………2
II. Các yếu tố và vai trò của chúng trong ảnh hưởng đến sự
hình thành, phát triển nhân cách………………………………………………3
1. Yếu tố di truyền………………………………………………………………..3
2. Hoàn cảnh sống………………………………………………………………..4
3. Nhân tố giáo dục………………………………………………………………5
4. Nhân tố hoạt động……………………………………………………………..6
5. Yếu tố giao tiếp………………………………………………………………..8
III. Liên hệ thực tiễn……………………………………………………………8
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………….10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..11
1
LỜI NÓI ĐẦU
“ Đừng cố gò gẫm để hình thành nhân cách, điều đó cũng giống như cố bắt
nụ hồng xanh nở hoa vậy. Bạn hãy sống sao cho tốt nhất, và nhân cách của bạn
tự nó sẽ hình thành”
Henry James
Khi đứa trẻ cất lên tiếng khóc đầu tiên trong cuộc đời cũng là lúc thế giới lại
đón chào thêm một sinh linh bé bỏng gia nhập vào vòng tay của cộng đồng. Đó
là kỳ tích của tạo hóa. Và khi đứa bé lớn lên, hình thành nên nhân cách riêng của
bản thân mình một cách tự nhiên nhất, đó là kỳ tích của xã hội. Trong cuộc sống
hàng ngày, hai chữ “ nhân cách” xuất hiện một cách thường xuyên, nhưng mỗi
người lại hiểu theo những nghĩa không hẳn giống nhau. Vậy dưới góc nhìn tâm
lý học, “nhân cách” được hiểu ra sao? Sự phát triển nhân cách phụ thuộc vào
những nhân tố nào? Vai trò của từng nhân tố đó quan trọng không? Trả lời cho
câu hỏi trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn”. Hy vọng có thể đóng góp
ý kiến của bản thân vào chủ đề này!
2
NỘI DUNG
I.
Con người, nhân cách và sự phát triển nhân cách.
1. Khái niệm con người theo tâm lý học hiện đại.
Con người là một khái niệm rất rộng, tuy nhiên, dưới góc nhìn tâm lý học
hiện đại: Con người là một thực thể sinh học - xã hội. Với giới tự nhiên, con
người là một tồn tại sinh vật ở bâc thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất nhưng
bên cạnh đó, con người cũng là một tồn tại xã hội. Nhờ có đời sống xã hội và lao
động ngôn ngữ, con người có khả năng ý thức và tự ý thức, trở thành chủ thể
trong các mối quan hệ, thông qua giao tiếp hình thành nên nhân cách của họ.
2. Nhân cách và sự phát triển nhân cách.
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Nhân cách luôn phải trải qua một quá
trình hình thành và phát triển lâu dài để tiến tới hoàn thiện. Sự phát triển nhân
cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể
chất và tinh thần của con người diễn ra theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi
về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội.
Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi có quy luật cả lượng và chất về thể
chất, về tâm lý, về mặt xã hội của cá nhân. Sự phát triển nhân cách được thể hiện
ở 3 phương diện.
- Sự phát triển về thể chất: Được thể hiện sự tăng trưởng của cơ thể và sự
hoàn thiện các chức năng, các cơ quan trong cơ thể.
- Sự phát triển về tâm lý: Đó là sự hoàn thiện trong các quá trình tâm lý và
sự hoàn thiện các thuộc tính tâm lý mới của cá nhân.
- Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở sự thay đổi trong cách ứng xử với
người xung quanh, trong sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội.
Rất nhiều thế kỷ qua, vấn đề sự hình thành và phát triển của nhân cách của
con người đã làm nhức nhối bao nhà khoa học, tâm lý học đương thời, đặc biệt là
vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
3
II.
Các yếu tố và vai trò của chúng trong ảnh hưởng đến sự hình
thành, phát triển nhân cách.
Theo quan điểm tâm lý học macxit, không phải con người sinh ra đã có
sẵn nhân cách và cũng không phải nó được bộc lộ dần từ các bẳn năng nguyên
thủy. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách bị chi phối bởi nhiều
yếu tố như yếu tố di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt
động và yếu tố giao tiếp.
1. Yếu tố di truyền.
Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở Cha mẹ, tất
cả truyền từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định
đã được ghi lại trong hệ thống ghen. Yếu tố di truyền có thể hiểu là những thuộc
tính sinh học trẻ thừa hưởng từ cha mẹ ngay từ khi sinh ra.
Di truyền tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách con người, thể hiện sau:
- Di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ
quan cảm giác vận động. Chương trình di truyền mang tính di truyền trước
hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại, đông thời làm phát triển
những hệ giúp cơ thể con người thích ứng với những biến đổi của điều
kiện tồn tại của mình, tạo khả năng cho con người hoạt động có hiệu quả
trong một số lĩnh vực nhất định.
- Tuy nhiên, những tính chất được di truyền chỉ đặc trưng cho những lĩnh
vực hoạt động hết sức rộng rãi chứ không định hướng vào một lĩnh vực
hoạt động hay sang tạo cụ thể nào. Việc định hướng định hướng này do
những điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể do trình độ phát triển của loại hình
hoạt động lao động, nghệ thuật, khoa học nhất định quyêt định, đặc biệt là
do tính tích cực của hoạt động cá nhân và trong điều kiện của xã hội loài
người.
4
- Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát
triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau.
Tóm lại bẩm sinh, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát
triển nhân cách, chính nó tham gia vào sự hình thành cơ sở vật chất của các hiện
tượng tâm lý, những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ
thần kinh.
2. Hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống là toàn bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh
cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Từ định nghĩa trên ta
có thể nhận thấy có hai loại hoàn cảnh sống, đó là hoàn cảnh tự nhiên và hoàn
cảnh xã hội hay còn gọi là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
a. Hoàn cảnh tự nhiên.
Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phuc vụ cho hoạt động sản
xuất, rèn luyện thể chất và vui chơi giải trí của con người.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và
hoàn cảnh sống tự nhiên. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh
hưởng của tự nhiên thong qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục
tập quán của dân tộc, địa phương, của nghề nghiệp. Những cái vốn có liên hệ với
điều kiện tự nhiên ấy qua phương thức sống của chính bản thân nó.
b. Hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh xã hội bao gồm toàn bộ hoàn cảnh chính trị, kinh tế, sinh hoạt và
văn hoá.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách hoàn cảnh xã hội có tầm quan
trọng đặc biệt, vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người
cũng không thể phát triển được. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như
thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành người nhân cách thì phải có sự tiếp xúc
với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn
5
bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hoá của thời đại. Môi trường góp
phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện hoạt động giao lưu
của cá nhân, nhờ đó mà cá nhân lĩnh hội được kinh nghiệm của xa hội loài
người để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách, cần đánh giá đúng mức vai trò của môi
trường, tránh quá đề cao hoặc quá xem nhẹ vai trò của nhân tố nảy trong sự hình
thành và phát triển nhân cách.
3. Nhân tố giáo dục.
Giáo dục là sự tác động có mục đích, kế hoạch biện pháp và hệ thống lên
đời sống, tinh thần của con người để hình thành ở họ những phẩm chất mà nhà
giáo dục mong muốn.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cuẩ
học sinh theo chiều hướng đó.
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh, di truyền hay
môi trường tự nhiên không thể mang lại được. Chẳng hạn, nếu không bị khuyết
tật gì, thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất
định đứa trễ biết chạy nhảy, đi lại nhưng muốn biết viết, biết đọc sách báo thì
nhất dịnh trẻ em phải được học.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
Trong cuộc sống, ta bắt gặp không ít các em bất hạnh bị mù, nhưng các em vẫn
có thể đọc chữ thông qua loại chữ nổi được dạy trong các trường dành cho các
em bị khiếm thị.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát
của môi trường xá hội gây nên làm cho nó phát triển theo chỉều hướng mong
muốn của xã hội.
- Không giống với những nhân tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn
6
có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nhân tố khác phát triển. Điều đó có giá trị
định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam với
tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển Kinh tế - Xã hội
- Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiên đại đã
chứng minh rằng, sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt
đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách,
song không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn
năng bởi vì giáo dục chỉ vạch ra phương pháp cho sự hình thành theo hướng đó,
còn cá nhân có phát triển theo hướng đó hay không và phát triển đến trình độ nào
thì giáo dục không quyết định trực tiếp của mỗi cá nhân. Giáo dục không được
tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
Phải thường xuyên chú ý kích thước hoạt động học tập của học sinh, thường
xuyên tổ chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia, để chính qua hoạt
động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày càng phát triển tâm lý, càng nhận thức thế gới
một cách sâu sắc hơn.
4. Nhân tố hoạt động.
Hoạt động là sự tác động có định hướng giữa con người với thế giới xung
quanh, hướng tới biến đổi nó thoả mãn nhu cầu của con người.
Hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển
nhân cách:
- Trong thực tế cuộc sống, dù thực hiện quá trình giáo dục tốt đến đâu, cho dù
đã có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhưng nếu không được
từng người đón nhận thì mọi tác động trên sẽ không còn có tác dụng, bởi vậy
hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và
phát triển nhân cách. Chừng nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động
7
cá nhân trong sự phát triển hoàn thiện bản than mình thì hoạt động cá nhân trong
sẽ trở thành hoạt động tự giác.
- Mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi
hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định. Quá trình tham gia hoạt động
làm cho con người hình thành những và phát triển được những phẩm chất và
năng lực đó, nhân cách của họ do đó được hình thành và phát triển.
- Tâm lý học hiện đại đã coi hoạt động là quá trình sang tạo của con người và
là quá trình con người lĩnh hội toàn bộ nhũng cái có trong thực tại xung quanh
cần cho cuộc sống của chủ thể. Hai quá trình trong hoạt động diễn ra đồng thòi
và đồng nhất với nhau, chuyển hoá lẫn nhau, gọi là quá trình đối tượng hoá và
quá trình chủ thể hoá.
+ Quá trình đối tượng hoá: Là quá trình chủ thể của hoạt động chuyển
những cái của mình thành sản phẩm của hoạt động. Nói cách khác đây là
quá trình chủ thể sử dụng trình độ tâm lý vốn có của bản than như hiểu
biết, tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thái độ. các chuẩn mực…, tác động vào thế
giới khách quan làm ra sản phẩm của hoạt động. Quá trình hoạt động cũng
như sản phẩm hoạt động chứa đựng những đặc điểm tâm lý của chủ thể đã
tiến hành hoạt động.
+ Quá trình chủ thể hoá: Là quá trình biến những cái từ bên ngoài hiện
thực khách quan thành những cái của chủ thể. Hoạt động của con người
rất đa dạng và phong phú. Để đạt hiệu quả cao chủ ther hoạt động phải
trau dồi, rèn luyện các phẩm chất phù hợp với yêu cầu của hoạt động mà
họ tham gia. Tất cả những bản chất, quuy luật từ hiện thực khách quan sẽ
được cá nhân lĩnh hội, tái tạo và biến nó thành cái của chủ thể Nhập tâm.
Như vậy hoạt động được xem như là sự vận động tạo thành tâm lý, nhân
cách. sự vận động gắn chủ thể hoạt động với thế giới đối tượng xung
quanh nó.
8
5. Yếu tố giao tiếp.
Giao tiếp là một trong những con đường cơ bản để hình thành và phát triển
nhân cách. Liên quan đến vấn đề này nhà tâm lý học xô viết B.F. Lômốp đã viết
“khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể
chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào? Mà chúng ta còn
phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào?”
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và của cả xã hội loài người
chỉ có mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau mới hình thành nên xã hội loài
người. Mỗi cá nhân không thể phát triển bình thường theo kiểungười và không
thể trở thành nhân cách nếu không được giao tiếp với nhữg người khác.
Giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản nhất và xuất hiện sớm
nhất hay có thể nói là nhu cầu bẩm sinh của con người. Nếu như nhu cầu này
không được thoả mãn sẽ gây ra hậu quả nặng nề. Không chỉ là điều kiện cho sự
phát triển, giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng
giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội lĩnh hội nền văn hoá xã hội,
các bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp , con người đóng góp tài
lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại. Trong giao tiếp con người
không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức được các quan hệ xã hội mà
còn nhận thức được chính bản than mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người
khác, với chuẩn mực xã hội, tư đánh giá bản than mình để hình thành một thái độ
giá trị - cảm xúc đối với bản thân. Hay nói cách khác đi qua giao tiếp con người
hình thành năng lực tự ý thức - một thành phần giao tiếp trông nhân cách.
III.
Liên hệ thực tiễn
Quay trở lại điểm khởi đầu của mỗi con người, trẻ em sinh ra cũng được bố
mẹ trao tặng bộ gen của riêng của riêng mình. Có những em may mắn được
hưởng thiên phú trong các lĩnh vực hội họa, âm nhạc,… tạo tiền đề rất tốt cho sự
phát triển tương lai, là tiền đề cho nhân cách phát triển theo chiều hướng riêng.
9
Các bậc cha ông có câu: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Với từng đứa trẻ, khi sống trong những môi trường khác nhau thì nhân cách
được hình thành, phát triển cũng có xu hướng khác nhau. Lý do rất đơn giản mỗi
gia đình có truyền thống, phương hướng dạy con khác nhau. Chẳng hạn, có em
được gia đình từ nhỏ dạy đàn, hát, được bố mẹ thường xuyên đưa tới các bữa
tiệc, liên hoan đông người,… khi trưởng thành em sẽ có một sự tự tin, dạn dĩ
trước đám đông. Còn đối với những em bố mẹ ít quan tâm, chăm sóc, ít tiếp xúc
với người ngoài thường sẽ rụt rè, nhút nhát khi gặp gỡ người lạ. Những khảo sát
gần đây cho thấy, số trẻ em phạm tội ở tuổi vị thành niên chiếm đa số là những
em gia đình không được êm ấm hoặc bố mẹ, người thân ít quan tâm đến con cái.
Đặc biệt, giáo dục đang được xã hội chú trọng cực cao. Không chỉ truyền
đạt cho các em tri thức, vấn đề giáo dục nhân cách đã và đang được chú trọng.
Không chỉ dừng lại ở việc là một môn học trong nhà trường như đạo đức, giáo
dục công dân, giờ đây các công tác tuyên truyền, hoạt động ngoại khóa,… kết
hợp với giáo dục trong gia đình đã giúp các em có định hướng đúng đắn hơn để
phát triển nhân cách. Ngoài ra, giao lưu giữa các bạn bè đồng trang lứa, các thế
hệ khác nhau, … cũng là những điều tác động mạnh đến nhân cách của các em.
10
KẾT LUẬN CHUNG
Qua những phân tích trên, ta rút ra được 5 yếu tố di truyền, giáo dục, hoàn
cảnh sống và giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách, nhưng 5 yếu tố mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định.
- Yếu tố bẩm sinh giữ vai trò tiền đề vật chất.
- Yếu tố hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách giữ vai trò quyết định.
- Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
- Yếu tố giao tiếp của cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách.
Sự kết hợp hài hòa các yếu tố trên đã thúc đẩy sự hình thành, phát triển nhân
cách một cách toàn vẹn nhất.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, 2008, tr 205-214.
2. Tuyển tập tâm lý học - Phạm Minh Hạc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
2005.
12