Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phân tích vai trò của nđt nước ngoài đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.63 KB, 29 trang )

Đề tài:
Phân tích vai trị của NĐT nước ngồi đối với sự phát triển của thị trường chứng
khoán trong nước? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?

2


MỤC LỤC

I.Vai trị của NĐT nước ngồi với sự phát triển của TTCK..........................................................4
1.Nhận diện NĐT nước ngoài....................................................................................................4
1.1Khái niệm..........................................................................................................................4
1.2Phân loại............................................................................................................................4
1.3Đặc điểm của NĐT nước ngồi........................................................................................5
2Vai trị đối với sự phát triển của TTCK...................................................................................8
2.1Thúc đẩy quan hệ cung cầu...............................................................................................8
2.2Thúc đẩy công nghệ..........................................................................................................8
2.3Thúc đẩy kinh nghiệm tài chính, quản lý..........................................................................8
2.4Dẫn dắt thị trường.............................................................................................................9
3Kinh nghiêm của các TTCK khác..........................................................................................10
II.Vai trị của NĐT nước ngồi với sự phát triển của TTCK Việt Nam 2000-2008...................11
1.Khái quát sự phát triển của TTCK VN 2000-2008...............................................................11
1.1Quá trình hình thành và phát triển..................................................................................11
1.2Sự tham gia của NĐT nước ngồi..................................................................................12
2.Vai trị của NĐT nước ngoài với sự phát triển của TTCK...................................................15
2.1Quan hệ cung cầu............................................................................................................15
2.2Phát triển nội lực tài chính..............................................................................................18
III.Một số giải pháp phát huy vai trị tích cực..............................................................................18
1.Tính hai mặt của đầu tư nước ngồi vào TTCK...................................................................18
1.1Những tác động tích cực ................................................................................................18
1.2Một số tác động tiêu cực ................................................................................................20


2.Giải pháp phát huy vai trị tích cực của đầu tư nước ngồi..................................................22
2.1Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2020.........................................................22
2.2Một số giải pháp phát huy vai trị tích cực.....................................................................26
Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................................29

Trong hơn 20 năm mở cửa, nền kinh tế Việt nam đã có những thành tưu to lớn, thốt
khỏi khủng hoảng, trì trệ những năm 90, từng bước hồn thiện nền KTTT có đủ năng
lực cạnh tranh, hội nhập thế giới. Tháng 07/2000 TTCK Việt Nam chính thức đi vào
hoạt động thể hiện nổ lực xây dựng, phát triển thị trường vốn, hoàn thiện TTTC, giải
quyết vấn đề tiếp nhận, lưu thơng vốn cho nền kinh tế
Với chính sách rộng mở, khuyến khích đầu tư nước ngồi, nguồn vốn đầu tư nước
ngồi vào Việt nam nói chung và TTCK nói riêng khơng ngừng tăng cao. Nguồn vốn
đầu tư nước ngồi đã tạo cho Việt nam cơ hội tiếp nhận nguồn tài chính, cơng nghệ, kỹ
năng quản lý, nâng cao sức cạnh tranh và TTCK Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự
chi phối, tác động của đầu tư nước ngoài. Trong hơn 8 năm hoạt động, sự chi phối và
những tác động cụ thể của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường vẫn còn là những

3


ẩn số, nhưng qua thực tế trong nhưng năm qua ta dễ ràng nhận thấy Nhà đầu tư nước
ngoài với tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm đầu tư, họ đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua từng giai đoạn khác nhau mức độ ảnh
hưởng của ảnh đầu tư nước ngoài đối với TTCK Việt nam có khác nhau, để có thể hiểu
và đánh giá được phần nào về tác động, vai trị của nhà đầu tư nước ngồi đối với thị
trường chúng ta tiến hành phân tích một số vấn đề cơ bản sau

I. Vai trị của NĐT nước ngồi với sự phát triển của TTCK
1. Nhận diện NĐT nước ngoài
1.1 Khái niệm

Theo luật đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức bỏ vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Và dựa trên hoạt động đầu tư mà pháp luật cũng
phân định hai hình thức:
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản
lý trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tài
chính trung gian khác mà nhà đầu tư khơng trực tiếp tham gia quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhận vốn đầu tư.
Như vậy, NĐT nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam được xếp vào loại
hình đầu tư gián tiếp(Foreign Indirect Investment). Chính dòng vốn đầu tư gián tiếp này
đã tạo ra sự bùng nổ TTCK Việt Nam trong 2 năm 2006-2007 và vẫn đang là động lực
quan trọng trong sự sôi động của thị trường trong thời gian tiếp theo.
1.2 Phân loại
Bản thân khái niệm Nhà đầu tư nước ngoài đã phân ra hai loại: Cá nhân và tổ chức
nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Nhà đầu tư cá nhân: là cá nhân tự bỏ vốn nghiên cứu, phân tích và thực hiện hoạt
động mua bán cổ phiếu, thực hiện đầu tư vào các công ty cổ phần bằng việc mua lại cổ
phiếu trên sàn giao dịch chứng khốn hoặc thơng qua các tổ chức tài chính trung gian
Nhà đầu tư tổ chức: Các tổ chức nhận uỷ thác đầu tư của nhà đầu tư cá nhân hoặc của
tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của DN

4


trong nước, thực hiện mua bán cổ phiếu, giấy tờ có giá trên thị trường chứng khốn
Việt Nam một cách bài bản và có tổ chức
Thị trường chứng khốn Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tính đến
ngày 01/04/2009, Trung tâm Lưu ký Chứng khốn (TTLK) đã cấp mã số giao dịch
chứng khoán cho 12.865 nhà đầu tư nước ngồi trong đó có 937 nhà đầu tư tổ chức và

11.928 nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng phức tạp của khủng hoảng tài
chính, sự thất thường của TTCK Việt Nam xu hướng đầu tư nước ngồi thơng qua tổ
chức vào thị trường Việt Nam đang tăng lên, trong số 27 mã số giao dịch được cấp mới
trong tháng 03/2009 có tới 20 nhà đầu tư tổ chức và chỉ có them 07 nhà đầu tư cá nhân
được cấp mã số mới.
1.3

Đặc điểm của NĐT nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam với tư cách của TT quốc tế với hàng trăm
năm kinh nghiệm, với năng lực tài chính nhiều tỷ đô(4,5 tỷ đô) và sức mạnh công nghệ,
kỹ năng quản lý, dự báo TTCK hiệu quả, NĐT nước ngoài đã tạo sự bùng nổ của thị
trường trong hai năm 2006 – 2007
Về năng lực vốn: Năm 2007, nguồn vốn các nhà đầu tư đem đến cho TTCK Việt Nam
(FPI) đạt 5,7 tỷ USD, tăng 330% so với năm 2006 là khoảng 1,3 tỷ USD và hướng tới
đạt 7,3 tỷ USD cho năm 2008 trong khi quy mô TTCK Việt Nam thời điểm này khoảng
492.000 tỷ đồng với mức giao dịch trung bình những phiên cao nhất khoảng 1.500 tỷ
đồng tương đương 100 triệu đô la.
Kinh nghiệm: TTCK thế giới đã có hàng trăm năm phát triển trải qua nhiều biến cố,
khủng hoảng đã tích luỹ cho các NĐT nước ngồi nhiều kinh nghiệm. Theo q trình
phát triển, TTCK ở các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ thiếu những nguồn nhân
lực có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm chứng khoán, quản lý thị trường
và kinh nghiệm điều hành, giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình phát triển.
Cơng nghệ: Cùng với khả năng về vốn, kinh nghiệm thì cơng nghệ cũng là một thế
mạnh của NĐT nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước đã được tiếp cận với những kỹ năng
phân tích kỹ tht, cơng nghệ phân tích tài chính, định giá lựa chọn cổ phiếu theo kỳ
vọng lợi nhuận các chỉ số tài chính trong các báo cáo tài chính được cung cấp. Trong
thời gian này, hàng loạt những ấn phẩm, phần mêm quản lý, phân tích được giới thiệu
với nhà đầu tư trong nước. NĐT trong nước đã biết đến phần mềm phân tích kỹ thuật
Meta Stock, Forex, các hãng tài chính nổi tiến CNBC, Blooberg, phương pháp luận của

những nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet…

5


Để phần nào đánh giá được mức độ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào TT Việt
Nam nói chung cũng như TTCK nói riêng, chúng ta xem xét quy mô và phạm vi hoạt
động của một số công ty quản lý quỹ lớn đã và đang hoạt động tại Việt Nam
1. Dragon Capital: Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài
sản ước tính khoảng 1 tỷ USD(năm 2007). Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với
Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên
tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) có tài
sản ròng quy đổi khoảng 2000 tỷ VNĐ
Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam
Growth Fund Limited (VGF) có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập
thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD.
Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited
(VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên
thiên nhiên.
2. VinaCapital: Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ
tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF).
VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó
ơng Robert Knapp, giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số
vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất.
Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản
VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngồi góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu
đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đơ la Mỹ. Ngồi VinaLand, VinaCapital đang nỗ
lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la
Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp
tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.

Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất
động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD.
Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam
Infrastructure Limited – VIL) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London
(Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường
AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng
lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital

6


mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt
Nam lên tới 1,8 tỷ USD.
3. Mekong Capital: Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt
Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế
thành lập năm 2001. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 với tổng số vốn vào
khoảng 70 triệu USD, trong đó khoảng 50 triệu USD được đầu tư vào các công ty cổ
phần trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu thông qua quỹ đầu tư
Mekong Enterprise Fund II
4. Indochina Capital: Trong 17 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã tiến hành đầu
tư hơn1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như Khách sạn
Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ (Hà Nội)... và nhiều dự
án địa ốc khác do cơng ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư
dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).
Ngồi lĩnh vực bất động sản, cơng ty cịn đầu tư vào thị trường chứng khốn kể từ khi
thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư
khoảng trên 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán
Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành
lập Quỹ Indochina Capital Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên
thị trường chứng khốn London với quy mơ ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự

kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt
phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng
300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt
được con số 500 triệu USD.
Mặc dù, sự sụt giảm của TTCK trong năm 2008 đã làm sụt giảm tới 68% giá trị tài sản
ròng của các quỹ đầu tư Việt Nam, một số quỹ của các công ty quản lý quỹ thua lỗ, cổ
đông lục đục nhưng hầu hết các nhà đầu tư lớn đều đánh giá cao tiềm năng phục hồi và
phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới. Tính đến cuối tháng 05/2009 các
quỹ đều có báo cáo tăng giá trị tài sản ròng từ 14-20% do TTCK đã khởi sắc trở lại vào
cuối quý II.. Sự tăng trưởng bền vững của thị trường vẫn còn là một ẩn sô, tuy nhiên
chứng kiến sự phục hồi và hoạt động giao dịch trong thời gian vừa qua đã chứng tỏ
được bản lĩnh của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư trong nước đã dần thoát khỏi bóng
của nhà đầu tư nước ngoài và nắm vai trò đầu tàu trong đợt tăng nóng của TTCK thời
gian vừa qua, phải chăng vai trò hỗ trợ thị trường của NĐT nước ngoài đã kết thúc?

7


2 Vai trò đối với sự phát triển của TTCK
2.1 Thúc đẩy quan hệ cung cầu
Với nguồn lực tài chính dồi dào NĐT nước ngoài đã tạo ra sự bùng nổ trên thị trường
chứng khoán trong thời kỳ 2006-2007, đưa thị trường thoát khỏi cảnh chợ chiều trong
những năm 2002-2005. NĐT nước ngoài tiến hành mua gom đã tạo ra sự chênh lệch
cung cầu rất lớn. Những tháng đầu năm 2007, lực cầu của khối ngoại luôn chiếm
khoảng hơn 30% giá trị giao dịch của toàn thị trường, tập trung vào những cổ phiếu tốt
như SSI, STB,SJS…đã tạo ra hiện tượng tăng giá liên tục ở nhiều mã cổ phiếu. Với tâm
lý sợ ngoại, cùng với quy định room cho người nước ngồi đã kích thích NĐT trong
cuộc đua tranh mua với NĐT nước ngoài tạo nên sự bùng nổ của TTCK, cuối năm
2007 Vnindex đã vượt ngưỡng 1100 điểm tạo sự hưng phấn cho toàn thị trường.
2.2 Thúc đẩy cơng nghệ

Việt Nam là thị trường đi sau chính vì vậy tất cả cơng nghệ, tổ chức thị trường chứng
khốn đều là sự vay mượn, cải tiến cho phù hợp với định hướng phát triển của nhà
nước. Sự thiếu hiểu biết về sự vận hành, quản lý thị trường gây nhiều khó khăn trong
việc lựa chọn mơ hình giao dịch, phương thức khớp lệnh, quản lý nhà đầu tư, quản lý
cơng ty chứng khốn, lựa chọn, xây dựng cơ sở hạ tần CNTT…Về phía các cơng ty
chứng khốn, phát hành đó là sự lúng túng trong việc định giá, lựa chọn đối tác, quản lý
cổ đông, xây dựng bộ máy và nhất là lựa chọn công nghệ quản lý NĐT, triển khai và sử
dụng CNTT phục vụ giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam mang theo vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý
đã tạo cơ hội cho NĐT, cơng ty chứng khốn, cơng ty đại chúng được tiếp cận công
nghệ mới hoặc buộc phải cải tiến công nghệ để cạnh tranh với NĐT nước ngoài hoặc tổ
chức tiếp nhận cơng nghệ.
2.3 Thúc đẩy kinh nghiệm tài chính, quản lý
Cùng với sự thúc đẩy phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các chủ thể trong
nước tham gia TTCK cũng được nâng cao thông qua làm việc, tiếp nhận và cạnh tranh
với nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường Việt Nam đã và đang tiếp nhận lượng rất lớn
vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này rất cần cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh rất cần khả năng, kinh nghiệm quản lý và để vốn đầu tư sinh lợi NĐT nước
ngoài cũng cần đầu tư kinh nghiệm, phương pháp quản lý cho các đơn vị tiếp nhận
nguồn vốn đầu tư.

8


Quá trình làm việc cho các tổ chức đầu tư nước ngoài đã đào tạo, rèn luyện một đội ngũ
nhân lực có trình độ quản lý tốt cho thị trường tài chính Việt Nam. Hơn nữa, các doanh
nghiệm trong nước muốn cạnh tranh, tồn tại, vươn lên trên thị trường họ phải tìm kiếm
đối tác nước ngồi hoặc đầu tư về công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý. Vơ
hình chung, q trình tiếp nhận, cạnh tranh đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường

chứng khoán Việt Nam, điều này đã được minh chứng qua thời gian phát triển của
TTCK Việt Nam.
2.4 Dẫn dắt thị trường
Với năng lực tài chính, kinh nghiệm và nền tảng cơng nghệ, quản lý tốt Nhà đầu tư
nước ngoài trong những năm đầu tham gia TTCK Việt Nam đã phần nào tạo được thế
chủ động, trong một chừng mực nào đó, hoạt động mua bán của khối NĐT nước ngoài
đã trở thành quyết định mua bán, quyết định xu hướng của TT nhất.
Trong giai đoạn cuối 2006 đầu 2007, TT chứng kiến hàng loạt cổ phiếu tăng chóng
mặt, nhà đầu tư sẵn sang trả hết biên độ giá trong nhiều phiên liên tiếp để có được cổ
phiếu này bởi lý do đơn giản là một tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài nào đó trở thành
đối tác của cơng ty đó. Cả 2 sàn Hastc và Hose đều có những thống kê giao dịch của
NĐT nước ngồi và trên các diễn đàn thơng tin giao dịch của NĐT nước ngoài trở
thành những tin hỗ trợ giá cổ phiếu lên hay xuống.
Thực tế, khi TTCK Việt Nam còn quá non trẻ, NĐT trong nước cịn chưa có kiến thức
cần thiết trong hoạt động phân tích đầu tư cộng với tâm lý “sùng Ngoại” của dân Việt
nam đã đặt NĐT nước ngồi vào vị trí “Dẫn dắt thị trường”. Với kinh nghiệm, cơng
nghệ phân tích, xử lý đầu tư tốt NĐT nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam đã thu
gom được khá nhiều cổ phiếu tốt với giá rẻ. Với phương thức mua vào, bán ra theo kiểu
“cuốn chiếu” ở từng mức giá cộng thêm những kinh nghiệm và năng lực tài chính lớn
lợi dụng hoạt động giao dịch tranh mua bán của NĐT trong nước các nhà đầu tư nước
ngồi có thể thao túng thị trường, làm giá…dẫn dắt thị trường nếu họ muốn. Với năng
lực hàng trăm triệu USD của các quỹ đầu tư(tương đương với vốn đầu tư của những
công ty chứng khoán lớn của Việt nam như SSI) và số vốn đầu tư vào TTCK Việt nam
lớn(theo đánh giá của IMF, khoảng 4 tỷ USD) hoạt động đầu cơ của NĐT nước ngồi
có thể gây thiệt hại, thậm chí gây sụp đổ TT.
Khủng hoảng tài chính tồn cầu đã cuốn trơi tất cả những gì mà NĐT gây dựng được
trong 2 năm 2006-2007, đưa nhà đầu tư trở lại và thậm chí là dưới vạch xuất phát. Mặc
dù vẫn có vai trị tích cực trong hoạt động giao dịch khi nhà đầu tư trong nước mất

9



niềm tin vào thị trường nhưng vai trò dẫn dắt có lẽ khơng như trước nữa, các quỹ đầu tư
nước ngoài tại Việt nam cũng gánh chịu mất mát cùng TTCK Việt nam. Cuối 2008,
nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã giảm tới 68% giá trị tài sản trên mức giảm chung
khoảng 70% của TT, nội bộ lục đục đòi mở quỹ, nguồn nhân lực cao cấp dứt áo ra đi.
Quá trình tham gia thị trường, vượt qua khủng hoảng tài chính chứng kiến sự thua lỗ,
yếu kém của NĐT nước ngồi, nhà đầu tư trong nước đã có hiểu biết và đặc biệt là bản
lĩnh hơn rất nhiều. Sự phục hồi của TTCK Việt Nam từ tháng 03 năm 2009 được đánh
giá là do sự hưng phấn của NĐT trong nước và lực cầu của NĐT trong nước đã kéo thị
trường qua nhiều mức cản tâm lý, VN-Index từ 240 vào đầu năm lên hơn 400 điểm vào
cuối tháng 05/2009.
3 Kinh nghiêm của các TTCK khác
Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối
thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản tồn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà
đầu tư ở các trung tâm tiền tệ lớn của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của
mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngồi. Trong khi đó, các nước châu Á lại
thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các
nước phát triển. Chính vì thế, các dịng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á.
Các nước láng giềng như Thailand, Indonesia, Philipin, Malaysia trước khủng hoảng
1997 có bước phát triển vượt bậc, giá trị TTCK tăng gấp đơi, gấp 3 cũng chính do động
lực của NĐT nước ngoài.
Năm 1985, Thái Lan bắt đầu mở cửa cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt , các
ngân hàng Thái Lan được phép trực tiếp vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đầu tư để đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp và đặc biệt Thái Lan xây dựng các tổ hợp công nghiệp với
quy mô lớn. Bên cạnh đó, ngân hàng Thái lan cịn tận dụng những nguồn vốn tư bản
ngắn hạn nước ngoài để bổ sung khoản trống giữa tiết kiệm có giới hạn trong nước và
đầu tư trực tiếp nước ngoài, dư nợ vay nước ngồi khơng ngừng tăng lên đến 1996
chiếm 55% GDP, riêng Ngân hàng quốc tế Thái Lan đã thu hút đến 50 tỷ USD . Nằm
trong xu thế tồn cầu hóa, thị trường chứng khốn Thái Lan phát triển mạnh sơi động,

đến năm 1995, trên 50% giao dịch thị trường chứng khốn do nhà đầu tư nước ngồi
thực hiện. Thời kỳ này các ngân hàng Thái Lan phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ đầu tư
vào thị trường tài chính do tỷ lệ vay vốn nước ngoài gia tăng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
của ngân hàng đạt đến 25%, đến năm 1996, tài sản của hệ thống ngân hàng và tổng giá

10


trị của thị trường chứng khoán đạt đến 15% GDP, cho thấy cả hai hệ thống trên đóng
vai trị ngang nhau trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Do sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài trên TTTC và nhất là các giao dịch trên
TTCK với 50% giá trị giao dịch do nguồn vốn ngoại đã đẩy giá cổ phiếu lên quá cao,
gấp 2 lần trong 6 tháng đầu năm 1996. Do tính chất đầu cơ của dịng vốn FPI, cộng với
sự yếu kém trong quản lý ngoại hối và các chính sách nhằm giữ giá đồng Baht đã đẩy
Thai Lan vào cuộc khủng hoảng tài chính 1997 khi các nhà đầu cơ đồng loạt rút vốn,
bán tháo cổ phiếu để rút chạy.
II. Vai trò của NĐT nước ngoài với sự phát triển của TTCK Việt Nam 2000-2008
1. Khái quát sự phát triển của TTCK VN 2000-2008
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thị trường chứng khốn Việt Nam thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào sáng
28/7/2000, lúc này cịn quy mơ nhỏ, chất lượng hoạt động cịn thấp, chỉ mang tính sơ
khai. Khi thị trường bắt đầu hoạt động chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết, giao dịch tại
TTGDCK với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng, Với chức năng của trung tâm
lưu ký chứng khoán trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, nhưng hệ
thống lưu ký hoạt động tương đối có hiệu quả, vì thế đã rút ngắn thời gian thanh toán từ
4 ngày xuống 1 ngày, Đối với các nhà đầu tư: Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước tham gia TTCK Việt Nam. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường liên tục
tăng cuối năm 2000 có gần 3.000 tài khoản giao dịch; cuối năm 2001 có gần 9.000 tài
khoản, cuối năm 2002 có hơn 13.000 tài khoản . Cũng bắt đầu như bao chỉ số thị
trường khác, vni đã khởi đầu với 100 điểm vào ngày 28 - 7 năm 2000. Với sự lạ lẫm và

nhiệt huyết, chỉ chưa đầy 1 năm sau nó đã tăng lên tới đỉnh tại 571 điểm (gấp gần 6
lần!). Lúc này, với 1 vài sự chỉ đạo và ban hành “chiến lược” của nhà nước, vn-index
đã bị dội 1 gáo nước lạnh vào đầu để rồi sau đó đã bước vào 1 thời kỳ suy thoái kéo dài
hơn 2 năm sau, giảm xuống cịn 130.9 điểm, chỉ cách điểm khởi đầu có 30.9 điểm
Sau sự bùng nổ khi thị trường mở cửa năm 2001 (chỉ số VN index đạt 570 điểm sau 6
tháng), chỉ số chứng khoán rơi xuống điểm xuất phát và đạt mức thấp nhất là 130 điểm
vào năm 2003.
Năm 2003, Sau 3 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
vẫn chưa thực hiện được chức năng chính của mình là một kênh huy động vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế. Các DN ''khát'' vốn, chủ yếu vẫn vay ngân hàng, và chính phủ

11


phát hành trái phiếu cho các cơng trình lớn vẫn phải động viên dân mua, việc huy động
vốn của DN qua TTCK Việt Nam rất nhỏ bé, rất thấp, 3 năm cũng chỉ là một giai đoạn
thử nghiệm, tập dượt cho nên có thể nói là các DN chưa huy động được vốn qua thị
trường.
Năm 2004 được đánh giá là năm chứng khoán phục hồi, Năm 2004 được đánh giá là
thời gian giá cổ phiếu dần hồi phục sau giai đoạn suy giảm trong các năm 2002 và
2003. Giao dịch cổ phiếu trên sàn có xu thế ổn định hơn, các cổ phiếu hầu như khơng
có biến động lớn, VN-Index ở mức 239,29 điểm (ngày 31/12/2004), tăng hơn 72 điểm
so với cùng thời điểm này của năm 2003 (166,94 điểm).
Vào tháng 9/2005, VN-Index đã vượt qua cái đỉnh ngắn hạn cũ 279.7 điểm để rồi đạt
tới 1 cái đỉnh ngắn hạn mới 322.5 điểm vào ngày 3/11/2005.
Ngày 25/4/2006, VN-Index đã đóng cửa tại 632.69 điểm, đã vượt qua đỉnh 571 cũ của
năm 2001
Ngày 26/4/06, VN-Index đi vào 1 đợt hiệu chỉnh sâu không thể tránh khỏi gần 3 tháng,
để vào ngày 2/8/06 đóng cửa tại 399.8 điểm,nhưng đầu tháng 11/06, dựa vào tin Việt
Nam gia nhập WTO, VN-Index đã nhanh chóng, tăng liên tục trong 5 tháng để đạt tới

đỉnh tăng trưởng kỷ lục, đóng cửa tại 1170.67 điểm vào ngày 12/3/2007.
Kể từ đỉnh tăng trưởng đầu năm 07,VN-Index đã bị rơi xuống mốc 859.62 điểm (ngày
1/2/08 ), ngày 3/3/08, VN-Index đã đóng cửa tại 635.24 điểm, mất hơn 224 điểm từ
đỉnh 859.62,
Nếu tính từ số điểm đóng cửa của phiên giao dịch đầu tiên của năm (2/1/2008), chỉ số
VN-Index là 921,07 điểm, thì đóng cửa phiên giao dịch cuối năm (31/12/2008), chỉ số
này chỉ còn 315,62 điểm, tức đã mất đi 605,45 điểm (giảm 65,33%). Năm 2008, TTCK
Việt Nam trải qua thời kỳ suy thoái dài, giao dịch ảm đảm VN-Index đã có lúc xuống
tới 220 điểm giảm tới 70% so với đỉnh cao vào đầu 2007.
1.2 Sự tham gia của NĐT nước ngồi
Tính đến 01/04/2009, TTCK Việt Nam đã tiếp nhận hơn 12 nghìn tài khoản của nhà
đầu tư nước ngồi trong số hơn 400 nghìn tài khoản giao dịch chứng khốn trên tồn thị
trường. Tuy số tài khoản chiếm tỷ trọng rất ít, nhưng NĐT nước ngồi với nhiều tổ
chức với số vốn lên đến hàng tỷ đơ la đã có tác động rất lớn đến sự phát triển, sự bùng
nổ TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2006-2007. Chúng ta hãy nhìn lại một chút quá
trình tham gia của NĐT nước ngoài vào TTCK Việt Nam trong những năm vừa qua.

12


Tính đến cuối 2004, tổng số tài khoản của các nhà đầu tư nước ngồi mở tại các cơng ty
chứng khoán là khoảng 250 TK trên 20.300 TK của NĐT tham gia thị trường. Điểm nổi
bật là bên cạnh việc đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển mạnh sang giao
dịch trái phiếu (chiếm 48% tổng giá trị giao dịch của những đối tượng này). Tính thanh
khoản của thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết được nâng lên. Khối lượng giao
dịch tăng mạnh trong năm 2004 với tổng giá trị gần 20.000 tỷ đồng (bình quân 80 tỷ
đồng/phiên), tăng 6,6 lần so với 2003. Các nhà đầu tư có tổ chức đóng vai trị quan
trọng đối với giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung: tuy chỉ chiếm trên 1% về
số lượng nhưng các nhà đầu tư có tổ chức lại chiếm gần 39% tổng giá trị giao dịch của
năm 2004.

Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng
khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ
lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính tốn cho biết tỷ lệ này đã lên đến
20-25%.

Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ
lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình
đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư
nước ngồi đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngồi vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết,
trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng
giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm

13


25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không
niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%.
Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngồi đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc
đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài)
đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS,
TYA, VNM.
Cuối 2007 đầu 2008, do ảnh hưởng của khung hoảng tài chính tồn cầu, giới đầu tư
nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề, xu hướng rút vốn để bảo toàn, bù đắp cho những
khoản lỗ năng nề ở thị trường lớn trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến NĐT nước
ngoài ở Việt Nam cũng như tạo áp lực tâm lý nặng nề lên các nhà đầu tư trong nước
vẫn coi hành động của NĐT nước ngoài như kim chỉ nam, nguồn đô la lớn là động lực
thúc đẩy thị trường trong giai đoạn 2006-2007. Chính vì thế TTCK Việt Nam đã có
bước trượt dài từ 1170 điểm đầu 2007 chỉ cịn 220 vào cuối năm 2008, và để ngăn đà

giảm điểm của thị trường cuối 2007 Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã phải thu hẹp
biên động giao dịch ở 2 sàn từ 10% ở HASTC xuống 2%, và 5% ở HOSE xuống 1%.
Thị trường chứng khoán rơi vào cảnh chợ chiều, tính thanh khoản biến mất, thị trường
OTC gần như khơng có giao dịch.
Tuy nhiên, giới đầu tư nước ngồi vẫn đánh giá cao tiềm năng của TT Việt nam. Năm
2009 khi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đã phần nào được kiểm sốt, NĐT nước
ngồi đã quay trở lại thị trường Việt Nam. Tính đến 01/04/2009 đã có hơn 12 nghìn tài
khoản của NĐT nước ngồi được mở. Tuy nhiên cơ cấu đã có sự thay đổi khá lớn, tỷ

14


trọng NĐT tổ chức vào Việt Nam ngày càng tăng, tháng 03/2009 trong số 27 tài khoản
đăng ký mới chỉ có 07 TK phục vụ NĐT cá nhân.
2. Vai trị của NĐT nước ngoài với sự phát triển của TTCK
Trong lịch sử 8 năm phát triển của TTCK Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đánh
giá là động lực đưa TTCK Việt nam bùng nổ vào năm 2006-2007, đưa thị trường CK
Việt Nam sang một giai đoạn phát triển mới cơng nghệ hơn, NĐT trong nước có kinh
nghiệm, kỹ năng và đặc biệt bản lĩnh hơn trước những biến động của TTCK.
2.1 Quan hệ cung cầu
Ngay từ những năm 90 nhà đầu tư nước ngoài hưởng ứng lời mời gọi đầu tư của Nhà
nước trong thời kỳ đổi mới đã đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội sinh lời cao từ nguồn vốn
dồi dào từ thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Năm 2005, 2006 đánh dấu bước chuyển biến lớn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Cuối năm 2005, số tài khoản đăng ký giao dịch đã tăng
100% so với năm 2004. Nhiều tổ chức, quỹ đầu tư đã được thành lập và đăng ký hoạt
động tại TTCK Việt nam. Ngay từ cuối 2006, đầu 2007 cầu cổ phiếu của các NDT nước
ngoài đã kéo cả TTCK Việt Nam liên tục bứt phá. Lượng giao dịch bình quân của khối
đầu tư nước ngoài luôn chiếm 20-30% khối lượng cổ phiếu giao dich toàn thị trường, cá
biệt tỷ lệ này lên đến trên 50% toàn thị trường


Trong cuộc chơi chứng khoán tại thị trường chứng khốn Việt Nam, có một động thái
rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư
nước ngồi ln giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà
đầu tư Việt Nam. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng

15


1.000 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư nước ngồi khi thị trường đảo chiều vẫn hầu
như khơng có gì đột biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi khơng
khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm
khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Theo cách nhìn của một chuyên gia Việt Nam, nếu một doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính mạnh như SSI (Cơng ty Chứng khốn Sài Gịn) có tăng lượng vốn đầu tư lên đến
1.000 tỷ đồng thì cũng chỉ mới hơn 60 triệu USD, trong khi các quỹ nước ngoài ít nhất
cũng đổ vào 100 triệu USD.
Nhà đầu tư nước ngồi có thể chỉ cần nhìn đồ thị là thấy được quy luật lên xuống của
giá một số cổ phiếu. Họ luôn thể hiện sự tự tin bất kể khi thị trường như thế nào và đầu
tư theo đúng những kỹ thuật phân tích”. Các nhà đầu tư nước ngồi đang chia thành hai
nhóm. Một nhóm có chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ
ràng, nhóm khác chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. Nhóm thứ hai chỉ đầu cơ mua bán liên
tục và đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư nước ngồi thuộc nhóm này đang có xu
hướng tăng và đang có vai trị nhất định trong định hướng thị trường. Nhóm này cũng
tham gia lũng đoạn về tin đồn và những thủ thuật làm giá
Có chuyên gia đặt vấn đề với tỷ trọng nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu
trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên
đến 3,5-4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước
nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngồi của Việt Nam
hiện cịn khá lớn.

Trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác động vào sự
lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều người đốn chắc là có bàn
tay của nhà đầu tư nước ngồi, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng khơng có một
minh chứng nào được dẫn ra.
Vai trị của nhà đầu tư nước ngoài đối với TTCKVN là rất lớn, họ góp phần đưa
TTCKVN như ngày hơm nay, càng ngày có nhiều người có tâm lý mua bán phụ thuộc
vào các nhà đầu tư nước ngồi, họ có nhiều tính tốn rất kỹ, khơng như nhà đầu tư việt
nam, đa phần số đông mua theo tâm lý( mua khi giá lên bán khi giá xuống) khơng bình
tĩnh chịu nhiệt được nhà đầu tư nước ngồi có kinh ngiệm chứng khốn hơn chúng ta,
tâm lý họ vững hơn.
Thị trường chứng khoán VN dễ bị tổn thương do phụ thuộc vào lớn vào nhà đầu tư
nước ngoài. Nếu như các nhà đầu tư nước ngoài mà ồ ạt bán ra, ngay lập tức các nhà

16


đầu tư trong nước sẽ bị cuốn theo vịng xốy, bán tháo khiến thị truờng liên tục mất
điểm, gây ra một tâm lý bất an.
Vào khoảng thời điểm tháng 5/2008, hơn chục phiên giảm điểm liên tục trong 3 tuần kể
từ sau nghỉ lễ 30/4 – 1/5 tới khoảng cuối tháng 5/08 đã kéo VN -NDEX xuống sát
ngưỡng 400 điểm, lúc đó các nhà dự đốn khơng thể dự đốn đâu là điểm dừng của
VN- INDEX. Hàng loạt cổ phiếu đã xuống giá( xuống sát mệnh giá) nhưng nhà đầu tư
trong nước vẫn tiếp tục bán ra với giá sàn, nhưng trong bối cảnh ảm đảm của thị trường
điểm sáng hiếm hoi chính là các nhà đầu tư nước ngồi vẫn đều đặn mua vào. Tại phiên
giao dịch ngày 20/5 khi VN-INDEX xuống sát ngưỡng 450 điểm thì nhiều nhà đầu tư
trong nước đã mất bình tĩnh bán ra tràn ngập thì các NĐT nước ngồi vẫn mua vào 61
mã cổ phiếu, tổng khối lượng 758.440 đơn vị - tương đương 28,5 tỉ đồng, chiếm 30%
giao dịch toàn thị truờng. Phiên giao dịch tiếp theo, khi bảng điện tử đỏ rực với 140 mã
cổ phiếu giảm giá, sàn giao dịch vắng vẻ, NĐT trong nước lặng lẽ bỏ sàn, NĐT nước
ngồi vẫn duy trì xu hướng mua vào nhiều hơn bán ra ( họ đã mua vào 2,26 triệu CP/

bán ra 547.000 CP. Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài mỗi phiên chiếm
trên 50% tổng giá trị giao dịch của cả thị trường.

Tại cột mốc quan trọng mà VN-INDEX trượt xuống kể trên, bản lĩnh của nhà đầu tư
nước ngoài khiến họ đang trở thành yếu tố hỗ trợ tích cực nhất cho thị trường trong thời
kỳ khó khăn lúc đó, yếu tố duy nhất giảm bớt đà lao dốc của VN- INDEX chính là
NĐT nước ngồi họ vẫn đều đặn mua vào.

17


2.2 Phát triển nội lực tài chính
Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không chỉ thực hiện các hoạt động mua bán trên
TTCK mà họ còn tiến hành đầu tư vào các công ty, tổ chức tài chính có tiềm năng phát
triển trong tương lai. Năm 2006-2007 là thời gian sôi động nhất của TTCK và cũng là
thời cơ vàng để một số công ty trong nước nhận được vốn đầu tư của nhiều tổ chức đầu
tư nước ngoài uy tín như như Sacombank, SSI, Techcombank, FPT…
Trong các hợp đồng hợp tác đầu tư, ngoài lượng vốn khổng lồ các đối tác uy tín như
HSBC, ANZ, Standard Chartered…đổ vào các đối tác Việt Nam, kèm theo đó là hoạt
động chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng tiếp nhận, quản lý
và làm việc hiệu quả với các đối tác nước ngoài. HSCB đã hợp tác đưa Techcombank
trở thành ngân hàng phát triển nhanh nhất, được nhà đầu tư ưu chuộng nhất và hơn hết
là đội ngũ lãnh đạo có chiều sâu. Được sự hậu thuẫn của ANZ, SSI đã trở thành công ty
chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam với khối tài sản khổng lồ trên 4000 tỷ, được các
nhà đầu tư lớn tin tưởng gửi vốn giao dịch (có thời điểm SSI từ chối mở tài khoản dưới
100 triệu)
Ngoài khối công ty cổ phần, các tổ chức tài chính, bản thân Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh HOSE và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng đã có
thỏa thuận hợp tác với các trung tâm giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới như
NYSE, Nasdad…Ủy ban chứng khoán nhà nước, lãnh đạo hai sàn giao dịch Sài gòn và

Hà Nội đã tiếp nhận sự giúp đỡ, hợp tác của các đối tác nước ngoài trong công tác quản
lý, ứng dụng các công nghệ hiện đại từng bước hoàn thiện hệ thống giao dịch phục vụ
tốt hơn công tác nhập lệnh, thanh toán giao dịch cho các công ty chứng khoán và nhà
đầu tư
III.

Một số giải pháp phát huy vai trị tích cực

1. Tính hai mặt của đầu tư nước ngồi vào TTCK
1.1Những tác động tích cực
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn
đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn FPI khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng
lượng FPI trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số
dòng vốn này. Hơn nữa, khi FPI gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây
chuyền đến dịng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong
nước sẽ “nhìn gương" các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu
tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên

18


Hơn nữa, FPI gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà
đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả
là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước
ngồi, cũng như trong nước.
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hồn thiện các
thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường
FPI sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) Việt Nam trở
nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm
lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua.

Hơn nữa, điều kiện và kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng FPI này là sự phát triển nở
rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khốn, trước hết là các loại quỹ đầu tư,
cơng ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn,
bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế tốn, kiểm
tốn và thơng tin thị trường. Đồng thời, kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp
dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán… Tất
cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận
và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung
trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.
Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát triển thị trường
vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa
dạng hóa trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước
ngồi và trong nước. Đơng đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ người
dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không
chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn hình thức sử dụng vốn của mình dưới các
hình thức trực tiếp tự mình hay thơng qua các định chế tài chính trung gian để mua bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khốn có giá khác của Việt Nam trên thị trường
tài chính Việt Nam và nước ngồi. Việc đầu tư này sẽ cho phép họ thu nhận được lợi
nhuận từ sự chênh lệch giá cả khi mua - bán chứng khoán, cũng như từ lãi suất và cổ
tức các chứng khoán mà họ sở hữu theo thoả thuận hoặc thực tế kết quả kinh doanh của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng khốn đó. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc cải thiện thu nhập, mức sống của đông đảo các nhà đầu tư là người dân, tùy

19


theo lượng vốn và kỹ năng đầu tư chứng khoán mà họ có. Hơn nữa, thơng qua q trình
tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ
xát", rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao
trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và

điều kiện kinh doanh thị trường hiện đại.
Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc
và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dịng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngồi và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo
các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quản trị doanh
nghiệp nói riêng.
Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch
hóa, cập nhật hóa thơng tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ
phát hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng
khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển tốt trong
tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình "chọn lọc nhân tạo", "bỏ phiếu" cho sự
hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị
trường hơn (còn những doanh nghiệp khác mà chứng khốn của họ khơng hấp dẫn sẽ
phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải
thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống
quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước
ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu
cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng
thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, Nhà nước sẽ đa dạng hóa các cơng cụ
và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên
cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị
trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
1.2

Một số tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài. Khác


20


với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (xây dựng nhà máy,
mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó chuyển đổi hoặc
thanh khoản, FPI được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy với các chứng
khốn có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên
các nhà đầu tư gián tiếp nước ngồi dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp,
thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng
khác, ở địa phương khác tùy theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc
trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch
đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút
vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu "tháo chạy" đồng loạt trên phạm vi rộng
và số lượng lớn… Cần nhấn mạnh rằng, sự nhạy cảm và bất ổn kinh tế có thể bắt nguồn
từ các ngun nhân bên trong, cũng có thể hồn tồn do các nguyên nhân bên ngoài
nước tiếp nhận đầu tư do phản ứng dây chuyền, làn sóng đơ-mi-nơ của các nhà đầu tư
quốc tế như đã từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á những
năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một
cuộc khủng hoảng đầu tư - tài chính - tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế là hồn
tồn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư nếu không có và triển khai tốt các
phương án phịng ngừa hiệu quả.
Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính
đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ
chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu
tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ
tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các
chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn
doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt

động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn
đầu tư nước ngồi đã chuyển hóa thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển
hóa thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về lơ-gích, q trình "diễn biến hịa bình" này
đạt tới quy mơ và mức độ nào đó cịn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và
tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
Thứ ba, làm tăng quy mơ, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm

21


kinh tế quốc tế. Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguy cơ và tác hại
của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của nước
tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sơi và phát triển các loại tội phạm
kinh tế có yếu tố nước ngồi, thậm chí xun quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt
động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố,
cùng các loại tội phạm và các đe dọa an ninh phi truyền thống khác.
Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng FPI kể trên,
nhất là khi chúng diễn ra một cách "có tổ chức" của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch
chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới
hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn - thương của nền kinh tế nước tiếp
nhận đầu tư trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay; thậm chí trong một số trường hợp,
chúng cịn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ…
Ngồi ra, sự gia tăng FPI vào Việt Nam cịn đặt ra u cầu chính phủ và các cơ quan
trung ương phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của
mình theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy
định tỷ lệ và sử dụng các cơng cụ dự phịng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các
định chế tài chính – tiền tệ quốc gia và địa phương… Tất cả những điều này là cần thiết
để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của dịng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngồi.
2. Giải pháp phát huy vai trị tích cực của đầu tư nước ngoài

2.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2020
Sau 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh cả về quy
mơ và chất lượng. Tính đến nay đã có gần 400 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khốn (GDCK) thành phố Hồ Chí Minh và trên Trung tâm giao dịch chứng
khoán (TTGDCK) Hà Nội, với tổng mức vốn hoá thị trường đạt trên 400.000 tỷ đồng,
chiếm khoảng 40% GDP (tăng 30 lần so với cuối năm 2005). TTCK Việt Nam hình
thành trên cơ sở mơ hình đã được Bộ Chính trị và Chính phủ thơng qua. Đồng thời,
Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020
Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường
chứng khốn đóng vai trị chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu
thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn

22


cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, duy
trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ
động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt
Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực.
Cụ thể: Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư
của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hoá thị trường
chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP
Để thực hiện được định hướng, mục tiêu đề ra chính phủ đã có sự chỉ đạo chi tiết trong
đề án được ban hành tháng 03/2007 bao gồm cả giải pháp dài hạn và cả những biện
pháp ngắn hạn, từng bước đưa TTTC nói chung và TTCK nói riêng lên ngang tầm với
các thị trường trong khu vực:
Thứ nhất Phát triển quy mơ, nâng cao chất lượng và đa dạng hố các loại hàng hoá để
đáp ứng nhu cầu của thị trường:

Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị
trường vốn; phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu cơng
trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia;
Đẩy mạnh chương trình cổ phần hố các doanh nghiệp, tổng cơng ty nhà nước, tập
đồn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ phần hoá với niêm yết
trên thị trường chứng khoán; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn
trên thị trường. Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực
hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện việc bán tiếp phần vốn của
Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không
cần nắm giữ cổ phần. Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sang
hình thức cơng ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán;
Phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng
khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo
hiểm, chứng khốn - tín dụng, tiết kiệm - chứng khoán...); các sản phẩm từ chứng
khoán hoá tài sản và các khoản nợ....
Thứ hai Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn đảm bảo khả năng quản lý,
giám sát của Nhà nước:

23


Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái
phiếu chuyên biệt. Từng bước nghiên cứu hình thành và phát triển thị trường giao dịch
tương lai cho các công cụ phái sinh, thị trường chứng khoán hoá các khoản cho vay
trung, dài hạn của ngân hàng…;
Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ
phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình doanh nghiệp và đảm bảo khả năng quản
lý, giám sát của Nhà nước theo hướng tách biệt thị trường giao dịch tập trung, thị
trường giao dịch phi tập trung (OTC), thị trường đăng ký phát hành, giao dịch cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành Sở Giao dịch chứng khốn hoạt động
theo mơ hình cơng ty theo tinh thần của Luật Chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán thực hiện chức năng tổ chức và giám sát giao dịch
chứng khoán tập trung. Nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của thị trường, đảm bảo khả
năng liên kết với thị trường các nước trong khu vực;
Tổ chức thị trường giao dịch chứng khốn phi tập trung (OTC) theo hướng có quản lý
thông qua các giải pháp: thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung đối với các công ty cổ
phần đủ điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán; nghiên cứu cơ chế giao dịch
đối với các chứng khốn khơng đủ điều kiện niêm yết theo mơ hình thoả thuận thơng
qua các cơng ty chứng khốn; các giao dịch chứng khốn tập trung thanh tốn và
chuyển giao thơng qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán; đồng thời, thiết lập cơ chế
giám sát của thị trường giao dịch chứng khoán trong việc cơng bố thơng tin để tăng
cường tính cơng khai, minh bạch trên thị trường, đảm bảo sự quản lý, giám sát của Nhà
nước đối với các giao dịch chứng khoán, thu hẹp hoạt động trên thị trường tự do.
Thứ ba Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường:
Tăng số lượng hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính cho các
cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tư chứng khốn,.... Đa dạng hố
các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất
lượng các dịch vụ; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và bình đẳng trên thị trường;
Mở rộng phạm vi hoạt động Trung tâm Lưu ký chứng khoán, áp dụng các chuẩn mực
lưu ký quốc tế, thực hiện liên kết giao dịch thanh toán giữa thị trường vốn và thị trường
tiền tệ;
Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập
các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức

24


định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở

Việt Nam.
Thứ tư Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngồi nước:
Khuyến khích các định chế đầu tư chun nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo
hiểm…) tham gia đầu tư trên thị trường theo quy định của pháp luật. Thực hiện lộ trình
mở cửa đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngồi vào thị trường Việt Nam theo
lộ trình đã cam kết;
Đa dạng hố các loại hình quỹ đầu tư; tạo điều kiện cho phép Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Tiết kiệm bưu điện,… tham gia đầu tư trên thị trường vốn; từng bước phát triển,
đa dạng hoá các quỹ hưu trí để thu hút các vốn dân cư tham gia đầu tư; khuyến khích
việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam.
Thứ năm Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của
Nhà nước:
Hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu
quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế;
Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử lý các
hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường vốn, thị trường chứng khốn;
Nghiên cứu hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng
khốn, khuyến khích đầu tư dài hạn, hạn chế đầu tư ngắn hạn; điều tiết lợi nhuận thu
được do kinh doanh chứng khốn, đồng thời thơng qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám
sát hoạt động của thị trường chứng khoán và từng đối tượng, thành viên tham gia thị
trường (bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước);
Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường;
kiểm tra, giám sát hàng hố đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng
cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường;
Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường
vốn; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của
thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ
tướng Chính phủ điều phối chính sách và cơng cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt
động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô.

Thứ sáu Chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế:

25


Thực hiện mở cửa từng bước thị trường vốn cho nhà đầu tư nước ngồi theo lộ trình
hội nhập đã cam kết, đồng thời đảm bảo kiểm soát được luồng vốn vào, vốn ra; mở
rộng hoạt động hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn chính sách, tư vấn pháp luật và phát
triển thị trường;
Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho thị trường vốn; tăng cường
phổ cập kiến thức về thị trường vốn, thị trường chứng khốn cho cơng chúng, doanh
nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: thực hiện tốt việc giám sát các giao dịch vốn; áp
dụng các biện pháp kiểm soát luồng vốn chặt chẽ; trong những trường hợp cần thiết để
giảm áp lực đối với tỷ giá, ngăn ngừa nguy cơ biến dạng và khủng hoảng trên thị
trường, cần có những giải pháp xử lý thích hợp. Các giải pháp này được thể hiện trong
văn bản quy phạm pháp luật và công bố cho nhà đầu tư được biết và chỉ áp dụng khi có
những nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống tài chính. Thực hiện cơ chế giám
sát đặc biệt với các định chế trung gian yếu kém để giảm thiểu tác động tiêu cực có tính
chất dây chuyền trong toàn hệ thống.
2.2 Một số giải pháp phát huy vai trị tích cực
Như đã phân tích ở trên nguồn vốn đầu tư nước ngồi có vai trị rất quan trọng đối với
sự phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, luồng vốn FDI có tính
chất khơng ổn định, dễ vào mà cũng dễ ra, lịch sử cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 là
hậu quả do những tiêu cực FPI và hạn chế trong quản lý của các nước nhận vốn đầu tư.
Để khai thác, phát huy các tác động tích cực, phịng tránh và giảm thiểu các tác động
tiêu cực của FPI, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và cá
nhân hữu quan có sự chủ động đổi mới và nâng cao nhận thức đầy đủ, kịp thời và đúng
đắn hơn nữa về FPI, cũng như coi trọng sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả mang tính liên
ngành, liên cấp, xuyên quốc gia trong việc xây dựng và triển khai các phương án, giải

pháp và chính sách cần thiết, trong đó tập trung vào các lựa chọn chính sách chủ yếu
sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích đầu tư nước ngồi và
đầu tư nói chung, nhất là việc nới lỏng, tối đa hóa mức khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ
phiếu, cổ phần, chứng khốn của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngồi trong các doanh
nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư
100% FDI. Đồng thời, tiếp tục giảm thiểu danh mục các doanh nghiệp và lĩnh vực hạn
chế đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp), trong đó có các lĩnh vực

26


×