CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ CHỮ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ CHỮ Ở ĐỊA
PHƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA.
I. Thuận lợi và kết quả đạt được trong công tác xóa mù chữ và chống
tái mù trong những năm qua.
Trong nội dung Dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ
sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ tại Việt Nam” (viết tắt là LIFERSS) do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức diễn ra tại Hà Nôi vào ngày 19 tháng 12 năm
2006 cho biết: Việt Nam hiện nay không chỉ có hiện tượng mù chữ (illiteracy)
mà còn có cả hiện tượng tái mù chữ (reilliteracy). Đây là một thực trạng đang
được nhà nước Việt Nam nói chung và Bộ GD&ĐT nói riêng quan tâm để giải
quyết. Bởi vì, hiện tượng mù chữ, tái mù chữ nếu vẫn hiện hữu ở một quốc gia
mà không bị đẩy lùi thì nó sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến nhiệm vụ đào
tạo nguồn nhân lực lao động, nhất là trong thời kỳ mà nước Việt Nam đang
hướng đến để xây dựng một nền kinh tế Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Tình
trạng đó, như vậy, rõ ràng có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia nên người ta phải tìm cách từng bước xóa bỏ nó.
Riêng ở Quảng Bình với diên tích hẹp, chỉ có 8025km2, trong đó gần
85% là vùng đồi núi rẻo cao. Hiện toàn tỉnh 86 vạn người với trên 13 tộc người
chung sống (Kinh, Vân kiều, Mày, Rục, Arem, Mã liềng ...); có 6 huyện và 1
thành phố, trong đó Minh Hóa là huyện vùng cao, Tuyên Hóa là huyện miền núi.
Toàn tỉnh có 159 xã phường, trong đó có 27 xã vùng cao, 31 xã miền núi và 18
xã ven biển, có 8 xã chung đường biên giới với nuớc bạn Lào
Là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, thiếu thốn. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình phức tạp,
giao thông đi lại khó khăn, bão lụt, hạn hán thường xuyên xẩy ra. Kinh tế Quảng
Bình, nhìn chung chưa phát triển mạnh. Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi
mới, kinh tế có chuyển biến, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, song
cuộc sống của nhân dân ở vùng sâu, vùng cao còn rất khó khăn.
1
Quảng Bình có hơn 50% dân số là những người trong độ tuổi lao động,
song tỉ lệ được đào tạo còn thấp. Những người được đào tạo chủ yếu làm việc
trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và trong các tổ chức, đoàn thể xã
hội. Trong khi đó, tỉ lệ dân cư vùng nông thôn chiếm 89% tổng số dân cả tỉnh.
Đây là khu vực tập trung người lao động, có nhu cầu cao trong việc nâng cao
dân trí, từ đó tạo điều kiện để nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, các kiến thức hành
dụng cơ bản, để áp dụng vào thực tiễn lao động sản xuất.
Quảng Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia PCGDTH-CMC tháng
5/1996. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp
của các cấp, các ngành và ủng hộ của nhân dân toàn tỉnh, sự nghiệp GD&ĐT nói
chung, công tác nâng cao dân trí nói riêng đã không ngừng phát triển. Tỉ lệ
CMC ngày càng cao, số lượng người trong độ tuổi còn mù chữ ngày càng giảm
dần.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Bình đã
có bước phát triển toàn diện, quy mô được mở rộng, mạng lưới trường lớp được
sắp xếp, củng cố và phát triển, tích cực thực hiện đổi mới giáo dục, cơ sở vật
chất trang thiết bị phục vụ dạy học tiếp tục được đầu tư, tăng trưởng đáng kể.
Việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các phương thức và đối tượng đào
tạo, đã góp phần đáng kể, từng bước xây dựng một xã hội học tập.
Hệ thống TTGDTX đã được thành lập ở tất cả các huyện, thành phố, từng
bước phát triển vững chắc, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân
trí, góp phần đào tạo bổ sung nguồn nhân lực. Tuy vậy, cũng chưa thể đáp ứng
một cách kịp thời và đầy đủ nhu cầu học tập, cũng như mong muốn được hiểu
biết ngày càng phong phú và đa dạng của mọi thành viên trong cộng đồng xã
hội, nhất là đối tượng người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, làm ra của cải
vật chất ở các địa phương.
Các TTGDTX tỉnh, huyện, thành phố từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ
giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, đội ngũ của các
trung tâm cơ bản có đầy đủ số lượng, năng lực để đảm trách mọi công việc được
giao. Mặt khác trung tâm được nhà nước đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm
các trang thiết bị hiện đại đảm bảo các điều kiện để triển khai tổ chức và hoạt
động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân địa phương. Trung tâm
đã kết hợp với các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn làm tốt công tác
xóa mù chữ (XMC), giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (GDTTSKBC) và giáo
2
dục bổ túc. Tích cực điều tra nhu cầu học tập và mở các liên kết đào tạo, bồi
dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và những đối tượng có
nhu cầu trên địa bàn. Trung tâm GDTX tỉnh, các trường TCCN, Đại học Quảng
Bình đã tích cực liên kết mở các lớp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học góp phần
rất lớn bổ sung nguồn nhân lực cho địa phương.
Nhìn chung tất cả các cơ sở giáo dục hoạt động khá hiệu quả, góp phần
quan trọng trong việc bổ túc kiến thức cũng như đào tạo nghề, tạo mọi điều kiện
cho tất các tầng lớp trong xã hội có cơ hội học tập, phù hợp với mọi hoàn cảnh,
lứa tuổi, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc Xây dựng một xã hội học tập. Kết
quả đã đạt được là:
- Tính đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 159/159 xã, phường, thị trấn
thành lập TTHTCĐ, đạt tỷ lệ 100%. Các TTHTCĐ ngày càng được củng cố,
duy trì và tổ chức hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người
dân được tham gia học tập, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao
trình độ dân trí, góp phần tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng cho địa
phương. Một số TTHTCĐ đã tích cực huy động các nguồn lực của xã hội tham
gia, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm. Ngân sách nhà nước hỗ trợ
một phần cho các nhu cầu hoạt động của trung tâm.
- Duy trì, củng cố và phát triển kết quả PCGDTH-CMC đạt được từ tháng
5/1996; từng bước nâng cao tỉ lệ CMC; số lượng người trong độ tuổi còn mù
chữ ngày càng giảm dần. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng dân tộc ít người, chị
em gái, những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn,... Tích cực tổ chức các lớp
GDTTSKBC nhằm ngăn chặn tình trạng tái mù chữ trong cộng đồng.
- Tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 cho tất cả các vùng miền đạt
99,6%; tỉ lệ người biết chữ từ 36 tuổi trở lên đạt 98,08%.
- Tỉ lệ huy động trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không theo học ở nhà trường
được học các chương trình phổ cập trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi đạt 78,68%;
đối với trẻ từ 11 đến 14 tuổi đạt 88,97%.
- Công tác bồi dưỡng theo các chương trình cho các đối tượng của đề án:
+ Trên 80,7% cán bộ cấp xã, huyện được học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến
thức về quản lý, pháp luật, kinh tế và xã hội nhằm giúp nâng cao năng lực, khả
năng công tác.
3
+ Trên 94% cán bộ, công chức được tham gia các khoá đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính
trị, tin học, ngoại ngữ.
+ Trên 58,4% số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng, giúp nâng
cao hiểu biết, khả năng lao động, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt công tác xóa mù chữ ngày càng được cải thiện đáng kể, vì vậy
tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi hàng năm giảm đáng kế.
Ngành GD&ĐT đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trường học thực hiện nhiệm vụ đề ra.
Ban Chỉ đạo các cấp đã phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể xã
hội như: Mặt trận, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Bộ đội Biên phòng, các già
làng, trưởng bản để vận động con em trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số các
lớp phổ cập; vận động các đối tượng mù chữ, tái mù chữ đến các lớp học XMC
và GDTTSKBC.
Hội phụ nữ đã chỉ đạo các cấp hội tham gia công tác xóa mù chữ, phổ cập
giáo dục; phối hợp với các nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động các chị
em phụ nữ còn mù chữ và tái mù tham gia học các lớp xóa mù chữ; tổ chức các
hoạt động xã hội tại địa phương nhằm thu hút lực lượng lao động nữ tham gia
các hoạt động xã hội, tăng cường hiểu biết cho bản thân; lồng ghép các chương
trình, dự án đầu tư, hỗ trợ cho các đội tượng có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc
sống.
Tỉnh đoàn Thanh niên thường xuyên bám sát các chương trình hành động
của tuổi trẻ, tham gia vào công tác CMC-PCGD; chỉ đạo các cấp đoàn cơ sở xây
dựng chương trình, kế hoạch hành động về công tác CMC-PCGD, trong đó chú
trọng nhiều các hoạt động tăng cường giao lưu. Cùng với các chương trình xóa
đói giảm nghèo, chương trình tuổi trẻ lập nghiệp,… đã góp nhiều thành tích
trong việc giúp đỡ các địa phương hoàn thành tốt các mục tiêu về chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn.
Bộ đội biên phòng, đã thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ đội với
Ngành Giáo dục trong công tác chống mù chữ, triển khai các chương trình, tham
gia phối hợp về công tác chống mù chữ tại các địa bàn khu vực biên giới, qua đó
góp phần nâng cao dân trí, nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn XMC cho đồng bào dân tộc
4
vùng biên giới; từ đó góp phần ổn định chính trị, bảo vệ vùng lãnh thổ, biên
cương Tổ quốc; đồng thời giúp đồng bào vùng biên giới xóa đói giảm nghèo,
nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế, chính trị văn
hóa - xã hội chung của địa phương.
Các tổ chức, như: Mặt trận, Liên đoàn lao động, … cũng đã chỉ đạo, triển
khai các chương trình hành động của đơn vị mình trong việc phối hợp, tham gia
vào công tác CMC-PCGD, từ việc tuyên truyền, vận động đến việc hỗ trợ cho
các nhà trường về thực hiện nhiệm vụ CMC-PCGD trên địa bàn; tranh thủ các
già làng, trưởng bản động viên con em đến trường học tập.
- Công tác tổ và duy trì lớp học XMC được mọi người quan tâm và được
xem là nhiệm vụ chính của các trường tiểu học, đồng thời có sự phối hợp tham
gia của các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội trên địa bàn.
Học viên các lớp XMC và GDTTSKBC phần lớn trong độ tuổi lao động
chính của gia đình, nên lớp học phải tổ chức mềm dẻo, linh hoạt trong thời gian
rãnh rỗi, như: vào những ngày cuối tuần, vào ban đêm, giữa các mùa vụ lao
động, sản xuất,...
Chương trình, tài liệu dạy học áp dụng chương trình và tài liệu của Bộ
GD&ĐT: “Chương trình Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục Sau biết chữ”, Ban
hành theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT.
Giáo viên dạy XMC: Là giáo viên các trường tiểu học, cán bộ và chiến sỹ
BĐBP có năng lực, có trách nhiệm để tổ chức và giảng dạy các lớp học XMC và
GDTTSKBC.
Chế độ, chính sách đối với người dạy và người học: Thực hiện chi trả theo
Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 10/6/2009 của UBND tỉnh về việc Quy
định một số chế độ chính sách đối với công tác xóa mù chữ.
Hàng năm, Sở GD&ĐT trình UBND và HĐND tỉnh điều chỉnh định mức
kinh phí chi trả về công tác xóa mù chữ nhưng kinh phí chi trả cho công tác
XMC vẫn còn nhiều bất cập, khó đảm bảo cho việc thực hiện công tác XMCPCGG.
Hoạt động Xã hội hoá công tác XMC đã có nhiều chuyển biên và đưa ra
các giải pháp trong sự phối hợp giữa ngành Giáo dục với chính quyền địa
phương, các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong việc tăng cường huy động giáo
5
viên các trường tiểu học; cán bộ hưu trí; các hội viên, đoàn viên các hội, đoàn
thể, đặc biệt là Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu giáo chức,... tổ
chức tham gia dạy xóa mù chữ. Đẩy mạnh hoạt động tình nguyện dạy XMC của
tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Ở vùng biên giới hải đảo đã huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng
tham gia dạy các lớp XMC ở khu vực biên giới. Vận động các doanh nghiệp,
các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí, sách, vở hỗ trợ cho người dạy, người học
XMC.
Kết quả thực hiện công tác Xóa mù và chống tái mù cho đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng biên giới trong 2 năm qua như sau:
(Biểu số 1,2,3 đính kèm)
Tuy vậy, so với cả nước và trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và đổi mới
toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì Quảng bình còn gặp không ít khó khăn
trong công tác xóa mù chữ và chống tái mù.
II. Những khó khăn trong triển khai thực hiện công tác XMC và chống tái
mù chữ
- Nhận thức về CMC-PCGD của Ban Chỉ đạo ở một số địa phương còn
hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến việc CMC-PCGD nên chưa có kế hoạch
chỉ đạo, đầu tư cho sự phát triển bền vững; nhu cầu học tập của một bộ phận
nhân dân chưa cao.
- Công tác phối hợp về thực hiện Kế hoạch CMC-PCGD ở một số sở,
ban, ngành, tổ chức có lúc, có nơi chưa thực sự chặt chẽ.
- Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập của một
số xã miền núi, vùng cao chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao chất
lượng; cơ sở vật chất của các nhà trường ở miền núi, vùng cao còn nhiều thiếu
thốn.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
của giáo viên các xã vùng cao, biên giới còn hạn chế. Tình trạng dạy chéo môn
vẫn tồn tại đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đối tượng người mù chữ trong độ tuổi của đồng bào DTTS một phần do
phong tục tập quán, một phần do ở rải rác, địa bàn cách trở, khó khăn, không có
6
nhu cầu học tập để biết chữ nên gặp nhiều khó khăn trong vận động duy trì, tổ
chức các lớp học.
- Kinh phí chi trả cho công tác XMC còn hạn chế, bất cập và chủ yếu dựa
vào sự hỗ trợ của nhà nước.
7
CHƯƠNG II.
KHÁI NIỆM VỀ MÙ CHỮ VÀ TÁI MÙ CHỮ
I. Quan niệm về “mù chữ” và “tái mù chữ”
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê
chủ biên), mục từ “mù chữ” được giải thích là tình trạng: “Không biết đọc, biết
viết (tuy ở tuổi đáng lẽ đã được học)” [Viện Ngôn ngữ học (1992), tr 642]. Theo
nội hàm định nghĩa như thế, khái niệm “mù chữ” ở đây được xác định là “những
người đến tuổi đi học mà không biết đọc, không biết viết thì là những người mù
chữ”. Do đó, có thể khẳng định nội dung của khái niệm gắn liền với họat động
giáo dục (đi học và dạy học). Theo đó, những người ở độ tuổi đi học mà “không
biết đọc, không biết viết” thì sẽ là những người “mù chữ”.
Như vậy, theo định nghĩa của “Từ điển tiếng Việt”, hợp thành khái niệm
mù chữ sẽ bao hàm hai nội dung làm thành tiêu chí nhận diện là không biết đọc
và không biết viết. Nhưng với hai nội dung trên, rõ ràng, cách hiểu về mù chữ là
chưa phản ánh được hết nội hàm của khái niệm này. Bởi vì, nếu xác định khái
niệm “mù chữ” đồng nghĩa với khái niệm “không biết chữ”, người ta sẽ thấy hai
nội dung “không biết đọc, không biết viết” sẽ không hoàn toàn tương ứng với
khái niệm “không biết chữ”. Bởi vì, khái niệm “biết chữ” (literacy) phải là biết
đọc, biết viết và phải hiểu âm/chữ mình đọc được (tức là hiểu chữ). Theo đó,
khái niệm “không biết chữ” theo logic sẽ là sự phủ định khái niệm “biết chữ”.
Tuy nhiên, trong thực tế định nghĩa khái niệm “biết chữ” không phải là một
công việc đơn giản. Bởi vì người ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với
những hiện tượng xã hội khác và tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia và thích
ứng với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì thế, có thể nói khái niệm “mù chữ”
trong một mức độ nhất định phụ thuộc vào chính sách giáo dục của một nhà
nước cụ thể.
II.Về khái niệm “mù chữ” ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước đã
phát động một phong trào “Bình dân học vụ” để xóa nạn mù chữ. Tuy nhiên, lúc
đó nội dung của khái niệm “mù chữ” chưa được xác định một cách tường minh.
Chỉ đến năm 1956, nội dung của khái niệm này mới xuất hiện trong văn bản
8
hành chính chính thức của nhà nước. Theo đó, một người được xem là biết chữ
(tức là đã “xóa mù chữ”/“thoát nạn mù chữ”) khi người đó có trình độ tương
đương với trình độ đi học lớp 1 đến lớp 3 của cấp tiểu học (trong hệ thống giáo
dục phổ thông 10 năm trước đây). Tiêu chuẩn này đã được ghi ở Điều 1 trong
Quyết định 317/QĐ ngày 26/5/1956 của Bộ Giáo dục. Nội dung cụ thể của
quyết định ấy là như sau:
Điều 1- Được coi là đã thoát nạn mù chữ những người có trình độ đọc và
viết chữ quốc ngữ như sau:
Đọc: đọc chữ viết, chữ in không phải đánh vần từng tiếng và đọc được đúng các
con số có hàng nghìn.
Viết: viết chính tả một bài dài độ 80 tiếng trong 45 phút, không mất nhiều lỗi và
biết viết các con số có hàng nghìn
Điều 2 - Các dân tộc Miền núi đã có văn tự riêng mà đọc, viết chữ dân tộc
đến trình độ quy định ở trên thì được công nhận là đã thoát nạn mù chữ”.
Có thể thấy, tiêu chuẩn nói trên đã tập trung làm rõ ở hai nội dung là đọc
và viết. Nó có thể phù hợp với mặt bằng dân trí lúc đó bởi nền giáo dục Việt
Nam thời kỳ ấy phấn đấu để phổ cập giáo dục tiểu học (lớp 1- lớp 4) cho toàn
dân. Điều cần chú ý là, ở Quyết định này của Bộ Giáo dục, người dân tộc thiểu
số nếu “đọc, viết chữ dân tộc đến trình độ quy định ở trên” thì cũng được coi
như là “biết chữ”, tức không mù chữ. Như vậy, tinh thần cơ bản trong Quyết
định 317/QĐ ngày 26/5/1956 của Bộ Giáo dục cho biết những người “mù chữ”
là những người “không biết chữ”, tức không đạt trình độ tương đương với lớp 3
Tiểu học.
Có thể xác nhận rằng, trên nguyên tắc, tiêu chuẩn về “biết chữ” được Bộ
Giáo dục công bố năm 1956 vẫn được áp dụng cho đến tận ngày nay. Chúng ta
có thể nói như thế là căn cứ vào nội dung của Thông tư số 14 - GDĐT ngày 5
tháng 8 năm 1997 hướng dẫn về “Tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết
quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học” ở Việt Nam, Quyết định số
13/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
“Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ” và Quyết định
số 79/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 “Quy định đánh giá và xếp
9
loại học viên học Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết
chữ”.
Cụ thể, nội dung liên quan đến tiêu chuẩn về “biết chữ” của Thông tư số
14 - GDĐT là như sau: “1. Đối với cá nhân: Người được công nhận biết chữ
phải được kiểm tra công nhận hết mức 3 chương trình chống mù chữ (hoặc hết
lớp 3 Tiểu học)”.
Cụ thể, nội dung liên quan đến tiêu chuẩn về “biết chữ” của Thông tư số
14 - GDĐT là như sau: “1. Đối với cá nhân:Người được công nhận biết chữ phải
được kiểm tra công nhận hết mức 3 chương trình chống mù chữ (hoặc hết lớp 3
Tiểu học)”.
Còn nội dung của Quyết định số 13/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau
khi biết chữ” là: “Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn I: Xóa mù chữ (Lớp 1, 2, 3)
Giai đoạn này (gồm 3 môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội)
dành cho những người chưa đi học bao giờ, bỏ học giữa chừng lớp 1, 2, 3 hoặc
những người mù chữ trở lại.
Giai đoạn II: Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Lớp 4, 5)
Giai đoạn này (gồm 4 môn học: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý,
Khoa học) dành cho những người mới được công nhận biết chữ hoặc những
người bỏ học giữa chừng ở lớp 4, lớp 5.”
Và ở Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008
“Quy định đánh giá và xếp loại học viên học Chương trình xoá mù chữ và giáo
dục tiếp tục sau khi biết chữ”, nội dung “xóa mù chữ” được xác định như sau:
“1. Học viên học hết chương trình lớp 3 và được xếp loại học lực đạt yêu
cầu thì được Thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức lớp học xóa mù chữ xác
nhận vào học bạ: Xác nhận biết chữ”.
10
Ngoài những tiêu chuẩn được nêu ra như trên, những Quyết định hay
Thông tư của Bộ GD&Đ cũng nêu ra một số tiêu chí bổ sung thêm để xác định
đối tượng mù chữ. Theo đó, những tiêu chuẩn bố sung gồm có: a, - Những
người đã học từ lớp 1-3 tiểu học mà bỏ học giữa chừng thì phải được xem là
người mù chữ. Tiêu chuẩn này là để phân biệt số học sinh ở tuổi tiểu học vẫn
đang đi học và số người ở độ tuổi đến trường nhưng không đến trường. b,Những người tự học (chưa bao giờ đến trường) mà không đạt trình độ tương
đương với lớp 3 tiểu học thì cũng được coi là người mù chữ. c,- Những người đã
học đến lớp 5 nhưng khi kiểm tra thì lại không có trình độ lớp 3-5 tiểu học thì
được xem là người tái mù chữ. Điều này có phần khác với quan niệm cho rằng,
tái mù chữ là người không còn giữ nguyên trình độ như lúc đầu đã được đào tạo
ở bất kỳ cấp học nào.
Rõ ràng, như vậy tiêu chuẩn đánh giá người biết chữ sau năm 1956, về cơ
bản, cũng không có gì thay đổi so với Quyết định 317/QĐ ngày 26/5/1956 của
Bộ Giáo dục. Tiêu chuẩn đánh giá người biết chữ trong thời kỳ này được xem là
tương đương với người đã “đủ kiến thức” lớp 3 bậc tiểu học. Cái khác là nó nằm
trong mối quan hệ với mặt bằng giáo dục ở mức cao hơn. Đó là hệ thống giáo
dục Tiểu học gồm 5 lớp (lớp 1- lớp 5) và là thời kỳ nước ta đã phổ cấp giáo dục
bậc Tiểu học. Có thể nói, tiêu chuẩn xác định và đánh giá người biết chữ hay mù
chữ như thế là dựa trên tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của nước
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Một điều cần chú ý là, những Quyết định và Thông tư đã ban hành của
Bộ GD&ĐT không chỉ giới hạn ở vấn đề “mù chữ” đối với chữ quốc ngữ, hiểu
rộng ra là “mù chữ” tiếng Việt - ngôn ngữ “phổ thông” của quốc gia. Những văn
bản của Bộ còn đề cập đến vấn đề “mù chữ” liên qua đến chữ viết của ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số. Theo đó, như “Điều 2” trong Quyết định 317/QĐ ngày
26/5/1956 của Bộ Giáo dục đã ghi rõ “Các dân tộc Miền núi đã có văn tự riêng
mà đọc, viết chữ dân tộc đến trình độ quy định ở trên thì được công nhận là đã
thoát nạn mù chữ”. Rõ ràng, như tinh thần của quyết định này, người Việt Nam
(trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số) nếu đọc, viết chữ dân tộc đến trình
độ quy định như đối với chữ “quốc ngữ” thì cũng có thể coi là người đã xóa
được mù chữ. Như vậy, ở Việt Nam, nếu chỉ giới hạn ở vấn đề “mù chữ” quốc
ngữ là chưa thấy hết đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ của một xã hội đa dân tộc.
11
III.Về khái niệm “tái mù chữ” ở Việt Nam.
Trong hoạt động giáo dục ở Việt Nam, người ta chưa quan tâm đúng
mức tới vấn đề người “bỏ học” nên thường quên đi đến mức độ nào thì được coi
là “tái mù chữ”. Thêm vào đó, người ta cũng chưa coi việc chống “tái mù chữ”
như là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi chính sách giáo
dục. Cho nên vào thời điểm hiện nay, trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ, hầu
như chưa có một tài liệu nào bàn về vấn đề “tái mù chữ” một cách khoa học và
có hệ thống. Tình trạng ấy đến mức, trong nhiều cuốn “Từ điển tiếng Việt” hiện
nay, khái niệm “tái mù chữ” vẫn chưa có riêng một mục từ. Có lẽ sự thờ ơ,
không quan tâm của giới chuyên môn đến hiện tượng này khiến cho ở Việt Nam
tuy tình trạng “tái mù chữ” có xu hướng gia tăng trong xã hội nhưng tiêu chí
nhận diện nó còn chưa được minh định.
Căn cứ vào những nội dung của những Quyết định và Thông tư về xóa mù
chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ của Bộ GD&ĐT, chúng ta có thể hiểu
“tái mù chữ” là hiện tượng “mù chữ” trở lại. Điều đó có nghĩa là những người
“biết chữ”, do không tiếp tục được thụ hưởng giáo dục sau khi biết chữ, đã
không còn giữ được những kiến thức đã học ở thời kì trước. Cụ thể, họ không
còn “biết đọc, biết viết” tương đương với trình độ lớp 3 Tiểu học và khi ấy họ là
“những người mù chữ trở lại” như cách gọi của Quyết định số 13/2007/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, người “tái mù chữ”
ở Việt Nam sẽ là những người đã từng được xác nhận là “biết đọc, biết viết”
(tương đương với trình độ lớp 3 Tiểu học) nhưng sau đó không lưu giữ được khả
năng này nữa.
IV. Những khác biệt về tiêu chí “ mù chữ” và “tái mù chữ” ở Việt
Nam và thế giới.
Tình trạng mù chữ và tái mù chữ là hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội
nên, về mặt bản chất, nó phải được xác định trong mối tương ứng với cảnh
huống ngôn ngữ của xã hội mà nó tồn tại. Điều này có nghĩa là người ta sẽ phải
xem xét nó trong mối quan hệ với những hiện tượng xã hội tùy theo hoàn cảnh
của mỗi quốc gia và thích ứng với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì thế, khái
niệm “mù chữ” và “tái mù chữ” trong một mức độ nhất định phụ thuộc vào
12
chính sách giáo dục của một nhà nước cụ thể. Do đó, giữa Việt Nam và thế giới
sẽ có những khác biệt về tiêu chí nhận diện tình trạng này.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liện hiệp quốc (UNESCO) đã
từng đưa ra định nghĩa về “biết chữ” là: “Sự biết viết, sự biết đọc hay khả năng
biết đọc, biết viết là khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và
dùng chữ được in ra và viết ra liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Theo nội
dung “biết chữ” như vậy, chúng ta nhận biết tổ chức này đã xác định khái niệm
“mù chữ” là sự phủ định nội dung “biết chữ” được thể hiện ở trên. Đó là tình
trạng người không có “khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán
và dùng chữ được in ra và viết ra liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Và gần
đây, Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa lại khái niệm mù chữ trong hoàn cảnh xã hội
hiện nay. Theo đó, “mù chữ” được phân thành nhiều kiểu khác nhau gồm: a,Loại thứ nhất là những người không biết chữ, không đọc sách được; b,- Loại thứ
hai là những người không phân biệt được những phù hiệu, tín hiệu xã hội hiện
đại (ví dụ như bảng đèn hiệu giao thông, biển báo nhà vệ sinh nam, nữ v.v.); c; Loại “mù chữ” thứ ba là những người hiện không biết sử dụng máy tính để học
tập, giao lưu trao đổi, quản lý v.v (Nguồn: chữ,
ngày 20.01.2013).
Như vậy, trong ba kiểu mù chữ nói trên, loại mù chữ thứ hai và thứ ba bị coi là
mù chữ về tính năng. Bởi lẽ, người ta tuy đã được tiếp nhận giáo dục nhưng về
phương diện thường thức khoa học - kỹ thuật hiện đại, họ lại thiếu năng lực thực
hành giống như hiện tượng hay tình trạng mù chữ trước đây. So sánh với những
tiêu chí mà Bộ GD&ĐT Việt Nam xác định, rõ ràng, tiêu chí “ mù chữ” và “tái
mù chữ” ở Việt Nam có sự khác biệt với tiêu chí của thế giới do Liên Hiệp
Quốc đưa ra. Tuy có sự khác biệt nhưng nó phù hợp với trình trạng xã hội hiện
nay của Việt Nam và nó là loại mù chữ theo nghĩa “truyền thống”.
Như vậy, chúng tôi đã trình bày sơ qua một số nét chung nhất về hiện
tượng “mù chữ”, “tái mù chữ” và tiêu chuẩn đánh giá người “mù chữ” ở Việt
Nam. Theo đó người không “mù chữ” là những người đã “đủ kiến thức (biết
đọc, biết viết)” tương đương với lớp 3 bậc tiểu học cả về chữ quốc ngữ và chữ
viết các dân tộc. Đây, như vậy, là những vấn đề liên quan đến chỉ số giáo dục
trong hệ thống giáo dục của quốc gia. Còn hiện tượng “tái mù chữ” là những
người đã từng đạt mức độ “không mù chữ” bị “mù chữ” trở lại. Hai nội dung ấy
13
rõ ràng có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì thế trong hoạt động giáo dục,
việc xóa mù chữ đồng thời phải được tiến hành kết hợp với việc chống tái mù
chữ.
Trong thời điểm hiện nay, chấp nhận khái niệm “mù chữ” và “tái mù chữ”
ở Việt Nam như thế là một thực tế. Trên cơ sở ấy, chúng ta xây dựng các chỉ số
để nhận biết những hiện tượng này trong cộng đồng dân cư. Từ đó, chúng ta sẽ
xây dựng nội dung và các biện pháp xóa mù chữ và chống tái mù chữ một cách
có hệ thống trong chương trình giáo dục quốc gia.
14
CHƯƠNG III.
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN XÓA MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ Ở
QUẢNG BÌNH.
Trước thực trạng mù chữ và tái mù chữ hiên nay ở tỉnh Quảng Bình thường
tập trung nhiều ở vùng biên giới, ven biển; vì vậy, trước hết Ngành Giáo dục
và Đào tạo Quảng Bình cần phối hợp với các tổ chức để làm tốt công tác xóa
mù chữ và chống tái mù như sau:
I. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại khu vực biên giới, ven
biển
Những năm qua, công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở địa bàn
biên giới đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao dân trí cho
đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở khu
vực biên giới còn khá phổ biến. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao, cơ sở vật chất
cho giáo dục còn nghèo nàn.
Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ
đội Biên phòng xây dựng chương trình đẩy mạnh công tác chống mù chữ,
củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập
cộng đồng (TTHTCÐ) khu vực biên giới, ven biển.
Theo Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Ðào tạo)
Nguyễn Hồng Sơn: Với hơn một nghìn xã nằm giáp biên giới Cam-pu-chia,
Lào và Trung Quốc, các TTHTCÐ vùng biên sẽ được triển khai toàn tuyến
nhằm nâng cao dân trí cho người dân. Ðáng chú ý, nhiều năm qua, mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng Bộ đội biên phòng sát cánh cùng
ngành giáo dục, tích cực hỗ trợ cả về vật chất và công sức cho công tác giáo
dục vùng biên giới. Phải nói rằng, vai trò của Bộ đội biên phòng đối với công
tác xóa mù chữ cho đồng bào vùng biên giới, hải đảo là rất lớn. Nhờ có sự
tham gia tích cực của Bộ đội biên phòng, trình độ dân trí của đồng bào các
dân tộc thiểu số trên biên giới được nâng cao, mang lại những hiệu quả tích
cực về mặt xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách
của Ðảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn. Bộ đội biên phòng đã phối
hợp ngành giáo dục tuyên truyền, vận động người mù chữ, tái mù chữ tham
gia các lớp học xóa mù chữ, các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu
15
người
học
trong
các
TTHTCÐ.
Chương trình xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới
của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình trong những năm qua đã thật sự
mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng dần trình độ dân trí cho người
dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc
thiểu số tham gia tích cực các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ an ninh biên giới. Tuy nhiên, do điểm
xuất phát của Quảng Bình thấp nên tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội của đồng bào trên biên giới so với đồng bằng vẫn còn chênh lệch lớn, tỷ
lệ hộ nghèo, cận nghèo còn chiếm hơn 30%... Trước tình hình trên, Bộ đội
biên phòng Quảng Bình khảo sát, đánh giá tình hình tại các xã biên giới.
Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp và chăn nuôi.
TTHTCÐ không chỉ có vai trò giúp người dân được học tập thường
xuyên mà còn trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần tạo ra nhiều mô hình
sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, nhất là nâng cao chất lượng
cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng. Tuy nhiên, đến nay, cơ sở vật
chất của TTHTCÐ của các xã chưa có mà chủ yếu phối hợp chính quyền địa
phương mượn trụ sở, nhà văn hóa thôn để làm nơi học tập, giảng dạy cho
nhân dân. Ðây là vấn đề quan trọng cần sớm được giải quyết để phát huy hiệu
quả
của
TTHTCÐ
tại
địa
phương.
Ngành Giáo dục và bộ đội biên phòng sẽ phối hợp tổ chức điều tra thực trạng
người mù chữ, bỏ học cũng như nhu cầu học tập của người dân và hiệu quả hoạt
động của các trung tâm học tập tại biên giới và hải đảo để củng cố kết quả chống
mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. .
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phối hợp với Bộ đội Biên phòng
thực hiện Chương trình đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập cộng đồng khu vực biên
giới, giai đoạn 2011-2015.
Cụ thể, mục tiêu của chương trình này là giải quyết một cách cơ bản tình trạng
người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học, thất học ở khu vực biên giới, hải đảo
nhằm duy trì và củng cố kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học.
16
Theo đó, ngành Giáo dục và bộ đội biên phòng sẽ phối hợp tổ chức điều tra,
khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ
học, nghỉ học, nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng và hiệu quả hoạt
động của các trung tâm học tập cộng đồng hai khu vực này.
Nằm trong chương trình này, các lực lượng sẽ tổ chức và vận động bà con
đi học để duy trì các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tổ chức các
hoạt động trong trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế địa
bàn biên giới, hải đảo.
Chương trình phối hợp giữa ngành Giáo dục và bộ đội biên phòng sẽ dạy kết
hợp giữa học văn hóa với phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật về biên
giới quốc gia, kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; công tác
tuyên truyền xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa, góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa các dân tộc trong vùng.
II. Phối hợp đẩy mạnh công tác chống mù chữ , củng cố kết quả phổ cập
giáo dục tiểu học
Những năm qua, công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở
địa bàn biên giới đã mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội, góp phần nâng
cao dân trí, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao ý thức quốc gia, quốc giới cho
đồng bào các dân tộc; góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước trên địa bàn biên giới, hải đảo.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng người mù chữ và tái mù chữ vẫn còn nhiều,
tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học ở khu vực biên giới vẫn còn cao; hàng ngàn thôn,
bản vùng sâu giáp biên giới chưa có lớp học hoặc có lớp học nhưng còn tranh
tre, tạm bợ. Từ thực trạng trên đây, và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ xây dựng,
bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc trong thời kỳ mới, Bộ Giáo dục và
Đào tạo Phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xây dựng Chương trình đẩy
mạnh công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phát
triển trung tâm học tập cộng đồng khu vực biên giới, hải đảo giai đoạn 2011 2015 như sau:
1) Mục tiêu
17
1.1. Giải quyết một cách cơ bản tình trạng người mù chữ, tái mù chữ, học
sinh bỏ học, thất học ở khu vực biên giới, hải đảo nhằm duy trì và củng cố kết
quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học.
1.2. Huy động sức mạnh tổng hợp của chính quyền các cấp, các ban
ngành, đoàn thể địa phương để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác chống
mù chữ ở địa bàn biên giới, hải đảo; từng bước xóa bỏ trường học, lớp học tranh
tre, tạm bợ.
1.3. Ngành giáo dục và Bộ đội biên phòng phối hợp tập trung để xây dựng
điểm mô hình trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả và nhân rộng
điển hình tại các xã biên giới, hải đảo.
1.4. Phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan (Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, Y tế, Hội Nông dân, …) tạo lập môi trường để củng cố và duy
trì bền vững kết quả xóa mù chữ thông qua các chương trình giáo dục tại các
trung tâm học tập cộng đồng, các chương trình truyền thông cộng đồng, dạy
nghề, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, góp phần xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở khu vực biên giới, hải đảo.
2) Nội dung, biện pháp
Ngành giáo dục và Bộ đội biên phòng phối hợp:
2.1 Tổ chức điều tra, khảo sát cụ thể, đánh giá khách quan thực trạng
người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ, nghỉ học, nhu cầu học tập của người dân
trong cộng đồng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở
khu vực biên giới, hải đảo.
2.2. Tổ chức và duy trì các lớp học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu
học; tổ chức các hoạt động trong trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với điều
kiện thực tế địa bàn biên giới, hải đảo; kết hợp giữa học văn hóa với phổ biến,
giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật về biên giới quốc gia, kiến thức về khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư, như: Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật,
y tế cộng đồng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
canh tác trồng trọt, chăn nuôi …. Gắn việc xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu
18
học với công tác tuyên truyền xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa,
góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc vùng biên giới, hải đảo.
2.3. Tuyên truyền, vận động người mù chữ, tái mù chữ tham gia các lớp
học xóa mù chữ, các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học trong
các trung tâm học tập cộng đồng.
Tuyên truyền, vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, huy động học sinh bỏ
học tham gia các lớp phổ cập giáo dục.
2.4. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
cho cán bộ, chiến sĩ biên phòng tham gia thực hiện Chương trình xóa mù chữ,
giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp
ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
2.5. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương huy động các nguồn
lực cho công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung
tâm học tập cộng đồng tại địa phương. Vận động các ban ngành, tổ chức, đoàn
thể, cá nhân đóng góp công sức, tiền của, nguyên vật liệu để từng bước xóa bỏ
tình trạng trường, lớp học tranh tre tạm bợ, tiến tới kiên cố hóa trường, lớp học;
giúp đỡ để cải thiện điều kiện dạy học như ủng hộ bàn ghế, sách vở, giấy bút, đồ
dùng học tập cho người học xóa mù chữ thuộc đối tượng khó khăn.
2.6. Nghiên cứu và tổ chức xây dựng thí điểm mô hình trung tâm học tập
cộng đồng hoạt động có hiệu quả ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam
bộ, tiến tới nhân rộng trong các xã biên giới, hải đảo trên toàn quốc. Vận động
phong trào các trường phổ thông miền xuôi kết nghĩa, đỡ đầu các trường ở các
thôn, bản miền núi, vùng sâu, vùng xa trên biên giới, hải đảo, hai ngành trực tiếp
chủ trì tổ chức các lớp nội trú dân nuôi ở nơi có đồn biên phòng.
2.7. Tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng cơ chế chính sách
đầu tư xây dựng trường, lớp học; chế độ hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên; cán bộ,
chiến sỹ biên phòng làm công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và
phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở địa bàn biên giới, hải đảo.
19
2.8. Vận động các chính sách, chế độ theo quy định đối với cán bộ, chiến
sĩ biên phòng tham gia công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và
phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở địa bàn biên giới, hải đảo.
III. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân khu vực biên giới hiện nay, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
vận động quần chúng trong tình hình mới.
Trong tình hình cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, hệ thống
chính trị cơ sở ở khu vực biên giới đang trong quá trình xây dựng và củng cố.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng ở nhiều nơi còn yếu; số
lượng, chất lượng đảng viên ở các xã vùng sâu, vùng xa còn thấp; công tác phát
triển Đảng ở vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; còn nhiều thôn, bản
“trắng” đảng viên và chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ. Năng lực lãnh đạo,
quản lý, điều hành và trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cơ sở ở vùng đồng
bào còn hạn chế. Do đó, công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự, xử lý
giải quyết các vụ việc xẩy ra ở địa phương còn sơ hở, lúng túng, hiệu quả thấp,
nhất là các vụ việc liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo.
Tình hình kinh tế, xã hội mặc dù đã được cải thiện, nâng lên, song tỷ lệ
đói nghèo, thiếu đất sản xuất còn cao; Kết cấu hạ tầng đã được đầu tư phát triển,
song nhiều công trình chất lượng, hiệu quả sử dụng thấp. Văn hóa, giáo dục, y tế
trong vùng đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG) còn thấp; tỷ lệ mù
chữ và tái mù chữ cao, các cơ sở y tế mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân. Nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn được coi trọng
và duy trì, bên cạnh đó một số hoạt động văn hóa truyền thống mang bản sắc
văn hóa dân tộc đang ngày bị mai một, biến dạng và mất dần. Các hoạt động văn
hóa, sinh hoạt cộng đồng không được duy trì thường xuyên như trước, đáng chú
ý hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh, thanh niên vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số bị tác động của lối sống thực dụng, không giữ được phong tục, tập
quán và văn hóa truyền thống của dân tộc mình, dễ bị các đối tượng lợi dụng,
mua chuộc, lôi kéo.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoạt động của các loại
tội phạm ở KVBG và những vấn đề an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... đang tiềm ẩn và tạo ra những
khó khăn lớn cho việc ổn định dân cư, phát triển kinh tế của địa phương. Các thế
20
lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ,
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ; lợi dụng đặc điểm lịch sử xã hội, đời
sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế của đồng bào để chống
phá cách mạng nước ta, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trước diễn biến tình hình trên các tuyến biên giới, để hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới
quốc gia, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở KVBG, chỉ huy
các đơn vị BĐBP đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, giải pháp tích
cực lãnh đạo triển khai các nhiệm vụ của công tác biên phòng, trong đó có công
tác vận động quần chúng, phát huy vai trò sức mạnh to lớn của quần chúng nhân
dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Vì vậy để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân khu vực biên giới hiện nay, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận
động quần chúng trong tình hình mới, các lực lượng xã hội nói chung và lực
lượng bộ đội biên phòng nói riêng cần phải:
- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng
nhân dân trong xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới. Các đơn vị phải thường
xuyên coi trọng, luôn bám sát hướng dẫn của cấp trên, tình hình thực tế ở địa
bàn và nhiệm vụ của đơn vị. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tập trung tuyên truyền
cho cán bộ và nhân dân, các lực lượng ở KVBG chấp hành tốt các chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách, văn bản
pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới, các vấn đề về chủ quyền biển,
đảo, về công tác phân giới, cắm mốc, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động
của bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và hoạt động của các loại
tội phạm.
- Chủ động tham mưu cho địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính
trị cơ sở vững mạnh: Tập trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính
quyền và các đoàn thể ở cơ sở; phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ tại chỗ là
người dân tộc. Bên cạnh đó, BĐBP tăng cường cán bộ cho các xã biên giới đặc
biệt khó khăn; đồng thời giới thiệu cán bộ, đảng viên ở các đồn biên phòng về
sinh hoạt đảng tại các chi bộ thôn, bản phức tạp về an ninh trật tự để tăng cường
vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và xây dựng các tổ chức quần chúng
21
vững mạnh; đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, xóa các thôn, bản “trắng” đảng
viên, kiện toàn tổ chức đoàn thể và xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ.
- Tổ chức các hoạt động giúp các địa phương phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Chỉ đạo triển khai nhiều mô hình giúp dân phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, một số mô hình đã
mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát
triển kinh tế cho các hộ gia đình. Tổ chức đợt vận động “Mái ấm cho người
nghèo nơi biên giới, hải đảo” Bộ đội Biên phòng tích cực tham gia thực hiện
công tác y tế và giáo dục ở địa bàn KVBG với các hoạt động, như tổ chức khám,
chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân, mở các lớp học xóa mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học và nhiều hoạt động khác có ý nghĩa chính trị, xã hội
sâu sắc. Phát động và nhân rộng mô hình ảnh “Người thầy thuốc quân hàm
xanh”, “Người thầy giáo quân hàm xanh”, “Người cán bộ xã mang quân hàm
xanh”, “Chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh”...
- Xây dựng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
an ninh trật tự ở KVBG. Quán triệt quan điểm “Sự nghiệp cách mạng là của
dân, do dân, vì dân”, các đơn vị cần tích cực tổ chức triển khai thực hiện các
phong trào “Quần chúng nhân dân tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới
và giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới”, “Tổ tàu thuyền an toàn”, “Nghĩa
tình biên giới hải đảo”, “Thanh niên xung kích bảo vệ biên giới”, “Già làng,
trưởng bản gương mẫu”...
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới. BĐBP và các đơn vị cơ sở phối, kết
hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, lực lượng từ Trung ương đến địa
phương trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội đối với KVBG để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn
dân hướng về biên giới, góp phần củng cố kết cấu hạ tầng KVBG, từng bước
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân; phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội ở KVBG.
22
Chương V
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC CHƯƠNG TRÌNH
XMC VÀ GDTTSKBC LỚP 1,2,3; KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
I. Sơ lược về chương trình và tài liệu học chương trình XMC và
GDTTSKBC từ trước đến nay.
1. Về chương trình
Trong những năm thập niên 90 của thế kỷ XX, thực hiện Chỉ thị 01 –
HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về công tác xóa mù chữ, chúng ta sử dung
chương trình Chương trình học chống mù chữ với yêu cầu là sau khi học xong
chương trình, học viên có được một số kiến thức, kỹ năng bản về đọc, viết, tính
toán và vận dụng kỹ năng biết chữ vào cuộc sống . Những kiến thức về cuộc
sống xoay quanh 4 lĩnh vực: đời sống gia đình, bảo vệ sức khỏe, kinh tế và thu
nhập, ý thức công dân. Mỗi lĩnh vực đề cập đến 5 chủ đề thiết yếu khác nhau
không được học riêng rẽ mà được lồng ghép trong các bài học chữ, học
tính.Chương trình được thực hiên trong 150 buổi ( mỗi buổi 150 phút) và được
chia thành 3 mức với các yêu cầu về nội dung và thời gian khác nhau ( Mức 1:
32 buổi; mức 2: 65 buổi; mức 3 53 buổi).Chương trình học sau XMC nhằm củng
cố, nâng cao và phát huy kết quả của chương trình học CMC đã đạt được, chống
mù chữ trở lại.Nội dung của chương trình học sau XMC được mở rộng và nâng
cao, bao gồm 6 lĩnh vực hành dụng. ( thêm lĩnh vực dân số - môi trường, kỹ
thuật nông nghiệp). Kiến thức hành dụng và kỹ năng biết chữ được lồng ghép
trong từng chủ đề và nâng cao dần theo một trình tự hợp lý. Chương trình học
sau XMC được học trong 96 buổi, chia thanh 2 mức, mỗi mức 48 buổi.
Ngày 29/8/1996, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có Quyết định số 3606/GD-ĐT
ban hành Chương trình Giáo dục tiểu học hệ Bổ túc. Sau khi hoàn thành Chương
trình, người học được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học hệ bổ túc.
Ngày 29/9/2003, ban hành Chương trình Giáo dục bổ túc tiểu học (theo
Quyết định số 46/2003/QĐ-BGD&ĐT) thay thế Chương trình Giáo dục tiểu học
hệ Bổ túc trên. Chương trình Giáo dục bổ túc tiểu học chia thành 5 lớp và thực
hiện theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (150 buổi) chia thành 3 lớp (lớp 1,2,3); giai
đoạn 2 (150 buổi) gồm 2 lớp 4 và 5. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, người học
23
được công nhận biết chữ; hoàn thành giai đoạn 2, người học được cấp bằng tốt
nghiệp tiểu học hệ Bổ túc.
2. Về tài liệu
- Thời kỳ BDHV có sách "Vần quốc ngữ", "Vần kháng chiến", "Tập đọc
kháng chiến".
- Thời kỳ BTVH có sách BTVH cấp I, ngoài ra còn có các bộ sách dành
riêng cho vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp ...
- Những năm 90 của thế kỷ XX, có bộ tài liệu XMC, sau XMC dành cho
người lớn, dùng chung cho cả nước, bao gồm: Tiếng Việt-Học tính tập I, Tiếng
Việt-Học tính tập II, Tiếng Việt-Học tính tập III, Tiếng Việt-Học tính tập IV;
sách BTTH Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5, Toán 4, Toán 5 do UBQG chống nạn mù
chữ biên soạn. Các tài liệu này được hướng dẫn chi tiết, cụ thể về nội dung và
phương pháp giảng dạy (thiết kế tài liệu, dạy học theo chu trình VTR) và được
in trong các cuốn sổ công tác CMC-PCGDTH của UBQG chống nạn mù chữ,
Hội LHPNVN, Hội Nông dân VN, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng ... Ngoài ra,
còn có bộ sách dành riêng cho học viên người dân tộc.
Việc thực hiện Chương trình và tài liệu học XMC, sau XMC rất linh hoạt:
các địa phương có thể thay thế và bổ sung vào lưới chương trình quốc gia những
chủ đề, bài học sao cho phù hợp và tự biên soạn những tài liệu cho các chủ đề,
bài học thay thế đó. Đối với các kiến thức hành dụng, có thể tận dụng các tài
lieụe dưới dạng tờ gấp, tờ rơi, áp phích ... của các ngành, các tổ chức xã hội,
đoàn thể
II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC CHƯƠNG
TRÌNH XMC VÀ GDTTSKBC
A. CHƯƠNG TRÌNH XMC VÀ GDTTSKBC
1. Định hướng, yêu cầu biên soạn Chương trình XMC và
GDTTSKBC
1.1. Cơ sở/căn cứ để biên soạn chương trình
- Phù hợp Luật Giáo dục (điểm a, khoản 1, điều 45 quy định Chương trình
XMC và GDTTSKBC là một trong 4 chương trình GDTX).
- Chủ trương đổi mới Chương trình và SGK theo Nghị quyết 40/2000 của
Quốc hội khóa IX.
24
- Chủ trương đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các
chương trình GDTX của Chính phủ.
- Thực hiện mục tiêu về XMC để xây dựng XHHT theo Quyết định số
112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (mở rộng độ tuổi XMC và nâng tỷ
lệ biết chữ).
- Nhằm củng cố kết quả XMC, hạn chế hiện tượng tái mù chữ.
- Khắc phục những hạn chế, bất cập của Chương trình Giáo dục bổ túc
tiểu học (theo Quyết định số 46/2003/QĐ-BGD&ĐT).
1.2. Định hướng
Xây dựng Chương trình XMC và GDTTSKBC dựa trên Chương trình GDTH
nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học viên người lớn và điều kiện học
tập của GDTX. Cụ thể như sau:
- Giảm số môn học (chương trình chỉ có 5 môn học, bao gồm các môn
Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và địa lý).
- Giảm thời lượng của các môn học, tăng thời lượng cho ôn tập, luyện tập
và thực hành. (Tiếng Việt chiếm khoảng 43,5%, Toán: 46,4%, Tự nhiên và xã
hội: 42,9%; Lịch sử và địa lý, Khoa học chiếm khoảng 50% thời lượng các môn
trong chương trình GDTH).
- Giảm dung lượng kiến thức mà học viên người lớn đã biết, đã có kinh
nghiệm hoặc ít sử dụng. Tăng cường, bổ sung kiến thức hành dụng cho người
học.
1.3. Yêu cầu
- Chương trình bảo đảm phù hợp đối tượng người lớn (ngắn gọn, cơ bản,
tinh giản, thiết thực và vận dụng ngay).
- Bảo đảm tương đương chuẩn của chương trình GDTH để những người
có nhu cầu có thể tiếp tục học lên bậc THCS. Vì vậy, phải căn cứ vào chuẩn của
chương trình GDTH và các định hướng đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương
pháp, phương tiện dạy học và cách kiểm tra, đánh giá để biên soạn chương trình.
- Căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu, vốn sống, điều kiện và khả năng của
người lớn khi xây dựng chương trình.
25