Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hướng đi trong tương lai cho ngành thủy sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.17 KB, 5 trang )

Hướng đi trong tương lai cho ngành thủy sản Việt Nam
Trong 5 năm trở lại đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có được
những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có thể thành
công hơn nữa trong tương lai, chúng ta đã và đang phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, đưa ra những chiến lược,
giải pháp đúng đắn, hoạch định hướng đi lâu dài đều là những yếu tố
vô cùng quan trọng và cần thiết.
1. Tập trung vào các thị trường tiềm năng
Hiện nay và cả trong tương lai gần, ngành thủy sản Việt Nam được
dự kiến sẽ đitheo xu hướng nâng cao tỉ trọng xuất khẩu, tập trung
vào các thị trường tiềm năng như Mỹ, Thụy Điển, Châu Phi… Do
đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cần được đề cao hàng
đầu. Đồng thời, nếu muốn tình hình xuất khẩu có nhiều khởi sắc,
công tác xúc tiến thương mại và các hoạt động đối ngoại cũng cần
được đẩy mạnh hơn nữa. Để có được điều này, chắc chắn phía các
cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hết sức cho các doanh nghiệp
phát triển mối quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế để từ đó
thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản.
2. Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định


Để phát triển ngành thủy sản Việt Nam, việc nâng cao chất lượng
nguyên liệu cũng là yếu tố cần được đề cao hàng đầu. Mỗi một địa
phương cần có chiến lược riêng, đảm bảo quy hoạch vùng nuôi hợp
lý, tập trung phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu
của địa phương. Bên cạnh đó, công tác thông tin dự báo cần được
tăng cường, góp phần ngăn chặn và khắc phục kịp thời những sự cố
bất lợi gây ra bởi yếu tố thời tiết.
Cùng với việc nuôi trồng, nhiều địa phương có sông, biển cần tập
trung hơn nữa trong việc khai thác thủy, hải sản. Các tàu đánh bắt xa
bờ cần có công suất lớn, kỹ thuật hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả




khai thác và bảo quản sản phẩm với chất lượng cao nhất.

3. Đầu tư phát triển công nghệ chế biến
Để ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, khi có được
nguồn nguyên liệu ổn định, khâu chế biến thủy sản cũng cần có
bước phát triển hơn nữa trong những năm sắp tới.


Đối với các doanh nghiệp, nhà nước cần tạo điều kiện về vốn, chính
sách để cơ sở chế biến có thể đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô
sản xuất, góp phần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc
tế. Bên cạnh đó, việc chế biến thủy sản cần tập trung vào những sản
phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Với các cơ sở chế biến có vi phạm các tiêu chuẩn về đảm bảo an
toàn thực phẩm, các địa phương cần phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm tránh ảnh hưởng đến lợi ích chung.
4. Quản lý và đào tạo cán bộ
Đối với bất cứ ngành, nghề nào, con người cũng đều là một trong
những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, với các cơ quan quản lý nhà
nước, cán bộ cần thường xuyên được đào tạo, nâng cấp về chuyên
môn, nghiệp vụ. Với các doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
nghiên cứu cũng cần không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ.
Nhờ đó, chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng được nâng cao.
Giữa tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến động, bất
cứ ngành nghề nào cũng gặp phải những khó khăn, thách thức nhất
định. Tuy nhiên, nếu hoạch định được hướng đi đúng đắn, ngành
thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều bước đột phá trong những năm tới
đây.





×