Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.52 KB, 55 trang )

Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Đề tài: Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị
trường Mỹ
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự động hoá thương mại diễn ra
hết sức mạnh mẽ chính những đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang
phát triển gặp không ít những khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa_ hiện đại hóa đất nước nhất là về vốn, công nghệ và kĩ thuật. Và Việt Nam
cũng nằm trong số các nước phát triển đó, mặt khác. Toàn cầu hóa và tự do hóa
thương mại cũng tạo ra thuận lợi rất nhiều cho các nước đang phát triển về xuất
khẩu. Do đó để thực hiện được mục tiêu của mình trong phát triển kinh tế trong
các năm tiếp theo, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định“ Chiến lược phát triển của
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
1
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu thay thế dần nhập
khẩu”
Xuất khẩu thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không
ngừng ra tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng tạo điều kiện cho
kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động cân bằng cán cân xuất khẩu. Ngành
thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút
một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất,
làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của
ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu
người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100
nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản
là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng


quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996,
ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng
lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo
dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các
nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành.
Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ,
Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn
lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối
quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
2
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội
nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản vào Mỹ nói riêng là một trong những
hoạt động quan trọng của đất nước và của ngành thủy sản. Mỹ và Việt Nam là
hai nước quan hệ ngoại giao kinh tế văn hóa thương mại giữa hai nước đã hình
thành. Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá
quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với
Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm
1995. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cấp cao hai
nước đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước. Song
song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. Việc thông qua Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh
dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD
năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 – năm trước khi BTA có hiệu lực. Năm

2003 kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt gần 5,8 tỷ USD và Việt
Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong thời gian qua có nhiều bất cập và
khó khăn. Nguy cơ suy giảm ở nhiều thị trường lớn tại Mỹ, sức mua của người
dân, doanh nghiệp giảm rõ rệt khiến hàng Việt Nam nhập vào Mỹ thực tế đã
giảm mạnh ngay từ đầu năm 2008. Thông kê của bộ công thương cho thấy, tháng
tám đầu năm 2008, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2007
(đạt 7,65 tỉ USD) trong khi tám tháng đầu năm 2007 tăng 25,7%). Xuất phát từ
vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu thủy sản đối với sự phát triển
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
3
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
kinh tế xã hội của đất nước em đã nghiên cứu đề tài này. Để góp phần giúp thủy
sản ngày càng phát triển và vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những
khó khăn này. Đề tài mang tên “Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản
Việt Nam trên thị trường Mỹ”
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I : Lý luận chung về rào cản cạnh tranh
Chương II: Rào cản cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào
Mỹ
Mục đích nghiên cứu đề tài này: Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
vào thị trường Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt
Nam.
Thông qua việc tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng qua
mạng Internet và qua sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thu Hường đã giúp em
hoàn thành bài viết này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn
chế nên đề tài này có nhiều sai sót, vì vậy em mong được sự chỉ dẫn của thầy cô.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN CẠNH TRANH
1. Khái niệm cạnh tranh.
1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh với tính chất là một hiện tượng xã hội, chỉ xuất hiện dưới tiền đề
kinh tế và xã hội cụ thể. Cạnh tranh có tính chất là động lực phát triển nội tại.của
mỗi nền kinh tế, chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh cũng
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
4
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
chỉ diễn ra khi pháp luật thừa nhận nó và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình
sử hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh, tự do khế ước tự
chủ các quyền cá nhân được hình thành và đảm bảo.Cạnh tranh chỉ diễn ra khi
không có bất kì một quy định nào hay một hành vi nào ngăn cản sự ra nhập các
doanh nghiệp tiềm năng những doanh nghiệp gia nhập thị trường
Cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganh đua của các thành viên của
một thị trường hàng hóa, sản phẩm công cụ nhằm mục đích lôi kéo về phía mình
ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường.
Cạnh tranh là áp lực cưỡng bức bên ngoài buộc các doanh nghiệp phải tìm
mọi giải pháp để nâng cao, nâng cấp lao động trong doanh nghiệp, đưa ra thị
trường sản phẩm giá cả hợp lý…
1.2 Vai trò trong cạnh trạnh
Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất công nghiệp và dịch vụ phải tạo ra những
sản phẩm chất lượng, ngày càng cao và giá thành hạ.
Cạnh tranh cũng là cơ hội bắt các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ mới,
tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Cạnh tranh có khả năng tạo sức ép để chống trì trệ, khắc phục suy thoái và
buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả
Cạnh tranh tạo sự đổi mới liên tục và phát triển liên tục.Các doanh nghiệp
luôn luôn phải vận động đổi mới củng loại kiểu dáng phương thức kinh doanh

2. Khái niệm rào cản trong cạnh tranh.
2.1 Khái niệm
Rào cản trong cạnh tranh là gì cản trở ngăn chặn các thành viên của một thị
trường hàng hóa, sản phẩm công cụ nhằm làm giảm khách hàng, thị trường và
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
5
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
thị phần trên thị trường. Rào cản chính là nhưng khó khăn thách thức, như một
bức tường ngăn cản sự phát triển của thành viên trong ngành.
Hạn chế cạnh tranh có nghĩa là đi đến thủ tiêu cạnh tranh_động lực phát triển
của kinh tế thị trường_ là phá vỡ cạnh tranh và cuối cùng là phá vỡ cơ cấu của
thị trường. Đây là hiện tượng đi ngược lại lợi ích chung của công đồng, của nền
kinh tế và cuối cùng là đi ngược nguyên lý phát triển kinh tế thị trường.
2.2 Phân loại rào cản trong cạnh tranh
Có rất nhiều các rào trong cạnh tranh cản gây trở ngại cho sự cho các doanh
như:
Rào cản về thuế quan (về xuất khẩu và nhập khẩu)
Rào cản về thủ tục hành chính của Việt Nam. Các công cụ điều tiết cạnh tranh
của nhà nước (Chính sách thuế, kiểm soát giá cả, Điều chỉnh độc quyền, quốc
hữu hóa, ban hành pháp luật cạnh tranh)
Rào cản về giá (giá bán của doanh nghiệp chưa có tình cạnh trsnh cao so với thị
trường)
Rào cản đối thủ mạnh trong ngành, và các việc nhập cuộc của các doanh nghiệp
tiềm năng
Rào cản gia nhập ngành
Rào cản rút lui khỏi ngành
Rào cản về công nghệ sản xuất lạc hậu
Rào cản do cạnh trạnh không lành mạnh: là những hành vi cụ thể của một chủ
thể kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh (
chứ không chỉ là trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho đối thủ cạnh

tranh hay bạn hàng cụ thể. Các hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh
( ngăn cản được áp dụng đối với đối thủ tiềm năng, những doanh nghiệp đang
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
6
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
tìm cách ra nhập thị trường, việc ngăn cản các đối thủ cạnh tranh được thể hiện
chủ yếu thông qua thủ thuật bán phá giá; rèm pha và bôi nhọ đối thủ; bội tín: bóc
lột : ở đây được hiểu là sự hưởng trái phép hay lạm dụng thành quả của một
doanh nghiệp này đối với một doanh nghiệp khác.
CHƯƠNG 2 : RÀO CẢN TRONG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY
SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ.
1. Khái quát về ngành thủy sản nước ta
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia đang
được nhà nước đầu tư phát triển. Thủy sản là một trong nhưng ngành sản xuất
kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế _xã hội loài
người. Thủy sản đóng vai trò cho việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Theo
số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn
1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của
ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản
trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng
7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ
sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng,
chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự
chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi
nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác.
Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ
2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Từ cuối
thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến không ngừng.
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh

7
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành
Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức:
CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện
Tổng sản lượng thuỷ
sản
Trong đó:
- Sản lượng khai thác
hải sản
- Sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản
tấn

-
-
1.600.000

1.000.000
600.000
2.174.784

1.454.784
720.000
Kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản
triệu USD 900 - 1.000 1.478,6
Thu hút lao động thuỷ
sản
nghìn người 3.000 3.400

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản
xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công
nghiệp hoá.
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Năm Toàn quốc
Công nghiệp
- Xây dựng -
Dịch vụ
Nông - Lâm - Thuỷ sản
Tổng số
Riêng Thuỷ
sản
1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0
1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5
1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
8
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1
2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5
2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4
Tốc độ tăng
trưởng bình
quân
13,0 14,9 9,5 14,6
Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản
1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước
Sản lượng thủy sản của Việt Nam không ngưng tăng lên theo các năm. Ngành
công nghiệp chế biến thủy sản đã và đang phát triển về số lượng nhà máy, chế

biến cũng như chế xuất thủy sản. Đầu tư cho đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy
sản tăng, số lượng thuyền tăng.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền
đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử
dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong
đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm
năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử
dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công
trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các
diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển
là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với
các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi
lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang
sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu
đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt
các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
9
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải
tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
1.2 Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang các nước khác
Thị trường Số lượng(tấn) Giá trị(USD)
EU 162139.2 527872801
Hoa Kỳ 56240.6 413589217
Nhật Bản 64351.2 396233096
Châu Á (không kể Nhật Bản,
ASEAN)
111860.5 340631907

Châu Âu (không kể EU) 46181.3 118471273
ASEAN 39487.8 108108489
Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ) 20809.2 86043658
Châu Đại dương 13416.8 68820191
Thị trường khác 8030.9 30898126
Châu Phi 4993.2 13735902
Total 527510.7 2104404660
Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2007
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHÍNH NGẠCH TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG
8/2007
Mặt hàng Số lượng (Tấn) Giá trị (Đô la Mỹ)
Tôm 73347.4 720985405
Cá tra, basa 213578.6 564762570
Nhuyễn thể chân đầu 48837.1 165636695
Cá 50198 160984666
Mặt hàng khác 27862.3 95858919
Cá Ngừ 32158.3 90851266
Tôm chế biến 8410.4 69133048
Cá khô 18798.2 68326099
Giáp xác khác 7896.6 59633086
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
10
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Cá chế biến 28842.2 41460524
Mực khô 6149.2 39918630
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 8404 21757985
Tôm khô 2745.3 3706114
Tôm hùm 27.9 741571
Nhuyễn thể khác 243.7 460685
Tôm hùm, tôm mũ ni 12.2 187397

Total 527511.4 2104404660
Nguồn: Trung tâm Tin học Thuỷ sản
1.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kì
Hàng thuỷ sản cũng sẽ tiếp tục khai thác thị trường Mỹ - nơi mà kim ngạch nhập
khẩu thuỷ sản hàng năm lên đến 12 tỷ USD; trong khi đó, hàng thuỷ sản Việt
Nam năm 2007 mới chỉ chiếm 6,2% số này. Bởi vậy, ngành thủy sản Việt Nam
đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2008, chiếm
khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ.
+ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ
Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 80
triệu USD, tăng gấp đôi năm 1997 (40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ
sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD, đạt 130 triệu USD,
tăng 62,5% so với năm 1998.
Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004
Đơn vị : Nghìn USD
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004
Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45
Cá sống 175 216 201 271 357
Cá sấy khô, ướp muối,
hun khói …
374 596 722 1,005 3,549
Hải sản thân mềm, 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
11
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
nhuyễn thể
Cá đông lạnh (không
bao gồm cá filê hoặc
cá thịt khác)
6,80 10,22 9,23 10,70 14,71

Cá tươi (không bao
gồm cá filê hoặc cá
thịt khác)
9,59 16,64 24,67 23,66 25,38
Cá filê và cá thịt khác
tươi, hoặc đông lạnh
32,61 41,72 69,17 56,45 78,36
Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và
Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999
và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ
trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí
thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7). Cá
tra, ba sa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Hoa
Kỳ.
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn
thuỷ sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.
Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt
654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt
777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất
khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
12
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
của Việt Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469
triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản. Tôm và cua chế biến đạt
162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do

tác động của thuế chống bán phá giá.
Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như
mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực
khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là
602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đông
lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD.
Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá
tra, cá ba sa philê đông lạnh và tôm đông lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất
khẩu của Việt Nam.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong
quý I/2008 đạt trên 797 triệu USD, tăng gần 13% và khối lượng xuất đạt 221.700
tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu
lớn nhất, đạt trên 213 triệu USD, chiếm 26,7% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam, có mức tăng trưởng 21,5%. Điểm đáng chú ý là mặt hàng tôm đã
có tốc độ tăng trưởng khá mạnh tại thị trường này với trên 39%, trong đó thị
trường Anh đạt mức tang nhảy vọt trên 226%. Thị trường Nhật Bản xếp thứ hai,
đạt 138,6 triệu USD, chiếm 17,4%. Đây là tháng thứ 3 liên tục từ đầu năm đến
nay nhập khẩu của thị trường Nhật Bản tiến triển thuận lợi. Gần đây, Xuất khẩu
thủy sản sang Mỹ đã tăng vượt trội trong tháng 9/2008 với 100,7 triệu USD, tăng
tới 75% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp xuất khẩu thủy sản sang thị trường này
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
13
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
thoát khỏi tình trạng suy giảm.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính chung
9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 534,5 triệu USD,
tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng vài tháng trươc đây, Theo Tổng cục
Hải quan, nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam - Hoa Kỳ - chỉ còn

chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 3 giảm khá mạnh cả về khối lượng
(-13,5%) và giá trị (-15%), chỉ đạt gần 15.900 tấn, trị giá 112,6 triệu USD. Đây
là tháng thứ hai liên tiếp thị trường Mỹ đạt mức tăng trường âm.
Nguyên nhân sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ thời gian trước
cho là do nền kinh tế Mỹ suy thoái, sức mua của người dân bị hạn chế, đồng đôla
Mỹ mất giá. Thêm vào đó, có thời điểm đồng Việt Nam khan hiếm, các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó trong việc chuyển đổi tiền, doanh nghiệp và
người nuôi trồng thủy sản đều thiếu vốn đầu tư.
Ngoài ra, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá một số mặt hàng của Việt Nam
cũng khiến xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chịu tác động tiêu cực.
Ngày 19/9 vừa qua, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) đã thông báo lùi thời hạn công
bố kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với tôm
Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tới ngày 2/3/2009, thay vì trước 31/10 năm nay
như dự kiến. Riêng đối với mặt hàng cá tra, basa philê đông lạnh, Uỷ ban
Thương mại Quốc tế Mỹ đã biểu quyết việc tiến hành đợt xem xét hành chính 5
năm áp thuế chống bán phá giá để đi đến quyết định tiếp tục áp thuế hay xóa bỏ.
Trong cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ, tôm đang là mặt hàng chủ lực. Lý giải
nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng âm này, lãnh đạo một DN thuỷ sản Việt
Nam cho rằng, từ giữa năm 2007 đến nay, nền kinh tế Mỹ có những diễn biến sa
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
14
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
sút, có nguy cơ đứng bên bờ suy thoái. Do vậy, người dân Hoa Kỳ lo ngại trước
các diễn biến xấu và hạn chế sức mua, trong khi đó hải sản, nhất là tôm, vốn
được coi là những mặt hàng cao cấp càng bị ảnh hưởng rõ ràng hơn. Hơn nữa,
tôm thẻ chân trắng đang chiếm lĩnh thị trường - đặc biệt khi đối tượng này được
nuôi rộng rãi ở cả Trung Mỹ và châu Á, có giá thành rẻ hơn tôm sú và kích cỡ
tôm đã được cải thiện rất nhiều, đáp ứng tốt tại thị trường Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Hơn một năm qua, đồng đôla Mỹ liên tục mất giá, cộng với tình trạng đồng VN

đã có những thời điểm rơi vào tình trạng khan hiếm khiến việc chuyển đổi tỷ giá
gây khó khăn cho cả các nhà chế biến xuất khẩu và người dân nuôi tôm.
Ngoài ra, một nguyên nhân có tác động khá trực tiếp là sản lượng tôm nguyên
liệu trong nước không tăng. Tình hình nuôi tôm phát triển không đồng đều, chất
lượng con giống chưa đảm bảo và chưa được kiểm dịch đầy đủ.
Người dân nuôi tôm phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (>1,5%), thậm chí
nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 3-5%/tháng. Hiện ở ĐBSCL đã được phép nuôi
tôm chân trắng, song, cái khó lớn nhất là con giống không đảm bảo. Nhiều địa
phương nhập giống từ Trung Quốc mà không được kiểm dịch. Tôm đến mùa thu
hoạch phần lớn là cỡ nhỏ nên hiệu quả không cao.
Một nguyên nhân khác cũng rất đáng chú ý là dự báo về triển vọng ngành tôm
không được tốt lắm do giá tôm trên một số thị trường quốc tế không được cải
thiện. Điều này không khuyến khích tích cực cho người nuôi tôm tiếp tục đầu tư
và phát triển nuôi, trong khi mọi chi phí giá thành lại tiếp tục tăng cao. Đã có
một số ít diện tích nuôi tôm được chuyển đổi sang hình thức canh tác khác hiệu
quả hơn.
2. Các rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam tại Mỹ
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
15
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của cả
thế giới nên cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng vô cùng gay gắt
và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm
2002 sau khi BTA có hiệu lực.
2.1 Sự cản trở của những chính sách bảo hộ của Mỹ
Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia
tăng. Hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng đang vấp phải sự cản trở của những
chính sách bảo hộ này. Cá tra và cá ba sa đang phải chịu thuế chống bán phá giá
từ 37% đến 64%. Tôm đông lạnh và đóng hộp cũng đang chịu sự áp đặt thuế
chống bán phá giá.

2.2 Doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu nhiều phong tục tập quán, tác phong
khi đàm phán, pháp luật đều mới lạ.
Hoa Kỳ là nước có hệ thống luật pháp chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp bậc nhất thế
giới. Không có luật sư thì ngay cả người dân Mỹ cũng khó sinh sống một cách
bình thường. Ngoài luật pháp Liên bang còn có hệ thống luật pháp của các bang.
Vì vậy, quan hệ thương mại thường xuyên phải gắn với tư vấn pháp lý. Sự hiểu
biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Mỹ như luật lệ làm ăn còn quá
ít , hệ thống luật của Mỹ lại chặt chẽ, phức tạp. Các doanh nghiệp của Việt Nam
vào thị trường của Mỹ ngoài việc nắm vững được nhu cầu các doanh nghiệp của
Việt Nam phải nắm được các phong tục tập quán tác phong khi đàm phán, pháp
luật, mới lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam
2.3 Các loại thủy sản nước ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn ở dạng sơ
chế, có giá trị chưa cao.
Thuỷ sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu
mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
16
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
do các cơ sở thuỷ sản Việt Nam chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa
Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ
sản ở Việt Nam như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Chất lượng xuất khẩu của ta còn kém, khâu chế biến chưa được đầu tư thích
đáng, Mới chỉ là khâu sơ chế do đó xuất khẩu thủy sản xuất khẩu của chúng ta
còn kém sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu cảu thị trường thế giới ( ví
dụ hàng bị trả về). Do chất lượng hàng xuất khẩu bị hạn chế dẫn tới hàng xuất
khẩu của Việt Nam thua xa so với mặt hàng cùng loại trên thị trường thế giới.
Có ít lao động có trình độ cơ sở hạ tầng yếu chưa đồng bộ với trình độ công
nghệ lạc hậu khi khai thác, nuôi trồng chế biến, dẫn đến năng suất và hiệu quả
còn thấp
2.4 Hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ phải trải qua hải quan chặt chẽ.

Những áp lực của hàng thủy sản Việt Nam trong thị trường Mỹ: Hàng hóa xuất
khẩu vào Mỹ phải trải qua hải quan chặt chẽ. Tiêu chuẩn chất lượng các mặt
hàng Việt Nam xuất vào các nước công nghiệp phát triển, đều phải đạt tiêu
chuẩn quốc tế ISO tương đương các nước Đức Nhật Hoa kì. Đây là một khó
khăn lớn đối với các mặt hàng Việt Nam
2.4.1 Hệ thống thuế quan của Mỹ
Đây là đặc điểm hết sức quan trọng đối với việc xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam sang các nước trên thế giới để hàng hóa của chúng ta vào được thị
trường của các nước thì việc đầu tiên chúng ta phải nắm rõ pháp luật của các
nước đó, các chính sách trong việc bảo vệ hàng hóa trong nước của nước đó,
hàng rào thuế quan của nước đó
Rào cản về thuế quan, xuất khẩu
2.4.1.1 Luật Thuế:
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
17
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
a, Luật Thuế năm 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào
Hoa Kỳ, bảo vệ chống lại việc nhập khẩu hàng giả. Luật này quy định mức thuế
rất cao đối với hàng nhập khẩu. Đến nay nhiều điều khoản của luật này vẫn còn
hiệu lực, song thuế suất đã được nhiều lần sửa đổi và hạ xuống nhiều.
Luật Thuế năm 1930 quy định tất cả hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại
quốc phải được đánh dấu nước xuất xứ bằng tiếng Anh, phải ghi rõ ràng, không
tẩy xoá được, ghi ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì. Việc xác định xuất xứ là rất
quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triển hoặc những nước đã
ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn. Quy
định này chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, khi nhập vào Hoa Kỳ có thể bán
thẳng cho người tiêu dùng.
Hàng nhập khẩu vi phạm quy định ghi nhãn xuất xứ sẽ bị Hải quan giữ lại.
Hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm quy định ghi nhãn
xuất xứ bằng 10% trị giá hàng hoá, trừ phi hàng đó được tái xuất, tiêu huỷ hoặc

ghi nhãn xuất xứ dưới sự giám sát của Hải quan.
b. Luật Thương mại năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn
bán. Luật có nhiều điều khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công
nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu.
c. Hiệp định Thương mại năm 1979: Bao gồm các điều khoản về sự bảo trợ của
Chính phủ về các rào cản kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và
thuế chống hàng thừa, ế.
d. Luật tổng hợp Thương mại và Cạnh tranh năm 1988: Luật này uỷ nhiệm
Tổng thống Hoa Kỳ tham gia vòng đàm phán Uruguay, đồng thời thiết lập thủ
tục đặc biệt cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
18
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
quyết định không chịu mở cửa cho hàng hoá Hoa Kỳ vào và vi phạm Quyền sở
hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
e. Quy định mới của Hải quan Hoa Kỳ về việc đặt cọc tiền thuế đối với hàng
nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá khi xuất sang thị trường này. Theo
quy định mới, khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán phá
giá tính trên tổng lượng hàng mà một công ty nhập khẩu (từ nước bị áp thuế)
trong vòng 12 tháng. Chẳng hạn, các doanh nghiệp để được nhập khẩu tôm từ
các nước chịu thuế "chống bán phá giá" sẽ phải đóng trước một khoản tiền ký
quỹ (bond) rất lớn, bằng giá trị nhập khẩu trong vòng 1 năm vừa qua nhân với
mức thuế phải đóng.
f. Tu chính án Byrd: Với tên gọi chính thức “Luật đền bù phá giá và trợ giá tiếp
diễn 2000”, hàng năm “Tu chính án Byrd” cho phép trực tiếp rót các khoản tiền
thu được từ việc áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ giá cho các công
ty Hoa Kỳ đã tham gia khởi kiện bán phá giá để đòi phải áp đặt các loại thuế
này. Ban đầu, dự luật này được thượng nghị sĩ Mike DeWine đề xuất, sau đó
được thượng nghị sĩ Robert Byrd bổ sung vào Luật Ngân sách nông nghiệp năm
2000 trong cuộc thảo luận liên viện đối với luật này. Tu chính án Byrd khuyến

khích các nhà sản xuất của Hoa Kỳ khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá và
chống trợ giá, vì họ biết rõ rằng họ sẽ “đủ tư cách” để nhận các khoản phân bổ từ
tiền thuế thu được. Năm 2001, có 9 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) đã khiếu nại về Tu chính án Byrd. Năm 2002, Uỷ ban của Cơ quan
giải quyết tranh chấp đã phán quyết rằng Tu chính án Byrd vi phạm nghĩa vụ
quốc tế của Hoa Kỳ và quyết nghị cách thức duy nhất để tránh khỏi vi phạm
thương mại là huỷ bỏ điều luật này. Hoa Kỳ đã khiếu nại chống lại quyết định
đó, tuy nhiên Cơ quan phúc thẩm vẫn bảo vệ phán quyết ban đầu của Uỷ ban,
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
19
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
yêu cầu Hoa Kỳ phải có ngay các biện pháp phù hợp với các quy định của WTO,
nếu không sẽ bị trừng phạt. Tháng 3/2004, Cục Hải quan và Biên phòng, cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý các khoản tiền thuế hoàn lại cho các doanh nghiệp Hoa
Kỳ, đã chuyển trả cho các nhà sản xuất và các liên minh ở Hoa Kỳ gần 200 triệu
USD cho năm tài chính 2003. Khoản tiền được trả trong năm 2001 là 230 triệu
USD, năm 2002 là 330 triệu USD. Tổng số tiền đã được phân bổ cho đến nay lên
đến hơn 750 triệu USD.
Ngày 21/12/2005, Thượng viện Hoa Kỳ đã biểu quyết thông qua việc bãi
bỏ Tu chính án Byrd, nhưng phải sau 2 năm nữa hiệu lực của Tu chính án Byrd
này mới thực sự bị xoá bỏ.
2.4.1.2 Các mức thuế
Mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có
quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành
viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành
viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Việt
Nam. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần
40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.
Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với những nước chưa
phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa

Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non - MFN nằm trong khoảng từ
20% đến 110%, cao hơn nhiều so với thuế suất MFN.
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP).
Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa Kỳ cho
hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của Hoa
kỳ thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn ban đầu là 10
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
20
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số sửa
đổi.
Các ưu đãi thuế quan khác: Hoa Kỳ còn dành ưu đãi thuế quan cho những hàng
hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại các Sản
phẩm Ô tô (được ký hiệu trong biểu thuế là B), Hiệp định Thương mại Máy bay
dân dụng (được ký hiệu trong biểu thuế là C), Hiệp định Thương mại các Sản
phẩm Dược (được ký hiệu trong biểu thuế là K), và những cam kết giảm thuế
của Vòng đàm phán Uruguay đối với hoá chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc
nhuộm (được ký hiệu trong biểu thuế là L).
2.5 Hệ thống hàng rào phi thuế quan của Mỹ
Thị trường Mỹ đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm, cho nên họ đặt ra những luật lệ rất nghiêm nhặt về vấn đề này: hàng
rào phi thuế quan của Mỹ khắt khe hơn nhiều so với thị trường khác
Hệ thống phi thuế quan trong thương mại, đôi khi cũng được gọi là rào cản phi
thuế quan, rào cản kỹ thuật, là một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ
người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. Ở tầm
thế giới, các biện pháp này tập trung trong Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong
thương mại (viết tắt theo tiếng Anh là TBT) do Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) soạn thảo. Hiện nay, các rào cản kỹ thuật bao gồm: các biện pháp kỹ
thuật, các loại thuế và phí trong nước, các quy định và thủ tục hải quan, các thủ
tục và quy trình hành chính, các công cụ bảo hộ trong nước… Tuy nhiên, sự lạm

dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại đã tạo ra một môi trường thương
mại không tích cực và ngày càng được sử dụng nhiều như một rào cản nhằm hạn
chế nhập khẩu.
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
21
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Ðối với các sản phẩm thực phẩm nói chung và thuỷ sản nói riêng, hàng rào
kỹ thuật bao gồm các qui định về :
+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ, muối, nước, khoáng chất bắt buộc phải
đạt theo mức hoặc tỷ lệ nhất định, nhằm đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu cho
người sử dụng hoặc yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối tượng tiêu dùng (như
trẻ em, người ăn kiêng ).
+ Các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến, phương pháp
ghi nhãn, kiểu cách bao gói, nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng và ngăn chặn việc
gian lận thương mại.
+ Việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm đó phải không
phương hại đến các loài động vật quý hiếm và không làm phương hại đến môi
sinh và môi trường. Ví dụ, từ năm 1997 Hoa Kỳ đưa ra quyết định không nhập
khẩu tôm biển của những nước sử dụng lưới kéo tôm không có thiết bị xua đuổi
rùa biển (TED) vì cho rằng lưới này có thể làm hại đến rùa biển- một loài có tên
trong Sách Đỏ.
2.5.1 Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều
phải chịu sự điều tiết của các luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược
phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng ( Fair Packaging and Labelling Act -
FPLA), và một số phần của luật về Dịch vụ y tế ( PHSA). Ngoài ra còn có các
quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hoặc Cục Nghề cá biển
quốc gia Hoa Kỳ (NMFS). Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc
khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành
chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang.

GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
22
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đảm bảo các tiêu chuẩn
như là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các
quy định của Hoa Kỳ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR ( Code of
Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử
dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.
Không phải mọi doanh nghiệp có hàng thuỷ sản đều có thể đưa hàng vào
Hoa Kỳ. Bộ luật liên bang Hoa Kỳ 21 CFR ( Code of Federal Regulations), quy
định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện
kế hoạch HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
HACCP ( Hazard Analysis Control Critical Point - Hệ thống phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một kế hoạch quản lý chất lượng theo cách
tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng
thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm
soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà
sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm
nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng.
Quy định này yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản
xuất tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ
sinh, thay cho phương pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng
trước đây.
US FDA là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chương trình HACCP. Họ có
trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp, xem xét các
chương trình HACCP, lấy mẫu và phân tích các sản phẩm cuối cùng. Các cơ
quan giám định có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu sẽ ký và cấp giấy chứng
nhận vệ sinh. Giấy này được gửi kèm mỗi chuyến giao hàng.
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
23

Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ cần
phải lập kế hoạch HACCP cho sản phẩm xuất khẩu của mình và gửi cho cơ quan
FDA của Hoa Kỳ trước mỗi chuyến giao hàng thông qua nhà nhập khẩu.
2.5.1.1 Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu
vào Hoa Kỳ:
Đánh giá tính an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thuỷ sản bằng tập hợp các chỉ
tiêu phản ánh các mối nguy an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng như:
- Về vật lý: tồn tại mảnh kim loại, thuỷ tinh, vật sắc nhọn…
- Về hoá học: dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích
sinh sản và sinh trưởng, thuốc chữa bệnh cho thuỷ sản, độc tố từ thức ăn nuôi
thuỷ sản như aflatoxin, các hoá chất bảo quản, chất tẩy rửa và khử trùng, các
chất phụ gia và phẩm màu…
- Về sinh học: ký sinh trùng, virút, vi sinh vật gây bệnh, tảo có độc tố và độc
tố sinh học.
Các nhân tố trên sẽ gây hại ngay hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng, ảnh
hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng, làm họ không những khó hấp thụ được
nguồn dinh dưỡng của sản phẩm mà còn phải chịu hậu quả nghiêm trọng đến sức
khoẻ, tính mạng và nhiều khi gây ra đại dịch.
Quy trình cho phép nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: FDA chấp nhận từng doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tự mình thông qua nhà nhập khẩu đệ trình kế hoạch kiểm soát
an toàn trong chế biến thuỷ sản ( HACCP) bao gồm cả nội dung kiểm soát các
mối nguy trong thuỷ sản nuôi trồng cho FDA.
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
24
Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ
- FDA xem xét kế hoạch HACCP, khi cần có thể cử thanh tra đến kiểm tra,
nếu đạt yêu cầu thì cho phép doanh nghiệp đó được nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa
Kỳ.

- FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện không đảm bảo an toàn
hoặc có các vi phạm về ghi nhãn, về tạp chất, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập
khẩu hoặc yêu cầu huỷ bỏ tại chỗ, đồng thời tên doanh nghiệp sẽ được đưa lên
mạng Internet theo chế độ cảnh báo nhanh. 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp
này sẽ tiếp tục bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra. Sau khi 5 lô hàng này
đảm bảo an toàn và doanh nghiệp có đơn đề nghị, FDA mới bỏ tên doanh nghiệp
đó ra khỏi mạng cảnh báo.
Giai đoạn 2: Công nhận ở cấp quốc gia, thông qua ký kết văn bản ghi nhớ
MOU (Memozandum Of Understanding) là văn bản ghi nhớ giữa FDA và
cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát an toàn thuỷ sản ở nước xuất khẩu.
Nếu nước xuất khẩu đã ký được MOU với Hoa Kỳ thì cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Hoa Kỳ
mà không cần xuất trình HACCP.
Các quy định về HACCP của FDA đặc biệt tham chiếu đến các nguyên tắc
vệ sinh GMP (Good Manufacturing Practices – Các quy phạm sản xuất tốt).
GMP dựa trên các quy định cơ bản về vệ sinh cho các nhà sản xuất thực phẩm tại
Hoa Kỳ. Các nguyên tắc này nhằm ngăn chặn những khả năng nhiễm bẩn của
thực phẩm theo những thói quen không vệ sinh.
HACCP không những chỉ yêu cầu các điểm kiểm soát tới hạn phải được
xác định và được kiểm soát nhằm ngăn chặn những nguy cơ, mà cả 10 lĩnh vực
về vệ sinh cũng cần phải được kiểm soát là:
1. Nhân sự : kiểm soát bệnh tật, vệ sinh cá nhân của người lao động;
GVDH: TS.Nguyễn Thu Hường Sinh Viên: Nguyễn Thùy Linh
25

×