Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.68 KB, 4 trang )

I. Mở Đầu:
Sigmund Freud (1856 - 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý
người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực
nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học
của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các
phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng
cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ
20.
Phân tâm học là một học thuyết về tâm lý học, được sáng lập vào khoảng
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý
học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình
liên tưởng.
Bằng các quan sát tìm tòi nghiên cứu trong điều trị các bệnh nhân tâm thần,
S.Freud đã cho xuất bản nhiều công trình nghiên cứu phối hợp độc lập, và đi tới
kết luận khoa học quan trọng sau này trở thành học thuyết mang tên ông: Học
thuyết Phân Tâm học.
Đối tượng nghiên cứu của học thuyết: Quan tâm tới nghiên cứu vô thức để
biết một cách khách quan tâm lý thực sự của con người.
II. Nội Dung
1.

S.Freud đưa ra cấu trúc 3 phần về nhân cách - đó cũng là bộ máy tâm thần

hay ản năng của con người bao gồm: cái Nó, cái Tôi và cái Siêu Tôi.
1.1

Cái Nó bao gồm tất cả những cái gì con người có được từ khi mới

sinh ra tức là tất cả những cái gì được quy định về mặt cấu tạo. Cái Nó chính là
biểu hiện của cái di truyền, có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh cá
nhân. Cái đó chứa đựng những bản năng như: ăn uống, tự vệ, tình dục…trong đó


bản năng tình dục giữ vai trò quyết định toàn bộ đời sống tâm lý con người, cái nó
hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái Nó và cái vô thức được ẩn dấu sâu bên
trong bộ máy tâm thần cắt nghĩa cho đa số hành vi con người.


1.2

Cái Tôi là cái trung gian giữa cái Nó và cái bên ngoài. Về mặt nguồn

gốc, cái tối được xem là một phần của cái nó nhưng đã bị tách khỏi cái nó để tiếp
xúc với cái bên ngoài. Cái tôi con người thường ngày, con người có ý thức. Cái tôi
có nhiệm vụ kiểm soát những vận động theo ý mình, đảm bảo sự tồn tại. Khi cái
tôi chống lại nó bằng cách giành quyền làm chủ nhưng đòi hỏi xung lực và quyết
định việc thỏa mãn hay chưa thỏa mãn những đòi hỏi của xung lực. Công việc cảu
cái tôi là làm cho ước muốn của cái nó phù hợp với cái thực tại tương ứng với môi
trường vật lý. Cái tôi bị chi phối bởi nguyên lý thực tế (hoạt động theo nguyên tắc
thực tại) vì nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ không phải là
tưởng tượng.
Không giống như cái Nó, cái Tôi không có sẵn vào lúc sinh ra, nhưng nó sẽ
dần dần hình thành và phát triển khi đứa trẻ tương tác với mội trường sống. Chức
năng của cái Tôi là thực hiện việc kiểm soát bản thân và hiểu biết thế giới bên
ngoài. Biểu hiện như: Trong giai đoạn đầu đời, đứa trẻ không thể phân biệt được
các sự vật, và đó là lý do chủ yếu khiến đứa bé con đang đói bụng có thể cho vào
miệng tất cả những gì mà nó có được trong tay. Đứa trẻ khi đó vẫn không có được
những cảm nhận về thế giới thực tại ở bên ngoài, và rồi trẻ sẽ phải học cách phân
biệt giữa thực tế khách quan và những hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Cũng qua
quá trình đó, đứa trẻ sớm nhận ra rằng việc tạo nên những hình ảnh trong tâm trí
không hề giúp thỏa mãn được những nhu cầu của nó, và hệ quả là trẻ bắt đầu phân
biệt được giữa bản thân nó và thế giới bên ngoài, bắt đầu học cách tìm kiếm những
sự vật bên ngoài để phù hợp với những hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Quá

trình này tạo điều kiện cho cái Tôi tách biệt ra khỏi cái Nó và được xem là quá
trình đồng nhất hóa. Đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong lý
thuyết phân tâm.
1.3

Cái Siêu Tôi là lực lượng đối lập với cái tôi ngăn cản cái Tôi trong

quá trình phát triển, kìm hãm sự thỏa mãn của cái Tôi, đó là “cái Tôi lý tưởng”
không bao giờ vươn tới được và hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép.
Cái Siêu Tôi là một dạng thức kiểm soát từ bên trong của mỗi cá nhân. Theo quan
điểm của Freud, cái Siêu Tôi được tạo nên bởi hai thành phần, đó là lương tâm và


cái Tôi lý tưởng. Lương tâm thể hiện những điều mà một con người tin rằng mình
không nên làm; còn cái Tôi lý tưởng thì thể hiện những điều mà một con người
muốn thực hiện.
Ví dụ: Khi trẻ thực hiện một hành vi phù hợp mà không có ai khác ở tại chỗ
để chứng kiến, khi ấy có sự hiện diện của cái Siêu Tôi. Tiến trình đồng nhất hóa
cũng quan trọng trong sự phát triển của cái Siêu Tôi. Những đối tượng đầu tiên
trong thế giới bên ngoài giúp thỏa mãn các nhu cầu của đứa trẻ chính là cha mẹ
của nó. Ngay từ giai đoạn phát triển đầu đời, trẻ cũng nhận ra rằng ngay cả những
con người quan trọng đó cũng có lúc không chấp nhận những biểu hiện từ các
xung năng của nó. Cha mẹ hành xử như những người gìn giữ kỹ cương, thông qua
các quá trình thưởng và phạt với nhiều mức độ khác nhau khiến đứa trẻ dần nhận
ra được những hành vi nào của nó là được chấp nhận và những hành vi nào là
không chấp nhận được. Khi quá trình này tiếp diễn suốt thời thơ ấu, trẻ không
những nhận được các giá trị và tập quán của cha mẹ, mà nó còn thống nhập những
giá

trị,


truyền

thống



tập

quán





hội

chấp

nhận.

Toàn bộ cuộc sống con người là sự mâu thuẫn liên tục giữa 3 khối đó, khối
này chèn ép khối kia. Nhưng nổi bật nhất là cái nó và cái siêu tôi(bản năng chèn
ép, muốn khống chế ý thức, ngược lại ý thức muốn chèn ép, khống chế vô thức).
S.Freud cho rằng sở dĩ dục vọng bị đè nén là do tiêu chuẩn xã hội không cho phép
nó được thỏa mãn, nhiều khi bản năng dục vọng bị hạn chế. Tuy nhiên nó không tự
động mất đi mà vẫn tiếp tục hoạt động để cố tìm sự thỏa mãn. Theo đó thì mọi
hành vi của con người do bản năng dục vọng tri phối và điều hành. Ví dụ: xu
hướng của bản năng tình dục đã có ở trẻ con ngay từ lúc mới lọt lòng , cho nên con
trai thì thích mẹ hơn ghen bố hơn còn con gái thì ngược lại. Những ham muốn đó

có tính chất tự nhiên, di truyền trong tâm lý con người.
2.

Đánh giá về học thuyết phân tâm học của S.Freud:
Phân tâm học của S.Freud ngay từ khi ra đời đã có một số phạn đặc biệt bởi

nhiều thái độ khác nhau đối với học thuyết của ông: sự ghẻ lạnh của giới y học và


xã hội, đồng nghiệp xa lánh, người còn đe dọa bỏ tù, lên án ông là kẻ phạm tội lớn
nhất đối với nền văn hóa Châu Âu. Nhưng không ai có thể phủ nhận tầm quan
trọng ý nghĩa ứng dụng thực tiễn sâu rộng của học thuyết Phân Tâm học.
2.1

Ưu Điểm :

S.Freud đã đưa ra một lý thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy đủ và cho
phép giải quyết nhiều vấn đề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được
ứng dụng. Sự xuất hiện phân tâm học một cách khách quan làm cho tâm lý học
phát triển. Ông con được đánh giá cao khi là người khám phá mộ lĩnh vực nghiên
cứu mới của tâm lý học: “vô thức”. Có công lớn trong việc nghiên cứu động lực
hành vi của con người là động cơ vô thức. Đưa ra những khái niệm: Sự dồn nén,
cơ chế tự vệ sự đồng nhất hóa, xung đột,…Phương pháp giải tỏa và tâm lý được sử
dụng rộng rãi và hiệu quả trong các bệnh viện tâm thần.
“ Ông được coi là người dũng cảm nhất thế giới bởi dám bởi dám vạch trần
bộ mặt đạo đức giả của nhân loại.”.
2.2

Hạn Chế:


Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, S.Freud đã không thấy
được bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất của xã hội- lịch
sử của hiện tượng tâm lý con người..
Con người trong phân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị
phan ly ra nhiều mảng, con người với những người mong muốn chủ yếu là thỏa
mãn đam mê tính dục, đối lập với xã hội.
III. Kết Thúc:
Phân tâm học là một học thuyết về tâm lý học chuyên sâu nghiên cứu về con
người. Nó cùng với nhiều công trình nghiên cứa về con người như thuyết tiến hóa
và khoa học về nhận thức, đã đóng góp vào việc tìm hiểu sau hơn về nhận thức về
văn hóa và văn minh nhân loại.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×