Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tham vấn tâm lý với giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.93 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU……………………………………………………..………….……..2
PHẦN 2. NỘI DUNG…………………………………………………..………………...3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM VẤN VỚI GIÁO VIÊN MẦM
NON………………………………………………………………………………………3
1.1. Những vấn đề chung về tham vấn tâm lý……………………………...……………..3
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tham vấn tâm lý giáo viên…………………….3
1.1.2. Khái niệm và bản chất tham vấn tâm lý………………………..………...……..…..5
1.2. Những vấn đề chung về giáo viên mầm non……………………...……………..…...6
1.2.1 Khái niệm về giáo viên và giáo viên mầm non…………………..……………..…...6
1.2.2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên mầm non……..…………..……..7
CHƯƠNG 2. CHÂN DUNG THÂN CHỦ VÀ CHÂN DUNG NHÀ THAM
VẤN…………………………………………………………….………………..………..7
2. 1. Đặc điểm giáo viên mầm non (chân dung thân chủ)……………… ………..…...….7
2.1.1. Cấu trúc nhân cách của người giáo viên mầm non…………..…………..………....7
2.1.2. Phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non……...…………..………….8
2.1.3 Thân chủ, nan đề và các cơ chế phòng vệ của thân chủ là giáo viên mầm
non…………..…………..………..………..…………..…..……..………..……….……..9
2.2. Kiến thức và kỹ năng của nhà tham vấn phù hợp với đối tượng tham vấn là giáo viên
mầm non (chân dung nhà tham vấn)……...………………………………………..…… 12
2.2.1. Kiến thức cơ bản của nhà tham vấn tâm lý…………………………………......…12
2.2.2. Các kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn tâm lý……………………………..………12
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH, HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH THAM VẤN CHO
THÂN CHỦ………………..…………………………………………………………....16
3.1. Mô hình tham vấn cho thân chủ................…...…………………………………..….16
3.2. Hình thức tham vấn với thân chủ………………...……………………………...…..16
3.3. Quy trình tham vấn với thân chủ………………...…………………………….……16
3. Lập hồ sơ đánh giá ban đầu cho đối tượng tham vấn …………………...…...……….24
3.1. Thông tin về thân chủ………...…………………………….…………….…………24
3.2. Ấn tượng của nhà tham vấn ……………………...………………………………....25


3.3. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề……………………..………………..……………..25
4. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch đối với thân chủ………………...…………...……….26
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………...………………………..28
1. KẾT LUẬN………………..………………………………………………...…….…28
2. KHUYẾN NGHỊ………………...……………………………………………….…..29
2.1. Về việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp một…………………...29
2.1. Về việc đào tạo kỹ năng tham vấn học đường cho giáo viên mầm non…………….29
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...........................................30

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Người thầy giáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Thầy giáo là chiếc cầu nối liền giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với sự tái sản xuất
1


nền văn hóa ấy trong chính đứa trẻ. Hoạt động của người giáo viên mầm non gồm có
hoạt động dạy, hoạt động giáo dục, hoạt động tự hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ và
hoạt động xã hội.
Từ trước đến nay, người ta không ngừng tán thưởng công việc và chức năng của
nghề giáo. Về mặt tâm lý học, giáo viên mầm non cũng là một cá thể có tâm lý người
thường, với đặc thù về hoạt động chuyên môn nghề nghiệp như trên người giáo viên mầm
non cũng có phiền nhiễu và sầu muộn, khi phải đối mặt với áp lực nặng nề từ công việc
và cuộc sống thì sẽ khó khăn về ứng xử tâm lý, thậm chí có thể thích ứng không đúng.
Cho nên, việc triển khai tham vấn tâm lý cho giáo viên mầm non là hết sức cần thiết song
trong bối cảnh ngành tham vấn tấm lý noi chung và tham vấn học đường nói riêng chưa
có mã nghề, thực sự việc triển khai này khó có thể thực hiện trong ngắn hạn. Dầu vậy,
phân tích cụ thể, ý nghĩa chủ yếu của việc này thể hiện ở những mặt sau:
- Tham vấn tâm lý có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho tâm lý của người giáo viên: Giáo
viên có tâm lý khỏe mạnh mới có thể bồi dưỡng được học sinh có tâm lý khỏe mạnh; Tác
dụng hát huy năng lực giảng dạy của họ; Tác dụng thúc đẩy sự khỏe mạnh của cơ thể.

- Tham vấn tâm lý giáo viên có tác dụng nâng cao năng lực xử lý vấn đề tâm lý học sinh.
- Tham vấn tâm lý giáo viên có tác dụng bổ dụng tích cực công tác của giáo viên, thúc
đẩy sự trưởng thành và thích ứng ở giáo viên. (Kiến Văn, Lý Chú Hưng 2007, tr. 222233)
Như chúng ta đã biết, lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non có đối tượng lao
động trực tiếp là trẻ em trong độ tuổi 3 tháng tới 6 tuổi. Các em học sinh có quy luật phát
triển tâm lý riêng. Đây là lứa tuổi nhân cách của trẻ bắt đầu hình thành và đang tiềm ẩn
những khả năng phát triển rất lớn. Do đó, người giáo viên phải có tình yêu thương, lòng
tin và sự tôn trọng đối với các em, đối xử công bằng, dân chủ và tế nhị trong cách ứng
xử, mềm dẻo, nhưng phải cương quyết.
Với giáo viên các lớp mẫu giáo lớn có nhiệm vụ quan trọng là cùng với phụ huynh
chuẩn bị về mặt tâm lý trẻ vào lớp một trường phổ thông là chuẩn bị một cách toàn diện
những phẩm chất tâm lý cần thiết làm tiền đề cho hoạt động học tập. Việc chuẩn bị này
cần thực hiện trong cả quá trình giáo dục mẫu giáo, trọng tâm là lớp mẫu giáo lớn thông
qua các hoạt động, nhất là hoạt động vui chơi. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một không
phải là việc cho trẻ làm quen trước với chương trình lớp một hoặc dạy trẻ viết chữ và làm
toán thật nhiều.
Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là tình trạng gia đình và nhà trường mầm
non dạy trẻ viết chữ và làm toán trước khi vào lớp một diễn ra phổ biến trong hệ thống
các trường mầm non từ công lập tới dân lập như hiện nay. Thực trạng ấy đã ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng giảng dạy và tâm lý các giáo viên mầm non. Việc tham vấn tâm
lý cho giáo viên là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới phẩm
chất, năng lực đối tượng được tham vấn là người giáo viên mầm non mà qua đó gián tiếp
ảnh hưởng tới nhân cách học sinh.
Chính từ những lý do đó, tôi đã chọn chủ đề: “Tham vấn tâm lý với giáo viên
mầm non” làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kì của mình. Với tình huống khó khăn mà
thân chủ gặp phải, dẫn tơi áp lực tâm lý đè nặng là: “Tình trạng phụ huynh nài ép cô
giáo dạy trẻ viết chữ và làm toán dẫn tới những bất đồng với phụ huynh, cô giáo nhiều
lần bị hiệu trưởng gọi lên phòng hội đồng khiển trách khi không thực hiện đúng yêu cầu
của phụ huynh. Sau đó, cô tìm đến nhà tham vấn chuyên nghiệp nhờ trợ giúp.”


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM VẤN VỚI GIÁO VIÊN MẦM
NON
2


1.1. Những vấn đề chung về tham vấn tâm lý
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tham vấn tâm lý giáo viên
Tham vấn tâm lý giáo viên hay tư vấn giáo viên là một trong những hoạt động của
nhà tham vấn tâm lý, nhất là nhà tham vấn học đường nó còn là một nhiệm vụ quan
trọng. Lịch sử nghiên cứu tham vấn tâm lý giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói
riêng gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của nhánh tham vấn tâm lý học đường trong
ngành tham vấn tâm lý rộng lớn. Xin được lược qua những dấu mốc quan trọng sau:
Trên thế giới, tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là tham
vấn học đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ
20 tại Hoa Kỳ. Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong
lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo
đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trường học công. Frank Parsons,
được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi Khải đạo), đã viết cuốn sách “Chọn
lựa một nghề ” (Choosing a Vocation) vào năm 1909 qua đó trình bày phương pháp kết
nối những đặc điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp. Jesse Davis, Frank
Parsons, Eli Weaver và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưu thúc đẩy cho sự
phát triển của ngành tham vấn học đường…
…Những năm 1930, lý thuyết đầu tiên về Khải đạo được giới thiệu: Lý thuyết về
các nhân tố và đặc điểm của E. G. Williamson, (E. G. Williamson’s Trait and Factor
theory). Lý thuyết này trở nên nổi tiếng như là một sự chỉ đạo cho hoạt động tham vấn.
Năm 1940, đạo luật George Barden (George Barden Act) – đạo luật về giáo dục
hướng nghiệp – ra đời đã mang lại những nguồn lực quan trọng cho sự phát triển và hỗ
trợ hoạt động khải đạo và tham vấn trong môi trường học đường cũng như những môi
trường khác. Đây là lần đầu tiên những nhà tham vấn học đường, những kiểm huấn viên

địa phương và các tiểu ban nhận được những sự hỗ trợ chính thức từ chính phủ (sự điều
hành, tài chính và nguồn nhân lực…)
Đạo luật NDEA ra đời năm 1958 tập trung vào hai vấn đề:
1). Cung cấp những nguồn lực để các bang thiết lập và duy trì các hoạt động tham
vấn, trắc nghiệm và khải đạo trong trường học;
2). Ủy quyền và cho phép các trường cao đẳng và đại học thiết kế các chương trình
đào tạo tham vấn học đường
Năm 1962, cuốn sách của Wrenn, Nhà tham vấn trong một thế giới thay đổi (The
Counselor in a Changing World) đã định chế hóa các mục tiêu của tham vấn học đường.
Năm 1964, ASCA phát triển các vai trò và chức năng dành cho các nhà tham vấn học
đường.
Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểu học và Trung học (Elementary and Secondary
Education Act) ra đời và cung cấp nguồn quỹ để phát triển những cơ hội giáo dục cho
những gia đình nghèo. Đến những năm 80 và 90, nhu cầu về việc làm rõ những đặc tính
và vai trò của nhà tham vấn học đường được xuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn
đề pháp lý liên quan.
Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tham vấn học đường
(National Standards for School Counseling Programs) ra đời và kể từ đó, ngành tham vấn
học đường được xem là đã hoàn thiện.
Tại Việt Nam, Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, chương trình khải đạo học
đường đã được triển khai trong các trường học. Sau ngày thống nhất đất nước, với sự
thay đổi gần như hoàn toàn cách thức tiếp cận của giáo dục, chương trình khải đạo đã
không còn tồn tại trong các trường học với đúng nghĩa của nó.

3


Trong khoảng 10 năm trở lại đây, với sự xuất hiện hàng loạt những vấn đề liên quan
đến đạo đức, kỷ luật trường học, học sinh tự tử, áp lực thi cử, những rối loạn tâm lý, quan
hệ thầy trò… của các trường học Việt Nam, những nhà giáo dục, tâm lý và cùng những tổ

chức và các cơ quan hữu trách đã “giật mình” và bắt đầu đề cập đến việc phải có các hoạt
động tham vấn tâm lý trong trường học.
Từ khoảng năm 2000, nhiều trường học tại Tp. HCM như trường Khánh Hội A –
quận 4, Nguyễn Gia Thiều – quận Tân Bình, Diên Hồng – quận 10, Trương Công Định,
Phú Mỹ – quận Bình Thạnh, Mạc Đỉnh Chi – quận 6 và rất nhiều trường khác nữa… đã
chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chức trong và ngoài nước để
triển khai các chương trình tham vấn học đường cho học sinh.
Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại Tp. HCM” được Viện Nghiên
cứu Giáo dục, trường ĐHSP Tp. HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý,
giáo dục và hiệu trưởng các trường có hoạt động tham vấn học đường để “mổ xẻ” và kêu
gọi sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như các cơ quan chính phủ trong việc có các
chiến lược nhằm phát triển hoạt động tham vấn học đường tại Việt Nam. Cũng trong thời
gian này, một vài sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP TP. HCM đã chọn đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình về vấn đề tham vấn học đường. Những “sự kiện”
này được xem là những bước khởi đầu cho nhiều sự thay đổi tiếp theo của ngành tham
vấn học đường tại Việt Nam.
Năm 2004, Trung tâm Hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn Hà Nội được thành lập và cũng đề cập đến hoạt động nghiên cứu và
hỗ trợ hoạt động tham vấn học đường. Ngày 12 tháng 1 năm 2010, Trường ĐHSPĐHĐNđã tham gia lễ kí kết thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Điều hành Đề án Phát triển
Tâm lý Học đường Việt Nam (gọi tắt là CASP-V).
Năm 2005, với sự chấp thuận của Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em TP. HCM và
sự hỗ trợ của UNICEF, Văn phòng tư vấn trẻ em Tp. HCM đã tổ chức hội thảo “Kinh
nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn trong trường học” cũng nhận được sự quan
tâm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của nhiều chuyên gia và những nhà lãnh đạo các
trường học.
Đầu năm 2006, hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý – giáo dục – thực tiễn và định
hướng phát triển” do Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp. HCM tổ chức cũng đề cập đến
vấn đề tham vấn học đường như là một điều “khẩn thiết” nhằm hỗ trợ học sinh và nhà
trường trong hoạt động giáo dục. Sở Giáo dục – Đào tạo Tp. HCM cũng tổ chức những
buổi sinh hoạt đề cập đến hoạt động tư vấn học đường trong thời gian này với sự tham

gia của các nhà tâm lý, giáo dục, nhà trường và phụ huynh học sinh
Trong khoảng thời gian này, một văn bản của Bộ Giáo dục đã được ban hành nhằm
chỉ đạo và hướng dẫn các Sở và trường học cùng những tổ chức liên quan trong việc triển
khai thực hiện chương trình tham vấn học đường.
Ngoài ra, chuyên mục tham vấn học đường do báo Phụ nữ Tp. HCM khởi xướng
(ThS. Nguyễn Thị Oanh phụ trách) cũng nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đông
đảo học sinh, phụ huynh và các trường học. Tháng 06 năm 2006, cuốn sách “Tư vấn tâm
lý học đường” của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã được nhà xuất bản Trẻ phát hành trên
toàn quốc.
Đến nay, vấn đề tham vấn học đường tại Việt Nam đã trở thành một đề tài nóng
bỏng và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các em học sinh, phụ huynh, nhà trường, các nhà
tâm lý – giáo dục và các tổ chức thuộc chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ.
Tuy nhiên, diện mạo của một ngành nghề chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự được định
hình.
4


Như vậy, nghiên cứu tâm lý giáo viên cũng như nghiên cứu tâm lý những chủ thể
khác trong tham vấn học đường trên thế giới xuất hiện rất sớm từ những năm đầu của thế
kỉ 20 trong khi tại Việt Nam sự tiếp nhận các công trình nghiên cứu này bắt đầu vào năm
1975. Tuy nhiên việc nghiên cứu các vấn đề tâm lý học đường mới thực sự nở rộ tại nước
ta 10 năm trở lại đây với những vấn đề không cũ như công tác hướng nghiệp, đặc biệt
nóng bỏng và gây nhức nhối dư luận là tình trạng bạo lực học đường gia tăng và quan hệ
thầy trò xuống cấp…
Việc nghiên cứu tâm lý giáo viên không nằm ngoài ý nghĩa giải quyết những vấn đề
học tập và những hành vi của học sinh, bảo vệ sức khỏe tâm lý người giáo viên, bổ túc
tích cực công tác của giáo viên thúc đẩy sự trưởng thành và thích ứng ở họ. Đặc biêt tác
dụng nâng cao năng lực xử lý vấn đề tâm lý học sinh được lưu ý đặc biệt với kì vọng đảm
bảo mục đich giáo dục là hình thành ý thức tích cực học tập, tính tự giác cho người học
trong lĩnh hội, khám phá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới ở các em qua đó phát triển nhân

cách toàn diện. Mặt khác, lại có những vấn đề như việc mất kiểm soát lớp học có thể
phản ánh trung thực hậu quả kiệt sức của người giáo viên, hay những vấn đề có tính chất
cá nhân mà người giáo viên bắt buộc phải nhận làm để công việc của họ được thuận lợi
hơn là ý nghĩa kiểm soát vấn đề (Tâm lý học tư vấn, Nguyễn Hữu Thụ, Trương Phúc
Hưng, Nguyễn Thế Hiếu, Vũ Hồng Phong dịch, tr. 513). Như vậy có thể thấy những nan
đề khó khăn người giáo viên phải đối diện không phải là ít, tuy nhiên thực tế việc tham
vấn tâm lý với giáo viên mầm non không những ở Việt Nam mà trên thế giới có phần bị
xem nhẹ hơn các đối tượng khác trong tham vấn tâm lý nói chung và chính tham vấn tâm
lý giáo viên các bậc học cao hơn nói riêng. Có lẽ, với tình trạng đáng báo động trên
chúng ta cần dành nhiều sự quan tâm hơn cho đối tượng tham vấn này.
1.1.2. Khái niệm và bản chất tham vấn tâm lý
Tham vấn (Counseling Psychology) - là một thuật ngữ được hiểu ở nhiều mức độ
khác nhau: 1) Là những hoạt động của người giúp đỡ thông thường, hoặc của tình nguyện
viên, họ được xem như là người làm công tác trợ giúp; 2) là những người làm tham vấn
chuyên nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm, dịch vụ - xã hội, hoặc các trường học với nền
tảng kiến thức về tâm li học, công tác xã hội hoặc các ngành khác.
Về cơ bản, tham vấn được hiểu là một hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp,
trong đó đòi hỏi nhà tham vấn có kiến thức sâu về tâm lý và hành vi con người nhằm giải
quyết những vấn đề của cuộc sống xã hội được coi là nguyên nhân nảy sinh những rối
loạn tâm lý cân được giúp đỡ ở các cá nhân. Theo Miclke J. (1999), yếu tố tâm lý là
động cơ rõ rệt thúc đầy con người tìm đến tham vấn. Do đó khái niệm tham vấn nói đến
sự trợ giúp tâm lý, chứ không đơn thuần là sự hỏi đáp về thông tin, kiến thức.
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kì (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự áp dụng
nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông
qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi, tập
trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề
bệnh lý. Như vậy, quá trình tham vấn được hiểu như là một mối quan hệ tự nguyện giữa
nhà tham vấn và khách hàng. Trong mối quan hệ nảy nhà tham vấn giúp khách hàng tự
xác định và tự giải quyết vấn đề của mình.
P.K. Onner cho rằng tham vấn là quá trình, vì vậy nó đòi hỏi các nhà tham vấn phải

dành thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối
tượng thân chủ tìm hiểu, xác đinh vấn đề và triển khai các giải pháp trong điều kiện cho
phép. Tham vấn lả một khoa học thực hành nhằm giúp con người vượt qua được những
khó khăn của mình, giúp họ có khả năng hoạt động độc lập trong xã hội bằng chính kỹ
năng sống và năng lực của mình.
5


Theo PGS. TS. Trần Thị Minh Đức: Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà
tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của
nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng
trao đổi vả chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính
nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình tự tìm lấy tiềm năng bản thân
để giải quyết vấn đề của chính mình. Thuật ngữ tham vấn mô tả chính xác bản chất của
nghề trợ giúp là giúp người khác đang có khó khăn tâm lý mà ko hướng họ theo ý mình.
Richard Nelsson (1997) cũng cho rằng mục tiêu của tham vấn là hướng tới thay đổi
cách thức cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người để giúp họ tạo nên một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Do vậy, theo ông, tham vấn là một quá trình can thiệp giải quyết vấn
đề với một mối quan hệ, một quá trình tương tác đặc biệt giữa người làm tham vấn vả
thân chủ. Ông cho rằng, tham vấn có thể được sử dụng ở những cấp độ khác nhau. Nó có
thể là dạng hoạt động mang tính chuyên sâu của các nhà tâm lí học, cán sự xã hội, nhưng
nó cũng có thể là một phần công việc của giáo viên, y tá, hay điều dưỡng, các nhà tình
nguyện viên.
Có thể nói hoạt động tham vấn phản ánh nhu cầu của những người tìm kiếm sự giúp
đỡ tâm lý. Tham vấn trở thành một nghề chuyên nghiệp xuất phát từ chính nhu cầu này
của xã hội nhằm tập trung vào giúp đỡ người khác giải quyết các khó khăn tâm lí của họ.
Với cách hiểu này, khái niệm "Tham vấn tâm lí" thường được gọi ngắn gọn là "Tham vấn".
Bản chất của tham vấn là hoạt động hay phương pháp trợ giúp người có vấn đề tự
giải quyết vân đề của chính mình chứ không phải là hoạt động đưa ra lời khuyên mà
chúng ta thường hiểu. Sự trợ giúp ở đây được thể hiện qua việc giúp người có vấn đề,

hiểu được chính họ, hoàn cảnh của họ, phát huy được tiềm năng, năng lực vốn có của
chính mình. Với ý nghĩa này, tham vấn còn có tác dụng giúp đối tượng nâng cao khả
năng đối phó với vấn đề trong cuộc sống.
Nói tóm lại, quá trình tham vấn nhằm giúp cho thân chủ tự chịu trách nhiệm với cuộc
đời của mình, tự tìm cách .giải quyết các vấn đề của mình, và nhà tham vấn chỉ là người
soi sáng vấn đề, giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến
các quuyết định của thân chủ, chứ không đưa ra lời khuyên hay quyết định hộ vấn đề cho
thân chủ. Tham vấn là tiến trình giúp đỡ chứ không làm hộ cho thân chủ. Quá trình tự quyết sẽ
giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ và đương đầu với vấn đê khó khăn của chinh mình.
(Nguyễn Thị Trâm Anh 2012, tr. 9 – 12)
1.2. Những vấn đề chung về giáo viên mầm non
1.2.1 Khái niệm về giáo viên và giáo viên mầm non
Theo điều 70, Luật giáo dục 2005 quy định về: Nhà giáo
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục
khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.
Theo đó, về cơ bản giáo viên được hiểu là những người có phẩm chất đạo đức tốt,
năng lực sư phạm được đào tạo bài bản chuyên môn nghiệp vụ gắn với một lĩnh vực tri
thức, khoa học, kĩ thuật nào đó. Cụ thể hơn, giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho
6


người học, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học
nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra

đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò. Giáo viên nam
thường được gọi là thầy giáo còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.
Giáo viên mầm non là giáo viên giảng dạy ở bậc học mầm non với đối tượng trẻ em
từ 3 tháng đến 6 tuổi.
1.2.2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên mầm non
Hiểu được đặc trưng của lao động nghề nghiệp, một mặt chúng ta hiểu rõ yêu cầu
khách quan của xã hội đối với nghề mà ta đang làm, mặt khác chúng ta cũng tự ý thức về
yêu cầu đối với phẩm chất và năng lực (nhân cách) khi thực hiện nghề nghiệp đó. Để tìm
thấy đặc trưng của một loại hoạt động nghề nghiệp nào, ta có thể dựa vào các mặt, như
đối tượng của hoạt động, công cụ của hoạt động, tính chất của hoạt động...
Dựa trên cơ sở đó, ta có thể nêu lên đặc điểm lao động cơ bản của người giáo viên
mầm non như sau:
- Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người: Đòi hỏi những nét tính cách: sự
tôn trọng, lòng tin, tình thương, đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị…; Đối
tượng của nghề dạy học là con người đang trong thời kỳ chuẩn bị, phát triển xã hội tương
lai phụ thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ chuẩn bị này.
- Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình: Nghề dạy học là nghề lao
động nghiêm túc đúng như K. D. Usinxki đã nói: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân
cách”.
- Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có
lãi nhất, sáng suốt nhất; Đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi mà con người lao động chủ
yếu bằng sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ.
- Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao: Trong từng tình
huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân hành động.
- Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp: Phải có thời kỳ khởi động (tư duy, chuẩn bị),
thời kỳ để cho lao động đi vào nền nếp, tạo ra hiệu quả; Có “quán tính” của trí tuệ thể
hiện ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo của công việc.
Tóm lại, thông qua những đặc điểm lao động của người giáo viên mầm non, chúng
ta thấy đặt ra nhiều đòi hỏi trong phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non,
càng minh chứng tính khách quan trọng yêu cầu đối với nhân cách nhà giáo dục. Nhưng

mặt khác nó cũng đặt ra cho xã hội phải dành cho nhà giáo một vị trí tinh thần và sự ưu
đãi vật chất xứng đáng, như Lê nin đã từng mong ước “Chúng ta phải làm cho giáo viên
ở nước ta có một địa vị mà từ trước dấn này họ chưa bao giờ có” (V.I. Lê nin, Bàn về
giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 23).
CHƯƠNG 2. CHÂN DUNG THÂN CHỦ VÀ CHÂN DUNG NHÀ THAM VẤN
2. 1. Đặc điểm giáo viên mầm non (chân dung thân chủ)
2.1.1. Cấu trúc nhân cách của người giáo viên mầm non
Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc
(nét đặc trưng) và giá trị tinh thần (giá trị làm người) của mỗi người. Như vậy trúc nhân
cách của mỗi người gồm phẩm chất (đức) và năng lực (tài).
+ Phẩm chất là thái độ của con người đối vối hiện thực (tự nhiên, xã hội, người
khác, bản thân); là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ
thể của người đó; thường thể hiện qua hành động, hành vi, cách ứng xử…
+ Năng lực là mặt hiệu quả của tác động (tác động vào con người, vào sự việc).
7


+ Phẩm chất và năng lực đều bao hàm ba yếu tố cơ bản: Nhận thức, tình cảm, ý chí.
Phẩm chất của nhân cách gồm: Ý thức, niềm tin đạo đức (nhận thức), tình cảm đạo đức, ý
chí đạo đức (biểu hiện tập trung ở rính cách). Năng lực cũng vậy bao gồm: Năng lực trí
tuệ (nhận thức), tình cảm trí tuệ và hành động trí tuệ (ý thức).
Cả phẩm chất và năng lực làm thành một hệ thống. Chúng quyện vào nhau, chi phối
lẫn nhau và lạo nên một cấu trúc (với ý nghĩa là một tổ hợp những yếu tố cũng như mối
quan hệ giữa các yêú tố đó tạo ra một thể thống nhất toàn vẹn).
Những nội dung cơ bản tạo thành nhân cách nói trên là chung cho mọi người ở mọi
loại hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong mỗi thành phần của nó, ở mỗi loại hình
hatk động nghề nghiệp khác nhau có nội dung tính chất và yêu cầu khác nhau. Trong cấu
trúc nhân cách của người thầy giáo có thể kể đến những thành phần cơ bản sau đây:
+ Phẩm chất: Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hẹ trẻ, lòng yêu trẻ, lòng
yêu nghề nghiệp, những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí phù hợp với hoạt động

của người thầy.
+ Năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, tri
thức, tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, ngôn ngữ, vạch
dự án phát triển nhân cách học sinh, giao tiếp sư phạm, “cảm hóa” học sinh, tổ chức hoạt
động sư phạm…
2.1.2. Phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non
a.) Phẩm chất của người giáo viên mầm non:
- Thế giới quan khoa học: Là quan điểm của con người trước những quy luật về tự
nhiên, về xã hội. Nó vừa là hiểu biết, quan điểm, vừa là sự thể nghiệm, tình cảm sâu sắc.
+ Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin
chính trị, toàn bộ hành vi, cũng như ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ.
+ Thế giới quan của giáo viên là thế giới quan Mác – Lênin, bao hàm những quan
điểm duy vật biện chứng về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ: Là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người giáo viên,
có ảnh sâu sắc đến sự hình thành nhân cách học sinh. Được biểu hiện ra ngoài bằng niềm
say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hy sinh với công việc,
tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị và thân tình…Tạo nên sức mạnh
giúp người giáo viên vượt qua mọi khó khăn về tinh thần và vật chất, hoàn thành nhiệm
vụ đào tạo thế hệ trẻ…
- Lòng yêu trẻ: Lòng yêu người trước hết là yêu trẻ là một trong những phẩm chất
đạo đức cao quý của con người, là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách người giáo
viên. Lòng yêu trẻ của giáo viên thể hiện:
+ Cảm thấy vui sướng khi được tiếp xúc với trẻ, khi thâm nhập vào thế giới độc đáo
của trẻ.
+ Thái độ quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với trẻ, cả với những em học kém và
vô kỷ luật.
+ Tinh thần giúp đỡ trẻ bằng ý kiến hoặc hành động thực tế của mình một cách chân
thành và giản dị, không có thái độ phân biệt đối xử, dù có những em chưa ngoan hoặc
chậm hiểu.
- Lòng yêu nghề: Lòng yêu trẻ và yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau, lồng vào

nhau. Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu, có yêu người mới có cơ sở để
yêu nghề. Người giáo viên yêu nghề là người luôn nghĩ, cố gắng cống hiến cho sự nghiệp
đào tạo thế hệ trẻ của mình. Trong công tác giảng dạy và giáo dục, luôn làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao, cải tiến nội dung và phương pháp, không tự thỏa mãn với trình độ
hiểu biết và tay nghề của mình.
8


- Những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí phù hợp với hoạt động của người
thầy: Khác với các hoạt động khác, hoạt động của người giáo viên nhằm làm thay đổi con
người (học sinh). Do vậy, mối quan hệ thầy trò là vấn đề quan trọng nhất. Nội dung, tính
chất và cách xử lý mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, tạo sự
cân bằng trong quan hệ thầy và trò, tác động trực tiếp tới học sinh. Hơn nữa, người thầy
giáo giáo dục học sinh không những bằng hành động trực tiếp của mình mà còn bằng tấm
gương của cá nhân mình, bằng thái độ và hành vi của chính mình đối với hiện thực…
b.) Năng lực của người giáo viên mầm non:
Hiện nay việc xem xét cấu trúc của năng lực sư phạm cũng có nhiều cách khác
nhau. Chẳng hạn, có tác giả sắp xếp các năng lực sư phạm dựa vào các yếu tố chủ đạo, hỗ
trợ, điểm tựa và từ đó chia thành nhóm các năng lực sư phạm giữ các vai trò chủ đạo,
nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò hỗ trợ, nhóm các năng lực sư phạm giữ vai trò
điểm tựa. Sau đây, ta sẽ xét một số năng lực điển hình trong các nhóm của năng lực sư
phạm:
* Nhóm năng lực dạy học bao gồm: Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học
và giáo dục; Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên; Năng lực chế biến tài liệu học
tập; Nắm vững kỹ thuật dạy học; Năng lực ngôn ngữ.
* Nhóm năng lực giáo dục bao gồm: Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học
sinh; Năng lực giao tiếp sư phạm; Năng lực “cảm hóa” học sinh; Năng lực khéo léo đối
xử sư phạm.
Tóm lại, nhân cách là bộ mặt chính trị - đạo đức của người giáo viên, là công cụ chủ
yếu để tạo ra sản phẩm giáo dục. Nó là cấu tạo tâm lý phức tạp và phong phú. Sự hình

thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề
trong thực tiễn sư phạm. Nhân cách hoàn thiện và có sức sáng tạo sẽ tạo uy tín chân
chính của người thầy giáo. Trường sư phạm có nhiệm vụ xây dựng nên những cơ sở
trọng yếu để hình thành nhân cách người thầy giáo tương lai. Thời gian học tập là tu
dưỡng của giáo sinh ở trường sư phạm là cực kỳ quan trọng để tạo ra những tiền đề cần
thiết kiến tạo nhân cách. (Lê Văn Hồng Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng 2007, Chương
6.Tâm lý học nhân cách người thầy giáo)
2.1.3 Thân chủ, nan đề và các cơ chế phòng vệ của thân chủ là giáo viên mầm non
a.) Thân chủ
Trong tình huống này thân chủ của nhà tham vấn là cô giáo mầm non. Cô ấy thực sự
trở thành thân chủ vì cô ấy:
- Biết là mình có nan đề và nhận biết được nan đề của mình.
- Biết rằng mình không tự giải quyết được nan đề đó.
- Chấp nhận sự giúp đỡ chuyên môn, chấp nhận nói ra vấn đề của mình một cách
khách quan nhất. Sẵn sàng đón nhận cách nhìn nhận mới và thay đổi hành vi, cách sống
mới nếu cần.
- Chấp nhận tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho việc giải quyết nan đề của
mình.
b.) Nan đề của thân chủ
- Nan đề của thân chủ ở đây là “mâu thuẫn trong việc đáp ứng yêu cầu của phụ
huynh và việc thực hiện đúng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm quanh mảng nội dung
chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp một”. Cụ thể, là việc dạy trẻ viết chữ và làm toán trước.
- Nguồn gốc gây ra nan đề được xác định như sau:
+ Về phía khách quan: Áp lực từ phía phụ huynh, căng thẳng từ môi trường làm
việc sự chỉ đạo gò ép từ phía hiệu trưởng, tâm lý đám đông (cam chịu, bàng quan) của
các đồng nghiệp, sự mệt mỏi căng thẳng từ phía trẻ nhỏ khi phải học chữ và làm tính…
9


+ Về phía chủ quan: Mâu thuẫn giữa chuyên môn được đào tạo với thực tiễn hay

mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành, cảm thấy day dứt bởi lương tâm người giáo viên
không cho phép, xúc cảm trước những căng thẳng mà trẻ phải chịu…
Xét từ chuẩn mực và đánh giá xã hội, có thể liệt kê một số biểu hiện về nan đề của
thân chủ:
1. Thân chủ luôn không hài lòng và thấy khó chịu vì sự nài ép của phụ huynh và
hiệu trưởng.
2. Thân chủ cùng tỏ thái độ bất bình với những đồng nghiệp và những người có
chuyên môn.
3. Thân chủ thấy buồn chán, căng thẳng, áp lực, những điều này lặp đi, lặp lại và
ảnh hưởng đến hoạt động của thân chủ.
4. Thân chủ nói nhiều trong một thời điểm và luôn cảm thấy không hài lòng.
5. Thân chủ khó thích nghi, bức bối và luôn hành động ảnh hưởng đến mục tiêu
hoặc những hoạt động bình thường của cá nhân và trường mầm non.
c.) Các cơ chế phòng vệ khi có nan đề
Sự xuất hiện của các cơ chế phòng vệ của thân chủ ở đây có thể tóm tắt theo sơ đồ
như sau:
Thân chủ bất lực,
không đủ khả năng
kiểm soát tình huống
của mình

NAN
ĐỀ

Áp lực;
Căng thẳng;
Buồn chán;
Day dứt;



Hành vi, ý
tưởng giả
nhằm làm
vơi đi cảm
xúc âm
tính

Sơ đồ 1: (Sự xuất hiện các cơ chế phòng vệ của thân chủ)
* Cơ chế dồn nén, kiềm chế - là sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm
xúc, kinh nghiệm không vui của cá nhân, mà nếu gợi lên thì khó chấp nhận, không thể
chịu được.
Các cảm xúc tiêu cực, lo âu thường bị chúng ta dồn nén, kiềm chế bằng cách tảng
lờ, tránh đề cập đến, hay cho rằng nó không tồn lại. Nhưng những sự kiện bị dồn nén này
thường vô tình thoát ra bằng sự lỡ lời, nói nhịu, lỡ tay, bằng những hành vi vô thức, hoặc
bằng một số chứng rối nhiễu khác.
Theo Jo. Godefroid, dồn nén là nén vào vô thức sự ham muốn hoặc tình huống xung
đột - một sự quên chủ động.
Trong tham vấn, đôi khi thân chủ nói “Tôi không nhớ” hay “Tôi đau đầu quá”. Có
thể lúc đó họ đã không nhớ hoặc đau đầu thật sự khi nhà tham vấn hỏi về một vấn đề, mà
vấn đề đỏ nếu nhớ lại sẽ làm cho thân chủ căng thẳng, lo lắng hay tức giận... Cơ chế dồn
nén, kiềm chế giúp thân chủ tránh được những chuyện không vui. Trong tình huống này,
nhà tham vấn cần từ từ giúp thân chủ đối mặt với những nguyên nhân gây ra cơ chế dồn
nén của mình, vì đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến thân chủ không tự
đương đầu giải quyết được vấn đề của mình, nên đã phải nhờ đến các chuyên gia tham
vấn.
* Cơ chế phóng chiếu - là gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm do mình gây
ra; phóng lên, gán cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận
của chính bản thân; quy kết, đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi; trách người
khác về hành động của chúng ta. Cơ chế phóng chiếu giúp chúng ta tránh được sự lo hãi
do mình gây ra, do không thừa nhận những ham muốn, lỗi lầm không thể nói ra hay

10


không thể đạt được của chính mình. Phóng chiếu là một cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng
bằng cho bản thân. Đó là cơ sở cho việc hình thành các triệu chứng hoang tưởng.
Ví dụ: Thân chủ luôn phàn nàn do phụ huynh cứ nài ép mình phải dạy trẻ viết chữ ,
làm toán trước dù cô ấy biết là sai nguyên tắc và không phải tất cả các phụ huynh đều
nài ép, cô ấy vẫn dạy theo số đông yêu cầu của phụ huynh.
Những phẩm chất như tôn trọng, chấp nhận, không phán xét thân chủ của nhà tham
vấn có thể giúp cho thân chủ đối mặt với vấn đề của họ, hướng tới trách nhiệm của bản
thân hơn là đổ lỗi ra bên ngoài. Sự cương quyết tuân thủ nguyên tắc, quy điều sư phạm
của cô ở đây là cần thiết.
* Cơ chế né tránh, phủ định hoặc cơ tuyệt
Là từ chối một cách vô thức một hiện thực đang xảy ra. Là sự gạt bỏ một ý nghĩ,
một biểu tượng trong đầu và nếu nó xuất hiện thì xem như không phải do bản thân nghĩ
đến. Chúng ta né tránh sự thật, sự đau buồn hay sợ hãi bằng cách ứng xử làm ngơ như
không có chuyện gì xảy ra. Điều này nếu vượt quá giới hạn sẽ trở thành sự trốn thoát
thực tế.
Trong cuộc sống, nhiều người tin rằng chỉ cần lờ đi, để mặc kệ nó rồi sự việc xấu
hay cảm xúc đau buồn sẽ qua đi, và như thế nan đề sẽ biến mất.
Ví dụ: Ở đây, hàng ngày thân chủ thấy những đứa trẻ ngây ngô cắm cúi “đánh
vật” với những con chữ, phép tính. Cô vẫn cười vui vẻ, hồ hởi giới thiệu với những người
tới thăm nhóm trẻ đang cắm cúi thực hiện hoạt động mà cô giao cho chúng. Thực lòng
thì cô rất buồn và thương lũ trẻ.
* Cơ chế bù trừ - là khi che đậy một lỗi lầm, một khuyết điểm hoặc muốn khắc
phục những yếu kém về thân thể hoặc tâm trí của mình bằng cách phát triển một nét tính
cách hay làm một hành động tích cực mà người khác chấp nhận được. Hay nói đơn giản
là khi chúng ta cảm thây yếu kém ở một khía cạnh nào đó, ta sẽ vượt lên ở một lĩnh vực
khác hoặc phóng đại đặc điểm tính cách để che giấu, bù trừ những đặc điểm yếu kém mà
không khắc phục được.

Ví dụ: Cô nói ở mấy trường mầm non công lập trẻ được học vẽ nhiều nên chúng vẽ
đẹp và sinh động hơn nhóm trẻ còn ở đây trẻ được chúng tôi dạy nhiều chữ, làm tính
nhiều đứa biết ghép chữ, đứa viết được cả tên mình, đứa biết làm tính.
* Cơ chế hợp lí hóa - Là tìm cách lý giải, biện minh cho hành vi vô lý bằng cách
gán cho nó những nguyên nhân có vẻ hợp lý, đưa ra những lý lẽ để biện minh một “cái
Tôi” méo mó của mình. Hay có thể nói là cá nhân viện ra lý lẽ không đúng sự thật nhưng
có vẻ logic, được xã hội chấp nhận để giải thích, thanh minh cho hành động hoặc cảm
xúc không hay của mình; Tìm lý do xác đáng để biện minh cho việc không thể tiến hành
được, hoặc ngược lại để giải thích cho một ứng xử không thể chấp nhận được.
Ví dụ: Cô nói, biết làm thế nào khi giờ đa phần các trường mầm non đều dạy như
vậy, mình không muốn nhưng phụ huynh họ cứ yêu cầu dạy con như vậy nên chúng tôi
đành chịu. Mình không dạy thì họ lại nói cô giáo thế này thế kia, rồi sau lên lớp một bé
không theo kịp bạn bè cũng tội.
* Cơ chế di chuyển – Là sự di chuyển cảm xúc hay phản ứng tiêu cực của mình từ
một đối tượng này sang đối tượng khác hoặc sang đồ vật. Chúng ta thay thế một hành
động không thể thực hiện được bằng một hành động có thể thực hiện được nhằm giải tòa
cảm xúc tiêu cực. Trong dân gian, hiện tượng này gọi là "Giận cá chém thớt".
Ví dụ: Khi một bé vẽ chân dung bé không vẽ được cô bực bội nói bé: Dạy miết rồi
mà không vẽ được vậy mà cứ đòi học chữ với làm toán mới khổ người ta chứ.
* Cơ chế hình thành phản ứng ngược – Là một cơ chế tự vệ thể hiện phản ứng
ngược lại ý muốn bị dồn nén (ý muốn một đằng nhưng thể hiện ra ngoài lại hoàn toàn
11


ngược với nó). Chủ thể có những biểu hiện đi ngược lại với cái mình mong muốn trong
đầu nhằm che giấu những tình cảm, suy nghĩ thực của mình một cách vô thức. Đó là cảm
xúc, suy nghĩ tiêu cực được thể hiện ra ngoài bằng cảm xúc, suy nghĩ hay hành động tích
cực.
Ví dụ: Cô thấy trường dân lập tồn tại nhiều vấn đề mà cô không ưng ý, bức xúc nói
muốn nghỉ cho khỏe nhưng vẫn gắn bó với nó nhiều năm nay.

2.2. Kiến thức và kỹ năng của nhà tham vấn phù hợp với đối tượng tham vấn là giáo
viên mầm non (chân dung nhà tham vấn)
2.2.1. Kiến thức cơ bản của nhà tham vấn tâm lý
Nhà tham vấn là những người:
- Biết cách lắng nghe thân chủ, chủ động trong các cuộc nói chuyện và trong các
cuộc gặp gỡ .
- Biết sử dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể để “khai thác” các cảm xúc, trải nghiệm
suy nghĩ và quan điểm của thân chủ, và tập hợp các thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về
tình huống của họ.
- Thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu với thân chủ, xác định các bước thực hiện để
có thể tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề của họ.
- Giúp thân chủ hiểu được các sự kiện trong quá khứ đã góp phần vào các vấn đề
hiện tại. Giúp thân chủ suy nghĩ và xử sự theo các cách khác nhằm giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực của các sự kiện quá khứ.
- Giúp thân chủ phân loại các vấn đề trong cuộc sống của họ và khám phá sâu hơn
về bản thân mình.
- Giúp thân chủ bày tỏ các cảm xúc của họ và có cái nhìn sâu sắc về việc các cảm
xúc này tác động đến cách họ ứng xử, suy nghĩ và ra các quyết định như thế nào
2.2.2. Các kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn tâm lý
Các kỹ năng của nhà tham vấn là yếu tố quyết định nhất đến thành công của một ca
tham vấn. Trong quá trình tham vấn nhà tham vấn phải sử dụng linh hoạt rất nhiều kỹ
năng và các kỹ năng ấy không tách rời nhau mà có sự đan xen, tương hỗ nhau trong quá
trình tham vấn. Cụ thể như sau:
a.) Kĩ năng giao tiếp không lời
Kĩ năng giao tiếp không lời góp phần chuyển tải một lượng thông tin lớn: bao gồm
khả năng sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp để tạo điều kiện cho việc giao
tiếp và giúp đỡ nhà tham vấn xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ. Do đó nhà
tham vấn phải hết sức nhạy cảm với những bức thông điệp họ chuyển tải tới thân chủ qua
tư thế và điệu bộ cơ thể.
* Giao tiếp bằng mắt: Trong tham vấn, nhà tham vấn phải thường xuyên nhìn vào

mắt thân chủ làm cho thân chủ cảm nhận được nhà tham vấn đang chú ý lắng nghe việc
trình bày của thân chủ. ánh mắt nhà tham vấn ngang tầm thân chủ.
- Đối với trẻ nhỏ, có những lúc nhà tham vấn phải thay đổi tư thế để ánh mắt ngang
tầm (ngồi cạnh).
* Thông qua ngôn ngữ cử chỉ: Nhà tham vấn phải kiểm soát được ngôn ngữ cử chỉ
của bản thân mình. Cụ thể:
- Tư thế ngồi: Không nên có bàn ở giữa, có thể ngồi đối diện hoặc ngồi cạnh hơi
chếch một chút với thân chủ.
- Thân thể: Cách tốt nhất khi giao tiếp với thân chủ là nên để cơ thể hơi đổ về phía
thân chủ hướng về phía thân chủ, không rung đùi, không được chạm vào thân chủ ở vùng
ngực, lưng, đùi,… Ngôn ngữ cử chỉ đó thể hiện nhà tham vấn chăm chú lắng nghe và bị
lôi cuốn bởi câu chuyện của thân chủ, thể hiện sự cởi mở và cảm thông với thân chủ.
12


* Giọng nói và tốc độ nói:
Trong tham vấn với giọng nói bình tĩnh, trầm và tốc độ nói chậm, thông qua giọng
nói thể hiện sự cởi mở, chân thành, bình tĩnh, tự tin, quan tâm đến thân chủ (tránh nói
ngọng).
* Về không gian:
Trong giao tiếp với thân chủ, nhà tham vấn nên cố gắng phá bỏ bất cứ vật cản nào
gây ra sự không thoải mái của thân chủ chẳng hạn như một chiếc bàn quá lớn giữa thân
chủ và nhà tham vấn, ánh sáng quá chói ...nhằm gạt bỏ những ảnh hưởng của môi trường
xung quanh đến mức độ thoải mái của thân chủ, đến khả năng chia sẻ suy nghĩ và cảm
xúc của thân chủ với nhà tham vấn.
Phòng không nên rọng quá, tạo không gian ấm cúng, yên tĩnh, khoảng cách giữa
nhà tham vấn – thân chủ khi đã tiếp cận 1 – 2 lần thì có thể ngồi gần hơn nhằm tạo điều
kiện cho thân chủ thoải mái hơn.
* Sự im lặng:
Sự im lặng giúp nhà tham vấn bình tĩnh đặt câu hỏi, tạo điều kiện khuyến khích thân chủ

nói tiếp vấn đề mình đang trình bày.
* Thời gian:
Đồng thời trong giao tiếp nhà tham vấn hãy để cho thân chủ có thời gian để trình
bày, không nên tạo áp lực làm thân chủ cảm thấy bị thúc giục vì điều đó có thể làm cho
thân chủ hiểu rằng thân chủ không quan trọng hoặc nhà tham vấn “ khó chịu” khi phải
lắng nghe họ. Vì vậy chỉ nên đặt 1 câu hỏi và lắng nghe họ trình bày, không đặt nhiều câu
hỏi dồn dập.
Ví dụ: Khoảng cách giữa thân chủ và nhà tham vấn: Do đây là một trường hợp
tham vấn cho phụ nữ nên nhà tham vấn nên ước chừng khoảng cách ngồi hợp lí tránh sát
mặt với thân chủ gây cho thân chủ sự e dè; Âm giọng và tốc độ nói: Với thân chủ là phụ
nữ nên khi tham vấn âm giọng nên tỏ ra ấm áp, chân tình, có âm điệu, tránh đều đều vô
cảm…
b.) Kĩ năng giao tiếp bằng lời.
Kĩ năng giao tiếp bằng lời cũng nhằm đạt được những mục đích để khuyến khích
thân chủ bộc bạch chia sẻ suy nghĩ của họ với nhà tham vấn.
Khi nhà tham vấn đã xây dựng được lòng tin với thân chủ, nhà tham vấn muốn khai
thác và phân tích bản chất vấn đề hiện thời của thân chủ dưới các góc độ khác nhau. Sử
dụng các kĩ năng giao tiếp bằng lời, nhà tham vấn có thể khai thác được những thông tin
quan trọng giúp nhà tham vấn và thân chủ làm rõ vấn đề và xác định các kế hoạch khác
nhau để cải thiện tình huống của thân chủ. Kĩ năng giao tiếp bằng lời gồm các kĩ năng cụ
thể sau:
* Kỹ năng đặt câu hỏi
Đây là kỹ năng rất quan trọng, câu hỏi nhà tham vấn đặt ra sẽ làm cho thân chủ cảm
nhận được suy nghĩ, cảm xúc của nhà tham vấn với mình từ đó họ có thể phòng vệ hay
chia sẻ.
- Trong tham vấn, nhà tham vấn chỉ được nói khoảng 20% vì vậy, kỹ năng này đặc
biệt quan trọng với nhà tham vấn trong quá trình tham vấn.
- Có hai loại câu hỏi: Câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Do đó, nhà tham vấn phải có kỹ
năng sử dụng cả hai loại câu hỏi này. Cụ thể:
+ Kĩ năng sử dụng câu hỏi mở:

Trong giao tiếp các câu hỏi mở rất quan trọng giúp nhà tham vấn bắt đầu cuộc tham
vấn. Với thân chủ những câu hỏi mở tạo điều kiện cho cuộc thảo luận thoải mái và thân
chủ có nhiều thời gian để nói. Các câu hỏi mở dùng trong tham vấn làm cho cuộc tham
13


vấn trở nên cụ thể và phong phú. Một câu hỏi mở về thân chủ đặt ra trước đó sẽ giúp ích
cho cuộc nói chuyện được tiếp tục.
Đồng thời các câu hỏi mở trong tham vấn giúp nhà tham vấn khai thác các dẫn
chứng cụ thể về thế giới của thân chủ. Hàng loạt những câu hỏi ai? Cái gì? khi nào? ở
đâu? như thế nào? và tại sao? Cung cấp cho nhà tham vấn một hệ thống thông tin nhằm
giúp thân chủ hiểu rõ, cụ thể hơn vấn đề của họ bất cứ lúc nào trong cuộc tham vấn.
+ Sử dụng câu hỏi đóng:
Các câu hỏi đóng nói chung là kém hiệu quả hơn, nhưng đôi khi nó cũng cần thiết
để giúp nhà tham vấn thu được những thông tin nhanh và cụ trẻ, đưa lại sự rõ ràng, mạch
lạc, giúp thân chủ tập trung vào chủ đề của cuộc nói chuyện hoặc kết thúc những cuộc
thảo luận dài dòng hoặc tản mạn. Mặt hạn chế của loại cấu hỏi này là chúng không cho
phép thân chủ giãi bày về tiến triển của sự việc và trách nhiệm tiếp tục cuộc nói chuyện
thuộc về nhà tham vấn.
Khi vận dụng kĩ năng đặt câu hỏi nhà tham vấn cần lưu ý :
- Câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu, liên quan đến vấn đề của thân chủ và mục đích
giúp đỡ.
- Sử dụng câu hỏi “mở” là chủ yếu, hạn chế dùng câu hỏi “đóng”.
- Không nên đặt câu hỏi dồn dập. Câu hỏi dồn dập sẽ tạo cho thân chủ sự lúng túng
và có cảm giác như người bị điều tra xét hỏi.
- Không nên đặt câu hỏi chung chung. Câu hỏi chung chung sẽ làm cho thân chủ
khó trả lời và không biết bắt đầu từ đâu. Điều này cũng khiến cho thân chủ có cảm giác
nghi ngờ nhà tham vấn, và có thể cho rằng nhà tham vấn không hiểu, không quan tâm
đến vấn đề của mình.
- Không nên đặt câu hỏi quá xa vấn đề của thân chủ. Đặt câu hỏi xa vấn đề của thân

chủ sẽ làm cho cuộc trao đổi bị lái sang một hướng khác (lệch vấn đề cần quan tâm),
thậm chí sang một đối tượng khác.
- Không nên đặt câu hỏi mang tính áp đặt. Câu hỏi áp đặt thường xuất phát từ kinh
nghiệm, suy nghĩ hoặc thành kiến của nhà tham vấn đối với thân chủ. Đối với các nhà
tham vấn mà trước đó từng làm một công việc khác (như y tế, giáo dục) do sự am hiểu về
lĩnh vực đó một cách sâu rộng nên đôi khi đưa ra những câu hỏi mang tính chủ quan của
mình vào đó. Và như vậy, câu hỏi đặt ra đã bao hàm luôn lời khuyên của nhà tham vấn
đối với thân chủ.
- Không nên hỏi đi hỏi lại về một vấn đề. Hỏi đi hỏi lại một vấn đề dễ gây sự khó
chịu cho thân chủ. Điều này cho thấy, hoặc nhà tham vấn bị quên (không chú tâm, không
xâu chuỗi) hoặc chưa biết tìm câu hỏi khác để khai thác thông tin. Đôi khi hỏi lại là nhằm
hiểu rõ hơn về vấn đề nào đó mà lúc trước thân chủ trình bày lướt qua, chưa rõ ràng. Tuy
nhiên nếu hỏi quá nhiều về điều đó, thân chủ sẽ có cảm giác bị tra hỏi và dễ đi đến sự tự
vệ.
* Kĩ năng khuyến khích và diễn đạt lại:
Diễn đạt lại là trình bày lại một cách cơ bản nhận thức của nhà tham vấn về những
gì thân chủ vừa kể. Diễn đạt lại khuyến khích thân chủ tiếp tục kể vì nó thể hiện rằng nhà
tham vấn đang lắng nghe và hiểu những gì thân chủ đang trình bày. Đồng thời nếu việc
diễn đạt lại thể hiện nhà tham vấn hiểu không chính xác về sự trình bày của thân chủ,
thân chủ sẽ có cơ hội để đính chính và nhà tham vấn có thể hiể chính xác hơn về vấn đề.
Khuyến khích là những phản hồi ngắn như những cái gật đầu, “ừ hừm”, “tôi hiểu”.
Hay nhắc lại một vài từ chính của thân chủ. Sử dụng những khuyến khích sẽ khuyến
khích thân chủ khai thác vấn đề một cách sâu sắc hơn và thể hiện cho thân chủ thấy rằng
nhà tham vấn đang lắng nghe họ.
14


* Kỹ năng phản ánh cảm xúc
Là nhắc lại cho thân chủ nội dung tình cảm trong ngôn từ của họ. Sử dụng kỹ năng
này sẽ giúp cho thân chủ xác định cảm xúc của chính họ. Khi nó được phản ánh bởi

người khác và là cách hiệu quả nhất để thể hiện sự thông cảm của nhà tham vấn và sẽ
khuyến khích thân chủ sẵn lòng chia sẻ. Phản ánh cảm xúc giúp thân chủ hiểu rằng các
cảm xúc và việc bàn về nó là được thừa nhận. Nhận biết và xử lý nó có thể làm giảm nhu
cầu thể hiện cảm xúc đó ra ngoài của thân chủ và có thể giúp họ nhận ra các tác động của
cảm xúc đó lên hành vi của họ.
* Kỹ năng tóm lược:
Một trong những công việc quan trọng nhất của nhà tham vấn là giúp thân chủ sắp
xếp và làm sáng tỏ những ý nghĩ, những cảm xúc. Thông qua việc sử dụng kỹ năng tóm
lược giúp nhà tham vấn cô đọng và sắp xếp những đểm chính trong lời thân chủ kể và để
kiểm tra lại những nhận thức của mình với những gì thân chủ kể xem nhà tham vấn nghe
có chính xác không.
Khi đến với nhà tham vấn thân chủ thường bối rối. Họ thường có quá nhiều diễn ra
trong cuộc sống và họ không biết bắt đầu từ đâu. họ có thể trải nghiệm qua những tình
cảm phức tạp. Những yếu tố phức quan trọng liên quan tới các quyết định có thể bỏ qua.
Thông thường việc tóm tắt những ý chính và các sự kiện mà thân chủ đã trình bày là rất
có hiệu quả trong việc giúp thân chủ sắp xếp các ý nghĩ và cảm xúc, và có thể hỗ trợ họ
trong việc đặt thứ tự ưu tiên cho các bước giải quyết vấn đề. Kỹ năng này thường được
sử dụng khi bắt đầu cuộc nói chuyện với các thân chủ mà các nhà tham vấn đã làm việc
trước đó, làm rõ những gì đang diễn ra, đặc biệt khi cuộc nói chuyện quá phức tạp, xâu
chuỗi các sự kiện qua một buổi tham vấn hay nhiều buổi tham vấn.
c.) Kỹ năng quan sát
* Mục đích của quan sát:
- Thu thập dữ kiện, sâu chuỗi, phán đoán thông qua biểu hiện bề ngoài, ngôn ngữ có lời
và không lời của thân chủ
- Hiểu về con người, hoàn cảnh và mối quan hệ của thân chủ
* Những yếu tố cần quan sát:
- Tổng quát bề ngoài của thân chủ
- Những đặc điểm nổi bật của thân chủ
- Những đặc điểm, các mối quan hệ của thân chủ với người khác
- Những biểu hiện qua nét mặt, những dấu hiệu của sự lo lắng bất an

- Những ngôn ngữ của cơ thể
Nhà tham vấn phải nhạy cảm với những “dấu hiệu” thân chủ chuyển tải bằng lời.
Thân chủ giao tiếp rất nhiều qua ngôn ngữ cử chỉ. Hiểu được những bức thông điệp ngầm
được chuyển tải không bằng lời có thể giúp nhà tham vấn thấu hiẻu được thân chủ đang
suy nghĩ và cảm xúc như thế nào. Chú ý một cách kỹ lưỡng đến các hành vi bằng lời và
không bằng lời là một khía cạnh quan trọng của quá trình tham vấn.
d.) Kỹ năng thấu cảm
Đây là kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong tham vấn
- Thấu cảm là sự trải nghiệm những điều thân chủ đang trải nghiệm và cố gắng hiểu
được ở bình diện cảm xúc.
- Kỹ năng này thể hiện như sau:
+ Nhà tham vấn nhắc lại những lời thân chủ nói và nguyên nhân dẫn đến.
+ Làm cho thân chủ thấy cảm nhận của họ là đúng trong trường hợp của họ.
+ Không sử dụng những từ “hay, nên…”
+ Không đưa ra quan điểm cá nhân
15


+ Không đưa ra kinh nghiệm cá nhân
+ Không lên án, giảng giải đạo đức cho thân chủ
+ Thấu cảm không được sử dụng thừa từ.
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH, HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH THAM VẤN CHO
THÂN CHỦ
3.1. Mô hình tham vấn cho thân chủ
Cho tới nay, quá trình tham vấn dù được tiếp cận theo phương pháp nào và thực
hiện theo mô hình có bao nhiêu giai đoạn, thì nó cũng đòi hỏi nhà tham vấn phải làm rõ
các vấn đề thuộc về chuyên môn của nhà tham vân. Trong tham vấn tâm lý có ba mô hình
tham vấn được chú ý: Mô hình tham vấn trong giai đoạn khởi đầu (theo Williamson và C.
Rogers); Mô hình tham vấn tiếp cận từ góc đô thân chủ (theo M. Daignieault); Và mô
hình tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn.

Mô hình tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn tôi sử dụng cho thân chủ dưới
đây được nhiều ngành trợ giúp trên thế giới sử dụng được tổng hợp từ các mô hình tham
vấn được trình bày khác nhau, bao gồm 6 giai đoạn:
Giai đoạn l: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và thân chủ
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin và xác định vấn đề
Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc
Giai đoạn 6: Theo dõi sau khi kết thúc
3.2. Hình thức tham vấn với thân chủ
Các hình thức tham vấn có thể được phân loại dựa trên tính chất của hoạt động tham
vấn. Với cách nhìn này, có thể chia tham vấn theo hình thức trực tiếp và tham vấn gián
tiếp. Có hai hình thức tham vấn là tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp:
- Tham vấn trực tiếp: Là hình thức tương tác trực tiếp, mặt đối mặt giữa nhà tham
vấn và thân chủ. Đây là hình thức tham vấn phổ biến khi thân chủ và nhà tham vấn ngồi
đối diện với nhau. Do có thể được trực tiếp nghe và nhìn nhau (với điều kiện thân chủ
không bi khuyết tật về nhìn hoặc nghe) nên hiệu quả tham vấn thu được là khá cao,
không tốn thời gian và nó tạo cơ hội cho những phản hồi tức thì và hai bên nhận biết
được những biểu hiện phi ngôn ngữ của cơ thể.). Họ có thể gặp nhau thường một lần một
tuần và những tuần đầu thì có thể sắp xếp 2-3 lần trong tuần, trong một khoảng thời gian
cố định, thường là 45 phút cho đến một tiếng đồng hồ cho một cuộc gặp gỡ tại một địa
điểm được ấn định trước (tại trung tâm tham vấn hoặc có thể diễn ra tại gia đình thân
chủ).
Vấn đề của tham vấn có thể diễn ra từ một vài tuần tới một vài tháng: Bởi vì những
vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian, do đó cũng
cần có thời gian để giải quyết. Trong trường hợp này thời gian dự kiến là từ 6 tháng cho
đến 2 năm do vấn đề liên quan đến hành vi.
- Tham vấn gián tiếp: là một hoạt động tham vấn thông qua các phương tiện truyền
thông như :Tham vấn qua thư, tham vấn qua báo chí, tham vấn qua điện thoại…. Hoạt
động tham vấn gián tiếp chỉ có khả năng giúp thân chủ một số ý kiến và giải quyết một số

vấn đề đơn giản, không có hiệu quả và giá trị như hoạt động tham vấn trực tiếp.
Với thân chủ là cá nhân, để đảm thu được kết quả tham vấn tốt nhất trong trường
hợp này chúng ta nên lựa chọn mô hình tham vấn trực tiếp.
3.3. Quy trình tham vấn với thân chủ
16


Như mô hình tham vấn đã lựa chọn ở trên quy trình tham vấn với thân chủ ở đây
bao gồm 6 giai đoạn (xin dừng lại ví dụ ở giai đoạn 3). Trước khi đi vào phân tích cụ thể
xin tóm tắt lại một vài thông tin về thân chủ và việc tham vấn trong tình huống tôi đưa ra
như sau:
* Thông tin cơ bản về thân chủ:
- Họ và tên thân chủ: N.T.M.
- Tuổi: 24 tuổi
- Giới tính: Nữ
- Tình trạng hôn nhân: Độc thân
- Nghề nghiệp: Giáo viên mầm non.
- Địa chỉ: Q.Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Thời gian tiến hành tham vấn: 30 phút/ lần. Thời gian bắt đầu từ 7h30 đến 8h00 chủ
nhật hàng tuần.
* Các nguyên tắc tham vấn đề cần tuân thủ:
- Thân chủ phải tuyệt đối đúng giờ.
- Mức phí cho mỗi buổi tham vấn: 150.000VNĐ/30phút/buổi. Thanh toán trước khi tham
vấn tại quầy thu ngân phòng tham vấn.
- Thông tin về thân chủ được yêu cầu bảo mật hoàn toàn.
- Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ vô điều kiện.
- Trường hợp có thay đổi về thời gian, ngày giờ tham vấn hai bên có nghĩa vụ thông báo
cho nhau biết trước ít nhất là 1 ngày gần ngày tham vấn như đã hẹn…
* Cách thức và phương pháp làm việc: Một tham vấn viên chính, một giám sát,
tham vấn viên hỗ trợ.

* Lý do dẫn thân chủ đến gặp nhà tâm lý: Thân chủ luôn không hài lòng và thấy
khó chịu vì sự nài ép của phụ huynh và hiệu trưởng trong việc dạy chữ viết và làm tính
cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp một. Thân chủ thấy buồn chán, căng thẳng, áp lực,
những điều này lặp đi, lặp lại và ảnh hưởng đến hoạt động của thân chủ. Thân chủ thấy
mâu thuẫn và thất vọng trong thái độ và việc làm của mình, biết vậy là sau nhưng vẫn
phải thực hiện. Nhiều lúc muốn nghỉ việc để khỏi chịu áp lực.
Giai đoạn l: Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa nhà tham vấn và thân chủ - là
giai đoạn xây dựng mối liên hệ mật thiết và lòng tin tưởng.
- Buổi tham vấn đầu tiên tại văn phòng tham vấn: Thư kí mở cửa dẫn thân chủ tới
bàn tham vấn, nhà tham vấn chào thân chủ, đưa nước và khăn giấy cho thân chủ rồi im
lặng trong khoảng thời gian cần thiết cho thân chủ bình tĩnh, sẵn sàng tâm thế cho buổi
tham vấn (2 - 3 phút). Nhưng đã quá 3 phút thân chủ vẫn im lặng không biết nói gì.
- Sau đó, nhà tham vấn bằng kỹ năng giao tiếp không lời (Ví dụ: Mắt nhìn hướng
ngang mặt thân chủ, tạo sự an tâm bằng cái gật đầu, cười nhẹ…) và kỹ năng đặt câu hỏi
để bước đầu tìm hiểu và giao tiếp cùng thân chủ để bước đầu tạo mối quan hệ tham vấn
tốt đẹp:
Ví dụ: - Tôi có thể giúp gì cho chị (hoặc chị có điều gì cần chúng tôi giúp)?
- Cảm ơn chị đã đến dịch vụ trợ giúp của chúng tôi...
- Tên tôi là …, tốt nghiệp (học) về…, tôi thường tham vấn về vấn đề…
- Làm rõ tính chất hoạt động trợ giúp tâm lý cho thân chủ, nhà thâm vấn nói:
Ví dụ: “Trước khi chúng ta đắt đầu vào vấn đề của chị, tôi xin nói qua để chị rõ
hoạt động tham vấn mà chúng tôi thường tiến hành là gì? Tôi chỉ có thể giúp được chị
khi biết rõ về câu chuyện của chị. Vì vậy chị sẽ nói về vấn đề của mình, và tôi là người
lắng nghe. Trong khi chị nói có chỗ vào chưa rõ tôi sẽ hỏi lại. Sau khi tôi hiểu được vấn
đề của chị như chị hiểu vấn đề của mình, chúng ta cùng nhau thảo luận phương án giải
quyết. Tôi sẽ giúp chị làm sáng tỏ vấn đề và sẽ cùng chị cân nhắc các cách giải quyết sao
cho có hiệu quả nhất, còn chị sẽ thực hiện chúng. Có những vấn đề cần nhiều thời gian,
có những vấn đề chỉ cần một vài buổi. Hiệu quả của tham vấn phụ thuộc rất nhiều từ
17



chính sự cố gắng của chị trong quá trình làm tham vấn. Có điều gì chưa hiểu xin chị nói
cho tôi biết. Nếu vì lí do nào đó không tiện nói với tôi, chị có thể gọi điện đến số này...”.
- Khi thông báo cho thân chủ biết về hoạt động tham vấn, nhà tham vấn có thể nên
nói thêm về việc gặp gỡ các đối tượng khác để làm rõ thông tin và nói cho thân chủ rõ về
quyền được biết thông tin liên quan đến họ. Thân chủ cũng cần được biết về quyền chấm
dứt tham vấn hoặc đổi nhà tham vấn khác - nếu thân chủ muốn.
Ví dụ: "Trong quá trình làm việc với chị có thể tôi cần thêm một số thông tin từ
những người khác để giúp cho việc xem xét vấn đề của chị tốt hơn. Khi gặp gỡ ai trong
số người quen của chị và về vấn đề gì tôi sẽ thông báo để chị biết. Sau vài buổi làm việc
với chị, tôi sẽ đưa ra một bản đánh giá ban đầu (nếu vấn đề của thân chủ là nghiêm
trọng, cần nhiều thời gian giúp đỡ). Dựa trên bản đánh giá này, chúng ta sẽ xem xét các
giải pháp tác động. Trong quá trình làm việc với nhau, nếu chị muốn dừng việc tham vấn
thì lúc nào cũng được, hoặc nếu chị muốn tìm một người khác thay thế tôi xin chị cứ đề
đạt".
- Nhà tham vấn cần nói về một số nguyên tắc tham vấn, trong đó nguyên tắc về tính
bảo mật và ngoại lệ của việc giữ bi mật; nguyên tắc tôn.trọng thân chủ và các quyết định
của thân chủ cần được thông báo rõ cho thân chủ biết.
Ví dụ: “Để đảm bảo việc tham vấn diễn ra thuận lợi xung là vì quyền lợi của chi tôi
xin đưa ra một số nguyên tắc sau để chị xem xét nếu còn thiếu gì chị có thể bổ sung hoặc
sửa đổi:
- Thông tin về thân chủ được yêu cầu bảo mật hoàn toàn.
- Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ vô điều kiện.
- Trường hợp có thay đổi về thời gian, ngày giờ tham vấn hai bên có nghĩa vụ thông
báo cho nhau biết trước ít nhất là 1 ngày, gần ngày tham vấn như đã hẹn…”
- Nhà tham vấn quan sát thấy thân chủ có biểu hiện mệt mỏi nên đã tiến lại gần thân
chủ, bằng ánh mắt cảm thông và hành động mời nước thân chủ bằng hai tay với thái độ
cởi mở và nhẹ nhàng nói với thân chủ như sau:
Ví dụ: "Vừa rồi chị đã được nghe những thông tin cơ bản về những nguyên tắc
tham vấn của chúng tôi, tôi thấy chị khá mệt khi nghe chúng. Chị có thể nằm nghỉ một

lát ở chiếc giường kia nếu muốn, đó là cách làm việc của chúng tôi. Chị uống nước đi
nếu thấy khỏe hơn chúng ta có thể bắt đầu vào buổi tư vấn được chứ ?”
Qua một thời gian giao tiếp bước đầu chào hỏi và tìm hiểu thông tin về thân chủ đồng
thời qua quá trình xử lý im lặng.
- Thân chủ băt đầu nói về những vấn đề của mình:
Ví dụ: “Tôi thấy mệt mỏi quá anh à, hiện thời tôi vẫn đi dạy tai trường mầm non
B.M như bình thường nhưng càng ngày tôi càng thấy khỏ chịu về cách dạy dỗ trẻ của
trường mình. Nó khác xa những gì tôi được học trên ghế nhà trường, trẻ mầm non mà
phụ huynh họ cứ nài ép giáo viên chúng tôi phải dạy chữ, làm toán. Ban đầu chúng tôi
không đáp ứng yêu cầu đó, rồi họ phản ánh với hiệu trưởng thế là tôi và vài đồng nghiệp
nữa bị cắt lương thưởng. Nhưng cái đó không quan trọng mà chúng tôi cảm thấy bị ép
buộc làm việc trái với đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.”
- Khi các thông tin thân chủ kể ra đã được xác đinh, nhả tham vân cân sử dụng kĩ
năng phản hồi và kĩ năng đặt câu hỏi đê hiệu chính xác vấn đê của thân chủ như thân chủ
cảm nhận:
Ví dụ: "Theo như lời chị kể, thì tôi có thể hiểu chị là một người có trách nhiệm với
công việc, chị hy vọng được vận dụng những kiến thức mình được đào tạo trên ghế giảng
đường đaị học vào việc dạy dỗ những đứa trẻ. Nhưng giờ đây, chị đang thất vọng vì giữa
thực tế và lý thuyết mình được học và thực tế đang có khoảng cách. Chị cảm thấy vừa
18


thất vọng, buồn chán và thêm phần áp lực từ phía phụ huynh và cô hiệu trưởng lên công
việc giảng dạy của mình. Vậy, ngoài lý do xuất phát từ phía công việc chị còn chịu áp lực
nào khác không?”
- Thân chủ không có áp lực nào khác, nhà tham vấn quan sát thấy mắt thân chủ thâm
quầng có vẻ như tối qua thân chủ mất ngủ vì suy nghĩ, lo lắng, thở dài.
- Nhà tham vấn cần nói với thân chủ trong buổi gặp mặt đầu tiên vê thời gian gặp
gỡ, độ dài của buổi gặp, vấn đề pháp lý, kinh phí và làm hợp đồng nêu thân chủ đồng ý
tham gia vào quá trình tham vấn. Số lần gặp phụ thuộc vào đánh giá ban đầu của nhà

tham vấn về nan đề của thân chủ và cũng phụ thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của nhà
tham vấn và phương pháp/ lý thuyết họ tiếp cận vấn đề của thân chủ.
Ví dụ: Qua tìm hiểu thông tin sơ bộ của chị thì tôi cần chị thống nhất một số vấn đề
sau:
- Thời gian tiến hành tham vấn của chúng ta là: 30 phút/ lần.
- Thời gian bắt đầu từ 7h30 đến 8h00 chủ nhật hàng tuần;:
- Thân chủ phải tuyệt đối đúng giờ.
- Mức phí cho mỗi buổi tham vấn: 150.000VNĐ/30phút/buổi. Thanh toán trước khi
tham vấn tại quầy thu ngân của phòng tham vấn.
Chị cần thay đổi thông tin nào với những thông tin trên không?
Giai đoạn 2. Thu thập thông tin và xác định vấn đề
Đây là giai đoạn nhà tham vấn và thân chủ xem xét sự khám phá đầu tiên về một
hay một số vấn đề. Những vấn đề khác cũng có thể xuất hiện khi nhà tham vấn khám phá
tình trạng của thân chủ. Nhà tham vấn và thân chủ cần được sáng tỏ nội dung thông tin ở
giai đoạn này là: “Vấn đề xuất hiện như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Vấn đề tồn tại bao
lâu? Ai liên quan đến vấn đề? Liên quan như thế nào? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề?
Vấn đề có đe doạ đến cuộc sống của bản thân hay người khác không? Vấn đề trước mắt
thân chủ muốn giải quyết là gì? Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? Thân chủ đã cố
gắng như thế nào trong việc giải quyết? Có ai giúp đỡ không? Thân chủ cảm thấy như
thế nào? v.v...”
Nhiệm vụ của nhà tham vấn trong giai đoạn này:
-Nhà tham vấn có thể tham khảo ý kiến của bất kể nhà chuyên môn nào về những
mặt mà nhà tham vấn chưa biết về thân chủ. Hoặc có thể hỏi những nguồn thông tin khác
nhau để làm sáng tỏ vấn đề của khách hàng.
-Nhà tham vấn phải tuyệt đối tránh đặt những người cung cấp thông tin hay người
quen của thân chủ vào tình huống xung đột với thân chủ. Khi thu thập thông tin nhà tham
vấn cần sự đồng ý của thân chủ, hoặc phải báo với thân chủ về những người quen của
thân chủ mà nhà tham vấn muốn gặp hay những vấn đề nhà tham vấn sẽ hỏi họ. Nếu thân
chủ có sự chống đối, ngăn cản những người cung cấp thông tin hợp tác với nhà tham vấn
trong nỗ lực giúp thân chủ giải quyết vấn đề của mình.

Ví dụ: Nhà tham vấn nói: “Để giúp chị xác đinh rõ vấn đề của mình, có thột số
thông tin về điểm A..., B... tôi chưa rõ (tôi muốn làm sáng tỏ), chị nghĩ thế nào nếu tôi
gặp đồng nghiệp hay một người bạn nào thân thiết của chị đế làm rõ một số điểm?”
Hoặc: “Để giúp chị xác định rõ vấn đề của mình, tôi cần thêm một số thông lin liên quan
đến cô Y, chị X... chị nghĩ thế nào về chuyện này?”
Thân chủ đáp: “Vâng! Anh có thể gặp chị X là bạn thân và đồng nghiệp của tôi,
đây là số di động của chị ấy 09xxxxxxxx. Anh có thể gọi hẹn gặp chị ấy và thu thập
những thông tin về tôi mà anh cần ở trên.”
Nhà tham vấn: “Cảm ơn chị về sự hợp tác này. Đây là card visit của tôi chị vui
lòng gửi tới chị X, có gì tôi sẽ liên lạc với chị ấy trong thời gian sớm nhất. Trong buổi
19


tham vấn đầu tiên này chị đã phần nào chia sẻ được vấn đề của mình và tôi cũng nhận
được những thôn tin cơ bản từ vấn đề của chị. Chúng ta nên kết thúc buổi tham vấn này
ở đây chị nghĩ sao?”
Thân chủ đáp: “Vâng”…
- Sau khi thu thập được thông tin từ các nguồn khác nhau, nhà tham vấn cần đánh
giá các vấn đề của thân chủ theo nhận định ban đầu của mình. Sẽ có những vấn đề mà
thân chủ không nhận thức được đầy đủ. Đây là lúc nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện
suy nghĩ về bản thân và vấn đề của mình.
(* Thông tin về thân chủ thu thập được:
- Thân chủ tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học mầm non đại học sư phạm Đà Nẵng:
Với tấm bằng khá, theo sự gặp gỡ của nhà tham vấn với đồng nghiệp đồng thời là bạn
học của cô thì cô là người rất nguyên tắc, sống có trách nhiệm, hòa đồng với bạn bè, hay
suy nghĩ nên chịu áp lực từ những thiếu xót của bản thân dù với người bình thường dễ
cho qua.
- Sau khi ra trường: Cô gắn bó với trường mầm non B.M từ năm 2010 đến nay.
Theo lời nhận xét của đồng nghiệp cô là giáo viên trẻ, non về tuổi nghề nhưng vững về
chuyên môn, hòa đồng với đồng nghiệp, hết mực yêu thương trẻ, sống có nguyên tắc, gần

đây cô ít nói và hay nói tới việc xin chuyển công tác. Có đôi lần cô bị hiệu trưởng khiển
trách vì không thực hiện theo yêu cầu của phụ huynh về việc dạy dỗ con em họ.)
Ví dụ: Nhận định ban đầu của nhà tham vấn: “Áp lực thân chủ chịu đựng xuất phát
từ hai nguyên nhân chính là phía phụ huynh và câp trên và thứ hai từ chính tinh thần
trách nhiệm, lòng yêu thương trẻ, đạo đức nghề nghiệp soi chiếu hành vi bắt buộc phải
thực hiện dù biết là không đúng nguyên tắc”.
Nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện suy nghĩ của mình: “Sau khi tìn hiểu thêm một
số thông tin về chị từ chị X bạn thân, đồng thời là đồng nghiệp của chị tôi được biết chị
là người sống trách nhiệm và nguyên tắc vì thế những lỗi lầm mà người khác dễ bỏ qua
nhưng chị thì không, chị lại suy nghĩ và trăn trở vì chúng. Chính vì thế chị hay phải chịu
những áp lực, căng thẳng đôi khi đến từ chính việc làm và suy nghĩ của mình”.
Thân chủ: Im lặng lắng nghe
Nhà tham vấn nói tiếp: “Chị M à thường thì những sinh viên mới ra trường như chị,
nhất là sinh viên sư phạm khó lòng thỏa mãn với nghề nghiệp và công việc những thời
gian đầu làm quen với công việc cho đến hai, ba năm đầu khi công việc đã đi vào ổn
định. Nên chị đừng quá kì vọng vào sự tuyệt đối, những sai phạm, lỗi lầm mình có thể
mắc phải vì điều đó khó có thể tránh khỏi với bất kì ai trong bất kì nghề nghiệp nào. Với
tôi cũng vậy, khi mới ra trường đi hành nghề tham vấn thời gian đầu tôi cũng mắc lỗi và
cũng trăn trở vì những lỗi mình mắc phải. Chị tìm đến tôi có nghĩa là chị phần nào tin
tưởng vào tôi, vì vậy chị có thể chia sẻ những gì mình suy nghĩ và khó bộc bạch nhất, tôi
sẽ cùng chị tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề của chị.”
- Khi thân chủ ý thức được vấn đề của mình, nhìn vấn đề "như nó vốn có" - Đó là
lúc cái tôi nội tâm của thân chủ cảm thấy mạnh mẽ, dám nhìn vào sự thật, nhà tham vấn
có thể đẩy nhanh hơn quá trình khám phá thế giới bên trong của thân chủ, nhưng cũng
cần phải luôn luôn nhạy cảm với nhu cầu của thân chủ.
Ví dụ: Thân chủ: “Cảm ơn anh đã giúp tôi nhìn nhận lại vấn đề của mình, đúng là
tôi đã suy nghĩ quá nhiều. Nhưng tôi khó lòng chấp nhận một sự dễ dãi nào nên tôi không
thể không suy nghĩ. Nhất lại là vấn đề liên quan tới chuyên môn, nghề nghiệp của mình.”
- Nhà tham vấn: Im lặng lắng nghe thân chủ, có phản hồi mình đang lắng nghe như:
Ừm, ưhum, vâng,… Thân chủ dứt lời nhà tham vấn đưa ra các câu nói: “Tôi đang nghe,

20


tôi quan tâm và tôi hiểu những gì chị đang nói”, thông qua đó mà thân chủ thấy mình
được tôn trọng và có thể tiếp tục bộc lộ vấn đề của mình.
- Nhà tham vấn chia sẻ với thân chủ những vấn đề mà nhà tham vấn khám phá được
và thân chủ bắt đầu nhìn nhận vấn đề này dựa trên việc thiết lập những mục tiêu.
Ví dụ: Nhà tham vấn: "Tôi đã nghe và tôi hiểu những gì chị đã trải qua trong thời
gian qua chúng gây cho chị không ít áp lực và sau buổi tham vấn đầu tiên dường như chị
đã gỡ bỏ phần nào được áp lực ấy. Tôi vẫn đang ở đây, lắng nghe chị chia sẻ và luôn là
như thế".
Thân chủ: Cảm ơn anh!
Nhà tham vấn: “Theo lời nhận xét của chị X thì chị là giáo viên trẻ, non về tuổi
nghề nhưng vững về chuyên môn, hòa đồng với đồng nghiệp, hết mực yêu thương trẻ,
sống có nguyên tắc, gần đây thấy chị ít nói và hay nói tới việc xin chuyển công tác. Chị
thấy thế nào về những nhận xét ấy?”
Thân chủ: Cô ấy nói đúng tôi rất yêu những đứa trẻ nơi này nhưng không ít lần tôi
nói muốn xin chuyển công tác.
Nhà tham vấn: Lý do chị muốn xin chuyển công tác là gì trong khi chị yêu những
đứa trẻ ở trường mầm non của mình như vậy?
Thân chủ: Lý do ấy không nằm ngoài áp lực công việc, phía phụ huynh họ ép buộc
tôi quá nên tôi bức xúc nói vậy.
Nhà tham vấn: “Ngoài những thông tin trên tôi có từ đồng nghiệp của chị tôi được
biết: Có đôi lần cô bị hiệu trưởng khiển trách vì không thực hiện theo yêu cầu của phụ
huynh về việc dạy dỗ con em họ như yêu cầu. Sự việc này có đúng không?”

Nhà tham vấn: “Với những gì tôi thu thập được và sự, xác nhận của chi thì tôi hiểu:
Mục đích chị đến đây không nằm ngoài việc chia sẻ gánh nặng tâm lý, áp lực công việc
đang đè nén lên chị, chị muốn cải thiện tình trạng ấy. Tôi muốn biết ngoài những mục
đích ấy chị thực sự mong muốn điều gì khác nữa với vấn đề của mình?”

Thân chủ: “Tôi muốn thoát khỏi những áp lực từ phía công việc, phụ huynh và hiệu
trưởng, tôi muốn được dạy dỗ các em như chính những chuyên môn mà tôi được học.
Nhưng thật khó anh à!”
- Nhà tham vấn sẽ cùng thân chủ quyết định xem cách nào có thể hướng tới những
mục tiêu này. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào thực tế của mối quan hệ tham vấn, ví
dụ như: số lần gặp mặt, mong muốn của thân chủ và phụ thuộc vào định hướng lý thuyết
của nhà tham vấn.
Nhà tham vấn: “Với mong muốn chính đáng đó của chị, tôi nghĩ chúng ta cần thay
đổi hình thức tham vấn, thay vì ngồi đây tôi và chị, tôi cần gặp gỡ thêm những đồng
nghiệp khác của chị những người có thể đang chịu áp lực như chị. Chị nghĩ sao về việc
này?”
Thân chủ: “Tôi nghĩ việc đó không có sao! Ttôi đồng ý nếu nó giúp được anh giải
quyết triệt để vấn đê của tôi đang gặp phải.”
Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện
- Nhà tham vấn không nên đưa ra các giải pháp cho thân chủ.
- Khi thân chủ xác định một giải pháp nào đó, nhà tham vấn cùng thân chủ phân
tích điểm mạnh và mặt hạn chê của giải pháp. Cần tôn trọng giải pháp mà thân chủ lựa
chọn, không nên bác bỏ bất cứ một quan điểm hay sự lựa chọn nào của thân chủ. Giúp
thân chủ hiểu và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của mỗi giải pháp lựa chọn
mới là trách nhiệm quan trọng của nhà tham vấn.

21


Ví dụ: Nhà tham vấn: “Như vậy là chị đã đồng ý với việc tôi cùng những đồng
nghiệp khác của chị cùng với chị giải quyết vấn đề của chị, gõ bỏ áp lực tâm lý mà chị và
không ít đồng nghiệp của chị đang gặp phải. Tôi biết là chị còn băn khoăn về việc thay
đổi hình thức tham vân. Nếu không có cuộc gặp gỡ này chị nghĩ sao?”
Thân chủ: “Tôi nghĩ nếu không như vậy thì anh chỉ có thể giúp được mình tôi trong
giải quyết vấn đề của mình còn những đồng nghiệp của tôi vẫn phải chịu áp lực như tôi

đã chịu. Anh hãy tiến hành theo cách có lợi nhất cho tôi và các chị ấy”
Nhà tham vấn: “Vâng! Với cách thay đổi hình thức tham vấn này, tôi hy vọng khắc
phục được tạm thời vấn đề của chị và đồng nghiệp của mình. Các chị có thể thỏa mái
hơn khi được chia sẻ còn nguyên nhân gây ra căng thẳng, áp lực tâm lý lại không được
hạn chế. Tôi cần gặp hiệu trưởng và hội trưởng hội phụ huynh việc làm này có ảnh
hưởng tới chị, chị nghĩ sao?”
Thân chủ: Tôi sợ nếu như vậy rất có thể tôi bị trù úm, hoặc bị buộc thôi việc. Tốt
hơn hết anh nên gặp các đồng nghiệp của tôi trước thì hơn.
Nhà tham vấn: “Được rồi tôi sẽ thu xếp việc gặp gỡ các đồng nghiệp của chi vào
thời gian sớm nhất, và tôi cần chị trong việc thông tin về cuộc gặp ấy. Về địa điểm và
thời gian tôi sẽ thông báo cho chị trước vài ngày. Chị có thể tin vào tôi, tôi không dám
chắc tôi có thể giúp chị khắc phục triệt để những căng thẳng, áp lực và lo lắng nơi chị
nhưng tôi tin những tâm lý tiêu cực ấy sẽ dần được gỡ bỏ qua những buổi tham vấn tới
đây. Còn bây giờ chũng ta có thể kết thúc buổi tham vấn này ở đây chị thấy sao?”…
- Sau khi đã cùng thân chủ xem xét các giải pháp và lựa chọn được giải pháp tối ưu,
nhà tham vấn giúp thân chủ đưa ra kế hoạch hành động để thực hiện giải pháp được lựa
chọn; cùng thân chủ xây dựng mục đích, mục tiêu của kế hoạch hành động, như: “Nhằm
đạt đến cái gì? Thời gian bao lâu?”... Các mục tiêu đưa ra phải lượng giá được. Các hoạt
động phải khả thi, hợp với điều kiện và khả năng của thân chủ. Kế hoạch cần chỉ ra các
nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm ai thực hiện? Thực hiện bằng cách nào? Thời gian
bao lâu?. Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng đương đầu, kỹ năng thông đạt để giúp thân chủ
"dấn thân" vào kế hoạch của mình.
Giai đoạn 4: Triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn thân chủ phải hành động để thay đổi thực trạng. Thân chủ bắt đầu
giải quyết những vấn đề đã được khám phá ở giai đoạn 3 mà cả thân chủ và nhà tham vấn
đều đã xác định. Thân chủ cần hiểu rõ trách nhiệm của mình là tích cực tham gia giải
quyết vấn đề của mình, bằng cách thực hiện kế hoạch đặt ra.
Với việc sử dụng những kỹ năng tham vấn, như kỹ năng đương đầu, thách thức để
giúp thân chủ khởi động dễ dàng, nhà tham vấn không làm hộ, không làm thay cho thân
chủ, mà chỉ kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ của thân chủ. Nếu có nhiệm vụ mà

thân chủ không có khả năng thực hiện, nhà tham vấn cần sử dụng kỹ năng làm mẫu để
thân chủ trải nghiệm và làm theo, hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ bên
ngoài cho thân chủ.
Đôi khi nhà tham vấn cùng thân chủ xem xét lại mục tiêu, giải pháp đặt ra sao cho
phù hợp với khả năng của thân chủ và điều kiện cho phép thành công. Quá trình triển
khai thực hiện là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì nó buộc thân chủ phải thay đổi thái
độ, hành vi trước một thói quen đã được lập trình sẵn trong não. Để giúp thân chủ thay
đổi cách cảm nhận, cách suy nghĩ và hành vi trong những tình huống căng thẳng khi thân
chủ chưa đáp ứng được yêu cầu mới nhà tham vấn có thể sử dụng kỹ năng hài hước với
mục đích động viên thân chủ mà không gây áp lực thay đổi ở thân chủ.
Giai đoạn thân chủ triển khai thực hiện để giải quyết vấn đề phụ thuộc vào quan
điểm tiếp cận vấn đề của nhà tham vấn:
22


+ Hướng tiếp cận nhân văn: Thân chủ được tự thúc đẩy để làm việc với những chủ
đề đã được xác định mang tính nhân văn - hiện sinh (vì dụ như những vấn đề liên quan
đến lòng tự trọng).
+ Hướng tiếp cận nhận thức/ hành vi: Thân chủ sẽ làm việc một cách tích cực với sự
thay đổi nhận thức và hành vi (ví dụ: Những lời tuyên bố như "Tôi thật vô dụng" sẽ được
thay thế bằng sự luyện tập những hành vi tự khẳng định).
+ Hướng tiếp cận phân tâm học: Thân chủ sẽ khám phá hang chủ đề đã được xác
định trong buổi tham vấn (như những tác động trong quá khứ lên các mối quan hệ hiện
tại). Khi thân chủ trải qua dược các vần đề của họ, họ trở nên sẵn sàng để thực hiện và
kết thúc việc tham vấn.
Ở giai đoạn triển khai thực hiện để giải quyết vấn đề (giai đoạn "dấn thân"), nhà
tham vấn nên:
- Giúp thân chủ tham gia tối đa về công sức, thời gian, suy tư vào tìm kiêm nội lực
để bắt tay vào giải quyết vấn đề.
- Giữ nghiêm túc về giờ giấc,

- Rõ ràng trong những quyết định và có hợp đồng làm việc rõ. Bắt đầu từ những hợp
đồng công việc vừa tầm, từ nhỏ đến lớn; dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho thân chủ thực hiện khi ở nhà: làm gì, làm thế nào, nhằm
giúp thân chủ thay đổi, thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại. Nhiệm vụ ở nhà giúp thân chủ
biết quý thời gian, tôn trọng các buổi tham vân và biết chịu trách nhiệm về việc thay đổi.
- Giúp họ thấy được sự nghiêm túc trong tham vấn. Nhà tham vấn luôn có đòi hỏi để
thân chủ cố gắng thực hiện những cam kết ban đầu.
Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc
Có hai loại lượng giá trong tham vấn: Lượng giá thường xuyên và lượng giá khi kết
thúc.
- Lượng giá thường xuyên được tiến hành trong suốt quá trình tham vấn nhằm xác
định kết quả đạt được sau mỗi giai đoạn. Lượng giá thường xuyên giúp cho thân chủ đi
đúng vào vấn đề, tránh lan man. Nhà tham vấn cần nắm được cốt lõi của vấn đề, kịp thời
điều chỉnh, thay đổi giúp thân chủ cảm nhận tốt hơn tinh huống của mình. Ngoài ra,
lượng giá còn giúp kiểm tra lại xem nhà tham vấn và thân chủ có hiểu ý nhau không. Tốt
nhất nên để thân chủ tự tóm lược, kiểm ý, xem họ có hiểu vấn đề đúng, có nghe và nhớ
những điều vừa thảo luận không.
- Lượng giá kết thúc khi quá trình tham vấn đến giai đoạn kết thúc. Nhà tham vấn
nên lưu ý đến những tiến bộ thân chủ đã đạt được để củng cố và tăng cường niềm tin nơi
thân chủ. Nhà tham vấn cần nói để thân chủ biết là họ luôn được hỗ trợ, giúp đỡ khi cần
thiết. Khi lượng giá cần thảo luận cùng thân chủ kết quả mà họ đã đạt được: Đã học được
gì? Nguồn lực nào giúp đạt được kết quả? Nếu thân chủ không hoàn thành được nhiệm
vụ nào thì cần tìm ra nguyên nhân, mà không nên trách móc, cần chỉ ra được nhiệm vụ
cần sửa chữa nếu cần thiết.
Giai đoạn 6. Theo dõi sau khi kết thúc
Nhà tham vấn có thể tạo dựng mối quan hệ xã hội với thân chủ sau khi chấm dứt
mối quan hệ tham vấn. Tuy nhiên các quy điều đạo đức cảnh báo rằng sau 2 năm chấm
dứt tham vấn nếu nhà tham vấn tạo dựng mối quan hệ với thân chủ, ngoài quan hệ tham
vấn (ví dụ: quan hệ tình cảm) thì phải có trách nhiệm kiểm tra một cách cẩn thận tình
trạng của thân chủ và cung cấp tư liệu chứng minh rằng những quan hệ như thế không có

bản chất lợi dụng nếu nhà tham vấn bị thân chủ kiện cáo (Hiệp hội Tham vấn Hoa Kì,
1995a, Tiêu chuẩn A. 7. b).
3. Lập hồ sơ đánh giá ban đầu cho đối tượng tham vấn
23


Trước khi đưa ra cách thức giúp đỡ thân chủ nhà tham vấn cần thực hiện đánh giá
toàn diện ban đầu sau vài buổi làm việc với thân chủ. Đó là một bản báo cáo cho phép
nhà tham vân thấu hiểu những vấn đề hiện tại của thân chủ, quạ đó sử dụng các kỹ năng
tham vấn và cùng thân chủ xem xét các chiến lược thích hợp, khả thi. Hồ sơ đánh giá ban
đầu cần bao gồm những nội dung sau: Thông tin về thân chủ; Ấn tượng banđầu của nhà
tham vấn; Lên kế hạc giải quyết vấn đề.
3.1. Thông tin về thân chủ
Thông tin
về thân chủ
1 Thông tin cá
nhân
2 Vấn đề hiện
tại
(tình trạng
vấn đề)

3 Lịch sử vấn
đề

4 Hoàn cảnh
gia đình

5 Sức khỏe
6 Hoàn cảnh

kinh tế cộng
đồng

Nội dung
- Họ và tên: N.T.M
- Giới tính: Nữ
- Địa chỉ thường trú: Q.Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
- Ngày tháng năm sinh: 31/12/1988
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Là con thứ mấy: Lớn
- Nghề nghiệp: Giáo viên mầm non
- Dấu hiệu khởi đầu (không thỏa mãn trong công việc…)
- Các triệu chứng: Mệt mỏi, mất ngủ, buồn chán.
Thời gian xuất hiện triệu chứng: 2 tháng nay
Sự rối loạn: Cảm xúc: buồn, thất vọng, bất lực; Cơ thể: mệt mỏi, đau đầu.
- Khả năng thích nghi với thực tế: Trung bình
- Nơi trợ giúp và kết quả (nếu có): Có đi khám bác sĩ được kê uống thuốc an
thần.
- Tình hình hiện tại (biểu hiện ra bên ngoài): Mắt thâm, lo lắng.
- Thông tin về con người thân chủ trong quá khứ: Người rất nguyên tắc,
sống có trách nhiệm, hòa đồng với bạn bè, hay suy nghĩ phức tạp.
- Mối quan hệ của thân chủ với gia đình: Bình thường
- Tiểu sử thân chủ trong quá trình phát triển tâm sinh lý:
+ Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của thân chủ: Hay đau đầu, đau dạ dày.
+ Thái độ của thân chủ đối với các thành viên trong gia đình: đúng mực.
+ Các sự kiện quan trọng xảy ra với thân chủ liên quan đến giao tiếp và
công việc: Có vài lần mâu thuẫn với phụ huynh và hiệu trưởng trước đó.
- Vị thế và hoàn cảnh kinh tế gia đình: Vị thế tốt, gia đình tương đối khá giả
- Thông tin về các thành viên trong gia đình liên quan: Đầy đủ
- Xu hướng dạy dỗ con cái của cha mẹ: Yêu thương, tôn trọng con cái.

- Các sự kiện xảy ra trong gia đình có ảnh hưởng tới thân chủ và người thân:
Không có
- Tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý hiện tại của thân chủ:
Không tốt, vẫn còn đau dạ dày, mất ngủ chưa dứt, áp lực công việc.
- Môi trường văn hóa nơi thân chủ sinh ra và lớn lên, nơi ở hiện tại: Văn hóa
đô thị tính cộng đồng không cao, sinh hoạt cộng đồng hạn chế.
- Nguồn hỗ trợ từ cộng đồng/chính sách xã hội mà thân chủ có thể được
hưởng: Không thuộc chế độ ưu tiên, ưu đãi.

Bảng 1: (Thông tin về thân chủ)
3.2. Ấn tượng của nhà tham vấn
- Từ quan sát trực tiếp: Mắt mệt mỏi, thâm quầng quanh mắt,, da xanh xao.
- Từ kết quả thăm khám y khoa: Đau dạ dày, đau đầu, chứng mất ngủ.
- Từ kết quả đánh giá tâm lý:
+ Kết quả chẩn đoán ban đầu: Áp lực thân chủ chịu đựng xuất phát từ hai nguyên
nhân chính là phía phụ huynh và cấp trên và thứ hai từ chính tinh thần trách nhiệm, lòng
yêu thương trẻ, đạo đức nghề nghiệp soi chiếu hành vi bắt buộc phải thực hiện dù biết là
không đúng nguyên tắc. Áp lực ấy có xu hướng gia tăng theo thời gian, cành ngày sự thoả
mãn với nghề nghiệp của thân chủ càng giảm đi nếu áp lực ấy còn gia tăng.
24


+ Kết quả trắc nghiệm: Mức độ thỏa mãn nghề nghiệp thấp 5 điểm (Trắc nghiệm
nghiên cứu sự thỏa mãn của giáo viên đối với nghề nghiệp và công việc của N.V.Giurin
và E.P.Ilin)
3.3. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề
a.) Chẩn đoán:
Những khả năng của thân chủ: Khả năng nhận thức, khả năng trình bày vấn đề (ăn
nói dễ nghe, diễn đạt trôi chảy), kĩ năng lắng nghe tốt (tập trung chú ý tốt và thông hiểu
vấn đề nhanh).

Hạn chế của thân chủ: Còn e dè, suy nghĩ có xu hướng phức tạp hóa vấn đề, ít bộc
lộ cảm xúc thực.
b.) Kế hoạch giải quyết:
- Tác động tới thân chủ: Tới ba mặt nhận thưc - xúc cảm - hành vi.
- Phương pháp tác động: Là giải thích, động viên, khích lệ.
- Thời gian tác động: Trong vòng 2 – 4 tuần (1 lần / tuần).
c.) Đánh giá kết quả, những thay đổi, theo dõi:
- Đánh giá kết quả: Sau 2 tuần tiến hành tham vấn nhà tham vấn nhận thấy những
thay đổi đáng kể như đã ngủ được nhiều hơn, cười nhiều và bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn,
không còn e dè, chủ động hơn trong việc chia sẻ, đặt vấn đề với nhà tham vấn.
- Hoạt động tham vấn dẫn tới những thay đổi tích cực ở thân chủ: Sau thời gian
làm việc với nhà thân chủ, thân chủ đã nhìn nhận vấn đề của mình đang gặp phải một
cách rõ ràng hơn. Thân chủ đã có thể đưa ra cho mình một quyết định hướng tới việc giải
quyết vấn đề của mình, cùng nhà tham vấn lên kế hoạch cụ thể. Thân chủ thấy mình trở
nên lạc quan hơn về vấn đề mình vướng mắc, tự tin hơn về bản thân và quyết định của
mình. Cũng đã hiểu, chấp nhận con người mình, công việc của mình và những người
xung quanh một cách tốt hơn. Nhất là giúp cho thân chủ cảm thấy có khả năng đương đầu
tốt hơn với những vấn đề của cuộc sống một cách thích đáng và dễ chịu. Thân chủ thấy
cuộc sống của mình được cải thiện một cách rõ rệt sau thời gian được tham vấn tâm lý
một cách khoa học và chuyên nghiệp.
- Theo dõi: Hiệu quả tham vấn cần được theo dõi, giám sát tích cực nhờ việc sử
dụng các kĩ năng quan sát, lắng nghe và khái thác thông tin…không chỉ với thân chủ mà
còn từ các kênh thông tin hỗ trợ như đồng nghiêp, bạn bè và nhất là người thân.
d.) Bản tổng kết đánh giá toàn bộ quá trình tham vấn, những kiến nghị dự phòng;
thời gian gặp lại...
- Vấn đề thân chủ xác định: Thân chủ luôn không hài lòng và thấy khó chịu vì sự
nài ép của phụ huynh và hiệu trưởng trong việc dạy chữ viết và làm tính cho trẻ mẫu giáo
trước khi vào lớp một. Thân chủ thấy buồn chán, căng thẳng, áp lực, những điều này lặp
đi, lặp lại và ảnh hưởng đến hoạt động của thân chủ. Thân chủ thấy mâu thuẫn và thất
vọng trong thái độ và việc làm của mình, biết vậy là sau nhưng vẫn phải thực hiện. Nhiều

lúc muốn nghỉ việc để khỏi chịu áp lực.
- Giải pháp thân chủ e ngại: Nhà tham vấn muốn gặp hiệu trưởng và hội trưởng hội
phụ huynh để có hưởng giải quyết triệt để hơn nan đề của thân chủ nhưng thân chủ sợ
nếu như vậy rất có thể tôi bị trù úm, hoặc bị buộc thôi việc. Và đồng ý việc nhà tham vấn
nên gặp các đồng nghiệp của thân chủ trước.
- Giải pháp thân chủ và nhà tham vấn đã lựa chọn: Thay đổi hình thức tham vấn từ
tham vấn cá nhân sang tham vấn nhóm, theo đó thân chủ, các đồng nghiệp và nhà tham
sẽ cùng hướng tới việc giải quyết vấn đề của thân chủ, gõ bỏ áp lực tâm lý mà thân chủ
và không ít đồng nghiệp của thân chủ đang gặp phải.

25


×