Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
LỜI NÓI ĐẦU
Ra đời và tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập từ năm 1879
nhưng trước đó và cho đến nay tâm lý học có một vị trí to lớn trong cuộc sống và
hoạt động của con người. Có thể nói rằng trong mọi thời kỳ lịch sử, mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống xã hội đều có sự đóng góp của tâm lý học. Tâm lí học
nghiên cứu các hiện tượng tâm lí khác nhau trong đời sống của con người, các quy
luật và các cơ chế hoạt đông tâm lí của con người, trong đó có nhân cách, Vậy nhân
cách là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách? Trong khuôn khổ bài tập lớn học kì môn tâm lí học đại cương, với đề tài
“Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách.
Liên hệ thực tiễn”, em hi vọng phần nào làm rõ được vấn đề trên.
Do tài liệu tiếp cận còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn để bài
viết của chúng em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Ánh
MSSV: 352358
Phạm Thị Ánh
352358
1
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
NỘI DUNG
I. Khái quát về tâm lý học và nhân cách.
1. Khái quát về tâm lí học.
Tâm lý học là là một trong những môn khoa học xã hội có nhiệm vụ nghiên
cứu về đời sống tâm hồn của con người. Tâm hồn con người được nhiều bộ môn
khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng nó chỉ có khía cạnh có liên quan đến đối
tượng của nó. Tâm lý học lấy đời sống tâm hồn của con người làm đối tượng nghiên
cứu cơ bản, với tư cách là môn khoa học độc lập, phương pháp và mục đích khác
hẳn với các môn khoa học khác như văn học, sử học, triết học cũng nghiên cứu đời
sống tâm hồn con người. Riêng tâm lý học nghiên cứu đời sống tâm hồn con người
một cách toàn diện, sâu sắc bao gồm tâm lý của tât cả mọi người đang sống ở mọi
lứa tuổi trong mọi hoạt động của họ. Từ hiện tượng tâm lý của đối tượng nghiên
cứu, tâm lý học rút ra những quy luật hình thành và phát triển tâm lý của con người
và của hiện tượng nói chung, ví dụ: từ hiện tượng tình cảm yêu thương, căm ghét
tâm lý học đã rút ra được các quy luật yêu, ghét của đời sống tâm lý con người.
Như vậy tâm lý học nghiên cứu tâm lý của mọi con người đang sống, đang
diễn ra các hoạt động vui chơi, lao động, học tập, kinh tế, chính trị, thể dục thể
thao… Phạm vi nghiên cứu của tâm lý học rất rộng và phong phú. Có thể nói có bao
nhiêu ngành hoạt động trong xã hội thì có bấy nhiêu ngành tâm lý đi sâu nghiên cứu.
Do đó tâm lý học được phân ra nhiều nhánh, nhiều chuyên ngành ứng dụng khác
nhau như: tâm lí học lao động, tâm lí học sư phạm, tâm lí học quản lí, tâm lí học y
học, tâm lí học thanh tra, … Qua đó có thể thấy vai trò của tâm lí học bao trùm lên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Khái quát về nhân cách.
a. Khái niệm..
* Định nghĩa:
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng nhân
cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với
thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo định nghĩa của giáo trinh tâm lí
học đại cương – trường Đại học luật Hà Nội, NXB CAND 2007 thì nhân cách là tổ
Phạm Thị Ánh
352358
2
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội
của người ấy
Theo định nghĩa này thì những thuộc tính tâm lí hợp thành nhân cách
có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu
trúc nhất định. Những thuộc tính này làm thành cái riêng, cái khác biệt của từng
người nên mang tính bản sắc và nó được thể hiện ra ở những việc làm, những cách
ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của từng người cụ thể và được xã
hội đánh giá.
* Đặc điểm:
Nhân cách có những đặc điểm cơ bản sau:
-
tính ổn định
-
tính thống nhất
-
tính tich cực
-
tính giao tiếp
b. Cấu trúc của nhân cách.
Nhân cách có cấu trúc bao gồm bốn thuộc tính: xu hướng, năng lực, tính
cách, khi chất.
-
xu hướng cá nhân là một hệ thống động cơ và mục đích định hướng và
thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, hứng thú hoặc vươn
tới mục tiêu mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình.
-
Năng lực là tổng hợp những thuốc tính tâm lí độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu dặc trưng của một hoạt động nhất định
-
Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lí ổn định của con
người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó
trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định thể hiện thai độ của họ đối với
thế giới xung quanh và bản thân.
-
Khí chất là một thuộc tính tâm lí gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của cá nhân, đặc trưng cho hoạt động tâm lí về cường độ, tốc
độ, nhịp độ, thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó.
Phạm Thị Ánh
352358
3
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ
thực tiễn.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự hình thành và phát triển nhân
cách. Bao gồm các yếu tố di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt
động và yếu tố giao tiếp. Các yếu tố này đóng những vai trò nhất định đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách.
1.Di truyền .
Di truyền là nhân tố thể chất có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách. Đó là toàn bộ những đặc điểm về giải phẫu sinh lí con người, có sẵn từ
khi con người sinh ra.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, di truyền đóng vai trò tạo tiền
đề vật chất cho sự hình thành nhân cách, làm cho quá trình hình thành nhân cách
diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp, thuận lợi hay khó khăn, tùy vào yếu tố sinh học
của từng người. Tuy nhiên nhân tố này không quyết định chiều hướng nội dung của
sự hình thành và phát triển nhân cách. Ví dụ: Những quan sát khoa học về quá trình
phát triển của trẻ sinh đôi cùng trứng đã chỉ ra rằng, sự tương đồng rất cao của trí
nhớ hình ảnh và âm thnah ở chúng cũng mất dần cùng với sự phát triển của lứa tuổi
do tác động của hoàn cảnh và tính tích cực riêng của mỗi cá thể. Bất cứ một chức
năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển
trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Tai âm
nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen sẽ không tự phát triển những khả năng
tiềm tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và sự rèn luyện. Cùng một kiểu
hệ thần kinh nhiều loại năng lực, nhiều loại tính cách khác nhau có thể được hình
thành và ngược lại.
Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển nhân
cách ta cần phải thừa nhân một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều phát triển tốt
đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn thế, hoạt động tâm – sinh lí của con người lại
có khả năng bù trừ (sự thiếu hụt một giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm
của giác quan khác, một chức năng tâm lí bị hủy hoại có thể được khôi phục bằng
cách luyện tập để thiết lập một hệ thống chưc năng mới trên vỏ não ứng với chức
năng tâm lí đó. Ví dụ những người khiếm thị thì thính giác hay khứu giác thường
Phạm Thị Ánh
352358
4
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
nhạy cảm hơn so với người bình thường) Ngoài ra sự tác động của yếu tố di truyền
đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng họt động cụ thể là khác
nhau. Chẳng hạn, khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh cần phải được
phát triển và bồi dưỡng từ tuổi thơ ấu. Nó là đặc điểm di truyền, khác với những đặc
điểm khác của cơ thể.
Tóm lại, bẩm sinh- di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành phát
triển tâm lí nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiệ
tượng tâm lí- những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể, trong đó có hệ thần
kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách.
2. Hoàn cảnh sống:
Hoàn cảnh sồng là tất cả những gì ở bên ngoài tác động đến tâm lí con
người, bao gồm hoàn cảnh sống tự nhiên và hoàn cảnh sống xã hội.
a. Hoàn cảnh tự nhiên.
Đó là những yếu tố địa lí có sẵn khác nhau ở từng nơi về khoáng sản, núi
và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh…
Hoàn cảnh tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Hoàn cảnh tự nhiên quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất,
đặc tính của nghề nghiệp (tức là những phương thức hoạt động của con người trong
tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định
các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức nhất định..
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và
hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lí nào đó của bản địa, của nghề nghiệp
cũng có thể được hiểu theo lôgic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua
phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn
có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ: những người sống ở vùng núi cao, điều kiện đi lại khó khăn nên họ thường có
Phạm Thị Ánh
352358
5
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
tính công đồng cao, họ thích tổ chức các lễ hội cộng đồng, là nơi gặp gỡ giao lưu. Ví
dụ như các chợ phiên, chợ tình…
Một số nhà tâm lý học hiện đại cho rằng, hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai
trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển tâm lý nhân cách.
Khác với quan điểm trên, một số tác giả tâm lí học phương Tây lại đề cao
vai trò của điều kiện hoàn cảnh sống tự nhiên. Họ đã giải thích nguyên nhân một số
thói quen xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn
cảnh địa lí: cá tính của phương Bắc thì mạnh mẽ nhưng lạnh nhạt, của người phương
nam thì yếu ớt nhưng dễ gần. Thậm chí, nguyên nhân của hành động chiến tranh
xâm lược của một số nước Tây Âu cũng được giải thích bằng hoàn cảnh địa lý mang
tính kích thích. Đó là một quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học.
Như vậy hoàn cảnh sống tự nhiên đóng vai trò nhất định đối với sự hình
thành phát triển nhân cách.
b. Hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh xã hội gồm chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, gia đình, phong
tục tập quán…
Hoàn cảnh xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Trước hết ta cần nhận thức về ảnh hưởng nói chung của xã hội đối với sự phát
triển tâm lí nhân cách. Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn
lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người,
một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội. Như thế có nghĩa là đứa
trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri
thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động
trong văn hóa của thời đại.
Con người sống trong xã hội chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội rất lớn. Ví
dụ: Sống dưới thiết chế chính trị xã hội chủ nghĩa, tôn trọng sự bình đẳng giữa các
chủ thể trong xã hội thì tính cạnh tranh thấp, dễ thỏa hiệp hơn so với những người
sống dưới thiết chế chính trị tư bản chủ nghĩa.
Phạm Thị Ánh
352358
6
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
Trong môi trường xã hội, còn có những hiện tượng tâm lí xã hội quần
chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí nhân cách như : Tâm trạng chung
bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung của nhóm hay
cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: sống cùng khu tập thể,
khi xảy ra hoạn nạn, số đông mọi người có tâm trạng bi quan thường kéo theo tâm
trạng bi quan của người còn lại. Thi đua là phương thức tác động qua lại giữa các cá
nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau nhiều phẩm chất nhân
cách, thể dục được phát triển qua thi đua. Ví dụ như trong cùng một cơ quan mà các
cá nhân thi đua nhau làm việc sẽ có tác động đến nhân cách của các cá nhân trong
cơ quan đó.
Như vậy có thể thấy hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh sống tự nhiên
đóng vai trò nhất định và hoàn cảnh sống xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách.
3. Nhân tố giáo dục
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn
lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học, giáo dục thương được hiểu như là quá trình tác động
có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo dức và hành vi trong tập
thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. nhưng
thực ra giáo dục còn có nghĩa rộng hơn giáo dục bao gồm cả việc dạy học cùng với
hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp trong lớp và ngoài lớp,
trong trường và ngoài trường trong gia đình và ngoài xã hội.
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục hiện đại thì giáo dục giữ vai trò
chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thực hiển ở những điểm sau đây
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh và dẫn dắt hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo
chiều hướng đó.
Phạm Thị Ánh
352358
7
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di
truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ: khả năng biết đọc
biết viết của con người cần phải thông qua giáo dục.
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con
người. Ví dụ: Bằng những phương pháp giáo dục dặc biệt trẻ em và người lớn bị
khuyết tật (câm, mù, điếc..) có thể được phục hồi những chức năng đã mất, hoặc có
thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường. Chẳng hạn nhạc sỹ ghi ta
Văn Vượng bị mù từ bé, nhưng nhờ có giáo dục mà trở thành tài năng âm nhạc.
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều kĩ sư tin học bị mù nhưng họ vẫn lao động với
máy tính như người cơ thể bình thường.
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự
phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Nhiều trẻ em đường phố thường xuyên trộm cướp, đi bụi nhưng
khi vào các trại cải tạo lao động nhiều người đã thay đổi tính cách, học nghề và trở
thành người có ích cho xã hội.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã
hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn mục tiêu giáo
dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa với phẩm chất đạo
đức tốt, có trình độ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ cao, có tinh thần đoàn kết quốc
tế. Với mục tiêu như vây, chúng ta sẽ có những giải pháp trước mắt và lâu dài trong
công tác giáo dục để mục tiêu đó trở thành hiện thực.
Tuy nhiên giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo
hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển
đến mức nào – điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được. Cả ba yếu tố gia
đình nhà trường và xã hội đều có vai trò nhất định đối với giáo dục trong hình thành
nhân cách của con người. Cho nên cần có sự kết hợp giữa ba yếu tố này trong giáo
dục , nhưng cần lưu ý tránh coi giáo dục là chìa khóa vạn năng hình thành nhân cách
của trẻ e.
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách những phẩm chất tâm lý cần
Phạm Thị Ánh
352358
8
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Giáo dục đóng vai trò là yếu tố chủ đạo
trong sự phát triển nhân cách.
4. Nhân tố hoạt động.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực
tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự vận thân vận động, về
động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm thỏa
mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống
riêng hay dời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân
cách.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế
hệ trẻ sẽ không có hiệu quả như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không
hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm
phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động
quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội cộng
đồng.với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ
thể hóa trong hoạt động mà nhan cách được bộc lộ và hình thành. Ví dụ khi tham
gia vào trò chơi mèo đuổi chuột, tính nhanh nhẹn của học sinh được bộc lộ, đồng
thời giúp cho tính cách hòa đồng được hình thành. Thông qua hoạt động dạy học,
giáo viên sẽ phát triển năng lực sư phạm, đồng thời hình thành và phát triển một số
mặt của nhân cách như tính cách kiên trì, khí chất bình thản…
Như vậỵ, hoạt động đóng vai trò là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình
thành và phát triển nhân cách.
5. Yếu tố giao tiếp.
Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lí sống
động, những nhân cách hoàn chỉnh, ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ
thể.
Phạm Thị Ánh
352358
9
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành phát triển nhân
cách.
Nhờ giao tiếp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng
góp năng lực của mình cho kho tàng chung của nhân loại.
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhân thức người khác, nhận thức các
quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh
mình với người khác. Nếu không có giao tiếp cho dù được ăn uống cẩn thận cũng
không hình thành và phát triển được nhân cách, không nhận thức được mình và các
yếu tố khác. Ví dụ ở Trung Quốc, Chu Đệ cướp ngôi vua Kiến Văn Đế là Kiến Văn
Khuê cô lập với hoàn cảnh xã hội, tuy cho ăn uống tử tế từ 2 cho đến khi 57 tuổi ,
mới phóng thích, Kiến Văn Khuê đã trở thành đần độn, không phân biệt được đâu là
bò, đâu là ngựa nữa. Thực tế cũng cho thấy những người tham gia nhiều vào quá
trình giao tiếp trong xã hội, họ tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm, nhạy bén với
sự thay đổi của xã hội và hiểu được tâm lí của người khác thì họ phát triển năng lực
tốt, thường thành công trong công việc.
Như vậy giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành phát
triển nhân cách
KẾT LUẬN
Qua tất cả những phần phân tích trên, có thể thấy rằng sự hình thành và phát
triển nhân cách chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này đóng
những vai trò riêng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng chúng có
mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, cùng nhau tác động đến quá trình hình thành phát
triển nhân cách. Nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn một cách toàn diện
và sâu sắc. Hiểu vai trò của các yếu tố này khoa học thì khi áp dụng tâm lí học vào
các lĩnh vực của đời sống sẽ đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong giáo dục trẻ em ở gia
đình và nhà trường, làm sao để lớn lên, trẻ em tiếp thu được những mặt tích cực của
nhân cách, hình thành những con người tiến bộ, góp phần xây dựng xã hội ngày
càng hiện đại, văn minh.
Phạm Thị Ánh
352358
10
MSSV:
Bài tập lớn học kì
Môn Tâm lí học đại cương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, NXB CAND,
Hà Nội. 2007.
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương,NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội, 2005.
3. Nguyễn ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
4. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành tâm lí, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 2002.
Phạm Thị Ánh
352358
11
MSSV: