Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

yếu tố hình thành và sự phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.55 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1

B. NỘI DUNG……………………………………………………………………….1
I. Khái niệm nhân cách…………………………………………………………… 1
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách……...2
1. Yếu tố Di truyền…………………………………………………………………..2
2. Yếu tố hoàn cảnh, môi trường sống…………………………………………….3
a. Hoàn cảnh tự nhiên……………………………………………………………..3
b. Hoàn cảnh xã hội………………………………………………………………..4
3.

Nhân tố giáo dục………………………………………………………………6

4. Nhân tố hoạt động……………………………………………………………….7
5.

Yếu tố giao tiếp……………………………………………………………......9

III. Liên hệ thực tế………………………………………………………………...10
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… 11

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định,
là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì


chúng ta nói đến nhân cách của họ. Theo quan điểm tâm lý học Mác xít thì không
phải con người mới sinh ra đã có sẵn nhân cách và cũng không phải nó được bộc lộ
dần từ bản năng nguyên thủy, mà nhân cách được hình thành và phát triển trong quá
trình sống, hoạt động, giao tiếp, vui chơi... của mỗi người. Quá trình hình thành và
phát triển nhân cách chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố, nhưng tác động
rõ nét và lớn nhất là các yếu tố: di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và
giao tiếp. Các yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng khác nhau và giữ một vai trò nhất định
nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc hình thành và phát triển nhân
cách.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm nhân cách
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, có tới hàng trăm định nghĩa
nhân cách trong tư tưởng phương Đông cổ đại, tâm lý học phương Tây hay xu hướng
nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô… Tuy nhiên điểm chung của các định nghĩa này
đều xác định nhân cách như là một hệ thống các quan hệ của con người với thế giới
xung quanh và đối với bản thân mình.
Trong giáo trình “Tâm lý học đại cương”, nhân cách được định nghĩa “là tổ
hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội
của người ấy.”
Nhân cách là hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh
và với bản thân mình, những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ
qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới
tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
2


Nhân cách được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại
trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong
con người đó. Nhân cách là thuộc tính tâm lý vì đây là một hiện tượng tâm lý tương
đối ổn định, có tính quy luật chứ không xuất hiện ngẫu nhiên, Nhân cách là một “tổ

hợp” bởi những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống một cấu trúc nhất định, bên cạnh đó, nói
nhân cách có “bản sắc” bởi nhân cách của mỗi người sẽ có những đặc điểm riêng, nét
khác biệt so với người khác. Và nói nhân cách có “giá trị xã hội” vì những thuộc tính
đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động
phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến đến sự hình thành và phát triển nhân
cách
1. Yếu tố di truyền
Di truyền là sự kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những
nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng
những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế nhất định.
Di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân
cách, nó làm cho quá trình hình thành phát triển nhân cách điễn ra nhanh chóng hay
chậm chạp, thuận lợi hay khó khăn. Nhân tố này không quyết định chiều hướng và nội
dung của sự phát triển nhân cách.
- Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và
các cơ quan cảm giác, vận động (bẩm sinh là những gì sinh ra đã có, còn di truyền là
sự kế thừa những điểm giống từ thế hệ trước). Chính nó tham gia vào sự hình thành
cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của
cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết
về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới
thế giới quan, định hướng giá trị... của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài
3


năng... chính là do các yếu tố sinh học chi phối, ví dụ: một người sinh ra cơ thể đã
không bình thường như bị thiểu năng trí tuệ, não hoạt động không bình thường thì
chắc chắn người đó không thể tiếp thu lĩnh hội tri thức và ngược lại.
Nhưng không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình

thành và phát triển nhân cách.
Ví dụ: khoa học đã chứng minh, hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng có rất nhiều
điểm tương đồng nhưng theo thời gian sự tương đồng rất cao của trí nhớ hình ảnh và
âm thanh ở chúng đã mất dần cùng với sự phát triển của lứa tuổi do tác động của
hoàn cảnh và tính tích cực riêng của mỗi cá thể.
Ta có thể khẳng định yếu tố bẩm sinh – di truyền không phải là yếu tố quyết
định sự hình thành và phát triển nhân cách. Bất cứ một chức năng tâm lí nào mang
bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản
thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người.
Ví dụ: thiên tài âm nhạc MoZa sẽ không thể phát triển tài năng của mình nếu
không có môi trường để rèn luyện và niềm đam mê yêu thích âm nhạc trong chính
con người ông. Hay như, một người sinh ra đã mù lòa không phải người đó sẽ vĩnh
viễn không biết đọc chữ, không lĩnh hội được tri thức, người đó vẫn có thể học chữ
nổi và đọc được sách viết bằng chữ nổi.
2. Yếu tố hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội
a. Hoàn cảnh tự nhiên
Đó là những hoàn cảnh địa lý quy định đặc điểm của các dạng ngành nghề sản
xuất, đặc tính nghề nghiệp, một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật, quy
định giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Nên có thể nói tâm lý dân tộc mang dấu ấn
của hoàn cảnh tự nhiên thông qua phương thức sống.
4


Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của tự nhiên thông
qua những giá trị vật chất tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc... và thông
qua phương thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ: tính cách, đời sống tinh thần, tâm lý... của con người ba miền Bắc,
Trung, Nam của nước ta khác nhau một phần chịu ảnh hưởng bởi sự khác biệt về môi
trường khí hậu của ba miền, như ở Huế khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều...

nên con người nơi đây mang những nét ưu tư, buồn, dịu dàng, sâu lắng, sống nội
tâm...
Nhưng hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và không phải là yếu
tố quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách.
b. Hoàn cảnh xã hội
Nhân cách là sản phẩm của xã hội. Không có sự tiếp xúc với con người thì cá
thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con
người, một nhân cách. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc
sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh
động... ví dụ như: bác sỹ Xinhgơ, người Ấn Độ đã tìm thấy cô Kamala được chó sói
nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Kamala có những đặc tính
giống chó sói: đi lại bằng tứ chi, cô bé không uống nước mà liếm và thịt thì không
cầm tay mà ăn ngay dưới sàn, ban đêm cô bé luôn sủa rống lên... vì thế một đứa trẻ
muốn phát triển bình thường phải tiếp xúc với con người để nắm vững tri thức, kinh
nghiệm xã hội lịch sử.
+ Quan hệ sản xuất: quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân
cách. ví dụ quan hệ sản xuất phong kiến khiến con người có tính trì trệ, bảo thủ, quan
hệ sản xuất tư bản khiến con người có tính song phẳng, nhanh nhạy,..

5


+Quan hệ chính trị và pháp luật: vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính
tích cực của nó ở một mức độ nào đó trong vai trò xã hội, ví dụ như giai cấp thống trị
trong xã hội phong kiến thường bảo thủ, hống hách, kiêu ngạo...
+Các hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng cũng có ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách như:
Tâm trạng chung: bầu không khí lạc quan hay bi quan trong gia đình, nhóm
bạn, thời đại,… sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân. Ví dụ: Một số trẻ em khi sống
trong gia đình bố mẹ ly thân, không khí trầm lặng, chán nản sẽ có xu hướng khép

mình, thậm chí là tự kỷ.
Thi đua: là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm vầ tập thể ,
làm tăng kết quả hoạt động của nhau, hoàn thiện nhân cách. Ví dụ việc thi đua học
tập tốt đạt điểm cao trong những ngày chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
Bắt chước: thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống như vui chơi, học tập,
giao tiếp, ngôn ngữ,.. ví dụ: trẻ con thường bắt chước cách ăn nói, ứng xử của người
lớn, hay bạn bè chúng, như câu truyện về một đứa bé thấy bố mình cho ông ăn bát
mẻ, vì người ông đã già, mắt mờ, tay run thường hay đánh vỡ bát khi ăn, đến khi
người ông mất đứa bé đem cái bát mẻ đó cất đi, người cha hỏi thì đứa bé nói là để sau
này khi người cha đó già sẽ cho cha ăn bằng chiếc bát đó.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi
trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và
điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, mà nhờ đó các cá nhân rút ra cho mình
những kinh nghiệm xã hội của loài người để hình thành và phát triển nhân cách của
chính mình. Ví dụ nhưng trong câu truyện mẹ hiền dạy con:nhà MạnhTử gần nghĩa
địa, thấy người ta đào chôn lăn khóc, về nhà cũng bắt chước đào chôn lăn khóc.
Người mẹ liền chuyển nơi ở đến gần chợ, thì Mạnh Tử lại bắt chước nô nghịch buôn
bán, điên đảo. Sau đó người mẹ chuyển nhà đến gần trường học, thấy người ta đến
trường học tập lễ phép, từ đó Mạnh Tử cũng vào trường học tập, và trở nên lễ phép...
6


Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách không phải là quyết định tuyệt đối, mà nó còn tùy thuộc
vào lập trường tư tưởng, quan điểm thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó
cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ của các nhân tham gia cải
biến môi trường đó. Ví dụ như không phải đứa trẻ nào sống trong một gia đình có bố
mẹ ly dị đều sống buông thả, bất cần... và ngược lại không phải đứa trẻ nào sống
trong một gia đình có bố mẹ quan tâm chăm sóc đầy đủ, bố mẹ hiền lành chăm chỉ thì
đứa trẻ đó cũng sẽ ngoan hiền, chăm chỉ... Như K.Marx đã chỉ ra rằng: “hoàn cảnh

đã sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người đã sáng tạo hoàn cảnh”.
3.

Nhân tố giáo dục

Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục hiện đại thì giáo dục giữ vai trò
chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế
hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia
đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Giáo dục bao gồm việc dạy học trực tiếp
hoặc gián tiếp trong lớp và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, trong gia đình và
ngoài xã hội. Vai trò của giáo dục được thể hiện qua:
+ Giáo dục học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo
chiều hướng đó.
+ Giáo dục cũng có thể mang lại những yếu tố mà bẩm sinh di truyền hay môi
trường tự nhiên không mang lại được. Ví dụ: một đứa trẻ sinh ra bình thường, không
bệnh tật biết đi biết nói nhưng để đứa trẻ biết viết biết đọc, nhận biết những thứ xung
quanh thì cần phải được giáo dục, dạy dỗ, học hành.
+ Bên cạnh đó, giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật mang lại
cho con người, ví dụ điển hình cho điều này là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ tác

7


động của giáo dục mà có thể hồi phục ở họ những chức năng đã mất hoặc có thể phát
triển về trí tuệ như như những người bình thường.
+ Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự
phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Đó là lí do vì sao tồn tại những trại giáo dưỡng, cải tạo để giáo dục,
uốn nắn lại những trẻ hư, người phạm pháp.

+ Không những thế, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện
thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện
tại của nó. Như mục tiêu giáo dục của nước ta là xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa.
+ Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em: sự phát
triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của
giáo dục và dạy học.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển theo hướng đó,
giáo dục không quyết định trực tiếp được việc cá nhân học sinh có phát triển theo
hướng đó không, hay phát triển đến mức độ nào. Giáo dục một mặt cung cấp cho con
người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách họ
những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội.
4. Nhân tố hoạt động
Con đường giáo dục cá nhân sẽ không thể có hiệu quả nếu bản thân cá nhân đó
không tiếp nhận, không hưởng ứng. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết
định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Điều này
hoàn toàn phù hợp với quan điểm “tự thân vận động” của triết học.

8


Ví dụ: trong một lớp học ta luôn thấy lực học, kết quả học tập của mỗi học sinh
là không giống nhau, chất lượng học sinh không đồng đều, có học sinh học kém, có
em lại giỏi,mặc dù cùng một thầy cô giảng dạy, cùng lượng tri thức như nhau, điều
này xuất phát từ chính các học sinh đó hoạt động hay không hoạt động. Giáo dục dù
quan trọng nhưng luôn luôn chỉ có tính định hướng.
Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người với thế giới khác quan, hướng
tới nhằm biến đổi nó và thỏa mãn nhu cầu của con người, là phương thức tồn tại của
con người, đó là hoạt động có mục đích, có ý thức. Thông qua hai quá trình đối tượng

hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con
người lĩnh hội kinh nghiệm, tri thức lịch sử, xã hội bằng hoạt động của mình mà từ đó
hoàn thiện nhân cách, như hai người con trong một gia đình, cùng môi trường sống,
học tập nhưng mỗi người một tính cách, một cách sống và suy nghĩ riêng, một người
lười nhác, a dua, đua đòi, một người lại chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi đó là do
hoạt động, suy nghĩ khác nhau trong hai người con đó tạo nên . Mặt khác, thông qua
hoạt động mà con người cũng góp phần cải tạo thế giới khách quan.
Trong quá trình đối tượng hóa chủ thể sử dụng trình độ tâm lý vốn có của bản
thân như hiểu biết, tri thức... tác động vào thế giới khác quan, làm ra sản phẩm của
hoạt động. Còn trong quá trình chủ thể hóa: là quá trình biến đổi những cái từ bên
ngoài hiện thực khách quan thành những cái của chủ thể, trong quá trình đó chủ thể
phải trau dồi , rèn luyện các phẩm chất tâm lý phù hợp với yêu cầu của các hoạt động
mà họ đang tham gia, hơn nữa trong hoạt động, cá nhân sẽ tự khám phá những bản
chất, quy luật của đối tượng, tìm ra được thao tác, những kỹ năng. Kỹ xảo cần thiết.
Thực tế cho thấy khi con người ta tự thân vận động, có ý thức trong công việc
hay học tập của mình... thì người đó sẽ lĩnh hội tri thức nhanh, dễ dàng và đạt được
hiệu quả hơn nhiều
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của mỗi thời kỳ nhất định, muốn hình thành nhân cách, con người phải tham
9


gia vào các dạng hoạt động khác nhau, nhất là hoạt động chủ đạo. Hoạt động của con
người được hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức.
Hoạt động làm cho nhận thức con người nhận thức được hiện thực, kích thích hứng
thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm
lý mới.... nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những
động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những mặt nhất
định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân (có thể cá nhân này tích cực

hoạt động trong học tập, cá nhân khác là trong giao tiếp hoặc trong lao động…).
Chúng tạo ra xu hướng phát triển của nhân cách và dần đi vào cấu trúc nhân cách của
mỗi người. Chính ở đây, tính đa dạng, phong phú của nhân cách cũng được hình
thành.
5.

Yếu tố giao tiếp

Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống
động, những nhân cách hoàn chỉnh, ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ
thể.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao
tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người.
Vai trò của giao tiếp, giúp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh
hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời, thông qua giao tiếp con người
đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
Có thể thấy hoạt động giao tiếp là hoạt động thường xuyên diễn ra trong xã
hội, đó là cách để con người tiếp xúc với nhau. Đó là giao tiếp trong cuộc trò chuyện
bạn bè, trong làm ăn kinh doanh, trong ngoại giao, trong hoạt động giảng bài của thầy
cô giáo....

10


Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các
quan hệ xã hội, mà còn nhận thức chính bản thân mình, so sánh và thay đổi bản thân.
III. Liên hệ thực tế
Qua các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách trên ta nhận ra rằng các yếu tố di
truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp đều quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nhân cách, chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để việc hình thành

nhân cách được hoàn thiện. Trong đó yếu tố hoạt động là quan trọng nhất và là yếu tố
quyết định. Lên hệ với chính bản thân chúng ta, là những sinh viên được sinh ra trong
một môi trường xã hội tiến bộ, chất lượng giáo dục tốt, tạo mọi điều kiện cho học
sinh, sinh viên chúng ta có cơ hội học tập và phát triển, về môi trường xã hội thì các
mối quan hệ, giao tiếp ngày càng được mở rộng... nhưng không phải sinh viên nào
cũng thành công trên bước đường đời, bởi bên cạnh sự phát triển, mở rộng của xã hội
là những tệ nạn những cám rỗ ngày càng phát triển nhiều thêm. Có những sinh viên
có ước có hoài bão, có lập trường tư tưởng vững vàng trước những cám dỗ của cuộc
sống và biết vượt qua những khó khăn trước mắt thì sẽ đạt được thành công tốt trong
tương lai, bên cạnh đó có những sinh viên không thể vượt qua nổi sự cám dỗ, những
ham muốn, bồng bột của tuổi trẻ... sống tha hóa, buông thả, để rồi bỏ dở con đường
học tập, xuống dốc về tư cách đạo đức.. có thể còn rơi vào vòng lao lí.
C. KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học
và cái xã hội (cụ thể: yếu tố di truyền - bẩm sinh, môi trường, giáo dục, hoạt động,
giao tiếp) thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong
từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Các yếu tố đó đều cần thiết và quan trọng
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhân cách không phải là một
cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên. Vì vậy mỗi
người cần tự biết cố gắng hoàn thiện và trau dồi nhân cách cho chính mình.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA
NỘI
- T.S BÙI KIM CHI, ThS PHAN CÔNG LUẬN – TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG –
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI LÍ THUYẾT GIẢI CÁC BAI TẬP TÌNH HUỐNG VA

TRẮC NGHIỆM
- GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG – NGUYỄN QUANG UẨN
- GOOGLE.COM

12



×