Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.22 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của vấn đề .............................................................................. 2
II. Khái niệm chung về nhân cách ......................................................................... 2
III. Vai trò của các yếu tố ảnh hưởng .............................................................. 3
tới sự hình thành và phát triển nhân cách
1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền có vai trò tiền đề vật chất ............................. 3
2. Nhân tố hoàn cảnh sống .............................................................................. 4
a. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng ................................................................... 4
đến sự hình thành và phát triển nhân cách
b. Môi trường xã hội có vai trò quan trọng ..................................................... 5
trong sự hình thành và phát triển nhân cách
3. Nhân tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo ......................................................... 6
4. Nhân tố hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp .................................... 7
5. Nhân tố giao tiếp giữ vai trò cơ bản ........................................................... 7
IV. Liên hệ thực tế .........................................................................................

9

KẾT LUẬN ...................................................................................................

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 11
Phụ lục ……………………………………………………………………….. 12


MỞ ĐẦU
Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là
một vấn đề phức tạp nhất của khoa học tâm lý nói riêng và của khoa học xã hội


và nhân văn nói chung. Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết
được những vấn đề khác của tâm lý học và của nhiều lĩnh vực đời sống như giáo
dục, y tế ...
Nhân cách không phải được sinh ra, không phải có sẵn và được bộc lộ dần
trong cuộc sống mà là một cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong
quá trình sống, hoạt động, giao tiếp ... Chính bằng các hoạt động xã hội, con
người ngay từ khi còn nhỏ đã dần dần linh hội nội dung năng lực bản chất người
chứa đựng trong các mối quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động của họ.
Sự phát triển nhân cách như là sự phát triển toàn bộ các sức mạnh của con
người. Quá trình phát triển nhân cách không chỉ là những biến đổi về lượng mà
là những biến đổi về chất trong mỗi con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người chịu sự tác động của
nhiều yếu tố mà mỗi yếu tố này lại có vai trò quan trọng khác nhau. Vậy nên,
sau đây ta sẽ “phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát
triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn”.

2


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nhân cách không có sẵn mà bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy
mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá
trình sống - giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động ... như V.I. Lênin đã khẳng
định “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đưc của xã hội mà
nó là thành viên”. Nhà tâm lý học Xô-viết nổi tiếng A.N. Lêonchiev cũng chỉ ra
rằng: “nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển
theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự
nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan
hệ xã hội mà nó gắn bó”.

Trong quá trình hình thành nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố : bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp. Sau đây ta sẽ phân tích
từng yếu tố và vai trò của chúng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
II. Khái niệm chung về nhân cách
Khi nghiên cứu về nhân cách, chúng ta thường xem xét 1 số khái niệm liên quan.
Con người là một thành viên của cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự
nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Khái niệm “con người là một thực thể sinh vật xã hội và văn hóa” đã xem xét con người dưới ba góc độ: sinh vật, tâm lý và xã hội.
Cá nhân dùng để chỉ một con người cụ thể trong một cộng đồng, thành viên
của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật - văn hóa và xã hội nhưng
được xem xét một cách cụ thể riêng từng người với các đặc điểm về sinh lý, tâm
lý và xã hội để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.
Cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm
lý (hoặc sinh lý) của cá thể động vật hoặc cá thể người
Nghiên cứu về nhân cách đã được nhiều lý thuyết trong tâm lý học đề cập đến,
và các lý thuyết này đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về nhân cách. Hiện
nay có rất nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lý. Có thể
nêu lên một số thuyết sau: Thuyết phân tâm học của Freud, thuyết siêu đẳng và bù
trừ của A.Adler, thuyết lo lắng của K.Horney, thuyết phát huy bản ngã của
A.Maslow, thuyết đặc trưng của A.Allport ...

3


- Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong cá
đặc điểm hình thể (Krestchmev), ở góc mặt (C. Lombrozo), ở bản năng vô thức
(S.Freud) ...
- Quan điểm xã hội hóa nhân cách lấy các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng
xóm ...) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân.
Từ những cách hiểu trên đây, có thể nêu lên một định nghĩa về nhân cách
như sau: Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu
hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.

Như vậy, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà
chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người là một thành viên của xã hội, nói
lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Nhân cách
quy định bản sắc riêng, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất trọn vẹn với cái
chung.
III. Vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển
nhân cách.
1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền có vai trò tiền đề vật chất.
Ngay từ lức trẻ em ra đời đều có những đặc điểm hình thái - sinh lý của con
người bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền. Những thuộc tính sinh học
có ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính bẩm sinh. Những đặc
điểm, những thuộc tính sinh học của cha, mẹ được ghi lại trong hệ thống gen
truyền lại cho con cái được gọi là di truyền. Yếu tố bẩm sinh - di truyền bao
gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu - sinh lý, đặc điểm cơ thể, đặc
điểm của hệ thần kinh và các tư chất.
Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và
chức năng cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có
những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Những đặc
điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu
của cá thể. Ví dụ như có rất nhiều tài năng âm nhạc thiên bẩm được sinh ra trong
một gia đình mà bố mẹ đều theo nghiệp ca sĩ hay nhạc sĩ.
Sự phát triển không bình thường của cơ thể con người cũng ảnh hưởng đến
sự phát triển tâm lý nhân cách. Ví dụ: người có dị tật hay người thấp bé thường

4


nảy sinh tâm lý tự ti, không thích thể hiện mình ở giữa đám đông. Hoặc những
người điếc bao giờ cũng nói to vì họ tưởng người khác cũng khó nghe như họ.
Theo quan điểm tâm lý học mácxít thì yếu tổ bẩm sinh - di truyền không quyết

định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của nhân cách con người. Mặc dù
những đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng mạnh đến quá trình hình thành tài năng,
xúc cảm, thể chất ... trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển con người nhưng nó
chỉ đóng vài trò tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách. Những quan sát khoa
học về quá trình phát triển của trẻ sinh đôi cùng trứng cũng chỉ ra rằng, sự tương
đồng rất cao của trí nhớ hình ảnh, âm thanh ở chúng đã mất dần cùng với sự phát
triển của lứa tuổi do tác động của hoàn cảnh và tính tích cực riêng của mỗi cá thể.
Như vậy, di truyền có một vai trò quan trọng đối với một số đặc điểm sinh học
của con người. Di truyền không quyết định sự hình thành và phát triển của nhân
cách nhưng là những tiền đề vật chất cần thiết cho sự định hướng và phát triển của
con người trong một số lĩnh vực nhất định.
2. Nhân tố hoàn cảnh sống.
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và
xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có
thể phân thành 2 loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
a. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách
Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên - hệ sinh thái phục vụ
cho các hoạt động sinh sống của con người. Hoàn cảnh địa lý, nước, không khí,
đất đai, động vật, thực vât, khí hậu, thời tiết ... đều thuộc môi trường tự nhiên.
Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định với những độc đáo riêng về
hoàn cảnh địa lý. Những điều kiện ấy qui định đặc điểm của các dạng, các ngành
sản xuất, đặc tính nghề nghiệp và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ
thuật. Qua đó, qui định giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Cho
nên có thể nói, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua
khâu trung gian là phương thức sống. Ví dụ như những người ở đồng bằng thì
trồng lúa còn người sống ở thành thị thì thường là tiểu thương, buôn bán.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và
hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của bản địa, của nghề nghiệp
5



cũng có thể được hiểu theo logic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội,
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh
thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy mà qua phương thức sống của
chính bản thân nó. Ví dụ, những người sống ở nơi gần biển thì thường làm nghề
đi biển, dạn dày với nắng gió. Vì vậy họ thường phát triển theo lối sống mạnh
mẽ, từng trải nhưng vô cùng thuần hậu.
b. Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển
nhân cách
Môi trường xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội
- lịch sử, văn hóa, giáo dục ... được thiết lập. Con người hòa nhập được với xã
hội qua môi trường này. Tác động của môi trường xã hội đến sự hình thành và
phát triển nhân cách qua các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tích
cực vào các mối quan hệ đó. Các mối quan hệ giữa cá cá nhân được thiết lập lại
do các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế quyết định.
Không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong một xã
hội quá đơn điệu thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật
hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing, người
Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa
ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh
táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng 2 chân, nhưng khi bị đuổi thì
chạy bằng 4 chi khá nhanh. Người ta dạy nói Kamala trong 4 năm nhưng cô chỉ
nói được 2 từ. Cô không thể thành người thực sự và 18 tuổi thì qua đời.
Trong môi trường xã hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần
chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm trạng
chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội
của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận có thể đóng vai trò tích cực
hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy
sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.

Tâm trạng chung: Bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan - sức phấn đấu
chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ:

6


lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn của một thành viên đều có muôn màu muôn vẻ
của tâm trạng chung đó, tình cảm cuả nhân cách được kết tinh dần dần từ đó.
Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm và tập thể làm
tăng kết quả hoạt động của nhau. Nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát
triển qua thi đua.Ví dụ: sự thi đua trong lớp học nhằm đạt kết quả cao trong học
tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ở mỗi thành viên sự nỗ lực học tập.
Bắt chước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bắt chước diễn ra
một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngôn
ngữ, trong ăn mặc. Đặc biệt trẻ con trong độ tuổi ấu thơ rất hay bắt chước người
lớn. Vì vậy, cách xử sự của người lớn có tác động rất lớn đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ sau này.
3. Nhân tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và
có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh,
trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Trong sự hình thành và phát
triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
và dẫn dắt sự hình thành và phát triển của học sinh theo chiều hướng đó. Quá
trình này được thực hiện bằng các mục tiêu đào tạo của nhà trường các cấp và
các cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền hay
môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ như đến một độ tuổi nào đó,
đứa trẻ làm được mọi động tác vốn có của con người nhưng muốn có được
những kỹ xảo nghề nghiệp thì dứt khoát phải học nghề.

- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối
sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố xã
hội. Ví dụ như những trẻ khi sinh ra đã có khả năng về âm nhạc sẽ được giáo
dục một cách bài bản để có nhận thức đầy đủ nhất về âm nhạc. Đồng thời giáo
dục bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do bệnh tật đem lại cho con người. Ví
dụ cụ thể là nhạc sĩ chơi ghita nổi tiếng Văn Vượng của nước ta bị mù từ bé,
nhờ giáo dục mà thành tài năng âm nhạc.

7


- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát
của môi trường hay xã hội gây nên. Chẳng hạn, công tác giáo dục trẻ em hư
hoặc cải tạo lao động đối với những người phạm pháp. Và không phải ngẫu
nhiên mà những trại cai nghiện được lập ra.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân
cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là
vạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức
hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan
hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tự
rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
4. Nhân tố hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực
tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt
động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng
những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.
Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân
để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động con người xuất
tâm “lực lượng bản chất” (sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí tuệ, năng lực ...)
và xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách của mình” ở người khác trong xã hội.

Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải
tham gia vào các dạng hoạt động khác, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của
hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động
đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển
nhân cách. Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhân
cách. Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá giúp con người thấm nhuần
những chuẩn mực, những biểu giá trị xã hội trở thành lương tâm của con người.
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích và bao giờ cũng mang tính
tập thể, tính cộng đồng, hoạt động của con người bao giờ cũng được thực hiện
bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Do đó mỗi hoạt động
bao giờ cũng đặt ra trước con người những phẩm chất và năng lực nhất định thì

8


mới thực hiện được. Chính trong quá trình tham gia trực tiếp hoạt động đó mà con
người hình thành và phát triển được những phẩm chất năng lực này.
5. Nhân tố giao tiếp giữ vai trò cơ bản.
Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một
cấu tạo tâm lý mới, là tổng hợp các đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu
xác định. Do đó, nhân cách của con người chỉ được hình thành trong quá trình
tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Giao lưu là sự
tiếp xúc giữa hai hay nhiều người để trao đổi với nhau những thông tin cần thiết.
Giao lưu tạo ra các quan hệ người - người, các quan hệ xã hội. Nếu với xã hội,
giao lưu là một điều kiện tồn tại và phát triển của nó, thì đối với cá nhân, giao lữu
cũng có vai trò như thế. Không có sự giao lưu với người khác, cá nhân không
phát triển được tâm lý, ý thức của mình, không thể trở thành một nhân cách.
C.Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát

triển của tất cả các cá nhân khác và nó giao lưu một cách trực tiếp và gián tiếp
với họ”.
Thực tế chứng minh những trường hợp trẻ con do động vật nuôi đã mất bản
tính người, mất nhân cách và chỉ còn lại đặc điểm tâm lý, hành vi của con vật.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng sự giao tiếp quá hạn chế, nghèo
nàn đã dẫn đến những hiệu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lưu do nằm
viện lâu ngày” (hospitalism).
Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hoá xã hội, chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” thành bản
chất con người. Cụ thể hơn, con người học được cách đánh giá hành vi, thái độ,
lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức một cách trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra
và vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, dần dần hình thành nguyên tắc
đạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy, những phẩm chất nhân cách quan
trọng như: tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính trung thực, lòng
nhân ái... được biểu hiện và được hình thành trong chính quá trình giao tiếp.
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các
quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sành
mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một
9


nhân cách để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân.
Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Với sự tự
ý thức, sự thúc đẩy hành động trong câu nói của người mẹ, cậu bé Pablo Picasso
đã trở thành một danh hoạ, một nhân cách lớn của đất nước Tây Ban Nha. Picasso
đã từng nói đến sức mạnh của sự tự giao tiếp trong một lời tâm sự rất dung dị:
“Mẹ tôi đã nói với tôi: nếu con đi lính, con sẽ là một vị tướng, nếu con đi tu, con
sẽ là giáo hoàng. Thay vì vậy, tôi đã trở thành hoạ sĩ và là danh hoạ Picasso”.
IV. Liên hệ thực tế
Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của riêng

mình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của
nhân cách cũng không giống nhau, nhưng thời đại nào, đất nước nào cũng có
những vĩ nhân, những nhân cách lớn. Nhân loại xưa tự hào vì có nhà bác học
Đácuyn với câu nói nổi tiếng: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nhân
dân Việt Nam tự hào vì có lãnh tụ Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn.
Chúng ta đang sống trong môi trường xã hội vô cùng năng động, trong một nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy
quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Bác Hồ đã từng dạy: “Có tài mà
không có đức là đồ vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Vì
thế một nhân cách hoàn thiện phải có đủ “tài” và “đức”. Để đạt được điều ấy cần có
sự tác động vào các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách một cách thích hợp.
Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của các yếu tố sinh thể với nhân cách, ta có
thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tố
không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể.
Ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiến
thức về xã hội để xác định được những yêu cầu chuẩn mực của thời đại mới, từ đó
có sự rèn luyện bản thân theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó.
Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ rộng
lớn, thu thập nhiều kiến thức lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát triển toàn
diện. Cần có sự năng động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Là một sinh viên,
kiến thức về chuyên môn là cần thiết nhưng kiến thức, kinh nghiệm đời sống
cũng quan trọng không kém.
Phải luôn luôn tự nhìn nhận lại bản thân đánh giá đúng sai những việc đã làm,
vạch ra mục đích cần vươn tới, luôn luôn phải nghiêm khắc với chính mình, nhìn

10


nhận, đánh giá cuộc sống để giảm bớt những hành vi sai lệch. Quá trình tự giáo
dục phải được xác định là thường xuyên liên tục thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Cuối cùng, bởi yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành
và phát triển nhân cách, cho nên bản thân ta phải là một tấm gương về nhân cách
tốt để có thể tác động một cách tích cực tới những nhân cách mới hình thành
như: những đứa em, đứa cháu nhỏ của mình.

11


KẾT LUẬN
Năm yếu tố: bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao
tiếp đều có tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhưng có vai trò
không giống nhau. Theo quan điểm của tâm lý học macxit thì yếu tố bẩm sinh di
truyền giữ vai trò làm tiền đề; yếu tố môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội
có vai trò quyết định; yếu tố hoạt động và giao tiếp của cá nhân có vai trò quyết
định trực tiếp; yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.
Có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và
phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố đã nêu thường xuyên tác động lẫn
nhau và có sự thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Nhân cách
không phải là một cái gì đó đã hoàn tất mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi
thường xuyên.
Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải. Nhưng nó lại
hiện diện quanh ta hàng ngày hàng giờ. Chính bản thân ta cũng là một nhân
cách. Việc làm thế nào để có một nhân cách tốt phù hợp với những yêu cầu
chuẩn mực của xã hội là một vấn đề lớn. Nó đòi hòi ở mỗi cá nhân sự rèn luyện,
phấn đấu liên tục, không mệt mỏi. Một đất nước chỉ có thể phát triển bền vững
khi đất nước đó được xây dựng trên số đông là nhân cách tốt, tức là đa phần
những con người có đủ tài và đức.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả, Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009.
2. Tâm lý học - TS. Đinh Phương Duy - NXB Giáo dục , năm 2009.
3. Giáo trình Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả. Nguyễn Quang Uẩn
(chủ biên) - NXB Đại học sư phạm, 2010.
4. Giáo trình Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả. Nguyễn Xuân Thức
(chủ biên) - NXB Đại học sư phạm, 2009.
5. Tuyển tập Tâm lý học - Phạm Minh Hạc - NXB Giáo dục, 2002.
6. Hỏi và đáp môn Tâm lý đại cương - TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên). ThS.
Lê Minh Nguyệt - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
7. Các website:
- />- />
13


Phụ lục

14


Bi kịch người sói
Vào một ngày trong năm 1020, mục sư J.ẠL. Singh người Ấn Độ đang điều hành
cô nhi viện Midnapore thuộc tỉnh Bengale tình cờ phát hiện một đàn sói trú dưới một
hầm mỏ. Trong đám "sói con" là hai đứa bé, chúng chống cự lại vị mục sư còn dũng
mãnh hơn cả những con sói thực thụ. Chúng có thân hình và chân tay người nhưng di
chuyển bằng cả tứ chi. Đầu của chúng giống một quả cầu lông, rất khó nhận dạng
khuôn mặt. Sau khi đưa hai đứa bé về cô nhi viện, mục sư Singh hớt đi lớp lông dày
bao phủ đầu chúng và xác định được đấy là hai bé gái, một đứa khoảng 8 tuổi, đứa kia

khoảng 1 tuổi rưỡi. Ông đặt tên đứa lớn là Kamala và đứa nhỏ là Amala. Trong sinh
hoạt hàng ngày, Kamala và Amala không bao giờ rời nhau; chúng nằm ngủ sát nhau
như hai con sói nằm trong hang. Chúng gần như ngủ suốt ngày và chạy đi tìm mồi lúc
chạng vạng tối. Khi đêm xuống, thỉnh thoảng chúng tru lên man rợ. Đôi mắt chúng
nhìn trong bóng đêm có vẻ tinh nhạy hơn mắt người thường. Chúng tợp nước bằng
lưỡi, ngậm thức ăn cứng đầy miệng và rất ưa thịt sống. Dù cho ông bà Singh rất cố
gắng khôi phục nhân tính ở chúng, nhưng Kamala và Amala vẫn cư xử như những con
sói. Chúng luôn đứng bằng cả bốn tay chân và chạy nhanh đến mức con người không
thể đuổi kịp. Cơ bắp và khớp xương của chúng đã quá quen thuộc với cách di chuyển
như vậy nên mỗi ngày, bà Singh đều dành thời gian xoa bóp chân tay cho chúng.
Sống tại cô nhi viện một năm, Amala qua đời. Còn Kamala, sau 2 năm luyện tập,
nó đã quỳ được bằng hai gối, nửa năm sau nữa bắt đầu đứng được nhưng phải đợi ba
năm kể từ ngày trở về cộng đồng người nó mới tập tễn được những bước đầu tiên.
Cuối năm 1924, Kamala đã khoảng 12 tuổi, nhưng chỉ biết được hơn 45 từ đơn tiết. Nó
chết vào ngày 14-11-1929 vì chứng tăng urê huyết.
Quyển sách mà mục sư Singh và giáo sư R.Zingg viết để miêu tả những khảo sát
của họ đối với hai đứa bé người sói đã gây một tiếng vang lớn và nhắc các nhà nghiên
cứu về một số tình tiết đáng lưu ý. Trước tiên, sự cách biệt tuổi tác giữa Kamala và
Amala chứng tỏ chúng được những con sói "nhặt được" trong hai thời điểm cách xa
nhau và sự lặp lại như thế làm cho câu chuyện sói nuôi người càng kỳ lạ hơn. Mặt
khác, người ta ghi nhận trong quá khứ, không chỉ chó sói mà nhiều loại động vật khác
cũng đã từng nuôi con người: gấu, cừu hoang, lợn rừng, và cả báo nữa. Lịch sử đã ghi
lại năm 1544, người ta đã gặp một thanh niên sống giữa bầy sói ở tỉnh Hesse (Đức) và
về sau trường hợp này đã lôi cuốn sự quan tâm của nhà tư tưởng vĩ đại Jean Jeaques
Rousseau (1712-1778). Ông đã đưa ra giải pháp buộc cây gỗ vào người sói để giúp
chúng bỏ dần thói quen di chuyển bằng cả tứ chi. Năm 1661, các thợ săn đã gặp một
đứa bé khoảng 9 tuổi sống chung với một bầy gấu trong rừng Lituanic. Khi bị bắt, nó

15



dùng cả răng lẫn móng tay, móng chân để chống cự. Đến năm 1719, người ta phát hiện
hai đứa trẻ người sơn dương trong dãy Pyrenées và năm 1815, tìm thấy một trường
hợp người lợn. Gần đây hơn, một đứa bé người sơn dương bị một người đi ôtô rượt bắt
được ở Liban. Nó khoảng 13-14 tuổi và không thể tiếp nhận một sự giáo dục nào. Ít
lâu sau, không còn tin tức gì về nó nữa. Có tin đồn rằng những người nông dân được
giao nhiệm vụ trông coi đã quá mệt mỏi với những vụ chạy trốn thường xuyên của nó
nên đã cắt nhượng chân nó!
Trường hợp người sói Caspar Hauser đặc biệt hơn vì mang tính chất lịch sử trinh
thám. Được tìm thấy vào ngày 16-5-1828 tại một địa điểm thuộc Nuremberg (Đức) ở
độ tuổi khoảng 16-17, lúc đầu C.Hauser chỉ biết nói vài từ vô nghĩa nhưng sau đó học
nói rất nhanh. Có tin đồn C. Hauser là người thừa kế duy nhất của một dòng hoàng tộc
châu Âu, do đó trở thành đối tượng bị truy sát. Đến năm 1833, Hauser đột ngột biến
mất, vĩnh viễn mang theo mình những bí mật cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà tâm lý học và tâm bệnh học rất quan tâm đến
các trường hợp người sói, người gấu... vì chính sự phân biệt những tập tính di truyền và
những tập tính nhận được dưới tác động của môi trường sống là một trong những khó
khăn cơ bản mà họ phải đương đầu. Những đứa trẻ này từ khi trở về xã hội loài n gười
đã gần như mất hẳn khả năng thích nghi với môi trường chung quanh. Sự kiện chúng
sống lạc loài giữa bầy sói đã là một bi kịch, nhưng quay trở về với con người còn là một
bị kịch khủng khiếp hơn nhiều. Vì thế, hầu như không một đứa bé người sói nào chịu
đựng được hoàn cảnh sống mới trong thời gian lâu dài. Cuối cùng, chúng vẫn là một dấu
hỏi lớn ám ảnh các nhà tâm lý học và tâm thần học.
Nguồn:

16


NHỮNG ĐỨA CON NUÔI CỦA THÚ RỪNG
Những đứa trẻ này có số phận giống hệt như cậu bé Tarzan, chúng được gọi với cái

tên như người sói, người gấu, người lợn…
Năm 1988 ở cả nước Đức bàng hoàng trước sự xuất hiện của một cậu bé người chó.
Nguyên do của vấn đề này đó là do một cặp vợ chồng quá mải mê công việc tới mức không
thể chăm sóc con cái thay vào đó chú chó lâu năm của gia đình đã hàng ngày làm thay nghĩa
vụ làm cha mẹ của cặp vợ chồng này và ngày qua ngày chăm sóc cậu bé người chó khiến cậu
bé càng lớn càng có các hoạt động giống... chó.
Một trường hợp tương tự như vậy, vừa mới được phát hiện trong năm nay (2009), cô bé
có tên Natasha sinh sống trong một căn hộ bẩn thỉu ở thành phố Chica, thuộc vùng Siberia.
Trong suốt 5 năm, clô bé được chó, mèo nuôi dưỡng và chưa từng được ra bên ngoài do vậy
không thể nói tiếng người mà chỉ có thể sủa giống hệt chó.
Người thú có cuộc sống kéo dài nhất là cậu bé người khỉ John Sebunya, cậu đã được
lũ khỉ đầu chó nuôi từ năm lên 4 tuổi. Năm 1991, cậu được phát hiện tại Uganda khi đang
đánh đu trên những cành cây. Sau đó một tổ chức cứu trợ trẻ em mồ côi đã nhận nuôi John.
Cậu được dạy chữ, học nói và hòa đồng dần với cộng đồng dân cư bản địa. Ngày 13/10/1999,
trong chương trình Bằng chứng sống (Living Proof) mang tên Cậu bé sống cùng bầy
khỉ (The Boy who Live with Monkeys) của đài truyền hình BBC, John đã kể lại quãng thời
gian sống trong rừng sâu: "Tôi chỉ có thể nhớ lại được vài sự kiện khi tôi sống giữa lũ khỉ đầu
chó. Thức ăn của tôi chủ yếu là dế, trứng đà điểu, quả lê gai, ngô xanh và mật ong rừng. Tôi
đi bằng cả bốn chân tay và ngủ trong bụi rậm hoàn toàn trần trụi. Một ngày nọ tôi đang đi tìm
thức ăn cùng với đồng bọn thì bị hai cảnh sát bắt". Hiện, John đang có một cuộc sống vui vẻ
trongTrung tâm cứu trợ nhân đạo tại Kampala, Uganda.
Trường hợp người thú được ghi nhận kỹ lưỡng nhất thuộc về 2 trẻ em người sói ở Ấn
Độsống vào những năm 1920. Một mục sư tên là Singh đã phát hiện ra 2 em trong một lần đến
một làng hẻo lánh giảng đạo. Chính ông đã viết một cuốn sách dày tường thuật lại chi tiết trường
hợp này với nhiều bức ảnh minh họa từ khi được phát hiện cho đến khi hai nhân vật qua đời.
Đó là 2 bé gái, đứa lớn độ tám tuổi và đứa nhỏ chừng một tuổi rưỡi. Chúng được mục sư
Singh đưa về nuôi ở một cô nhi viện. Mặc dầu được nuôi nấng và chăm sóc rất nhiệt tình
nhưng chúng vẫn không bỏ được tính sói. Chúng gần như ngủ suốt ngày và đi tìm thức ăn lúc
chạng vạng tối. Chúng làm tất cả mọi người kinh ngạc vì chạy bằng cả bốn chân tay, thỉnh
thoảng lại hú lên như sói và luôn lẩn tránh ánh sáng mặt trời. Đôi mắt chúng nhìn trong bóng

đêm có vẻ tinh nhạy hơn mắt người thường. Chúng cũng khiến mọi người khiếp sợ bởi cách
tợp nước bằng lưỡi và ý thích ăn thịt sống, kể cả thịt đã thối rữa hơn là rau và thức ăn làm từ
ngũ cốc. Chúng tránh làm bạn với người nhưng lại thích chơi với lũ chó trong cô nhi viện.

17


Sau một thời gian, đứa lớn chết vì bệnh lỵ, còn đứa nhỏ thì 10 năm sau đó cũng qua đời.
Trong suốt 10 năm chăm sóc nuôi dạy, đứa trẻ đã tập được nhiều tính người như tự mặc được
quần áo, ăn uống và tập đọc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó vẫn có ý muốn chạy trốn vào rừng.
Trong lịch sử người ta còn phát hiện ra rất nhiều em bé sống chung và có hành động như
gấu, linh dương, lợn và voi rừng... Các trường hợp đặc biệt này cũng thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý và tâm bệnh học. Theo họ, những đứa trẻ thú này khi trở về
xã hội loài người gần như mất hẳn khả năng thích nghi với môi trường chung quanh. Vì
thế, rất ít người thú chịu đựng được hoàn cảnh sống mới trong thời gian lâu dài. Cho đến nay,
chúng vẫn là mộtdấu hỏi lớn ám ảnh các nhà tâm lý và tâm thần học.
Trong khi giới khoa học vẫn chưa thể giải thích được là tại sao những đứa trẻ yếu ớt, bé
nhỏ kia khi rơi vào tay đàn thú dữ ăn thịt người lại có thể sống sót; không những thế còn được
chính những con dã thú đó nuôi nấng trong một thời gian dài thì trên một bình diện khác,
nhiều nhà khoa học lại nghi ngờ rằng, có thực là chúng đã được thú hoang nuôi dưỡng không?
Chẳng nhẽ lại có nhiều đứa trẻ may mắn đến như vậy!
Theo nhà tâm lý trẻ em Bruno Bettelheim, những đứa trẻ người thú này đơn giản chỉ là
những trẻ em mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển về thể chất và bị cha mẹ ruồng bỏ. Ông
nêu ra một số đặc điểm tiêu biểu ở chúng bao gồm thói quen đi bằng cả bốn chân tay, phát ra
những âm thanh giống thú vật... trong đó có một số đặc điểm giống với các trẻ em mắc chứng
tự kỷ, chẳng hạn như khó khăn trong việc nói năng, những tiếng hú, những hối thúc phải chạy
lăng xăng trong khi mình trần, phải cắn người và đi tiêu, tiểu không theo ý muốn... Hay một
đặc tính khác thường được biết đến của những trẻ em này là sự không có cảm giác đối với
nhiệt độ nóng lạnh. Trong một trường hợp nổi tiếng hồi thế kỷ 18, Victor, cậu bé người khỉ có
thể ngồi xổm trần truồng trong cơn mưa như trút, lạnh buốt mà chẳng tỏ vẻ gì là khó chịu và

có thể bốc khoai tây nóng từ nồi canh đang sôi. Sức đề kháng lạ kỳ như thế cũng thường thấy
ở các trẻ em mắc chứng tự kỷ. Bettelheim cho rằng, đối với những người vốn tin chuyện trẻ
em được dã thú nuôi thì bất cứ hành vi giống động vật nào cũng được xem như bằng chứng về
sự nuôi nấng bởi thú vật.
Cho đến nay vẫn tiếp tục có những câu chuyện mới được kể về những đứa trẻ chưa được
khai hóa, nửa người nửa thú này. Thực sự trẻ em có thể được động vật nuôi hay không hay
những câu chuyện đó cũng chỉ là phản ánh niềm khát khao tìm lại sự hài hòa với thiên nhiên
mà con người đã đánh mất? Đây cũng là một câu hỏi chưa có lời đáp!

Nguồn: />
18


Những câu chuyện ly kỳ về người – thú trong lịch sử
Giữa mùa hè năm 1975, những thợ săn thú ở
Rumanga (Burundi) khi đuổi theo một bầy khỉ, đã phát
hiện một vật thể di chuyển chậm chạp và họ tóm được.
Đó là một chú bé khoảng 4 tuổi, đi bằng 4 chân, không
biết nói, chỉ biểu hiện qua những cử chỉ và điệu bộ.
Đầu tiên họ đem nó về một trại tâm thần, để mọi
người đến xem như một giống vật lạ trong rạp xiếc. Sau
đó đứa bé được chuyển qua một trại tế bần, nơi đó các bác
sĩ biết được nó đã lên 7 tuổi. Câu chuyện về chú bé châu
Phi này rất giống chuyện của cậu bé Mowgli trong "Cuốn
Nhà sinh vật học
D.Codiak và đứa bé từng sách về rừng rậm" của tác giả R.Kippling. Có thể chú tình
cờ được bầy khỉ cứu thoát sau một "đại dịch" làm tuyệt
sống với đàn gấu.
chủng bộ lạc người Hudu vào năm 1972.
Năm 1978, tại một bệnh viện ở Magburaka (Sri Lanka), người ta tiếp nhận một

bé gái được tìm ra giữa một bầy khỉ sống trong rừng sâu. Do dữ như thú, nên người ta
phải nhốt nó vào lồng sắt. Mọi người gọi đó là "Baby of hopital" (Em bé của bệnh
viện). Mãi 4 năm sau, cô bé mới được một nữ luật sư can thiệp để được cư xử như
một con người. Nguyên nhân xuất xứ của bé rất khó xác định...
Vậy có tồn tại những đứa trẻ hoang dã, dạng "trẻ - sói" hay "trẻ - thú" không?
Mảng đề tài bí ẩn này từng được đề cập tới ngay từ thời xa xưa. Nhà sử học Hy Lạp
Herodotus kể lại trong thế kỷ V trước Công nguyên, về vị pharaon Psamtik từng quan
tâm tới "tiếng nói, mà trẻ em tự nói được", nên đã làm một thử nghiệm khác thường.
Thực ra ông muốn hiểu ai "sinh ra tiếng nói đầu tiên cho con người".
Vua liền tách 2 đứa trẻ mới sinh khỏi cha mẹ chúng và giao cho một người chăn
cừu, để cùng chăm sóc chúng với bầy cừu. Vị pharaon ra lệnh không ai được phát
ngôn một câu nào trước mặt chúng. Bỏ chúng vào lều, xa hẳn mọi người, 2 đứa bé
được cho uống sữa dê và được chăm nom đầy đủ... Tiếc thay Herodotus không cho
biết kết quả cuộc thử nghiệm gây tò mò này ra sao. Đương nhiên là bọn trẻ sẽ bị câm
vì trẻ em học được tiếng nói từ cha mẹ hay những người xung quanh.
Trong thời Trung cổ, Hoàng đế Đức Frederick II cũng làm một cuộc thử nghiệm
tương tự - theo lời vị tu sĩ Franciscan Salimben kể lại. Đức vua muốn biết bọn trẻ sẽ
phát âm theo ngôn ngữ nào: châu Âu cổ (thứ tiếng hồi đó người ta cho là cổ nhất),
hay tiếng Hy Lạp, Latinh, Arập... hoặc chính thứ tiếng mà cha mẹ chúng nói. "Nhưng

19


không đạt được gì cả, vì bọn trẻ chết yểu. Đúng là chúng thật khó mà tồn tại được,
khi thiếu nụ cười cùng các câu chuyện dân gian của các bà vú nuôi".
Trong thế kỷ XVIII, đề tài trẻ hoang dã được Marivo đưa vào vở kịch "Svadata":
Một hoàng tử muốn lặp lại thí nghiệm của Hoàng đế Frederick II, đem 4 đứa trẻ gồm
2 trai và 2 gái cho sống cách biệt tại một ngôi làng. Chỉ có 2 chị em một người nô lệ
da đen là những sinh vật duy nhất được phép tiếp xúc với chúng. Trong thời kỳ này
đã phát hiện tới hàng chục trường hợp trẻ hoang dã được thú vật nuôi, dạng Tarzan.

Còn triết gia Jean-Jacques Rousseau bất hủ viết: "Đứa trẻ bắt đầu đi bằng 4 chân
và có nhu cầu học hỏi từ phía chúng ta để làm lại. Đứa trẻ từ Hessen (Đức) được chó
sói nuôi sống, nó quá quen với kiểu đi của súc vật, nên người ta phải treo nó lên cây
để tập đi thẳng".
"Đối với đứa bé từng sống với bầy gấu trong rừng Lithuania cũng vậy - ông
D.Codiak, một nhà sinh vật học nổi tiếng cho biết - Nó không biểu hiện tí gì về trí
thông minh hết. Đi bằng tứ chi. Không biết nói, chỉ phát ra những âm thanh không
hoàn toàn giống người".
Còn đứa bé tìm thấy tại Hanover (Đức) và được đem về Anh thì tập đứng thẳng
và đi một cách rất khó nhọc. Riêng ở Pirenite (Áo) người ta lại tìm được tới 2 đứa
khác, chạy trong núi như loài thú 4 chân.

“Em bé bệnh viện” ở Sri Lanka.
"Đứa bé - sói con", tìm thấy vào năm 1544 ở khu rừng Hardt gần Excel thuộc
bang Baravia nước Đức bây giờ, là một trong những trường hợp trẻ hoang dã đầu tiên
được lịch sử ghi nhận. Nó khoảng 12 tuổi. Cũng trong năm đó, giữa bầy sói tại
Hessen người ta tìm thấy một đứa trẻ nữa. Nhà sử học Philip Camerarius kể lại rằng,
đứa bé được bầy sói nuôi từ năm 3 tuổi và đi bằng 4 chân. Bọn sói rất mến chú bé,
dành cho chú những miếng mồi ngon nhất, dạy chú bé chạy để theo kịp bầy đàn và

20


học cả những động tác nhảy - vồ nữa. Lũ sói rất quan tâm, dùng mõm đào một cái hố,
rồi phủ lá lên cho chú bé nằm, còn cả đàn sói nằm xung quanh, vừa bảo vệ vừa sưởi
ấm cho bé.
Vào một ngày đẹp trời của năm 1661, cánh thợ săn tìm thấy một đứa bé được ủ
kỹ trong một cánh rừng ở Lithuania, với tóc vàng, mắt xanh, da trắng cùng khuôn mặt
rất đẹp và được bầy gấu che chở. Đứa bé cũng chống lại những người lạ bằng cách
"nhe nanh múa vuốt" như loài gấu. Có một đứa bé nữa trạc tuổi, nhưng đã kịp trốn

mất trước khi mọi người tới.
Cũng trong cuối thế kỷ XVIII ở Lithuania người ta tìm ra một bé khác, sống
cùng với chó sói. Nó độ 10 tuổi, mình phủ dày lông, không thể hiện một nét thông
minh nào của động vật cao cấp cả. Dù vậy người ta cũng dạy được nó cách đi bằng 2
chân, ngồi ăn và học nói. Tiếc rằng tới khi biết diễn tả lại bằng ngôn từ, chú lại không
nhớ chút gì về quá khứ của mình hết.
Trẻ - cừu được tìm thấy trong một khu rừng ở Iceland đầu năm 1672. Nó ăn cỏ
và rơm, vừa ngửi vừa vun rơm lại. Chú bé này nổi tiếng qua bức tranh "Bài học về
giải phẫu" do họa sĩ Rembrandt vẽ, một bức tranh đem lại sự vinh quang cho Viện
Bảo tàng Amsterdam ở Hà Lan ngày nay.
Theo Giáo sư Nicolai Tiulp thì đứa trẻ này có cái trán phẳng, gáy dài, lưỡi dày và
bụng xệ - hệ lụy của việc đi bằng 4 chân. Nó không biết nói mà chỉ phát ra những
tiếng kêu "khục... khục...". Trường hợp tương tự cũng được tìm thấy ở Bamberg
(Đức) vào cuối thế kỷ XVI: một đàn trâu rừng đã nuôi đứa trẻ. Nó nhe bộ răng dữ tợn
nhằm đuổi những người muốn tới gần đi chỗ khác...
Nguồn: />
21


Cậu bé "người sói" bên cạnh cha mẹ
Câu chuyện thật đau lòng nhưng không quá hiếm.
Có những bậc cha mẹ để mặc con cái trở thành "người
sói" trước mắt mình. Ở họ, khái niệm đạo đức, trách
nhiệm không tồn tại và bản năng nuôi con, vốn có ở hầu
hết các loài động vật, cũng biến mất.
Câu chuyện thật đau lòng nhưng không quá hiếm. Có
những bậc cha mẹ để mặc con cái trở thành "người sói"
trước mắt mình. Ở họ, khái niệm đạo đức, trách nhiệm
không tồn tại và bản năng nuôi con, vốn có ở hầu hết các loài động vật, cũng biến mất.
Tại thành phố Nizhny Novgorod (Nga), chính quyền đã phát hiện một cậu bé 13

tuổi bị “hoang hóa” trong căn hộ có đủ cả bố lẫn mẹ, những kẻ nghiện rượu. Mặt mũi
nhem nhuốc, thân thể đầy vết tím bầm và cào xước, đứa trẻ hầu như không biết nói, ăn
chuối cả vỏ và không nhớ lần tắm cuối cùng là từ bao giờ.
Theo tờ Sự thật Thanh niên, cặp vợ chồng Barsukov đã bỏ việc, hiện giờ chỉ chịu đi
nhặt đồng nát ở bãi rác khi cần tiền uống rượu. Ngày 25/2, một người hàng xóm tình cờ
ngó vào căn hộ của vợ chồng Barsukov và nhìn thấy cậu bé hoang dã, bẩn thỉu, đói khát.
Bà Yulia Brzhezinskaya, Tổ trưởng dân phố của khu nhà, cho biết: “Thằng bé
giống một con thú hoang hơn là người. Khi hàng xóm đem cho chuối thì Zhenia (tên
cậu bé) gặm luôn cả vỏ”. Bà cũng nhận thấy đầu đứa bé đầy chấy.
Sau khi Zhenia được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã phát hiện trên cơ thể cậu bé
chi chít vết bầm và sẹo. Ngoài từ “vâng” thì “con thú hoang” không biết nói gì hơn.
Khó tin là Zhenia đã 13 tuổi vì nom cậu bé như mới 6 - 7 tuổi.
Những người hàng xóm kể rằng Vladimir Barsukov, bố đứa bé, từng dọa sẽ đánh
con đến chết. Anh ta và vợ chìm trong rượu kể từ khi bà ngoại Anna Pavlova của
Zhenia qua đời.
Một năm trước, gia đình Barsukov sống khá văn minh. Người chồng hàng ngày đi
làm còn cậu bé thì đến trường nội trú dành cho trẻ chậm phát triển. Bà Anna Pavlova
rất tận tụy với con cháu và là người giữ gìn nền nếp gia đình. Năm ngoái bà qua đời.
Thi thể của bà bị bỏ mặc ba ngày liền vì con gái và con rể không có tiền làm lễ tang.
Zhenia trong những ngày đó chơi tha thẩn bên xác bà ngoại khi cha mẹ say bí tỷ. Cậu
bé cũng thôi không đi học nữa. Bây giờ, Zhenia bị chậm phát triển thể nặng và hầu
như ngày nào cũng lên cơn động kinh.
“Con thú hoang” trước đây biết đọc, biết viết nhưng bây giờ thì quên sạch. Tính
mạng của Zhenia bị đe dọa vì bố mẹ say xỉn suốt ngày và không thể giúp gì khi cậu bé
lên cơn động kinh.
22


Viện Công tố thành phố Nizhny Novgorod đang làm rõ ai phải chịu trách nhiệm
trước việc Zhenia bị bỏ mặc. Các cơ quan bảo trợ trẻ em sẽ phải giải thích vì sao họ

không hoàn thành trách nhiệm chăm sóc cậu bé và lý do gì mà các giáo viên ở trường
trẻ khuyết tật không báo với cảnh sát về chuyện Zhenia biến mất khỏi trường. Cặp vợ
chồng Barsukov đã bị khởi tố vì không thực hiện nghĩa vụ nuôi con.
Trước đó không lâu, ngày 18/2, hãng tin RIA Novosti cho biết cơ quan chức năng
đã phát hiện một gia đình có ba đứa trẻ “Mowgli” (người sói) tại thành phố
Ekaterinburg. Những đứa trẻ này bị bố mẹ thường xuyên bỏ đói và các em sống trong
điều kiện mất vệ sinh trầm trọng. Những người hàng xóm đã gọi điện cho cảnh sát để
báo tin về gia đình bất bình thường nói trên.
Cảnh sát ập vào nhà và thấy người bà ngoại sinh năm 1971, người mẹ sinh năm
1989 cùng 3 đứa trẻ hai tuổi, tám tháng và hai tháng tuổi. Bé trai tám tháng tuổi là anh
em họ của hai đứa trẻ kia, mẹ của nó ở đâu không ai biết. Cả ba đứa trẻ không có giấy
khai sinh và đều phát triển không bình thường so với lứa tuổi.
Trước đó nữa, ngày 5/2, tại quảng trường ở nhà ga của thành phố Ussuriysk, cảnh
sát tìm thấy một đứa bé trai bị bỏ rơi. Họ phải mất nhiều công sức để điều tra ai là bố
mẹ của em. Đó là do mặc dù đã bốn tuổi nhưng cậu bé không biết nói, không hiểu
tiếng người và thậm chí còn sợ người. Cuối cùng họ biết rằng, mẹ của đứa trẻ đã qua
đời ba năm trước và cậu được bà ngoại nuôi dưỡng. Từ “nuôi dưỡng” ở đây chỉ mang
ý nghĩa tương đối bởi bà này có lối sống lang thang và nghiện rượu. Cậu bé lớn lên
như thú hoang bên cạnh người bà cho đến khi bị bỏ rơi
Nguồn />
23



×