Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

tâm lý. sự quên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.02 KB, 8 trang )

A. Đặt vấn đề:
P. (trường N.K) sau một buổi học căng thẳng thì tá hỏa vì không tài nào
tìm nổi chiếc xe quen thuộc của mình ở bãi gửi xe. Toát mồ hôi, đổ mồ hôi
của cả chủ xe, lẫn người coi xe và cả hội bạn, cũng không làm chiếc xe hiện
ra (chẳng là do gửi quá quen với chỗ gửi xe nên P không cần lấy thẻ).
Chuyện bắt đầu “chấn động” khi có sự tham gia tích cực của cô chủ nhiệm,
thân chinh đến “tìm phụ”, nhưng cũng đành bó tay. P thì mếu máo “tớ nhớ rõ
ràng mà, tớ để ở đây này”. Đang tính “làm cho ra nhẽ”, thì xe của mẹ P đỗ
cái xịch ngay cổng trường. Hóa ra, cô nàng nhớ…lộn, hôm nay không tự đi
xe, mà nhờ mẹ chở.
Đây chỉ là một trong những trường hợp cụ thể của sự quên trong cuộc
sống của chúng ta. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến những trường hợp này?
Và chúng ta rút ra được những bài học gì để khắc phục vấn đề này trong học
tập và trong cuộc sống? Chúng ta cùng nhau đi đi tìm lời giải qua phần giải
quyết vấn đề dưới đây:

B. Giải quyết vấn đề:
I. Cơ sở lí luận
Con người luôn luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng cải
tạo nó. Để thực hiện được điều này, con người phải tích lũy hiểu biết và kinh
nghiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn của mình. Một trong những
yếu tố cơ bản để có thể tích luỹ được hiểu biết, kinh nghiệm là trí nhớ. Trí
nhớ là quá trình nhận thức thế giới khách quan bằng cách ghi lại, giữ lại và
làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của
mình. Tuy nhiên, trí nhớ không vĩnh cửu. Để càng lâu, nó càng mờ nhạt, đến
một thời điểm nào đó, gọi nó không ra trình diện nữa, vì bị thời gian xóa mất
rồi. Ấy là quên.
Quên là biểu hiện của sự không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước
đây vào thời điểm nhất định.
Sự quên diễn ra theo những quy luật nhất định:
- Người ta hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những kích


thích mạnh.
- Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt
trước, quên cái đại thể, chỉnh yếu sau.
- Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu tốc độ
quên khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần (quy luật Ebin-hao).


Quá trình quên thường biểu hiện ở hai mức độ: quên hoàn toàn và quên
tạm thời.
Quên hoàn toàn là mức đô mà dù có những kích thích tương tự như cũ,
dù sự vật, hiện tượng đã được tri giác trước đây đang trực tiếp tác động vào
các giác quan, song vẫn không nhận lại hay nhớ lại được.
Quên tạm thời là mức độ mà không thể nhận lại hoặc nhớ lại sự vật, hiện
tượng trong khoảng một thời gian nào đó, nhưng sau đó, trong những điều
kiện nhất định vẫn có thể tái hiện được.

II. Các nguyên nhân dẫn đến sự quên
Trong hoạt động, con người thường quên do những nguyên nhân sau đây:
1. Quên do chưa hiểu kỹ.
Bài giảng trên lớp thật là khó khăn với mỗi chúng ta nếu nó nói đề cập
về vấn đề mới và hơi khó hiểu. Và thực tế cho thấy, đôi khi chúng ta không
nhớ được điều gì đó thường do chưa hiểu kỹ điều cần nhớ. Muốn được lưu
giữ trong trí óc đề sẵn sàng tái hiện, thì điều cần nhớ phải đã từng đặt dấu ấn
chính xác, rõ ràng và mạnh mẽ trên trí óc con người ít nhất là một lần.
2. Quên do không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu cá nhân.
Người ta thường quên những cái gì không liên quan đến đời sống hoặc ít
liên quan. Do không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu cá nhân. Nói
như vậy thì quên cũng là một thành phần của nhớ. Hệ thần kinh tự bảo vệ
mình bằng cách quên. Trong trường hợp này, nó biết cách xóa những thông
tin ít liên hệ với những thông tin khác mà nó “cảm thấy” không quan trọng.

Nhất là khi chúng không gây ra một cảm xúc hay ấn tượng gì khiến cho chủ thể
nhớ tới. Vì thường chúng ta chỉ nhớ những gì có tác động trực tiếp đến nhu cầu,
hứng thú, động cơ hoặc nhớ những thứ quan trọng cần phải nhớ . Ví dụ: Có thể
thấy việc học toán, lý, hóa giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong tư duy nhanh
nhạy, nhưng những công thức của nó thì chả hề gần gũi với cuộc sống, nên
chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu học sinh, sinh viên quên những công thức ấy
chỉ sau một kì nghỉ mà không ôn bài.
3. Quên do ít sử dụng.
Những cái gì không được nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng
thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên .
Điều này là một tất yếu trong đời sống bởi lẽ trong cuộc sống hàng ngày có biết
bao nhiêu sự kiện, hiện tượng xảy ra tác động đến quá trình cảm giác, tri giác
khiến cho bộ não của chúng ta liên tục tiếp nhận và lưu giữ các thông tin. Nếu
như những thông tin đã được ghi nhớ trong bộ não không được sử dụng thường
xuyên thì nó sẽ bị quên. Ví dụ như việc học tiếng anh đòi hỏi phải học thường
xuyên và chăm chỉ luyện tập. Thế nhưng nếu chúng ta bỏ bê việc học này trong
một khoảng thời gian, không sử dụng đến tiếng anh nữa, thay vào đó là học một
thứ tiếng khác thì lúc đó sẽ có nhiều người quên tiếng anh hoặc sẽ lẫn lộn tiếng
anh với tiếng đang học. Việc học ngoại ngữ là như thế, chẳng phải vô cớ mà lời
khuyên cho những người muốn học tốt ngoại ngữ là sử dụng ngoại ngữ càng


nhiều càng tốt, bất cứ khi nào, và thực tế là những người có điều kiện đi du học
thì sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong thời gian ngắn hơn những người học
trong nước.
4. Quên do bị phân tán suy nghĩ
Sự xao nhãng khi tập trung chú ý, khi học tập và khi ghi nhớ có thể do
sự thay đổi cảm xúc hay do tác động của các hoạt động trí tuệ khác xen vào.
- Trong một số trường hợp cảm xúc mạnh lại là nguyên nhân gây ra sự
xao nhãng. Cảm xúc mãnh liệt trong tình yêu có thể gây đình trệ mọi việc

khác. Ví dụ : chúng ta không thể chú tâm vào việc học bởi đang mãi suy tư về
chuyện riêng. Có những cảm xúc khác không lãng mạn như tình cảm lứa đôi,
nhưng vẫn gây ra sự xao nhãng. Ví dụ: người tài xế đang hưng phấn hay bực
bội thường dễ gây ra tai nạn giao thông. Khi người tài xế đang tức giận
thường chỉ để ý xoay quanh ký ức về trận cãi vã vừa xảy ra với người nào đó
mà không lưu tâm, chú ý tới đường phố và điều khiển tay lái cho chính xác.
Cảm giác sợ hãi khi phải đối diện với đám đông cũng gây ra sự xao nhãng.
- Sự tập trung quá độ vào việc khác cũng gây ra hiện tượng đãng trí.
- Bên cạnh các nguyên nhân trên, việc học nhồi nhét kiến thức quá
nhiều cũng gây ra sự xao nhãng. Ví dụ: học liền hàng giờ cùng một môn hay
với các môn có quan hệ gần với nhau thì sẽ gây ra nhiều xao nhãng hơn khi
thay đổi các môn học có tính chất khác biệt kế tiếp nhau.
5. Quên do tổn thương não và do các nguyên nhân sinh lý khác.
Khi não bị tổn thương có ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến trí nhớ. Quên do
các tế bào thần kinh ghi nhớ bị chết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết
của tế bào thần kinh như bệnh lý (bệnh giang mai, bệnh động kinh và chứng
nghiện rượu, nghiện ma túy - chứng quên một phần), các tế bào thần kinh bị
vi rút phá hoại, thiếu dưỡng khí hoặc các chất dinh dưỡng, bị nhiễm độc do
độc tố hoặc chấn thương cục bộ v.v...Sự ghi nhớ trong trường hợp này không
phục hồi lại được, nhiều khi còn xảy ra các trường hợp nhớ lẫn lộn, chi tiết
của sự vật này lại được gắn vào sự vật khác, tính lôgíc đã được thiết lập trong
quá trình ghi nhớ bị phá vỡ, cho nên việc kích thích hoạt để thể hiện sự ghi
nhớ đầy đủ về một sự vật hoặc một sự việc là khó khăn hoặc không thể thực
hiện được. Hoặc khi tế bào thần kinh đang ở trong trạng thái ức chế thì mặc
dù các kích thích sơ cấp nằm trong phạm vi tiếp nhận kích thích của tế bào
thần kinh đó tác động lên chúng thì chúng cũng không thực hiện hoạt động
chức năng thần kinh. Sự ghi nhớ không thể hiện được với sự lãng quên này,
nhưng không có điều gì đáng ngại vì sau đó các tế bào thần kinh vẫn thể hiện
lại được sự ghi nhớ. Nhưng trong nhiều trường hợp nhất thời lãng quên này
mà ta có thể bị làm vào hoàn cảnh khó xử hoặc bỏ lỡ một cơ hội tốt. Sự ghi

nhớ có thể tái hiện được ngay sau khi giải thoát các tế bào ghi nhớ khỏi trạng
thái ức chế.
6. Quên do lão suy


Hiện tượng quên thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhất là đối với những
vấn đề không quan trọng lắm. Sự giảm trí nhớ ở những người có tuổi do hai
nguyên nhân: sinh lý và tâm lý. Khi người già muốn nhớ mà vẫn quên thì đó
thuộc về nguyên nhân sinh lý. Còn khi người già cố quên đi những điều
không còn có ý nghĩa đối với họ thì đó lại là quên thuộc về nguyên nhân tâm
lý. Người có tuổi thường bị cả hai nguyên nhân này chi phối làm suy giảm
đáng kể khả năng trí nhớ của họ. Thực tế, người già thường không còn giữ
được hứng thú với cuộc sống hiện tại, tương lai mà họ thường tìm kiếm lại
niềm vui từ quá khứ, do đó họ nhớ rất kỹ những điều đã xảy ra trong thời thơ
ấu lẫn thời trẻ trung của mình.
Chứng quên của tuổi già rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân. Nhưng
có thể kể đến các hình thái sau:
• Quên do không thể ghi nhớ được.
Trường hợp này gần giống với trường hợp quên thứ nhất tức là không
ghi nhớ được, nhưng có khác ở chỗ trong hệ thần kinh không còn tế bào thần
kinh thực hiện sự ghi nhớ chính thức mà chỉ còn có các tế bào thực hiện sự
ghi nhớ tạm thời, điều này có nghĩa là hệ thần kinh đã sử dụng hết các phần
tử nhớ của mình và các phần tử này không còn khả năng tái chuyển hoá để
thực hiện sự ghi nhớ mới. Do đa số các trường hợp đều xảy ra khi người hoặc
động vật đã có thời gian sống lâu, cho nên có thể gọi chứng quên này là của
tuổi già, nhưng cũng không loại trừ các trường hợp ít tuổi nhưng đã sử dụng
hết bộ nhớ của hệ thần kinh và mức độ dễ tái chuyển hoá thấp. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định số lượng những vấn đề cần ghi nhớ cho
một hệ thần kinh, tránh được việc sử dụng bộ nhớ vào những vấn đề không
cần thiết, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả bộ nhớ sẽ giúp cho việc nâng cao

năng lực hoạt động tư duy. Nếu không làm được điều này ngay từ khi con
người còn ít tuổi thì sẽ có thể dẫn đến sự lãng phí lớn cho một số hệ thần
kinh có mức trưởng thành cao từ sớm, có năng lực tư duy bộc lộ ra ngay từ
khi còn ít tuổi, nhưng do mức trưởng thành cao, các tế bào thần kinh trở nên
khó tái chuyển hoá mà các hệ thần kinh này dần dần mất đi năng lực sáng
tạo, trở nên giáo điều và bảo thủ bởi không còn khả năng tiếp thu những điều
mới mẻ. Nói cách khác, tận dụng hết công suất nhớ của hệ thần kinh quá sớm
cũng không phải là một điều hoàn toàn hay.
Quên do các tế bào ghi nhớ không còn khả năng thực hiện hoạt
động chức năng thần kinh.


Khi tuổi cao, các cơ quan chức năng khác làm các nhiệm vụ cung cấp
dinh dưỡng. điều hoà môi trường trong cơ thể không còn hoàn thành được
nhiệm vụ của mình, các tế bào thần kinh không còn nhận được đủ dinh
dưỡng cho hoạt động chức năng thần kinh thì mặc dù chúng vẫn chịu sự tác


động để thể hiện sự ghi nhớ nhưng không thực hiện được do không có năng
lượng được giải phóng từ hoạt động phân giải từ dinh dưỡng và ôxi.

III. Bài học cho cá nhân trong hoạt động học tập:
Não tuy ưu việt, nhưng đặc tính của nó là rất nhạy cảm với hình ảnh,
màu sắc, âm thanh hơn là chữ nghĩa khô khan từ sách vở. Não dễ dàng nhớ
được những thông tin gắn liền với thực tế như khung cảnh, mùi vị, sự kết hợp
giữa các hình ảnh. Nhưng hầu hết thông tin từ bài học lại đến từ những
chuyển tải lý luận phức tạp, gây cho ta rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu
và lĩnh hội chúng. Một đặc điểm quan trọng nữa là não luôn cần có thời gian
để nạp thông tin. Thông tin cần phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, cần phải
mất thời gian để trí nhớ ta lãnh hội được nó. Vì vậy, bạn cần có những công

cụ hỗ trợ và những phương pháp thích hợp giúp bạn dễ dàng đưa thông tin từ
bài học vào đầu để từ đó bạn rút ra được những bài học để rèn luyện trí nhớ
trong học tập và đời sống Và sau đây là một số phương pháp trong học tập và
đời sống:
- Cần phải tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo
niềm say mê trong học tập.
- Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý , phù hợp
với tính chất, nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.
- Biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ , cần vận dụng sự hiểu biết,
vốn kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ. Khi đọc đến khái niệm nào, bạn hãy
tập trung liên tưởng đến một hình ảnh liên quan đến nó. Ví dụ như học về
vòng đời của một con côn trùng nào đó, bạn phải nghĩ ngay đến nó, tưởng
tượng xem nó màu gì, bay như thế nào, săn mồi như thế nào. Cố gắng tạo cho
bạn những hình ảnh ba chiều với nhiều màu sắc. Hãy tưởng tượng những đối
tượng trong đầu bạn đang kết hợp với nhau, va chạm với nhau hay bao bọc
lẫn nhau, từ đó các thông tin được mã hóa thành hình ảnh và dễ dàng đi vào
trí nhớ.
- Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, làm nổi bật sự việc,
tưởng tượng, màu sắc, âm điệu để tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống
động, nhiều màu sắc, tác động mạnh đến các giác quan và nhờ vậy không thể
quên được.
+ Trí nhớ của con người làm việc theo hình ảnh. Chúng ta có khuynh
hướng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí con người càng rõ
ràng, sống động bao nhiều thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu.
Vì vậy trong sách giáo khoa của trẻ em luôn có nhiều hình ảnh và màu sắc để


kích thích trí tưởng tượng của trẻ và trong chương trình học tiên tiến luôn có
những buổi dã ngoại, tham quan, những giờ thực hành để học sinh tiếp xúc
với thực tế giúp nhớ bài dễ dàng hơn. Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng

hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học
lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình... Do đó,
phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ não một cách
dễ dàng.
+ Biết tạo ra mối liên kết giữa những việc cần nhớ . Ví dụ: Nếu chỉ
cầm quyển sách to dày nặng trên tay mà đọc ngấu nghiến có lẽ không thể
mang lại hiệu quả ghi nhớ tốt. Bạn cần có những công cụ hỗ trợ để trợ giúp
trí nhớ của bạn. Những công cụ đó chính là giấy và viết. Đòi hỏi bạn tưởng
tượng hay hình dung tất cả thông tin cùng một lúc trong đầu dường như là
quá tải đối với não của bạn. Hãy viết ra thành dàn bài những gì đang học, tô
đậm bằng bút dạ quang những câu từ quan trọng, then chốt. Bạn có thể vẽ
hình, vẽ sơ đồ, không cần phải đẹp nhưng khi vẽ, não bạn sẽ được kích thích
sáng tạo một cách tối đa, giúp mở rộng trí nhớ cho thông tin nạp vào. Các
liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, nó giúp
chúng ta dễ dàng tìm lại thông tin.
+ Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật . Ví dụ
điển hình ở đây chính là Eran Katz, ông là người đang nắm giữ kỷ lục
Guinness về khả năng nhớ đã đến Việt Nam, trong buổi giao lưu, để chia sẻ
cách rèn luyện khả năng ghi nhớ, đầu tiên Katz đề nghị mọi người nhớ nhanh
một số vật như con cá, chiếc giường, tấm thảm, con chó, ô tô, chiếc váy. Ông
cũng khẳng định đa số chúng ta không thể nhớ được nếu số lượng vật thể quá
lớn. Sau đó Katz hướng dẫn áp dụng phép liên tưởng để tạo ra mối liên hệ
giữa các vật thể bằng những hình ảnh bất thường - như con cá ngủ trên
giường, tivi di chuyển và đâm ô tô, chó mặc váy. Như thế, khi nhẩm lại sự
vật thứ nhất, chúng ta sẽ dễ dàng nhớ tới sự vật tiếp theo nhờ mối liên hệ về
mặt hình ảnh. Do đó, một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là
sử dụng các chi tiết hài hước và các chi tiết vô lí.
+ Chúng ta thường hay nhớ được những sự việc do tưởng tượng ra, đặc
biết là những xự việc tạo ra các cảm xúc mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, giận
giữ, yêu thương, đau đớn… Do đó, chúng ta nên dùng nhiều màu sắc khi

ghi chú.
+ Âm điệu cũng tăng khả năng nhớ lại thông tin vì âm điệu kích hoạt
bán cầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học tập. Chúng
ta có thể sử dụng âm điệu trong học tập bằng cách bật nhạc trong lúc học tạo
ra những âm điệu riêng biệt cho những thông tin cần nhớ.
- Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ tăng khả năng trí
nhớ. Các nghiên cứu cho rằng trong bất kỳ một khoảng thời gian học tập nào


cũng có hai đỉnh điểm ghi nhớ thông tin tốt nhất, đó là thời gian lúc bắt đầu
và thời gian sắp kết thúc việc học tập. Trong khi đó, khoảng thời gian giữa
hai đỉnh điểm này (khoảng thời gian giữa lúc học) thì trí nhớ của chúng ta bị
giảm sút một cách rõ rệt. Vì vậy, thời gian học tập hợp lý tưởng nhất trong
mỗi lần học không nên dài quá hai tiếng. Mỗi lần học này nên chia thành bốn
phần nhỏ, mỗi phần dài 25 phút. Giữa các phần chúng ta nên nghỉ ngơi
khoảng năm phút. Trong lúc nghỉ nơi chúng ta nên đứng dậy, làm một vài
động tác thể dục đơn giản, nghe một vài bản nhạc nhẹ… sẽ đem lại sức sống
mới cho các tế bào não, qua đó giúp chúng ta có thể đương đầu với những
căng thẳng tiếp theo. Sau mỗi lần học dài hai tiếng chúng ta nên thư dãn ít
nhất nửa tiếng trước khi bắt tay vào khoảng thời gian học tập mới.
- Phải ôn tập thường xuyên, rải rác, phân tán thành nhiều đợt, không
nên ôn tập trung liên tục một loại tài liệu trong một thời gian dài . Trong
một khoảng thời gian nhất định, não bộ ghi nhớ được một lượng kiến thức
nhất định (tùy từng người), cố gắng nhồi nhét kiến thức sẽ làm não mệt mỏi,
không nhớ được lâu. Đồng thời việc ôn tập lặp đi lặp lại nhiều lần rải rác sẽ
tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết
sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên.
Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ. Việc ôn tập nên
diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể: Việc ôn tập nên diễn ra trong một
khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập đầu tiên nên bắt đầu sau

khi học 10 phút (đây là thời gian khả năng trí nhớ đạt đỉnh điểm). Những lần
ôn tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, một tuần, một tháng, và sau ba
đến sáu tháng. Đó là những mốc thời gian ôn tập giúp cho trí nhớ của chúng
ta luôn ở đỉnh cao.
- Việc ôn tập nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể . Việc ôn
tập nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập
đầu tiên nên bắt đầu sau khi học 10 phút (đây là thời gian khả năng trí nhớ đạt
đỉnh điểm). Những lần ôn tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ, một tuần,
một tháng, và sau ba đến sáu tháng. Đó là những mốc thời gian ôn tập giúp cho
trí nhớ của chúng ta luôn ở đỉnh cao.
- Cần ôn tập một cách tích cực. Khi ôn tập nên tích cực nhớ lại và tư
duy, vận dụng nhiều giác quan vào ôn tập. Kích thích não bằng hình ảnh, âm
thanh, mùi vị. Sau một quá trình học tập lâu dài, chúng ta sẽ dùng những kiến
thức đã học để phục vụ cho nhu cầu gần trước mắt. Ví dụ: Trước khi đi thi,
thí sinh nào cũng cố nhồi nhét trong đầu một núi kiến thức khổng lồ. Tuy
nhiên, kiểu học như vẹt không phải là cách tốt nhất để lưu trữ kiến thức về
lâu về dài. Một khi “thời hạn nguy cấp” đã qua, ta cũng chẳng thèm bận tâm
ôn lại những gì mình đã học.


Quả vậy, nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu “quên ngay sau khi học”!
Chỉ trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng
thông tin một cách thông suốt, dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ,
bạn cần tái khởi động ôn lại ngay. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi
nhắc lại vẫn là phương pháp củng cố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã được
nằm trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó “hạn sử dụng” lâu
hơn. Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc
những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông
tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy.
- Phải biết phân chia, sắp xếp các thông tin thành nhóm cho dễ nhớ, dễ

thuộc. Ví dụ như trong môn sinh học, chúng ta phải liệt kê tên của các loại
xương trong cơ thể, hãy nên bắt đầu từ xương sọ, rồi xương cổ, xương cánh tay,
v.v… còn hơn là nhớ chúng một cách lộn xộn, lung tung. Cần phải chọn những
tiêu chuẩn logic khi phân loại các thông tin bạn cần nhớ. Nếu chỉ đơn giản là
chia nhóm các thông tin, thì vẫn chưa hiệu quả, khi mà mỗi nhóm chứa quá
nhiều yếu tố khác nhau. Ta cần phải phân lớp tổ chức, sắp xếp thông tin lần hai,
chẳng hạn như theo thứ tự chữ cái hoặc theo các tiêu chí phụ nhỏ hơn.

C. Kết thúc vấn đề:
Từ những phân tích, tìm hiểu trên đây về nguyên nhân dẫn đến sự quên,
từ đó chúng ta có thể rút ra bài học cho cá nhân trong hoạt động học tập để
góp phần cải thiện trí nhớ cũng như những phương pháp ghi nhớ tốt nhất để
việc học tập, làm việc đạt hiệu quả. Bài viết còn nhiều thiếu sót do chưa có
kỹ năng nghiên cứu, rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×