Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tham vấn tâm lý đối với trẻ tiểu học nhút nhát ngại giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.59 KB, 44 trang )

Chủ Đề:
Tham vấn tâm lý đối với trẻ tiểu học nhút nhát ngại giao tiếp

I. Đặt vấn đề.
Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với con người nói chung
và học sinh tiểu học nói riêng. Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với
cuộc sống cũng như sự phát triển của học sinh tiểu học: trong giao tiếp,
mỗi học sinh vừa là nguồn phát ra thông tin, vừa là nơi tiếp nhận thông
tin. Thu nhận và xử lý thông tin là con đường quan trọng để hình thành,
phát triển và hoàn thiện nhân cách. Qua giao tiếp, các em thiết lập và
vận hành được mối quan hệ với bạn, với thầy cô, nhờ vậy mà tìm được
sự bình yên trong đời sống tình cảm để vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống nhà trường, đặc biệt là trong học tập. Hơn thế, nhờ giao tiếp,
các em hiểu nhau, có được những ấn tượng tốt về nhau qua đó có tình
cảm với nhau. Giao tiếp góp phần to lớn trong việc hình thành và phát
triển khả năng hợp tác, tinh thần cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành
những nhiệm vụ chung của tổ, tập thể lớp...
Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, phạm vi giao tiếp của học sinh tiểu
học thường hẹp. Các em chủ yếu quan hệ với những người thân trong gia
đình, bạn bè cùng xóm phố; với bạn cùng tổ, cùng lớp và với thầy cô giáo
phụ trách lớp. Nội dung giao tiếp của các em thường xoay quanh việc


học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể, trao đổi về sách báo, "bàn luận" về
những điều xảy ra trong cuộc sống thực của các em. Nhìn chung, giao
tiếp của các em còn đơn giản và mang tính chất cảm xúc.... Đây là những
vấn đề mà học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng đã và đang
vướng mắc cần sự trợ giúp của người khác.
Nước ta trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước,
chúng ta đã có được những thành tựu bước đầu trong kinh tế và công
tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như các chính sách xã


hội cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề sức khoẻ tâm lí vẫn chưa được
quan tâm theo đúng nghĩa của nó, nhất là sức khoẻ tâm lí của học sinh
nói chung và học sinh tiểu học nói riêng - lứa tuổi cần được xã hội đặc
biệt quan tâm chăm sóc và bảo vệ. Trong khi đó, do sức ép của thời kì hội
nhập, của sự thay đổi các giá trị sống từ xã hội truyền thống sang hiện
đại, sức ép của các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, sức ép của
các thông tin ngày càng phong phú, biến động, đa chiều và trên hết là
sức ép của toàn xã hội đối với việc học tập, tu dưỡng của thanh thiếu
niên trong thời đại mới, đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ học sinh rơi
vào các trạng thái dồn nén, căng thẳng, lo âu, thậm chí rối loạn tâm lí.
Nhu cầu được chia sẻ, được hướng dẫn, giải toả và được chăm sóc về
tâm hồn của trẻ em học sinh, tức là nhu cầu tham vấn tâm lí cho các em


đã và đang trở thành vấn đề hiện hữu, mang tính phổ biến và bức xúc
trước toàn xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu tham vấn- tư vấn tâm lí của học sinh nói chung
và học sinh tiểu học nói riêng, trợ giúp các em khắc phục những khó
khăn tâm lí của mình trong học tập, quan hệ, ứng xử và tu dưỡng, ở
nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã xuất hiện các hoạt động tham
vấn dưới nhiều hình thức; do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện và đã
phần nào mang lại kết quả hữu ích bước đầu. Vậy để hiểu rõ hơn về tham
vấn tâm lí cho học sinh tiểu học chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ở
phần dưới đây.
II. Nội dung.
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.1.1. Thế giới:
Tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là
tham vấn học đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được
xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ. Jesse B. Davis có thể được xem là

một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một
chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức”
(Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trường học công.
Frank Parsons, được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi Khải
đạo), đã viết cuốn sách “Chọn lựa một nghề ” (Choosing a Vocation) vào


năm 1909 qua đó trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm tính
cách của một cá nhân với một nghề nghiệp. Jesse Davis, Frank Parsons,
Eli Weaver và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưu thúc đẩy
cho sự phát triển của ngành tham vấn học đường.
Thế chiến thứ nhất, xuất hiện nhu cầu đánh giá (trắc nghiệm) các
cá nhân, từ lúc này thuật ngữ nhà tham vấn (counselor), thường được đề
cập như là những chuyên gia làm việc với những người trầm cảm, đã bắt
đầu trở thành một phần trong từ điển của các nhà giáo dục.
Thế chiến thứ hai kết thúc với những hậu quả nặng nề làm nảy sinh
một nhu cầu rất lớn về các trắc nghiệm tâm lý và nó đã tác động một
cách trực tiếp đến hoạt động khải đạo trong trường học. Cũng vào thời
gian thế chiến thứ hai này, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra yêu cầu cho các
nhà tham vấn làm công việc sàng lọc, tuyển chọn các quân nhân và
những chuyên gia cho các ngành công nghiệp.
Những năm 1930, lý thuyết đầu tiên về Khải đạo được giới thiệu: Lý
thuyết về các nhân tố và đặc điểm của E. G. Williamson, (E. G.
Williamson’s Trait and Factor theory). Lý thuyết này trở nên nổi tiếng
như là một sự chỉ đạo cho hoạt động tham vấn.
Năm 1940, đạo luật George Barden (George Barden Act) – đạo luật
về giáo dục hướng nghiệp – ra đời đã mang lại những nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển và hỗ trợ hoạt động khải đạo và tham vấn trong



môi trường học đường cũng như những môi trường khác. Đây là lần đầu
tiên những nhà tham vấn học đường, những kiểm huấn viên địa phương
và các tiểu ban nhận được những sự hỗ trợ chính thức từ chính phủ (sự
điều hành, tài chính và nguồn nhân lực…).
Năm 1957, năm mà vệ tinh Sputnik của Nga được phóng vào quỹ
đạo cũng là thời điểm mà ngành tham vấn và khải đạo được “phóng lên”.
Tiếp theo đó, đạo luật Nat’l Defense Ed. Act (NDEA) ra đời năm 1958.
Đạo luật NDEA tập trung vào hai vấn đề:
1). Cung cấp những nguồn lực để các bang thiết lập và duy trì các
hoạt động tham vấn, trắc nghiệm và khải đạo trong trường học;
2). Ủy quyền và cho phép các trường cao đẳng và đại học thiết kế
các chương trình đào tạo tham vấn học đường
Năm 1953, hiệp hội các nhà tham vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ
(ASCA) tham gia vào APGA (American Personnel and Guidance
Association), tiền thân của hiệp hội tham vấn tâm lý Hoa Kỳ ACA
(American Counseling Association) ngày nay. Năm 1962, cuốn sách của
Wrenn, Nhà tham vấn trong một thế giới thay đổi (The Counselor in a
Changing World) đã định chế hóa các mục tiêu của tham vấn học đường.
Năm 1964, ASCA phát triển các vai trò và chức năng dành cho các nhà
tham vấn học đường.


Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểu học và Trung học (Elementary
and Secondary Education Act) ra đời và cung cấp nguồn quỹ để phát
triển những cơ hội giáo dục cho những gia đình nghèo. Đến những năm
80s và 90s, nhu cầu về việc làm rõ những đặc tính và vai trò của nhà
tham vấn học đường được xuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn
đề pháp lý liên quan.
Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tham
vấn học đường (National Standards for School Counseling Programs) ra

đời và kể từ đó, ngành tham vấn học đường được xem là đã hoàn thiện.
Hiện nay, hiệp hội các nhà tham vấn học đường Hoa Kỳ (ASCA)
được xem là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham
vấn tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới. ASCA hiện tại
có hơn 23.000 hội viên trên toàn thế giới và là một phân hội của ACA với
hơn 60.000 hội viên trên toàn thế giới.
2.2.2. Việt Nam
Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại Tp. HCM” được
Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường ĐHSP Tp. HCM tổ chức với sự tham
gia của nhiều nhà tâm lý, giáo dục và hiệu trưởng các trường có hoạt
động tham vấn học đường để “mổ xẻ” và kêu gọi sự quan tâm của giới
chuyên môn cũng như các cơ quan chính phủ trong việc có các chiến
lược nhằm phát triển hoạt động tham vấn học đường tại Việt Nam. Cũng


trong thời gian này, một vài sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường
ĐHSP TP. HCM đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình về vấn đề
tham vấn học đường. Những “sự kiện” này được xem là những bước khởi
đầu cho nhiều sự thay đổi tiếp theo của ngành tham vấn học đường tại
Việt Nam.
Năm 2004, Trung tâm Hỗ trợ tư vấn tâm lý (CACP) thuộc trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội được thành lập và cũng đề
cập đến hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động tham vấn học đường.
Năm 2005, với sự chấp thuận của Ủy ban Dân số – Gia đình – Trẻ em
TP. HCM và sự hỗ trợ của UNICEF, Văn phòng tư vấn trẻ em Tp. HCM đã
tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn
trong trường học” cũng nhận được sự quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm
thực tế của nhiều chuyên gia và những nhà lãnh đạo các trường học.
Đầu năm 2006, hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý – giáo dục – thực
tiễn và định hướng phát triển” do Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp.

HCM tổ chức cũng đề cập đến vấn đề tham vấn học đường như là một
điều “khẩn thiết” nhằm hỗ trợ học sinh và nhà trường trong hoạt động
giáo dục. Sở Giáo dục – Đào tạo Tp. HCM cũng tổ chức những buổi sinh
hoạt đề cập đến hoạt động tư vấn học đường trong thời gian này với sự
tham gia của các nhà tâm lý, giáo dục, nhà trường và phụ huynh học
sinh.


Trong khoảng thời gian này, một văn bản của Bộ Giáo dục đã được
ban hành nhằm chỉ đạo và hướng dẫn các Sở và trường học cùng những
tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện chương trình tham vấn
học đường.
Ngoài ra, chuyên mục tham vấn học đường do báo Phụ nữ Tp. HCM
khởi xướng (ThS. Nguyễn Thị Oanh phụ trách) cũng nhận được sự
hưởng ứng rất nhiệt tình của đông đảo học sinh, phụ huynh và các
trường học. Tháng 06 năm 2006, cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường”
của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã được nhà xuất bản Trẻ phát hành trên
toàn quốc.
Buổi lễ kí kết được tổ chức tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự chứng kiến của ông Micheal W.
Michalak-Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cùng đại diện Bộ Giáo dục-Đào
tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đại diện Viện Tâm lý học Việt
Nam và đại diện một số trường đại học Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ngày 12 tháng 1 năm 2010, Trường ĐHSP-ĐHĐNđã tham gia lễ kí
kết thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Điều hành Đề án Phát triển Tâm lý Học
đường Việt Nam (gọi tắt là CASP-V).
CASP-là một liên hiệp quốc tế, được thành lập nhờ sáng kiến và
những nỗ lực vận động của các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam và Hoa



Kỳ. CASP-V bao gồm sự tham gia của Viện Tâm lý học Việt Nam cùng 8
trường Đại học Việt Nam và 5 trường Đại học Hoa Kỳ.
Mục đích chủ yếu của CASP-V là để xây dựng ngành và nghề tâm lý
học đường tại Việt Nam, thúc đẩy việc thực hiện chương trình đào tạo và
thực hành ngành tâm lý học đường với chất lượng tốt nhất.
Đến nay, vấn đề tham vấn học đường tại Việt Nam đã trở thành một
đề tài nóng bỏng và nhận được nhiều sự ủng hộ từ các em học sinh, phụ
huynh, nhà trường, các nhà tâm lý – giáo dục và các tổ chức thuộc chính
phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, diện mạo của một
ngành nghề chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự được định hình.
2.2. Khái niệm chính của chủ đề.
Tham vấn tâm lý: là hoạt động tương tác giữa nhà tham vấn và
thân chủ (và cả gia đình) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ giải quyết
những khó khăn trong nhận thức, cảm xúc và hành vi và qua đó, phát
triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp, cách sống lành mạnh và
những vấn đề khác thuộc về các rối loạn cảm xúc và nhân cách.
Trợ giúp – Là sự giúp đỡ một cách có hệ thống và có phương pháp.
Người giúp đỡ cần có kỹ năng và phẩm cách làm cho người có nhu cầu
giúp đỡ tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách tìm hiểu, khám phá và
hành động.


Nhà tham vấn: là người được đào tạo một cách bài bản trong
ngành tâm lý và cụ thể là tham vấn tâm lý. Họ có đủ các phẩm chất và kỹ
năng cần có của một nhà tham vấn cũng như những kinh nghiệm sống
và một tâm thế bình ổn để có thể trợ giúp tốt nhất cho thân chủ.
Thân chủ: là khách hàng, họ là những người có lứa tuổi khác nhau
đang gặp những khó khăn tâm lý như: Họ đang bị “stress” trong công
việc, đời sống gia đình; họ có thể gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con
cái, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ hôn nhân, tình yêu, tình dục...hay họ

đang mất niềm tin...cũng có thể họ cảm thấy có những cảm xúc tiêu cực
như giận dữ bất thường, đau khổ, căng thẳng lo hãi kéo dài, hoảng
sợ...khiến họ băn khoăn và hoang mang không biết thoát ra tình trạng
mình đang gặp như thế nào...Khi đó họ cần có người chia sẻ, lắng nghe
và trợ giúp họ thoát ra khỏi tình trạng hiện có. Như vậy có thể hiểu thân
chủ là những người đang có vấn đề tâm lý và cần được trợ giúp.
Kỹ năng tham vấn: là sự vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết chuyên
môn và giá trị nghề nghiệp của nhà tham vấn vào hoàn cảnh tham vấn
cụ thể, nhằm tạo lập mối quan hệ hợp tác, qua đó giúp đối tượng tự
nhận thức được bản thân và vấn đề đang tồn tại, từ đó tự xác định giải
pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
Tiến trình tham vấn: được hiểu là một tập hợp các hoạt động tương
tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn sử dụng các


kiến thức và kĩ năng chuyên môn tham vấn, các giá trị đạo đức nghề
nghiệp để giúp đỡ thân chủ- người đang trong tình huống có vấn đề giải
quyết vấn đề của họ.
Cơ chế phòng vệ là kiểu ứng xử mà cá nhân không ý thức được
nhằm bảo vệ cá nhân thoát khỏi sự lo sợ, căng thẳng…
2.3. Đặc điểm học sinh tiểu học (chân dung thân chủ).
2.3.1. Về mặt tâm lý xã hội.
Sự cải tổ lại hoạt động và tương tác xã hội là đặc trưng nổi bật
trong sự phát triển tâm lí tuổi nhi đồng: Hoạt động chủ đạo chuyển từ
trò chơi sang hoạt động học tập, từ sự tương tác với cha mẹ là chủ yếu
sang tương tác xã hội (với thầy cô giáo và bạn bè). Đối với trẻ tiểu học
thầy cô giáo là người có quyền lực và là thần tượng trực tiếp. Trẻ có nhu
cầu cao được bắt trước và noi theo các hành vi ứng xử của thầy cô giáo.
Học tập và tương tác xã hội là tác nhân quan trọng nhất chi phối sự phát
triển tâm lí nhi đồng.

Sự cải tổ hoạt động và tương tác dẫn đến cải tổ nhận thức: chuyển
trọng tâm từ tự kỉ sang nhận thức thế giới theo chuẩn bên ngoài. Tính có
chủ định chiếm ưu thế. Các hành động nhận thức được tổ chức theo mục
đích xác định. Hình thành và phát triển các thao tác trí tuệ cụ thể.
Ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi tiểu học vừa hoàn thiện các chức
năng ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng nói vừa hình thành các kĩ năng


đọc và tiếng mẹ đẻ. Đây chính là một trong những thành tựu nổi bật
trong sự phát triển ngôn ngữ của các em.
Sự phát triển lòng vị tha và hung tính là hai mặt trong sự hình
thành và phát triển xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học. sự phát
triển các đặc trưng tâm lí này gắn với nhận thức các chuẩn mực đạo
đức, trên cơ sở đó hình thành các hành vi đạo đức đúng đắn ở các em.
2.3.2. Về mặt thể chất.
* Tăng chiều cao, cân nặng.
* Làm nhiều việc hơn với đôi bàn tay và cơ thể vì tự kiểm soát khá
hơn.
* Tốc độ phát triển thể chất diễn ra chậm hơn so với các tuổi trước.
Qúa trình phát triển êm ả, đồng đều, theo xu hướng hoàn thiện về giải
phẫu và chức năng cơ thể, để chuẩn bị bước sang giai đoạn thứ hai với
sự nhảy vọt là tuổi dậy thì. ảnh hưởng của sự phát triển thể chất đến sự
phát triển tâm lí của tuổi nhi đồng không lớn và không trực tiếp như tuổi
ấu nhi và tuổi mẫu giáo.
2.4. Kiến thức và kỹ năng của nhà tham vấn phù hợp với đối
tượng tham vấn (chân dung nhà tham vấn).
2.4.1.Kiến thức của nhà tham vấn:
Nhà tham vấn hay còn gọi là chuyên viên tham vấn – Tham vấn viên
là những người:



Biết cách lắng nghe thân chủ, chủ động trong các cuộc nói chuyện
và trong các cuộc gặp gỡ .
Biết sử dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể để “khai thác” các cảm
xúc, trải nghiệm suy nghĩ và quan điểm của thân chủ, và tập hợp các
thông tin giúp thân chủ hiểu rõ về tình huống của họ.
Thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu với thân chủ, xác định các bước
thực hiện để có thể tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề của họ.
- Giúp thân chủ hiểu được các sự kiện trong quá khứ đã góp phần
vào các vấn đề hiện tại. Giúp thân chủ suy nghĩ và xử sự theo các cách
khác nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các sự kiện quá
khứ.
- Giúp thân chủ phân loại các vấn đề trong cuộc sống của họ và
khám phá sâu hơn về bản thân mình.
- Giúp thân chủ bày tỏ các cảm xúc của họ và có cái nhìn sâu sắc về
việc các cảm xúc này tác động dến cách họ ứng xử, suy nghĩ và ra các
quyết định như thế nào.
2.4.2. Kỹ năng của nhà tham vấn sử dụng :
+) Các kĩ năng giao tiếp không lời:
Đó là việc nói tới việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi để
giao tiếp với thân chủ. Sự hiện diện, tư thế, hướng tới thân chủ của nhà
tham vấn thể hiện những điều khó biểu đạt bằng ngôn ngữ.


Ánh mắt chứa nhiều cảm xúc, nó có thể đưa ra những cảm xúc giận
dữ hay vui vẻ…. Tuy nhiên không nên nhìm chằm chằm vào thân chủ vì
dễ gây cho họ cảm giác sợ sệt. Do vậy, khi nhìn thân chủ có thể đôi khi
nhìn đi nơi khác (giao tiếp bằng mắt).
Ngồi đối diện với thân chủ cũng là cahs thể hiện sự quan tâm chú ý
toàn bộ của nhà tham vấn với thân chủ.

Thể hiện tư thế cởi mở: do là một trong những quốc gia thuộc văn
hóa châu Á nên nhà tham vấn cần ngả người ra phía trước một chút thể
hiện sự quan tâm, sự chờ đón, sự sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe. Tuy
nhiên không nên ngả người quá mức về trước vì nhiều khi tạo sự không
thoải mái ở thân chủ.
Khoảng cách và chiều cao giữa thân chủ và nhà tham vấn: do đây
là một trường hợp tham vấn cho học sinh tiểu học nên nhà tham vấn nên
ước chừng khoảng cách ngồi hợp lí, đồng thời nhà tham vấn nên cho
thân chủ ngồi trên ghế và nhà tham vấn ngồi dưới đất hoặc cúi thấp
xuống gần với trẻ để giảm bớt độ cao so với trẻ.
Âm giọng và tốc độ nói: với thân chủ là học sinh tiểu học nên khi
tham vấn âm giọng nên tỏ ra ấm áp, chân tình, có âm điệu, tránh đều đều
vô cảm. Đôi khi có những câu chuyện hài hước thiếu nhi và nụ cười trìu
mến sẽ tạo bầu không khí ấm cúng và thân thiện giữa hai bên.


Thể hiện sự thoải mái: thái độ thoải mái của nhà tham vấn sẽ giúp
cho thân chủ dễ chịu hơn và phần nào giải tỏa những trạng thái tâm lí
tiêu cực.
+) Kỹ năng lắng nghe:
o

Có những hành vi quan sát tinh tế (luôn duy trì giao tiếp bằng mắt phù
hợp với cách nhìn và tư thế thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng lắng nghe.
Im lặng tập trung để quan sát những hành vi, cử chỉ của đối tượng. Đưa

o

ra phản hồi với những gì quan sát được khi cần thiết).
Sự tập trung chú ý: im lặng để nghe, hạn chế nói. Không làm việc khác

trong khi nghe. Tập trung tư tưởng, không phân tán, suy nghĩ về những
điều khác, hãy lắng nghe để họ nói hết ý. Nghe mọi thông tin về suy nghĩ,
ý tưởng, về sự kiện, con người và đặc biệt chú ý tới cảm xúc của đối

o

tượng. Tóm lược và đưa ra phản hồi ngắn gọn.
Thái độ tôn trọng thân chủ: chấp nhận đối tượng vô điều kiện. Tôn trọng
sự im lặng của thân chủ và đưa ra phản hồi để thể hiện đang chú ý và

o

cảm nhận tâm trạng thân chủ.
Thể hiện sự thấu hiểu và khích lệ, khen ngợi. Im lặng để nghe.
+) Kỹ năng hỏi:
Sử dụng một cách linh hoạt các loại câu hỏi đóng mở, câu hỏi
hướng tới cảm xúc, suy nghĩ, hành vi. Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề,
câu hỏi tăng năng lực, tập trung vào giải pháp. Câu hỏi tại sao, vì sao…
+) Kỹ năng phản hồi:


Sử dụng ngôn ngữ để truyền tải đến thân chủ những gì đã nghe
được từ họ một cách chính xác những suy nghĩ, quan điểm của thân chủ
đã trình bày, tránh suy diễn, phỏng đoán theo ý chủ quan của nhà tham
vấn. Nhà tham vấn diễn đạt lại một cách ngắn gọn, bao hàm những chi
tiết quan trọng và bằng những từ gần nghĩa với thái độ tôn trọng và
thấu cảm.
Ghi nhận mọi cảm xúc tích cực và tiêu cực từ thân chủ. Xác định
cảm xúc của của thân chủ qua việc quan tâm tới biểu cảm hay ý nghĩa
cảm xúc đằng sau hành vi của câu nói đó. Sử dụng từ ngữ biểu cảm để

nói lại những cảm xúc đó. Sử dụng từ ngữ đầu câu dưới dang thăm dò để
kiểm tra suy nghĩ hay cảm nhận của mình nhằm tránh tạo tâm lí bị áp
đặt. Trao đổi với thân chủ về cảm xúc của họ.
+) Kỹ năng thấu hiểu:
Thấu hiểu (Empathy) là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm
nhận. Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc, hiểu biết chính xác thế giới bên
trong của thân chủ (C. Rogers).
Thấu hiểu là một hoạt động tâm lí tích cực, một sự cảm nhận sâu
sắc, với thái độ chấp nhận và thể hiện nó ra thành những hành vi cử chỉ,
lời nói.
+) Kỹ năng xử lí im lặng:


Nhà tham vấn cần cân nhắc thời gian tạm ngừng (khả năng duy trì
sự im lặng) của mình cho phù hợp với thân chủ. Cần cân nhắc thời gian
tạm ngừng cho phép đối với thân chủ để không ảnh hưởng đến tiến trình
của cuộc trò chuyện. Có thể duy trì sự im lặng của thân chủ trong khoảng
30 giây. Sự im lặng có thể gây ra những bối rối ở nhà tham vấn (hoặc sẽ
nói, thay đổi chủ đề để lấp đầy khoảng trống, hoặc đánh đồng với sự thất
bại của mình).
+) Kỹ năng đương đầu:
Là sự thử thách đối với sự hiểu biết của thân chủ về thế giới xung
quanh (Byrne, 1955). Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng đương đầu để thử
thách và thay đổi nhận thức của thân chủ, thông qua việc chỉ ra những
mâu thuẫn, sự không nhất quán giữa lời nói, cảm xúc, thái độ, hành vi
của thân chủ.
Và còn cần một số kỹ năng khác như: kỹ năng tóm lược vấn đề, kỹ
năng khuyến khích làm rõ ý, kỹ năng khai thác suy nghĩ- cảm xúc- hành
vi, kỹ năng chai sẻ bản thân, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng giao
nhiệm vụ về nhà…

2.5. Mô hình tham vấn cho thân chủ.
Trong tham vấn tâm lý có các mô hình tham vấn như: Mô hình tham
vấn trong giai đoạn khởi đầu (theo Williamson và C. Rogers) và mô hình


tham vấn tiếp cận từ góc đô thân chủ (theo M. Daignieault), mô hình
tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham vấn.


Trong trường hợp tham vấn tâm lí cho học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp
của T chúng ta sử dụng mô hình tham vấn tiếp cận từ góc độ nhà tham



vấn. Mô hình này có các giai đoạn sau: Mô hình tham vấn 6 giai đoạn.
Tiếp xúc ban đầu:
- Là buổi gặp mặt đầu tiên giữa nhà tham vấn và thân chủ. Chính
bước ban đầu này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tạo lập mối quan hệ
hợp tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, nó ảnh hưởng đến tính chất mối
quan hệ sau này và thậm chí quyết định các buổi làm việc tiếp theo có
hay không.
- Ở giai đoạn ban đầu này, nhà tham vấn cần:
+ Giới thiệu mình với thân chủ (tên, vai trò vị trí chuyên môn) để tạo
sự tin tưởng.
+ Thiết lập một bầu không khí thân thiện, tạo cho thân chủ cảm
thấy an toàn và thoải mái.
+ Tỏ ra cởi mở, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ thân chủ
+ Giữ bình tĩnh, kiên trì trong trường hợp thân chủ trong buổi đầu
tiếp xúc đã tỏ ra ngổ ngáo, không hợp tác
+ Theo dõi thân chủ qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,..

+ Lắng nghe thân chủ trình bày vấn đề của họ.



Thu thập thông tin và xác định vấn đề cốt lõi.


Nhà tham vấn thu thập thông tin, phân tích thông tin để tìm ra
thực chất vấn đề là gì, nguyên nhân nằm ở đâu, xảy ra như thế nào.
- Nhà tham vấn và thân chủ cùng khám phá vấn đề của thân
chủ: vấn đề xuất hiện như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Vấn đề tồn tại bao
lâu, ai liên quan đến vấn đề? Liên quan như thế nào ? Mức độ nghiêm
trọng của vấn đề ? Vấn đề đã giải quyết như thế nào? Vấn đề trước mắt
muốn giải quyết là gì ? Thân chủ cảm thấy như thế nào?
- Ngoài ra trong giai đoạn này, nhà tham vấn còn phải tìm
hiểu thông tin về các nguồn tiềm năng của thân chủ và xã hội trong việc
giải quyết vấn đề của thân chủ để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch
giúp đỡ đối tượng.
- Ở giai đoạn này, trong quá trình thảo luận với đối tượng nhà tham
vấn cần:
+ Lắng nghe tích cực khi thân chủ trình bày vấn đề của họ.
+ Quan sát hành vi, ngôn ngữ.
+ Phản ánh lại các cảm xúc, ý kiến quan trọng của đối tượng.
+ Hướng đối tượng tập trung vào vấn đề chính, tránh lan man.
+ Thỉnh thoảng yên lặng để đối tượng có dịp suy nghĩ và tìm cách
thể hiện.
+ Đôi khi tóm tắt một số ý kiến mà đối tượng trình bày.





Giúp đối tượng đưa ra những hướng giải pháp có thể và lựa chọn giải
pháp tốt nhất, phù hợp nhất đối với hoàn cảnh của họ.
Khi một vấn đề đã được xác định và hiểu rõ được nguyên nhân gây
ra thì nhà tham vấn giúp thân chủ tìm kiếm các giải pháp. Sau đó trên
cơ sở phân tích, nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức được nhu cầu
tiềm năng để thực hiện và chọn giải pháp thích hợp.
- Trước hết nên để thân chủ tự mình đưa ra những hướng giải
quyết cụ thể.
- Nếu đối tượng không thể tự ra được thì nhà tham vấn gợi ý cho
họ.
- Hỗ trợ thân chủ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất bằng việc.



Triển khai thực hiện.
Nhà tham vấn kiểm tra tiến trình thực hiện công việc mà thân chủ
đã đề ra. Nếu thân chủ không thực hiện cần sử dụng kỹ năng làm mẫu để
thân chủ trải nghiệm và làm theo, hoặc tìm kíêm các nguồn hỗ trợ bên
ngoài cho thân chủ.



Lượng giá và kết thúc:
- Lượng giá thường xuyên thực hiện trong suốt quá trình tham vấn
nhằm giúp thân chủ cảm nhận được mức độ tiến triển của sự việc và
giúp nhà tham vấn kịp thời điểu chỉnh và thay đổi phương cách nhằm
trợ giúp có hiệu quả nhất cho thân chủ.



- Lượng giá kết thúc đòi hỏi đánh giá toàn bộ những việc thân chủ
đã làm, các nguồn lực được trợ giúp, chỉ ra những cái chưa làm được
(lưu ý sử dụng kỹ năng nới lỏng trong giai đoạn này).


Tiếp tục theo dõi sau khi kết thúc:
Sử dụng các hình thức trao đổi (thư từ, điện thoại, internet...) để
biết sự tiến bộ của thân chủ, đảm bảo rằng thân chủ đã tự đương đầu
được với các vấn đề của họ trong cuộc sống. Thời gian trung bình kéo dài
từ vài tuần đến 6 tháng.
2.6. Hình thức và quy trình tham vấn.
2.6.1. Hình thức tham vấn:
Có hai hình thức tham vấn là tham vấn trực tiếp và tham vấn gián
tiếp:
Tham vấn gián tiếp: là một hoạt động tham vấn thông qua các
phương tiện truyền thông như :Tham vấn qua thư, tham vấn qua báo
chí, tham vấn qua điện thoại…. Hoạt động tham vấn gián tiếp chỉ có khả
năng giúp thân chủ một số ý kiến và giải quyết một số vấn đề đơn giản,
không có hiệu quả và giá trị như hoạt động tham vấn trực tiếp.
Để đạt kết quả tốt nhất trong trường hợp này chúng ta sử dụng
hình thức tham vấn trực tiếp:
Tham vấn trực tiếp: tiến hành gặp gỡ giữa nhà tham vấn (người
trợ giúp) và thân chủ (trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp). Họ gặp nhau một


lần một tuần và những tuần đầu thì có thể sắp xếp 2-3 lần trong tuần,
trong một khoảng thời gian cố định, thường là 45 phút cho đến một
tiếng đồng hồ cho một cuộc gặp gỡ tại một địa điểm được ấn định trước
(tại trung tâm tham vấn hoặc có thể diễn ra tại gia đình thân chủ).
Vấn đề của tham vấn có thể diễn ra từ một vài tuần tới một vài

tháng: Bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển
trong một khoảng thời gian, do đó cũng cần có thời gian để giải quyết.
Trong trường hợp này thời gian dự kiến là từ 6 tháng cho đến 2 năm do
vấn đề liên quan đến hành vi.
2.6.2. Quy trình tham vấn.
o

Tiếp xúc với thân chủ:
Đây là bước quan trọng để tạo ấn tượng tốt đẹp cho thân chủ trong
lần gặp gỡ đầu tiên.
Trao đổi một số thông tin ban đầu với thân chủ. Những thông tin
cần trao đổi là:
 Thông tin cá nhân: Họ tên, bao nhiêu tuổi, học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc…
 Thoả thuận một số nguyên tắc và cách thức làm việc:
+ Thời gian làm việc: Mỗi buổi làm việc là 45-60 phút, nếu thân chủ
đến trễ thì thời gian làm việc sẽ ngắn lại. Thân chủ không đến được theo
lịch hẹn thì gia đình phải gọi điện thông báo trước. Đúng giờ là một


trong những yếu tố quan trọng giúp thân chủ học cách quản lý cuộc sống
của họ. Mục đích: tạo cho thân chủ một giới hạn ban đầu và tinh thần
trách nhiệm trong suốt tiến trình tham vấn và trị liệu.
+ Mức phí cho mỗi buổi làm việc.
Nguyên tắc bảo mật thông tin, tôn trọng thân chủ, không đánh giá
hay phán xét thân chủ theo các giá trị đạo đức đúng sai. Mục đích: tạo sự
tin tưởng ban đầu cho thân chủ, khuyến khích thân chủ thoải mái thể
hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
+ Cách thức và phương pháp làm việc: Một tham vấn viên chính,
một giám sát và một nhà tham vấn khác cùng hỗ trợ như một nhóm. Nếu

thân chủ cảm thấy không thoải mái khi có quá nhiều người tham dự thì
có thể từ chối và đề nghị được làm việc với nhà tham vấn chính. Nhà
tham vấn không giải quyết vấn đề thay cho thân chủ mà chỉ là người gợi
mở cho thân chủ, khơi tiềm năng vốn có của thân chủ để thân chủ tự
quyết vấn đề của mình. Nhà tham vấn sẽ là người song hành xuyên suốt
tiến trình tháo gỡ và giải quyết vấn đề của thân chủ. Nhấn mạnh yếu tố
hợp tác của thân chủ với nhà tham vấn trong việc cung cấp thông tin và
trong tiến trình tham vấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình làm
việc. Tham vấn là một tiến trình, chính vì vậy mà cần phải có thời gian và
sự kiên trì của thân chủ.


Thân chủ trình bày vấn đề khó khăn hiện tại của mình và mục đích
đến phòng tham vấn (lý do đến tham vấn).
 Nhà tham vấn cần thống nhất về mục đích làm việc với thân chủ
trong suốt tiến trình tham vấn.
 Từ những vấn đề khó khăn hiện tại mà thân chủ trình bày nhà
tham vấn trị liệu khai thác sâu thêm một số vấn đề có liên quan như:
những triệu chứng…
Trong suốt giai đọan này nhà tham vấn cần phải vận dụng một số kĩ
năng quan trọng trong tham vấn như: lắng nghe, thấu cảm, chấp nhận
vô điều kiện, quan tâm đến thân chủ một cách tích cực vô điều kiện, tiếp
xúc bằng ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ cơ thể)…
Chính những điều này sẽ làm cho thân chủ tin tưởng hơn vào nhà trị liệu,
để họ thấy mình là người có giá trị, quan trọng.
o
o

Đưa ra chẩn đoán tạm thời qua những triệu chứng mà thân chủ mô tả.
Tìm hiểu lịch sử gia đình:

 Qúa trình phát triển của thân chủ.
 Những biến cố mà thân chủ đã trải qua và những biến cố đó tác
động như thế nào đối với thân chủ, mối liên hệ giữa những biến cố trong
quá khứ và tình trạng hiện tại của thân chủ.
 Mối quan hệ với những người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh,
chị, em và những người thân thuộc và tác động của những mối quan hệ
này đến tình trạng hiện tại của thân chủ.


 Mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp hay những khó khăn trong
công việc, trở ngại trong vấn đề hôn nhân… và tác động của nó đến tình
trạng hiện tại của thân chủ.
Trong giai đoạn này nhà tham vấn cần chú trọng đến các kĩ năng
như: kỹ năng làm rõ vấn đề, phản hồi, thấu cảm, lắng nghe với những gì
mà thân chủ đã trải qua. Trong các kỹ năng trên thì kỹ năng “lắng nghe”
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt tiến trình tham vấn và trị
liệu, lắng nghe là thông điệp mà tham vấn viên gửi đến với thân chủ rằng
“tôi đang nghe, tôi quan tâm và tôi hiểu những gì mà anh/chị đang nói”,
thông qua đó mà thân chủ thấy mình được tôn trọng và tiếp tục bộc lộ
vấn đề của mình.
o

Tổng hợp và xâu chuỗi thông tin để đưa ra chẩn đoán lần 2:
Sau khi tìm hiểu lịch sử gia đình, tương quan của thân chủ trong
các mối quan hệ cùng với những triệu chứng hiện tại nhà tham vấn/nhà
trị liệu phải tổ chức và sắp xếp những thông tin ấy lại với nhau và xác
định nguyên nhân thực sự của vấn đề và vấn đề thực sự của thân chủ là
gì. Từ đó mà tham vấn viên đưa ra chẩn đoán lần 2.
Trong quá trình làm việc với thân chủ để thu thập, tổng hợp, xử lý
thông tin, tham vấn viên cần chú ý đến 3 vấn đề sau:

 Cái Tôi của thân chủ, tự đánh giá bản thân cao hay thấp.


×