Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng bột cá của công ty TNHH SX – CN Viet Delta sang thị trường Nhật Bản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.83 KB, 124 trang )


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI



PHAN THỊ CẨM TÚ
LỚP: 11DKQ1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG BỘT CÁ CỦA CÔNG TY TNHH SX – CN
VIET DELTA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, ĐỊNH
HƯỚNG THEO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN
LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. HÀ MINH HIẾU
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH 05/2015



BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI



PHAN THỊ CẨM TÚ


LỚP: 11DKQ1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG BỘT CÁ CỦA CÔNG TY TNHH SX – CN
VIET DELTA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, ĐỊNH
HƯỚNG THEO HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN
LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. HÀ MINH HIẾU
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH 05/2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận lần này, trước tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy, Ths. Hà Minh Hiếu đã tận tình hướng dẫn cũng như giải đáp những thắc mắc
của em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Những góp ý của thầy đã giúp em
hoàn thiện chuyên đề của mình, và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, là hành trang
hữu ích cho em trong công việc và cuộc sống sau này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Thương Mại, trường Đại
học Tài Chính – Marketing đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm
học tập. Những kiến thức mà Quý Thầy, Cô truyền đạt cho em chính là nền tảng để
em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp lần này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ các Anh/Chị trong công ty
TNHH SX – CN Viet Delta, đặc biệt là Giám đốc Phạm Anh Thu, người đã trực tiếp
hướng dẫn và cho em nhiều kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập tại
công ty.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô cùng các Anh/Chị trong công ty

TNHH SX – CN Viet Delta dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Cẩm Tú


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 05 năm 2015
Xác nhận của Giảng Viên hướng dẫn


Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG



Trang 8

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TPP

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương


Trang 9

DN
GI
SBS
TBT
DNVN
FTA
APEC
SHTT
FOB
CFR
CIF
C/O
B/L
L/C
C/I
WTO
NT
MFN

TRIPS

Doanh nghiệp
Yêu cầu về chỉ dẫn địa lý
Rào cản kỹ thuật
Biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật
Doanh nghiệp Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Sở hữu trí tuệ
Một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board,
nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi .
Tiền hàng cộng cước hay giá thành và cước (tiếng Anh: Cost and
Freight - CFR) là một điều kiện Incoterm.
Giá thành, Bảo hiểm và Cước (tiếng Anh: Cost, Insurance and
Freight)
(Certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Vận đơn đường biển.
Thanh toán tín dụng thư.
Hóa đơn thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới
Đối xử quốc gia
Đãi ngộ tối huệ quốc
Một điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực SHTT,
phải được tất cả các nước thành viên WTO tuân thủ và thi hành.


Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ lâu, bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất, là thành phần có giá trị nhất
trong thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi và xa hơn nữa, nó là thành phần chủ yếu
trong khẩu phần của cá săn mồi và tôm. Bột cá có vị ngon và chất lượng tốt, cung
cấp đủ protein với các axit béo thiết yếu. Nếu xét về khía cạnh kinh tế thì nó là
nguồn cung cấp protein duy nhất trong thức ăn thủy sản. Thực tế hiện nay các quốc
gia trên thế giới đang có nhu cầu rất cao về bột cá, theo Tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp Quốc (FAO) tổng kết và dự báo nhu cầu bột cá dự kiến mỗi năm sẽ tăng
khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn từ 2000 đến 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn
2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi
năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2,6%/năm cho tới năm 2010 và 1,4%/năm
sau thời gian này. 1…
Bên cạnh đó, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, thương
mại quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các quốc
gia nói chung và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Nắm bắt
được những điều này, công ty TNHH SX-CN Viet Deta đã không ngần ngại đưa mặt
hàng bột cá – mặt hàng chủ lực của công ty xuất khẩu sang thị trường thế giới.
Trong đó phải kể đến các thị trường nhập khẩu bột cá lớn như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Bangladesh,…
Một trong những đối tác chiến lược của công ty là thị trường Nhật Bản, với
tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng liên tục từ năm 2010 đến 2014
và đạt 1.154.961 USD, tương đương 25% (Phòng kế toán) trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của công ty trong năm 2014, đây rõ ràng là một con số không nhỏ cho

1Khai Nhật (2013). Thị trường thủy sản thế giới: Triển vọng tới 2015
< truy cập
ngày 22.01.2015 vào lúc 11:48


Trang 11


nên, có thể thấy, hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này là rất cần thiết
và cần được đẩy mạnh.
Một điều nữa là với cương vị cường quốc của mình Nhật Bản nắm giữ vai trò
quan trọng không chỉ đối với nền thương mại thế giới mà còn đối với TPP. Riêng về
ngành hàng bột cá, không giống với thành viên Peru hay Mỹ là các nước xuất khẩu
bột cá lớn trên thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu nhiều mặt
hàng này. Bên cạnh đó, Nhật Bản được biết đến là một nước đòi hỏi cao về chất
lượng sản phẩm cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu mặt hàng bột cá của
công ty khẳng định được vị trí tại thị trường này thì ắt hẳn công ty cũng sẽ có chỗ
đứng tại các quốc gia tiềm năng khác đặc biệt là các quốc gia trong TPP có nhu cầu
bột cá lớn: Đài Loan,... như vậy sẽ tăng nguồn thu cho công ty từ các quốc gia khác.
Nhận thấy thị trường nhập khẩu bột cá tại Nhật Bản đang diễn ra sôi nổi và gần
đây đang có xu hướng tăng lên với trị giá nhập khẩu sản phẩm này năm 2014 đạt
446 triệu USD2. Rõ ràng đây là một thị trường rất tiềm năng để công ty thâm nhập
và tăng cường hoạt động xuất khẩu.
Không những thế, Việt Nam và Nhật Bản đang tiến gần đến việc cùng tham gia
ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là
TPP). Hiệp định này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nhiều ngành hàng và lĩnh vực
chủ chốt của nước ta nói chung và của công ty TNHH SX-CN Viet Delta nói riêng.

2United States Department of Agriculture (2015). Japan Fish Meal Imports by Year.
< />
truy cập

ngày 30.01.2015 vào lúc 09:10

World bank (2015). Commodity markets review

< />

truy cập ngày 30.01.2015 vào lúc 09:10


Trang 12

Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng bột cá của công ty TNHH SX – CN Viet Delta sang thị trường Nhật
Bản. Định hướng ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP)” là vô cùng cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện đề tài này:
-

Nắm được những kiến thức tổng quan về hoạt động xuất khẩu và TPP.
Phân tích để có thể hiểu rõ về cơ cấu, hoạt động, tình hình kinh doanh của

-

công ty.
Phân tích thị trường bột cá tại Nhật Bản (nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, giá
cả, các quy định pháp lý,..). Từ đó nhận thấy được cơ hội và thách thức cho
bột cá Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng khi xâm nhập vào thị

-

trường này.
Chỉ ra được đâu là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu mặt hàng bột cá của công ty TNHH SX-CN Viet Delta sang thị
trường Nhật Bản qua quá trình phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này
của công ty sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010-2014, định hướng ký

kết hiệp định TPP. Từ đó nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu cho bột cá
Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng khi xâm nhập vào thị trường

-

này.
Đưa ra được các giải pháp giúp công ty tăng cường hoạt động xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang cùng tiến
hành tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


Trang 13

Lý thuyết liên quan tới hoạt động xuất khẩu và Hiệp định TPP, tình hình xuất
khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây của công ty
TNHH SX – CN Viet Delta và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung: Xem xét sự ảnh hưởng của Hiệp định TPP đối với hoạt động xuất
khẩu mặt hàng bột cá, thực trạng xuất khẩu bột cá của công ty TNHH SX –
CN Viet Delta sang thị trường Nhật Bản và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu bột cá của công ty.
 Phạm vi không gian
 Tình hình xuất khẩu bột cá của công ty, số liệu được lấy từ Công ty
TNHH SX – CN Viet Delta.
 Các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng tại Công ty TNHH
SX – CN Viet Delta và mang tính chất tham khảo cho các doanh

nghiệp xuất khẩu bột cá trên cùng địa bàn.
 Phạm vi thời gian
 Các số liệu phân tích về tình hình xuất khẩu bột cá của Công ty
TNHH SX – CN Viet Delta được cập nhật đến năm 2014.
 Các số liệu đánh giá khác về thị trường bột cá Nhật Bản cũng được
cập nhật đến năm 2014.
4. Ý nghĩa và giới hạn của bài báo cáo
Ý nghĩa nghiên cứu: Bổ sung thêm những bằng chứng về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng bột cá của công ty và đưa ra các
giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản
phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.
Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào môi trường sản xuất và
kinh doanh mặt hàng bột cá của công ty TNHH SX – CN Viet Delta. Hơn
nữa do điều kiện về thời gian nên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu bột cá chỉ xét theo doanh thu, kim ngạch...nên chưa đảm
bảo đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong cùng ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khóa luận sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính. Trong đó:


Trang 14

 Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và
phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng từ quan điểm của nhà nghiên
cứu
 Dữ liệu trong nghiên cứu định tính thường phổ biến dưới dạng chữ
(mô tả tính chất, đặc điểm ) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lường
hoặc thứ nguyên )
 Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và
có tính biện chứng.

 Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các
nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu
định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông
tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù
hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.
Cụ thể với đề tài này, tôi đã sử dụng những thông tin thứ cấp từ công ty TNHH Viet
Delta (phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu) cũng như từ các
phương tiện như sách, báo mạng, các ấn phẩm thống kê…kết hợp với tư duy logic
để làm sáng tỏ nội dung đề tài.
-

Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này nêu ra một cách tổng hợp
bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện
lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê
là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt
chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê
làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Cụ thể với đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê các dữ liệu
thứ cấp được cung cấp bởi nhiều nguồn: Các phòng ban của Công ty TNHH SX –
CN Viet Delta; báo cáo của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP); các nguồn thông tin khác từ Internet,...


Trang 15

-

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập
và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên

gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất.

Cụ thể trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi có tham khảo ý kiến từ ThS. Hà
Minh Hiếu và một số anh chị thực hiện hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường
Nhật Bản tại Công ty TNHH SX – CN Viet Delta.
6. Kết cấu của báo cáo
Ngoài lời mở đầu và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX – CN
Viet Delta
Chương 3: Tình hình xuất khẩu bột cá của công ty TNHH SX-CN Viet Delta
sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2014, định hướng ký kết Hiệp định
TPP.
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bột cá của công ty
TNHH SX-CN Viet Delta sang thị trường Nhật Bản, định hướng ký kết Hiệp
định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)


Trang 16

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG (TPP).
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài.3

Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa
cho nước ngoài4
Theo tác giả Charles W. L. Hill trong cuốn “International Business”, chương 16
có phát biểu rằng: “Xuất khẩu là một cách để tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường”
(Nguyên văn: “Exporting is a way to increase market size and profits”)5
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam 2005: Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.6
Theo tác giả Bùi Xuân Lưu, trong cuốn “Giáo trình kinh tế ngoại thương” đã đề
cập: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài.7
3 truy cập lúc 11:05 ngày

29.04.2015
4 -[3]
5 Charles W. L. Hill (2012). International Business. The McGraw-Hill Companies, Inc. Chapter 16, page 704
6 - Bộ Tư Pháp (2005). Luật Thương mại Việt Nam 2005

< truy
cập lúc 11:10 ngày 29.04.2015

7 -Bùi Xuân Lưu (2001). “Giáo trình kinh tế ngoại thương” < truy cập lúc 11:20 ngày 29.04.2015


Trang 17

Có thể thấy tuy mỗi quan điểm, mỗi nhận định hay khái niệm được nêu trên đây
xuất phát từ những nguồn, những tác giả khác nhau nhưng đều gặp nhau về bản chất
của hoạt động xuất khẩu.
Từ đây, ta có thể khái quát: Xuất khẩu được hiểu là hành vi mang hàng hóa, dịch vụ

của nước này ra bán ở thị trường nước khác. Thông thường hàng hóa, dịch vụ này
phải được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu8
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có các đặc điểm sau:
 Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu:
Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao giờ cũng
dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do
khoảng cách địa lý cũng như các thủ tục phức tạp để xuất khẩu hàng hoá. Do đó, để
xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng
hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại
thương.
 Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu:
Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu chủ yếu
những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước như: rau quả tươi, hàng mây tre đan,
hàng thủ công mỹ nghệ …
 Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán:
Thời điểm xuất khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng nhau
mà có khoảng cách dài.

8 Youngkay (2011). Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu. < truy cập lúc 12:49 ngày 30.04.2015


Trang 18

 Phương thức thanh toán:
Trong xuất khẩu hàng hoá, có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng được
tuy nhiên phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán
bằng thư tín dụng. Đây là phương thức thanh toán đảm bảo được quyền lợi của nhà
xuất khẩu.
 Tập quán, pháp luật:

Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh
khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của
từng nước và luật thương mại quốc tế.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu
1.1.3.1.

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra
nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. 9
Ưu điểm của hình thức này là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu
thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung
gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín
của mình.
Nhược điểm: Nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản
xuất hoặc thu mua hàng hóa. Ngoài ra, khi thực hiện hình thức này, nhà xuất khẩu
phải dành nhiều thời gian, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác của doanh ngiệp
để phát triển các hoạt động xuất khẩu và có thể gặp nhiều rủi ro.
9 Nguyễn Văn Nam (2008). Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
< truy cập
lúc 12:05 ngày 29.04.2015


Trang 19

1.1.3.2.

Xuất khẩu gián tiếp


Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông
qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các
cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu...
Ưu điểm: Người trung gian giúp cho người xuất khẩu tiết kiệm được thời gian,
chi phí, giảm bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng. Ngoài ra người trung gian
còn có thể giúp cho người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn bởi vì
trung gian có quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng…
Nhược điểm: Lợi nhuận bị chia sẻ do tổn phí, doanh nghiệp xuất khẩu mất mối
quan hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều khi không chính xác.
1.1.3.3.

Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để
xuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác) 10
Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh
được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng cho
xuất khẩu. Do chỉ thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí từ
nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh
thấp, không bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị
thu hẹp vì công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách
hàng.

10 [5]


Trang 20


1.1.3.4.

Buôn bán đối lưu

Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập
khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau.
Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về
một lượng hàng hoá có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu.11
Buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong
đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay ngoài hai hình
thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới ra đời. Trong vòng thập niên
90 của thế kỷ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua đối lưu, 24% là những
hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp
vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng.
1.1.3.5.

Chuyển khẩu

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.12
1.1.3.6.

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên
(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên
khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặt
gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc tế, hoạt
động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.13

11Thương Mại (2011). Phương thức buôn bán đối lưu < truy cập lúc 12:15 ngày 29.04.2015
12 [5]
13 [7]


Trang 21

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá
rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia
công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động
trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây
dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng
phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn
như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore...
1.1.4. Vai trò của xuất khẩu14
1.1.4.1.

Đối với nền kinh tế thế giới
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là

hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Đây là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của
xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất., bởi vì xuất
khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên
chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ
nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn.
1.1.4.2.


Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trong đối với nền kinh tế của mỗi

quốc gia, có thể kể đến các vai trò chủ yếu sau:
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải
14 Lê Ngọc Hải. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu. < truy cập lúc 12:29 ngày 30.04.2015


Trang 22

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu, chậm phát triển. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có một
lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu, một nước có thể sử dụng nguồn
vốn huy động chính như sau:
 Đầu tư nước ngoài
 Vay nợ, viện trợ
 Thu từ hoạt động dịch vụ, du lịch thu ngoại tệ
 Thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được,
song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi
vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Xuất
khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô, tốc độ tăng trưởng của
hoạt động nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém
phát triển của một nước là do thiếu tiềm năng về vốn, do đó họ nhận nguồn vốn ở
bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ
thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu

– nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .
 Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và
đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia
từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Có hai cách nhìn nhận về tác
động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:


Trang 23

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản
chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu chỉ
bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có
cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này
tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh tế. Nó thể
hiện:
Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể
thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như
bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy… sẽ có điều kiện phát triển.
 Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản
xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở
rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có thể tiêu
dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất
của quốc gia đó, thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất
được.
 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất
của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về

chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá
như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ
nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và
thanh toán thực hiện ở nước thứ năm. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi
quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của
chuyên môn hoá tới xuất khẩu.


Trang 24

 Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh
toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với
các nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại
tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về
cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện
đời sống nhân dân.
Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc
sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng
tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ
thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là tiền đề vững chắc để xây dựng các mối
quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển
như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… Ngược lại, sự phát triển
của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu, làm cơ sở hạ tầng cho
hoạt động xuất khẩu phát triển.
1.1.4.3.


Đối với doanh nghiệp

Nhìn nhận dưới góc độ của một doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu thực chất
là hoạt động bán hàng hay hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên phạm
vị quốc tế. Như vậy việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài nằm trong
chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp, tuy nhiên nó khác với tiêu thụ trong nước là:
Bán hàng hóa ở những thị trường khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp, chính
sách, tập quán tín ngưỡng...Nhưng cũng chính sự khác biệt đó đó mà mở ra cho
doanh nghiệp một cơ hội phát triển kinh doanh lớn hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên để


Trang 25

có thể khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế đòi hỏi bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng phải có chiến lược nghiên cứu cụ thể và một sự đầu tư nhất
định.
Sau đây là các lợi ích có được khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị
trường nước ngoài:
-

Xuất khẩu làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng việc khai
thác các thị trường tiềm năng trên thế giới mang lại lợi nhuận cao hơn cho

-

doanh nghiệp.
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ hội
để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng


-

hóa phong phú đa dạng khác nhau.
Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện
cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển

-

chung của thế giới.
Doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động xuât khẩu có nhiều cơ hội
mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài. Qua đó sẽ
tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh, quản lý doanh

-

nghiệp của mình.
Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài
chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như

-

chiều sâu.
Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản
xuất hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời
tạo ra thu nhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng
phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
dân.



×