Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tổng hợp lý thuyết hình sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.77 KB, 28 trang )

1) Đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm
- Tội phạm, trước hết là một hành vi, vì chỉ có hành vi mới có thể gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho XH.
Trong LHS, đây là một nguyên tắc quan trọng: “nguyên tắc hành vi”. Hành vi là sự xử sự của con người. Hành vi nguy
hiểm chính là sự xử sự nguy hiểm của con người.
- Những ý nghĩ, tư tưởng của con người dù có nguy hiểm đến đâu cũng chưa thể trực tiếp gây ra nguy hiểm cho XH. Do
đó LHS không truy cứu TNHS đối với những người có ý nghĩ, tư tưởng nguy hiểm, nếu những ý nghĩ, tư tưởng đó chưa
thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi.
- Hành vi bị coi là tội phạm khác với hành vi không phải là tội phạm bởi các dấu hiệu: tính nguy hiểm cho XH, tính có lỗi,
tính trái PLHS và tính phải chịu hình phạt
+ Tính nguy hiểm cho XH là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất vì nó quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi
nào đó sở dĩ bị coi là tội phạm vì trong hành vi ấy chứa đựng tính nguy hiểm cho XH.Nguy hiểm cho XH là gây ra thiệt
hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội (QHXH) được LHS bảo vệ.QHXH tồn tại nhiều loại khác nhau,
tính chất của các QHXH cũng khác nhau, tuy nhiên LHS chỉ BV những QHXH quan trọng (Điều 8 BLHS 99). Những HV
nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm là những HV xâm phạm đến các QHXH được LHS xác định. Thừa nhận tính nguy
hiểm cho XH là một dấu hiệu của tội phạm cho phép xác định tính giai cấp trong quan niệm về tội phạm và tính giai cấp
của LHS.
Nguy hiểm cho XH còn có nghĩa là người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH phải
có lỗi. Để nhấn mạnh nguyên tắc có lỗi, dấu hiệu lỗi được coi là dấu hiệu độc lập của tội phạm. Căn cứ vào tính nguy
hiểm cho XH cho thấy:Hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác; Mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành
vi phạm tội. Giúp cho việc cá thể hoá hình phạt.
Tính nguy hiểm cho XH có tính khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật. Con
người có thể nhận thức được và nhận thức đúng về hành vi nguy hiểm cho XH.Tính nguy hiểm cho XH được nhận thức
thông qua nhiều tình tiết
Những tình tiết làm căn cứ nhận thức, đánh giá tính nguy hiểm cho XH của hành vi:
Tính chất của QHXH bị xâm hại; Tính chất của hành vi khách quan: phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm
tội; Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho các QHXH; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ, mục đích của người
phạm tội; Hoàn cảnh chính trị - xã hội nơi và khi tội phạm xảy ra; Nhân thân người có hành vi phạm tội
+ Tính có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho XH mà họ thực hiện và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Bản chất của lỗi thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho XH, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH đã nhận thức được sự nguy hiểm đó nhưng tự
mình lựa chọn và quyết định thực hiện, trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích của


XH/Xử sự của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, trong tính nguy
hiểm cho XH của hành vi đã bao hàm tính có lỗi.Coi tính có lỗi là một dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm là để nhấn mạnh
tính chất quan trọng của tính có lỗi
Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy:LHS VN không chấp nhận việc quy tội khách quan; Mục đích của việc áp dụng hình phạt
+ Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm nếu “...được quy định trong luật hình sự”
(Điều 8 BLHS99). Như vậy, được quy định trong LHS hay còn gọi là tính trái PLHS là một dấu hiệu (đặc điểm) của tội
phạm (xem Điều 2 BLHS99)
Khẳng định tính trái PLHS là dấu hiệu của tội phạm là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế XHCN, là cơ sở đảm
bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất. đảm bảo cho quyền dân chủ của công dân không bị
xâm phạm bởi sự xử lý tuỳ tiện, là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi LHS cho phù hợp với
tình hình chính trị - XH ở mỗi thời kỳ
Tính trái PLHS là dấu hiệu thuộc hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho XH nhưng mang tính độc lập tương đối và có
ý nghĩa quan trọng: Nếu chỉ coi trọng tính nguy hiểm và bỏ qua tính trái PLHS thì sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện trong định tội
danh.; Nếu chỉ coi trọng tính trái PLHS thì sẽ dẫn đến việc xác định tội danh một cách máy móc, hình thức. Khoản 4 Điều
8 BLHS99 được quy định để tránh xu hướng đó.
Quan hệ giữa tính trái pháp luật HS và tính nguy hiểm cho XH là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung
Tính trái PLHS tuy là dấu hiệu mang tính độc lập tương đối nhưng dấu hiệu này được xác định bởi tính nguy hiểm cho
XH. Tính nguy hiểm cho XH quyết định tính trái PLHS
+ Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ: do tính nguy hiểm cho XH, nên bất cứ tội phạm nào cũng đều bị đe doạ áp


dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất đó là hình phạt. Tính phải chịu hình phạt là một trong 4 đấu hiệu của tội
phạm nhưng không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm. Do đó trong định nghĩa về tội phạm tại Điều 8 không chỉ ra
dấu hiệu này
Tội phạm có thể bị đe doạ áp dụng một hình phạt vì tội phạm có tính nguy hiểm cho XH và trái PLHS. Tính chất này một
mặt cho thấy chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt mặt khác, nó là cơ sở để cá thể hoá hình phạt trong những trường
hợp cụ thể.
Tính phải chịu hình phạt là một dấu hiệu mang tính quy kết của nhà làm luật
2) Phân loaị tội phạm
Những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau. Sự khác nhau này có thể thấy trên nhiều mặt:

nguyên nhân và điều kiện phát sinh, tính chất của các quan hệ XH bị xâm hại, tính chất, mức độ nguy hiểm của hậu quả,
các tình tiết khách quan và chủ quan khác. Từ sự khác mhau đó mà vấn đề phân hoá tội phạm và cá thể hoá hình phạt
được đặt ra và đó là nguyên tắc của LHS. Để thể hiện nguyên tắc đó, LHS VN phân chia tội phạm thành 4 loại tội:
Sự phân hoá tội phạm thành 4 loại như vậy có ý nghĩa:
Là biểu hiện cơ bản của sự phân hoá TNHS và vừa là cơ sở thống nhất cho sự phân hoá TNHS trong BLHS; Là cơ sở
thống nhất cho việc XD các khung hình phạt đối với các tội phạm cụ thể; Là căn cứ pháp lý thống nhất giúp cho các nhà
hoạt động thực tiễn có thể thực hiện nguyên tắc cá thể hoá hình phạt khi áp dụng LHS; Việc phân loại tội phạm tại Điều 8
BLHS99 căn cứ vào nội dung chính trị, xã hội và hậu quả pháp lý của tội phạm
Căn cứ nội dung chính trị, xã hội được biểu hiện: “Gây nguy hại không lớn (lớn, rất lớn, đặc biệt lớn) cho xã hội”
Căn cứ hậu quả pháp lý được biểu hiện: “mà khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù (7 năm tù, 15 năm tù, trên 15
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình)”. Căn cứ này cho thấy hậu quả pháp lý không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể
được áp dụng
Khi áp dụng một số quy định của BLHS99, cần có sự xác định ranh giới của các loại tội phạm:
Việc áp dụng những hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù vì phạm tội lần đầu, đã hối cải chỉ có thể áp dụng đối với những tội
phạm ít nghiêm trọng (Điều 3)
Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS khi tội đã phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Điều
17)Hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (Điều 29)Hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ
áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (Điều 31)Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ
phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12)Người chưa thành niên
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có thể được miễn truy cứu TNHS (Điều 69)Biện pháp tư pháp giáo dục tại
xã, phường chỉ có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (Điều 70)Xác
định tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49), thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 23) cũng dựa vào việc phân loại tội phạm
3) Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
Tội phạm, xét về bản chất pháp lý là một vi phạm PL, do vậy, nó cũng có những đặc điểm giống như các vi phạm khác
nên rất cần phải phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.Việc phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
có ý nghĩa:Là cơ sở cần thiết đảm bảo cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn.
3.1. Sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
3.1.1. Về mặt nội dung chính trị xã hội
Các vi phạm khác có tính nguy hiểm nhưng ở mức độ chưa đáng kể, còn tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể
cho xã hội

Ranh giới giữa nguy hiểm đáng kể và chưa đáng kể cần phải được xác định khi xây dựng, giải thích hay áp dụng PLHS
Có những hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể là nguy hiểm đáng kể do vậy hành vi ấy chỉ có thể là tội phạm mà
không thể là vi phạm pháp luật khác. Ví du: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm...
Có những trường hợp điều luật chưa ấn định cụ thể và dứt khoát được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác
thì các cơ quan có thẩm quyền phải có giải thích, hướng dẫn. Ví dụ: Hành hạ người khác (Điều 110 BLHS99), buôn bán
hàng cấm (Điều 155 BLHS99)
Có những trường hợp người áp dụng PLHS phải tự xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác khi không
có các giải thích hoặc giải thích chỉ là tương đối
3.1.2. Về mặt hình thức pháp lý
Tội phạm được quy định trong LHS; các vi phạm pháp luật được quy định trong các văn bản của các ngành luật
khác.Hành vi chỉ có thể coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong luật hình sự.Hành vi đã được quy định trong
văn bản của các ngành luật khác thì không phải là tội phạm do vậy, vấn đề xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay
không là không cần thiết.


3.1.3. Về mặt hậu quả pháp lý
Người phạm tội bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt; người có hành vi vi phạm pháp luật
khác bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn.
3.2. Các tiêu chuẩn phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác
3.2.1. Đối với các nhà làm luật
Tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là sự nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi.Để đánh
giá sự nguy hiểm đáng kể hay không, nhà làm luật căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp nhiều tình tiết khách quan, chủ quan,
trong đó đặc biệt là:Tầm quan trọng của QHXH bị xâm hại hoặc bị đe doạ xâm hại; Tính chất, mức độ thiệt hại gây ra
hoặc có thể gây ra cho các QHXH; Tính chất của lỗi
3.2.2. Đối với các nhà giải thích pháp luật
Tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng là sự nguy hiểm đáng kể cho XH của hành vi
Để giải thích hành vi đã được quy định trong LHS khi nào có tính nguy hiểm cho XH người giải thích luật thường căn cứ
vào:Tính chất, mức độ của thiệt hạiTính chất của thủ đoạn phạm tộiTính chất của động cơ phạm tộiNhân thân người phạm
tội
3.2.3. Đối với các nhà áp dụng pháp luật hình sự

Tiêu chuẩn phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là dấu hiệu có được quy định trong LHS hay không.
Đối với trường hợp đã được quy định trong luật nhưng chưa có giải thích hoặc tuy có giải thích nhưng chưa cụ thể những
người áp dụng PLHS phải dựa vào các căn cứ như đã nêu ở mục
Cấu thành tội phạm
1. Các yếu tố của tội phạm
Xét về mặt bản chất, nội dung chính trị, xã hội và nội dung pháp lý, tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp,
tính lịch sử được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho XH, tính trái PLHS. Xét về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi
các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau không tách rời nhau, nhưng có thể phân chia được trong tư duy và cho phép
nghiên cứu độc lập với nhau. Các yếu tố đó là:
Khách thể: Những QHXH bị tội phạm xâm hại hoặc đe doạ xâm hại. Bất kỳ tội phạm nào cũng gây ra thiệt hại hoặc đe
doạ gây ra thiệt hại cho một QHXH nhất định được LHS bảo vệ. Không có sự xâm hại QHXH được LHS bảo vệ thì
không có tội phạm
Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt đến độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội.
Có thể có thêm các dấu hiệu khác nữa của chủ thể. Không có chủ thể, không có tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho XH, hậu quả
nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu khác (công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh thực hiện tội phạm). Không có MKQ thì không có các yếu tố khác và do đó không có tôih phạm
Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
Bất cứ tội phạm nào cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi.
Tóm lại: Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, là hoạt động của con người cụ
thể xâm hại các QHXH được LHS bảo vệ.Trong một tội phạm nào đó có thể có một yếu tố nào đó trong 4 yếu tố đã nêu
ảnh hưởng nhiều hơn đến tính nghiêm trọng của tội phạm, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là yếu tố đó quan trọng hơn
yếu tố khác.Bốn yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và chỉ có ý nghĩa độc lập khi ta nghiên cứu về lý thuyết. Thiếu
bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm.
VD: Tội vô ý làm chết người ( điều 98 )
- Mặt khách quan: + Về hành vi: có hành vi nguy hiểm cho xã hội, là nguyên nhân trực tiếp gây chết người mặc dù bản
thân ko mong muốn. Hành vi nguy hiểm ở đây là hành vi vi phạm những quy tắng thông thường trong cuộc sống nhằm
đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân & của người khác. VD: chặt cây, thấy có nhiều trẻ em chơi đùa
gần đó nhưng ko đuổi chúng đi, khi cây đổ đè chết người. + Về hậu quả: Hậu quả làm chết người là dấu hiệu cơ bản của
tội này ( dù người có hành vi nêu trên ko mong muốn hậu quả xảy ra)

- Khách thể: hành vi nêu trên xâm phạm đến tính mạng của người khác
-Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.
Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả chết người
nhưng chủ quan cho rằng hậu quả ko xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được VD: 1 người đào hố sâu để làm giếng tuy biết
rằng rất nguy hiểm nếu ai đó chẳng may rơi xuống nhưng vẫn ko có báo hiệu nguy hiểm hay rào chắn giếng vì cho rằng
nơi thi công vắng người & ngay ngày mai sẽ tiếp tục xây thành …; Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không
thấy trước hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trc và có thể thấy trước.VD 1 người mải nghe điện


thoại ko để ý đèn đã bật xanh mà vẫn qua đường làm 2 người điều khiển phương tiện vơ giới vì tránh người này mà đâm
vào nhau khiến 1 người tử vong.
- Chủ thể : chủ thế của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
2. Cấu thành tội phạm
2.1. Khái niệm: Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được
quy định trong LHS.Cấu thành tội phạm thực chất là khái niệm pháp lý về tội phạm cụ thể.Quan hệ giữa tội phạm và cấu
thành tội phạm là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan và cấu
thành tội phạm là khái niệm pháp lý phản ánh hiện tượng đó. Các dấu hiệu được mô tả trong CTTP là những dấu hiệu
phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Tuy nhiên ko phải tất cả các dấu hiệu của 4 yếu tố đều được nêu trong CTTP.
Những dấu hiệu bắt buộc có trong CTTP: + Hành vi trong mkq của tội phạm + Lỗi trong mcq của tội phạm + năng lực
tnhs và tuổi chịu tnhs thuộc chủ thể của tội phạm.
Những dấu hiệu khác ko bắt buộc. Có dấu hiệu được nêu trong CTTP này nhưng ko có trong cttp khác. Cttp khác với quy
định của điều luật ở chỗ nó ko chỉ bao gồm nội dung chủ yếu của cttp đc nêu trong phần các tội phạm mà còn có các nội
dung mang tính chất chung đc quy định ở phần chung.
2.2. Đặc điểm của các dấu hiệu trong CTTP
- Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định: Tội phạm phải được quy định trong LHS. Việc quy định này được thực hiện
bằng cách mô tả những dấu hiệu chung đặc trưng cho một loại tội. Do đó, tất cả các dấu hiệu của CTTP đều được quy
định trong LHS. Các cơ quan giải thích hay áp dụng pháp luật chỉ được giải thích nội dung các dấu hiệu mà không được
thêm bớt dấu hiệu của CTTP.Thêm bớt dấu hiệu vào CTTP có thể dẫn đến việc quy tội oan sai hoặc bỏ lọt tội
- Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng: CTTP là khái niệm pháp lý về tội phạm cụ thể nên đòi hỏi phải vừa có tính
khái quát, vừa phản ánh nội dung của 4 yếu tố và đủ để phân biệt tội này với tội khác. Dựa vào CTTP, người áp dụng hiểu

được cấu trúc của loại tội nhất định, không hiểu rộng ra hay thu hẹp, không nhầm lẫn tội này với tội kia. Do vậy, phải sử
dụng những dấu hiệu đặc trưng để mô tả một tội phạm cụ thể.Coi các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng vì nó vừa
phản ánh được tính nguy hiểm cho XH của hành vi, vừa cho phép phân biệt tội này với tội khác vì vậy Không thể có 2
CTTP giống hệt nhau. Một dấu hiệu nào đó có thể có trong CTTP một số tội. Trong trường hợp này các CTTP khác nhau
bởi các dấu hiệu khác.
- Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc: Tất cả các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc vì nó là điều kiện cần để
khẳng định hành vi nào đó là hành vi phạm tội cụ thể. Nếu trong CTTP thiếu vắng dấu hiệu nào đó hoặc một dấu hiệu nào
đó không thoả mãn thì không cấu thành tội mà CTTP đó phản ánh.
2.3. Phân loại CTTP
- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh
Tội phạm trên thực tế rất đa dạng có thể có nhiều CTTP khác nhau cho một loại tội cụ thể. Trước hết, nhà làm luật XD
cấu thành cơ bản cho một loại tội, sau đó căn cứ vào tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm người ta xây dựng các
CTTP tăng nặng (CTTP TN) và CTTP giảm nhẹ (CTTP GN): CTTP cơ bản (CTTP CB) là loại CTTP trong đó chỉ có các
dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả cho phép phân biệt tội này với tội khác Ví dụ: Khoản 1 điều 133 BLHS quy định cấu
thành cơ bàn của tội cướp tài sản như sau: “ người nào dung vũ lực, đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản …” Trong cấu thành
cơ bản đó của tội cướp không có tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Có 1 số loại TộI PHạM, nhà làm luật chỉ
quy định 1 cấu thành TộI PHạM cơ bản. Ví dụ: tội giết con mới đẻ (điều 94); tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
(điều 130); tội cưỡng ép kết hôn hoặc hôn nhân tự nguyện tiến bộ (điều 146) là những TộI PHạM có cấu thành TộI PHạM
cơ bản ; CTTP TN là loại CTTP trong đó ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu phản ánh mức độ nguy
hiểm cho XH tăng lên đáng kể. Ví dụ tội cướp tài sản được nêu ở khoản 1 điều 133 BLHS hiện hành, nếu kèm theo 1
trong số các dấu hiệu tăng nặng được quy định ở khoản 2 điều luật đó như: có tổ chức,có tính chất chuyên nghiệp, tái
phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí, gây thương tích,; CTTP GN là loại CTTP trong đó ngoài những dấu hiệu định tội còn có
những dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho XH giảm đi đáng kể Ví dụ: vi phạm quy định về ATGT mà có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời (khoàn 4 điều 202 BLHS). Rõ ràng là
hậu quả tình tiết đặc biệt nghiêm trọng chưa xảy ra làm giảm 1 cách đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM
đó.
- Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP
Các CTTP được xây dựng với những đặc điểm cấu trúc khác nhau cho dù chúng đều phản ánh nội dung của 4 yếu tố
khách thể, MKQ, MCQ, chủ thể của tội phạm.Có những CTTP mà trong đó chỉ quy định dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho



xã hội là dấu hiệu bắt buộc, nhưng cũng có những CTTP quy định cả dấu hiệu hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm là
dấu hiệu bắt buộc.Dựa vào đặc điểm cấu trúc các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có thể chia CTTP thành 2
loại: Cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất : CTTP hình thức (CTTP HT) là CTTP trong đó có một
dấu hiệu hành vi nguy hiểm trong MKQ là bắt buộc.; CTTP vật chất (CTTP VC) là CTTP trong đó có dấu hiệu hành vi
nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong MKQ là những dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ tội vô ý gây hậu
quả nghiêm trọng đến tài sản (điều 145). Đối với TộI PHạM này, nếu hành vi hành vi phạm tội vô ý đã gây ra thiệt hại có
giá trị từ 50 triệu đồng trở lên mới cấu thành TộI PHạM. Thứ hai, nếu hành vi đã gây ra hậu quả mà điều luật quy định thì
TộI PHạM mới được coi là hoàn thành. Do vậy, nếu hậu quả chưa xảy ra hoặc xả ra nhưng chưa thỏa mãn quy định của
điều luật thì TộI PHạM không được coi là hình thức mà là TộI PHạM chưa đạt. Ví dụ: hành vi cố ý gây ra hậu quả người
bị chết thì cấu thành tội giết người hoàn toàn (điều 93), còn hành vi cố ý giết người, nhưng nạn nhân chưa chết thì cấu
thành tội giết người chưa đạt.
Để xác định tội phạm nào có CTTP VC, tội phạm nào có CTTP HT phải dựa vào quy định của luật. Cần tránh quan niệm
cho rằng nếu có hậu quả xảy ra thì đó là tội phạm có cấu thành vật chất, nếu hậu quả chưa xảy ra thì đó là tội phạm có cấu
thành hình thức. Lưu ý rằng: đây là hiện tượng thực tế, còn CTTP chỉ là lý thuyết phản ánh thực tế nên nó không phải là
thực tế.
Việc xây dựng CTTP nào là CTTP HT hay CTTP VC xuất phát từ cơ sở khách quan sau:Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm hoặc rất khó xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì
CTTP được XD là CTTP HT. Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ tính
chất nguy hiểm của tội phạm mà cần phải có thêm hậu quả nguy hiểm cho xã hội mới phản ánh đầy đủ tính chất đó thì
CTTP được xây dựng thường là CTTP VC.
Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc MKQ có thể phân chia CTTP thành loại thứ 3 là CTTP cắt xén (CTTP
CX).CTTP CX là loại cấu thành trong đó chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên khác với CTTP HT ở chỗ CTTP
CX quy định hoạt động nhằm thực hiện hành vi là dấu hiệu bắt buộc trong MKQ của tội phạm ấy Ví dụ cấu thành tội cướp
tài sản (điều 133) là cấu thành TộI PHạM cắt xén. Đối với TộI PHạM này chỉ cần có thực hiện hành vi dung vũ lực, đe
dọa dung vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản là đã cấu thành TộI PHạM và TộI PHạM đã hình thành mà không phụ thuộc vào việc người
phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực như mong muốn hay chưa (hành vi đe dọa dung vũ lực) và đã chiếm đoạt được tài
sản hay chưa.

3. ý nghĩa của CTTP
- CTTP là cơ sở pháp lý của TNHS : Điều 2 BLHS99 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định
trong mới phải chịu TNHS”. Như vậy, để buộc một người phải chịu TNHS thì phải xác định rằng họ đã phạm tội và tội đó
có quy định trong BLHS Để xác định người nào đó có phạm tội hay không thì phải xác định hành vi của họ có đầy đủ các
dấu hiệu của CTTP cụ thể nào đó hay không Chính vì phải dựa vào CTTP để xác định một người phạm một tội nào đó và
buộc người ấy phải chịu TNHS về tội đó nên CTTP là cơ sở pháp lý của TNHS CTTP là điều kiện cần và đủ của TNHS
- CTTP là căn cứ pháp lý để định tội: Định tội (xác định tội danh) là việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội gì
cụ thể trong số các tội phạm được quy đinh trong BLHS. Định tội là cơ sở để truy cứu TNHS vì chỉ khi xác định được tội
danh mới có căn cứ để quyết định biện pháp TNHS. Muốn định tội danh phải căn cứ vào CTTP. Thực chất của việc định
tội là xác định hành vi nguy hiểm đã mang những dấu hiệu nào của CTTP cụ thể.Căn cứ pháp lý duy nhất của việc định
tội là CTTP nên có thể nói CTTP là căn cứ pháp lý của để định tội
- CTTP là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt: Định khung hình phạt là xác định hành vi phạm tội đã thoả mãn CTTP
thuộc khung tăng nặng hay giảm nhẹ (nếu BLHS có quy định nhiều khung HP).CTTP TN và CTTP GN là căn cứ để định
khung hình phạt trong các trường hợp cụ thể
Ý kiến về lỗi trong Luật Hình sự Việt Nam
I. MỞ ĐẦu Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng của cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được
biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là
nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.
Vì vậy, nghiên cứu về tính có lỗi giúp ta dễ dàng phân biệt sự giống và khác nhau giữa các hình lỗi, hạn chế sự nhầm lẫn
khi phân biệt lỗi này với lỗi khác, đồng thời giúp ta hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của tính có lỗi trong đời sống thực tiễn.
II. KHÁI NIỆM LỖI
1. Khái niệm lỗi


Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do
hành vi đó gây ra.Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ hai điều kiện:
- Hành vi trái pháp luật hình sự.
- Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa
chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.
2. Điều kiện để xác định tính có lỗi

Để xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó hay
không, ta cần xác đinh tính có lỗi của tội phạm.
Khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội đủ hai điều kiện:
- Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành.
Ví dụ: A (20 tuổi) là người bị mộng du, thường xuyên đi trên lang cang vào lúc giữa khuya, làm B (chồng của A) rất lo
lắng. Một hôm B học được mẹo hay là để con dao trên đầu nằm của A. Trong đêm, B để con dao to, sắc và nhọn trên đầu
nằm của A thật, nhưng không may, A lại mộng du, A vớ con dao trên đầu nằm múa võ trong lúc B còn đang ngủ say (vì tự
tin vợ mình không mộng du nữa). Bất ngờ, A đâm vào bụng B một phát, may nhờ cứu chữa kịp thời nên B còn sống và bị
chấn thương 31%. Trong tình huống này, do A thực hiện hành vi của mình một cách vô thức (đang mộng du) thì không
thể cho rằng hành vi của A phạm lỗi cố ý hoặc vô ý được.
III. CÁC HÌNH THỨC LỖI
1. Lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 1999)Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó
và mong muốn hậu quả xảy ra.- Về lý trí:Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hành vi của
mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.- Về ý chí: Tuy nhận thức được tính chất nguy hiểm
của hành vi của mình nhưng người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Vì muốn giết B nên A đã bắt cóc B và trói B lại, A cầm súng ngắn đã lên đạn dí vào ngực B và bóp cò dẫn đến B
chết. Trong trường hợp này, A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự ngăn cấm,
thấy được hậu quả nổ súng sẽ gây ra cái chết cho B, và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
2. Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 Điều 9 Bộ Luật hình sự 1999) Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể
xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.- Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.- Về ý
chí: Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nguy hiểm xảy ra do
chính hành vi của mình.Ví dụ: Nhà ông A kinh doanh hoa cảnh, để phòng ăn trộm lấy mất những cây quý sắp đem bán tết,
ông đã câu dây điện trần xung quanh hàng rào và đóng cầu dao điện từ giữa đêm đến sáng. B tiệc về khuya, trong người
đã có hơi men nên ngã vào hàng rào nhà ông A và bị điện giật chết. Như vậy, ông A mặc dù không muốn B chết nhưng
ông hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi rào điện chống trộm của mình là có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng
ông A vẫn chấp nhận hậu quả chết người nếu có người nào vào trộm cây nhà ông.

3. Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999)Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm
tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.- Về lý trí: Người phạm tội thấy
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.- Về ý chí: Người phạm tội không chấp nhận hậu quả tác hại
cho xã hội: “nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được”. Người phạm tội thấy trước được
hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội nhưng tin rằng với khả năng, kinh nghiệm, với các biện pháp mình áp
dụng, cách thức, phương tiện thực hiện, các điều kiện chủ quan, khách quan khác mà hậu quả tác hại sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được...nhưng hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.Ví dụ: Trong lúc đi săn, A nhìn thấy con thú đứng
cạnh một người đi nhặt củi, A tự tin vào tài thiện xạ của mình có thể bắn trúng con thú nhưng không ngờ, khi A nổ súng
con thú chạy và viên đạn bắn trúng người đi nhặt củi làm người đó chết tại chỗ. Trong tình huống này, A nhận thức được
việc ngắm bắn con thú nếu lạc đạn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người đang nhặt củi, nhưng A vẫn thực hiện
vì tin vào tài thiện xạ của mình, vì vậy, hành vi của A phạm lỗi vô ý vì quá tự tin.
Cũng trong ví dụ trên, nếu A diện cớ phạm lỗi vô ý vì quá tự tin nhưng nhằm mục đích chính là giết người nhặt củi với ý
đồ trả thù thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 93) với lỗi cố ý trực tiếp.
4. Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999)


Lỗi vô ý do cẩu thả là trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên
không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù được điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước hoặc có
thể thấy trước hậu quả đó.- Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho
xã hội.- Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm
cho xã hội sẽ xảy ra.
Ở hình thức lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có
thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:
- Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng
không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.
- Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận
thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai
xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.
Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm tội “phải thấy trước” và “có thể thấy trước” hậu quả

nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. “Phải thấy trước” ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện
đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiều là với độ tuổi, năng lực
trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội,... của một
người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.
5. Một số trường hợp đặc biệt về lỗi
a) Trường hợp hỗn hợp lỗi: Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cùng một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý
và vô ý) đối với những tình tiết khách quan khác nhau.Hỗn hợp lỗi chỉ xảy ra trong trường hợp có cấu thành tội phạm tăng
nặng của các tội phạm cố ý với tình tiết định khung tăng nặng là hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ, tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác (Điều 104) có lỗi cố ý là làm tổn hại đến sức khoẻ con người, nhưng trường
hợp gây hậu quả chết người (khoản 3 Điều 104) thì còn có thêm lỗi vô ý làm chết người.
“Hỗn hợp lỗi” khác với “lỗi hỗn hợp” ở chỗ: HHL: Trong cùng một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối
với những tình tiết khách quan khác nhau. LHH: Trường hợp có hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng đó là kết quả của
nhiều bên có lỗi: có lỗi của người phạm tội, người bị hại hoặc lỗi của người thứ ba.
Ví dụ: Tội huỷ hoại hoặc cố ý kàm hư hỏng tài sản (Điều 143) có lỗi cố ý làm hư hỏng tài sản, nếu phá hoại tài sản gây
chết người (tình tiết định khung tăng nặng) thì có thêm lỗi vô ý làm chết người.
Ví dụ: Trong một vụ tai nạn giao thông có thề có lỗi bất cẩn của người người gây thiệt hại và người bị hại, hoặc có một
người nào đó gây chướng ngại.
b) Sự kiện bất ngờ (Điều 11 Bộ luật hình sự)
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trường hợp không thể thấy trước hoặc
không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Là một sự kiện xảy ra trên
thực tế gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng người thực hiện hành vi không phải chịu trách
nhiệm hình sự vì hành vi đó không có mối liên hệ về lý trí, ý chí của người thực hiện hành vi. Họ không nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, cũng như hậy quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra và họ cũng “không bị
buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó”.Ví dụ: Một người say rượu băng ra giữa đường và lao vào xe tải dẫn đến
người say rượu tử vong.
IV. PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC LỖI
1. Phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp
Giống nhau: Về lý trí: đều nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Khác nhau: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

Người phạm tội tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, họ thể hiện thái độ thờ ơ với lợi
ích bị xâm hại, thái độ chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả xảy ra mặc dù không mong muốn.
Người phạm tội ý thức hành vi của mình chắc chắn sẽ gây ra hậu quả làm thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp, hành vi đó là
vi phạm pháp luật, là bị pháp luật ngăn cấm.
Người phạm tội tuy ý thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng ở mức độ thấp hơn: “hành vi đó có
thể xảy ra” (thể hiện niềm tin nội tâm không chắc chắn với hậu quả từ hành vi của mình, có thể xảy ra tức là xảy ra hoặc
không xảy ra).
2. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin


Cố ý gián tiếp Vô ý vì quá tự tin
Giống nhau: Về lý trí: đều nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiềm cho xã hội.
Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra.
Khác nhau
Người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra./Người phạm tội không bỏ mặc cho hậu quả.
Người phạm tội ý thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội “có thể xảy ra” (thể hiện tâm lý không chắc
chắn với hậu quả từ hành vi của mình, có thể xảy ra tức là xảy ra hoặc không xảy ra)./Người phạm tội ý thức được hậu
quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của mình có thể xảy ra nhưng tự tin hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được.
Tuy những dấu hiệu phân biệt hai dạng lỗi cố y gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin khá rõ ràng, nhưng trong thực tế vẫn nảy
sinh một số vấn đề làm ta dễ nhầm lẫn với hai dạng lỗi trên. Trở lại ví dụ phần hình thức lỗi cố ý gián tiếp (mục 2 phần
III), nếu lúc ông A câu dây điện trần vào hàng rào và đặt bảng báo nguy hiểm có sơn chữ dạ quang ở bốn phía khu vườn
nhà mình là: “Cẩn thận! Coi chừng điện giật”. Nhưng vì B say không thấy bảng báo nên đã ngã vào hàng rào nhà ông A
và bị điện giật chết. Vậy trong tình huống vừa đặt ra hành vi của ông A phạm lỗi gì? Có nhiều người đáp rằng hành vi đó
phạm lỗi vô ý vì quá tự tin, vì ông A đã ý thức được câu dây điện vào hàng rào sẽ có thể gây nguy hại đến tính mạng
người ăn trộm và cả người đi đường, nhưng ông lại tự tin rằng đặt bảng báo nguy hiểm có sơn dạ quang ở bốn phía khu
vườn thì ai cũng thấy được và tránh xa hàng rào của ông, nào ngờ hậu quả xảy ra ngoài mong muốn là B say rượu không
thấy bảng nguy hiểm nên ngã vào hàng rào. Thật ra đáp án chính xác vẫn là lỗi cố ý gián tiếp vì ông A ý thức được hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện, ông đặt bảng báo nguy hiểm nhưng lại bỏ mặc, thờ ơ với hậu
quả xảy ra: nếu ai không thấy bảng báo nguy hiểm va vào hàng rào nhà ông thì bị điện giật.

3. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Vô ý vì quá tự tin/Vô ý do cẩu thả
Giống nhau: Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra và không để mặc hậu quả xảy ra.
Khác nhau: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội./Người phạm tội
không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cũng như hậu quả nguy hiểm cho xã
hội có thể xảy ra.
Giữa lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin dễ bị nhầm lẫn trong các trường hợp tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng. Ví dụ: A đang lái xe trên đường trường, trời đã gần tối nhưng vào đêm trăng tròn nên đường đi vẫn còn sáng,
A cũng không chú ý việc bật đèn xe. Đến một quãng đường hẹp, mặt trăng bỗng bị mây che, xe A đâm sầm vào một bà
lão mắt yếu đang băng qua đường trên vạch cho người đi bộ, làm bà lão chết tại chỗ. Ở đây hành vi của A phạm lỗi vô ý
do cẩu thả vì A có điều kiện để nhận thức được việc không bật đèn xe vào buổi tối có thể gây tại nạn giao thông, nhưng A
không nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho người đi đường. Nếu như trong tình huống trên có
thêm dữ kiện là A ỷ mình thuộc đường như trong lòng bàn tay và thấy trăng sáng nên không bật đèn xe thì lỗi từ hành vi
của A là vô ý vì quá tự tin. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người phạm tội còn lợi dụng lỗi vô ý do cẩu thả từ việc
gây tai nạn giao thông để phục vụ cho những mục đích xấu xa như trả thù, giết thuê,… Những hành vi trên sẽ quy vào lỗi
cố ý trực tiếp.
4. Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Vô ý do cẩu thả/Sự kiện bất ngờ
Giống nhau: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
Khác nhau: Người thực hiện hành vi phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra./Người thực hiện hành
vi khôngthể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra.
Giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ cũng có những tình huống khiến ta nhầm lẫn. Ví dụ: B (đủ 18 tuổi) được mẹ
nhờ đi chợ mua con dao gọt trái cây, trên đường từ chợ về nhà, B gặp A (người đã từng đánh B bị thương nằm bệnh viện
ba tháng vì nghi ngờ B tố cáo hắn hút thuốc trong trường) và A nhớ lại thù xưa nên tiếp tục doạ đánh B. Vì ốm yếu hơn
nên B bỏ chạy, A đuổi theo, đến một quãng vắng thì B đuối sức không thể chạy nỗi nữa. A xông lại định đánh B thì B rút
con dao mới mua ra chỉ vào mặt A và nói: “đừng bước tới đây”, nhưng A không nghe, hắn vẫn tiếp tục xông tới định đánh
B. Hễ B cầm con dao cànglùi thìA càngtiến lại, không may A vấp phải hòn đá dưới chân và ngực A đâm thẳng vào con
dao của B. B gọi người đến cấp cứu, vì vết thương thấu tim nên A đã chết. Trong tình huống này, có người cho rằng hành
vi của B gây ra cái chết của A chỉ là sự kiện bất ngờ vì B chỉ muốn tự vệ nên mới rút con dao ra với mục đích là muốn A
đừng đánh mình, A vấp phải hòn đá nên ngã vào con dao B đang cầm mà chết (sự kiện bất ngờ), B không thể biết trước

hậu quả là làm cho A chết, nên B không có lỗi. Nhưng tình huống này lại có một phần lỗi của B, vì lúc B rút con dao ra là


B có đủ điều kiện để biết việc rút con dao có thể làm tổn thương đến A nếu A liều lĩnh quá, vậy theo quan điểm của người
thực hiện bài báo cáo thì hành vi của B phạm lỗi vô ý do cẩu thả.
V. Ý NGHĨA CỦA LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ- Lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản và rất quan trọng của luật
hình sự, không có lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.- Lỗi là một nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành
tội phạm, là căn cứ để phân loại các cấu thành tội phạm.- Lỗi là một trong những yếu tố xác định tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội, lỗi là một trong những căn cứ để quy định hình phạt đối với từng loại tội phạm.- Lỗi là cơ sở
trực tiếp để Toà án quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ thể.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm
Khái niệm: HV phạm tội giống như bất kỳ hành vi nào khác của con người, nó diễn ra theo một quá trình nhất định.
Người phạm tội mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình đó. Nhưng trên thực tế họ buộc phải dừng lại tại một thời điểm
nào đó vì một nguyên nhân khách quan nào đó. Điều này có nghĩa họ mới chỉ thực hiện tội phạm ở một mức độ nhất
định.LHS Việt nam phân biệt 3 mức độ là: (i) Chuẩn bị phạm tội; (ii) Phạm tội chưa đạt; (iii) Tội phạm hoàn thành .
Những diễn biến về mặt tư tưởng trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội không phải là căn cứ để truy cứu
TNHS.Những hành vi khách quan được thực hiện trên thực tế bắt đầu từ việc chuẩn bị phạm tội mới là căn cứ truy cứu
TNHS. Nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội buộc phải dừng lại vì những nguyên nhân khách
quan thì sự dừng lại này tạo nên một giai đoạn phạm tội: CBPT hoặc PTCĐ. Chỉ các tội phạm thực hiện với lỗi CYTT
mới có các giai đoạn thực hiện tội phạm. Các tội với lỗi CYGT, VYQT và VYCT chỉ có trường hợp có tội và không có tội
mà không có các giai đoạn.CBPT, PTCĐ và TPHT có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau vì chúng khác nhau về
mức độ thực hiện hành vi, mức độ gây nguy hại cho khách thể và khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội... và do
đó mức độ TNHS đối với từng giai đoạn được đặt ra cũng khác nhau
2. Chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn phạm tội trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó
Giai đoạn CBPT bắt đầu từ khi người phạm tội có HV tạo ra những điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho việc
thực hiện HV phạm tội đến trước khi người phạm tội thực hiện HV trong MKQ được phản ánh trong CTTP Thực chất,
hành vi tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện tội phạm chưa trực tiếp tác động vào ĐTTĐ của
TP, nhưng chính nó là bộ phận hợp thành của HVKQ nên sự gây thiệt hại cho KT có xảy ra hay không và xảy ra như thế

nào cũng phụ thuộc một phần vào hành vi CBPT
Trên thực tế hành vi CBPT có thể được thể hiện:Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội;Chuẩn bị kế hoạch phạm
tội;Thăm dò địa điểm phạm tội;Tìm kiếm đồng bọn;Loại bỏ những trở ngại khách quan
TNHS đối với người CBPT chỉ đặt ra khi và chỉ khi họ chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng. Nếu bản thân hành vi CBPT lại cấu thành một tội độc lập thì người CBPT còn phải chịu TNHS thêm về tội độc lập
ấy.
3. Phạm tội chưa đạt
- Khái niệm: PTCĐ là là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội.Dựa vào ba dấu hiệu sau để xác định giai đoạn PTCĐ:
Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm: Đây là dấu hiệu để phân biệt PTCĐ với CBPT
Coi là bắt đầu thực hiện tội phạm khi người phạm tội đã thực hiện HVKQ được mô tả trong CTTP
Cũng coi là bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội nếu can phạm thực hiện hành vi “đi liền trước” hành vi khách quan.
Những hành vi “đi liền trước” tuy thể hiện là hành vi CBPT nhưng rất gần với HV trong MKQ và không thể tách rời
được nên được coi là hành vi thực hiện tội phạm.
Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi ấy chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc MKQ
của tội phạm. Đó là các trường hợp;Chủ thể mới thực hiện hành vi “đi liền trước”;Chủ thể đã thực hiện HVKQ nhưng HQ
của TP chưa phát sinh;Chủ thể đã thực hiện được HVKQ nhưng không thực hiện hết
Hậu quả của tội phạm đã xảy ra nhưng không có QHNQ với HVKQ mà chủ thể thực hiện
Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan không phụ thuộc váo ý thức của người
phạm tội. Những nguyên nhân đó là:Người bị hại đã chống lại được hoặc tránh được;Người khác đã ngăn chặn
được;Những trở ngại khác
- Phân loại các trường hợp PTCĐ
+ Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với HV mà họ đã thực hiện: PTCĐ chưa hoàn thành là trường hợp
phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các HV cho là cần thiết


để gây ra hậu quả; PTCĐ đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội đã thực hiện hết các
hành vi cho là cần thiết để gây ra HQ nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn nên HQ vẫn không xảy ra
+ Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến chưa đạt: PTCĐ vô hiệu là trường hợp PTCĐ mà nguyên nhân
khách quan gắn với công cụ, phương tiện, ĐTTĐ của TP. Có 2 trường hợp chưa đạt vô hiệu:Chủ thể định gây thiệt hại cho

KT nhưng thực tế không gây thiệt hại được vì không có ĐTTĐ hoặc vì ĐTTĐ không có tính chất mà người phạm tội cho
là có; Người phạm tội đã sử dụng nhầm công cụ, phương tiện nên không gây ra được HQ
4. Tội phạm hoàn thành
TPHT là trường hợp HV phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.Khi TPHT thì HV phạm tội đã có
đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho XH của loại tội đó.Thời điểm TPHT không phụ thuộc vào việc
người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa. TPHT là hoàn thành về mặt pháp lý do vậy, có thể có trường hợp TPHT
cũng đồng thời kết thúc, cũng có thể chưa và cũng có thể kết thúc mà chưa hoàn thành. Thời điểm tội phạm hoàn thành
sớm hay muộn tuỳ thuộc vào việc xây dựng các dấu hiệu trong CTTP. Những dấu hiệu này phản ánh được tính chất nguy
hiểm cho XH của HV, phù hợp với đặc điểm của tội phạm, với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm: Tội phạm có
CTTP VC được gọi là hoàn thành khi có HQ xảy ra / Tội phạm có CTTP HT được gọi là hoàn thành khi người phạm tội
đã thực hiện HV phạm tội/ Tội phạm có CTTP CX được gọi là hoàn thành khi người phạm tội có những hoạt động nhằm
thực hiện HV
5.Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản
- Các dấu hiệu của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai
đoạn CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành. (Trong giai đoạn CBPT hoặc PTCĐ chưa hoàn thành người phạm tội chưa thực
hiện hết HVKQ nên họ có thể dừng việc thực hiện ở những giai đoạn này
Trong PTCĐ đã hoàn thành người phạm tội đã thực hiện hết HVKQ, nhưng nếu không có nguyên nhân khách quan ngăn
trở thì HQ sẽ phát sinh nên không có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nếu tội phạm đã hoàn thành thì HVKQ đã
thoả mãn tất cả các dấu của CTTP nên không cũng không có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội)Sự chấm dứt việc
phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát (Sự chấm dứt được coi là tự nguyện khi chủ thể dừng việc thực hiện tội phạm là
vì lý do mang tính chủ quan, tức là việc dừng lại là phụ thuộc vào ý thức người phạm tội.Sự chấm dứt được coi là dứt
khoát nếu người phạm tội từ bỏ hẳn ý định phạm tội.)Động cơ của việc chấm dứt rất đa dạng nhưng không có ý nghĩa
trong việc xem xét vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
-. TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội mà họ định phạm
Xét về mặt chủ quan, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội của mình. Xét về khách
quan, HVPT đã thật sự ngừng lại; mức độ nguy hiểm không còn. Sự thống nhất nh¬ vậy giữa MKQ và MCQ là cơ sở để
miễn TNHS. Nếu bản thân HV tự ý chấm dứt lại cấu thành một tội phạm độc lập thì người phạm tội phải chịu TNHS về
tội độc lập ấy.

Đồng phạm
1. Khái niệm: Đồng phạm là trờng hợp có 2 ngời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Sự nguy hiểm của đồng phạm
so với phạm tội đơn lẻ thể hiện ở chỗ: Do có nhiều ngời tham gia nên tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội tăng
lên;HQ thờng là nghiêm trọng hơn so với trờng hợp phạm tội đơn lẻ ; Do có nhiều ngời tham gia nên chúng thờng quyết
tâm thực hiện tội phạm đến cùng; Chúng dễ dàng thực hiện một tội phạm mà một ngời khó có thể hoặc không thể thực
hiện đợc; Chúng dễ dàng che dấu tội phạm gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm
- Những dấu hiệu của MKQ của đồng phạm: Có từ 2 ngời trở lên tham gia.Đây là dấu hiệu về số lợng.Những ngời tham
gia đồng phạm là những ngời có NLTNHS và đạt một độ tuổi nhất định.Nếu tội phạm đòi hỏi có CT đặc biệt thì trong
đồng phạm tội đó chỉ cần ngời thực hành là chủ thể đặc biệt. Cùng thực hiện tội phạm .Cùng thực hiện tội phạm nghĩa là
những ngời đồng phạm phải tham gia vào tội phạm bởi một trong 4 hành vi sau:
v
Trong một vụ đồng phạm:Có thể có cả 4 loại HV, có thể chỉ có 1 loại HV; Một ngời đồng phạm có thể tham gia
thực hiện 1 HV có thể tham gia thực hiện nhiều HV;Ngời đồng phạm có thể tham gia từ đầu, có thể tham gia khi tội phạm
xảy ra nhng cha kết thúc; Những hành vi đợc thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi ngời là
điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung của đồng bọn ; Có thể những ngời đồng phạm cùng trực tiếp thực hiện một tội
phạm, có thể có 1 hoặc 1 số ngời tham gia trực tiếp, những ngời khác chỉ có HV góp phần vào việc thực hiện TP; HQ của
TP là kết quả chung do hành vi của tất cả những ngời tham gia đồng phạm đa lại; Có mối QHNQ giữa HV của mỗi ngời


với HQ trong đó HV của ngời thực hành là nguyên nhân trực tiếp, HV của những ngời khác thông qua hành vi của ngời
thực hành mà gây ra HQ
- Những dấu hiệu của MCQ của đồng phạm: Dấu hiệu lỗi: Những ngời tham gia đồng phạm có lỗi cố ý
Mỗi ngời đồng phạm không chỉ cố ý với HV phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý của những ngời đồng
phạm khác. Sự cố ý này thể hiện ở lý trí và ý chí:

Về lý trí: Mỗi ngời đồng phạm không chỉ nhận thức đợc tính chất nguy hiểm cho XH trong HV của mình mà còn
biết cùng hành động với mình còn có những ngời đồng phạm khác và HV của những ngời này cũng nguy hiểm cho XH;
Mỗi ngời đồng phạm không những thấy trớc đợc HQ nguy hiểm cho XH do HV của mình mà còn thấy trớc đợc HQ đó là
kết quả của tất cả các HV của những ngời đồng phạm khác.


Về ý chí:Tất cả những ngời đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung; Tất cả những ngời đồng phạm
cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho HQ xảy ra.
Nh vậy, có thể có đồng phạm với lỗi CYTT và có thể có đồng phạm với lỗi CYGT . Dấu hiệu mục đích: Đối với các tội
phạm có mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ coi là đồng phạm khi và chỉ khi những ngời đồng phạm tội đó có cùng mục
đíc. Đợc coi là cùng mục đích khi:Những ngời tham gia đồng phạm cùng chung mục đích; Những ngời tham gia đồng
phạm biết rõ và chấp nhận mục đích đó; Đối với các tội phạm mà mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc thì vấn đề
cùng mục đích không đặt ra
2. Các loại ngời đồng phạm
2.1. Ngời thực hành: Ngời thực hành là ngời trực tiếp thực hiện tội phạm (Khoản 2 Điều 20)
- Trờng hợp 1: Tự mình thực hiện hành vi đợc mô tả trong CTTP.Có thể có sử dụng công cụ hoặc không sử dụng công cụ
phơng tiện.Nhiều ngời thực hiện hành vi đợc mô tả trong CTTP, có 2 trờng hợp: Mỗi ngời tham gia đều thực hiện trọn vẹn
HV đợc mô tả trong CTTP. Ví dụ: MKQ tội A có quy định các HV: a, b, c. X và Y là 2 ngời thực hành trong đó X thực
hiện HV: a, b, c và Y cũng thực hiện: a, b, c/ Mỗi ngời tham gia chỉ thực hiện một phần HV đợc mô tả trong CTTP. Tổng
hợp HV của họ tạo nên HV trong MKQ của TP. Ví dụ: MKQ tội A có quy định các HV:a, b, c. X, Y và Z là 3 ngời thực
hành trong đó, X thực hiện a; Y thực hiện b và Z thực hiện c. Nh vậy: X+Y+Z = a+b+c = MKQ tội A
- Trờng hợp thứ 2: Ngời thực hành không trực tiếp thực hiện HV đợc mô tả trong CTTP mà có HV tác động đến ngời
khác để ngời này thực hiện HV đợc mô tả trong CTTP nhng ngời bị tác động là ngời không phải chịu TNHS. Ngời bị tác
động thực cất là công cụ của ngời kia. Ngời bị tác động có thể là ngời: Không có NLTNHS hoặc cha đến tuổi chịu
TNHS;Không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm; Đợc loại trừ TNHS do bị cỡng bức về tinh thần
Trong thực tiễn, ở một vụ án đồng phạm có thể có các dạng ngời thực hành sau: Chỉ có ở dạng thứ nhất;Chỉ có ở dạng thứ
2 (2 ngời tác động trở lên) Có cả 2 dạng ngời thực hành
Ngời thực hành thờng là ngời giữ vai trò quan trọng trong vụ án đồng phạm nhng cũng có thể không. Tuy nhiên, về mặt
pháp lý họ là nhân vật trung tâm vì có nhiều vấn đề về đồng phạm đợc giải quyết dựa vào HV của họ nh: định tội, lợng
hình, xác định các giai đoạn...
2.2. Ngời tổ chức
Ngời tổ chức là ngời củ mu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Trớc khi có BLHS85 khái niệm ngời chủ mu, cầm
đầu, chỉ huy đợc dùng để chỉ ngời tổ chức trong các vụ án phản CM.Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong thời gian
gần đây cho thấy vai trò ngời tổ chức khá đa dạng nên việc quy định nh tại Khoản 2 điều 20 BLHS99 là phù hợp.Ngời chủ
mu là ngời đề ra âm mu, phơng hớng hoạt động của đồng phạm. Chủ mu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm,
có thể không. Ngời cầm đầu là ngời thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công,

giao trách nhiệm cho đồng bọn, đôn đóc, điều khiển hoạt động của đồng phạm.Ngời chỉ huy là ngời điều khiển trực tiếp
của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang Tóm lại, trong mối quan hệ với những ngời đồng phạm khác, ngời tổ
chức là ngời thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm
v
Ngời thành lập nhóm có thể có những HV cụ thể:Đề xớng việc thành lập nhóm;Thực hiện đề xớng đó;Thiết lập
các mối liên hệ tổ chức giữa những ngời tham gia trong đồng phạm với nhau...Ngời điều khiển hoạt động của nhóm bao
gồm:Vạch ra phơng hớng hoạt động;Vạch kế hoạch thực hiện;Phân công vai trò cho những ngời đồng phạmTrực tiếp điều
khiển việc thực hiện vụ việc cụ thể của nhómVới vai trò đó ngời tổ chức luôn bị coi là ngời nguy hiểm nhất trong đồng
phạm, do đó họ là đối tợng phải bị nghiêm trị
2.3. Ngời xúi giục Ngời xúi giục là ngời kích động, dụ dỗ, thúc đẩy ngời khác thực hiện tội phạm
Đặc điểm của ngời xúi giục là tác động đến t tởng, ý chí của ngời khác khiến họ thực hiện TPNgời xúi giục có thể:Nghĩ ra
việc PT và thuc đẩy ngời khác thực hiện;Thúc đẩy ngời khác thực hiện ý định PT đã có;Tham gia vào việc thực hiện TP
hoặc không tham gia;Sự xúi giục có thể thực hiện bằng nhiều thủ đoạn:(Kích động;Lôi kéo;Dụ dỗ; Lừa phỉnh;Hứa


hẹnCỡng ép...); Ngời xúi giục áp dụng thủ đoạn nào là tuỳ thuộc vào tâm lý ngời bị xúi giục, khả năng của ngời xúi giục
và mối quan hệ giữa họ.Điều kiện để xác định một hành vi kích động, thúc đẩy, dụ dỗ là hành vi xúi giục trong đồng
phạm:Hành vi xúi giục phải là trực tiếp, nghĩa là:Ngời xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số ngời nhất định;Việc kêu
gọi, hô hào chung chung không hớng tới những đối tợng xác định thì không phải là hành vi xúi giục/ Hành vi xúi giục
phải cụ thể, nghĩa là:HV đó phải nhằm gây ra một TP nhất định; Việc truyền bá, phổ biến, gieo rắc những t tởng xấu khiến
ngời khác đi vào con đờng phạm tội không phải là HV xúi giục
n
Về MCQ: Ngời xúi giục phải có ý định rõ ràng là thúc đẩy ngời khác phạm tội.Nếu chỉ có lời nói hoặc việc làm
ảnh hởng đến việc phạm tội của ngời khác nhng không có ý định thúc đẩy thì không phải là HV xúi giục. Lợi dụng chức
vụ quyền hạn, tôn giáo, tín ngỡng, sự nhẹ dạ của ngời cha thành niên để thúc đẩy họ phạm tội là những tình tiết tăng nặng
2.4. Ngời giúp sức: Ngời giúp sức là ngời tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm.Ngời giúp
sức có thể là giúp sức về vật chất, có thể giúp sức về tinh thần.HV giúp sức về vật chất có thể là:Cung cấp công cụ, phơng
tiện cho ngời khác phạm tội;Khắc phục các trở ngại khách quan...HV giúp sức về tinh thần có thể là:Sự chỉ dẫn;Sự góp
ý;Việc cung cấp tình hình;Việc hứa hẹn trớc sẽ che dấu tội phạm và ngời phạm tội (việc hứa hẹn trớc có thể xảy ra trớc
hoặc trong khi ngời thực hành thực hiện tội phạm)/ HV giúp sức có thể đợc thực hiện bằng hành động hoặc không hành

động.Hành vi giúp sức về mặt tinh thần giống với hành vi xúi giục vì nó đều tác động vào ý chí ngời đồng phạm khác,
nhng khác nhau ở chỗ:Hành vi xúi giục tác động vào tinh thần ngời đồng phạm tạo ra quyết tâm phạm tội cho họ;Hành vi
ngời giúp sức về mặt tinh thần tác động vào tinh thần, củng cố quyết tâm phạm tội vốn đã có ở ngời đồng phạm.
3. Các hình thức đồng phạm
Căn cứ vào các dấu hiệu khách quan, chủ quan của đồng phạm để phân loại các hình thức của đồng phạm
3.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan: Đồng phạm không có thông mu trớc và đồng phạm có thông mu trớc.
-. Đồng phạm không có thông mu trớc:Đồng phạm không có thông mu trớc là hình thức đồng phạm trong đó, giữa những
ngời đồng phạm không có sự thoả thuận bàn bạc trớc hoặc tuy có nhng không đáng kể.Trên thực tế, hình thức đồng phạm
này là:Những ngời đồng phạm nhất trí với nhau ở hiện trờng và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm; Đồng phạm
hình thành khi có ngời đang thực hiện tội phạm
-. Đồng phạm có thông mu trớc: Đồng phạm có thông mu trớc là hình thức đồng phạm trong đó, giữa những ngời đồng
phạm có sự thoả thuận bàn bạc trớc với nhau về tội phạm mà họ cùng thực hiện.Do có sự bàn bạc trớc nên quan hệ giữa
những ngời tham gia trong đồng phạm chặt chẽ hơn so với đồng phạm không có thông mu trớc.Đồng phạm có thông mu
trớc nguy hiểm hơn so với đồng phạm không có thông mu trớc.
3.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan của đồng phạm
- Đồng phạm giản đơn: Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những ngời cùng tham gia vào vụ phạm tội
đều là ngời thực hành. Tất cả những ngời tham gia đều thực hiện hành vi đợc mô tả trong CTTP, có thể là:Mỗi ngời thực
hiện trọn vẹn HV đợc mô tả trong CTTP. Mỗi ngời thực hiện một phần HV đợc mô tả trong CTTP
-. Đồng phạm phức tạp: Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số ngời tham gia giữ vai
trò ngời thực hành, những ngời khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức.Vai trò của những ngời đồng phạm trong
hình thức đồng phạm này không giống nhau.
3.3. Phạm tội có tổ chức: Việc xác định hình thức đồng phạm này là dựa theo cả hai dấu hiệu khách quan và chủ quan của
đồng phạm.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những ngời cùng thực hiện
tội phạm (Khoản 3 Điều 20 BLHS99). Sự câu kết chặt chẽ trong hình thức đồng phạm này:Vừa thể hiện đặc điểm của của
những dấu hiệu chủ quan và vừa thể hiện đặc điểm của những dấu hiệu khách quan; Vừa thể hiện mức độ liên kết về
MCQ vừa thể hiện mức độ phân hoá vai trò, nhiệm vụ cụ thể về MCQ của những ngời đồng phạm
n
Phạm tội có tổ chức có những đặc điểm:Tổ chức đợc hình thành với phơng hớng hoạt động lâu dài, bền vững;Tồn
tại trong tổ chức quan hệ chỉ huy, phục tùng; Trong hoạt động có sự chuẩn bị kỹ càng mọi mặt cả về thực hiện tội phạm
và che dấu TP; Phơng pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm thờng tinh vi, xảo quyệt...;PT có tổ chức

thờng gây HQ lớn hoặc đặc biệt lớn
4. Vấn đề TNHS trong đồng phạm
4.1. Một số vấn đề liên quan đến xác định TP
4.1.1. Vấn đề CT đặc biệt trong đồng phạm : Đối với các tội có chủ thể đặc biệt, trong đồng phạm chỉ cần ngời thực hành
có các đặc điểm của chủ thể đặc biệt, những ngời đồng phạm khác không nhất thiết có những đặc điểm này.
4.1.2. Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm: Nếu những ngời đồng phạm không thực hiện đợc
tội phạm đến cùng do nguyên nhân khách quan thì ngời thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào họ phải chịu
TNHS đến đó. Nếu ngời bị xúi giục không nghe theo, sự xúi giục không có kết quả thì ngời xúi giục phải chịu TNHS về


tội đã xúi giục; Nếu ngời giúp sức đã giúp ngời khác thực hiện TP nhng ngời đợc giúp sức không phạm tội đó hoặc không
sử dụng sự giúp sức thì ngời giúp sức phải chịu TNHS về tội định giúp sức
4.1.3. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm: Trong số những ngời tham gia đồng phạm, ngời
nào tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì chỉ ngời đó đợc miễn TNHS; Khi ngời thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội thì những ngời đồng phạm khác vẫn phải chịu TNHS về tội họ đã tham gia ở giai đoạn CBPT hoặc PTCĐ
tuỳ vào thời điểm ngời thực hành tự ý chấm dứt; Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của ngời tổ chức, ngời xúi
giục, ngời giúp sức chỉ coi là hợp pháp nếu họ thực hiện trớc khi ngời thực hành thực hiện tội phạm và phải hành động
tích cực để khắc phục hành vi trớc đó của họ
4.1.4. Hành vi vợt quá của ngời thực hành: Hành vi vợt quá của ngời thực hành là hành vi mà ngời thực hành đã thực hiện
nhng nằm ngoài ý định của những ngời đồng phạm khác.Hành vi vợt quá đó có thể cấu thành một tội độc lập hoặc là một
tình tiết tăng nặng định khungNgời thực hành nào có hành vi vợt quá thì ngời thực hành ấy phải chịu TNHS về hành vi
vợt quá của mìnhSẽ không có HV vợt quá, nếu những ngời đồng phạm để cho ngời thực hành tự do hành động miễn là đạt
đợc mong muốn của đồng bọn
4.2. Những nguyên tắc xác định TNHS của những ngời đồng phạm: Việc xác định TNHS trong đồng phạm vừa phải tuân
theo nguyên tắc chung vừa phải tuân theo nguyên tắc riêng biệt. Những nguyên tắc riêng biệt đó là: Nguyên tắc chịu
TNHS chung về toàn bộ tội phạm: Những ngời tham gia trong đồng phạm phải chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm do
họ gây ra. Sở dĩ nh vậy là vì:Tội phạm đợc thực hiện là do nỗ lực chung của tất cả những ngời đồng phạm;Hành vi của
mỗi ngời là sự góp phần cần thiết cho hoạt động chung;HQ xảy ra là kết quả của hoạt động chung của những ngời đồng
phạm;Tội phạm là một thể thống nhất không thể chia cắtTheo nguyên tắc này thì:Tất cả những ngời tham gia đồng phạm
đều bị truy tố, xét xử theo cùng một tội danh, cùng điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy;Các nguyên tắc

chung về truy cứu TNHS, quyết định hình phạt, thời hiệu... đợc áp dụng chung cho tất cả
4.2.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
Mỗi ngời đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Lý do của việc đa ra nguyên
tắc này: Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định TNHS cho mỗi ngời đồng phạm phải dựa trên cơ
sở hành vi của mỗi ngời/Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:Những ngời đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi
vợt quá của ngời thực hành.Việc miễn TNHS, miễn HP đối với ngời đồng phạm này không loại trừ TNHS của ngời đồng
phạm khác.Hành vi của ngời tổ chức, xúi giục, giúp sức dù cha đa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu TNHS.Sự tự
ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của ngời đồng phạm này không loại trừ TNHS của ngời đồng phạm khác
4.2.3. Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những ngời đồng phạm
TNHS của những ngời đồng phạm đợc xác định khác nhau. Lý do:Tính chất và mức độ tham gia của mỗi ngời đồng phạm
là khác nhauTính chất, mức độ nguy hiểm của HV của mỗi ngời là khác nhau
Thể hiện nguyên tắc này nh sau:LHS quy định chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng (Khoản 2 Điều 3 BLHS99)
5. Những hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành một tội độc lập
Những HV tuy có liên quan đến tội phạm nhng không cùng thực hiện nên không phải là đồng phạm mà chỉ có thể cấu
thành một tội độc lập trong trờng hợp luật quy định. Có 2 loại hành vi thuộc loại này:
Tội che dấu tội phạm là HV của ngời tuy không có hứa hẹn trớc, nhng sau khi biết tội phạm đợc thực hiện đã che dấu ngời
phạm tội, tang vật của tội phạm hoặc có HV khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý ngời PT
Tội che dấu tội phạm có các dấu hiệu: Không có hứa hẹn trớc; HV đợc thực hiện khi tội phạm đã kết thúc; HV hành
động;Lỗi cố ý
Tội không tố giác tội phạm là hành vi của ngời biết rõ tội phạm đang đợc chuẩn bị, đang đợc thực hiện hoặc đã thực hiện
mà không tố giác
Tội không tố giác có các dấu hiệu: Hành vi không hành động; Lỗi cố ý trực tiếp
những tình tiếtloại trừ tính chấtnguy hiểm cho xã hội của hành vi
1. Khái niệm chung: Trong thực tiễn có những HV của con ngời xét về mặt hình thức, rất giống với một tội phạm cụ thể
nào đó, tuy nhiên trong HV ấy có những tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm cho XH của HV. LHS Việt Nam gọi các tình
tiết đó là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV.Nh vậy, những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm
cho XH của HV là những tình tiết tồn tại trong HV và làm cho HV gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các
QHXH mất đi tính nguy hiểm vốn có của nó. Tại Điều 15 và 16 BLHS99 xác định phòng vệ chính đáng (PVCĐ) và tình
thế cấp thiết (TTCT) là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV.Cần phân biệt PVCĐ và TTCT với
trờng hợp miễn TNHS (Điều 25 BLHS99). Trờng hợp miễn TNHS là trờng hợp con ngời đã thực hiện HV nguy hiểm cho



XH đã cấu thành tội phạm cụ thể nhng “do sự chuyển biến của tình hình mà HV phạm tội và ngời phạm tội không còn
nguy hiểm cho XH nữa…” Tại Điều 15 và 16 BLHS99 xác định phòng vệ chính đáng (PVCĐ) và tình thế cấp thiết
(TTCT) là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho XH của HV.Cần phân biệt PVCĐ và TTCT với trờng hợp miễn
TNHS (Điều 25 BLHS99). Trờng hợp miễn TNHS là trờng hợp con ngời đã thực hiện HV nguy hiểm cho XH đã cấu
thành tội phạm cụ thể nhng “do sự chuyển biến của tình hình mà HV phạm tội và ngời phạm tội không còn nguy hiểm cho
XH nữa…” Ngời PVCĐ tuy có gây ra thiệt hại nhng là cần thiết để ngăn chặn những HV xâm hại lợi ích của XH, của bản
thân ngời phòng vệ và của ngời khác. HV PVCĐ là HV có ích và là quyền tự vệ cần thiết của công dân. Ngời trong TTCT
buộc phải gây ra thiệt hại để bảo vệ những lợi ích lớn hơn, quan trọng hơn. TTCT là HV có ích cho XH.ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của PVCĐ và TTCT: Đảm bảo cho công dân điều kiện để tự bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của
mình, của XH; phát huy quyền làm chủ tập thể trong QL Nhà nớc, QL xã hội. Là căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành
các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật và kỷ cơng XH.Nêu cao tinh thần tơng thân, tơng ái giúp
đỡ lẫn nhau.Ngoài các trờng hợp PVCĐ và TTCT, nhiều tác giả, LHS của nhiều nớc còn coi những HV sau đây là HV
hữu ích và không phải là tội phạm:Bắt ngời phạm pháp;Thi hành mệnh lệnh cấp trên;Thực hiện chức năng nghề
nghiệp;Rủi ro trong sản xuất
2. Phòng vệ chính đáng
2.1. Khái niệm về PVCĐ: PVCĐ là HV của ngời, vì bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của mình hoặc của ngời khác mà chống trả lại một cách cần thiết ngời đang có HV xâm hại các lợi ích nội trên.
PVCĐ không phải là tội phạm.PVCĐ là quyền của công dân nhng không phải là nghĩa vụ pháp lý. Công dân có thể từ
chối sử dụng quyền này với lý do nào đó. Đối với ngời có chức vụ, có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, của công
dân thì PVCĐ là nghĩa vụ pháp lý .PVCĐ không có nghĩa là công dân có quyền tự xử mà quyền xử lý các hành vi trái
pháp luật là quyền của Nhà nớc. Quy định quyền PVCĐ là nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh với những hành vi
xâm hại các QHXH, ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại do hành vi xâm hại gây ra.Hành vi phòng vệ chỉ đợc coi là
chính đáng khi ngời phòng vệ phải hành động chống trả trong những điều kiện nhất định
2.2. Điều kiện của PVCĐ:
- Cơ sở phát sinh quyền PVCĐ: Cơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ là sự tấn công (xâm hại) đang xảy ra xâm phạm đến lợi
ích của Nhà nớc, của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân
v
Hành vi xâm hại là hành vi của con ngời :Hành vi xâm hại có thể có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể;HV xâm

hại có thể chỉ là một vi phạm pháp luật khác cũng là cơ sở phát sinh quyền PVCĐ, vì:Để tránh gây ra thiệt hại cho xã
hội;Trong hoàn cảnh nhất định ngời phòng vệ khó có thể đánh giá đợc đó là tội phạm hay không phải là tội phạm

Hành vi xâm hại có thể là hành động hoặc không hành động .Hành vi tấn công có thể xâm hại đến lợi ích của Nhà
nớc, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Lợi ích đợc bảo vệ phải là lợi ích chính đángLợi ích đợc bảo
vệ có thể là lợi ích của ngời phòng vệ hoặc của ngời khác. Hành vi xâm hại phải đang xảy ra (đang hiện hữu)Hành vi xâm
hại coi là đang xảy ra nếu hành vi đó đã bắt đầu nhng cha kết thúc: Hành vi xâm hại đợc coi là đã bắt đầu nếu hành vi ấy
bắt đầu gây thiệt hại hoặc đe doạ thực sự trực tiếp gây ra thiệt hại cho các lợi ích nói trên.: Hành vi phòng vệ đợc thực
hiện trớc khi hành vi xâm hại bắt đầu gọi là phòng vệ quá sớm. Ngời phòng vệ quá sớm sẽ phải chịu TNHS (nếu cấu
thành tội phạm cụ thể) vì điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ cha có . Nếu ngời phòng vệ đánh giá sai lầm các tình
tiết thực tế thì vấn đề TNHS đợc giải quyết nh những trờng hợp sai lầm khác. Hành vi xâm hại đợc coi là cha kết thúc nếu
hành vi ấy vẫn đang gây ra thiệt hại hoặc đã chấm dứt việc gây ra thiệt hại này nhng lại tiếp tục gây ra thiệt hại khác
(1) Hành vi phòng vệ đợc thực hiện sau khi hành vi xâm hại đã kết thúc đợc coi là phòng vệ quá muộn. Ngời phòng vệ
quá muộn vẫn phải chịu TNHS (nếu cấu thành tội phạm), vì điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ không còn tồn tại
(2) Nếu hành vi xâm hại đã kết thúc nhng ngời phòng vệ nhầm tởng là cha kết thúc nên vẫn chống trả và gây ra thiệt hại
thì vấn đề TNHS đợc giải quyết nh những trờng hợp sai lầm khác
(3) Có thể có trờng hợp hành vi phòng vệ xảy ra sau khi hành vi xâm hại đã kết thúc vẫn đợc coi là phòng vệ chính đáng,
nếu sự phòng vệ đó đi liền ngay sau khi kết thúc sự tân công và có thể khắc phục đợc sự thiệt hại do hành vi tấn công gây
ra
2.2.2. Điều kiện về nội dung của PVCĐ: Hành vi chống trả của ngời phòng vệ phải nhằm vào chính ngời có hành vi xâm
hại (thiệt hại gây ra cho chính ngời có hành vi xâm hại). Mục đích của PVCĐ là ngăn chặn và đẩy lùi sự tấn công do đó,
hành vi chống trả phải nhằm vào ngời có hành vi tấn công mới thực hiện đợc mục đích ấy. Ngời phòng vệ có quyền chống
trả và gây ra thiệt hại cho mgời xâm hại ngay cả khi họ có biện pháp khác có thể ngăn chặn đợc sự xâm hại . Nhằm vào
ngời có HV xâm hại có thể là nhằm vào con ngời có hành vi đó hoặc nhằm vào công cụ phơng tiện mà họ đang sử dụng.
Nếu ngời phòng vệ thiệt hại gây ra cho ngời khác, (không phải ngời có hành vi tấn công) thì ngời phòng vệ phải chịu


TNHS về thiệt hại đó (nếu cấu thành tội phạm), Nếu kẻ xâm hại là trẻ em hoặc ngời không có NLTNHS thì việc gây thiệt
hại cho họ trong PVCĐ đợc coi là hợp pháp khi ngời phòng vệ không còn biện pháp nào khác
2.2.3. Điều kiện thuộc về phạm vi của PVCĐ

r
Sự chống trả của ngời phòng vệ là sự chống trả cần thiết.Sự chống trả là cần thiết nghĩa là biện pháp chống trả của
ngời phòng vệ (phơng pháp, phơng tiện, thiệt hại) trong hoàn cảnh cụ thể là cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm
hại.Để khẳng định việc phòng vệ là chính đáng thì không nên chỉ đơn thuần so sánh thiệt hại do ngời phòng vệ gây ra với
thiệt hại do ngời xâm hại có thể gây ra,vì: PVCĐ không phải là biện pháp trả thù mà là biện pháp ngăn chặn một sự xâm
hại;Mục đích của phòng vệ chỉ có thể đạt đợc khi phải gây ra thiệt hại, thậm chí là thiệt hại lớn hơn thiệt hại do ngời xâm
hại có thể gây ra;Nhiều trờng hợp trên thực tế không thể so sánh đợc thiệt hại vì chúng thuộc các loại khác nhau;Không
phải vì các lý do trên mà ngời phòng vệ có thể gây ra bất kỳ hậu quả nào cũng đợc coi là chính đáng vì thiệt hại gây ra cho
ngời xâm hại thể hiện tính chất, mức độ của sự chống trả nên thiệt hại đó phải ở chừng mực nhất định để có thể đánh giá
sự chống trả là cần thiết Cần thiết cũng không có nghĩa là kẻ xâm hại sử dụng phơng tiện, phơng pháp nào thì ngời phòng
vệ cũng phải sử dụng phơng tiện, phơng pháp ấy, vì:Không phù hợp với thực tiễn: ngời phòng vệ không thể lựa chọn
phơng tiện, phơng pháp tơng đơng;Không phù hợp với mục đích của PVCĐTóm lại, trong PVCĐ, biện pháp chống trả
phải là biện pháp cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của HV xâm hại trong hoàn cảnh cụ thể
v
Căn cứ để đánh giá sự cần thiết và phù hợp là:Tính chất của QHXH bị đe doạ xâm hại;Mức độ thiệt hại bị đe doạ
gây ra;Sức mạnh và sự mãnh liệt của hành vi tấn công;Tính chất và mức độ nguy hiểm của phơng pháp, phơng tiện, công
cụ mà kẻ xâm hại sử dụng;Sức mạnh và khả năng phòng vệ của ngời phòng vệ trong hoàn cảnh cụ thể ...Nh vậy, sự cần
thiết chỉ mang tính chất tơng đối. Nếu có trờng hợp không cần thiết nhng không rõ ràng thì cũng coi nh trờng hợp cần
thiết
2.3. Vợt quá giới hạn (VQGH) PVCĐ: VQGH PVCĐ là trờng hợp HV chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù
hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của HV xâm hại.Theo chỉ thị 07/TATC ngày 22/12/1983 của TANDTC
thì VQGH PVCĐ là những trờng hợp: “...ngời phòng vệ đã dùng những phơng tiện và phơng pháp gây ra thiệt hại quá
đáng cho ngời xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của HV xâm hại cũng nh hoàn cảnh cụ thể cha đòi hỏi phải
dùng các phơng tiện và phơng pháp đó”Ngời có HV VQGH PVCĐ phải chịu TNHS về sự vợt quá, nếu có lỗi đối với sự
vợt quá. VQGH PVCĐ là tình tiết giảm nhẹ
2.4. Phòng vệ tởng tợng (PVTT):PVTT là trờng hợp không bị tấn công thực sự nhng lầm tởng là có sự tấn công nên đã
phòng vệ và gây ra thiệt hại.PVTT là một dạng sai lầm về sự việc. Theo nghĩa rộng thì PVTT gồm các trờng hợp:Hoàn
toàn không có sự tấn công nhng lầm tởng là có sự tấn công;Có sự tấn công nhng nhầm lẫn ngời tấn công;Có sự tấn công
nhng đã sai lầm trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của sự tấn công nên đã VQGH PVCĐ;Sai lầm trong việc
đánh giá thời điểm nên đã phòng vệ quá sớm hoặc quá muộn.Theo nghĩa hẹp thì PVTT chỉ bao gồm 2 trờng hợp đầu và

đây cũng là cách hiểu đợc thừa nhận.Ngời gây thiệt hại trong PVTT vẫn phải chịu TNHS (nếu CTTP cụ thể)
3. Tình thế cấp thiết (TTCT)
3.1. Khái niệm về TTCT: TTCT là tình thế của một ngời vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà
nớc, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngời khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra thiệt
hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.HV gây thiệt hại trong TTCT không phải là phạm tội. (Điều 16 BLHS99)
Thực chất của TTCT là hy sinh một lợi ích nhỏ hơn để cứu lấy một lợi ích lớn hơn.Về phơng diện XH: Hành động trong
TTCT là hành động hữu ích. Về phơng diện pháp luật HS: Gây thiệt hại trong TTCT không phải là phạm tội
Điều kiện để đánh giá hành động trong TTCT là hợp pháp: (i) điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm và, (ii) điều kiện về
tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm
3.2. Điều kiện của tình thế cấp thiết
3.2.1 Điều kiện thuộc về tính chất của sự nguy hiểm: Cơ sở làm phát sinh quyền hành động trong TTCT là sự nguy hiểm
đang đe doạ các quyền và lợi ích đang đợc pháp luật bảo vệ. Nguồn nguy hiểm trong TTCT rất đa dạng:Hành vi của con
ngời;Hoạt động của súc vật;Sự cố kỹ thuật;Do thiên tai... Sự nguy hiểm đang đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nớc,
lợi ích của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của công dânSự nguy hiểm là thực tế nghĩa là sự nguy hiểm đang xảy ra, nó đã
bắt đầu và cha kết thúc. Cũng coi nguồn nguy hiểm là thực tế nếu nó cha xảy ra nhng sẽ xảy ra tức khắc. Nếu ngời gây
thiệt hại để ngăn chặn trớc khi nguồn nguy hiểm xảy ra hoặc sau khi nó đã kết thúc thì ngời đó phải chịu TNHS nh trờng
hợp sai lầm về sự việc
3.2.2. Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm
Gây thiệt hại trong TTCT là biện pháp cuối cùng và duy nhất. Gây thiệt hại là biện pháp cuối cùng nghĩa là nếu còn có
biện pháp nào khác không gây thiệt hại cũng ngăn chặn đợc nguồn nguy hiểm thì việc đã gây thiệt hại là không hợp pháp.


Tuy nhiên, ngời khắc phục sự nguy hiểm cũng phải nhận thức đợc điều đó.Gây thiệt hại là biện pháp duy nhất nghĩa là chỉ
có biện pháp ấy mới ngăn chặn đợc thiệt hại
3.2.2. Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm
Gây thiệt hại trong TTCT là biện pháp cuối cùng và duy nhất. Gây thiệt hại là biện pháp cuối cùng nghĩa là nếu còn có
biện pháp nào khác không gây thiệt hại cũng ngăn chặn đợc nguồn nguy hiểm thì việc đã gây thiệt hại là không hợp pháp.
Tuy nhiên, ngời khắc phục sự nguy hiểm cũng phải nhận thức đợc điều đó.Gây thiệt hại là biện pháp duy nhất nghĩa là chỉ
có biện pháp ấy mới ngăn chặn đợc thiệt hại. Thiệt hại gây ra trong TTCT phải luôn nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Mục đích của TTCT là hy sinh lợi ích này để cứu lợi ích kia do vậy, nếu lợi ích hy sinh ngang bằng hoặc lớn hơn lợi ích

cần bảo vệ thì không còn ý nghĩa.Trong thực tiễn, việc so sánh các lợi ích này là rất phức tạp. VQGH TTCT là trờng hợp
gây thiệt hại rõ ràng là vợt quá yêu cầu của TTCT. Ngời có hành vi vợt quá phải chịu TNHS. Tuy nhiên đây là tình tiết
giảm nhẹ
4. Bắt ngời phạm pháp: Bắt ngời phạm pháp là chế định của luật TTHS, nhng việc dùng vũ lực để bắt giữ là vấn đề của
LHS. Dùng vũ lực để bắt giữ mà cha vợt quá phạm vi và những những biện pháp cần thiết là tình tiết loại trừ TNHS. HV
dùng vũ lực để bắt giữ phải tơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của HV phạm pháp, phù hợp với hoàn
cảnh khách quan lúc bắt giữ, tính chất và mức độ chống đối của ngời phạm tội.
5. Những trờng hợp khác đợc loại trừ TNHS: Thi hành mệnh lệnh cấp trên (MLCT) Có đôi khi việc thi hành MLCT lại
gây ra HQ nguy hiểm cho xã hội. Có 2 trờng hợp: (i) Lệnh của cấp trên hợp pháp và (ii) Lệnh của cấp trên không hợp
pháp Nếu lệnh của cấp trên là hợp pháp: Vấn đề truy cứu TNHS đối với ngời thi hành mệnh lệnh không đặt ra Nếu lệnh
của cấp trên không hợp pháp thì cần phân biệt 2 trờng hợp: Nếu ngời thi hành MLCT không biết và không cần phải biết là
MLCT không hợp pháp thì không phải chịu TNHS vì không có lỗiNếu ngời thi hành MLCT nhận thức rõ MLCT là không
hợp pháp thì phải chịu TNHS (nếu CTTP)Trong quân đội, xuất phát từ quan hệ chỉ huy, phục tùng nên LHS không buộc
quân nhân phải chịu TNHS về việc thi hành MLCT mà lệnh đó là không hợp phápMột số chuyên gia cho rằng quân nhân
cũng phải chịu TNHS nếu họ biết việc thi hành MLCT là phạm tội nghiêm trọng
5.2. Thực hiện chức năng nghề nghiệp: Có một số nghề nghiệp mà khi thực hiện có thể gây ra thiệt hại nào đó nhng nếu
việc gây thiệt hại là cần thiết, đợc sự đồng ý và vì lợi ích của ngời bị hại hoặc lợi ích của xã hội thì ngời gây thiệt hại
không phải chịu TNHS
5.3. Rủi ro trong sản xuất: Trong việc áp dụng những phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật có khi làm phát sinh những
HQ nhng nếu ngời áp dụng đã làm mọi cách để đảm bảo an toàn mà HQ vẫn phát sinh thì không phải chịu TNHS
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT
I. trách nhiệm hình sự
1. Khái niệm, đặc điểm và cơ sở của TNHS: Một trong những nguyên tắc của LHS Việt Nam là ngời thực hiện HV nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm thì phải chịu TNHS.Thuật ngữ “trách nhiệm” trong trờng hợp này không dùng để chỉ
nhiệm vụ phải thực hiện mà dùng để chỉ hậu quả pháp lý mà ngời nào đó phải chịu trớc Nhà nớc vì họ đã thực hiện tội
phạm.TNHS là trách nhiệm mà ngời phạm tội phải chịu những HQ pháp lý bất lợi về HV phạm tội của mình. Những đặc
điểm của TNHS:TNHS là HQ pháp lý mà ngời phạm tội phải chịu. HQ này chỉ phát sinh khi có ngời thực hiện HV phạm
tội;TNHS chỉ có thể đợc xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải
thực hiện;TNHS đợc thể hiện ở việc ngời phạm tội phải chịu hình phạt;TNHS là trách nhiệm mà ngời phạm tội phải chịu
trớc Nhà nớc chứ không phải đối với cá nhân ngời có quyền lợi bị vi phạm;TNHS phải đợc phản ánh trong bản án hay

quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án/Căn cứ để Nhà nớc buộc một ngời phải chịu TNHS: CTTP là điều kiện cần và
đủ của TNHS. Lý do:Điều 2 BLHS99 quy định “chỉ ngời nào phạm một tội đợc BLHS quy định mới phải chịu TNHS” mà
tội phạm cụ thể đợc quy định trong LHS là quy định bằng cách mô tả các dấu hiệu của CTTP nên CTTP là cơ sở của
TNHS.Việc xác định một cách thống nhất CTTP là cơ sở của TNHS là nội dung quan trọng để thực hiện nguyên tắc pháp
chế XHCN. Một ngời thực hiện HV nguy hiểm cho XH chỉ phải chịu TNHS khi trong HV của họ có đầy đủ các dấu hiệu
của CTTP cụ thể. Tội phạm xảy ra là cơ sở làm phát sinh QHPLHS và trong quan hệ đó Nhà nớc có quyền buộc ngời
phạm tội phải chịu biện pháp cỡng chế nghiêm khắc nhất là HP.Bằng văn bản của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng xác
định ngời nào đó phạm một tội cụ thể nhng chỉ khi toà án bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới
xác định chính thức cơ sở của TNHS và cụ thể hoá TNHS bằng biện pháp hình phạt cụ thể với mức hình phạt cụ
thể.QHPLHS vẫn tồn tại khi một tội phạm xảy ra nhng cha bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhng cha tìm đợc ngời phạm
tội, tuy nhiên QHPLHS này cha đợc thực hiện.Đối với các trờng hợp đợc miễn TNHS, miễn hình phạt thì QHPLHS đã
phát sinh nhng đã chấm dứt sau khi toà án áp dụng các biện pháp tác động xã hội thay thế hình phạt. TNHS chấm dứt khi:


Ngời phạm tội đã chấp hành xong hình phạt;Ngời phạm tội đợc miễn TNHS hoặc hình phạt;Có đặc xá hoặc đại xá;Toà án
áp dụng các biện pháp tác động xã hội;Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS;Đã hết thời hiệu thi hành bản án
2. Miễn TNHS, miễn hình phạt
2.1. Khái niệm:Miễn TNHS là không buộc một ngời phải chịu TNHS về một tội mà ngời đó đã phạmMiễn TNHS là thể
hiện chính sách nhân đạo của Nhà nớcMiễn TNHS là biện pháp đợc áp dụng khi xét thấy, nếu không truy cứu TNHS,
không buộc ngời phạm tội phải chịu HP vẫn đảm bảo đợc:Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạmYêu cầu cải tạo, giáo
dục ngời phạm tộiVấn đề về miễn TNHS đợc quy định tại các Điều luật phần chung và phần các tội phạm của LHSPhân
biệt miễn TNHS với không CTTP/Miễn hình phạt là không buộc ngời phạm tội phải chịu biện pháp cỡng chế nghiêm
khắc nhất là hình phạt về tội mà ngời đó đã phạm.Về nguyên tắc, nếu đã thực hiện hành vi phạm tội thì việc áp dụng hình
phạt là đơng nhiên. Tuy nhiên trên thực tế có những trờng hợp miễn áp dụng hình phạt đối với ngời phạm tội. Miễn hình
phạt chỉ đợc đặt ra cho những trờng hợp mà việc áp dụng hình phạt là:Không cần thiết;Không đạt đợc mục đích của hình
phạt;Trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự
2.2. Điều kiện miễn TNHS, miễn HP
r
Điều kiện miễn TNHS: Theo Điều 25 BLHS:


Khi điều tra, truy tố, xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà HV phạm tội hoặc ngời phạm tội không còn nguy
hiểm cho XH nữa (khoản 1)Trớc khi HV phạm tội bị phát giác, ngời phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu
quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất HQ của TP. Khi có quyết định đại xá.
Ngoài ra, việc miễn TNHS còn đợc quy định ở một số điều luật khác:Ngời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đợc
miễn TNHS về tội đã tự ý chấm dứt (Điều 19)Ngời cha thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại
không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đợc gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (Điều 69)Ngời đã
nhận làm gián điệp nhng không thực hiện nhiệm vụ đợc giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nớc có thẩm
quyền (Điều 80);Ngời đa hối lộ dù không bị ép buộc nhng đã chủ động khai báo trớc khi bị phát giác (Điều 289);Ngời
không tố giác tội phạm nhng đã có hành động can ngăn ngời phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm (Điều 314);Điều
kiện miễn HP;Điều 54 BLHS99 quy định;Phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46, đáng đợc
khoan hồng nhng cha đến mức đợc miễn TNHS
(i) Những trờng hợp đợc miễn HP thờng là: Phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc; Phạm tội nghiêm trọng nhng thuộc trờng hợp
ít nghiêm trọng, không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ nh:Phạm tội lần đầu;Ngời phạm tội
đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm;Ngời phạm tội tự nguyện sửa cha, bồi thờng thiệt hại, khắc phục hậu quả;
;Ngời phạm tội tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;Ngời phạm tội là ngời có nhiều thành
tích trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác...
3. Thời hiệu truy cứu TNHS
3.1. Khái niệm: Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì ngời phạm tội không
bị truy cứu TNHS. (Điều 23 BLHS99)Về nguyên tắc thì mọi hành vi phạm tội đều phải nhanh chóng phát hiện, xử lý kịp
thời. Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau nên có nhiều trờng hợp không bị truy cứu TNHS. Các lý do đó
là:Sự bỏ quên của các cơ quan hữu quanKhông bị phát hiện do khách quan
Đối với các trờng hợp ấy, trong khoảng thời gian nhất định, nếu họ không phạm tội mới, làm ăn lơng thiện, không trốn
tránh sự trừng phạt thì không bị truy cứu TNHS nữa vì bản thân họ và hành vi của họ không còn nguy hiểm nữa
Thời hiệu truy cứu TNHS đợc tính từ thời điểm hành vi phạm tội đợc thực hiện. Tuy nhiên, cần lu ý:Đối với tội kéo
dài:Kể từ khi hành vi chấm dứt/Đối với tội liên tục: Kể từ khi ngời phạm tội thực hiện hành vi cuối cùng.
3.2. Điều kiện để ngời phạm tội không bị truy cứu TNHS
Ngời phạm tội sẽ không bị truy cứu TNHS, nếu tính từ ngày tội phạm đợc thực hiện, đã qua những thời hạn sau:Năm năm
đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;Mời năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;Mời lăm năm đối với các tội phạm rất
nghiêm trọng;Hai mơi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Thời hiệu có thể bị kéo dài thêm nếu:Trong các thời hạn quy định tại Khoản 2 điều 23 BLHS99 ngời phạm tội lại phạm

tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên một năm tù thì thời gian đã qua không
đợc tính và thời hiệu đợc tính lại kể từ ngày phạm tội mớiTrong các thời hạn quy định tại Khoản 2 điều 23 BLHS99 ngời
phạm tội lẩn trốn và có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không đợc tính và thời hiệu đợc tính lại kể từ ngày ngời phạm
tội ra đầu thú hoặc bị bắt
Điều 24 BLHS99 quy định việc không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS tại Khoản 2 Điều 23 đối với: Các tội phạm quy
định tại Chơng XI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) BLHS99 Các tội phạm quy định tại Chơng XXIV (Các tội phá
hoại hoà bình, chống loài ngời và tội phạm chiến tranh) BLHS99


II. Khái niệm và mục đích của hình phạt
1. Khái niệm hình phạt: Hình phạt là biện pháp cỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nớc nhằm tớc bỏ hoặc hạn chế quyền,
lợi ích của ngời phạm tội.Hình phạt đợc quy định trong LHS và do Toà án quyết định (Điều 26 BLHS99).Từ khái niệm về
hình phạt cho thấy hình phạt có các đặc điểm sau:
1.1. Hình phạt là biện pháp cỡng chế nghiêm khắc nhất
Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ:Hạn chế hoặc tớc bỏ ở ngời bị án một số quyền:Quyền tự do;Quyền về
chính trị;Quyền về tài sản;Quyền sống
Để lại án tích cho ngời bị kết án trong một thời gian nhất định
1.2. Hình phạt đợc LHS quy định và do Toà án áp dụng: Hỡnh phạt được quy định ở cả phần chung và phần cỏc tội phạm
của BLHS99.Phần chung quy định những vấn đề:Mục đích hỡnh phạt (Điều 27);Hệ thống hỡnh phạt (Điều 28);Căn cứ
quyết định hỡnh phạt (Điều 45);Quyết định HP trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50)Tổng hợp HP của nhiều bản án
(Điều 51)...Phần cỏc tội phạm của BLHS quy định cỏc hỡnh thức HP và mức HP cụ thể đối với từng loại tội.Trong mọi
trường hợp, không được ỏp dụng HP đối với người cú hành vi, nếu BLHS không quy định HV của người ấy là tội
phạmKhông được ỏp dụng một biện phỏp HP nào đó đối với người phạm tội, nếu HP ấy khụng cú trong hệ thống HP hoặc
HP ấy khụng được quy định trong điều luật về tội phạm mà người đó đó phạm.Toà ỏn là cơ quan xét xử, nhân danh Nhà
nước quyết định HP đối với người phạm tội. Ngoài toà ỏn, khụng một cơ quan nào khác có quyền này
1.3. HP chỉ cú thể ỏp dụng đối với người cú HVPT
Vì nguyên tắc “cá nhân chịu trách nhiệm HS” nên hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với ngời thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị coi là tội phạm. Theo nguyên tắc này thì:Không thể áp dụng HP đối với ngời thân của ngời phạm tội, kể cả
khi ngời phạm tội lẩn trốn;Không cho phép ngời khác chấp hành HP thay cho ngời phạm tội kể cả khi họ tự nguyện;HP
tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với ngời chủ sở hữu tài sản đã phạm tội.

2. Mục đích của hình phạt: Mục đích của HP đợc quy định tại Điều 27 BLHS99. Theo quy định này cho thấy HP có
những mục đích sau:
- Mục đích phòng ngừa riêng: HP không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục ngời phạm tội trở thành ngời có ích cho xã
hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới.Trừng trị là cái vốn có của HP. Ngời phạm tội là ngời đã thực hiện HV nguy hiểm cho
XH nên phải chịu sự trừng phạt là điều đơng nhiên. Sự trừng trị đợc thể hiện ở chỗ: HP tớc bỏ hoặc hạn chế ở ngời bị án
các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.Mức độ của sự tớc bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của ngời bị án
tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của HV phạm tội, nhân thân ngời phạm tội và những tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ TNHS.Trừng trị không phải là mục đích chủ yếu của HP. Cải tạo, giáo dục ngời phạm tội mới là mục đích chủ
yếu của HP .Cải tạo, giáo dục ngời phạm tội nhằm làm cho họ trở thành ngời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo PL và
quy tắc của cuộc sống XHCN không phạm tội lại.Cải tạo ngời phạm tội là xoá bỏ trong tiềm thức của họ những nhận thức
lạc hậu, sai lầm, không phù hợp với lối sống XHCNGiáo dục ngời phạm tội là đa vào trong tiềm thức của họ những nhận
thức mới, cái đúng đắn, cái phù hợp với chuẩn mực của lối sống XHCN. Trừng trị và cải tạo giáo dục ngời phạm tội luôn
tồn tại cùng nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trừng trị ngời phạm tội một cách công minh là cơ sở để thực hiện
việc cải tạo, giáo dục ngời phạm tộiCải tạo, giáo dục ngời phạm tội là phát huy mặt tích cực của trừng trị.Trừng trị là một
mục đích nhng cũng là phơng tiện để dạt mục đích cuối cùng và chủ yếu là cải tạo, giáo dục ngời phạm tội.
2.2. Mục đích phòng ngừa chung
r
Mục đích phòng ngừa chung là: Giáo dục ngời khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
v
Hình phạt đợc áp dụng đối với ngời phạm tội không chỉ tác động đến bản thân ngời phạm tội mà còn tác động đến
những ngời khác trong xã hội.

HP tác động đến những ngời “không vững vàng” trong xã hội để răn đe, ngăn chặn họ không phạm tội

Đối với những ngời khác trong xã hội, hình phạt có mục đích giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho họ, động
viên, khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
J
Mục đích phòng ngừa riêng và chung là 2 mặt của một thể thống nhất, coi trọng mặt này, xem nhẹ mặt kia đều là
vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN.
E

Trừng trị ngời phạm tội không tơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của HV của họ sẽ ảnh hởng đến việc
giáo dục ngời phạm tội, ảnh hởng đến việc giáo dục, vận động, khuyến khích công dân tham gia đấu tranh phòng, chống
tội phạm
Chơng V: Khách thể của tội phạm
1. Khách thể của tội phạm
1.1. Khái niệm:Nếu những hoạt động tích cực của con ngời nhằm vào khách thể (KT) để cải tạo KT thì hoạt động phạm
tội (tiêu cực) cũng nhằm vào KT nhng để gây ra thiệt hại cho KT đó. Nếu KT của lao động là giới tự nhiên thì KT của tội


phạm là hệ thống những quan hệ xã hội (QHXH). Hệ thống này có những đặc trng sau:Các QHXH phù hợp lợi ích của
giai cấp thống trị;Thông qua các QHXH đó cho thấy bản chất giai cấp của tội phạm và bản chất giai cấp của LHS;Là
những QHXH có tầm quan trọng nhất định;Đợc LHS bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Vậy: KT của tội phạm là những
QHXH đợc luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hạiTheo LHS Việt Nam, những QHXH đợc coi là KT của TP đợc nêu
trong Điều 8 BLHS99.Hành vi bị coi là tội phạm là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH. Tuy
nhiên không phải mọi hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH đều bị coi là tội phạm mà chỉ những
hành vi bị cụ thể hoá bằng các quy phạm pháp luật phần các tội phạm mới coi là tội phạm.Tội phạm là biểu hiện của
những mâu thuẫn khác nhau (đối kháng và không đối kháng) nên nội dung của sự gây thiệt hại không giống nhau. Nếu
QHXH là những hình thức tất yếu khách quan của những sử xự và tác động qua lại giữa ngời với ngời thì hành vi xâm hại
tới KT chính là sự mâu thuẫn với những hình thức tất yếu khách quan đó.
1.2. ý nghĩa của KT của TP:KT của TP là một trong 4 yếu tố của tội phạm và có vị trí đặc biệt vì không thể có TP mà
không xâm hại tới KT nào.Cho thấy bản chất chống đối xã hội của TP.Là căn cứ để nhận thức nhiệm vụ của LHS.Hệ
thống hoá các TP trong BLHS.Đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
1.3. Các loại KT của TP: LHS Việt Nam phân biệt 3 loại KT. Sự phân biệt này để chỉ mức độ khái quát khác nhau
- KT chung của TP: KT chung của tội phạm là tổng hợp các QHXH đợc LHS bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.KT
chung của TP là những QHXH đợc xác định tại Điều 1 và Điều 8 BLHS99.Bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại
đến KT chung, xâm hại đến những QHXH đợc xác định tại Điều 8. Qua KT chung cho thấy phạm vi các QHXH đợc LHS
bảo vệ, chính sách hình sự của Nhà nớc ta.
- KT loại của TP: KT loại của TP là nhóm QHXH cùng tính chất đợc nhóm các quy phạm pháp luật HS bảo vệ khỏi sự
xâm hại của nhóm tội phạm.Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều xâm hại đến KT loại, xâm hại đến nhiều QHXH trong
nhóm QHXH nhất định.ý nghĩa của KT loại:Là cơ sở để hệ thống hoá các quy phạm trong phần các tội phạm thành từng

chơng. Cho thấy tính chất nguy hiểm của tội phạm quy định trong một chơng của BLHS.
-. KT trực tiếp của TP: KT trực tiếp của TP là QHXH cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.Chính vì xâm hại
đến KT trực tiếp mà thông qua đó hành vi phạm tội xâm hại tới KT loại và KT chung.Hành vi phạm tội có thể xâm hại
nhiều QHXH đồng thời nhng không có nghĩa là tất cả các QHXH ấy đều là KT trực tiếp. Trong trờng hợp đó, nếu QHXH
nào bị xâm hại mà thể hiện đầy đủ nhất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì QHXH đó là KT trực tiếp.Tội phạm có
thể có một KT trực tiếp hoặc nhiều hơn. KT trực tiếp là căn cứ để gộp hoặc tách những loại hành vi nguy hiểm cho xã hội
cụ thể vào một hoặc ra nhiều tội danh và xếp chúng vào những chơng nhất định
2. Đối tợng tác động của tội phạm
2.1. Khái niệm: Đối tợng tác động (ĐTTĐ) của tội phạm là bộ phận của KT của TP, bị hành vi phạm tội tác động đến để
gây thiệt hại cho KT.Các bộ phận của KT có thể bị tác động là:Chủ thể của QHXH; Nội dung của QHXH: hoạt động của
các chủ thể khi tham gia vào các QHXH; Đối tợng của các QHXH: các sự vật của thês giới bên ngoài, các lợi ích mà qua
đó các QHXH phát sinh và tồn tại.; Bất cứ tội phạm nào cũng tác động làm biến đổi tình trạng của ĐTTĐ và đó là phơng
thức gây thiệt hại cho QHXH; LHS bảo vệ các QHXH thông qua việc đảm bảo tình trạng bình thờng của các bộ phận cấu
thành nên QHXH đó tức là bảo vệ ĐTTĐ
2.2. Một số loại ĐTTĐ của TP
2.2.1. Con ngời: Con ngời là chủ thể của nhiều QHXH và trong những QHXH đó có những QHXH chỉ có thể bị tội phạm
gây thiệt hại khi khi hành vi phạm tội tác động đến con ngời. Ví dụ: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm,
danh dự con ngời
2.2.2. Các đối tợng vật chất với ý nghĩa là khách thể của QHXH: Trong số những QHXH đợc LHS bảo vệ, có những
QHXH bị tội phạm xâm hại bằng phơng thức tác động vào đối tợng vật chất và những đối tợng vật chất này đợc coi là
ĐTTĐ của TP.Những đối tợng vật chất này quyết định sự tồn tại của QHXH tơng ứng. Ví dụ: Các tội xâm phạm sở hữu
có ĐTTĐ là tài sản.
2.2.3. Hoạt động bình thờng của chủ thể: Hoạt động bình thờng của chủ thể là QHXH đợc LHS bảo vệ và để gây ra thiệt
hại cho QHXH này, hành vi phạm tội tác động đến sự hoạt động của chủ thể để làm biến dạng các hoạt động bình thờng
đó của ngời khác hoặc của chính mình. Hoạt động đó đợc coi là ĐTTĐ của TP.
2.3. Phân biệt ĐTTĐ của TP với KT của TP và công cụ phơng tiện phạm tội: KT của TP là một tổng thể còn ĐTTĐ là bộ
phận của tổng thể đó nên chúng không thể trùng nhau. Khi có tội phạm xảy ra KT của TP luôn bị xâm hại hoặc bị đe doạ
xâm hại nhng ĐTTĐ của tội phạm đôi khi không rơi vào tình trạng xấu hơn mà thậm chí còn tốt hơn. ĐTTĐ là bộ phận
của KT của tội phạm và bị tác động khi tội phạm xảy ra còn công cụ phơng tiện là những vật mà ngời phạm tội sử dụng để



tác động vào ĐTTĐ. Về nguyên tắc, vật là ĐTTĐ của TP phải trả lại cho chủ sở hữu, còn công cụ, phơng tiện phạm tội sẽ
bị tịch thu, trừ khi công cụ phơng tiện ấy là ĐTTĐ của tội phạm khác
2.4. ý nghĩa của ĐTTĐ của TP: Có một số trờng hợp, ĐTTĐ của TP là dấu hiệu bắt buộc khi định tội. Ví dụ: Công trình,
phơng tiện quan trọng về an ninh quốc gia là dấu hiệu trong CTTP CB quy định tại Điều 231 BLHS99. Trong một số
trơng hợp, ĐTTĐ của TP đợc phản ánh trong CTTP TN là tình tiết định khung. Ví dụ: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50
triệu đồng trở lên là tình tiết tăng nặng định khung của tội trộm cắp tài sản. ĐTTĐ đôi khi là tình tiết đánh giá mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Chơng VI: Mặt khách quan của tội phạm
1. Khái niệm và ý nghĩa: Nếu coi tội phạm là một quá trình thì quá trình đó diễn ra theo sơ đồ sau:
Nh vậy, bất cứ tội phạm nào xảy ra cũng có những biểu hiện ra hoặc tồn tại ở bên ngoài thế giới khách quan mà con ngời
có thể nhận biết đợc bằng trực giác hoặc bằng t duy logic. Những biểu hiện hay tồn tại đó đợc coi là khách quan vì nó
không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, cụ thể:Hành vi nguy hiểm cho XH;Hậu quả nguy hiểm cho XH; Mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm; Các điều kiện khác: công cụ, phơng tiện, thủ đoạn, thời
gian, địa điểm ... Tổng hợp toàn bộ các biểu hiện trên tạo nên mặt khách quan của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm
là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Không phải tất cả các biểu hiện của MKQ đều đợc phản ánh là dấu hiệu của CTTP:Hành vi nguy hiểm cho XH đợc phản
ánh trong tất cả các CTTP CB. Các biểu hiện hay tồn tại khác của MKQ (hậu quả, công cụ, phơng tiện, địa điểm ...) đợc
phản ánh trong những CTTP nhất định, có thể là CTTP CB hoặc CTTP TN . ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu MKQ
của tội phạm: Trong định tội: Việc xác định một hành vi cụ thể có CTTP hay không thờng đợc bắt đầu bằng việc nghiên
cứu MKQ;Việc nghiên cứu MKQ của tội cho thấy những tình tiết khách quan có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt
(hậu quả, phơng tiện, công cụ thủ đoạn ...)
Trong số những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS có những tình tiết thuộc MKQ của TP do đó, nghiên cứu MKQ
có ý nghĩa trong đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và trong việc xác định mức độ TNHS của ngời có hành
vi đó
Trong nhiều trờng hợp dựa vào MKQ còn xác định đợc MCQ, xác định đợc hình thức và mức độ lỗi của tội phạm
2. Hành vi (HV) khách quan của tội phạm
2.1. Khái niệm: Trong MKQ của TP, HV khách quan là biểu hiện cơ bản. Nhng tình tiết khác của MKQ chỉ có ý nghĩa khi
có HV khách quan:Hậu quả và những biểu hiện khác của MKQ; Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội trong MCQ; Là nguyên
nhân gây ra sự biến đổi của ĐTTĐ và là nguyên nhân gây ra hậu quả;Là cầu nối giữa chủ thể và khách thể

Với tầm quan trọng nh vậy nên HV khách quan đợc phản ánh trong tất cả các CTTP.HV là sự xử sự của con ngời thể hiện
ra bên ngoài thế giới khách quan dới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn
2.1.1. Đặc điểm của HV khách quan: 3 đặc điểm
HV khách quan phải có tính nguy hiểm cho XH.: Đây là đặc điểm để phân biệt HV phạm tội với những hành vi không
phải là phạm tội.; Tính nguy hiểm của HV thể hiện ở chỗ nó gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các
QHXH đợc LHS bảo vệ; Tính chất và mức độ nguy hiểm của HV khách quan phụ thuộc vào tính chất của QHXH mà HV
khách quan xâm hại, tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra
HV khách quan là hoạt động có ý thức và ý chí : Hành vi khách quan là hành vi của con ngời nên hành vi đó là hành vi có
ý thức và có ý chí, tức là hành vi đó đợc thực hiện có sự kiểm soát bởi ý thức và sự điều khiển bởi ý chí.; Không thể coi
một HV khách quan là hành vi phạm tội nếu hành vi ấy đợc thực hiện không phải là kết quả hoạt động của ý chí. Đó là
những HV không có chủ định hoặc là xử sự khi bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế của HV do rối loạn
ý thức.; Những xử sự là kết quả trực tiếp của sức mạnh bên ngoài thì không coi là hành vi khách quan. Đây là trờng hợp
gây ra thiệt hại do bị cỡng bức về thân thể.
HV khách quan phải là hành vi trái pháp luật hình sự : HV đã thực hiện chỉ đợc coi là hành vi khách quan của tội phạm
nếu nó thoả mãn đầy đủ những đặc điểm của HV khách quan của tội phạm cụ thể đợc quy định trong LHS. Hành vi đó có
tính trái PLHS.
2.2. Hình thức thể hiện của HV: Hành vi khách quan đợc thể hiện bằng hành động hoặc bằng không hành động
2.2.1. Hành động (HĐ) phạm tội: HĐ phạm tội là hình thức của HV khách quan làm biến đổi tình trạng bình thờng của
ĐTTĐ của TP gây thiệt hại cho KT của TP qua việc chủ thể đã làm một việc mà pháp luật cấm làm.HĐ phạm tội có thể
là:Một động tác đơn giản xảy ra một lần trong thời gian ngắn hoặc là tổng hợp nhiều động tác liên tục xảy ra trong thời
gian dài;Tác động trực tiếp vào ĐTTĐ hoặc thông qua công cụ, phơng tiện; Đợc thực hiện qua lời nói hoặc việc làm


2.2.2. Không hành động (KHĐ) phạm tội:KHĐ phạm tội là hình thức của HV khách quan làm biến đổi tình trạng bình
thờng của ĐTTĐ của TP, gây thiệt hại cho KT của TP qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải
làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Tính trái pháp luật hình sự của HV phạm tội bằng KHĐ thể hiện ở chỗ chủ thể đã
không làm một việc mà nghĩa vụ buộc họ phải làm.Nghĩa vụ pháp lý này phát sinh từ những căn cứ sau: Nghĩa vụ phát
sinh do luật định: Đây là trờng hợp luật quy định cho chủ thể phải thực hiện một việc nhất định, cần thiết cho xã hội
(Nghĩa vụ có thể do LHS quy định; Nghĩa vụ cũng có thể do các ngành luật khác quy định) Nghĩa vụ phát sinh do quyết
định của cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền; Nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp; Nghĩa vụ phát sinh do hợp đồng: Đây là

trờng hợp chủ thể đã tham gia ký kết hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh do hợp đồng ấy ; Nghĩa vụ phát sinh do xử sự trớc
đó của chủ thể: Đây là trờng hợp chủ thể đã gây ra thiệt hại và nghĩa vụ đặt ra là chủ thể phải hành động để ngăn chặn hậu
quả.
Chủ thể phải có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ
Tóm lại: Để buộc một ngời phải chịu TNHS về hành vi KHĐ phạm tội cần có 2 điều kiện: (i) Chủ thể có nghĩa vụ phải
làm một việc; (ii) Chủ thể có điều kiện để làm việc đó
2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của HV khách quan
Xét về mặt cấu trúc, HV khách quan xảy ra trên thực tế có thể là:Bao gồm 1 loại HV;Bao gồm nhiều loại HV;Xảy ra trong
thời gian ngắn; Diễn ra trong thời gian tơng đối dài; Chỉ diễn ra 1 lần; Lặp đi lặp lại
Căn cứ vào đặc điểm trên, HV có các cấu trúc đặc biệt với tên gọi: (i) Tội ghép; (ii) Tội kéo dài và (iii) Tội liên tục
2.3.1. Tội ghép: Tội ghép là tội phạm mà HV khách quan đợc hình thành bởi nhiều HV khác nhau có liên quan với nhau,
xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau. Ví dụ tội cớp tài sản.
2.3.2. Tội kéo dài: Tội kéo dài là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra trong một khoảng thời gian dài
không gián đoạn. Ví dụ: Tội tàng trữ vũ khí quân dụng (Điều 230 BLHS)
2.3.3. Tội liên tục: Tội liên tục là tội phạm mà HV khách quan bao gồm nhiều HV cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt
thời gian, xâm hại cùng một khách thể và đều bị chi phối bởi ý định phạm tội thống nhất.
3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
3.1. Khái niệm: Tính nguy hiểm cho XH của HV thể hiện ở chỗ nó gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các
QHXH đợc LHS bảo vệ. Thiệt hại đó là hậu quả (HQ) của tội phạm. HQ của tội phạm là những thiệt hại do hành vi phạm
tội gây ra cho QHXH đợc LHS bảo vệ.Thiệt hại gây ra cho KT của TP đợc thể hiện qua sự biến đổi trạng thái bình thờng
của ĐTTĐ. Tính chất và mức độ thiệt hại đợc xác định bởi tính chất, mức độ của sự biến đổi của ĐTTĐ của tội phạm, bởi
những đặc điểm của chính ĐTTĐ. Bất cứ tội phạm nào đợc thực hiện cũng có thể làm phát sinh HQ nguy hiểm cho xã
hội, nhng không phải dấu hiệu HQ là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm .Đối với các tội có cấu thành vật chất thì dấu
hiệu HQ là dấu hiệu bắt buộc nhng nhiều khi HQ lại không đợc phản ánh một cách trực tiếp trong CTTP VC vì:HQ là
thiệt hại gây ra cho KT nhng dấu hiệu trong CTTP ánh hậu quả là phản ánh: (i) sự biến đổi trạng thái bình thờng của
ĐTTĐ của TP hoặc (ii) hoặc đặc điểm của ĐTTĐ của TP. Do vậy trong thực tiễn áp dụng LHS, việc xác định, đánh giá
HQ phải thực hiện bằng việc xác định, đánh giá sự biến đổi của ĐTTĐ hoặc đặc điểm của ĐTTĐ của TP.
Sự biến đổi trạng thái bình thờng của ĐTTĐ đợc phản ánh cụ thể trong CTTP nh sau:Sự biến đổi trạng thái bình
thờng của thực thể tự nhiên của con ngời, có thể là:Thiệt hại về thể chất (tính mạng, sức khoẻ);Thiệt hại về tinh thần (nhân
phẩm, danh dự) //Sự biến đổi trạng thái bình thờng của đối tợng vật chất là khách thể của QHXH. Sự biến đổi này đợc gọi

là thiệt hại về vật chất. Sự biến đổi trạng thái bình thờng của ĐTTĐ có thể là sự biến dạng xử sự của con ngời. HV khách
quan có thể làm biến dạng hành vi của chính chủ thể hoặc của ngời khác
Tóm lại: HQ của TP thể hiện dới các dạng sau: (i) thiệt hại về vật chất; (ii) thiệt hại về thể chất; (iii) thiệt hại về
tinh thần và (iv) các biến đổi khác
3.2. ý nghĩa của HQ Đối với các tội phạm có cấu thành vật chất việc xác định HQ có ý nghĩa về mặt định tội.Đối với các
trờng hợp CTTP TN mà trong đó có dấu hiệu HQ đợc phản ánh thì việc xác định HQ có ý nghĩa đối với việc định khung
hình phạt.HQ có thể là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi. HQ có thể là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
TNHS (có ý nghĩa khi quyết định hình phạt)
4. Mối quan hệ nhân quả giữa HV và HQ
4.1. Khái niệm về mối quan hệ nhân quả: Một sự vật hay hiện tợng trong quá trình vận động làm phát sinh ra sự vật hay
hiện tợng khác thì hai sự vật, hiện tợng đó có mối quan hệ với nhau, đó là mối quan hệ nhân quả (QHNQ). Trong mối
quan hệ này sự vật (hiện tợng) thứ nhất là nguyên nhân, sự vật (hiện tợng) thứ hai là kết quả. Trong tội phạm, hành vi
nguy hiểm cho xã hội đợc coi là nguyên nhân còn hậu quả nguy hiểm cho xã hội đợc coi là kết quả và giữa chúng có mối


QHNQ. Mối QHNQ là một biểu hiện của MKQ là sự liên quan giữa HV và HQ, trong đó HV nguy hiểm cho xã hội, trái
pháp luật hình sự là nguyên nhân và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là kết quả của nguyên nhân đó : HV và HQ đều là tồn
tại khách quan nên mối QHNQ cũng là tồn tại khách quan.; Có thể nhận biết HV và HQ bằng trực giác nhng chỉ có thể
nhận biết mối QHNQ bằng t duy logic
4.2.Những căn cứ xác định sự tồn tại của mối QHNQ: Để khẳng định sự tồn tại của mối QHNQ giữa HV và HQ phải dựa
vào 3 căn cứ sau:HV nguy hiểm cho XH, trái pháp luật hình sự phải xảy ra trớc HQ về mặt thời gian(HV phải qua quá
trình vận động mới làm phát sinh HQ, mà vận động thì cần thời gian, do đó HV phải có trớc HQ; Nếu căn cứ này không
thoả mãn thì cần loại trừ ngay khả năng tồn tại mối QHNQ.)/HV nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự độc lập
hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với những hiện tợng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh HQ nguy hiểm
cho xã hội. (Khả năng có thể là trực tiếp, cũng có thể là sự tác động để sự biến đổi tiếp tục diễn ra; Coi là có khả năng
thực tế làm phát sinh HQ nguy hiểm nếu trong hành vi là nguyên nhân đã chứa đựng sẵn mầm mống làm phát sinh HQ.)/
HQ nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh HQ từ hành vi nguy hiểm cho xã
hội, trái pháp luật hình sự.Khả năng thực tế là sự thể hiện mối quan hệ tất nhiên, nghĩa là trong một điều kiện nhất định,
một loại hành vi nguy hiểm cụ thể nào đó sẽ làm phát sinh hậu quả nào đó mà không thể là hậu quả khác. Trong thực tiễn
xét xử đòi hỏi phải kiểm tra căn cứ này vì rất có thể HV nào đó đã chứa dựng khả năng làm phát sinh HQ, nhng HQ đã

xảy ra lại không phải do HV đó mà là có HV khác đã thế vào làm phát sinh HQ ấy.
4.3.Các dạng của mối QHNQ
Dạng QHNQ đơn trực tiếp: là dạng QHNQ trong đó chỉ có 1 HV đóng vai trò là nguyên nhân của HQ nguy hiểm.
Dạng QHNQ kép trực tiếp: Là dạng QHNQ trong đó có nhiều HV trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân của
HQ.(Trong dạng QHNQ này có thể mỗi HV trái PL đều có khả năng thực tế làm phát sinh HQ;Trong dạng QHNQ này
cũng có thể mỗi HV trái PL cha có khả năng thực tế phát sinh HQ. Khả năng này chỉ hình thành khi các HV đó kết hợp
với nhau.)
4.4. Điều kiện phát sinh HQ
Điều kiện làm phát sinh HQ là những yếu tố khác không giữ vai trò quyết định phát sinh HQ nhng góp phần làm cho HQ
phát sinh với những mức độ, quy mô, cờng độ khác nhau. Hành vi trái pháp luật cũng có thể chỉ là một điều kiện của
HQ nếu nó không có khả năng thực tế làm phát sinh HQ nhng có ảnh hởng đến phạm vi, tốc độ... phát sinh HQ
4.5. ý nghĩa của mối QHNQ
QHNQ là dấu hiệu bắt buộc của các tội phạm có cấu thành vật chất, do đó nó có ý nghĩa trong việc định tội;Đối với các
tội phạm có cấu thành hình thức, mối QHNQ không phải là dấu hiệu bắt buộc nên nếu HQ xảy ra trên thực tế thì cần phải
xác định vì nó sẽ có ý nghĩa trong lợng hình
5. Những dấu hiệu khác thuộc MKQ của tội phạm
Phơng tiện phạm tội là những đối tợng mà ngời phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Công cụ phạm tội là một
dạng vật chất cụ thể mà ngời phạm tội sử dụng làm tăng thêm hiệu quả của hành vi phạm tội.(Phơng tiện và công cụ phạm
tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các CTTP. ở một số CTTP cụ thể, phơng tiện và công cụ đợc phản ánh trong
CTTP CB nên chúng có ý nghĩa định tội.;Công cụ, phơng tiện phạm tội có thể đợc phản ánh trong một số CTTP TN nên
chúng có ý nghĩa lợng hình )/Phơng pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó
có cách thức sử dụng công cụ phơng tiện phạm tội (Phơng pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm không phải là dấu hiệu bắt
buộc của mọi tội phạm. Trong một số tội phạm cụ thể chúng có thể là những dấu hiệu của CTTP CB hoặc CTTP TN.;Thời
gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm chủ yếu là có ý nghĩa trong việc lợng hình )
chơng VII: Chủ thể của tội phạm
1. Khái niệm về chủ thể của tội phạm: Khi có một tội phạm xảy ra, ngời có HV nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình
sự bị coi là chủ thể (CT) của tội phạm.Xuất phát từ nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc cá nhân chịu TNHS, chủ thể của tội
phạm trớc hết là con ngời cụ thể (1) (Pháp nhân không thể là chủ thể của tội phạm vì HV có lỗi là hành vi của một ngời
nào đó. Hơn nữa, trong LHS có một số hình phạt không thể áp dụng đợc với pháp nhân nh: tù có thời hạn, tù chung thân,
tử hình. Quan điểm này có thể bị thay đổi. ; Động vật cũng không thể là CT của TP vì HV phạm tội là HV có ý thức và ý

chí. Hoạt động của con vật chỉ là những hoạt động mang tính bản năng hoặc là phản xạ có điều kiện. )/HV phạm tội là
HV có lỗi nên CT của TP phải có đủ điều kiện để xác định là có lỗi. Điều kiện ấy là: Ngời thực hiện HV nguy hiểm cho
xã hội là ngời phải có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS).(2)(Ngời có NLTNHS là ngời khi thực hiện HV nguy
hiểm cho xã hội đã nhận thức đợc ý nghĩa xã hội của HV mà mình thực hiện và điều khiển đợc HV đó.;Hình phạt đợc áp
dụng nhằm cải tạo, giáo dục ngời phạm tội, do vậy nếu ngời có HV nguy hiểm mà không có NLTNHS thì việc áp dụng
hình phạt với họ sẽ trở thành vô nghĩa )/Để có đợc năng lực nhận thức và năng lực điều khiển HV thì con ngời phải đạt


đến một độ tuổi nhất định. Do vậy độ tuổi là một điều kiện của CT của TP (3) (Do sự non nớt của lứa tuổi nên trẻ em
(dới 14 tuổi) cha có NLTNHS. Do đó, nếu họ thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự cũng không phải
chịu TNHS)/Từ (1), (2) và (3) có thể kết luận: CT của TP là ngời đã thực hiện HV phạm tội trong điều kiện ngời ấy có
NLTNHS và đạt đến một độ tuổi nhất định (Hai điều kiện: NLTNHS và tuổi chịu TNHS đợc phản ánh là 2 dấu hiệu bắt
buộc của yếu tố chủ thể nên chúng có mặt trong tất cả các CTTP cụ thể)
2. Năng lực trách nhiệm hình sự
2.1. Khái niệm về NLTNHS NLTNHS là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của chủ thể(Ngời có
NLTNHS là ngời khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức đợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của
HV của mình và có khả năng điều khiển đợc HV ấy;Năng lực nêu trên là năng lực vốn có của con ngời, nhng nó sẽ hoàn
thiện dần qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Đây là lý do của việc quy định độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS)
;NLTNHS ở một ngời nào đó, dù là ngời đã thành niên, có thể bị hạn chế hoặc bị mất hẳn nếu hoạt động của bộ não bị rối
loạn do bệnh tật. Trờng hợp này đợc BLHS quy định tại Điều 13. ) /Theo LHS thì ngời có NLTNHS là ngời đạt độ tuổi
theo quy định tại Điều 12 và không thuộc trờng hợp quy định tại Điều 13 BLHS.LHS không quy định trực tiếp thế nào là
có NLTNHS mà chỉ quy đinh tuổi chịu TNHS và tình trạng không có NLTNHS. Nh vậy là đã mặc nhiên thừa nhận ngời
đủ tuổi chịu TNHS là có NLTNHS.(Nếu nghi ngờ NLTNHS của ngời đủ tuổi chịu TNHS thì cần trng cầu giám định tâm
thần đối với ngời đó. )
2.2. Tình trạng không có NLTNHS
Ngời phát triển bình thờng về tâm - sinh lý sẽ có NLTNHS khi ngời ấy đạt độ tuổi nhất định theo quy định của
LHS(NLTNHS sẽ không có hoặc mất nếu mắc bệnh liên quan đến hoạt động tâm thần. Đó là tình trạng không có
NLTNHS)/Ngời ở trong tình trạng không có NLTNHS là ngời đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.(Có 2 dấu hiệu để xác định tình trạng không có NLTNHS, đó
là (i): Dấu hiệu y học và (ii): Dấu hiệu tâm lý )

2.2.1. Dấu hiệu y học Ngời không có NLTNHS là ngời mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Các bệnh có thể mắc phải
là:Bệnh tâm thần: Các bệnh rối loạn hoạt động của não bộ(Bệnh rối loạn bẩm sinh: bệnh đao, thiểu năng trí tuệ ...Bệnh
tâm thần kinh niên: các bệnh dạng tâm thần phân liệt Bệnh tâm thần nhất thời: động kinh)Các bệnh khác: Các bênh thể
chất nhng gây ra rối loạn về hoạt động của bộ não: viêm màng não, sốt rét ác tính...
2.2.2. Dấu hiệu tâm lý. Ngời không có NLTNHS là ngời mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Xét
về mặt tâm lý thì khả năng nhận thức là khả năng của lý trí còn khả năng điều khiển là khả năng của ý chí (Thông thờng,
nếu một ngời mất khả năng nhận thức (lý trí) thì cũng mất khả năng điều khiển (ý chí) hành vi và đó là ngời không có
NLTNHS.;Nếu một ngời có khả năng nhận thức nhng mất khả năng điều khiển hành vi thì cũng bị coi là ngời không có
NLTNHS)/Để coi một ngời nào đó là ngời không có NLTNHS thì cả 2 dấu hiệu: y học và tâm lý phải đợc thoả mãn(Hai
dấu hiệu y học và tâm lý có quan hệ nhân quả với nhau, trong đó dấu hiệu y học là nguyên nhân, dấu hiệu tâm lý là kết
quả; Dấu hiệu y học quyết định dấu hiệu tâm lý nhng không loại trừ khả năng một ngời mắc bệnh tâm thần nhng khả năng
nhận thức và khả năng điều khiển hành vi vẫn tồn tại và nh vậy sẽ không loại trừ TNHS đối với ngời đó ; Khả năng nhận
thức, khả năng điều khiển phụ thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh tật và tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực
hiện.;Khi trng cầu giám định tâm thần t pháp cần yêu cầu giám định viên trả lời các vấn đề sau:Ngời đợc đa ra giám định
có mắc bệnh tâm thần hay không? Nếu có thì mức độ bệnh nh thế nào?Tại thời điểm thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội
thì ngời đó có nhận thức đợc, điều khiển đợc HV không? )/LHS cũng thừa nhận trờng hợp NLTNHS hạn chế.(NLTNHS
hạn chế là trờng hợp một ngời vì mắc bệnh mà khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị suy giảm nhng
không mất hẳn;Ngời ở trong trờng hợp có NLTNHS hạn chế vẫn là ngời có lỗi nhng mức đọ lỗi là hạn chế nên vẫn phải
chịu TNHS về hành vi của mình;Tình trạng NLTNHS hạn chế đợc coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS )
2.3. Vấn đề NLTNHS của ngời trong tình trạng say do dùng rợu hoặc chất kích thích mạnh khác.
n
Năng lực nhận thức và năng lực điều khiển HV của con ngời sẽ bị ảnh hởng nếu ngời đó say do dùng rợu hoặc
chất kích thích mạnh khác. Những năng lực ấy có thể bị hạn chế hoặc thậm chí bị loại trừ trong tình trạng say.
n
Điều 14 BLHS99 quy định: “Ngời phạm tội trong tình trạng say do dùng rợu hoặc chất kích thích mạnh khác thì
vẫn phải chịu TNHS”
v
Theo Điều 14,`1 ngời say bị coi là ngời có NLTNHS mặc dù trên thực tế năng lực đó bị hạn chế thậm chí bị loại
trừ.
v

Tự đặt mình vào tình trạng say nghĩa là tự tớc bỏ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển HV của mình cũng
có nghĩa là tự đặt mình vào tình trạng NLTNHS hạn chế hoặc bị loại trừ
v
Ngời say có lỗi đối với tình trạng say của mình và có lỗi trong HV nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện khi say.


v
Không có lỗi đối với tình trạng say của mình sẽ đợc coi là không có NLTNHS nếu tình trạng say làm mất khả
năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
3. Tuổi chịu TNHS
n
NLTNHS là năng lực tự ý thức và đợc hình thành, phát triển qua quá trình giáo dục, tự giáo dục. Nh vậy,
NLTNHS hình thành khi con ngời đạt đến một độ tuổi nhất định, trừ trờng hợp nêu tại Điều 13 BLHS99.
n
Căn cứ vào tâm lý lứa tuổi, chính sách hình sự của mỗi Quốc gia, BLHS quy định lứa tuổi bắt đầu có NLTNHS
và lứa tuổi có NLTNHS đầy đủ. Điều này có thể thay đổi theo thời kỳ.
v
LHS Việt Nam quy định tuổi bắt đầu chịu TNHS là 14 và tuổi chịu TNHS đầy đủ là 16 (Điều 12 BLHS99).
v
Ngời dới 14 tuổi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội đợc coi là không có lỗi vì cha có NLTNHS
4. Chủ thể đặc biệt của tội phạm
n
Chủ thể đặc biệt (CTĐB) của TP là chủ thể mà ngoài hai dấu hiệu NLTNHS và tuổi chịu TNHS còn có thêm dấu
hiệu đặc biệt khác và chỉ với dấu hiệu đặc biệt ấy chủ thể mới có thể thực hiện đợc tội phạm nhất định.
n
Truy cứu TNHS một ngời không phải bởi họ có đặc điểm đó mà vì có đặc điểm đó họ mới thực hiện đợc tội phạm
nhất định.
n
Những đặc điểm đặc biệt có thể là:
v

Những đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn: Trong tội tham ô (Điều 278), tội nhận hối lộ (Điều 279)
v
Các đặc điểm về giới tính: Tội hiếp dâm (Điều 111)...
v
Các đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc: Tội vi phạm các quy định về điều khiển tàu bay
(Điều 216)...
v
Các đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259), tội không chấp
hành án (Điều 304)
v
Các đặc điểm về độ tuổi: Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115)
v
Các đặc điểm về quan hệ gia đình, họ hàng: Tội loạn luân (Điều 150)
n
Những đặc điểm này nếu đợc CTTP phản ánh thì trở thành dấu hiệu bắt buộc và có ý nghĩa trong định tội.
n
Coi là đồng phạm với CTĐB nếu ngời trực tiếp thực hiện tội phạm có đặc điểm đó, với những ngời đồng phạm
khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) điều này không đặt ra.
5. Vấn đề nhân thân ngời phạm tội
n
Con người là một khỏi niệm vừa cú ý nghĩa sinh học vừa cú ý nghĩa xó hội. Nhõn thõn là khỏi niệm chỉ bao hàm
những đặc điểm về xó hội, về tõm lý và một số đặc điểm nhõn chủng học cú ý nghĩa về mặt xó hội như tuổi, giới tớnh
n
Nhân thân người phạm tội (NTNPT) là tổng hợp những đặc điểm riờng biệt của người phạm tội cú ý nghĩa trong
việc giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội
n
Khỏi niệm nhân thân người phạm tội và khỏi niệm CT của TP không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
n
Những đặc điểm thuộc về nhân thân ngời phạm tội có thể là: Tuổi, nghề nghiệp, thái đọ lao động, công tác, quan

hệ với mọi ngời, trình độ văn hoá, lối sống, ý thức pháp luật, tiền án, tiền sự ...
n
Nhân thân ngời phạm tội có ý nghĩa:
v
Những đặc điểm nhân thân có khi đợc phản ánh là một tình tiết định tội hoặc định khung
v
Việc nghiên cứu những đặc điểm về nhân thân cho thấy khả năng cải tạo, giáo dục con ngời, đánh giá mức độ
nguy hiểm của hành vi nên NTNPT có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
v
Thông qua NTNPT có khi làm sáng tỏ một số tình tiết của vụ án
v
Nghiên cứu những đặc điểm về nhân thân trong một số trờng hợp có thể giúp công tác điều tra tiến hành nhanh
chóng, đúng hớng
Chơng VIII: Mặt chủ quan của tội phạm
1. Khái niệm
n
Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó MKQ là tập hợp những biểu
hiện bên ngoài thì MCQ là tập hợp những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm.
n
v
v
v
n
v

Hoạt động tâm lý bên trong của ngời phạm tội bao hàm nhiều nội dung khác nhau và trả lời các câu hỏi:
Cái gì thúc đẩy con ngời thực hiện HV nguy hiểm?
Ngời thực hiện HV đó để nhằm mục đích gì?
Thái độ tâm lý của ngời thực hiện HV đó ra sao?
MCQ của tội phạm là mặt tâm lý bên trong của tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội phạm


v
Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của mọi TP mà chỉ là bấu hiệu bắt buộc của một
số tội phạm cụ thể.
v
Động cơ và mục đích phạm tội có thể là tình tiết định khung của CTTP một số tội phạm cụ thể.
2. Lỗi
2.1. Khái niệm về lỗi
n
Nguyên tác có lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản của LHS Việt Nam. Ngời thực hiện hành vi nguy hiểm
đáng kể cho xã hội chỉ phải chịu TNHS khi và chỉ khi họ có lỗi
n
Thừa nhận nguyên tắc có lỗi là:
v
Không chấp nhận việc quy tội khách quan
v
Thừa nhận và tôn trọng quyền tự do của con ngời
v
Cơ sở để TNHS đợc thực hiện nhằm cải tạo, giáo dục ngời phạm tội
n
Ngời thực hiện HVnguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn của chủ thể
khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của XH.
v
Lỗi biểu hiện sự chống đối của cá nhân đối với XH.
v
Nội dung của lỗi là sự phủ định chủ quan. Sự phủ định chủ quan tồn tại trên cơ sở và trong sự thống nhất với sự
phủ định khách quan
v

Lỗi là lỗi của cá nhân con ngời thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội.
n
Về mặt hình thức, lỗi là quan hệ giữa tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả.
n
Lỗi là thái độ tâm lý của con ngời đối với HV nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó
gây ra thể hiện dới dạng cố ý hoặc vô ý
v
Xem xét mặt hình thức của lỗi là xem xét 2 yếu tố: lý trí và ý chí

Mặt lý trí của lỗi thể hiện ở năng lực nhận thức của CT đối với HV nguy hiểm và HQ nguy hiểm

Mặt ý chí của lỗi thể hiện ở năng lực điều khiển HV của chủ thể
n
Nếu ngời thực hiện HV bị coi là có lỗi thì lý trí và ý chí của ngời đó sẽ phản ánh việc họ gây thiệt hại cho XH là
do họ đã tự lựa chọn và quyết định xử sự trái với đòi hỏi của XH trong khi họ có điều kiện đề lựa chọn xử sự khác phù
hợp hơn
n
Trong hoạt động tâm lý, ngoài lý trí và ý chí còn có yếu tố tình cảm, nhng tình cảm không có ý nghĩa trong việc
xác định lỗi
n
Lỗi đợc phản ánh trong tất cả các CTTP
n
Có 2 loại lỗi: cố ý và vô ý
v
Lỗi cố ý có 2 hình thức: Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
v
Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: Vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả
2.2. Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm
n
Đặt vấn đề:

v
Vì sao XH có thể buộc con ngời phải chịu trách nhiệm về HV của họ?
n
Giải quyết vấn đề:
v
Con ngời sống trong XH có nhiều nhu cầu và để thoả mãn nhu cầu của mình con ngời cần phải hành động và hành
động thoả mãn nhu cầu là tất yếu

Nhu cầu của con ngời do các điều kiện tự nhiên và xã hội tạo nên

Hành động thoả mãn nhu cầu đợc hình thành một cách có quy luật, là kết quả của sự tác động qua lại giữa những
điều kiện xã hội và con ngời. Hành vi của con ngời có tính quy định trớc

Con ngời không thể vì thoả mãn nhu cầu mà xử sự đi ngợc lại lợi ích của XH

Mọi xử sự của con ngời đều bị chi phối bởi quy luật khách quan

Nhờ ý thức mà con ngời nhận thức đợc quy luật và lợi dụng quy luật để thực hiện mục đích của mình. Đó là tự do
của con ngời. Tự do ý chí là là khả năng tâm lý của con ngời có thể tự mình lựa chọn biện pháp xử sự trong điều kiện XH
nhất định

Con ngời có tự do nhng lại lựa chọn xử sự dù thoả mãn nhu cầu của mình nhng trái với lợi ích của XH thì con
ngời phải chịu trách nhiệm về xử sự đã chọn.
n
Kết luận vấn đề
v
Tự do là cơ sở để lên án ngời có hành vi trái pháp luật
v
Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra khi con ngời có tự do
v

Trong khi có tự do mà con ngời hành động trái với lợi ích của Nhà nớc, xã hội thì có nghĩa là họ có lỗi
v
Ngời có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải chịu trách nhiệm hình sự
2.3. Các hình thức của lỗi cố ý
2.3.1. Lỗi cố ý trực tiếp


×