Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

slide thuyết trình chẩn đoán bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.77 KB, 30 trang )

Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Ô Tô

Tìm

hiểu hệ thống điện thông qua một số loại
đèn báo trên bảng đồng hồ táp-lô


Nhóm 6: chẩn đoán bảo dưỡng hệ thống điện
trên ô tô


Các thành viên trong nhóm:

1.

Nguyễn Văn Thiệu

2.

Lê Minh Tuấn

3.

Nguyễn Thiết Tuấn

4.

Lê Thiên Tùng

5.



Phan Thanh Tùng

6.

Trần Đức Vững

7.

Nguyễn Đức Văn


Các Đèn Báo Trên Bảng Táp – Lô


I.Sự cần thiết của bảng táp-lô


Khi lái xe, ngoài việc chú ý quan sát đường sá, biển báo, cũng nên thỉnh thoảng
dòm vào táp lô xem trạng thái các đèn báo, hoặc đồng hồ ở trên đó. Nếu có trạng
thái bất thường, nên tìm cách xử lý ngay để tránh hậu quả đáng tiếc.
Thông thường, khi bật khóa điện, hầu hết các đèn báo đều sáng lên một lát, để cho
lái xe biết rằng: các đèn báo này đang hoạt động tốt.
Hầu hết các đèn báo sẽ tắt đi sau khi khởi động máy. Bất kể đèn nào còn tiếp tục
sáng sau khi khởi động máy một lát, hoặc xuất hiện khi đang chạy, thì có thể đó là
thông báo lỗi, cần xử lý sớm để đảm bảo an toàn.


II. Một số Loại Đèn Báo Thông Dụng


Các loại đèn báo cho thấy phương tiện
đang nguy hiểm như: đèn báo áp suất dầu
thấp , đèn báo nắp ca pô mở, đèn báo xe
sắp hết nhiên liệu , đèn cảnh báo lỗi hộp
số tự động,….

Các loại đèn báo cho
thấy người ngồi trong
xe đang gặp nguy hiểm:
đèn báo cửa xe mở , đèn
báo giảm xóc ,


1. Đèn báo xe sắp hết nhiên liệu
vị trí của đèn : nằm ngay đồng hồ báo mưc
nhiên liệu


E = empty = hết nhiên liệu
F = full = đầy nhiên liệu
mũi tên hình tam giác chỉ hướng của nắp bình xăng, trong
trường hợp này nắp xăng nằm bên trái tài xế...
- Không nên để thật cạn mới đổ xăng, có thể gây hư hỏng
bơm xăng
- Khi đồng hồ đến mức E, lượng xăng trong bình có thể còn
một chút (vài lít) và khác nhau đối với mỗi xe, không nên
chủ quan, có thể sẽ cạn xăng giữa đường
- Tốt nhất là khi còn 1/3 hoặc 1/4 bình là nên đổ xăng
thêm...
- Có một số xe, biểu tượng cây xăng sáng lên lần thứ nhất,

màu cam, báo xăng còn ít. Khi sáng lên màu đỏ là báo hiệu
xăng còn rất ít (mức đáng lo ngại)




Đây là loại đèn cảnh báo quen thuộc mà hầu như ai sử dụng xe cũng đều
biết được ý nghĩa của nó. Khi đèn báo sáng bạn phải nhanh chóng đổ thêm
nhiên liệu cho xe. Nếu tiếp tục chạy, xe của bạn có thể sẽ bị chết máy giữa
đường.



việc tiếp tục đi ôtô trong tình trạng bình nhiên liệu còn dưới 1/4 là nguy hại.
Bởi số nhiên liệu đọng lại cuối cùng ở bình chứa không hoàn toàn tốt cho
động cơ. Nếu chỉ cung cấp cho động cơ của xe những “giọt máu” không đạt
chuẩn thì tuổi thọ của nó sẽ giảm đi theo thời gian.



Chạy xe khi xe gần hết xăng dễ làm hỏng động cơ. Thậm chí, chạy xăng tới
mức cạn kiệt có thể làm tắc các bộ lọc và máy bơm do cặn xăng lắng xuống.
Khi đó, sẽ còn tốn thêm rất nhiều tiền để đi sửa xe



Bên cạnh đó, các đồng hồ đo nhiên liệu trên ôtô, ngay cả ở các loại xe đắt tiền,
cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi nguyên lý hoạt động của bộ phận này
dựa vào một chiếc phao nổi. Nếu xe đi ở đường dốc, độ chính xác có thể giảm
xuống



2. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp


cảnh báo này được
bật nếu ECU phát hiện
một vấn đề với các áp
lực dầu.


Bấm biêu
̉ tượng để thêm hình anh
̉

vị trí thường thấy của đèn là nằm ngay trong khu vực giữa 2 bảng đồng
hồ đo tốc độ và số vòng quay của động , bên cạnh có các đèn báo như
nhiệt độ nước làm mát động cơ , đèn báo lỗi hệ thống điện, hay là đèn
check engine ,…


Như trên chiếc huyndai elantra




Đèn áp lực dầu vẫn sáng ngay khi động cơ đã khởi động, hoặc đột nhiên sáng khi xe
đang vận hành. Nguy hiểm. Đèn này sáng khi mất áp lực dầu bôi trơn động cơ, có thể
do thiếu dầu, hay dầu quá loãng, hết độ nhớt. Hãy dừng xe ngay lập tức. Tắt máy, mở
nắp capo ít phút để động cơ bớt nóng và dầu đã hồi về đáy các-te , sau đó kiểm tra

thước thăm dầu.



Nếu dầu ở mức thấp hơn mức cho phép (trên thước thăm dầu thuờng có 2 mức tối thiểu
MIN và tối đa MAX), bổ sung dầu lên đến mức tối đa. Khởi động lại động cơ. Nếu đèn
báo áp lực đã tắt, có thể động cơ chỉ bị thiếu dầu, xe vẫn có thể tiếp tục vận hành nhưng
cần phải có sự kiểm tra của những người có chuyên môn sau đó.



Sau khi bổ sung dầu đầy đủ nhưng vận hành động cơ đèn báo vẫn sáng, có thể đã có
trục trặc ở hệ thống bôi trơn, hoặc có sai sót ở hệ thống cảnh báo (cảm biến, rơ-le, đèn
báo...vv). Không nên phiêu lưu trong trường hợp này. Hãy tắt động cơ và gọi xe cứu hộ
hoặc yêu cầu trợ giúp từ những người có chuyên môn.


Cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ
Chiếc đèn này báo cho bạn biết rằng động cơ
đang nóng lên quá mức mà nguyên nhân chủ
yếu là do thiếu nước làm mát. Cho xe vào chỗ
an toàn và tắt động cơ đi, rồi chờ khoảng 15
phút cho máy nguội và kiểm tra mực nước làm
mát.
Nếu thiếu thì bổ sung thêm bằng nước tinh khiết
(nước mềm), rồi kiểm tra xem có rò rỉ ở hệ
thống đường ống dẫn nước làm mát hay không.
Nếu không được xử lý kịp thời, máy nóng quá
có thể sẽ bị bó, vênh mặt máy, thổi zoăng quy
lát. Chi phí sửa chữa sẽ rất lớn.



3. Đèn báo lỗi hộp số tự động trên ô tô
 Đèn

vàng với biểu tượng bánh
răng với dấu ! ở giữa (trên các xe
số tự động). Đã có trục trặc ở
hộp số tự động. Trường hợp này
nếu không có tiếng động lạ, tiếng
kim loại cọ xát, hãy lái xe tới
một gara gần nhất nhưng hạn chế
tăng, giảm ga đột ngột, hoặc tốc
độ cao.


Các triệu chứng sau đây báo hiệu hộp số tự
động có khả năng bị hư hỏng.


Triệu chứng thường gặp và dễ nhận thấy nhất là các âm thanh bất thường phát ra từ hộp số ngay cả khi dừng xe
hay đang chuyển động ở các số khác nhau. Đó có thể là các âm thanh với âm tần cao hay các tiếng kim loại
nghiến vào nhau



Ly hợp đôi khi đóng mở rất chậm hay thậm chí không nhúc nhích khi chuyển số sang “D” hay “R”




Tua máy không giảm khi chuyển sang “D” hay “R”



Có hiện tượng giật mạnh trong quá trình tăng số



Chỉ lên số khi vòng tua lớn ngay cả khi nhấn chân ga nhẹ nhàng



Đèn "Check Engine" sáng cảnh báo những hỏng hóc liên quan đến động cơ, một số trường hợp do hiện tượng
rung động của hộp số hoặc ECU tiên đoán trước hư hỏng của hộp số mà bác chưa cảm nhận hoặc nhìn thấy



hiện tượng có thể là động cơ tăng tốc, nhưng xe không chạy nhanh tương ứng do ly hợp bị mòn… Cũng có thể
việc cài số bị hẫng, quay về trạng thái trung gian nếu cơ cấu gài và khóa số gặp vấn đề. Xe số tự động thường
xuất hiện vấn đề tương tự khi cài vị trí P (Park) hoặc D (Drive).​


Bảo trì & bảo dưỡng hộp số tự động


Thay dầu hộp số mỗi 50.000 km trên cả các dòng xe Nhật hay Châu
Âu. Với dòng CVT, thay nhớt lần đầu ở km thứ 40.000 và sau đó thay
định kỳ ở mỗi 25.000 km




Sử dụng dầu hộp số có nguồn gốc tổng hợp khi có thể cho dù chi phí
có thể cao gấp đôi so với dầu gốc tự nhiên bởi dầu tổng hợp giữ được
đặc tính cơ-lý của nó ngay cả ở nhiệt độ cao và việc chuyển số với
dầu gốc tổng hợp được thực hiện êm ái hơn. Lưu ý, chỉ sử dụng dầu
đặc chủng cho CVT đối với hộp số CVT



Khi thay dầu hộp số, lưu ý rút cạn dầu cũ trước khi châm dầu mới




Khi dừng đèn đỏ, hãy giữ cần số ở “D” bởi các hệ thống đóng
mở thủy lực đều có tuổi thọ của nó. Mỗi lần ta chuyển từ “D”
sang “N” khi dừng và từ “N” sang “D” khi cho xe chạy tiếp, ta
đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua bin (trong bộ
biến mô) và các lá côn. Hộp số tự động không vận hành như
hộp số tay do vậy không hưởng lợi từ việc chuyển sang “N”
mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên khi dừng lại lâu, bạn có thể
chuyển sang “N”



Những chuyến leo dốc liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số
tự động. Trong những chuyến đi như vậy, lưu ý dừng xe nghỉ
cho hộp số nguội bớt trước khi tiếp tục cuộc hành trình là cách
bảo vệ hộp số hữu hiệu



4, Đèn báo áp suất lốp xe
Xe thông thường:
Nó trông giống hình cắt của bộ lốp với
dấu chấm than ở bên trong. Điều này có
nghĩa là một hoặc nhiều lốp xe có áp
suất không khí thấp hoặc vượt quá mức
quy định. Bạn hãy dừng lại ở một xưởng
dịch vụ hoặc sử dụng bộ dụng cụ bơm
lốp điện để điều chỉnh về mức an toàn.


4, Đèn báo áp suất lốp xe
Xe cao cấp : cho biết rõ là lốp nào thiếu áp suất và thiếu bao
nhiêu .
Mỗi hãng sản xuất ô tô có những tiêu chuẩn riêng cho áp suất
lốp trên một dòng xe nào đó của họ, nó được in trên cái tem
dán ngay cạnh cửa lái hoặc tại nắp bình xăng. Thông số này
do một thiết bị kiểm soát, gọi là hệ thống kiểm soát áp suất
lốp xe.Tuy nhiên, có một điều mà nhiều hãng cùng áp dụng
chung là biên độ thay đổi của áp suất cho phép trong khoảng
0,2Bar (1 Bar = 1,019kg/cm2). Nếu áp suất của một trong số
những chiếc lốp thấp hay cao với độ lệch chuẩn vượt quá con
số này, hệ thống cảnh báo sẽ phát tín hiệu trên táp-lô để lái xe
biết và khắc phục kịp thời, đảm bảo xe vận hành được an
toàn.


5.Đèn báo nước vào bộ lọc nhiên liệu
Đèn này cho biết nước đã lọt vào trong bộ lọc nhiên liệu

của xe. Cần đưa xe vào gara kiểm tra
Hậu quả :
1. Giảm khả năng hoạt động của động cơ, xe hay chết
máy
- Khả năng lọc kém, xe khó khởi động, chết máy liên tục,
có thể dẫn đến va chạm khi xe chết máy bất ngờ ở tốc độ
cao.

2. Hư hỏng hệ thống phun nhiên liệu
– Khoang động cơ do nhiên liệu vẫn còn chứa khối lượng nước lớn, làm rỉ một số chi tiết. Cặn bẩn tích
tụ lâu và nhiều sẽ phá hỏng hoàn toàn hệ thống phun nhiên liệu.
3. Hư hỏng động cơ
– Nhiên liệu chưa được lọc sạch được đi vào động cơ làm giãn nở không đều, có thể cháy khoang động


6.Đèn báo động cơ
Khi sáng, hiện lên "Check engine - Kiểm tra động cơ" hay
lịch sự hơn là "Service engine soon - bảo dưỡng động cơ
sớm".
Khi tín hiệu này sáng, có nghĩa động cơ đã bị lỗi, liên
quan đến thông số vận hành hoặc thành phần cơ học.
Cách tốt nhất để xử lý là mang xe tới các garage để
đọc lỗi và tìm phương pháp sửa chữa.
Do quá ngắn gọn nên tài xế không biết lỗi nằm ở đâu.
Ngay cả với thợ lành nghề hay kỹ sư cao cấp, việc
chẩn đoán chính xác là điều không thể. Chỉ có máy
tính, thiết bị chẩn đoán mới có thể biết sự cố xảy ra
với bộ phần nào.



Nguyên nhân khiến đèn "check engine" sáng bắt nguồn từ
những lỗi động cơ. Mỗi động cơ hiện đại có hàng tá cảm biến,
làm nhiệm vụ thu thập thông tin, đưa về cho bộ xử lý trung tâm
ECU. Khi mất tín hiệu từ cảm biến hoặc các giá trị thu được
vượt quá điều kiện cho phép, ECU quy về chế độ lỗi và đèn
“Check Engine” hay “Service Engine Soon” sẽ sáng để báo
hiệu cho người lái biết.

Đọc lỗi từ bộ xử lý trung tâm ECU của
xe Mazda. Ảnh: Mazda6tech.

Đèn này cũng sáng khi các thành phần cơ học bị mất kiểm
soát. Những lỗi đó được ECM đưa vào bộ nhớ, các kỹ thuật
viên chỉ cần truy vấn bộ nhớ này là có thể biết được nguyên
nhân hỏng hóc, thông qua thiết bị đọc mang tên OBD II. Mỗi
bộ OBD II có phần mềm tương thích, chứa thông tin của rất
nhiều mẫu xe. Khi kết nối với ECM, OBD II sẽ phân tích các
mã số và thể hiện trên màn hình.


Khi đèn "check engine" sáng, không ít tài xế cảm thấy khó
xử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì nếu xe không gằn
máy, khó khởi động hay phun khói, bạn hoàn toàn có thể
vận hành bình thường, trước khi đưa xe tới garage để sửa.
Một lưu ý là trên vài dòng xe, đèn này sẽ nháy sáng hoặc
chuyển sang đỏ khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Vì vậy,
hãy ngừng sử dụng và mang xe đi sửa ngay khi có thể.
Lời khuyên ở trên chỉ giúp người sử dụng yên tâm sử dụng
chứ không nói tới việc bỏ qua tín hiệu đó. Bởi chỉ cần một
lỗi nhỏ, nếu để lâu ngày, động cơ làm việc sẽ kém hiệu quả

và sự cố ngày càng trầm trọng hơn.
Một sai lầm nữa là do quá sốt ruột mà không ít tài xế tìm
cách tắt đèn này bằng cách ngắt nguồn. Tuy nhiên, do lỗi
nằm ở bộ phận khác nên dù tắt đèn, nó vẫn còn và tiếp tục
gây ảnh hưởng tới động cơ. Đèn cảnh báo chỉ là thông tin
cuối cùng thông báo cho người sử dụng.


7.Đèn cảnh báo hết ắc-quy
Ở nhiều loại xe, đèn báo bình ăc-quy khác
nhau: có thể là biểu tượng bình ắc-quy,
hoặc sáng chữ "GEN" hoặc chữ "ALT.
Khi đèn này sáng lên cũng đồng nghĩa với
việc điện áp trong xe đang ở mức thấp, xe
có thể chết máy trong thời gian khoảng
20-30 phút trước khi hết điện. Ta có thể
duy trì thời gian hoạt động của đen bằng
cách tắt bớt các đèn xe đang hoạt động.


Một vài nguyên nhân có thể thường gặp là do:
Để xe trong garage một thời gian dài không khởi động. Đối với những xe hơi đời mới có hệ thống
điện còn nguyên bản và hoạt động bình thường, việc tắt hẳn máy không có nghĩa là xe không còn tiêu
thụ điện năng. Trong quá trình xe không nổ máy, hộp nhận lệnh điều khiển xe và thiết bị chống trộm
vẫn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Do đó, nếu để yên quá lâu, điện năng sẽ sụt giảm xuống dưới
ngưỡng để có thể khởi động xe.
- Bật đèn và các thiết bị điện trong xe khi không nổ máy như hệ thống đèn pha, đèn nội thất, đèn xi
nhan, máy điều hòa và dàn âm thanh khiến ắc quy sụt giảm điện năng nhanh chóng. Đèn hay hệ
thống âm thanh có thể “ngốn” sạch năng lượng của ắc-quy chỉ trong vài tiếng đồng hồ và có thể
không khởi động được động cơ. Hơn nữa, việc để ắc-quy hết điện rồi mới câu lại cho máy nổ để sạc

lại thì sẽ làm cho ắc-quy nhanh hỏng hơn.
- Xe bị ngập nước, các đường dây hay rắc cắm bị chập không những làm nguồn điện bị cạn kiệt mà
còn làm tê liệt nhiều bộ phận của xe.
- Khởi động hay tắt máy liên tục nhiều lần sẽ tiết kiệm xăng ở một chừng mực nào đó, nhưng lại
không có lợi cho tuổi thọ của ắc-quy.
- Nhiệt độ thấp cũng khiến cho dung dịch ắc quy bị đông cứng.


×