Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tìm hiểu về tàu vũ trụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 23 trang )

1

Tàu Vũ Trụ
Nguyễn Hồng Quân (20122280), Nguyễn Hữu Phúc (20122234), Lương Cao Phong
(20122218), Nguyễn Văn Khỏe (20121926), Trần Minh Nhật (20122201)
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Tạ Hải Tùng
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
Đại học Bách khoa Hà Nội - Việt Nam
Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tóm tắt nội dung
Vũ trụ là một trong những nhiều những bí ẩn và thách thức với con người. Với sự phát triển
của khoa học và công nghệ hiện nay, con người dần từng bước tạo được những dấu ấn trong
tìm hiểu các bí ẩn ngoài Trái Đất. Xuất phát từ bài tập lớn môn học: “ Các hệ thống thông tin
vệ tinh” chúng tôi giới thiệu về tàu vũ trụ một trong các công nghệ hàng đầu trong hỗ trợ con
người khám phá vũ trụ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các khái niệm dễ hiểu nhất về
vũ trụ và các cột mốc lịch sử quan trọng gắn liền với tàu vũ trụ. Sau đó, chúng tôi sẽ mô tả các
hoạt động cụ thể của tàu vũ trụ và trọng tâm là 4 vấn đề. Cụ thể gồm các phần: cách phóng
tàu vũ trụ, kiến trúc của tàu vũ trụ, truyền thông ngoài không gian và tàu vũ trụ trở về trái đất.
Khoa học vũ trụ đòi hỏi công nghệ cao, bài viết của chúng tôi có thể mang tới một các nhìn
cụ thể hơn về tàu vũ trụ, cung cấp thông tin về quá trình từ khi phóng lên bầu trời đến khi trở
về Trái Đất của tàu vũ trụ với người đọc.

I. TỔNG QUAN VỀ TÀU VŨ TRỤ
A. Khái Niệm Tàu Vũ Trụ
Thiết bị vũ trụ (spacecraft) là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện nhiều
bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hành nghiên cứu các công việc khác nhau trên
bề mặt của những thiên thể khác nhau. Các thiết bị vũ trụ được đưa lên quỹ đạo nhờ các tên
lửa đẩy. Thiết bị vũ trụ được dùng để vận chuyển người hay các trang bị, hàng hóa lên khoảng
không ở bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất được gọi là tàu vũ trụ hay phi thuyền không gian.
B. Phân Loại Tàu Vũ Trụ


Phân loại theo chức năng và cấu tạo có sẵn:


2

Hình 1. Tàu vũ trụ



Tàu vũ trụ có người lái như tàu Phương Đông (Liên Xô), tàu Soyuz (Nga), hệ thống tàu con
thoi (Mỹ), tàu Thần Châu (Trung Quốc).



Tàu vận tải (tàu vũ trụ không người lái) như tàu vận tải Tiến bộ (Nga), tàu vận tải HTV
(Nhật)...



Ngoài ra thiết bị vũ trụ còn bao gồm vệ tinh các loại, trạm vũ trụ ("Hòa Bình", Quốc tế),
kính thiên văn không gian Hubble, kính thiên văn không gian James Webb...

Phân loại theo hoạt động của tàu:


Trạm vệ tinh (hay trạm không gian): là các loại tàu vũ trụ chỉ được phóng và trở thành một
vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhằm làm một trạm có khả năng kết nối với các tàu vũ trụ
khác, thực hiện các thí nghiệm không gian, và có thể dùng làm trạm trung chuyển cho các
chuyến phi hành có người lái vào khoảng không xa hơn của vũ trụ. Thường thì các trạm
này sẽ ở lại vĩnh viễn trong quỹ đạo cho đến khi không dùng nữa.

Ví dụ: Skylab, Trạm không gian quốc tế.



Tàu thám hiểm: Đây là loại tàu vũ trụ có khả năng bay theo một quỹ đạo nào đó hoặc vượt
ra khỏi tầm hút của Trái Đất.
Ví dụ: Các phi thuyền trong chương trình Apollo, các phi thuyền đến Sao Hỏa.

Phân loại theo chức năng của tàu:


Phi thuyền mẹ



Phi thuyền con



Phi thuyền con thoi


3

C. Phóng Tàu Vũ Trụ
Có 2 phương pháp phóng tàu vũ trụ chính:


Mượn phản lực của các tên lửa nằm ngoài tàu. Các tên lửa đẩy này sẽ tự động rời tàu khi
hết nhiên liệu.




Dùng buồng phản lực riêng kết hợp với sức đẩy của tên lửa.

D. Vai Trò Của Thám Hiểm Không Gian Bằng Tàu Vũ Trụ


Giúp con người khám phá thêm được không gian ngoài vũ trụ, hiểu biết thêm về các hành
tinh trong hệ mặt trời và xa hơn là trong ngân hà, sự hình thành và biến mất của các hành
tinh, hoạt động của mặt trời, mặt trăng phục vụ cho thiên văn học và cảnh báo thời tiết ở
Trái Đất.



Tìm kiếm những sinh vật sống ở hành tinh khác, tìm những nguồn năng lượng có thể sử
dụng, ...

Mục đích ban đầu của công cuộc thám hiểm không gian là cuộc chạy đua tranh giành ảnh
hưởng trong không gian (và do đó ảnh hưởng lên toàn thế giới còn lại) giữa Liên Xô và Hoa Kỳ
trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1950-1990).
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các tiến bộ kỹ thuật phát triển trong các chương trình thám hiểm
không gian đã được ứng dụng rộng rãi vào viễn thông dân dụng. Kính viễn vọng Hubble đẩy
mạnh sự hiểu biết về các thiên hà xa xôi; các thí nghiệm trong môi trường không trọng lực trên
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) giúp tạo ra các loại hợp kim mới...
Cụ thể, kỹ thuật du hành vũ trụ của thế kỉ 20 đã cung cấp cho nghiên cứu khoa học những
điều kiện tốt nhất cho khoa học như độ chân không cao, môi trường siêu tĩnh, bức xạ Mặt Trời,
môi trường vi trọng lực, gia công một số lượng lớn nguyên vật liệu, thí nghiệm về sinh vật, thu
thập các vật liệu bán dẫn, kim loại hợp thành có tính năng siêu cao như: Telu-Cudimi-thủy ngân,
vật chất mới Anbumin... mở ra một tiền đồ rộng rãi cho công trình sinh vật trong vũ trụ. Thương

nghiệp hóa ngành du hành vũ trụ, dấu hiệu nổi bật là cuộc cạnh tranh chế tạo và phóng vệ tinh
và tên lửa chở lên quỹ đạo, làm cho kỹ thuật vũ trụ phát triển nhanh chóng.

E. Các Cột Mốc Lịch Sử


Ngày 4/10/1957, Liên Xô (Nga) phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo Trái đất
mở ra thời kì phát triển của khoa học không gian, cũng là khởi đầu cho cuộc tranh đua vào
vũ trụ của các quốc gia trên thế giới.


4

Hình 2. Biểu đồ số lượng tàu vũ trụ và vệ tinh phóng lên giai đoạn 1958-2014.



Liên Xô lần đầu tiên gửi lên các tàu vũ trụ liên hành tinh lên cả Sao Kim và Sao Hỏa vào
năm 1960. Tàu đầu tiên thành công trong việc bay gần Sao Kim là Mariner 2 của Mỹ, vào
14 tháng 12 năm 1962.



Hoa Kỳ phóng lên Mariner 10, bay ngang qua Sao Kim trên đường bay tới Sao Thủy, vào
năm 1974. Nó trở thành tàu vũ trụ duy nhất bay ngang qua Sao Thủy.



Mariner 4, phóng năm 1965 bởi Hoa Kỳ, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang qua Sao
Hỏa; nó gửi về những hình ảnh không ai ngờ tới. Tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh lên Sao Hỏa,

Mars 3, phóng vào năm 1971 bởi Liên Xô, đã không gửi về ảnh nào cả. Tàu Viking hạ cánh
năm 1976 đã gửi về những ảnh đầu tiên.
Tính đến năm 2011, chỉ có 3 quốc gia có tàu vũ trụ có người lái thực hiện thành công
chuyến bay bao gồm Liên Xô (Nga), Mỹ và Trung Quốc.



Ngày 12/4/1961, tàu vũ trụ có người lái đầu tiên là Vostok 1 chở nhà du hành vũ trụ Liên
Xô Yuri Gagarin (1934–1968) bay vào không gian, và hoàn thành một quỹ đạo Trái đất đầy
đủ trong vòng 103 phút.



Chuyến bay đầu tiên có 2 người lái cũng bắt nguồn từ Liên Xô, từ ngày 11/8 đến 15/8/1962.



Ngày 16/6/1963, Valentina Vladimirovna Tereshkova (sinh năm 1937) của Liên Xô trở thành
người phụ nữ đầu tiên trong vũ trụ trên tàu Vostok 6.



Ngày 21/7/1969, nhà du hành người Mỹ Neil Armstrong (1930-2012) trở thành người đầu
tiên bước trên bề mặt của Mặt Trăng sau khi hạ cánh ngày hôm trước đó. Và lời của
Armstrong khi đầu tiên bước lên Mặt Trăng đã được ghi vào lịch sử: "Đây là bước chân


5

nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại."



Phạm Tuân (sinh năm 1947) là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và Châu Á bay lên vũ
trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô.



Năm 2003, Trung Quốc đã phát triển thành công và thực hiện đưa tàu vũ trụ có người lái
có tên Shenzhou.



Các quốc gia và khu vực có kế hoạch đưa tàu vũ trụ có người lái vào không gian: Ấn Độ,
Nhật Bản, Châu Âu / ESA, Iran, Hàn Quốc, Bắc Hàn Quốc, Đan Mạch, và Romania.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH PHÓNG VỆ TINH

A. Tên Lửa Đẩy
1) Mô hình tên lửa đẩy nhiều tầng: Để đưa một vệ tinh vượt qua được lực hấp dẫn của Trái
Đất để đi vào quỹ đạo, ta cần phải có tên lửa đẩy. Về cơ bản, tên lửa đẩy (hay còn gọi là tên lửa
vũ trụ) là loại tên lửa đạn đạo (có thể điều khiển được đường bay) để đưa các tàu vũ trụ hoặc
vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất hoặc tiền hành du hành vũ trụ đến các hành tinh
trong phạm vi Hệ Mặt Trời hoặc thoát khỏi hệ mặt trời.
Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7.9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở
lại mặt đất. Các con tàu lên mặt trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh
khác tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương
nổi việc này.
Muốn làm cho một vật thể chuyển động với tốc độ 7,9 km/s để thoát khỏi sức hút của trái
đất, đòi hỏi phải dùng một năng lượng lớn. Một vật nặng 1 g muốn thoát khỏi trái đất sẽ cần
một năng lượng tương đương điện năng cần thiết để thắp sáng 1.500 bóng đèn điện 40 W trong
1 giờ.

Mặt khác, tên lửa bay được là nhờ vào việc chất khí phụt ra phía sau tạo nên một phản lực.
Khí phụt ra càng nhanh, tên lửa bay càng chóng. Muốn đạt được tốc độ bay rất lớn, ngoài đòi
hỏi phải có tốc độ phụt khí rất cao ra, còn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Nếu tốc độ phụt
khí là 4.000 m/s, để đạt được tốc độ thoát ly là 11,2 km/s thì tên lửa phải chứa một số nhiên
liệu nặng gấp mấy lần trọng lượng bản thân.
Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cách thoả đáng. Làm sao để trong
quá trình bay, cùng với sự tiêu hao nhiên liệu sẽ vứt bỏ được những bộ phận không cần thiết
nữa, giảm nhẹ trọng lượng đang tiếp tục quá trình bay, nâng cao tốc độ bay. Đó chính là phương
án sử dụng tên lửa nhiều tầng. Hiện nay phóng vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ vào không gian
đều sử dụng loại tên lửa này.


6

Tên lửa nhiều tầng có ít nhất hai tên lửa trở lên, lắp liên tiếp nhau. Khi nhiên liệu ở tên lửa
dưới cùng hết, nó tự động tách ra và tên lửa thứ hai lập tức được phát động. Khi tên lửa thứ hai
dùng hết nhiên liệu, nó cũng tự động tách ra và tên lửa thứ ba tiếp đó được phát động. . . cứ như
vậy sẽ làm cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đặt ở tầng trên cùng đạt được tốc độ từ 7,9 km/s trở lên
để bay quanh trái đất hoặc thoát khỏi trái đất.
Dùng tên lửa nhiều tầng tuy có thể giải quyết vấn đề bay trong vũ trụ nhưng tiêu hao nhiêu
liệu rất lớn. Giả sử chúng ta dùng tên lửa 4 tầng để đưa tàu vào không gian, tốc độ phụt khí
của mỗi tầng này là 2.5 km/s, tỷ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu và vỏ là 4/1, như vậy muốn cho
một con tàu nặng 30 kg ở tầng cuối đạt được tốc độ 12 km/s thì trọng lượng toàn bộ tên lửa và
nhiên liệu khi bắt đầu phóng phải tới trên 1000 tấn.

Hình 3. Tên lửa đẩy Ariane 5 mang Vinasat II lên quỹ đạo.

2) Nhiên liệu cho tên lửa: Vấn đề nhiên liệu là vấn đề đầu tiên cần xem xét khi nói về tên
lửa đẩy. Ở khoảng cách 20km so với mực nước biển nồng độ oxy giảm gần như bằng 0, do đó
động cơ phản lực không thể làm việc được. Giải pháp đưa ra là phải mang theo cả nhiên liệu



7

lần Oxy trong khoang chứa của tên lửa để có thể đưa vệ tinh thoát khỏi bầu khí quyển và đi ra
ngoài không gian.
Một số tên lửa sử dụng nhiên liệu của máy bay. Tuy nhiên một số loại nhiên liệu khác cũng
được sử dụng, bao gồm:


Nhiên liệu rắn: sản phẩm hỗn hợp của các loại nhiên liệu, được đóng thành thỏi và có khả
năng cháy rất tốt.



Nhiên liệu lỏng:
– Oxy lỏng với nhiên liệu máy bay.
– Oxy lỏng với Hydro lỏng.

B. Quá Trình Phóng Vệ Tinh
1) Đưa vệ tinh lên quỹ đạo: Tên lửa đẩy chỉ có thể trực tiếp đưa vệ tinh lên quỹ đạo ở độ cao
không quá 200km so với mặt đất. Để có thể đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao 35768
km so với mặt đất, ta cần lần lượt đưa vệ tinh lên theo từng quỹ đạo:


Quỹ đạo tầm thấp LEO.



Quỹ đạo chuyển tiếp (Hohmann) hay quỹ đạo GTO.




Quỹ đạo địa tĩnh GEO.

Trước tiên, vệ tinh được tên lửa đẩy đưa lên quỹ đạo tầm thấp. Vệ tinh sẽ ở quỹ đạo này trong
một khoảng thời gian để kiểm tra trạng thái. Nếu không có gì sai sót hoặc sai sót ở mức độ cho
phép, vệ tinh sẽ sẵn sàng cho việc chuyển lên quỹ đạo cao hơn.
Tầng cuối cùng của tên lửa đẩy sẽ tăng tốc cho vệ tinh, giúp nó đi lên quỹ đạo chuyển tiếp
(quỹ đạo Hohmann) có dạng hình elip, với bán trụ ngắn chính bằng bán kính quỹ đạo tầm thấp,
bán trụ dài bằng bán kính quỹ đạo địa tĩnh.
Quá trình cuối cùng là vệ tinh sử dụng động cơ mang theo, tại vị trí cực viễn trên quỹ đạo
GTO tăng tốc để đi vào quỹ đạo địa tĩnh.
Trường hợp lý tưởng là vệ tinh được phóng từ một điểm nằm trên xích đạo. Khi đó cả 3 quỹ
đạo sẽ nằm trên một mặt phẳng. Tuy nhiên việc đặt đưuọc một bãi phóng tên lửa trên đường
xích đạo không phải lúc nào cũng dễ dàng, và không phải quốc gia nào cũng có bãi phóng nằm
trên hoặc là nằm gần đường xích đạo. Khi đó, các quỹ đạo trên sẽ nằm trên mặt phẳng cắt nhau.
Cũng như bất kỳ một thiên thể tự nhiên nào trong không gian thì chuyển động của vệ tinh
phỉa tuân theo 3 định luật kepler:


Định luật 1: Các vệ tinh chuyển động quanh Trái Đất theo các quỹ đạo hình elip với Trái
Đất nằm ở một tiêu điểm.


8

Hình 4. Các quỹ đạo trong quá trình phóng vệ tinh.




Định luật 2: Đường nối một vệ tinh với Trái Đất quét qua những diện tích bằng nhau trong
những khoảng thời gian bằng nhau.



Định luật 3: Bình phương chu kỳ quỹ đạo của một vệ tinh tỷ lệ với lập phương bán trục
lớn của quỹ đạo elip của hành tinh đó.

Quỹ đạo địa tĩnh tròn là một dạng quỹ đạo đặc biệt tuân theo 3 định luật này.
2) Vệ tinh trên quỹ đạo: Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Bang Xô Viết phóng thành công
Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người vào quỹ đạo Trái Đất. Kể từ đó đến nay đã
gần 6 thập kỷ trôi qua, có bao giờ bạn tự hỏi bao nhiêu vệ tinh đang bay trên đầu chúng ta?
Hiện nay có khoảng 1100 vệ tinh còn hoạt động trên Trái Đất, trong đó có đến 50% là của
Mỹ. Một nửa số đó bay trên quỹ đạo LEO (Low-Earth Orbit), khoảng 20% bay trên quỹ đạo
MEO (Medium-Earth Orbit) còn lại phần lớn trên quỹ đạo địa tĩnh.
Tuy nhiên, bạn có thể rất bất ngờ khi biết rằng có tới hơn 2600 vệ tinh đã hỏng nhưng vẫn lơ
lửng đâu đó trên quỹ đạo. Có những chiếc được phóng lên từ năm 1958 và nó vẫn còn ở đó. Sẽ
thế nào nếu chúng đồng loại bị thổi bay vào Trái Đất. . .
Các vệ tinh thì lớn cỡ nào? Có nhiều loại vệ tinh và kích thước cũng rất đa dạng, Có những
vệ tinh to bằng một chiếc xe bus, nặng 6 tấn. Phần lớn các vệ tinh đều đạt trọng lượng khoảng
một vài tấn. Trong khi đó có những chiếc chỉ bé như một hộp vuông cạnh 10 cm và nặng chưa
đầy 1 kg.


9

Hình 5. Các vệ tinh trên quỹ đạo.

C. Quá Trình Phóng Vinasat II

Sau quá trình phóng tên lửa, Tên lửa đẩy sẽ tách 2 khoang nhiên liệu ở độ cao 70 km sau đó
tách phần mũi ở độ cao 200km, sau khi tách rời 2 khoang chứa vệ tinh thì tên lửa đẩy sẽ ngừng
hoạt động và rơi xuống biển. Vệ tinh Vinasat-II rời khoang chứa sau cùng và đi vào quỹ đạo,
sau một khoảng thời gian nhất định sẽ tiến dần tới quỹ đạo địa tĩnh ở vị trí 131.8 độ Đông.
III. KIẾN TRÚC TÀU CON THOI
A. Khái Niệm Tàu Con Thoi
Tàu con thoi, là một hệ thống tàu vũ trụ quỹ đạo thấp của Trái Đất có thể tái sử dụng, được
vận hành bởi cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Tàu con thoi có 3 thành phần bao
gồm tàu vũ trụ / trạm quỹ đạo (OV - Orbiter Vehicle), bộ đôi tên lửa đẩy nhiên liệu rắn có thể
thu hồi (SRBs - Solid Rocket Boosters), và bình nhiên liệu ngoài (ET - External Tank) có chứa
khí Hiđro lỏng và Ôxy lỏng.
Tàu con thoi là một trong những phi thuyền đầu tiên sử dụng hệ thống điều khiển bay tự động
bằng máy tính fly-by-wire. Điều này có nghĩa là không có một kết nối cơ học hay thủy lực nào


10

Hình 6. Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon chế tạo bởi Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam.

Hình 7. Đường đi của vệ tinh Vinasat 2.


11

giữa cần điều khiển của phi công đến bề mặt điều khiển hay hệ thống điều khiển phản ứng của
các động cơ đẩy.
Trạm quỹ đạo giống như là một máy bay với hai cánh delta, quét một góc 81◦ ở rìa cánh trong
và 45◦ ở rìa ngoài cùng của cánh. Cánh ổn định thẳng đứng có cạnh ngoài cùng quét một góc
45◦ về phía sau. Có bốn cánh tà, gắn vào rìa ngoài cùng của hai cánh, một thắng cản, gắn vào
rìa của cánh ổn định, với các cánh thân, điều khiển trạm quỹ đạo trong quá trình hạ cánh và đáp

xuống.

Hình 8. Hình ảnh về tàu con thoi.

B. Cấu Tạo Chính Của Tàu Con Thoi


Khoang chứa phi hành đoàn của trạm quỹ đạo bao gồm 3 tầng: tầng bay, tầng giữa và tầng
sử dụng tiện ích. Tầng trên cùng là tầng điều khiển bay với những chỗ ngồi cho chỉ huy
trưởng, phi công, hai chuyên gia của chuyến bay ngồi đằng sau. Tầng giữa, ở phía dưới
tầng bay, có thêm 3 chỗ ngồi cho các thành viên còn lại của phi hành đoàn. Bếp, phòng vệ
sinh, chỗ ngủ, tủ chứa quần áo và cửa sập bên hông cho việc vào ra tàu cũng ở tầng này,
cũng như là cửa với khóa không khí (airlock). Khóa không khí cũng có thêm một cửa vào
khoang chứa hàng hóa. Nó cho phép hai phi hành gia, mang bộ áo phi hành với đơn vị di
động ngoài không gian (Extravehicular Mobility Unit - EMU), giảm áp suất trước khi bước
ra không gian.


12

Hình 9. Tàu con thoi không gian OTV-1 X37B.



Khoang chứa hàng hóa, kích thước 60 ft x 15 ft (18 m x 4,6 m) chiếm hầu hết phần thân.
Các cửa vào khoang hàng hóa có bộ tỏa nhiệt ở các bề mặt bên trong, và được mở cho việc
điều khiển nhiệt độ khi tàu con thoi đang ở trên quỹ đạo. Điều khiển nhiệt độ bằng cách
định hướng tàu tương đối so với Trái Đất và Mặt Trời. Bên trong khoang chứa hàng là hệ
thống cần cẩu điều khiển từ xa, cũng được biết đến như là Canadarm, một cánh tay máy
được sử dụng để vận chuyển và đưa các thiết bị ra không gian.




Ba động cơ chính của tàu con thoi (Space Shuttle Main Engines - SSME) được gắn vào
đuôi của trạm quỹ đạo dưới dạng tam giác. Ba động cơ này có thể nghiêng lên 10.5◦ và
nghiêng xuống 8.5◦ từ bên này sang bên kia trong quá trình phóng để thay đổi hướng đẩy
của chúng và lái tàu con thoi trong lúc đẩy.

C. Các bộ phận khác


Hệ thống điều khiển quỹ đạo (Orbital Maneuvering System - OMS) cung cấp các điều khiển
trên quỹ đạo, bao gồm vào quỹ đạo, kết nối, bay vòng quanh, chuyển đổi, gặp gỡ, rời bỏ
quỹ đạo. Hệ thống điều khiển các phản ứng (Reaction Control System - RCS) cung cấp các
điều khiển về độ cao và chuyển dịch theo 3 trục theo độ dốc, cuốn, trệch trong các giai
đoạn bay vào quỹ đạo, vòng quanh quỹ đạo, và tái nhập khí quyển.



Hệ thống bảo vệ nhiệt độ (Thermal Protection System - TPS) bao phủ bên ngoài trạm quỹ
đạo, bảo vệ nó từ độ lạnh cóng -121◦ C (-250◦ F) trong không gian đến 1649◦ C (3000◦ F),


13

nhiệt độ lúc vào lại khí quyển. Cấu trúc của trạm quỹ đạo chủ yếu được làm từ hợp kim
nhôm mặc dù cấu trúc động cơ đẩy được làm từ hợp kim titani.


Bình nhiên liệu chứa ngoài (External Tank - ET) cung cấp 2,025 triệu lít (535.000 gallo)

hiđrô lỏng và ôxy lỏng để làm nhiên liệu cho động cơ chính của tàu con thoi (SSME).
Nó được bỏ đi 8,5 phút sau khi phóng lên ở độ cao khoảng 60 nautical miles (111 km),
rồi bị đốt cháy khi vào lại khí quyển. Bình chứa dày 1/8 inch chủ yếu làm bằng hợp kim
nhôm-lithi.



Hai tên lửa đẩy nhiên liệu rắn (Solid Rocket Boosters - SRB) cung cấp khoảng 83% sức
đẩy của tàu vào lúc phóng và giai đoạn 1 của quá trình phóng. Chúng được vứt bỏ 2 phút
sau khi phóng tại độ cao vào khoảng 150.000 feet (45,7 km), rồi bung dù và hạ xuống trên
đại dương để được thu nhặt lại. Vỏ của tên lửa SRB làm bằng thép dày khoảng 1/2 inch
(1,27 cm).

Hình 10. Các hệ thống bên ngoài tàu con thoi.


14

IV. TRUYỀN THÔNG NGOÀI VŨ TRỤ
A. Làm Việc Ngoài Không Gian
Mặc dù đã làm quen với vũ trụ từ 50 năm trước, nhưng chúng ta luôn cải tiến công nghệ và
kỹ thuật để hỗ trợ một cách tốt nhất cho con người, máy móc thể thích nghi và làm việc hiểu
quả ở ngoài không gian.
Hoạt động thăm dò thuyền: Các hệ thống phải hỗ trợ nhu cầu sinh học cở bản của con người
trong các chuyến đi ngoài vũ trụ. Cung cấp chế độ bảo vệ dưới các tác động ngoài không gian.
Hoạt động linh hoạt hỗ trợ. Những hệ thống sẽ được được tích hợp và thử nghiệm với giao diện
xe với áp lực thấp hơn, bầu không khí nhiều oxy hơn.

B. Duy Trì Sự Sống
Nước, không có nguồn dự trữ nước và oxy cho các nhà vũ trụ. Các trạm tàu vũ trụ sẽ đi trong

một khoảng thời gian tương đối dài nên việc cung cấp nước và oxy cho các nhà du hành là vô
cùng cần thiết. Nếu không có nước, có thể tồn tại trong 3 ngày. Nếu không có oxy, não sẽ tổn
thương vĩnh viễn. Các nhà khoa học đã xác định được lượng nước, oxy, năng lượng tối thiểu cho
một người một ngày ở Trái đất. Từ đó đẫn tới các nghiên cứu ở ngoài vũ trụ.
Ở trái đất, cây cối hút khí CO2 và thải khí O2 và H20. Tuy nhiên ngoài không gian thì không
có cơ chế này, vậy người giảm tối thiểu các khí C02 , và lấy lại nước và oxy đã mất. Cần một
quá trình khép kín (tối đa).
Phản ứng H2 và O2 sinh ra năng lương điện và nước dùng để sản suất nước và một phần năng
lượng. Tuy nhiên việc cung cấp nước ở ngoài vũ trụ là khó khăn, nên luôn có một tàu vũ trụ
của Nga phục vụ mục đích mang nước dự trữ đên các trạm vũ trụ.
C02 được loại bỏ từ không khí và thải ra ngoài. N2 là một khí trơ và chiếm thành phần cao
trong không khí đến 78%. Tuy nhiên , N2 không phục vụ nho nhu cầu sinh học của con người
nó , chỉ phục vụ cho việc giữ áp lực trong tàu luôn ở mức ổn định.
Quá trình tái chế nước và không khí trong không gian là cần thiết cho các tàu vũ trụ , trong
sơ đồ này sẽ không có cây cối vì môi trường trao đổi là ngoài không gian. Và khí C02 sẽ được
loại bỏ trong sơ đồ.
Các tàu con thoi trước thường sử dụng các hộp kim loại đựng 02 là LiOH thay cho zeolio.
Tuy nhiên nó chỉ sử dụng được trong khoảng 20-30 ngày, vì vậy ngày nay người ta sử dụng hệ
thống CDRA thường được sử dụng trên các trạm vũ trụ quốc tế.


15

Hình 11. Quy trình tái chế nước và không khí.

Có đến 2000 nghìn chất ô nhiễm như amonic, ethanol. . . được sản sinh ra trong máy móc và
trong các từ các thoải loại từ cơ thể con người, chúng có thể gây ra tác hại lớn cho tàu vũ trụ
vì không có khả năng được sử lý tự nhiên, người ta sử dụng các hệ thống để thu các chất thải
này lại và nó được giữ trong than hoạt tính.
C. Truyền Thông Ngoài Không Gian

Giới thiệu về tàu vũ trụ Dragon: Là tàu vũ trụ được phát triển để vận chuyển thiết bị vào
không gian. Tháng 5 năm 2012, Dragon trở thành tàu vũ trụ đầu tiên cung cấp hàng hóa lên
trạm vũ trụ quốc tế ISS và đã trở về thành công. Vào tháng 10 năm 2012, Dragon hoàn thành
sứ mệnh thứ hai của nó về vận chuyển hàng hóa cho NASA.
Cách thức thuyền thông của tàu vũ trụ Dragon với các thực thể khác:


Truyền thông giữa tàu vũ trụ và ISS được cung cấp bởi CUCU. CUCU đã được giao cho
các trạm không gian trên STS-129.



ISS truyền lệnh cho tàu vuc trụ bằng các bảng lệnh thuyền viên.



Tàu vũ trụ cũng có thể giao tiếp trên băng S qua theo dõi dữ liệu chuyển tiếp hệ thống hoặc
trên các trạm trái đất.


16

Truyền thông ngoài vũ trụ là một vấn đề quan trọng. Việc truyền tin đòi hỏi tính ổn định, an
toàn và chi phí tốt. Với các hệ thống tàu vũ trụ hiện tại sử dụng các sóng vô tuyến để truyền
thông. Tuy nhiên việc truyền thông ngoài vũ trụ với khoảng cách lên tới hàng triệu kilomet, tốc
đồ và hiệu năng của việc truyền tin được quan tâm rất nhiều. Chính vì vậy NASA đang có dự
án nghiên cứu phát triển nghiên cứu và thử nghiệm truyền thông ngoài vũ trụ sở dụng laser.
Trong không gian kết nối dữ liệu chậm có thể gây ra rất nhiều vấn đề về độ chính xác cũng
như thông tin của dữ liệu thu được. Một báo cáo mới của Nasa, các nhà khoa học đã phải đợi
16 tháng để có được tất cả dữ liệu tàu vũ trụ New horizons bay qua sao diêm vương. Và việc

truyền tải dữ liệu bằng lase đã phá vỡ những rào cản cũ của sóng điện từ cho phép truyền dữ
liệu một cách nhanh hơn.

Hình 12. Truyền thông tin sử dụng laser.

Một ví dụ điển hình nhất cho truyền tải dữ liệu bằng laser đó là việc vẽ bản đồ sao hỏa. Khi
sử dụng tần số sóng hiện tại thì phải mất tới 9 năm để có thể thu thập được toàn bộ dữ liệu của
sao hỏa cho Google. Tuy nhiên với laser, băng thăng sẽ được mở rộng gấp 40 lần, điều này có
nghĩa thay vì mấy thời gian lên tới 9 năm thì chúng ra chỉ mất 9 tháng để cung cấp đầy đủ dữ
liệu cho Google về một bản đồ sao hỏa.
Các phi hành gia trên các tàu vũ trụ trên các trạm vũ trụ quốc tế hay thậm trí trên mặt trăng,
sẽ có thể được nhận các video HD hướng dẫn sửa chữa một phần lỗi của tàu vũ trụ của mình,
ngoài ra có thể hướng dẫn điều trị cho một thuyền viên bị bệnh.


17

Một thí nghiệm của Nasa mới đây đã thăm dò ảnh hưởng của truyền trễ thông tin liên lạc trên
trạm vũ trụ quốc tế bằng cách bắt chước các khoảng cách trong truyền thông có thể xảy ra trong
khi liên lạc với một địa chỉ ở xa.
50 giây trễ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà phi hành gia vũ trụ trong hoàn thành nhiệm
vụ của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với các thuyền viên của tàu vũ trụ, việc gửi video là
cắt giảm khoảng cách có thể làm giảm tác động tiêu cực.
Tốc độ của ánh sáng - được ghi nhận là tốc độ nhanh nhất có thể, sẽ làm cho các truyền thông
tức thì giữa 2 bên là không thể. Tàu vũ trụ ở sao hỏa sẽ phải mất ít nhất là 4 phút để nhận bất
kỳ thông báo nào của (trễ thời gian trong quá trình truyền đi, khoảng cách giữa trái đất và sao
hỏa luôn thay đổi và khoảng cách của nó có thể lên tới quãng đường ánh sáng truyền trong 24
phút).
Ngoài ra việc gửi nhiều dữ liệu cùng một lúc hơn sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho việc chờ
đợi . Truyền bằng hồng ngoại có nghĩa truyền thông giữa các chùm laser với các chùm ánh sách

cận hồng ngoại. Một quá trình mà có thể gửi dữ liệu nhanh gấp 10-100 lần so với tiêu chuẩn
thông thường hiện nay. Quá trình truyền tải sử dụng ít điện năng hơn so với tín hiệu sóng điền
từ nhanh và mạnh nhất. Các cận hồng ngoại là không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Thử nghiệm một hệ thống liên lạc bằng laser giữa các tàu vũ trụ, trạm vũ trụ và trái đất đã
cho thấy các kết quả rất tích cực. Hệ thống được xây dựng từ off-the-shelf phần mà đã không
được thử nghiệm ngoài không gian. Kết quả cho thấy là truyền một video chất lượng cao chỉ
trong vòng 3.5 giây thay cho hơn 10 phút nếu truyền bằng sóng vô tuyến từ các trạm không gian.
Tuy nhiên nhiệm vụ là đặc biệt khó khăn vì tính tập trung của laser. Các trạm vũ trụ di chuyển
với tốc độ nhanh khoảng 28160 km/h hệ thống phải khóa và tập trung vào đèn hiệu laser. Trong
khi đó sóng vô tuyến trải dài ra thành một chùm rộng, còn chùm laser nhỏ và tập trung hơn.
Một số thử nghiệm của các nhà khoa học ở Đức đã thất bại, khi có một đám mây cản trở việc
trao đổi thông tin khi truyền.
Có một số ý kiến đã được đưa ra để nhằm giải quyết các vấn đề truyền tải. Một trong số đó
là sử dụng truyền bằng ánh sáng cận hồng ngoại mà công ty sử dụng trong các sợi cáp quang giống như internet FiOS. Đối với các đám mây cản trở việc truyền tải thông tin, các nhà khoa
học có ý tưởng sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất, có thể có bằng một vài
mục tiêu hoặc các quả bóng bay trên những đám mấy và gửi dữ liệu về mặt đất.
Nasa đang có những dự án đẩy công nghệ này đi xa trong thời gian tới. Trước đó một thử
nghiệm vào trong năm 2013 trong việc kết nối liên lạc giữa 2 địa điểm là Mặt Trăng và Mexico.


18

Tuy nhiên để có thể kết nối với các địa điểm ở xa, ví dụ ở sao Hỏa, các tín hiệu truyền đi sẽ
cần năng lượng mạnh hơn cỡ khoảng một triệu lần. Vì các tia laser từ sao Hỏa sẽ rất hẹp và chỉ
cần các rung lắc nhỏ trên tàu vũ trụ cũng có thể khiến việc nhân tin ở Trái đất bị gián đoạn.

Hình 13. Thử nghiệm truyền thông với laser.

Cho đến ngày nay không có một truyền thông xa hơn ở mặt trăng được triển khai. Nasa đang
triển khai 1 dự án quy mô trong các nỗ lực nghiên cứu vấn đề này. Hy vọng rằng việc triển khai

các dự án này có thể tạo một bước nhảy trong quá trình chinh phục vũ trụ của con người.
V. TÀU CON THOI QUAY VỀ TRÁI ĐẤT
Quá trình tàu con thoi quay về Trái Đất trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn rời khỏi quỹ đạo, giai
đoạn tái nhập khí quyển, giai đoạn hạ độ cao và hạ cánh. Giai đoạn 1 và 2 thường được điều
khiển bằng robot. Phi hành gia có thể điều khiển giai đoạn tái nhập khí quyển nếu xảy ra trường
hợp khẩn cấp. Giai đoạn 3 thường được điều khiển thủ công.

A. Giai Đoạn Rời Khỏi Quỹ Đạo
Tàu chuyển từ quỹ đạo cao xuống quỹ đạo thấp nhờ lực hấp dẫn của hành tinh nó đang bay
quanh. Với tàu thám hiểm Mặt Trăng, khi muốn chuyển về quỹ đạo thấp quanh Trái Đất, nó bay
vài vòng quanh Mặt Trăng lấy đà rồi tăng tốc cho lực ly tâm thắng lực hướng tâm, để tàu thoát
khỏi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (lực hướng tâm) và bay theo phương tiếp tuyến của quỹ đạo tới
Trái Đất. Theo National Geographic - một trong những tạp chí uy tín hàng đầu thế giới - cần


19

33 tấn chất nổ đẩy để đưa tàu MAV mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang chế tạo
thoát khỏi lực hấp dẫn của sao Hỏa, bay tới nơi chuyển tiếp để về Trái Đất.
Khi tới gần Trái Đất nó bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút lại nên bay quanh Trái Đất (quỹ đạo
thấp). Tàu rời khỏi quỹ đạo thấp bằng cách sử dụng các động cơ của hệ thống OMS để phun
phản lực ngược chiều với hướng quỹ đạo hiện tại, vận tốc của tàu sẽ giảm xuống còn khoảng
322 km/h. OMS (Orbital Maneuvering System) là hệ thống điều khiển quỹ đạo của tàu, cung
cấp các điều khiển trên quỹ đạo, bao gồm vào quỹ đạo, kết nối, bay vòng quanh, chuyển đổi,
gặp gỡ, rời bỏ quỹ đạo.
Nguyên tắc của tàu quỹ đạo thấp là bay với vận tốc phù hợp để cân bằng với lực hấp dẫn của
Trái Đất (lực ly tâm bằng lực hướng tâm). Nếu tốc độ chậm lại, nó sẽ bị lực hấp dẫn của Trái
Đất hút về và rơi vào bầu khí quyển. Sau 3 phút sử dụng các động cơ, tàu sẽ quay ngược trở lại,
đẩy phần đầu của tàu xuống (thực ra là "ngóc lên" so với trái Đất).


B. Giai Đoạn Tái Nhập Khí Quyển
Khi đã vào bầu khí quyển, tàu chuyển động với vận tốc rất lớn - gần 28000 km/h. Để đưa nó
trở lại Trái đất một cách an toàn, cần phải giảm tốc xuống đáng kể. Một cách giảm tốc là dùng
tên lửa đẩy tạo phản lực, tương tự như khi phóng tàu. Cách này đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu
nên không khả thi. Khối lượng nhiên liệu này, cộng thêm hàng hóa, sẽ khiến tàu trở nên quá
nặng và cồng kềnh.
Cách thứ hai là lợi dụng tác động của bầu khí quyển. Khí quyển là lớp các chất khí bao quanh
Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Trên hành trình quay về Trái Đất, tàu phải
đi qua bầu khí quyển. Các chất khí bị ion hóa của bầu khí quyển bao quanh tàu ngăn chặn thông
tin liên lạc vô tuyến điện với mặt đất trong khoảng 12 phút. Không khí trong bầu khí quyển có
một trọng lượng cực lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học, bao bọc toàn Trái đất là một lớp
không khí nặng hơn 500 tỷ tấn. Mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao,
càng hạ xuống sâu tàu phải chịu một áp lực càng lớn. Áp lực này giúp giảm tốc cho tàu.
Mất khoảng 25 phút để tàu hạ đến tầng ngoài cùng của bầu khí quyển (đây là vùng quá độ
giữa bầu khí quyển Trái đất với khoảng không vũ trụ, còn gọi là tầng thoát ly). Không khí ở
tầng này rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, có thể lên đến 2000◦ C hoặc hơn (nhiệt độ của bầu khí
quyển biến đổi tỷ lệ thuận theo độ cao so với mực nước biển). Vỏ tàu sẽ bị nóng lên, có thể
lên đến 1650◦ C . Tàu có thể bốc cháy trong bầu khí quyển và những mảnh vỡ còn sót lại sẽ rơi
xuống đại dương.


20

Hình 14. Luồng khí nóng từ tàu Atlantis khi tái nhập khí quyển nhìn từ trạm vũ trụ.

Vì nguyên nhân trên mà vỏ tàu được bọc một lớp cách nhiệt cực tốt. Tuy nhiên vẫn có trường
hợp tính toán sai sót dẫn đến tai nạn như vụ nổ tàu Columbia ngày 01/02/2003. Mảnh xốp cách
nhiệt từ bình nhiêu liệu rơi ra trong quá trình cất cánh (16/01/2003) là nguyên nhân gây thủng
một lỗ lớn bên cánh trái của tàu. Lỗ thủng này đã khiến cho khí nóng tràn vào bên trong con tàu
trong quá trình ma sát với bầu khí quyển, gây ra vụ nổ khi hạ cánh. Tất cả 7 phi hành gia đều

thiệt mạng. Những mảnh vỡ của con tàu nặng hơn 100 tấn rơi rải rác ở miền Đông Bắc bang
Texas, Mỹ. Dù không ai trên mặt đất bị thương nhưng sự ra đi của tàu Columbia đã đánh dấu
thảm họa gây tử vong thứ hai của chương trình tàu con thoi kéo dài 30 năm của NASA.
Khi ở trong bầu khí quyển, tàu được điều khiển bởi hệ thống RCS để bay hạ độ cao dưới một
góc 40◦ với mũi tàu trên đường chân trời, tạo ra lực cản, không chỉ để giảm tốc, mà còn làm
giảm sức nóng của bầu khí quyển. RCS (Reaction Control System) là hệ thống điều khiển các
phản ứng của tàu, cung cấp các điều khiển về độ cao và chuyển dịch theo 3 trục. Mật độ khí
càng lúc càng tăng khiến góc 40◦ của tàu từ từ giảm xuống. Tàu phải thực hiện 4 lần nghiêng
qua nghiêng lại - mỗi lần nghiêng khoảng vài phút, nhiều lúc tàu có thể nghiêng tới 70◦ - để
vẫn giữ nguyên góc 40◦ . Sau khi nghiêng xong, tàu hoạt động như một máy bay thông thường.
Tàu sẽ giảm độ ngóc, chúi mũi xuống và bắt đầu giai đoạn hạ độ cao và hạ cánh.
C. Giai Đoạn Hạ Độ Cao Và Hạ Cánh
Khi tàu đang ở độ cao 3000 m, giai đoạn hạ độ cao và hạ cánh bắt đầu. Phi hành gia sử dụng
phanh khí động để giảm tốc của tàu từ 682 km/h xuống còn 346 km/h, là vận tốc khi chạm


21

Hình 15. Một bộ phận của tàu Columbia được tìm thấy ở bang Texas, Mỹ.

đường băng (so với 260 km/h của máy bay thông thường). Càng bánh xe được thả ra khi đang
tàu bay với vận tốc 430 km/h. Sau khi toàn bộ 3 càng đã chạm đường băng, vận tốc của tàu là
343 km/h. Khi đã giảm tốc xuống còn 110 km/h, một cái dù bán kính khoảng 12 m được thả ra
nhằm hỗ trợ thắng cho tàu.

Hình 16. Tàu Atlantis thả càng bánh xe trước khi hạ xuống đường băng.

Trung tâm Không gian Kennedy (KSC - Kennedy Space Center) ở mũi Canaveral, bang Florida,
Mỹ luôn là điểm đáp ưu tiên hàng đầu của tàu con thoi. Ở đây có một trong những đường băng



22

lớn nhất thế giới: chiều dài 4472m, chiều ngang 91.4m, mỗi đầu có thêm một đoạn đường an
toàn dài 305m. Nếu điều kiện không cho phép, tàu phải đáp xuống căn cứ không quân Edwards
ở bang California hoặc một căn cứ quân sự khác của Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, chi phí sẽ gia
tăng, chẳng hạn nếu tàu đáp xuống căn cứ Edwards, NASA sẽ phải tốn thêm 1.7 triệu USD để
đưa nó về lại KSC.

Hình 17. Tàu Endeavour bung dù khi đáp xuống đường băng ở KSC ngày 21/08/2007.

Sau khi hạ cánh, tàu ở lại trên đường băng khoảng vài tiếng để làm mát. Một nhóm nhân viên
đến kiểm tra các động cơ của hệ thống RCS và khu hàng hóa. Một nhóm khác xử lý khí độc từ
khoang nhiên liệu. Một bác sĩ lên tàu kiểm tra sức khỏe cho phi hành đoàn trước khi họ có thể
rời xuống.
VI. CONCLUSIONS
Đề tài đã cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về tàu vũ trụ, cung cấp quá trình của một con
tàu vũ trụ từ khi phóng lên bầu trời đến khi trở về. Các bước trong hành trình di chuyển ngoài
không gian của tàu vũ trụ đều đòi hỏi sự chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng. Quá trình phóng tàu
sử dụng tên lửa đẩy và mô tả cách tàu tìm quỹ đạo chính xác của mình. Quá trình liên lạc giữa
tàu vũ trụ và các trạm vũ trụ và không gian nêu ra một hướng truyền thông mới bằng laser đang
được nghiên cứu triển khai. Quá trình trở về của tàu vũ trụ mô tả các cách thức tàu vũ trụ rời


23

quỹ đạo đến khi hạ cách xuống dưới trái đất. Đề tài là một tổng hợp và phát triển của môn học
“Các hệ thống thông tin vệ tinh”. Trong tương lai, hy vọng rằng các dự án liên quan tàu vũ trụ
sẽ được nghiên cứu phát triển nhiều hơn ở nước ta.
TÀI LIỆU

[1] Xem thêm tại địa chỉ />[2] Blazing the Trail: The Early History of Spacecraft and Rocketry - Mike Gruntman, 2004
[3] A Brief History of the United States Astronomy Spacecraft and Crewed Space Flights – NASA Education
Resources, 2001
[4] SpaceX CRS-6 Mission Press Kit - cargo resupply services mission - NASA, April 2015 - Download tài liệu tại
địa chỉ: />[5] Reference Guide to the International Space Station - Assembly complete edition - NASA, November 2010 Download tài liệu tại địa chỉ: />[6] Minimizing the Maximum Heating of a Reentering Space Shuttle: An Optimal Control Problem with Multiple
Control Constraints - H. Kreim, B. Kugelmann, H. J. Pesch, M. H. Breitner.
[7] Columbia and Challenger: organizational failure at NASA - Joseph Lorenzo Hall
[8] Aerodynamics and Flight Dynamics - NASA, trang 236.
[9] />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×