Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KIẾN TRÚC SOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 29 trang )

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP VỤ VÀ KIẾN TRÚC SOA
1. Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ
1.1 Một số kiến thức cơ bản
1.1.1 Đơn vị đo lường và cách quy đổi giá vàng thế giới sang giá vàng trong nước:
Các đơn vị đo lường của Vàng: Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng
được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram.
Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là
ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram.
Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương
1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K
thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành
trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
• Thị trường vàng thế giới:
o Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce
o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
o 1 lượng = 1.20556 ounce
• Thị trường vàng trong nước:
o Đơn vị yết giá: VND/lượng
o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/ounce sang đơn vị tính
VND/lượng
Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới(USD/Oz)*1.20556*Tỷ giá
USD/VND
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và trong nước:
• Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới:
o Sự biến động của giá đô la Mỹ - Lãi suất tiền gởi của Mỹ
o Sự biến động của giá dầu
o Mức độ lạm phát của nền kinh tế Mỹ
o Một số chỉ số của nền kinh tế Mỹ
• Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước:
o Giá vàng trên thế giới
o Cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức


o Chính sách về vàng của các ngân hàng, công ty vàng bạc đá quý lớn.
1.2 Hình thức giao dịch
Hiện nay, trong giao dịch vàng thường áp dụng hình thức giao dịch khớp lệnh với 2 hình
thức cơ bản: đấu giá trực tiếp và đấu giá thế giới.
- Đấu giá trực tiếp: mỗi sàn sẽ dựa vào giá vàng thế giới để đưa ra mức giá tham khảo
cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ dựa vào giá tham khảo trên sàn để rao bán hoặc rao mua (mức
giá chênh lệch tối đa so với giá tham khảo sẽ tùy quy định của từng sàn). Khi đó, giao dịch
của một nhà đầu tư được gọi là thành công khi và chỉ khi trên sàn xuất hiện một lệnh trái
chiều (của nhà đầu tư khác) thỏa mãn điều kiện giao dịch (giá mua >= giá bán).
- Đấu giá thế giới: giá được niêm yết trên sàn có xu hướng chạy theo giá thế giới. Theo
hình thức này thì nhà đầu tư sẽ chấp nhận giao dịch hoặc từ chối giao dịch theo mức giá mà
phía sàn vàng đưa ra.
Tùy theo quy định của từng sàn, mà cơ chế khớp lệh có thể là liên tục, tự động hay
khớp lệnh định kỳ theo từng phiên giao dịch.
- Khớp lệnh liên tục: được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay
khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trên cơ sở ưu tiên về giá (mua cao, bán thấp), thời
gian (lệnh vào trước ưu tiên trước).
- Khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh
mua – bán trong khoảng thời gian nhất định và tạo ra giá khớp có khối lượng mua bán đạt
được là lớn nhất.
1.3 Một số quy định trong giao dịch vàng
1.3.1 Đối tượng tham gia (Nhà đầu tư )
Nhà đầu tư là các cá nhân, tố chức kinh tế hay tổ chức khác theo quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam.
1.3.2. Cách thức tham gia và hình thức giao dịch vàng trên thị trường hiện nay
• Nhà đầu tư mở tài khoản tại các điểm giao dịch, ký hợp đồng giao dịch vàng và các
hợp đồng liên quan (tùy theo quy định của các sàn vàng).
• Nhà đầu tư được phép mở một hay nhiều tài khoản giao dịch là do từng Trung tâm
giao dịch Vàng quy định.
• Nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua, bán, hủy tại các điểm giao dịch.

• Theo dõi kết quả giao dịch trực tuyến tại các điểm giao dịch, hoặc trên website.
• Hiện nay trên thị trường giao dịch tồn tại song song hai hình thức đấu giá trên các sàn
giao dịch vàng đó là đấu giá thế giới và đấu giá trực tiếp.
o Với các sàn đấu giá theo giá thế giới: Giá bán hoặc mua sẽ do sàn quy
định, tuy nhiên con số này phụ thuộc chủ yếu vào giá vàng trên thị trường
thế giới.
o Các sàn đấu giá trực tiếp: Giá mua và giá bán trên sàn do nhà đầu tư trực
tiếp quy định.
1.3.3 Thời gian giao dịch
Tùy theo quy định của từng sàn mà thời gian giao dịch có thể khác nhau.
Ví dụ:
• Với sàn giao dịch vàng phố Wall (WSG): giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, với
2 phiên, phiên 1 (08h00 – 11h00) và phiên 2 (13h00 – 23h00). Nghỉ các ngày lễ theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
• Với sàn giao dịch vàng quốc tế IGI: giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần theo hai
phiên: phiên 1(8h00-11h00), và phiên 2 (13h00-23h00).
1.3.4 Các loại lệnh giao dịch
• Lệnh mua/ bán có điều kiện: là lệnh chỉ được kích hoạt để so khớp khi giá khớp lệnh
trên bảng giao dịch trực tuyến của Trung tâm giao dịch Vàng lớn hơn hoặc bằng giá
điều kiện do khách hàng đưa ra (đối với lệnh mua) và nhỏ hơn hoặc bằng giá điều
kiện do khách hàng đưa ra (đối với lệnh bán). Lệnh này có hiệu lực đến hết ngày giao
dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy.
• Lệnh thị trường: là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán tại mức giá mua cao
nhất hiện đang chờ trong hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch Vàng. Nếu khối
lượng của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì phần còn lại của lệnh thị
trường sẽ được tự động hủy.
• Trong một lệnh giao dịch cần chú ý đến các quy định về bước nhảy khối lượng, bước
nhảy về giá.
Ví dụ: Đối với Sàn giao dịch Vàng phố Wall quy định như sau:
o Khối lượng giao dịch tối thiểu: 5 lượng/1 lệnh.

o Bước nhảy về khối lượng: 5 lượng.
o Đơn vị yết giá: VND/lượng
o Bước nhảy về giá: 1.000 đồng/lượng.
• Các thông tin khách hàng cần quan tâm đối với một phiếu lệnh Mua/Bán có điều kiện:
o Giá điều kiện: Là giá mà tại đó khi giá khớp lệnh trên Trung tâm giao dịch
vàng chạm hoặc vượt qua mức giá này thì hệ thống tự động kích hoạt lệnh
của khách hàng.
o Giá Mua/Bán: là giá mà khách hàng mong muốn thực hiện lệnh.
o Số lượng: Là số lượng vàng mà khách hàng mong muốn thực hiện mua/
bán.
1.3.5 Chu kỳ của một lệnh
Để có thể hợp thức hóa lợi nhuận thì một lệnh phải trải qua chu kỳ: Đặt lệnh, khớp lệnh,
đóng lệnh, khớp lệnh đóng.
(1) Đặt lệnh (mua hoặc bán):
- Khi đặt lệnh người chơi phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ trong tài khoản của mình không bị
vi phạm. Tùy từng sàn vàng cụ thể sẽ quy định tỷ lệ ký quỹ khác nhau. Hiện nay
nhiều sàn vàng áp dụng tỷ lệ ký quỹ là 7%.
- Người chơi phải đóng phí giao dịch cho sàn vàng khi đặt lệnh.
(2) Khớp lệnh:
Hệ thống tự động khớp lệnh liên tục trong suốt thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên khớp
lệnh dựa trên 2 yếu tố là giá và thời gian.
- Về giá: Lệnh đang chờ so khớp chính là lệnh chào nên nếu khớp thì sẽ khớp theo giá
lệnh chào. Lệnh mua sẽ lần lượt được so khớp với các lệnh bán có giá từ thấp đến
cao. Ngược lại, lệnh bán sẽ lần lượt được so khớp với các lệnh mua có giá từ cao đến
thấp.
- Về thời gian: Lệnh nào nhập trước sẽ được khớp trước.
(3) Đóng lệnh và khớp lệnh đóng:
Sau khi mua (hoặc bán) vàng trên sàn, người chơi tiếp tục thực hiện chiều ngược lại:
bán (hoặc mua). Khi khách hàng đặt lệnh cho chiều ngược lại này ta gọi là đóng lệnh.
Nếu việc đóng lệnh được khớp thì ta nói rằng đã khớp lệnh đóng. Lúc này người chơi

sẽ xác định được chu kỳ lệnh của mình lời hay lỗ. Nếu lời thì lợi nhuận đó được sàn
vàng hợp thức hóa, chuyển vào tài khoản tiền của người chơi.
Tuy nhiên, nếu quá trình đóng lệnh và khớp lệnh đóng chưa thành công (tính đến
thời điểm cuối cùng của phiên giao dịch cuối ngày), tức là số vàng đó phải để qua
đêm .
1.3.6 Cơ chế khớp lệnh
Khớp lệnh tự động, liên tục theo cơ chế ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
• Ưu tiên về giá: lệnh bán với giá thấp và lệnh mua với giá cao được ưu tiên khớp
trước.
• Ưu tiên về thời gian: nếu có 2 lệnh cùng loại và cùng mức giá thì lệnh nào vào hệ
thống trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
• Lệnh đang chờ so khớp được gọi là lệnh chào: do đó, nếu khớp thì sẽ khớp theo giá
của lệnh chào.
• Lệnh mua sẽ được so khớp lần lượt với tất cả các lệnh chào bán có giá nhỏ hơn hoặc
bằng giá mua đang chờ khớp theo thứ tự từ thấp đến cao.
• Lệnh bán sẽ được so khớp lần lượt với tất cả các lệnh chào mua có giá lớn hơn hoặc
bằng giá bán đang chờ khớp theo thứ tự từ cao đến thấp.
Ví dụ: Giả sử trên bảng giá vàng điện tử trực tuyến của Trung tâm giao dịch Vàng hiển thị
như sau:
GM3 KL3 GM2 KL2 GM1 KL1 GK KLK GB1 KL1 GB2 KL2 GB3 KL3
17988 200 17990 100 17995 50 18000 50 18005 50 18007 150 18010 50
Khách hàng E đặt lệnh mua 100 lượng vàng giá 18.010.000 đồng/lượng khách hàng E sẽ
khớp được 50 lượng giá 18.005.000 đồng/lượng và 50 lượng giá 18.007.000 đồng/lượng.
1.4 Quy trình thực hiện giao dịch của nhà đầu tư

1.4.1 Nộp tiền ký quỹ trước khi giao dịch
- Muốn tham gia giao dịch vàng, nhà đầu tư phải nộp một khoản ký quỹ nhất định.


Hệ thống giao dịch

Vàng của WSG
Nhà đầu tư
Khớp lệnh liên tục, tự động
(­Ưu tiên giá, thời gian)
Mở tài khoản giao dịch vàng.
- Nộp tiền kỹ quý
Nhân viên nhận
lệnh, KSV
Xác nhận giao dịch
Đặt lệnh mua/bán vàng
Hủy, sửa lệnh
Ký quý bổ sung
- Rút tiền/vàng
- Tất toán
Kiểm tra giao dịch
- Nhận thông báo
Bảng điện tử
NV môi giới,
kế toán GD
- Tùy theo sàn vàng giao dịch mà tỷ lệ ký quỹ này có thể khác nhau. Số tiền ký
quỹ phải lớn hơn hoặc bằng X.
Với X = Tỷ lệ ký quỹ * tổng giá trị khi đặt lệnh.
1.4.2 Các hình thức giao dịch có thể có
- Khi nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng lên, họ sẽ mua và bán ra với giá cao hơn giá
mua.
- Khi nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng xuống, họ sẽ bán vàng và mua lại với giá thấp
hơn.
1.4.3 Các phiếu Mua/Bán và Hủy lệnh trong giao dịch vàng
Nhà đầu tư phải điền đầy đủ, hợp lệ các thông tin yêu cầu trong phiếu lệnh Mua/Bán cũng
như phiếu lệnh Hủy giao dịch Vàng.


Hình 7. Thông tin các phiếu đặt lệnh
1.4.4 Các tỷ lệ đảm bảo trong giao dịch Vàng
• Tỷ lệ ký quỹ
Tỷ lệ ký quỹ = (Tài sản ròng của nhà đầu tư) / (Tổng giá trị giao dịch) * 100%.
Tài sản ròng của nhà đầu tư = Tổng giá trị vàng và tiền thực có – Tổng giá trị
vốn góp.
• Tỷ lệ cảnh báo
Khi (Tài sản ròng của nhà đầu tư) / (Tổng giá trị vốn góp) <= tỷ lệ cảnh báo thì
nhà đầu tư phải nộp bổ sung tiền ký quỹ.
Số tiền ký quỹ bổ sung = Tổng giá trị vốn góp * Tỷ lệ ký quỹ - Tài sản ròng.
• Tỷ lệ xử lý
Khi ( Tài sản ròng của nhà đầu tư) / (Tổng giá trị vốn góp) <= Tỷ lệ xử lý thì
sàn có thể đơn phương tất toán một phần hoặc toàn bộ tài sản của nhà đầu tư.

Các tỷ lệ trên sẽ tùy theo quy định của mỗi sàn mà có thể khác nhau. Ví dụ WSG và
ACB thì các tỷ lệ trên lần lượt là 7%, 5%, 4%.
1.4.5 Thu phí sử dụng vốn góp
Nhà đầu tư chỉ phải trả một khoản phí sử dụng góp vốn khi phần vốn góp của sàn không
được nhà đầu tư hoàn trả khi kết thúc ngày giao dịch (Hay còn gọi là phí qua đêm).
Phí sử dụng vốn góp sẽ do từng sàn quy định và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
1.4.6 Rút tiền và vàng
Nhà đầu tư có thể rút tiền và vàng nếu đáp ứng điều kiện lượng tiền/vàng cần rút nhỏ hơn
hoặc bằng số dư tiền/vàng trong tài khoản và thỏa mãn một số quy đinh riêng của từng sàn
vàng
1.4.7. Nộp và rút tiền
Khi mở tài khoản giao dịch vàng, nhà đầu tư sẽ mở thêm một tài khoản tại ngân hàng. Khi
cần nộp tiền, nhà đầu tư đến ngân hàng và nộp tiền vào tài khoản giao dịch vàng, biên lai
nộp tiền sẽ được dùng để xác nhận tài khoản của nhà đầu tư đã có thể thực hiện giao dịch.
Nhà đầu tư sẽ rút tiền từ tài khoản đã đăng ký tại ngân hàng, trước đó, nhân viên giao dịch

đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản giao dịch vàng sang tài khoản của nhà đầu tư mở tại
ngân hàng.
1.5 Core khớp lệnh
Trong một sàn giao dịch, core khớp lệnh đóng vai trò rất quan trọng. Nó đảm nhận nhiệm vụ
kiểm tra các điều kiện ràng buộc và khớp giữa hai lệnh trái chiều (mua – bán) để gửi trả kết
quả cho các dịch vụ (service) khác trong hệ thống nhằm hoàn tất việc giao dịch của nhà đầu
tư.
1.6 Các hệ thống giao dịch vàng trên thị trường
1.6.1 Thị trường trong nước
Cho đến thời điểm này, thị trường vàng Việt Nam đang rất sôi động với giá vàng lên xuống
từng ngày, số lượng sàn giao dịch càng tăng, và do đó, cơ hội cho các nhà đầu tư cũng tăng
đáng kể.
Như đã nói ở chương 2, có hai hình thức đấu giá giao dịch chính: đấu giá thế giới và đấu giá
trực tiếp, các sàn vàng ở Việt Nam cũng được chia theo hai hình thức đấu giá này
1.6.1.1 Đấu giá trực tiếp
Đầu tiên phải kể đến là Sàn giao dịch vàng Sài Gòn do ngân hàng Á Châu (ACB) tổ chức
đã khai trương vào ngày 25/5/2007 tại 29, Lý Thường Kiệt, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh. Đây có thể được xem là sàn giao dịch đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có 9
thành viên tham gia sàn giao dịch cùng với ACB, gồm các đơn vị có giấy phép kinh doanh
vàng: Eximbank, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng
phát triển nhà TPHCM, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn… Mỗi thành viên đều có đại diện giao
dịch đặt tại sàn. Với sàn giao dịch vàng Sài Gòn, lệnh được khớp ở mỗi sàn thành viên, nếu
ở sàn thành viên không có lệnh đối ứng thích hợp, lệnh đặt sẽ được đẩy lên sàn giao dịch
chính để khớp với lệnh ở các sàn thành viên khác ( hình chương 2 ) . Hiện tại, các sàn thành
viên đã triển khai việc đặt lệnh trực tuyến thông qua phần mềm đặt lệnh (ACB) hay đặt trực
tiếp tại trang web (E-XIM). Ngoài ra, nhà đầu tư vẫn có thể đến trực tiếp điểm nhận lệnh hay
đặt lệnh qua điện thoại (Việt Á).
Ngày 28/11/2008 Công ty Vàng bạc Đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Công ty
Sacombank-SBJ) kết hợp cùng với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức
khai trương và đưa vào hoạt động Sàn giao dịch vàng Thần Tài Sacombank tại trụ sở

×