Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập chi tiết máy bộ truyền bánh ma sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.01 KB, 2 trang )

BÀI TẬP CHI TIẾT MÁY
PHẦN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
TRUYỀN ĐỘNG BÁNH MA SÁT
Bài 1
Tìm lực nén hướng tâm cho phép
đối với bộ truyền bánh ma sát trụ (Hình 1).
Con lăn nhỏ có số vòng quay 2400
vòng/phút; Vật liệu con lăn nhỏ là techtolit,
mô đun đàn hồi, vật liệu con lăn lớn là
thép CT3; tải trọng riêng cho phép bằng 55
N/mm. Hệ số ma sát f = 0,25 , hệ số an
toàn s = 1,25 .

Hình 1
Bài 2: Tính công suất truyền tương ứng của bộ truyền bánh ma sát có số liệu như bài 1.
Bài 3: Một bộ truyền bánh ma sát trụ có con lăn bằng thép Cr15, độ cứng HB = 262. Mô
đun đàn hồi mỗi bánh E = 2,1.10 5 . Công suất P2 = 6 KW; số vòng quay bánh dẫn n 1 =
1450 vòng/phút, tỷ số truyền u = 2,5; hiệu suất bộ truyền η = 0,85; bộ truyền làm việc
trong dầu. Tính ứng suất tiếp xúc cho phép của bộ truyền.
Bài 4: Kiểm nghiệm sức bền tiếp xúc cho bộ truyền có số liệu như bài 3, biết hệ số ma
sát f = 0,15 , hệ số an toàn s = 1,3; hệ số trượt đàn hồi ξ = 0,02; hệ số chiều rộng bánh ma
sát ψba = 0,4.
Bài 5
Tính kích thước các con lăn của bộ
truyền biến tốc ma sát cạnh (Hình 2) và
xác định lực nén nếu như công suất truyền
P1 = 2,5 KW, số vòng quay bánh dẫn n 1 =
600 vòng/phút, số vòng quay lớn nhất của
con lăn bị dẫn n2max =600 vòng/phút,
phạm vi điều chỉnh D = 3, vật liệu con lăn
sợi, gang có hệ số ma sát f = 0,2, tải trọng


cho phép trên 1 đơn vị chiều dài [q] =
39N/mm, hệ số an toàn tiếp xúc s =1,3, hệ
số trượt đàn hồi ξ = 0,02, hệ số chiều rộng
bánh ma sát ψbd = b/D1= 0,5.

Hình 2


Bài 6: Cho bộ truyền bánh ma sát trụ xẻ rãnh
(Hình 3), làm việc trong hộp kín, bôi trơn ngâm
dầu. Biết công suất trên bánh dẫn P 1 = 5 KW, số
vòng qua của bánh bị dẫn là n2 = 760 vòng/phút,
tỉ số truyền u = 4, số rãnh z = 3, hệ số an toàn s
=1,5, hệ số ma sát f =0,1; Các bánh ma sát làm
bằng thép 40X có độ cứng bề mặt HB=200-300.
Hãy tính khoảng cách trục của bộ truyền.
Bài 7: Tính đường kính trung bình của các bánh
ma sát có số liệu như bài 6.

Hình 3
Bài 8: Cho truyền động bánh ma sát nón có công suất trên bánh bị dẫn P 2 = 5 KW; số
vòng quay bánh dẫn n1 = 1200 vòng/phút; vòng quay bánh bị dẫn n 2 = 600 vòng/; bộ
truyền làm việc trong dầu; vật liệu các bánh ma sát là thép ɯx15 có độ cứng bề mặt HB =
260. Tính ứng suất tiếp xúc cho phép của bộ truyền và xác định góc côn của các bánh ma
sát.
Bài 9: Kiểm nghiệm sức bền tiếp xúc cho bộ truyền có số liệu như bài 8, biết hệ số ma
sát f = 0,15 và hệ số an toàn s = 1,3.
Bài 10: Tính lực ép cần thiết cho bộ truyền bánh ma sát có số liệu như bài 9.




×