Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA LÂM ĐỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.14 KB, 24 trang )

1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA
LÂM ĐỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên, nằm giữa tọa
độ 11 - 130 vĩ Bắc và 107 - 1090 kinh Đơng, cách bờ biển phía Đơng 110 km;
phía Đơng và Nam giáp các tỉnh Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
phía Tây và Bắc giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Lắc. Trong số
các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, từ đồng bằng Thanh - Nghệ trở
vào đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có lãnh thổ nằm
trọn trong miền nội địa của đất nước, khơng có đường biên giới quốc gia,
khơng có bờ biển [46, tr. 5].
Vị trí địa lý như vậy đã tạo cho Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan
trọng: là điểm nối tiếp giữa Nam Tây Nguyên với miền Đơng Nam Bộ và
Sài Gịn bằng đường quốc lộ 20, đường số 8 và đường xe lửa Đà Lạt - Tháp
Chàm. Vì thế, trước đây thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng Lâm
Đồng trong thế chiến lược liên hoàn nhằm bảo vệ từ xa cơ quan đầu não
của chúng ở Sài Gòn, đồng thời, làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách
mạng các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên [1, tr. 6].
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 976.274 ha, chiếm trên 3%
diện tích cả nước, trong đó, đất rừng chiếm 70%. Trữ lượng gỗ các loại trên
30 triệu m3, có trên 130.000 ha rừng thơng thuần chủng, trên 150.000 ha
rừng tre nứa. Đây là vùng nguyên liệu quan trọng cho ngành cơng nghiệp
địa phương và khu vực. Đất có khả năng làm nông nghiệp trên 200.000 ha,
chủ yếu là đất đỏ bazan và hơn 50.000 ha đất phù sa bồi tụ, thích hợp cho
việc phát triển cây cơng nghiệp ngắn ngày, dài ngày, sản xuất lương thực,



2

thực phẩm và chăn ni gia súc [54, tr. 14].
Ngồi tiềm năng để phát triển thủy điện rất đáng kể, Lâm Đồng cịn
là vùng giàu tài ngun khống sản (như bơ xít, thiếc, cao lanh, than, đá
q, vàng...).
Sự tác động cộng hưởng của bức xạ mặt trời, hồn lưu khí quyển và
vị trí địa lý cùng địa hình đã hình thành ở Lâm Đồng một kiểu khí hậu đặc
biệt: nhiệt đới gió mùa vùng sơn cao ngun. Khí hậu ở Lâm Đồng có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 16 0C đến 230C; lượng mưa từ
1.600 mm đến 3.000 mm/năm [53, tr. 21-22].
Lâm Đồng có hệ thống giao thơng tương đối thuận tiện, các quốc lộ
8, 20, 21, 27 nối liền với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền
Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Đường ơ tô đã đến trung tâm
các huyện và nhiều xã trong tỉnh. Tuy nhiên, ở một số xã vùng sâu, vùng
xa, vùng căn cứ cách mạng, việc đi lại của đồng bào cịn gặp nhiều khó
khăn, nhất là trong mùa mưa.
Nhờ vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu
ơn hịa, dịu mát quanh năm mà Lâm Đồng - Đà Lạt đã sớm trở thành một
trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Lâm
Đồng cịn có tầm quan trọng cả về chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phịng.
Để hình thành địa giới hành chính của một tỉnh như hiện nay, Lâm
Đồng đã trải qua một quá trình lịch sử đầy biến động, nhiều thay đổi, tách,
nhập ở từng thời kỳ khác nhau.Trước năm 1899, vùng đất Lâm Đồng ngày
nay thuộc hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Ngày 1-1-1899, Toàn quyền
Paul Doumer ký quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm
hành chính: Tánh Linh, cao nguyên Lang Bian. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai
Thượng bị bãi bỏ, vùng đất này lại trực thuộc tỉnh Bình Thuận.



3

Ngày 6-1- 1916 Toàn quyền E. Roume ký quyết định thành lập tỉnh
Lang Bian. Ngày 24- 4-1916, Hội đồng nhiếp chính vua Duy Tân ra dụ
thành lập tại vùng Lang Bian trung tâm đô thị Đà Lạt.
Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng lại được tái lập gồm ba quận:
Djiring (Di Linh), Blao, Dran. Tỉnh lỵ đóng tại Djiring. Thị xã Đà Lạt, nơi
nghỉ mát của người Pháp, được thành lập. Cũng trong năm đó, Bảo Đại lập
khu tự trị Lâm Viên (bao gồm cả Đà Lạt).
Năm 1941, tỉnh Lâm Viên được thành lập, Đà Lạt được chọn làm
tỉnh lỵ. Ngày 23-8-1945, nhân dân Lâm Viên khởi nghĩa giành chính
quyền. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Ủy ban Việt Minh tỉnh
Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập. Để thống nhất sự chỉ
đạo đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, theo đề nghị của Ủy ban kháng
chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, ngày 22-2-1951, Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra Nghị định số 73-TTg hợp nhất hai tỉnh
Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng [46, tr. 25].
Năm 1958, Ngơ Đình Diệm thành lập tỉnh Lâm Đồng (gồm quận Di
Linh, Blao) và tỉnh Tuyên Đức (gồm thị xã Đà Lạt và ba quận: Đơn
Dương, Đức Trọng, Lạc Dương). Năm 1966, Đà Lạt được tách khỏi tỉnh
Tuyên Đức, trực thuộc chính quyền Trung ương.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thực hiện Nghị quyết số
245-NQ/ TW ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh và
Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 20-12-1975 của Bộ Chính trị về việc điều
chỉnh, hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam; tháng 12-1976, Chính phủ lâm
thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định về việc giải thể khu
hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo Nghị định này, ở miền Nam có
21 đơn vị hành chính, trong đó Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất lại và

lấy tên là tỉnh Lâm Đồng [44, tr. 143].


4

Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng chia thành 11 đơn vị hành chính gồm các
huyện Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát
Tiên, Bảo Lâm, Đơn Dương, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Thành
phố Đà Lạt - tỉnh lỵ Lâm Đồng là thành phố du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng
của Việt Nam và là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh.
Về dân số, theo điều tra đầu năm 1999, toàn tỉnh Lâm Đồng có
996.745 người, trong đó, dân tộc thiểu số là 233.424 người; số người theo
các tôn giáo là 591.701 người [56, tr. 1].
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế cổ truyền của các dân tộc thiểu số dựa vào thiên nhiên
và mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. Phương thức canh tác phổ biến là
phát rẫy, chọc, tỉa. Sau vài ba năm, đất cằn cỗi, họ bỏ hoang, đi phát nương
nơi đất mới. Hình thái kinh tế chiếm đoạt gắn với săn bắn và hái lượm vẫn
có vai trị nhất định trong đời sống kinh tế gia đình. Ngồi ra, các dân tộc
thiểu số ở Lâm Đồng cịn có nghề dệt vải, thổ cẩm, đan lát đồ mây, tre, cói;
rèn nơng cụ, vũ khí truyền thống.
Bảo tồn và phát huy truyền thống canh tác của cư dân nông nghiệp
lâu đời. Khi di cư đến Lâm Đồng, cộng đồng người Kinh tiếp tục trồng lúa
nước, thâm canh hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, rau ôn
đới, trồng hoa, dâu tằm và cây dược liệu. Đây là nguồn thu nhập chính của
cư dân người Kinh. Cùng với trồng trọt, các nghề thủ công nghiệp nhỏ (như
nghề mộc, rèn, thêu, đan); thương nghiệp - dịch vụ du lịch ở Đà Lạt và thị
xã Bảo Lộc cũng phát triển.
Sau ngày giải phóng, nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng dưới sự

lãnh đạo của Đảng đã thu được những thành tựu nhất định. Về nông
nghiệp: đã thực hiện chủ trương khơi phục các ngành sản xuất chính, như:
chè, rau, mở rộng diện tích cây lương thực, thực phẩm; tiến hành khai


5

hoang, phục hóa; các phong trào làm thủy lợi, trồng rừng, định canh, định
cư cho đồng bào dân tộc... được phát động. Về công nghiệp: khôi phục các
ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất nấm, tơ tằm, chè, cà phê...
Bước sang thời kỳ đổi mới, Lâm Đồng có nhiều bước tiến đáng kể
trong phát triển kinh tế. Thời kỳ 1990 - 1995, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) tăng gần 13% [46, tr. 25]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều
hướng tích cực; các tiềm năng, thế mạnh được khai thác. Nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần phát triển, xuất - nhập khẩu được khuyến khích, đẩy
mạnh hợp tác đầu tư với nước ngồi.
Nơng nghiệp phát triển tương đối toàn diện trên cơ sở phát huy thế
mạnh về cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa quả đặc sản theo hướng đầu tư
thâm canh; đất đai được sử dụng có hiệu quả, hình thành nhiều vùng
chun canh. Bộ mặt nơng thơn thay đổi, số hộ giàu và trung bình chiếm
tỷ lệ trên 80%. Vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm đầu tư
phát triển.
Lâm nghiệp được phát triển trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và phát
triển vốn rừng; cơng tác trồng, chăm sóc rừng được ưu tiên. Quản lý bảo vệ
rừng, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc được thực hiện.
Công nghiệp tăng với tốc độ cao, sản phẩm đa dạng. Nhiều sản
phẩm mới được sản xuất (như lụa, hàng đan len, cà phê, nhân hạt điều,
thiếc tinh, nấm...). Chất lượng các sản phẩm được nâng lên và tìm được thị
trường tiêu thụ khá ổn định, như chè xuất khẩu, tơ tằm... Giá trị xuất khẩu
từ công nghiệp chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cơ sở vật chất kỹ - thuật hạ tầng được tập trung xây dựng, đáp ứng
phần lớn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới điện đã đến được
80% số xã; đường giao thông mở đến tất cả các khu dân cư. Nước sạch
được cấp cho trên 50% số dân; mạng lưới bưu chính viễn thơng phủ kín
đến tất cả các xã trong tỉnh và được đầu tư ngày càng hiện đại. Các công


6

trình thủy lợi tại các vùng nơng nghiệp trọng điểm được xây dựng và phát
huy có hiệu quả [46, tr. 84].
Trên bước đường xây dựng kinh tế, tỉnh Lâm Đồng gặp khơng ít trở
ngại. Cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa chưa được phát
triển. Riêng 27 xã đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; nạn
đói giáp hạt vẫn cịn xảy ra ở một số nơi. Một số nơi đồng bào trở về buôn
làng cũ trong rừng sâu, sống chủ yếu bằng phát rừng làm rẫy; đời sống hết
sức bấp bênh; bệnh tật, ốm đau xảy ra triền miên. Vào mùa mưa, việc đi lại
vào vùng đồng bào dân tộc rất khó.
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội
Như một bức tranh thu nhỏ của đất nước, hiện nay, ở Lâm Đồng
cũng song song tồn tại hai thành phần dân cư - người Kinh và các dân tộc
thiểu số.
- Cộng đồng người Kinh: năm 1979, dân số người Kinh là 299.969
nhân khẩu và phân bố trong cả 7 huyện, thị của Lâm Đồng. Hiện nay, dân
số người Kinh là 762.795 nhân khẩu, phân bố ở 9 huyện, thị xã Bảo Lộc và
thành phố Đà Lạt. Cư dân người Kinh đang đóng vai trị là động lực chủ yếu
trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa trên xứ sở này.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình khai thác cao nguyên,
thực dân Pháp đã đưa lên một số công nhân, viên chức người Kinh để phục
vụ cho bộ máy cai trị và lao động trong các đồn điền trồng cây công nghiệp

của tư bản. Trước năm 1945, một số nhóm lao động ở miền Bắc di dân đến
Lâm Đồng lập nghiệp, xây dựng vùng quê mới. Trong 9 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp, ở cả vùng kháng chiến và vùng bị tạm chiến, số
người Kinh ở Lâm Đồng tăng lên một cách đáng kể.
Đến nay, trong tổng số 135 đơn vị hành chính cơ sở của Lâm Đồng,
có 32 xã, phường toàn là người Kinh, 30 xã người Kinh sống xen cư với
các buôn dân tộc.


7

Mặc dù có cùng nguồn gốc là những cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ và
đồng bằng miền Trung, song do các điều kiện lịch sử chi phối, nên trên
thực tế, trong cộng đồng người Kinh ở Tây nguyên nói chung, ở Lâm Đồng
nói riêng lại bao gồm hai bộ phận di dân: bộ phận di dân trong các giai
đoạn của trước ngày giải phóng và bộ phận di dân sau năm 1975.
Trước ngày giải phóng, người Kinh lẻ tẻ đến sinh cơ lập nghiệp ở
Lâm Đồng từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Tới năm trước Cách mạng
tháng Tám, tỷ lệ dân số người Kinh ngang bằng với đồng bào dân tộc tại
chỗ. Trước năm 1945, bộ phận di dân chủ yếu là người từ các tỉnh miền
Bắc (phía Bắc vĩ tuyến 17) vào Lâm Đồng. Địa bàn phân bố chủ yếu của
dân cư này là thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và các huyện lỵ, thị trấn.
Thực dân Pháp thuê những người này mở mang đường xá, xây dựng cơ sở
hạ tầng: điện, nước, công sở nhà nước, chợ, bưu điện, bệnh viện, trường
học... Nổi bật trong đợt di dân này là Nhà nước tổ chức di chuyển một số
người Nghệ Tĩnh, Hà Đông vào. Số còn lại chủ yếu là người lao động miền
Trung tự vào kiếm việc làm. Lúc đầu là thời vụ, sau là định cư lập nghiệp
lâu dài. Ngoài ra, trong thành phần dân cư này cịn có một số ít là công
chức nhà nước.
Đến năm 1945, người Kinh tập trung nhiều ở vùng Đà Lạt, DRan

(Đơn Dương), một ít ở Bảo Lộc, Di Linh, ven quốc lộ 20; một số ở ven
quốc lộ 18 đi Đắc Lắc hoặc từng cụm nhỏ trên đường Di Linh - Kim Đa.
Từ
1945 - 1954, sự di dân đến Lâm Đồng bị hạn chế.
Trong giai đoạn 1954 - 1975 đã diễn ra một đợt di dân ồ ạt đến Lâm
Đồng. Chủ yếu là người có gốc Bắc (ở các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa...và
một ít ở Cao Bằng, Lạng Sơn). Phần lớn trong số họ là giáo dân, gia đình
qn nhân được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức di dân tập thể.
Họ đến ở những địa bàn được chuẩn bị trước và hình thành nên những


8

vùng tập trung người Kinh mới, như: Thanh Bình (Đức Trọng), Kim Phát
(Bảo Lộc). Các năm tiếp theo là sự di dân tự do, chủ yếu là người ven biển
miền Trung từ Quảng Trị trở vào. Số đông là người bốn tỉnh: Nam, Nghĩa,
Bình, Phú. Một số trong những người này là lánh nạn, một số khác mưu
cầu một cuộc sống đảm bảo hơn. Cuộc di dân tự do trong giai đoạn này sơi
động và liên tục, đã góp phần làm thay đổi thành phần dân cư và để lại
nhiều kết quả tích cực lẫn tiêu cực trên lãnh thổ này.
Bộ phận di dân sau năm 1975 chủ yếu là những gia đình cán bộ,
qn đội, cơng nhân, viên chức do u cầu của cơng tác, do muốn gia đình
đồn tụ nên đã di chuyển đến Lâm Đồng để sinh sống lâu dài. Phần đông
những người này cư trú tại các thành thị, vùng ven thị, các huyện lỵ, thị
trấn, các cơ sở kinh tế quốc doanh, các đơn vị hành chính và khu gia đình
của một số doanh trại quân đội.
Cư dân kinh tế mới được di chuyển theo con đường tổ chức của
Nhà nước thơng qua chính quyền địa phương nơi dân đi và nơi dân đến. Dân
kinh tế mới tại Lâm Đồng chủ yếu là những nhóm lao động thuộc các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ (như Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Hịa Bình

và Thủ đô Hà Nội). Qua 12 năm (1976 - 1988), dân kinh tế mới ở Lâm
Đồng có khoảng 100.000 nhân khẩu. Họ phân bố tại 16 điểm kinh tế mới
thuộc các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên [56,
tr. 50].
Sự di cư quy mô lớn của người Kinh diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến
nay đã đưa số lượng người Kinh vượt hẳn tổng số dân tộc bản địa, nó cũng
làm đảo lộn đời sống người bản địa. Trên lãnh thổ Lâm Đồng đang diễn ra
một cuộc chung sống chưa từng có trong lịch sử giữa người dân tộc bản địa
và người Kinh theo tình anh em, nhằm cùng nhau khai thác, xây dựng lãnh
thổ này thành một địa phương giàu mạnh, một cuộc sống hạnh phúc lâu
dài.


9

- Cộng đồng dân tộc thiểu số di cư đến
Nếu tính cả những nhóm dân tộc có số lượng vài chục người thì tại
Lâm Đồng hiện diện 7 nhóm: người Hoa, Nùng, Tày, Thái, Giáy, Mường,
Dao [54, tr. 40]. Đó là những bộ phận nhỏ thuộc các dân tộc thiểu số ở
miền núi phía Bắc di cư vào Nam và được điều động đến Lâm Đồng. Dưới
thời Ngơ Đình Diệm có hơn 20.000 người. Sau 25 năm lập nghiệp trên địa
bàn này, dân số tăng lên 1/4.
Các nhóm tộc người này phân bố chủ yếu ở ven quốc lộ 20 và 21,
thuộc về những vùng kinh tế - xã hội đang phát triển. Đặc biệt ở xã Tùng
Nghĩa, bên cạnh quốc lộ 20 thuộc huyện Đức Trọng là nơi có 11.873 nhân
khẩu của các nhóm dân tộc di cư từ miền Bắc đến, chiếm 78,1% dân số
chung toàn xã (15.207 nhân khẩu). Riêng người Hoa chiếm 39,2% dân số
và là nơi tập trung đông nhất của cộng đồng này [56, tr. 51].
- Các dân tộc thiểu số tại chỗ
Năm 1979, tại Lâm Đồng có 9 tộc người và nhóm tộc người cư trú

lâu đời ở miền Nam Việt Nam. Nếu tính cả những nhóm tộc người có số
dân vài chục người thì thời điểm đó có trên 92.339 nhân khẩu và phân bố ở
9 huyện, thị xã Bảo Lộc, và Thành phố Đà Lạt.
Trong 20 năm qua, dân số các tộc người tại chỗ của Lâm Đồng đã
tăng lên, chủ yếu là tăng tự nhiên, một phần là tăng cơ học. Theo điều tra
dân số năm 1999, dân số Cơ Ho là 112.737 người, Chu Ru là 14.000 người,
Mạ là 25.298 người, Mnông là 9.679 người [54, tr. 12]. Địa bàn phân bố
các dân tộc thiểu số rải rác trên mọi vùng của tỉnh. Song, nhiều nơi dân số
tập trung đều xa những tụ điểm kinh tế - văn hóa, xa các quốc lộ và đường
giao thông liên tỉnh.
Cả tỉnh có 24/135 đơn vị xã, phường tồn là người dân tộc thiểu số;


10

trong đó có 4 xã nằm bên quốc lộ 20 là Tân Châu, Liên Đầm, Gung Ré (Di
Linh) và Đạ Mri (Đạ Hoai), 2 xã nằm bên quốc lộ 21 là Đạ Đờng (Lâm Hà)
và N'Thol Hạ (Đức Trọng). Còn lại đều là ở vùng núi xa hẻo lánh, như các
tụ điểm cư dân Cơ Ho ở Đạ Long, Đạ Tông (Lạc Dương), Sơn Điền (Di
Linh), Lộc Nam (Bảo Lộc) [41, tr. 44].
2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa
Ngồi người Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số từ miền Bắc di cư
đến, hiện nay, ở Lâm Đồng chủ yếu có bốn dân tộc người bản địa Tây
Nguyên. Đó là các dân tộc: Mạ, Cơ Ho, Chu Ru và Mnông. Người Mạ, Cơ
Ho và Mnơng thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn Khơ me (Nam Á), cịn người
Chu Ru thuộc ngơn ngữ Pơlynêdi (Nam Đảo). Do dân di cư từ cả ba miền
về Lâm Đồng nên đã có sự giao lưu, hội nhập phong tục, tập quán của các
cư dân; từ đó, tạo nên sự đa dạng của văn hóa các dân tộc ở Lâm Đồng.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng có một kho tàng văn hóa dân
gian hết sức phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và mang phong

cách chung của văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. Bản sắc văn hóa đó
được thể hiện ở tín ngưỡng đa thần nguyên thủy. Tín ngưỡng dân gian này
chi phối khá mạnh nền văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong kho tàng văn hóa dân gian còn chứa đựng một kho tàng văn học rất
phong phú, trong đó có tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca... Nói đến văn
hóa cổ truyền của dân tộc thiểu số Lâm Đồng khơng thể khơng nói đến
nghệ thuật biểu diễn và kiến trúc trang trí. Qua nghệ thuật trang trí, kiến
trúc và biểu diễn, người dân tộc thiểu số thể hiện quan niệm sơ khai về vũ
trụ, về nhân sinh, về tín ngưỡng và lịch sử.
Ngồi ra, các dân tộc ít người ở Lâm Đồng cịn lưu giữ được nhiều
hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế
giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ. Đó là các lễ nghi nơng nghiệp, lễ hội
cồng chiêng và lễ hội đâm trâu. Văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Lâm


11

Đồng có một sức hút mãnh liệt đối với các nhà nghiên cứu, khách tham
quan du lịch. Nhưng lâu nay, khơng ít người đã nhìn nhận các lễ hội này là
một hành vi mê tín, dị đoan và gây lãng phí sức người sức của. Do bị chi
phối bởi những nhận thức phiến diện đó, một số nơi đã ngăn cấm các lễ
hội, làm cho cuộc sống trở nên trần trụi, đoạn tuyệt với lịch sử các dân tộc,
xâm phạm đến chủ quyền văn hóa của người dân [54, tr. 450-452].
Trình độ văn hóa của cư dân Lâm Đồng từ năm 1979 đến nay được
nâng cao rõ rệt; số người có trình độ cao đẳng, đại học cũng tăng lên
nhanh, (từ 1,52% lên 4,43%). Mặc dù vậy, vẫn cần thấy rằng số người có
trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn còn thấp so với dân số. Riêng trình
độ văn hóa của người dân tộc thiểu số q thấp so với người Kinh và vùng
nông thôn thấp hơn so với thành thị [46, tr. 104].
1.2. TÔN GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

CỦA NÓ

1.2.1. Bức tranh khái qt tình hình tơn giáo ở Lâm Đồng
Tôn giáo của Lâm Đồng là một bức tranh đa sắc. Điều đó biểu hiện
ở chỗ, trong bức tranh tơn giáo đó có mặt gần như tất cả các mảng màu tơn
giáo lớn ở Việt Nam. Đó là màu vàng của Phật giáo, màu đen của Công giáo
và Tin lành, màu trắng của Cao Đài và một mảng màu lớn rực rỡ, nguyên sơ
của các tôn giáo nguyên thủy đang được các dân tộc thiểu số và người Kinh
tin và sống theo, như vật linh giáo, tô tem giáo, thờ cúng tổ tiên.
1.2.1.1. Đạo Công giáo
Năm 1917, Linh mục quản lý Hội thừa sai Paris tại Viễn Đông là
Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi an dưỡng cho các
giáo sĩ nên đã xây dựng một dưỡng viện giáo đồ. Tháng 4 năm 1920 thành
lập giáo sở Đà Lạt [19, tr. 25]. Ngày 27/11/1960, theo sắc chỉ của Tòa
thánh, Giáo phận Đà Lạt được thành lập trên cơ sở sát nhập bốn tỉnh Tuyên
Đức, Lâm Đồng, Phước Long và Quảng Đức.


12

Sau hơn 80 năm đạo Công giáo du nhập và phát triển, hiện nay,
tồn tỉnh có 245.000 tín đồ. Riêng ở Đà Lạt, Bảo Lộc và Đơn Dương số
lượng tín đồ khá đơng (thành phố Đà Lạt có 60.000 tín đồ, thị xã Bảo Lộc
có 70.000 tín đồ, Đơn Dương 30.000), các huyện cịn lại nơi nào cũng có từ
2000 đến 10.000 tín đồ. Trong số 135 xã, phường, thị trấn thì 61 xã,
phường, thị trấn có đơng đồng bào theo đạo Công giáo với tỷ lệ 30% dân số
trở lên; 30 xã, phường, thị trấn khác là những địa bàn trọng điểm về tơn
giáo; trong đó, 10 xã, phường theo đạo Cơng giáo tồn tịng. Đa số tín đồ
theo đạo Cơng giáo là giáo dân ở các tỉnh phía Bắc di cư vào năm 1954.
Giáo phận Đà Lạt được chia thành 5 giáo hạt: Hạt Đà Lạt (bao gồm thành

phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương); hạt Đức Trọng (gồm Đức Trọng và Lâm
Hà); hạt Đơn Dương; hạt Di Linh; hạt Bảo Lộc (bao gồm Bảo Lộc, Đạ
Hoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên). Tồn tỉnh có 59 giáo xứ, 39 giáo họ [20, tr. 4].
Đội ngũ chức sắc có 01 Giám mục, 133 Linh mục (Linh mục Triều: 88,
Linh mục Dịng: 45), trong đó có 85 Linh mục hoạt động tại các xứ đạo và
42 Linh mục sinh hoạt theo cộng đồn. Nói chung, những Linh mục được
đào tạo cơ bản, có trình độ học vấn cao, khơng chỉ hiểu biết về thần học mà
còn am hiểu về nhiều lĩnh vực khoa học nên dễ gần gũi và thu hút được
quần chúng.
Về cơ sở vật chất, có 01 tịa giám mục, 59 nhà thờ, 20 nhà nguyện,
19 tu viện (có 12 tu viện nữ), 10 đền thánh, 10 nhà thờ họ [54, tr. 3]. Về
dòng tu, trước năm 1975, Giáo phận Đà Lạt có 32 dịng tu nam và nữ.
Trong đó có cả dịng quốc tế và dịng địa phận. Dòng tu nam là 13, dòng tu
nữ là 19 với tổng số nam, nữ tu sĩ là 1.368 người. Đến nay, cả giáo phận Đà
Lạt chỉ còn 30 dòng tu, trong đó có 15 dịng tu quốc tế. Trong 9 dịng tu
nam thì có 7 dịng tu quốc tế và 2 dịng tu địa phận, có 1 tu hội với 48 Linh
mục và 104 tu sĩ, trong đó có 15 người đã tốt nghiệp Đại chủng viện. Có
21 dịng tu nữ (12 dòng địa phận và 9 dòng quốc tế) với 471 nữ tu.


13

Hiện nay, đạo Cơng giáo ở Lâm Đồng có 21 hội đoàn được phân
thành 3 loại: hội đoàn hoạt động thuần túy tơn giáo, hội đồn hoạt động từ
thiện - xã hội và hội đoàn tập hợp quần chúng rộng rãi [17, tr. 4].
Hầu hết các xứ đạo, nhà thờ Cơng giáo đều được chính quyền Pháp
và Ngơ Đình Diệm xây dựng ở những vị trí chiến lược quan trọng, như dọc
quốc lộ 20, 27 và vành đai phía Tây, Tây Bắc Đà Lạt. Điểm đặc biệt là các
xứ đạo ở Lâm Đồng đều mang tên các xứ đạo ở quê hương của giáo dân ở
phía Bắc (Du Sinh, Thánh Mẫu, Hà Đơng...). Trong thời Mỹ - Ngụy, Ngơ

Đình Diệm đã đưa 30.000 giáo dân và 100 Linh mục từ các tỉnh phía Bắc
đến Lâm Đồng với mục đích làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đã xây dựng
đồn bốt xen lẫn với nhà thờ và tập trung giáo dân xung quanh nhà thờ;
chiếm lĩnh dọc trên các tuyến đường quan trọng như đường 20, 14, 21.
Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo ở Lâm Đồng cũng ra sức thành
lập các đảng phái chính trị phản động, đồng thời hồn chỉnh về mặt tổ chức
(như lập Hội đồng Linh mục, Hội tương tế). Mặt khác, Giáo hội cũng chủ
trương dùng những tín đồ ngoan đạo và thơng qua các tổ chức hội đoàn để
chống phá cách mạng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là từ khi có Nghị định
69/HĐBT (nay là Chính phủ) quy định về các hoạt động tơn giáo, nhìn
chung, đồng bào Cơng giáo thật sự tin tưởng, ủng hộ đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, có những đóng góp tích cực trong cơng cuộc đổi
mới về kinh tế, văn hóa - xã hội.
1.2.1.2. Phật giáo
Phật giáo là một tơn giáo có đơng tín đồ nhất của tỉnh. Theo thống
kê đầu năm 1999, tồn tỉnh có 300.000 tín đồ, chiếm 30% dân số của tỉnh.
Nhưng mật độ phân bố tín đồ khơng đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành
phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc. Phật giáo Lâm Đồng có hai hệ phái chính:


14

Phật giáo đại thừa (Bắc Tông) và Phật giáo tiểu thừa (Nam Tông). Giáo hội
Phật giáo của tỉnh gồm 01 Ban trị sự với 30 thành viên, 09 Ban đại diện
Phật giáo ở các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Đội ngũ chức
sắc có 3 hịa thượng, 01 Ni sư trưởng, 19 Thượng tọa, 121 Đại đức, 17 Ni
sư và 608 Ni cơ. Ngồi ra, cịn có 250 tăng, ni sinh khóa I và II trường cơ
bản Phật học vừa mới ra trường và hàng trăm nam, nữ tu sĩ khác [20, tr. 5].
Về cơ sở thờ tự, có 80 chùa, 18 tịnh xá, 15 niệm phật đường, 01 thiền

viện, 01 trường cơ bản Phật học và một số cơ sở Phật sự khác. Ở Lâm
Đồng, tổ chức Gia đình phật tử được thành lập từ năm 1948 do Lê Văn
Vinh làm trưởng Ban. Cho đến năm 1975, cả tỉnh có 3.000 đồn sinh, 500
huynh trưởng, trong đó có 01 cấp dũng, 08 cấp tấn, 16 cấp tín, 71 cấp tập
và 403 huynh trưởng khơng cấp. Từ năm 1975 đến năm 1986, vì nhiều lý
do khác nhau, tổ chức Gia đình phật tử Lâm Đồng khơng cịn hoạt động.
Từ năm 1987 đến nay, lợi dụng chính sách đổi mới của Nhà nước, một số
huynh trưởng cũ đã tập hợp thanh, thiếu niên trong các Gia đình phật tử
trước đây trở lại sinh hoạt. Hiện nay, ở Lâm Đồng có 46 Gia đình phật tử,
500 huynh trưởng mới và cũ, trên 3000 đoàn sinh đang hoạt động [55, tr. 4].
Để đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh, thiếu niên phật
tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị Nhà nước cho phép Gia đình
phật tử hoạt động dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương cho phép Gia đình phật tử hoạt
động trở lại. Hiện nay, toàn tỉnh đã tổ chức ra mắt 28 Gia đình phật tử với
1.573 đồn sinh, 189 huynh trưởng [55, tr. 3].
Với phương châm "Đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội", đa số
tăng, ni, và đồng bào phật tử yên tâm lo việc đạo, việc đời; gắn bó với cộng
đồng; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ban
trị sự tỉnh hội Phật giáo đã phát huy được vai trị trách nhiệm của mình, chỉ


15

đạo những hoạt động phật sự theo đường hướng "xây dựng nền đạo trong
nền dân tộc". Nhìn chung Giáo hội thể hiện sự thống nhất, đoàn kết, tham
gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
Ngoài những hoạt động đúng đắn và tích cực trên, Giáo hội Phật
giáo vẫn cịn những nhược điểm nhất định. Hệ thống tổ chức và công tác
quản lý của Giáo hội thiếu chặt chẽ và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Một số

chức sắc có những quan điểm không rõ ràng, đã để cho các huynh trưởng
Gia đình phật tử cũ tiếp tục hoạt động bất hợp pháp. Sau khi bầu Ban
hướng dẫn Gia đình Phật tử tại hồ Than Thở - Đà Lạt, nhóm cực đoan do
Nguyễn Châu, Nguyễn Hữu Thạnh cầm đầu đã sử dụng một số chùa để mở
các lớp A Dục, Huyền Trang...; in ấn hàng trăm tập giáo lý không xin phép
và phong cấp nhiều lần cho hàng trăm huynh trưởng mới.
Dưới danh nghĩa lễ nghi tôn giáo, một số chùa đã có hiện tượng xin
xăm, bói tốn, biến những nơi này thành nơi cúng bái, mê tín dị đoan. Gần
đây, nhiều am, cốc, tượng phật dựng lên không xin phép; tình trạng cư trú
bất hợp pháp ngày càng tăng.
1.2.1.3. Tin lành
Năm 1932, đạo Tin lành đã truyền vào Tây Nguyên. Ở Lâm Đồng,
vợ chồng giáo sĩ Hajackson thuộc hệ phái Tin lành "Hội liên hiệp phúc âm
và truyền giáo" (CMA) trực tiếp truyền đạo. Đến năm 1975, đạo Tin lành ở
Lâm Đồng có 17.000 tín đồ người dân tộc thiểu số và người Kinh, 24 mục
sư, 52 truyền đạo, 76 nhà thờ, 4 trung tâm truyền giáo với 03 hệ phái: Hội
liên hiệp phúc âm và truyền giáo, Cơ đốc phục lâm và Bắp tít.
Hiện nay, cả tỉnh có 9 hệ phái (6 hệ phái mới du nhập vào sau năm
1975) với 55.270 tín đồ, trong đó, tín đồ người dân tộc thiểu số là 52.481.
Riêng phái CMA có 49.371 tín đồ. Cả tỉnh có 126 chức sắc, trong đó có
32 Mục sư, 94 thầy giảng. Về cơ sở thờ tự, có 47 nhà thờ (phái Chính thống


16

có 36, Cơ đốc phục lâm: 11). Trong số 47 cơ sở thờ tự, Nhà nước cho 9 cơ
sở được mở cửa để hành lễ (6 cơ sở của dân tộc thiểu số, 3 cơ sở của người
Kinh) [11, tr. 34].
Sau ngày miền Nam giải phóng, đạo Tin lành ở Lâm Đồng tiếp tục
bị các thế lực phản động lợi dụng. Một số mục sư, thầy giảng và tín đồ

tham gia tổ chức Fulrô để chống phá cách mạng. Ở nhiều nơi trong tỉnh,
nhà thờ trở thành nơi tụ họp của bọn phản động Fulrô. Tuy nhiên, qua công
tác vận động quần chúng và đấu tranh vũ trang, về cơ bản, tổ chức Fulrô đã
bị đập tan. Phần lớn các chức sắc, tín đồ đã nhận thức được âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, họ đã tự nguyện khơng tiếp tay cho
Fulrơ và đóng cửa nhà thờ.
Mặc dù hiện nay Nhà nước chưa công nhận tư cách pháp nhân cho
đạo Tin lành ở Lâm Đồng, nhưng xét nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của quần
chúng, chính quyền địa phương đã cho phép một số nhà thờ trong tỉnh được
mở cửa để tín đồ làm lễ vào những ngày lễ trọng. Vì thế, đa số chức sắc và tín
đồ tỏ ra phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, gần đây, lợi dụng sự đổi mới chủ trương chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước, đạo Tin lành tiếp tục củng cố, lơi kéo, phát
triển tín đồ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có nơi đạo Tin lành dùng
tiền, hàng để dụ dỗ mua chuộc người vào đạo. Trước 1975, mục sư Trương
Văn Tốt là cố vấn Nam thượng hạt ở Lâm Đồng chạy ra nước ngoài. Trong
những năm gần đây ơng ta đã móc nối với mục sư, truyền đạo trong tỉnh;
trang bị máy radio cho các mục sư, những kẻ truyền đạo là người dân tộc
để nghe giảng kinh thánh của đài Manila (Philippin) bằng tiếng Cơ Ho.
1.2.1.4. Đạo Cao đài
Tại Lâm Đồng có 4 hệ phái: Cao đài Tây Ninh, Cao đài truyền giáo
miền Trung, Cao đài Ban chỉnh đạo và Cao đài Cầu Kho. Tổng số tín đồ là
13.000. Về chức sắc có 2 Giáo sư, 2 Giáo hữu, 34 Lễ sanh sinh hoạt trong


17

15 thánh thất, điện thờ phật mẫu. Tín đồ đạo Cao đài ở Lâm Đồng không
nhiều so với các tôn giáo khác. Phần đông họ là những người dân thật thà,
chất phát, có quan hệ tốt với cách mạng. Bên cạnh đó, cũng cịn một số

phần tử cực đoan, xúi giục tín đồ làm đơn địi xóa bỏ đạo lệnh 01 của Tòa
thánh Tây Ninh, đòi lại cơ sở thờ tự. Chúng tìm cách kích động, gây chia rẽ
nội bộ Cao đài Ban chỉnh đạo [56, tr. 4-6].
1.2.1.5. Các hiện tượng tôn giáo khác
Hiện nay ở Lâm Đồng, các "hiện tượng tôn giáo mới" đang hoạt
động khá mạnh mẽ. Trong đó, đạo Thanh Hải Vơ thượng sư đang phát triển
mạnh ở thị xã Bảo Lộc, đã lôi kéo 20 hộ với 40 nhân khẩu tham gia sinh
hoạt tôn giáo. Đạo này đã tán phát kinh sách và băng thu hình, tuyên truyền
cho việc ngộ đạo có thể diễn ra ngay tức thì mà khơng cần một thời gian
dài tu luyện; đồng thời, cũng kêu gọi tín đồ trong nước và thế giới chống
Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngồi ra, có 2 người đã vượt biên sang
Campuchia để thọ tâm ấn của Thanh Hải Vô thượng sư.
Bên cạnh đạo Thanh Hải Vơ thượng sư cịn có đạo Tâm Linh, Tổ
Tiên chính giáo, Thánh Mẫu, Ngũ tuần đang ngấm ngầm hoạt động ở Đà
Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà. Các đạo này tuyên truyền, lơi kéo tín đồ và lén
lút nhóm họp để truyền bá đức tin, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình
an ninh trật tự và tâm lý quần chúng ở địa phương.
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Lâm Đồng
1.2.2.1. Tôn giáo ở Lâm Đồng chủ yếu được hình thành từ các
cuộc di dân
Cùng với quá trình khai thác cao nguyên, xây dựng Đà Lạt thành
một khu nghỉ dưỡng, thực dân Pháp đã chiêu mộ người dân bản xứ lên Đà
Lạt để xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường xá, bưu điện, chợ... Mặt khác,
thực dân Pháp còn cần người lao động để khai khẩn các đồn điền trồng chè,
rau, hoa phục vụ tại chỗ và bán ra bên ngồi. Có thể nói chính nhu cầu khai
khẩn nhiều mặt là động lực chính thúc đẩy người dân từ miền Bắc cho tới


18


miền Trung vào đây lao động. Đa số cư dân đến đây đều có tơn giáo và khá
ngoan đạo. Người Nam, Ngãi, Bình, Phú là những người theo đạo Phật và
Cao đài. Để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo và nhớ về cố hương, họ
đã tự nguyện góp sức lập các am thờ bằng gỗ. Sau đó, nhờ kinh tế, phát
triển, họ đã xây dựng nên những ngôi chùa và những thánh thất cao đài.
Đi đơi với chính sách "tố cộng", Mỹ - Diệm đã đưa hơn 30.000
đồng bào Công giáo từ miền Bắc vào Lâm Đồng. Chúng bố trí ở các điểm
dân cư nhằm bảo vệ các tiểu khu, chi khu và dọc các đường giao thông
quan trọng như Tân Thanh, Tân Phát, Tân Bùi (Bảo Lộc); Phú Hiệp, Tân
Xuân, Tân Lập (Di Linh); Bình Thạnh (trên đường liên tỉnh 18 còn gọi là
đường 21 kéo dài); Lạc Lâm (trên quốc lộ 21A); các ấp nội ô và vùng ven
phía Tây Bắc Đà Lạt.
Ngồi ra, năm 1954, dưới sự hướng dẫn của Linh mục Mạnh Trọng
Bích, khoảng 400 giáo dân của làng Nghị Yên, Cầu Khống thuộc huyện Đức
Thọ - Hà Tĩnh vào định cư ở Đà Lạt. Năm 1957, Linh mục Mai Đức Thạc đưa
600 hộ giáo dân ở Phát Diệm vào vùng Cầu đất lập nghiệp [53, tr. 223].
Sau ngày giải phóng, nhân dân lao động từ các tỉnh miền Bắc và
miền Trung tiếp tục di cư vào và định cư dọc theo các quốc lộ giao thông
quan trọng. Ở đây, họ đã xây dựng nhiều cơ sở thờ tự. Một điều nổi bật
nhất là nơi nào có đơng đồng bào miền Bắc thì nơi đó có nhiều nhà thờ, cịn
nơi nào có đơng đồng bào miền Trung thì có nhiều chùa và thánh thất Cao
đài.
1.2.2.2. Ở một mức độ nhất định, một số tôn giáo ở Lâm Đồng có
ảnh hưởng lớn đối với tơn giáo ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Lâm Đồng - Đà Lạt là vùng đất mới được khai phá, nhưng nó có
một vị trí kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng hết sức quan
trọng đối với khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì thế, ngay từ khi
đặt chân đến Lâm Đồng, thực dân Pháp cũng như đạo Công giáo và Tin



19

lành đã tiến hành xây dựng nhiều cơng trình tơn giáo, lập địa điểm "truyền
giáo thượng". Thực dân Pháp cùng với dịng Tên đạo Cơng giáo tiến hành
xây dựng Giáo hồng học viện thánh Piơ X, viện đại học Đà Lạt và tiểu
chủng viện Minh hòa. Đây là những trường đào tạo Linh mục, tu sĩ cho khu
vực Tây Nguyên và Đông Dương. Từ đây, các Linh mục, tu sĩ tiến hành
truyền đạo vào đồng bào dân tộc và người Kinh.
Chậm hơn nhiều so với đạo Công giáo, năm 1929, vợ chồng mục
sư H.A. Jackson đến truyền đạo ở người Cơ Ho (Di Linh) và đã thành lập
trường dạy kinh thánh. Năm 1933, đạo Tin lành mới đặt cơ sở cho việc
phát triển một cách quy mô, đã thành lập trường kinh thánh ở Đà Lạt và Di
Linh để đào tạo mục sư, truyền đạo và truyền đạo sinh cho các dân tộc ít
người ở Nam Tây Ngun.
Gia đình phật tử ở Lâm Đồng được thành lập ngày 1-10-1948. Tuy
không phải là cái nơi của Gia đình phật tử của cả nước, nhưng hiện nay
hoạt động Gia đình phật tử do Nguyễn Châu cầm đầu đã chi phối và chỉ
đạo mạnh mẽ hoạt động Gia đình phật tử Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Đắc Lắc, Khánh Hịa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Với
danh nghĩa là "Trưởng Ban hướng dẫn Gia đình phật tử Trung ương",
Nguyễn Châu đã tổ chức huấn luyện, xét phong cấp cho 111 huynh trưởng
cấp tín và 17 huynh trưởng cấp tấn cho các tỉnh. Đồng thời Nguyễn Châu
đã kêu gọi các Ban hướng dẫn Gia đình phật tử các tỉnh mở lớp đào tạo
huynh trưởng, chỉ đạo in ấn tài liệu, viết kiến nghị thư chống lại Thông tư
01 của Ban tôn giáo của Chính phủ và Thơng bạch 455 của Hội đồng trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhiều Ban hướng dẫn Gia đình phật tử các
tỉnh đã hành động theo sự chỉ đạo của Nguyễn Châu và gây nên tình hình
phức tạp ở các địa phương [18, tr. 2].
1.2.2.3. Tính hai mặt của tơn giáo ở Lâm Đồng
Phát huy cao tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc trong hai cuộc



20

kháng chiến, chức sắc, tín đồ các tơn giáo ở Lâm Đồng đã cùng với nhân
dân cả nước đứng lên đấu tranh chống ách xâm lược của thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến, Phật giáo cũng như một số chức sắc, tín
đồ u nước trong đạo Cơng giáo đã đứng lên sát cánh cùng nhân dân địa
phương chống lại chính quyền bù nhìn, địi dân sinh, dân chủ. Tiêu biểu
cho phong trào này là tinh thần đấu tranh của sinh viên, học sinh phật tử.
Một số chùa ở trong tỉnh là chỗ dựa quan trọng của lực lượng cách mạng, là
nơi hội họp, in ấn tài liệu và tổ chức ra nhiều cuộc biểu tình trên danh nghĩa
Phật giáo. Một số chức sắc đã tự thiêu để chống lại sự đàn áp của chính
quyền Ngơ Đình Diệm.
Sau ngày đất nước thống nhất, hầu hết các chức sắc, tín đồ hăng hái
tham gia vào cơng cuộc xây dựng đất nước, tin tưởng vào con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, họ cịn nâng cao cảnh giác và đấu
tranh với bọn phản động lợi dụng tơn giáo để chống phá cách mạng và
chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, một số chức sắc, tín đồ và Giáo hội các tôn giáo đã bị
các thế lực phản động lợi dụng, mua chuộc, kích động đã điên cuồng chống
phá phong trào cách mạng, chống lại nhân dân. Một số Linh mục, tu sĩ đã
tham gia vào các tổ chức phản động như: tiểu đoàn Đồng Khởi, tiểu đoàn
Lê Lợi, Bảo Long phục quốc, tham gia vào tổ chức Fulrơ để nhen nhóm
gây bạo loạn, tiến tới lật đổ chính quyền. Giáo hội Cơng giáo đã ra sức
thành lập các đảng phái chính trị, kích động quần chúng chống lại chính
quyền. Bên cạnh đó, cịn có sự cấu kết giữa lực lượng Tin lành phản động
với Fulrô. Mục sư Ha Sao, phó chủ nhiệm Nam Thượng Hạt (Đà Lạt) giữ
chức vụ đại tá trong Fulrô, Nicolai - con của mục sư - chủ nhiệm Nam
Thượng Hạt Hơ Mu Brông là tư lệnh của Fulrô vùng IV (Lâm Đồng).

Nhiều mục sư, thầy giảng ở Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương đã chạy
ra rừng tham gia tổ chức Fulrô. Nhiều cơ sở thờ tự trở thành nơi hoạt động


21

của Fulrơ. Sau ngày giải phóng, một số mục sư, truyền đạo lại tiếp tục móc
nối với bọn phản động bên ngoài để phát triển đạo và tiếp tục chống đối
nhằm thành lập một nước Đê ga độc lập. Ngoài ra, một số phần tử cực đoan
trong Giáo hội Phật giáo tỉnh đã móc nối với nhóm Huyền Quang, Quảng Độ
để chống đối chế độ. Đồng thời chỉ đạo việc tổ chức sinh hoạt Gia đình phật
tử bất hợp pháp [25, tr. 6].
1.2.2.4. Quan hệ hữu cơ giữa tôn giáo và dân tộc ở Lâm Đồng
Lâm Đồng là một tỉnh đa dân tộc. Ngồi dân tộc Kinh cịn có 40 dân
tộc thiểu số, bao gồm các dân tộc bản địa vùng Trường Sơn - Tây nguyên.
Mỗi dân tộc có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng. Đặc trưng của bản
sắc văn hóa dân tộc là ngơn ngữ, chữ viết, văn học - nghệ thuật, y phục,
phong tục tập quán, quan hệ gia đình...
Tuy nhiên, cộng đồng dân tộc bản địa ở Lâm Đồng có nguồn gốc
gần gũi về nhiều mặt: tộc người, văn hóa - xã hội, quan hệ thị tộc (mẫu hệ).
Trong hôn nhân, tục lệ bắt chồng, con trai ở bên nhà vợ, việc kết hơn cùng
dịng họ được xem là phạm tội lớn đối với dòng họ và cộng đồng.
Về tổ chức xã hội: người dân tộc thiểu số cư trú tập trung theo đơn
vị buôn (gọi là bon). Mỗi buôn gồm 30 - 40 nhà dài, có nhiều dịng họ cùng
chung sống. Đứng đầu bn là chủ bn, ngồi ra, vai trị của già làng cũng
hết sức quan trọng. Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, tín ngưỡng
ngun thủy vẫn cịn đậm nét. Người dân tộc quan niệm "vạn vật hữu linh",
mọi vật ở thế giới xung quanh đều có hồn và hồn đó rất linh thiêng. Mọi
hành động trong đời sống hàng ngày đều do tác động của các lực lượng siêu
nhiên. Lực lượng siêu nhiên đó được gọi là Yàng. Do đó, họ thờ rất nhiều

Yàng như: Yàng Hiu (Thần Nhà), Yàng Koi (Thần lúa)... Ngồi các ng,
cịn có ma quỷ - những kẻ hại người. Vì thế, họ thường cúng bái để cầu xin.
Cùng với tín ngưỡng dân gian, người dân tộc thiểu số cịn có những lễ hội
truyền thống khá hấp dẫn, như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng...


22

Tuy nhiên, phong tục, tập quán của họ cũng vô cùng lạc hậu và ràng
buộc con người rất chặt. Tín ngưỡng cổ truyền không đủ sức để trở thành
một tôn giáo. Do vậy, nó khơng cịn hấp dẫn đối với một bộ phận nhân dân
nên đã tạo ra một khoảng trống về mặt tâm linh.
Bên cạnh đó, bản chất của người dân tộc thiểu số là ngây thơ, nhẹ
dạ, cả tin, chất phát, có đầu óc thực tế. Lịng tin của đồng bào dân tộc thiểu
số chủ yếu dựa vào việc làm và kết quả thực tế đạt được, rất cụ thể chứ
khơng trừu tượng. Giữa lời nói và việc làm đi đơi với nhau. Họ sống bình
đẳng, có tính tự ty và mặc cảm. Bên cạnh đó, trong xã hội cổ truyền, nền
kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc; nguồn sống chính là dựa vào rừng núi để
làm nương rẫy và săn bắn. Cho nên đời sống của người dân tộc thiểu số vơ
cùng khó khăn.
Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc là mối quan hệ đa chiều giữa
sự tác động và bị tác động từ bên ngoài vào hoặc trong nội tại, từ trên
xuống hoặc từ dưới lên, giữa cá nhân và cộng đồng... với những nội dung
đan xen trong những phạm vi khác nhau. Sự tác động giữa chúng là sự tác
động tương hỗ, vừa có khả năng thúc đẩy lẫn nhau, vừa có khả năng kìm
hãm lẫn nhau. Mặt khác, sự tác động đó khơng thuần nhất. Vì vậy, có
khi bị biến dạng qua vô vàn những tác động khác, như lợi ích của giai
cấp sử dụng tơn giáo, trình độ người tiếp nhận... Điều đó được minh định
rõ qua những vấn đề sau đây:
- Lợi dụng đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong

tục tập qn lạc hậu và sự hụt hẫng về mặt tâm linh... các tôn giáo đã tiếp
xúc, cung cấp tiền, hàng, thuốc chữa bệnh cho những người ốm đau. Với
những thủ đoạn lừa bịp, các nhà truyền đạo đã rao giảng: "Chúa Giêsu là vị
cứu tinh, dìu dắt và giải thốt dân tộc ra khỏi số phận nghịch cảnh và đau
khổ, Chúa Giêsu là đấng cứu thế duy nhất, chỉ cần tin và kính Chúa thì mọi
người sẽ được cứu rỗi, khi chết được lên thiên đàng. Nếu không tin, khi


23

chết sẽ xuống "âm phủ". Các bài thuyết giảng, báo chí và các ấn phẩm
Tin lành trực tiếp đả phá, bài xích tín ngưỡng, tơn giáo khác. Chúng
cho rằng tất cả những tín ngưỡng, tơn giáo đó là "mê tín, dị đoan, lầm
lạc và tội lỗi của kẻ ngoại" [40, tr. 11].
Với những việc làm cụ thể, có lợi trước mắt cũng như những lời
hứa hẹn "bùi tai" của những nhà truyền giáo, một bộ phận người dân tộc
thiểu số đã tin vào những lời hứa hẹn, tin vào phép lạ, vào cuộc sống tốt
đẹp ở thế giới bên kia và họ đã theo đạo.
Việc theo đạo của người dân tộc thiểu số có những tác động tích
cực, vừa có những tác động tiêu cực trong cộng đồng của họ. Khi người
dân theo đạo, họ thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng; ma chay,
cưới xin đơn giản, không tốn kém, không uống rượu, không hút thuốc,
không cờ bạc... Đời sống của người phụ nữ được nâng lên. Các sinh hoạt
tôn giáo lại nhẹ nhàng, không bị ràng buộc bởi những luật lệ lễ nghi hà
khắc. Chính những điều đó đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh
mơi trường, cuộc sống tạm ổn định.
Bên cạnh tác động tích cực đó, khi người dân tộc thiểu số theo đạo
thì trên lĩnh vực văn hóa, các tập tục xưa dù hay hoặc dở đều bị phá bỏ.
Các lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, thờ cúng tổ tiên bị xóa bỏ. Có nơi
đập chiêng ché. Những hành động đó chính là sự đoạn tuyệt với các tín

ngưỡng cổ truyền. Bên cạnh đó, vai trị của già làng, tộc trưởng bị mất đi;
tình trạng mâu thuẫn, chia rẽ giữa người theo đạo và không theo đạo ngày
càng tăng, gây nên sự mất đoàn kết.
Gắn liền quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc là quan hệ giữa tơn giáo
và chính trị. Các thế lực chính trị phản động luôn luôn lợi dụng tôn giáo để
thực hiện âm mưu "Diễn biến hịa bình". Chủ nghĩa thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ đã lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mục tiêu chính trị, quân


24

sự; biến một bộ phận tín đồ các tơn giáo vốn yêu dân tộc, yêu quê hương
thành lực lượng chống đối cách mạng; chúng chia rẽ các dân tộc và kích
động tâm lý dân tộc hẹp hịi, chống lại chính quyền địa phương. Do đó, một
số tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã hành động theo âm mưu của các thế lực
phản động và đã làm đảo lộn cuộc sống người dân tộc thiểu số, làm cho
tình hình an ninh chính trị ở Lâm Đồng khơng ổn định.



×