THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG CHO KHU ĐÔ THỊ MỚI TRUNG VĂN
I. GIỚI THIỆU VỀ KHU ĐÔ THỊ MỚI TRUNG VĂN
1. Sự cần thiết phải đầu tư.
-
Nhu cầu về nhà ở tại các Đô thị lớn nói chung và Hà Nội nói
riêng: Hiện nay cả nước có gần 80 đô thị có quy dân số trên 30 nghìn người,
nhưng trên 50% nhà ở Đô thị tập trung vào hai thành phố lớn là Hà nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của chương trình KC11 Bộ
xây dựng, dự báo đến năm 2010, dân số toàn quốc là 100 triệu, trong đó có
34 triệu dân cư Đô thị. Đến năm 2050 con số đó sẽ phát triển đến 140 triệu
trong đó 70 triệu là dân cư đô thị. Song song với sự phát triển của dân số là
nhu cầu về nhà ở. Dự kiến tới năm 2020 Hà nội phải là Thành phố có quy
mô dân số từ 6-8 triệu dân, khi đó nhu cầu về nhà ở đáp ứng cơ sở vật chất
đô thị sẽ rất lớn. Năm 2003 thành phố đã có thêm 2 quận mới Long Biên và
Hoàng Mai. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có thêm một số quận mới. Với quy
mô dân số như trên, tính trung bình từ nay đến 2020, mỗi năm Hà Nội phải
xây dựng được 3 triệu m2 nhà ở mới đảm bảo chiến lược phát triển đô thị
-
Kế hoạch phát triển nhà ở của UBND thành phố Hà Nội trong
chương trình phát triển nhà ở thành phố, hiện nay chỉ tiêu diện tích bình
quân đầu người của thành phố chỉ đạt 4m2/ người. Do vậy, đòi hỏi sự cố
gắng lớn của UBND thành phố và các nghành các cấp. Trước tình hình đó,
UBND thành phố đã và đang thực hiện hàng loạt dự án phát triển nhà ở bằng
nhiều hình thức. Thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng được nhiều khu Đô thị
mới, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở như khu dịch vụ
tổng hợp Hồ Linh Đàm (184 ha), khu Đô thị mới Định Công(35 ha), khu Đô
thị mới Trung Hòa Nhân Chính, Mỹ Đình Cạnh đó là sự cố gắng rất lớn của
UBND thành phố và các nghành hữu quan trong các lĩnh vực như lập, phê
duyệt quy hoạch mang tính thống nhất, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo ra các
ưu đãi khuyến khích việc đầu tư xây dựng nhà ở
-
Nhu cầu xây dựng Khu Đô thị mới Trung Văn: Dự án đầu tư Khu
Đô thị mới Trung Văn là một trong các dự án phát triển đô thị đã được xác
định trong chương trình phát triển nhà ở Thành phố và định hướng quy
hoạch chung của thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 108/ QĐ - TTg ngày 20/6/1998. Ngày 18/8/2000, Kiến trúc sư
trưởng Thành phố đã có công văn giới thiệu địa điểm số 771/ KTST- QH
giới thiệu địa điểm và ngày 17/3/2000 tại Công văn số 531/UB-XDĐT của
UBND Thành phố Hà nội đã giao cho Công ty Đầu tư Hà Nội chủ đầu tư
xây dựng khu Đô thị mới tại xã Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội nhằm đáp
ứng nhu cầu nhà ở của dân cư Thành phố, dành một phần quỹ nhà đất để
phục vụ cho di dân GPMB và khai thác nhà cho cán bộ theo quy chế riêng
của Thành phố.
2. Mục tiêu đầu tư:
- Cụ thể hóa quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm để xây dựng khu Đô
thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật gắn kết với việc
nâng cao đời sống của nhân dân khu vực
- Tạo thêm quỹ nhà ở để phục vụ cho nhu cầu phát triển cho nhân dân
Thủ đô.
- Quy hoạch chi tiết được phê duyệt là cơ sở pháp lý lập dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị mới và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
3. Quy mô dự án:
- Giải phóng mặt bằng và san nền toàn bộ khu đô thị mới trên diện
tích 129.444 m2.
- Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phục
vụ các công trình trong khu Đô thị mới và phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật chung của Thành phố.
- Đầu tư xây dựng 94.568m2 sàn nhà ở đảm bảo nhà ở cho dân số
khoảng 3800 người
- Quy mô xây dựng từng công trình ( số tầng cao, diện tích sàn ) theo
nội dung quy hoạch chi tiết đã được duyệt.
4. Hình thức đầu tư : Tất cả các hạng mục trong nội dung đầu tư của
dự án đều được đầu tư xây dựng mới
5. Hiện trạng dân cư:
Trung Văn là một xã có truyền thống cách mạng. Hiện nay, tình hình
kinh tế của xã thuộc loại nghèo. Quỹ đất nông nghiệp không đủ, một bộ
phận lớn chiếm 70 % dân cư chuyển nghành nghề khác để sống. Nghề
nghiệp chủ yếu của dân cư khu vực hiện nay là đan lát, vận thừng, làm bún,
cốm. Thu nhập trung bình khoảng 6 triệu đồng/ người/ năm.
Một hiện tượng phổ biến trong khu vực là đất vườn biến thành đất làm
nhà cho thuê. Đối tượng cho thuê là sinh viên học sinh các trường Đại học,
Cao đẳng xung quanh.
Diện tích đất dân cư hiện có trên phạm vi khu Đô thị mới là 2.876 m2,
là khu tập thể của trường CĐ Giao thông vận tải
6. Đền bù giải phóng mặt bằng
Đối với tất cả công trình xây dựng, công tác GPMB cũng là vấn đề
nan giải đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết tiến độ xây dựng công
trình. Khu Đô thị Trung văn tổng diện tích 117.708m2 có mức độ thuận lợi
nhất định.
TT
LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN
1
2
3
4
5
Đất ao, mương
Đất đường
Đất cơ quan hiện có
3.800
1.200
3.560
Công ty chế biến lâm sản
Trung văn
Đất vườn
Đất ruộng
Tổng cộng
2.313
106.835
117.708
Dự án đầu tư xây dựng khu Đô thị mới Trung văn có nhiều thuận lợi
với 95% đất khu Đô thị là đất ruộng việc đền bù và giảI phóng không gặp
nhiều vướng mắc. Việc Chủ đầu tư công bố quy hoạch sớm và cắm mốc chỉ
giới cùng với địa phương quản lý để tránh việc xây dựng các công trình tự
phát trên khu đất cũng đã giảm bớt khó khăn trong công tác giải phóng mặt
bằng.
Một việc chủ đầu tư cần tiến hành ngay là điều tra xã hội học để đánh
giá tính xã hội và kinh tế dân sinh trong việc thực hiện dự án và xây dựng
các chính sách chế độ cho việc thực hiện giải phóng mặt bằng theo các quyết
định thông tư hướng dẫn của Thành phố và Chính phủ theo pháp luật hiện
hành.
II.THỰC TIỄN CÁC BƯỚC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI
KHU ĐÔ THỊ MỚI TRUNG VĂN.
1. Căn cứ pháp lý: Sau khi có các văn bản pháp lý của UBND
Thành phố đồng ý cho Công ty đầu tư Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư một
số hạng mục của khu Đô thị mới Trung Văn. Công ty, mà đại diện là Ban
quản lý dự án trọng điểm đã phối hợp với các bên liên quan( UBND Xã
Trung Văn, UBND huyện Từ Liêm,) tiến hành công tác GPMB dựa trên mốt
số văn bản pháp lý cơ bản sau:
-
Nghị định số 22/1998 NĐ - CP, ngày 24/04/1998 của Chính phủ
về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
Quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng.
-
Văn bản số 4448/ TC – QLCL ngày 04/09/1997 của Bộ tài chính
về việc hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù GPMB
-
Quyết định số 3519/ QĐ - UB ngày 12/09/1997 của UBND
Thành phố Hà nội ban hành quy định thực hiện nghị định87/ CP ngày
17/08/1994 của Chính phủ về giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội.
-
Thông tư số 3309/ HĐTCVGĐCN ngày 14/12/1999 hướng dẫn
nội dung về chế độ quản lý kinh phí tổ chức thực hiện đền bù GPMB di dân
tái định cư
-
Quyết định số 72/2001 QĐ - UB ngày 17/09/2001 của UBND
thành phố Hà nội ban hành quy định về trình tự thủ tục tổ chức thực hiện
công tác bồi thường thiệt hại tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên Thành
phố Hà Nội.
2. Thực tiễn các bước thực hiện Công tác GPMB đối với khu Đô
thị mới Trung Văn.
Thành lập hội đồng GPMB:
Ngày 1/11/2004, UBND Huyện Từ Liêm đã ra Quyết định về việc
thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm. Thành phần hội
đồng gồm có:
- Phó chủ tịch UBND Huyện Từ Liêm:
Chủ tịch HĐ
- Phó phòng Tài chính vật giá:
Phó Chủ tịch HĐ
- Phó giám đốc công ty đầu tư xây dựng HN
(Chủ
Uỷ viên
đầu tư)
- Chủ tịch mặt trận tổ quốc Huyện Từ Liêm
Uỷ viên
thường trực
- Phó phòng Địa chính NĐ và Đô thị
Uỷ viên
- Chi cục trưởng Chi cục thuế Từ Liêm
Uỷ viên
- Phó công an Huyện Từ Liêm
Uỷ viên
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện
Uỷ viên
- Chánh thanh tra Xây dựng huyện
Uỷ viên
- Phó giám đốc Ban quản lý dự án trọng điểm (Chủ
Uỷ viên
đầu tư )
- Chủ tịch xã UBND xã Trung văn
Uỷ viên
- Cán bộ địa chính xã Trung văn
Uỷ viên
Đồng thời mời tham gia hội đồng:
-
Chủ nhiệm Hợp Tác Xã : Đại diện các hộ mất đất
-
Trưởng thôn Phùng Khoang: Đại diện các hộ mất đất
Hội đồng giải phóng mặt bằng Huyện Từ Liêm có nhiệm vụ:
-
Thực hiện nhiệm vụ theo khoản 4 điều 3 Quyết định số
72/2001QĐ- UB ngày17/0/2001 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành
quy định về trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường thiệt hại tái định
cư khi nhà nước thu hồi đắt trên địa bàn Thành phố.
-
Giúp Chủ tịch UBND Huyện đề xuất giá bồi thường thiệt hại về
đất ở, đắt chuyên dùng, báo cáo hội đồng thẩm định xem xét, trình UBND
Thành phố phê duyệt, tổ chức xét duyệt từng phương án bồi thường tái định
cư theo quy định.
Thành lập tổ công tác giúp việc Hội đồng GPMB:
Ngày 10/11/2004, UBND Huyện Từ Liêm đã ra Quyết định Thành lập
tổ công tác giúp việc GPMB Huyện Từ Liêm để thực hiện GPMB 129.496
m2 đất tại xã Trung Văn, Huyện Từ Liêm, điều tra lập phương án GPMB
chuẩn bị thực hiện dự án đâù tư xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn. Thành
phân gồm:
- Phó chủ tịch UBND xã Trung Văn
Tổ trưởng
- Cán bộ địa chính xã Trung Văn
Tổ phó
- CB phòng địa chính – nhà đất & Đô thị
Tổ viên
- CB phòng KH – Kinh tế&PTNT
Tổ viên
- CB Chi cục thuế Từ Liêm
Tổ viên
- CB Công An
Tổ viên
- CB Thanh tra xây dựng
Tổ viên
- CB phòng tài chính
Tổ viên
- P. GĐ Ban QLDA Trọng điểm
Tổ viên
- T.P Ký thuật GPMB BQLDA Trọng
Tổ viên
- Chủ nhiệm HTX Thống nhất
Tổ viên
- Trưởng thôn - Đại diện hộ mất đất
Tổ viên
điểm
Tổ công tác giúp việc Hội đồng GPMB Huyện Từ Liêm có nhiệm
vụ:
- Điều tra hiện trạng: đất, hoa màu, thống kê tài sản của người bị thu
hồi đất trong phạm vi thực hiện dự án, làm cơ sở bồi thường GPMB
- Phối hợp cùng Chủ đầu tư lập phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB
cho các hộ bị thu hồi đất trình hội đồng GPMB phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của số liệu điều tra, phương án bồi
thường GPMB.
2.3 Xác lập số liệu, cơ sở pháp lý về đất đai, tài sản:
- Đo đạc, cắm mốc giới, điều tra, khảo sát hiện trạng khu đất giải tỏa
- Phòng Địa chính xã Trung Văn cung cấp số liệu về đất đai để cho
chủ đầu tư lập bản đồ giải thửa ( bao gồm: diện tích, vị trí, chủ hộ sử dụng
đất)
- Họp với các tổ chức cá nhân sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án
2.4 Vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện GPMB:
- Đây là công việc thường trực của tổ công tác GPMB
- Thông báo chủ trương, chính sách, giá đền bù của Hội đồng
GPMB
- Tác động đến ý thức trách nhiệm về công tác GPMB của người bị
ảnh hưởng.
2.5 Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình kê khai và tiếp nhận tờ khai
- Tổ công tác tổ chức thực hiện các cuộc họp dân để tiếp nhận và kê
khai về: họ tên chủ sử dụng đất, nguồn gốc, diện tích đất, tình hình sử dụng,
giấy tờ liên quan về nhà đất, các tài sản liên quan (nhà ở, cây cối, hoa màu
…), ý kiến trình bày liên quan.
- Cung cấp cho từng hộ dân một bộ hố sơ bao gồm:
+ Quyết định của UBND về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư thực hiện nghị định 197/2004/ NĐ- CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ
khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Thông báo của Hội đồng GPMB về chính độ, chính sách bồi
thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Trung
Văn – Từ Liêm – Hà Nội.
+ Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất cần di
chuyển GPMB để thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu Đô thị mới Trung
Văn.
Kê khai diện tích đất, nguồn gốc, ranh giới, tài sản hiện có trong khu
đất và nguyện vọng của người đang sử dụng khi bị thu hồi đất.
-
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tổ chức điều tra xác định nhà đất, tài
sản, nhân hộ khẩu làm căn cứ lập phương án
-
UBND Xã xác nhận các nội dung về nguồn gốc, quá trình sử
dụng đất đai. Theo từng thời gian cụ thể
-
Công an xã xác nhận về nhân, hộ khẩu, việc sinh hoạt, việc sinh
hoạt cư trú của hộ gia đình, cá nhân.
-
Ghi nhận ý kiến, nguyện vọng của người bị thu hồi đất về giá đền
bù, về hỗ trợ tái định cư, về chuyển đổi nghề nghiệp.
Tiến hành, đo đạc, xác nhận những tài sản do người sử dụng đất đã kê
khai.
Họp tổ công tác, chủ đằu tư về tài sản, đất đai và nguyện vọng của
người đang sử dụng đất.
Trình phương án giá đất:
Hội đồng GPMB Huyện Từ Liêm thông báo về chính sách bồi thường
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Xã Trung Văn –
Huyện Từ Liêm như sau:
Giá đất đền bù đất nông nghiệp thuộc khu đất GPMB Xã Trung Văn –
Huyện Từ Liêm như sau:
+ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản:
Đất hạng 1:
108.000 đ/m2
Đất hạng 2:
90.000 đ/m2
Đất hạng 2:
72.000 đ/m2
Đất hạng 4:
54.000 đ/m2
+ Đất trồng cây lâu năm:
Đất hạng 1:
126.000 đ/m2
Đất hạng 2:
108.000 đ/m2
Đất hạng 2:
84.000 đ/m2
Đất hạng 4:
63.600 đ/m2
Đất hạng 5:
48.000 đ/m2
Hội đồng GPMB thụ lý trình UBND Huyện Từ Liêm.
UBND Huyện Từ Liêm xem xét phê duyệt.
Định giá tài sản để làm căn cứ bồi thường.
Giải quyết tồn tại trong công tác điều tra.
Soát quỹ đất dùng để GPMB
Lập phương án bồi thường thiệt hại.
Lập phương án đền bù tổng thể
Lập phương án đền bù chi tiết.
Chủ đầu tư và Hội đồng GPMB xác nhận phương án đền bù thiệt hại.
Niêm yết công khai phương án đền bù tại UBND Xã Trung Văn.
Thẩm định, phê duyệt phương án đền bù thiệt hại.
Thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại.
Giải quyết khiếu nại, vướng mắc.
Tổ chức bàn giao đất cho chủ đầu tư.
III. CÁC VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TẾ.
1. Mối tương quan công việc giữa chủ đầu tư và các bên:
Chủ đầu tư:
- Đã hoàn tất các thủ tục mang tính pháp lý do UNBD Thành phố
giao, để được xác định là chủ đầu tư xây dựng và phát triển khu Đô thị mới
Trung Văn.
- Được giao cùng với các bên liên quan ( UBND xã Trung Văn, Hội
đồng GPMB Huyện Từ Liêm, tổ công tác ) thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng tại xã Trung Văn.
- Cố gắng thực hiện tốt tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, sao cho
sớm hoàn thành để có mặt bằng thi công các hạng mục công trình, nhằm
thực hiện đúng tiến độ dự án đầu tư, phát huy tính hiệu quả của dự án.
- Tuân thủ các quy định, các văn bản mang tính pháp lý của các cấp
trên liên quan.
Các bên liên quan:
+ UBND Thành phố:
- Ra quyết định thu hồi đất để đầu tư xây dựng khu Đô thị mới tại xã
Trung Văn – Từ Liêm
- Xác định đơn vị chủ đầu tư dự án.
- Ra các văn bản, thông báo, thông tư hướng dẫn kịp thời giúp chủ
đầu tư thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
+ Hội đồng giải phóng mặt bằng Huyện Từ Liêm và tổ công tác
- Thực hiện tốt và đúng chức năng và nhiệm vụ được giao.
+ Người bị ảnh hưởng ( các hộ dân có đất bị thu hồi )
- Thực hiện tốt và nghiêm túc quyền và nghĩa vụ công dân đối với
Nhà nước, đó là việc chấp hành các chủ trương về công tác bàn giao mặt
bằng cho các dự án phát triển đô thị của UBND Thành phố.
- Có quyền được yêu cầu đền bù khi bị thu hồi đất, về giá cả, về hỗ
trợ tái định cư. Tuy nhiên, đôi khi từ chính điều này lại dẫn đến việc làm
chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, do sự đòi hỏi quá lớn của các hộ dân bị
thu hồi đất về giá cả đền bù và về các yêu cầu khác. Điều này cũng là mâu
thuẫn lớn nhất trong công tác giải phóng mặt bằng hiện nay. Mâu thuẫn này
cần được tháo gỡ thông qua việc chứng minh sự hợp lý của giá cả đền bù
của Hội đồng giải phóng mặt bằng.
Đối với dự án xây dựng khu Đô thị mới Trung Văn, giá đền bù đất
nông nghiệp được xem là hợp lý. Bởi vì, nó được đưa ra dựa trên sự phù hợp
về bảng giá đền bù đất Nông nghiệp của UBND Thành phố quy định và dựa
trên sự tái thu nhập của các hộ dân có đất thu hồi ( nghĩa là số tiền đền bù
nếu đem gửi tiết kiệm thì sẽ lớn hơn hoặc bằng thu nhập thực tế từ việc lao
động trên ruộng đất mang lại trong một khoảng thời gian xác định ).
2. Lợi ích trước mắt và lâu dài:
+ Về trước mắt:
- Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nhà ở của một bộ phận dân
cư đô thị.
- Tạo ra quỹ nhà ở cho Thành phố. Dự án đã đóng góp vào quỹ nhà
Thành phố được diện tích 120.610 m2 sản nhà ở, 18.774 m2 sàn dịch vụ
công cộng.
- Tạo ra được hệ thống các khu đô thị hiện đại.
Tuy nhiên, dụ án cũng đã ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ dân vốn cuộc
sống chỉ dựa vào nông nghiệp. Mặc dù đã được đền bù thỏa đáng, nhưng
chưa có quen với cách làm ăn mới – không dựa vào ( hoặc một phần nhỏ do
có những hộ diện tích đất nông nghiệp không bị lấy hết ) nông nghiệp.
Ngoài ra là các vấn đề về môi trường, an ninh xã hội…
+ Về lâu dài:
- Dự án đã góp phần hoàn thành giai đoạn đầu của kế hoạch xây dựng
Đô thị mới Tây Nam Hà Nội 201 ha nằm trong kế hoạch phát triển không
gian đô thị Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đầu tư đồng bộ các khu nhà ở phối hợp với hệ thống hạ tầng xã hội
được đầu tư ở giai đoan tiếp theo sẽ góp phần thiết thực vào việc từng bước
nâng cao môi trường sống đô thị Hà Nội đạt tiêu chuẩn của một đô thị hiện
đại, văn minh.
- Nâng tầm của Thủ đô Hà Nội ngang bằng với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
3. Tiêu cực xã hội.
- Nếu không làm tốt và đúng chủ trương của UBND Thành phố thì
quyền lợi và lợi ích của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời
bản sắc văn hóa cũng bị mai một dần do đô thị hóa.
- Có những hộ dân cố tình không chấp nhận giá đền bù mà Hội đồng
giải phóng mặt bằng đưa ra, dẫn đến việc không bàn giao hoặc bàn giao
chậm mặt bằng cho chủ đầu tư. Đối với các trường hợp này cần có các biện
pháp cưỡng chế.
- Trong quá trình chuyển đổi phong tục, cách sống của người dân từ
nông thôn chuyển sang thành thị thì cũng kéo theo các vấn đề về xã hội
như : an ninh, đầu cơ trục lợi…
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------***-------BẢN KÊ KHAI TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT
CẦN DI CHUYỂN GPMB ĐỂ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ
ÁN KHU ĐÔ THỊ TRUNG VĂN.
I. Họ và tên chủ sử dụng đất hoặc tài sản: ……………………
Tuổi……
Địa
chỉ
……………………………………………………………
II. Hộ khẩu, nhân khẩu ( dùng cho hộ gia đình, cá nhân):
-
Hộ khẩu thường trú số ……... Đăng ký tại……………..
-
Tổng số nhân khẩu …………....người
-
Gia đình thuộc đối tượng chính sách ( ghi rõ chính sách được
hưởng)
…………………………………………………….
III. Nguồn gốc, diện tích đất:
1.
Về đất:
Loại đất………Hính thức sử dụng: Riêng…....m2; Chung………..m2
Vị trí: …….. Phường ( xã, thị trấn ) ………..Quận ( Huyện )……
Thửa số……..Tờ bản đồ số ……...Diện tích…………m2
Nguồn gốc và thời gian sử dụng………………………….
………………………………………………………….....
Thời gian sử dụng diện tích đất trong chỉ giới GPMB: tháng…...
năm.... m2
Trong
đó:
Sử
dụng
riêng:
………..m2;
Sử
dụng
chung:
………………….m2
Diện tích đất hợp pháp:………………...m2
2.
Về nhà ở:
Địa chỉ……………………………………………………
Hình thức sở hữu…………………………………………
Diện tích nhà……….m2; Trong chỉ giới GPMB…….m2. Ngoài chỉ
giới GPMB…….m2.
Nguồn gốc:………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
3.Tình hình sử dụng ( cho mượn, cho thuê, góp vốn, thế chấp )……..
……………………………………………………………………….
4.Giấy tờ liên quan về nhà đất:………………………………………
……………………………………………………………………….
IV. Tài sản trên đất thuộc phạm vi bồi thường:
1. Công trình kiến trúc: ( kê khai chi tiết từng hạng mục công trình về
diện tích, hạng nhà, cấp nhà, thời gian xây dựng, có phép hay không )
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
2.Tài sản khác:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
3. Cây cối hoa màu: ( từng loại cây, ghi rõ số lượng, quy cách, mật
độ)
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
V.ý kiến trình bày khác (nếu có):
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
VI. Sơ họa về nhà đất:
Chúng tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thật,
nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiêm.
Từ Liêm, ngày……….tháng………..năm2005
CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN TRÊN ĐẤT
( Ký, ghi rõ họ tên )
(Phụ lục : Bản kê khai tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất cần di
chuyển GPMB để thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu Đô thị Trung Văn.)