Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

so sánh hành chính cộng hòa liên bang đức và hành chính việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.1 KB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực của cả nhóm, chúng em còn
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và các bạn trong lớp thanh tra
Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đào Thanh Thủy, giảng viên khoa
Hành chính học đã hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận.
Đồng thời chúng em cũng gửi lời cảm ơn đến các cô thủ thư đã giúp chúng em
tìm được những tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Dưới góc độ là sự nghiên cứu của sinh viên, với trình độ và kinh nghiệm còn hạn
chế nên bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu xót. Rất mong các thầy, cô
xem xét, đóng góp và cho ỷ kiến để bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Nhóm sinh viên.

MỤC LỤC


Nội dung

Số trang

A. Lời mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài
B. Nội dung
Chương 1. Khái quát về Cộng hòa liên bang Đức
1. Vị trí địa lý


2. Ngôn ngữ
3. Tôn giáo
Chương 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
1. Thể chế chính trị
1.1. Quốc hội
1.2. Tổng thống và chính phủ bang
1.3. Cơ quan tư pháp
1.4. Chính quyền các bang và các địa phương
1.5. Các tổ chức chính trị
2. Tổ chức bộ máy hành chính
2.1. Hình thức tổ chức bộ máy của các bang
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của bang
2.2.1 Chính phủ bang
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy chính phủ
2.3. Lĩnh vực công tác do các cơ quan của chính phủ bang đảm
nhận
2.4. Tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương
2.4.1 Vị trí pháp lý của xã, liên xã và huyện
2.4.2 Nhiệm vụ của xã
Chương 3 Chế độ công vụ
1. Khái niệm, phân biệt thứ bậc và các điều kiện công chức
1.1 Khái niệm công chức
1.2 Phân biệt thứ bậc công chức
1.3 Nhưng điều kiện đối với công chức và phân loại công chức
2. Chế độ thi cử bổ nhiệm
2.1 Thi cử và bổ nhiệm
2.2 Đề bạt
3. Nhiệm vụ và quyền lợi công chức
4. Chế độ đãi ngộ, tiền lương, nghỉ hưu, nghỉ phép
4.1 Tiền lương của công chức

2


4.2 Chế độ nghỉ phép, nghỉ hưu
5. Chế độ kỷ luật
6. Cơ quan quản lý công chức
C. Kết luận
* Ưu điểm nền hành chính Cộng hòa liên bang Đức
* Nhược điểm
* Bài học kinh nhiệm với Việt Nam

A LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Cộng hòa liên bang Đức là đất nước giàu tiềm năng thuộc châu Âu và cũng là
những trung tâm quyền lực, kinh tế lớn trên thế giới. Để phát triển được như hiện nay
không chỉ nhờ tiềm lực về kinh tế mà đó còn là do họ đã xây dựng và tổ chức được bộ
máy hành chính hợp lý. Cũng vì vậy mà đã có rất nhiều học giả, nhà chính trị nghiên
cứu, tìm hiểu về nền hành chính của đất nước này. Đặc biệt, trong xu hướng toàn cầu
hóa mạnh mẽ như hiện nay, việc nghiên cứu các mô hình nhà nước là điều kiện cần
thiết để hội nhập. Nghiên cứu về nền hành chính của nước phát triển như Cộng hòa
liên bang Đức sẽ cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ, sâu sắc, so sánh để tìm ra điểm
khác biệt để từ đó rút ra được những ưu, nhược điểm, bài học cần thiết trong việc
nghiên cứu và học tập các mô hình hành chính của các nước khác, và tìm ra các quy
luật chung để vận dụng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động nền hành
3


chính của quốc gia.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về nền hành chính Cộng hòa Liên bang Đức, lịch sử hình thành, cơ cấu

tổ chức bộ máy hành pháp, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, từng Bộ trong bộ
máy hành pháp…Để có những hiểu biết nhất định về tổ chức và cách thức điều hành
bộ máy nhà nước của Đức
3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích…
4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu nền hành chính Cộng hòa Liên Bang Đức
Phạm vi nghiên cứu: Cộng hòa Liên Bang Đức và so sánh với nền hành chính Việt
Nam
5.Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Nội dung bài viết bao gồm:
Chương I: Khái quát chung về Cộng hòa Liên bang Đức
Chương II: Cơ cấu tổ chức bộ máy
Chương III: Chế độ công vụ

B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
1. Vị trí địa lý
Cộng hoà Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland; gọi tắt: Đức)
4


là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước
Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam),
Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km
vuông và có khí hậu ôn đới. Với 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong
Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới.

Vùng đất Germania nơi nhiều dân tộc Đức sinh sống đã được biết đến và có trong
tài liệu từ trước năm 100. Bắt đầu từ thế kỷ 10, lãnh thổ của Đức là phần giữa của Đế
quốc La Mã Thần thánh cho đến năm 1806. Thế kỷ 16, miền Bắc Đức trở thành trung
tâm của cuộc cải cách Kháng Cách. Nước Đức lần đầu tiên được thống nhất vào giữa
cuộc chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871 trở thành một quốc gia dân tộc hiện đại. Sau
chiến tranh thế giới lần hai, năm 1949, Đức bị chia thành hai quốc gia, Cộng hòa Dân
chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức cũ (Tây Đức). Năm 1990, nước
Đức thống nhất. Tây Đức là thành viên sáng lập của Các cộng đồng châu Âu (EC) vào
năm 1957, trở thành Liên minh châu Âu năm 1993. Đức thuộc khu vực Schengen và
dùng đồng Euro năm 1999. Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20,
OECD và WTO. Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng
thứ tư và GDP sức mua tương đương đứng thứ năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ
phát triển hằng năm nhiều thứ nhì, và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế
giới. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Đức
giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên
thế giới. Đức được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
2.Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn
ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là
ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và
Friesen.
Martin Luther đã góp phần vào việc phát triển của tiếng Đức chuẩn trong thế kỷ
16 với việc dịch Kinh Thánh của ông. Jahann Christoph Adelung xuất bản năm 1871
5


quyển tự điển lớn đầu tiên. Đột phá lớn tiến tới một cách viết tiếng Đức thống nhất là
quyển "Tự điển chính tả tiếng Đức" của Konrad Duden (1080) là quyển sách đã được
chấp nhận là cơ sở của chính tả của cơ quan nhà nước trong cuộc cải tổ cách viết
chính tả năm 1901 sau vài thay đổi nhỏ. Mãi đến năm 1996 mới có cuộc cải tổ cách

viết mới.
Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung (lingua franca) ở trung tâm châu
Âu, Bắc Âu và Đông Âu. Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy
nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở
châu Âu.
Ngoại ngữ được dạy ưu tiên trong trường học là tiếng Anh, kế tiếp theo đó là tiếng
Pháp và sau đó là tiếng La tinh. Trong những năm gần đây tiếng Tây Ban Nha ngày
càng được ưa chuộng hơn.
3.Tôn giáo
Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất
hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn dân số Đức theo
đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên
chúa La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc Chính thống. Khoảng 27%
người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là
những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Thể chế chính trị
Hiến pháp Đức thống nhất qua năm 1871 thiết lập chính thể quân chủ nhị nguyên
Quốc hội gồm có hai viện. Thượng viện có nhiều quyền hơn Hạ viện. Quyền hành
pháp tập chung trong tay Thủ tướng Bixmac đến năm 1890, sau đó là hoàng đế
Uyliam II. Năm 1919 nước cộng hòa Vayma thiết lập và Đức có một chính phủ dân
chủ đầu tiên. Hạ viện là cơ quan quyền lực cao nhất. Tổng thống được bầu trực tiếp,
6


thủ tướng đứng đầu nội các chịu trách nhiêm trước quốc hội và hai viện, chế độ này
sụp đổ năm 1929. Năm 1933 Hitle thiết lập chế độ phát xít. Sau chiến tranh thế giới
thứ 2 Đức bị quân đồng minh chiếm đóng. Năm 1949 Đức bị chia cắt, Đông Đức trở

thành cộng hòa dân chủ Đức, tiến lên chủ nghĩa. Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất
Đức là Đảng cầm quyền. Tây Đức đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Hiến pháp Cộng
hòa liên bang Đức ban hành ngày 22-5-1949 và vẫn có hiệu lực sau khi Đức thống
nhất năm 1990 Đức có chế độ Cộng hòa đại nghị và là nhà nước liên bang.
Theo quyết định của hiến pháp tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lập pháp
trao cho nghị viện Liên Bang ( Hạ Viện) và Hội đồng Liên Bang ( Thượng Viện)
quyền hành pháp thuộc về Chính phủ liên bang và chính quyền các bang, quyền tư
pháp trao cho các tòa án hoạt động độc lập.
1.1 Quốc hội
Quốc hội gồm hai viện là Nghị Viện Liên Bang và Hội Đồng Liên Bang. Nghị
Viện Liên Bang gồm 603 đại biểu được bầu bằng phổ thông đầu phiếu. Nhiệm kỳ 4
năm, Nghị viện Liên bang có 22 ủy ban thường trực. Nghị viện liên bang có quyền lập
pháp thông qua ngân sách thành lập chính phủ và một số cơ quan Nhà nước, kiểm
soát bộ máy hành chính và chính phủ. Nghị việ liên bang có thể bỏ phiếu không tín
nhiệm Thủ tướng và bầu Thủ tướng mới. Thủ tướng liên bang phải thực hiện yêu cầu
này.
Hội đồng Liên bang bao gồm 68 thành viên đại diện cho 16 bang, mỗi bang có ít
nhất 3 đại biểu, các thượng nghị sỹ do chính phủ các bang bổ nhiệm và bãi nhiễm
trong số các thành viên chính phủ của mình. Hội đồng liên bang có 16 ủy ban thường
trực. Quyền lập pháp thuộc về Chính phủ, hai viện Quốc hội, các nghị sỹ, các Tòa án
liên bang và các bang.
1.2 Tổng thống và chính phủ Liên bang
Tổng thống Liên bang là nguyên thủ quốc gia do hội nghị Liên bang bầu ra có
nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống không nắm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Hội nghị Liên bang
gồm 1/2 là các hạ nghị sỹ, 1/2 là các thành viên do Nghị viện các bang bầu ra. Tổng
thống đại diện cho các bang trong và ngoài nước, kiểm tra và ký, công bố các luật,
tuyên bố về tình trạng khẩn cấp về lập pháp, đề nghị, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ
thủ tướng ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các bộ trưởng thao đề nghị của Thủ tướng; bổ
nhiệm, miễn nhiệm các thẩm phán liên bang, công chức liên bang trừ trường hợp luật
quy định khác, có quyền ân xá. Tổng thổng bổ nhiệm thủ tướng nhưng phải dựa vào

đa số của nghị viện liên bang. Nếu như thủ tướng không được đa số phiếu tín nhiệm
của nghị viện thì tổng thống không có quyền bổ nhiệm thủ tướng và giải tán Nghị
viện để bầu cử lại. Các quyết định của tổng thống có giá trị khi có sự phê chuẩn của
thủ tướng hoạc các bộ trưởng liên bang. Tổng thống có thể tuyên bố tình trạng khẩn
cấp với đề nghị của thủ tướng và chấp nhận của hội đồng liên bang. Tổng thống phải
7


từ bỏ Đảng, phải không được tham gia các cơ quan Nhà nước khác khi tại chức. Hai
viện của Quốc hội có quyền kiện tổng thổng ra tòa án Hiến pháp Liên bang và phế
truất tổng thống.
Chính phủ các bang nằm trong quyền hành pháp, đứng đầu là thủ tướng, do nghị
viện liên bang lựa chọn và Tổng thống bổ nhiệm, các thành viên khác của chính phủ
do tổng thống bổ nhiệm dựa vào đề cử của thủ tướng
Chính phủ có quyền đề nghị dự luật, yêu cầu các ủy ban của nghị viện họp xem xét dự
luật, yêu cầu bổ sung hay giảm các khoản ngân sách yêu cầu tổng thống tuyên bố tình
trạng pháp lý các dự luật bị Nghị viện liên bang bác bỏ, hoặc sự đồng ý của Nghị viện
liên bang chính phủ có thể ban hành các chỉ thị hành chính, lập kế hoạch ngân sách,
giám sát thi hành luật ở bang. Trong trường hợp khẩn cấp Chính phủ đề nghị hai viện
của Quốc hội họp khẩn cấp để tuyên bố tình trạng cạnh tranh Thủ tướng sẽ là tư lệnh
các lực lượng vũ trang.
Thủ tướng quyết định những phương hướng cơ bản về chính trị, điều hành các hoạt
động của chính phủ-giám sát sự thực hiện các phương hướng chính trị cơ bản, bảo
đảm sự thống nhất trong hoạt động của chính phủ, lãnh đạo chủ tọa các phiên họp của
chính phủ.

1.3 Các cơ quan tư pháp
Tại Đức, các tòa án tối cao chia làm 5 tòa án độc lập nhau nhưng có hội đồng
chung để đảm bảo sự thống nhất đó là tòa án liên bang tối cao( xử hình và dân sự).
Tòa án lao động liên bang, tòa án hành chính liên bang, tòa án tài chính liên bang, tòa

án xã hội liên bang. Dưới tòa liên bang tối cao là các tòa án cấp cao của bang, các án
bang và các tòa án đại phương. Dưới tòa án hành chính liên bang là các tòa hành
chính bang - địa phương. Dưới tòa tài chính liên bang là các tòa tài chính địa phương.
Tòa án ở Đức đảm nhiệm luôn cả công tác kiểm soát, công tố, thi hành án, công
chứng, thừa phát lại, quản lý cả lực lượng cảnh sát tư pháp và các trại giam.
1.4 Chính quyền các bang và các địa phương
Lãnh thổ chia thành 16 bang ( Đông Âu cũ có 5 bang) mỗi bang có một bộ máy
nhà nước riêng gồm các quyền lập pháp, hành pháp tư pháp và có Hiến pháp riêng.
Đứng đàu mỗi bang là một vị thủ hiến
Đơn vị hành chính được quyết định theo hiến pháp bang. Đơn vị hành chinh dưới
bang có 2 cấp huyện, tổng thành phố không thuộc huyện tiếp đó là xã và các xã, một
số bang lớn còn chia thành vùng huyện công xã. Các cơ quan chính quyền đại
phương do dân bầu ra, chủ tịch Hội đồng đồng thời đứng đầu bộ máy hành chính công
do nhân dân trực tiếp bầu ra. Riêng cấp vùng không có cơ quan chính quyền mà do
Chính phủ liên bang đảm nhiệm.
8


1.5 Các tổ chức chính trị
Năm 1994 Quốc hội ban hành luật về các đảng chính trị mới. Đức có nhiều Đảng
với các Đảng lớn sau:
- Liên minh dân chủ thiên chúa giáo thành lập năm 1870 đến năm 1945 có tên như
ngày nay là Đảng trung hữu dân chủ thiên chúa giáo và bảo thủ là thành viên liên
minh dân chủ quốc tế và quốc tế dân chủ trung dung. Thành viên của Đảng gồm
những người theo đạo thiên chúa, đạo Tin lành, đại diện tầng lớp tư sản và giáo sỹ.
- Đảng dân chủ xã hội Đức thành lập 1875, theo xu hướng Xã hội Dân chủ, ủng hộ tư
hữu và kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa. Đảng này là thành viên Quốc tế xã hội
chủ nghĩa.
- Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo Bavaria, thành lập năm 1945 là Đảng trung hữu
theo khuynh hướng Dân chủ thiên chúa giáo, bảo thủ xã hội, hoạt động chủ yếu ở

bang Bavaria.
- Đảng dân chủ tự do thành lập năm 1948 đại diện cho xu hướng chính trị tự do, tư
sản vừa và nhỏ.
- Khối liên minh 90 Đảng xanh, hợp nhất từ 2 Đảng( Đảng xanh thành lập 1979 và
liên minh 90 vào năm 1993) là Đảng sinh thái học, tiến bộ xã hội
- Đảng dân tộc dân chủ - Đảng theo chủ nghĩa quốc xã mới thành lập năm 1964 đại
diện cho tầng lớp trung lưu với tư tưởng phục thù phát xít
- Đảng chủ nghĩa là Đảng cực hữu
- Đảng Công nhân Đức tự do, Đảng cựu hữu
- Liên minh Nông dân Đức, Đảng cực hữu
- Cánh tả, giai đoạn 2005-2007 là Đảng cánh tả, trước đó có tên Đảng Công nhân xã
hội Đức, thừa kế Đảng xã hội chủ nghĩa Đức(là Đảng theo chủ nghĩa Mac thành lập
1946, cầm quyền ở Cộng hòa dân chủ Đức năm 1949-1990). Hiến Đảng cánh tả là
Đảng theo Dân chủ xã hội
- Đảng Nông dân dân chủ Đức, thành lập 1948 theo chủ nghĩa bình quân ruộng đất
Các nhóm áp lực chính trị, các liên hiệp của thương gia giới chủ, các liên minh
thương mại và các nhóm cựu chiến binh.
2. Tổ chức bộ máy hành chính
Điều 20 Hiến pháp quy định: Cộng hòa Liên bang Đức là một nhà nước Liên bang
dân chủ và xã hội. Nguyên tắc dân chủ là sự hình thành ý chí chính trị bắt nguồn từ
nhân dân mà hình thức thể hiện trước hết là qua bầu cử đại biểu Nghị viện. Từ nguyên
tắc nhà nước xã hội dẫn đến những nhiệm vụ của nhà nước là góp phần tạo nên một
chế độ xã hội công bằng. Nguyên tắc Liên bang là trao quyền cho các bang
Theo nguyên tắc phân chia quyền lực thì việc thực thi quyền lực nhà nước dều
giao cho các cơ quan Nhà nước độc lập với nhau, cơ quan lập pháp cao nhất là Nghị
9


viện bao gồm các đại biểu do nhân dân bầu ra và trực tiếp thông qua phổ thông đầu
phiếu, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín

Tổng thống liên bang đại diện cho các bang về mặt công pháp quốc tế, do hội nghị
Liên bang bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm và theo đa số tuyệt đối. Hội nghị Liên bang
gồm các đại biểu Nghị viện, và cũng một số lượng như vậy các thành viên khác do
Nghị viện của bang bầu ra.
Theo đề nghị của tổng thống Liên bang, Nghị viện bầu cử Thủ tướng Liên bang
theo nguyên tắc đa số. Trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Liên bang, Tổng thống Liên
bang bổ nhiệm và miễn nhiệm các thành viên của Chính phủ Liên bang. Thủ tướng
Liên bang quyêt định về đường lối chính trị. Thủ tướng Liên bang chỉ có thể bãi chức
thông qua cái gọi là biểu quyết bất tín nhiệm có tính xây dựng và nghị viện cũng bầu
luôn ra một thủ tướng mới theo nguyên tắc đa số.
* Thủ tướng và Chính phủ Liên bang ( điều 65 Hiến pháp)
+ Thủ tướng :
Trên cơ sở đề nghị của tổng thống Liên bang. Thủ tướng Liên bang được nghị viện
bầu ra theo cách thức không thảo luận trước với đa số phiếu tuyệt đối và sau đó được
Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Tổng thống kết thúc muộn nhất vào lúc có Nghị
viện mới
Thủ tướng có các nhiệm vụ sau:
- Đề nghị Tổng thống bổ nhiệm và miễm nhiệm các bộ trưởng
- Bổ nhiệm một bổ trưởng làm phó của mình
- Quyết định đường lối chính trị chịu trách nhiệm trước Nghị viện về vấn đề này
Đường lối chính trị mà Thủ tướng quyết định có giá trị bắt buộc đối với các bộ trưởng
và phải được các bộ trưởng thực hiện một cách độc lập, theo trách nhiệm cá nhân
trong pham vi công của mình ( nguyên tắc nghành, lĩnh vực)
* Chính phủ ( điều 62 hiếp pháp)
Chính phủ bao gồm Thủ tướng chính phủ và các Bộ trưởng
Chính phủ thảo luận và biểu quyết tập thể những vấn đề có ý nghĩa chung trong đó
có thể kể đến các dự thảo luật và giải quyết những bất đồng ý kiến giữa các Bộ
trưởng ( nguyên tắc tập thể)
Thủ tướng Chính phủ Liên bang lãnh đạo công việc của Chính phủ theo chế độ
làm việc đã được Chính phủ thông qua và Tổng thống Liên bang phê chuẩn. Thủ

tướng chủ tọa các phiên họp nội các, trung tâm điều hành điều phối công việc của
Chính phủ là Phủ Thủ tướng
Phủ Thủ tướng chịu trách nhiệm báo cáo thông tin về những vấn đề chung và việc
của các Bộ, phối hợp hoạt động của Chính phủ, chuẩn bị phiên họp Chính phủ và
hoàn tất công việc có tính chất văn phòng cho Chính phủ
* Cuộc bầu Nghị viện toàn Đức lần đầu tiên ngày 1/2/1990 đã khẳng định thắng lợi
của liên minh dân chủ thiên chúa giáo đã cầm quyền từ năm 1982. Ngày 17/1/1991
Nghị viện với 378/644 phiếu đã bầu Helmet Kohl, chủ tịch Đảng Liên minh dân chủ
Thiên chúa giáo làm thủ tướng lần thứ 4. Trước đó Kohl đã nhận chức Thủ tướng
Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 1/10/1982 các Thủ tướng Liên bang trước Kolh là
10


Konvad Adenaue ( 1945-1963), Ludwing Erhai ( 1963-1966), Kurt Georg Kiesinger
(1966-1969), Willy Brandt (1969-1974), và Helmut Schmidt (1974-1982).
Cộng hòa Liên bang Đức là Nhà nước bao gồm 13 bang và 3 thành phố được
hưởng quy chế đặc biệt như một bang ( Berlin, Bremen, Harnbarg). Các bang của
Cộng hòa Liên bang Đức mặc dù là thành viên của Liên bang nhưng cũng là các nhà
nước với chủ quyền nhất định. Mối quan hệ giữa Lien bang và các bang được quyết
định trong Hiếp pháp Liên bang.
Thẩm quyền của bang về luật pháp, hành pháp và tư pháp xuất phát từ cơ cấu
Nhà nước Liên bang. Công tác lập pháp của bang chỉ bao gồm những lĩnh vực mà
Liên bang không nắm giữ. Các bang phải thực hiện các đạo luật của Liên bang như
của chính mình. Đồng thời các bang có Hiến pháp và các đạo luật riêng của mình để
điểu chỉnh các lĩnh vực hoạt động mà Hiến pháp và luật pháp Liên bang không quyết
định ( chương VII Hiến pháp). Song thể chế của bang phải phù hợp với những nguyên
tắc cơ bản tổ chức bộ máy nhà nước. Liên bang phân quyền và tự quản nhà nước ở địa
phương. Hiến pháp cộng hòa liên bang Đức xây dựng nhà nước Đức là nhà nước pháp
quyền, nhà nước xã hội, tạo lập nhà nước pháp quyền xà hội. Việc phân chia quyền
lực của bang theo nguyên tắc quyền lập pháp thuộc về nhân dân và đại biểu nhân dân

( thông qua Nghị viện bang), quyền hành pháp nằm trong tay chính phủ bang, các xã
và liên xã; quyền tài phán được thực thi bởi các thẩm phán độc lập và thông qua tòa
án của các bang.
2.1 Hình thức tổ chức bộ máy của các bang
Bên cạnh việc quản lý, mỗi bang còn thực hiện các đạo luật khác Liên bang theo cơ
chế hành chính do Liên bang ủy thác. Ngoài ra các bang có Hiến pháp và có các đạo
luật riêng của mình, đặc biệt là các quyết định về tự quản của địa phương. Đặc biệt
là:
-Thứ nhất, các bang có chủ quyền về tổ chức, có nghĩa là tự quyết định về thành lập
các cơ quan hành chính và thủ tục hành chính trên cơ sỏ luật Liên bang, nếu như đạo
luật của Liên bang không có quy định khác( khoản 1 Hiến pháp Liên bang)
-Thứ hai, các bang thực hiện các đạo luật thuộc lĩnh vực quản lý do Liên bang ủy
nhiệm có sự giám sát của Liên bang, bao gồm giám sát cả về việc thực hiện đúng mục
đích. Các cơ quan hành chính của bang cũng phải chấp hành các hướng dẫn về
chuyên môn của cơ quan hành chính Liên bang cao nhất. Sự quản lý theo ủy nhiệm
của Liên bang chỉ còn đối với một số ít trường hợp.
-Thứ ba là loại nhiệm vụ hoàn toàn do Chính phủ quyết định.
Về nguyên tắc các bang có mô hình hành chính ba cấp; chính quyền cấp cao, chính
quyền cấp trung và chính quyền caaos thấp;
Cơ quan nhà nước cao nhất của bang là chính phủ bang, chính phủ bang bao gồm:
Thủ tướng và các Bộ trưởng của bang và các cục kiểm toán của bang.
Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chung là hành chính nội bộ có
11


một số các cơ quan quản lý đặc biệt, nhất là trong lĩnh vực tư pháp, tài chính, quản lý
lao động, kinh tế và nông nghiệp. Các cơ quan này trực thuộc các bộ chuên môn
tương ứng và một phần được thành lập cho tới cấp quản lý cơ sở. Ngoài ra cũng cần
nhấn mạnh các nhiệm vụ của cơ quan quản lý huyện và chính các huyện này là các tổ
chức công việc cũng có quyền tự quản. Công chức chủ yếu hành chính của huyện ở

một số bang được gọi là Chủ tịch huyện và ở các bang khác là Giám đốc huyện.
Chức danh này theo pháp luật khác nhau ở mỗi bang có thể trực tiếp do nhân dân bầu
ra hoặc do hội dồng huyện bầu ra hoăc do chính phủ bang cử ra với sự đồng ý của hội
đồng huyện.
2.2 Cơ cấu tổ chức Bộ máy hành chính của bang
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của bang ở Cộng hòa liên bang Đức là thuộc công
việc của bang do đó, nó được quyết định không giống nhau giữa các bang. Ở đay xin
được giowid thiệu mô hình cụ thể của bang Nordrhein-Westfalem một bang lớn của
nước Đức.

2.2.1 Chính phủ bang
Chính quyền hành chính cao nhất của bang do Thủ hiến bang đứng đầu và 12 bộ
trưởng
2.2.2 Cơ cấu bộ máy chính phủ
Cải cách bộ máy gồm 12 bộ
- Bộ Nội vụ
- Bộ Tư pháp
- Bộ Tài chính
- Bộ Kinh tế, doanh nghiệp và công nghệ
- Bộ Phát triển đô thị và giao thông
- Bộ Xây dựng và nhà ở
- Bộ Văn hóa giáo dục
- Bộ Khoa học và nghiên cứu
- Bộ Môi trường quy hoạch và nn
- Bộ Lao động, y tế và xã hội
- Bộ về sự bình đẳng nam nữ
- Bộ về các vấn đề của Liên bang
Sau cải cách hành chính hiện nay còn 9 bộ
Tiêu chuẩn cho sự phân định chức năng giữa các bộ:
- Khả năng hoạt động của Chính phủ ; số lượng các bộ có thể nhiều hay ít phụ thuộc

12


vào khả năng hoạt động của Chính phủ
- Khả năng điều hành trong bộ ; không bộ nào được lớn tới mức có thể đe dọa tầm
nhìn bao quát và khả năng kiểm soát của Bộ trưởng
- Tính cân đối giữa các bộ ; phỉa đảm bảo quy mô tương đối giống nhau giữa các bộ
- Tính liên quan của nhiệm vụ ; chức năng nhiệm vụ của các bộ trưởng phải được
phân định theo nội dung và tính liên quan của các lĩnh vực quản lý
- Tính ổn định lâu dài ; về cơ bản, sự phân định chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phải
ổn định lâu dài, chỉ thay đổi nếu xét một cách tổng thể điều đó mang lại sự cải tiến về
chức năng và hoạt động của Chính phủ.
- Khả năng điều phối ; Thủ hiến phải có một văn phòng có đủ khả năng phân tích, trao
đổi thông tin và lập kế hoạch
2.3 Lĩnh vực công tác do các cơ quan của Chính phủ bang đảm nhận
2.3.1 Thủ hiến bang
Lĩnh vực công tac do Thủ hiến bang đảm nhận bao gồm :
- Vạch đương lối cính sách, điều phối các hoạt động các cơ quan hành chính cao nhất,
đại diện cho bang trong công tác đối ngoại, duy trì các quan hệ quốc tế
- Các nghi lễ ngoại giao và các vấn đề về lãnh sự
- Các vấn đề về khen thưởng
- Xét quyết định về ân xá
- Các vấn đề quan trọng về Hiến pháp ( phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp)
- Các vấn đề về tài phán hành chính
- Công tác phát thanh, truyền thông, khuyến khích ngành điện ảnh phát triển
- Điều phối sự tham gia của bang
- Điều phối các quỹ do Liên bang đóng góp
- Các mối quan hệ bang- liên bang, trừ các quan hệ thuộc thẩm quyền của các bộ
- Phối hợp trong xây dựng chính sánh của nước Đức và châu Âu
- Vấn đề về các bang láng giềng

- Điều phối các hoạt động của bang Bắc Sông Ranh trong lĩnh vực hợp tác với các
nước đang phát triển
- Lập kế hoạch công tác của Chính phủ
- Báo cáo phát triển của bang, các vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách phát
triển dân số của bang
- Công tác thông tin báo chí
- Công tác bồi dưỡng chính trị ( trung tâm bồi dưỡng chính trị của bang)
- Quản lý cơ sở vấn đề trung ương ( thư viện cho Chính phủ, đội xe của Chính phủ,
phòng văn thư)
2.3.2 Bộ Nội vụ
Lĩnh vực công tác do bộ Nội vụ đảm nhiệm gồm :
- Các vấn đề cơ bản về Hiến pháp
13


- Công tác bầu cử
- Bảo vệ dữ liệu
- Các vấn đề chung về tổ chức hành chính, quy trình thủ tục hành chính, tự động hóa
hành chính thống kê
- Quản lý chung về trật tự xã hộ
- Các vấn đề về xã, liên xã, đặc biệt là luật Hiến pháp về địa phương, kinh tế và giám
sát địa phương, tài chính địa phương, kể cả trợ cấp tài chính địa phương, phối hợp với
bộ Tài chính địa phương, công tac quỹ tiết kiệm phối hợp với bộ Tài chính
- Các vấn đề pháp luật công vụ những vấn đề pháp luật về thang bảng lương ...
- Công án
- Bồi thường
- Đo đạc và địa chính
- Bảo vệ hiến pháp
- Các vấn đề cơ bản về phòng thủ dân sự, bảo vệ dân sự, phòng chống thiên tai và
phòng cháy chữa cháy

2.3.3 Bộ Tài chính
Làm việc công tác do Bộ Tài chính đảm nhiệm gồm :
- Các vấn đề chung về tổ chức, ngân sách, kho bạc và kiểm toán của bang
- Cân đối tổ chức với liên bang và các bang khác
- Pháp luật về lương bổng, thang bảng lương công vụ, giảm sát công vụ thông qua cục
tiền lương và cung cấp
- Quản lý thuế trong bang
- Các nghề tư vấn thuế
- Quản lý công sản và các khoản nợ, nếu không thuộc thẩm quyền của các bộ khác
- Quản lý chi phí quân sự
- Cân đối các khoản nợ
2.3.4 Bộ Tư pháp
Lĩnh vực công tác do bộ tư pháp đảm nhận bao gồm :
- Các vấn đề cơ bản về Hiến pháp
- Vấn đề về công tác chăm lo công tác tư pháp và tài phán tự nguyện
- Các vấn đề về tài phán hành chính chung, tài phán tài chính, tài phán hình sự, tài
phán lao động
- Thi hành án và các biện pháp khác của tòa hình sự
- Những vấn đề về ân xá theo ủy quyền
- Các vấn đề về luật sư, công chứng, trợ giúp pháp lý
- Các vấn đề cơ bản về pl thẩm phán và đào tạo luật sư
2.3.5 Bộ Văn hóa- giáo dục
Lĩnh vực công tác của bộ bao gồm :
- Đào tạo giáo viên
14


- Quản lý các trường phổ thông và trường dạy nghề
- Đào tạo nâng cao, bồi dưỡng
- Các vấn đề về tôn giáo, nhà thờ

- Công tác chung về văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật, nhà hát thư viện, văn học, âm
nhạc, điện ảnh, lưu trữ
2.3.6 Bộ Khoa học và nghiên cứu
Lĩnh vực công tác do bộ Khoa học và nghiên cứu đảm nhiệm gồm:
- Chính sách về khoa học và khuyến khích nghiên cứu khoa học
- Các trường đại học nghành khoa học, bao gồm cả tổ chức y tế, các trường cao đẳng
và nghệ thuật
- Quy hoạch các trường đại học
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học bao gồm cả chuyển giao các thành tựu nghiên
cứu
- Công tác nghiên cứu thư viện khoa học
- Các vấn đề về đào tạo đại học
- Các vấn đề về sinh viên, các công trình nghiên cứu của sinh viên
2.3.7 Bộ Lao động, y tế và xã hội
Lĩnh vực công tác do bộ đảm nhiệm gồm :
- Các vấn đề bảo hộ lao động, mức độ nguy hiểm của kỹ thuật, tia có hại, các chất
cháy nổ lao động tại gia
- Bác sỹ hành nghề, trung tâm kỹ thuật an toàn
- Bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội
- Chăm sóc nạn nhân chiến tranh và các đối tượng khác theo luật chăm sóc của liên
bang
- Thang bảng lương, hòa giải các xung đột lao động
- Các vấn đề về tài phán lao động, tài phán xã hộ
- Y tế, hành nghề chữa bệnh (trừ thú y)
- Trợ cấp xã hội, trợ giúp người tàn tật, tù nhân chính trị và những người hồi hương,
hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi xã hội, hỗ trợ lập kế hoạch, xây dựng bệnh viện,
đảm bảo đời sống
- Chăm sóc thanh thiếu niên, hỗ trợ giáo dục trẻ em, các vấn đề về gia đình
- Vấn đề đào tạo các ngành xã hội
- Hòa nhập người di cư, các giải pháp cho người nước ngoài

2.3.8 Bộ Kinh tế
Lĩnh vực công tác của bộ bao gồm :
- Các vấn đè chung về kinh tế, cơ cấu kinh tế, doanh nghiệp vừa, giá cả và độc quyền
- Các vấn đề cơ bản về chính sách công nghệ, điều phối việc hỗ trợ phát triển công
nghệ mới, cùng phối hợp với bộ Khoa học và doanh nghiệp lập kế hoạch, nhiệm vụ và
15


Tài chính cho các cơ sở nghiên cứu lớn
- Công nghiệp
- Thương mại
- Thủ công nghiệp
- Kinh tế đôi ngoại
- Mỏ địa chất
Kinh tế kỹ thuật năng lượng, an toàn kỹ thuật hạt nhân ( kể cả giám sát chuyên
môn về cơ quan giám sát kinh doanh)
- Xử lý hợp lý năng lượng
- Lĩnh vực đo lường và kiểm tra nguyên vật liệu
- Các vấn đề khác về kinh tế nếu không giao cho các bộ phận khác, giám sát nhà nước
về ngân hàng bang
- Bưu điện và viễn thông
3.9 Bộ Môi trường quy hoạch và nhà nước
Lĩnh vực công tác của bộ bao gồm :
- Các vấn đề chung về bảo vệ môi trường nếu không giao cho các bộ khác giám sát
kinh doanh
- Quy hoạch vùng trừ việc báo cáo về sự phát triển, lập kế hoạch phát triển bang
- Nhà nước đặc biệt chú ý tới việc cải tiến cơ cấu sản xuất, xí nghiệp cơ cấu thị trường
và xã hội, ngành ngư nghiệp, xây dựng và quy hoạch nông thôn, bảo vệ việc sử dụng
đất
- Giám sát thực phẩm, thú y đặc biệt là công tác phòng chống bệnh dịch cho gia súc,

kiểm tra chất lượng thịt, bác sỹ thú y.bảo vệ động vật, vệ sinh gia cầm
- Bảo vệ hệ thống mương, thủy lợi
- Bảo vệ đất, giải quyết các vấn đề về rác thải
- Cải tiến cơ cấu nn, sắp xếp hợp lý, ruộng, vườn định cưt tại các vùng nông thôn, xây
dựng đường xá phục vụ kinh tế
- Lâm nghiệp, khai thác gỗ, sinh thái rừng
- Chăm sóc cảnh quan, bảo vệ cachr quan, bảo vệ thiên nhiên
3.3.10 Bộ Phát triển đô thị và giao thông
Lĩnh vực công tác của bộ bao gồm:
- Phát triển đô thị. Đặc biệt là cải tạo đô thị, hỗ trợ xây dựng đô thị, quy hoạch xây
dụng ( nếu chưa giao cho bộ xây dựng và nha ở)
- Bảo vệ, xây dựng trùng tu tượng đài
- Nhu cầu chung vầ nghỉ ngơi nếu chưa giao cho các bộ khác
- Giao thông đặc biệt là chính sánh giao thông, quy hoạch giao thông, hệ thống giao
thông nội hạt, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, giao thông
ngầm
2.3.11 Bộ Xây dựng và nhà ở
16


Lĩnh vực công tác củ bộ này bao gồm:
- Ngành xây dựng nói chung là giám sát xây dựng, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch xây
dựng
- Phát triển nhà ở và các khu định cư, đặc biết khuyến khích xây dựng nàh ở, ngành
kinh doanh nhà ở, thống kê nhà ở
- Xây dựng các công trình cao tầng cấp nhà nước
- Quản lý công tác tài chính trong xây dựng
2.3.12. Bộ về các vấn đề bình đẳng nam nữ
Thực hiện công tác liên quan tới vấn đề bình đẳng nam nữ
2.4 Tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương

2.4.1 Vị trí pháp lý của xã, liên xã và huyện
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền là thực
hiện nguyên tắc tự quản ở địa phương. Nội dung chính của nguyên tắc này có thể hiểu
như sau: những vấn đề gì về hoạt động hành chính mà địa phương xã, liên xã và
huyện có thể tự giải quyết thì giao cho địa phương đảm nhận, còn những hoạt động
hành chính dù rất có ý nghĩa với địa phương, nhưng địa phương không thể giải quyết
được thì cấp hành chính cao hơn phải đảm nhận. Trong quản lý hành chính ở Đức
người ta có câu :"ưu tiên cho ai bé nhất" và hiến pháp liên bang, luật các bang đều nêu
rõ: mọi quyết định đều phải tạo điều kiện tạo lợi thế cho cấp chính quyền địa phương.
Cấp hành chính thấp nhất ở địa phương là cấp xã, nhân dân còn gọi là " cấp thủ xã",
vì đây đã thể hiện rõ nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc phân quyền. Hiến pháp liên
bang ( luật cơ bản ban hành ngày 23-5-1949) và luật của các bang đã quy định chính
quyền liên bang và chính quyền bang không can thiệp vào quyền tự quản địa phương.
Ở Cộng hòa Liên bang Đức, đơn vị hành chính tự quản địa phương là xã và liên xã:
- Xã ở Cộng hòa Liên bang Đức là khái niệm để chỉ một đơn vị hành chính ở cơ sở,
kể cả các thành phố lớn, vừa và nhỏ ( chỉ trừ 3 thành phố được hưởng quy chế đặc
biệt là Berlin, Bremen, Hamburg). Toàn nước Đức hiện nay có 14619 xã.
- Liên xã là hình thức liên kết giữa một số xã có quy mô nhỏ thành một đơn vị hành
chính cơ sở.
Xã và liên xã có quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tất cả các công việc
của cộng đồng địa phương trong khuôn khổ pháp luật với tư cách là cấp hành chính tự
quản. Đồng thời xã và liên xã cũng đảm trách duy nhất nền hành chính công trong
phạm vi lãnh thổ của mình nếu như pháp luật không có quyết định gì khác. Vị trí pháp
lý của xã, liên xã với tư cánh là một đơn vị cơ sở và một cấp hành chính tự quản được
quyết định trong hiến pháp liên bang.
Nền hành chính tự quản của xã và liên xã ở Cộng hòa liên bang Đức dựa trên
những nguyên tắc sau:
- Trong khuôn khổ của pháp luật, xã có những nhiệm vụ và quyền điều hành công
việc của mình theo tinh thần chịu trách nhiệm
17



- Xã là một thực thể về địa giới và là một pháp nhân. Nó là một thành viên của
bang và liên bang
- Xã có quyền khiếu kiện trước các tòa án có thẩm quyền về những sự can thiệp
trái pháp luật và những cản trở đối với quyền tự quản hành chính.
- Các xã, liên xã được có biểu tượng riêng, có cờ và có con dấu công vụ của mình
Một số bang của cộng hòa liên bang Đức trong hệ thống hành chính đại phương
có tổ chức " huyện" như là một cấp đại diện địa phương. Huyện được coi là" hiệp hội
của các xã", hay là " đại diện khu vực"...như vậy huyện ở Cộng hòa liên bang Đức
không phải là cơ quan hành chính " cấp trên" của xã. Huyện có một lãnh thổ riêng,
bằng diện tích của các xã thuộc huyện và các phần đât không thuộc xã. Ở Cộng hòa
Liên bang Đức lại có những xã thuộc huyện và cả những xã không thuộc huyện.
Huyện cũng có quyền tự quản hành chính riêng và cũng là một đơn vị hành chính tự
quản địa phương, có nhiệm vụ bổ sung, hỗ trợ công việc quản lý hành chính cho các
xã thuộc huyện với tính chất là một "hiệp hội"
2.4.2. Nhiệm vụ của xã
Không có quy định thống nhất về nhiệm vụ của xã, vì các quy định của các xãthống nhất với Hiến pháp- sử dụng các hệ thống phân chia nhiệm vụ khác nhau.
Trong quy định của các xã, không có sự cụ thể hóa các công việc quản lý hành chính
tự giác và bắt buộc. Quyền hạn của các xã chỉ có hiệu lực trong khu vực của xã mình.
Các xã toàn quyền trong phạm vi pháp luật không cấm, không bị phụ thuộc vào sự chỉ
đạo về mục đích cũng như nội dung của nhà nước, thực hiện các công việc của xã và
tự chịu trách nhiệm, và chủ động giải quyết các bất kỳ vấn đề nào họ muốn. Theo
quyền hạn của mình, xã quyết định các công việc cần làm hoặc không cần làm và làm
như thế nào. Do vậy, không thể khẳng định cái gì thuộc về thẩm quyền trách nhiệm
của xã, và cái gì không. Tiêu chí sắp xếp các công việc theo nguyên tắc "ưu tiên giải
quyết từ cơ sở" có nghĩa là: nếu một nhiện vụ nào mà xã có thể giải quyết được thì
không chuyển vào danh mục thẩm quyền của bang hoặc Liên bang. Qua đó có thể kết
luận tất cả những nhiệm vụ nào có thể giải quyết một cách phi tập chung được coi là
những nhiệm vụ của cấp xã.

Tùy theo việc giảm thẩm quyền hay tăng mức độ ràng buộc vào luật với các xã mà
sẽ dẫn tới đến mấy loại nhiệm vụ sau:
- Các nhiệm vụ tự quản, gồm các nhiệm vụ tự đặt ra hoặc được luật giao cho tự
quản, chúng tạo thành phạm vi hoạt động tự chủ của cấp xã.
- Các nhiệm vụ bắt buộc thực hiện các chỉ thị, chúng tạo thành phạm vi hoạt động
được giao phó bởi cấp xã. Ngoài ra còn các công việc được ủy quyền bởi Liên bang
hoặc bang, chúng tạo thành phạm vi hoạt động trợ giúp.

CHƯƠNG III CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ
18


Năm 1953, nhà nước ban hành Luật công chức Liên bang Đức. Những năm sau đó
việc xây dựng và ban hành các nguyên tắc của Luật công chức, bổ sung, sửa đổi Luật
công chức được tiến hành để thúc đẩy sự hoàn thiện chế độ công chức Cộng hòa Liên
bang Đức.
Đến năm 1977, nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức đã ban hành Luật công chức
Liên bang Đức khá đồ sộ và hoàn chỉnh về công chức. Bộ luật có 133 điều, xác định
những nguyên tắc cơ bản về công chức, quy định tuyển dụng, đề bạt, đào tạo, chế độ
lương, phúc lợi, nghỉ hưu, thưởng, phạt công chức rất chi tiết…
1. Khái niệm, phân biệt thứ bậc và điều kiện công chức
1.1Khái niệm công chức
Công chức CHLB Đức là những nhân viên trong cơ quan, tổ chức văn hóa, nghệ
thuật, giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia, nhân viên công tác trong các doanh
nghiệp công ích do nhà nước quản lý, các nhân viên quan chức làm việc trong cơ
quan Chính phủ, các giáo sư đại học, giáo viên trung học, tiểu học, bác sĩ, hộ lý bệnh
viện, nhân viên lái xe lửa…
Số lượng công chức của Cộng hòa Liên bang Đức tăng thường xuyên. Trong vòng
15 năm (1960 – 1975), số lượng công chức tăng lên 30%, bình quân mỗi năm tăng
2%. CHLB Đức có đội ngũ công chức trẻ , 2/3 dưới tuổi 45. Về cơ cấu, trong tổng số

công chức có 50% là công chức bậc thường, cứ 4 người có 1 người là công chức bậc
trung, cứ 7 người có 1 người công chức bậc cao.
1.2 Phân biệt thứ bậc công chức
Sự khác nhau giữa công chức lãnh đạo và công chức chấp hành:
Công chức lãnh đạo có thể làm việc đến hết đời ( gọi là công chức suốt đời) và
không được phép tự ý thôi việc. Đối với công chức chấp hành phải có tiêu chuẩn 15
năm làm việc và đủ 49 tuổi mới được được quyền không bị đuổi việc.
Công chức lãnh đạo đảm nhiệm nhiệm vụ chức vụ khác nhau thì yêu cầu về văn
bằng, trình độ, bậc giáo dục, văn hóa khác nhau. Đối với công chức chấp hành thì yêu
cầu về trình độ bậc giáo dục, văn hóa tương đối thấp
Công chức lãnh đạo có thể tham gia các hội, có quyền yêu cầu trả lương cao
nhưng không được quyền bãi công. Đối với công chức chấp hành có thể tham gia các
hội như công chức lãnh đạo, có quyền đặt yêu cầu hưởng lương cao, nếu không được
đáp ứng thì có quyền bãi công. Song, các cuộc bãi công đó chỉ được mang tính chất
kinh tế.
Chế độ tuyển cử CHLB Đức thực hiện 4 năm 1 lần. Đảng nào giành đa số phiếu
tuyệt đối có thể thành lập ra một Chính phủ, nếu không đủ đa số phải liên danh 2 hoặc
3 đảng. Khi liên danh các đảng hiệp thương đề cử, phân chia các chức vụ trong Chính
phủ cho mỗi đảng.
19


Nhìn chung, mỗi Chính phủ mới lên cầm quyền đều có sự điều chỉnh, thay đổi
đội ngũ công chức lãnh đạo từ cấp phòng, cục trở lên.
1.3 Những điều kiện đối với công chức và phân loại công chức
Hiến pháp nước CHLB Đức quy định công chức lãnh đạo phải là người Đức và
bất cứ lúc nào cũng phải làm việc theo Hiến pháp để bảo vệ và giữ vững chế độ tự do,
dân chủ. Khi tuyển dụng công chức lãnh đạo, điều kiện trước tiên phải thẩm tra, xác
minh người đó đạt tiêu chuẩn trung thành và không phải là đảng viên của đảng phái
nào hay một tổ chức nào. Hiến pháp quy định rõ tiêu chuẩn của công chức lãnh đạo

bao gồm : tài năng, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ (không xem xét về cá tính,
thành phần xuất than, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo…)
Công chức CHLB Đức được chia thành ba cấp bậc như sau:
 Công chức phổ thông và công chức sơ cấp đảm nhiệm công việc tuyên truyền.
 Công chức trung cấp đảm nhiệm công việc về xử lý hành chính.
 Công chức cao cấp đảm nhiệm công việc về phương châm, chính sách.
Trình độ đối với công chức các cấp này được quy định như sau:
- Công chức phổ thông yêu cầu thấp nhất là tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc
tương đương.
- Công chức sơ cấp yêu cầu thấp nhất là tốt nghiệp trung học khoa học thực hành
hoặc tốt nghiệp trung học có thành tích cao, được qua lớp huấn luyện nghiệp vụ.
Trước khi đảm nhận công việc được giao phải qua kiến tập một năm và thi để kiểm
tra kết quả.
Công chức trung cấp đã qua tốt nghiệp phổ thông trung học, trước khi bổ nhiệm
phải qua kiến tập 3 năm, có kiểm tra thi tuyển chuyên môn. Trong thời gian 3 năm
kiến tập, được chọn vào hệ cao đẳng chuyên nghiệp hoặc đào tạo chính quy. Sau thời
gian học tập phải nắm được kiến thức chuyên môn khoa học và phương pháp công
tác. Nội dung của thời gian học tập về chuyên môn nghiệp vụ không dưới 18 tháng.
Trước khi đảm nhiệm công việc vẫn phải qua thi đánh giá kết quả.
Đối với công chức cao cấp, yêu cầu mức tối thiểu về về học vấn phải đạt là tốt
nghiệp đại học. Trước khi được bổ nhiệm, thời gian kiến tập tối thiểu là 2 năm và
cũng phải vượt qua kì thi đánh giá về khả năng, trình độ chuyên môn.
2. Chế độ thi cử bổ nhiệm
2.1 Thi cử và bổ nhiệm
Ở CHLB Đức, một nguyên tắc được đề ra là mọi công chức nhất thiết phải qua
thi tuyển chọn người ưu tú để bổ nhiệm. Ở mỗi bộ, do công việc khác nhau nên yêu
cầu về công việc khác nhau.
Ở Bộ Ngoại giao tuyển chọn ba loại công chức:
 Công chức cao cấp, từ tùy viên cho đến tham tán, đại sứ.
 Công chức trung cấp, đảm nhiệm một số công tác hành chính, công tác lãnh

20


sự…
 Công chức sơ cấp, đảm nhiệm một số công tác như cơ yếu, kế toán…
Điều kiện đầu tiên để chiêu sinh thi tuyển công chức cao cấp là thí sinh tốt nghiệp
bậc cao đẳng hoặc đại học. Thi tuyển gồm có bài viết và thi vấn đáp theo nội dung
yêu cầu của Bộ Ngoại giao, mỗi năm thi tuyển một lần. Nội dung thi viết bao gồm: về
chuyên môn, nghiệp vụ, về chính sách ngoại giao, văn chương, báo chí và một luận
văn. Về ngoại ngữ, thi tiếng Anh, tiếng Pháp. Sau khi thi viết là thi vấn đáp. Nội dung
thi vấn đáp bao gồm như môn lịch sử, chính trị, pháp luật, kinh tế và cả ngoại ngữ
tiếng Anh, tiếng Pháp. Khi trúng tuyển, thí sinh được đưa vào học ở trung tâm nâng
cao và huấn luyện của Bộ Ngoại giao. Những thí sinh nào sau khi kết thúc học tập, thi
đạt kết quả mới nhận công tác.
Điều kiện chiêu sinh thi tuyển công chức trung cấp là tốt nghiệp trung học chuyên
nghiệp hoặc cao đẳng. Về khả năng, trình độ phải hiểu biết, quen thuộc các vấn đề
kinh tế, chính trị, xã hội một cách cơ bản và có trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp. Thi
viết và thi vấn đáp để tuyển công chức trung cấp gồm các môn về văn hóa xã hội,
kinh tế, chính trị đương đại và ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp. Nội dung thi viết và
thi vấn đáp giống với nội dung thi công chức cao cấp, trừ nội dung về ngoại giao
những có thêm phần kế toán. Người trúng tuyển được bồi dưỡng 18 tháng, chương
trình học trọng tâm là quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, nghiệp vụ kế toán, luật
lãnh sự, dịch mật mã, nghiệp vụ cố vấn, tiếng Anh, tiếng Pháp. Những người tốt
nghiệp khóa học sẽ được nhận công tác với bậc cán sự 1. Qua nhiều năm làm việc,
công chức nào có kết quả công tác tốt, sẽ được học tiếng Anh, tiếng Pháp, nếu đạt kết
quả xuất sắc thì có thể được dự kì thi làm công chức cao cấp.
2.2 Đề bạt
Ở CHLB Đức, việc thăng cấp của công chức có thể thực hiện do nơi sử dụng, quản
lý đề nghị cấp trên hoặc do bản than công chức đề nghị. Điều lệ lý lịch công chức của
CHLB Đức là quy định nguyên tắc công trạng để bổ nhiệm hay đề bạt công chức.

Việc quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, nhận chức, đề bạt, tăng lương căn cứ vào
phẩm chất, lý lịch, năng lực và thành tích công chức.
Công chức phổ thông muốn được đề bạt lên công chức sơ cấp phải có 3 điều kiện:
 Phải phù hợp với yêu cầu về phẩm chất, lý lịch của công chức sơ cấp.
 Đã đảm nhận chức vụ của công chức phổ thông ít nhất 1 năm trở lên, đồng thời
tỏ rõ năng lực đã được cấp trên đánh giá có thể đề bạt.
 Đã qua lớp bồi dưỡng công chức sơ cấp và qua sát hạch
Công chức trung cấp muốn được đề bạt lên công chức trung cao cấp cũng phải có
3 điều kiện:
 Phải phù hợp với yêu cầu về phẩm chất, lý lịch của công chức trung cấp.
 Đã đảm nhận chức vụ của công chức trung cấp ít nhất 5 năm trở lên, đồng thời
tỏ rõ năng lực để đảm nhận chức vụ của công chức trung cấp.
 Phải qua lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức
vụ mới và được đánh giá bằng thi kiểm tra.
21


Công chức trung cao cấp muốn được đề bạt lên công chức cao cấp cũng phải có 3
điều kiện sau:
 Phải phủ hợp với yêu cầu về phẩm chất, lý lịch công chức cao cấp
 Đã đảm nhận chức vụ của công chức trung cao cấp ít nhất 8 năm trở lên, đồng
thời tỏ rõ năng lực được đề bạt.
 Qua tập sự chức vụ mới ít nhất là 2,5 năm, nhiều nhất không quá 3 năm. Nếu
đã qua rèn luyện thì thời gian thử thách giảm xuống 1 năm, nếu như thi không
đạt thì trở về vị trí công tác cũ. Người đạt thành tích ưu tú trong kì thi sẽ được
đề bạt lên công chức cao cấp.
3. Nghĩa vụ và quyền lợi của công chức
3.1 Nghĩa vụ
Ở CHLB Đức, công chức có nghĩa vụ đọc lời thề với nội dung: “Tôi thề, với sự
giúp đỡ của Chúa, bảo vệ luật cở bản của Cộng hòa Liên bang Đức và tất cả các đạo

luật hiện hành tại Cộng hòa Liên bang Đức và thực thi nhiệm vụ công tác của mình
một cách đầy đủ”
Nhưng nếu công chức từ chối đọc lời thề này sẽ bị thải hồi. Có thể nêu chi tiết
một số nghĩa vụ của công chức như sau:
 Công chức phải vì toàn dân mà phục vụ, thực hiện trức trách phải công bằng,
không nghiêng về một chính đảng nào, khi thi hành chức vụ phải chú ý đến lợi
ích chung.
 Công chức phải cống hiến hết sức mình, vì nhiệm vụ, trung thành đối với sự
nghiệp và ở bất cứ đâu cũng phải có hành vi, thái độ đúng mực với trức trách.
Nghĩa vụ này cũng đề ra điều cấm công chức bãi công.
 Nếu có cơ sở để hoài nghi về tính hợp pháp của mình đối với công việc được
giao thì trực tiếp báo cáo với cấp trên, nếu chưa được giải quyết thỏa đáng thì
có thể báo cáo lên cấp cao hơn. Ý kiến cuối cùng của cấp cao này là mệnh lệnh
phải thực hiện nhưng được thể hiện bằng văn bản.
 Khi công chức được tuyển chọn bầu làm nghị sĩ của Liên bang thì phải rời bỏ
chức vụ cũ.
 Khi thi hành công vụ theo chức trách, công chức phải tránh những hoạt động có
khả năng liên quan đến cá nhân mình.
 Công chức phải tìm hiểu kỹ những tính tiết cơ mật trong hoạt động nghiệp vụ
của mình để sau khi kết thúc nhiệm kỳ, khi cần thì có những dẫn chứng. Nếu
chưa được phê chuẩn thì không được có lời nói và hành động chức minh trước
tòa cũng như sau tòa.
 Công chức phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị mình thì mới được nhận
tặng phẩm hay thù lao của những người có chức vụ tương đương.
 Công chức muốn đạt danh hiệu cao quý, huân chương của nguyên thủ quốc gia
22


hay chính phủ nước ngoài trao tặng phải được sự phê chuẩn của Tổng thống.
 Công chức không làm tròn nghĩa vụ của mình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

về những tổn thất gây ra. Nếu tổn thất là do số đông nhân viên gây nên thì số
đông này cũng phải chịu trách nhiệm.
 Nghĩa vụ mấn cán quy định công chức phải làm việc, cống hiến cho nghề
nghiệp của mình một cách tận tụy. Nghĩa vụ này yêu cầu sự toàn tâm toàn ý
phục vụ trong thời gian lao động đã quy định, không yêu cầu dốc hết sức, làm
việc vô hạn định. Tuy nhiên, đối với một số nhóm nghề như cảnh sát hình sự,
cứu hỏa… trong trường hợp đặc biệt, nghĩa vụ mấn cán đòi hỏi sự hi sinh tính
mạng mình vì lợi ích chung. Công chức phải xây dựng lối sống cá nhân của
mình một cách thích hợp.
3.2 Quyền lợi của công chức
Quyền lợi của công chức CHLB Đức được xác định trong Hiến pháp. Song do
quy định về quan hệ công vụ và nghĩa vụ trung thành của công chức cũng dẫn đến
hạn chế nhất định về quyền cơ bản của họ tùy theo lĩnh vực, vị trí, ngành nghề công
tác. Ví dụ, khi yêu cầu công chức cảnh sát và công chức cứu hỏa cống hiến cuộc
sống và sức khỏe của họ thì cũng đồng nghĩa với việc hạn chế quyền sống và
quyền bất khả xâm phạm than thể.
Quyền tự do về ngôn luận không được thực hiện vì công chức có nghĩa vụ im
lặng về công vụ và chấp hành nghĩa vụ trung thành về chính trị (điều 8, Hiến pháp).
Nghĩa vụ tuân thủ hoặc cấm hành nghề phụ là đối lập với quyền tự do phát triển cá
nhân. Nhiều quyền lợi khác của công chức CHLB Đức được quy định rất chi tiết,
rõ ràng. Cụ thể là:
 Công chức và gia đình công chức được quan tâm đến phúc lợi, được đơn vị và
người được giao trách nhiệm quản lý bảo vệ các quyền lợi.
 Trong gia đình công chức có người bệnh hoặc trẻ em dưới 16 tuổi có yêu cầu về
hộ lý hoặc người giúp việc thì thời gian công tác của họ có thể được giảm.
Nhưng số thời gian được giảm tổng số không quá 12 năm.
 Công chức có thể tặng vật kỉ niệm trong lễ nhận chức.
 Công chức được hưởng tiền lương theo luật sau khi đề bạt, trên nguyên tắc
không giảm thu nhập khi đề bạt.
 Hàng năm, công chức được quyền nghĩ phép, thời gian dài hay ngắn căn cứ vào

số năm phục vụ và thành tích công tác của công chức được quy định ở luật
 Công chức có quyền kiểm tra hồ sơ của mình. Nếu trong hồ sơ có những điều
không có lợi cho họ mà với những căn cứ không đúng, cơ quan quản lý nhân
sự, tiếp nhận và quản lý hồ sơ phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến đề bạt công
chức.
 Công chức có quyền lập hội, tham giam công đoàn theo quy định của Luật công
chức. Tuy nhiên, trong hoạt động hội, hiệp hội hay công đoàn, công chức không
23


được làm ảnh hưởng đến công việc hoặc vi phạm vàokỉ luật công chức (như
thông qua hội, hiệp hội để đặt yêu sách, đòi hỏi về lương, chế độ quyền lợi
khác…).
 Công chức ghi nhận về thời gian và thành tích công tác theo nội dung, tính chất
nghề nghiệp công tác của mình dưới hình thức văn bản chứng nhận của cơ
quan, đơn vị sử dụng, quản lý công chức.
4. Chế độ đãi ngộ tiền lương, nghỉ hưu, nghỉ phép của công chức
4.1 Tiền lương công chức
Luật về trả lương công chức do Liên bang quy định. Luật này áp dụng cho tất cả
những người hưởng lương của công chức Liên bang, các bang, các xã, liên xã, cơ
quan công quản, cơ sở … theo luật công.
Cơ sở của việc trả lương là nguyên tắc chăm lo, một trong những nguyên tắc của
ngành công chức như đã trình bày ở trên. Việc trả lương tương xứng và phù với chức
trách được giao. Nó phải đảm bảo để người công chức toàn tâm cống hiến cho nghề
nghiệp của mình. Chỉ có một ngành công chức độc lập về kinh tế mới có thể thực hiện
được nhiệm vụ mà luật cơ bản giao phó.
Chế độ tiền lương công chức, viên chức bao gồm:
 Lương cơ bản.
 Phụ cấp lương cơ bản đối với giáo sư các trường đại học.
 Phụ cấp khu vực.

 Phụ cấp ngành nghề.
 Lương của viên chức.
 Sinh hoạt phí khi thực hiện công vụ ở nước ngoài.
Ngoài ra, chế độ tiền lương còn có: lương thử việc, tiền thưởng đặc biệt hàng
năm, các khoản thưởng thành tích, tiền phép năm.
Lương cơ bản xuất phát từ các nhóm lương, trong đó có các bậc lương từ A1
đến A16 và từ C1 đến C4 (dành cho giảng viên đại học) gồm các lương cơ bản tịnh
tiến. Trong khi các bậc từ B1 đến B11 là lương cơ bản cố định. Ở thang lương R
(dành cho Thẩm phán và Công tố viên) gồm cả lương cơ bản tịnh tiến và cố định (tịnh
tiền là các bậc R1 và R2, cố định từ bậc R3 đến R10).
Khác với bậc lương cơ bản cố định, lương cơ bản tịnh tiến được chia làm các
mức theo tuổi tác và thâm niên công tác và cứ 2 năm nâng bậc 1 lần cho đến khi kết
thúc bậc lương cơ bản đó. Ở các thang cao dành cho các chức trách cao và cao nhất
thì bậc lương cơ bản cuối cùng có thể đạt được sớm hơn nhiều và có ít mức quy định
về tuổi hơn. Từng ngạch cụ thể có các bậc lương như sau:
 Ngạch sơ cấp: các bậc lương từ A2 ( ví dụ người giúp việc) đến A6 ( ví dụ tổ
trưởng tổ giúp việc).
 Ngạch trung cấp: các bậc lương từ A5 ( ví dụ trợ lý Chính phủ) đến A9 ( ví dụ
Thanh tra công sở).
 Ngạch cao cấp: các bậc lương từ A9 (ví dụ Thanh tra Chính phủ) đến A13 ( ví
24


Chức trách công vụ
Nhóm
Lương
Quốc vụ khanh
B11
Ngạch cao nhất
Thủ trưởng lãnh đạo

B9

Thứ trưởng điều hành
B6

Vụ trưởng, Viện trưởng
B3

Vụ trưởng, Viện trưởng
A16

Giám đốc
A15

Chuyên viên Chính phủ cao cấp
A14

Chuyên viên Chính phủ
A13
Chuyên viên công vụ cao cấp
A13
Ngạch cao cấp
Chuyên viên công vụ
A12

Chuyên viên công vụ Chính phủ
A11

Tranh tra Chính phủ bậc cao
A10


Tranh tra Chính phủ
A9

Tranh tra công vụ
A9
Ngạch trung cấp
Thư ký chính Chính phủ
A8

Thư ký chính Chính phủ bậc cao
A7

Thư ký Chính phủ
A6

Trợ lý Chính phủ
A5

Tổ trưởng tổ công vụ bậc cao
A6
Ngạch sơ cấp
Tổ trưởng tổ công vụ bậc cao
A5

Tổ trưởng công vụ
A4

Nhân viên giúp việc công vụ chính
A3


Nhân viên giúp việc công vụ bậc cao
A2

dụ chuyên viên cao cấp).
 Ngạch cao cấp: các bậc lương từ A13 ( ví dụ chuyên viên Chính phủ) đến A16 (
ví dụ Vụ trưởng của Bộ).
Bảng lương B áp dụng chủ yếu cho các công sở có vị trí quan trọng ( ví dụ Quốc
vụ khanh, người lãnh đạo Bộ, Vụ trưởng, Chủ tịch cơ quan công quyền Liên bang…)
Ví dụ: trong hệ thống hành chính của một cơ cấu nhân sự được sắp xếp theo chức
trách công vụ và thang bảng lương như sau:

Giống như lương cơ bản, phụ cấp khu vực là một bộ phận cấu thành của thu nhập
từ công vụ. Mức phụ cấp tính theo hoàn cảnh gia đình, số lượng con cái và theo bậc
lương được thưởng.
Phụ cấp chỉ được khi pháp luật quy định. Nó là một phần của lương và khac với
khu vực kinh doanh, ai cũng có thể biết được. Có các nhóm phụ cấp sau:

Phụ cấp trức trách và chức vụ theo chức vụ và vị trí đối với chức vụ cao ) ví dụ
gọi là phụ cấp ngành cảnh sát, cứu hỏa, an ninh, phi công).

Phụ cấp khó khăn.

Phụ cấp để cân bằng trong việc bảo lưu khi bị giáng bậc do sự thay đổi tổ chức
hoặc tổn hại sức khỏe
25


×