Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tìm hiểu thực tế của các lĩnh vực trọng điểm thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công trình phúc lợi công cộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.38 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN:QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỀ TÀI 45:Tìm hiểu thực tế của các lĩnh vực trọng điểm thực hành tiết kiệm và
chống lãng phí trong quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công
trình phúc lợi công cộng.

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
- MSV:
LỚP:NO1-NHÓM 8 K56B-QTKD
Hà Nội 5-2012
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ khi nước nhà thành lập chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã kêu gọi toàn dân tiết
kiệm với đơn giản”sản xuất mà không biết tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”.
Nói như vậy để thấy rằng vấn đề thực hành tiết kiệm không phải là một vấn đề mới
mẻ xa lạ. Vai trò của nó trong phát triển không chỉ ở nước ta mà những nước phát
triển trên Thế Giới đều đã khẳng định. Tuy nhiên, khi mà tệ tham nhũng, lãng phí
trong xã hội ngày càng nhức nhối dù đã có rất nhiều giải pháp đưa ra, công cuộc
đổi mới nền kinh tế mới chỉ bước những bước đầu chập chững và khi mà nền kinh
tế Thế Giới phát triển nhanh và nhiều biến động như hiện nay thì một nước với
xuất phát điểm thấp như Việt Nam cần nhìn nhận lại nghiêm túc hơn vấn đề tiết
kiệm chống lãng phí. Nhận thức được những vấn đề đó cùng sự hướng dẫn của
giáo viên bộ môn tôi đã lưạ chọn đề tài này.


MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: Vai trò của vấn đề thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong quản
lý Nhà Nước về kinh tế


I.
II.
III.

Một số khái niệm cơ bản
Nguyên nhân của thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Vai trò của vấn đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý Nhà
Nước về kinh tế.

CHƯƠNG II: Thực tế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công
trình phúc lợi công cộng của Việt Nam.
I.
II.

Một số quy định về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí
Thực tế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công trình
phúc lợi công cộng của Việt Nam.

CHƯƠNG III: Thành công, tồn tại và hướng giải quyết trong thực hiện quản lý
và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công trình phúc lợi công cộng của
Việt Nam.
Thành công và tồn tại
Biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong thời gian tới.

I.
II.

KẾT LUẬN.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Vai trò của vấn đề thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong quản

lý Nhà Nước về kinh tế
I.
1.

Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời
gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã
định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà Nước, tiền, tài sản Nhà


Nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà Nước và tài nguyên
thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan
Nhà Nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp
hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc
sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã
định.
2. Khái niệm lãng phí.
Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động
và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức,
tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành thì lãng
phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà Nước, tiền, tài sản Nhà Nước,
lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà Nước và tài nguyên thiên
nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Khái niệm tài sản Nhà Nước.
Tài sản Nhà Nước là tài sản hình thành từ ngân sách Nhà Nước hoặc có
nguồn gốc từ ngân sách Nhà Nước thuộc sở hữu, quản lý của Nhà Nước, bao
gồm nhà, công trình công cộng, công trình kiến trúc và tài sản khác thuộc sở
hữu Nhà Nước; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà Nước

II.
Nguyên nhân của thực hành tiết kiệm chống lãng phí
- Do đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển cần tiết kiệm để
củng cố nền kinh tế phát triển đất nước.
- Tiết kiệm , sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả để tránh lãng phí,
tận dụng tối đa các nguồn lực trong nước và nước ngoài để đạt được
các mục tiêu đã đề ra.
- Tiết kiệm để tránh hoang phí , xa xỉ, hạn chế được tệ tham nhũng xa
xỉ.
III.
Vai trò của vấn đề thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý
Nhà Nước về kinh tế.
-Tiết kiệm trong quản lý nhà nước tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển
bền vững
-Củng cố nền kinh tế vĩ mô
-Tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, phát huy hiệu quả các hoạt động
sản xuất kinh doanh
-Khiến cán bộ, công nhân, viên chức, nhân dân có ý thức tiết kiệm tránh
được nạn tham nhũng góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.


-Giúp

đất nước tiến hành nhanh mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa.

CHƯƠNG II: Thực tế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các
công trình phúc lợi công cộng của Việt Nam.
I.

Một số quy định về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Điều 35: Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc

1.

2.

3.

4.

Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc thuê trụ sở làm việc của
cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà Nước phải dựa trên cơ sở
định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành
Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trụ sở làm việc và các công trình
kiến trúc khác gắn liền với diện tích đất thuộc trụ sở làm việc phải quản lý, sử
dụng theo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và
hiệu quả.
Trụ sở làm việc sử dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng thì phải bị
thu hồi; mọi khoản thu phát sinh do việc sử dụng trụ sở làm việc không đúng
mục đích phải được thu hồi và nộp vào ngân sách Nhà Nước.
Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử
dụng trụ sở làm việc và những người có liên quan vi phạm quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử phạt vi
phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
Điều 36
1. Nhà công vụ được xây dựng và bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức để
ở trong thời gian thực thi công vụ phải đúng đối tượng, định mức, tiêu
chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành
2. Người được giao nhà công vụ phải ký hợp đồng sử dụng với cơ quan quản
lý; phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ, phải trả lại cho Nhà Nước

khi thôi trách nhiệm công vụ. Nhà công vụ bố trí không đúng đối tượng, sử
dụng không đúng mục đích hoặc không sử dụng thì phải bị thu hồi.
3. Người có thẩm quyền quyết định bố trí sử dụng nhà công vụ, người được
giao sử dụng nhà công vụ vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 điêu này gây
lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
Điều 37: Quản lý sử dụng công trình phúc lợi công cộng


1.
2.

3.

II.

Công trình phúc lợi công cộng phải được quản lý và sử dụng đúng mục
đích.
Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công
cộng phải có kế hoạch bảo quản, khai thác, tu bổ và sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả. Công trình phúc lợi công cộng không đưa vào sử dụng, sử
dụng kém hiệu quả thì phải bị thu hồi, giao cho cơ quan tổ chức khác
quản lý, sử dụng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng công
trình phúc lợi công cộng và những người có liên quan vi phạm quy định
tại khoản 1 và 2 điều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỉ
luật.

Thực tế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công
trình phúc lợi công cộng của Việt Nam.
1.

Công tác quản lý tài sản công còn nhiều vấn đề phải giải quyết,
chẳng hạn ngoài những tài sản có giá ttị lớn như đất đai, trụ sở, ô
tô...thì rất nhiều lĩnh vực còn bỏ trống hoặc vẫn duy trì quản lý theo
cơ chế tập trung bao cấp dẫn đến hiệu quả thấp. Ngay cả những khu
vực đã được quản lý vẫn phổ biến tình trạng lãng phí, thất thoát. Năm
2002, qua kiểm tra 31/33 bộ ngành ở trung Ương, 59/61 địa phương
có hiện tượng một số đơn vị đã sử dụng trụ sở làm việc để cho thuê,
kinh doanh dịch vụ khác. 17/33 bộ ngành trung Ương và 44/61 địa
phương mua xe ô tô con vượt quy định về giá trị và tiêu chuẩn với
tổng trị giá 33 tỷ đồng.
Theo dự thảo luật quản lý, sử dụng tài sản
Nhà Nước, tất cả các tài sản Nhà Nước như trụ sở làm việc, cơ sở
hoạt động sự nghiệp, nhà công thự, nhà công vụ; tài sản là phương
tiện vận tải, xe ô tô... có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên do các cơ
quan quản lý Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng đều phải
đăng ký tài sản. Những trường hợp sử dụng tài sản vượt tiêu chuẩn
định mức sẽ bị thu hồi.
2. Thực tế quản lý
Báo cáo về việc sử dụng trụ sở, nhà công hàng năm
Đây là quy định mới trong thông tư 06 của bộ xây dựng hướng một số
nội dung của quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị sự


nghiệp công lập ban hành kèm theo quyết định số 141 ngày
22/10/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ
Các đơn vị quản lý sử dụng trụ sở làm việc nằm trong phạm
vi điều chỉnh của thông tư bao gồm: các đơn vị sự nghiệp Nhà Nước
thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, thuộc
VKSND và TAND các cấp, thuộc tổ chức chính trị-xã hội, thuộc
UBND các cấp và các sở ban ngành cấp tỉnh.

Các đơn vị quản lý sử dụng nhà làm việc bao gồm: các đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ công
trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa – thể thao – du lịch,
thông tin, truyền – thông; các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
chức năng cung cấp các loại công việc có tính chaatscoong cộng xã
hội.
Theo thông tư, trong báo cáo tình hình quản lý sử dụng trụ
sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập gửi Thủ Tướng trước
ngày 25-11 hàng năm, nội dung báo cáo những biến động phải có các
chỉ tiêu cụ thể như: Ghi diện tích đất,nhà làm việc tăng hay giảm so
với số liệu trong hồ sơ trích ngang trụ sở hoặc nhà làm việc.
Bình quân diện tích nhà làm việc được tính cho mỗi cán
bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ hợp đồng) tại thời điểm báo
cáo; giá trị tài sản nhà đất theo sổ sách kế toán tại thời điểm báo cáo.
Ngoài ra các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới trụ sở hoặc tư đều phải
báo cáo cơ quan quản lý Nhà Nước về trụ sở nhà làm việc.
Việc sử dụng các công trình phúc lợi công cộng và trụ sở làm việc còn nhiều lãng
phí. Các tượng bớt xén nguyên vật liệu, rút ruột công trình thường xuyên xảy ra
làm giảm chất lượng và tuổi thọ các công trình được Nhà Nước đầu tư hàng trăm
tỷ đồng. Qua điều tra, khảo sát trên 30 công trình đang sử dụng như nhà chung cư,
trường học, trường mẫu giáo, bệnh vện, nhà văn hóa, nhà thi đấu, khu vui chơi giải
trí, trung tâm thương mại... tại 6 tỉnh, thành phố, và báo cáo của 82 đơn vị thuộc
các sở, ngành trong cả nước hiện vẫn còn tình trạng một số công trình chưa áp
dụng đầy đủ các quy định của quy chuẩn xây dựng Việt Nam về “nhà ở và trình
cộng”. Các công trình được xây lên tiêu tốn hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng không
được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí và thất thoát cho
nhà nước.


Biểu đồ thể hiện sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư

giai đoạn 2001 – 2011.

CHƯƠNG III: Thành công, tồn tại và hướng giải quyết trong thực hiện quản lý và
sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các công trình phúc lợi công cộng của Việt
Nam.
I.

Thành công và tồn tại
Đến 8-2011 có 71 bộ, ngành, tổ chức ở trung Ương, 17
tổng công ty Nhà Nước và 53 tỉnh thành phố trực thuộc trung Ương
thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý nhà đất với tổng


II.
1.

2.

số 116229 cơ số nhà, đất với diện tích 3401062848 m2 đất và
105684325m2 nhà. Đã có phương án tổng thể đối với 85850 cơ sở nhà
đất (đạt tỷ leej73,68%); các địa phương đã thông qua phương án xử lý
đối với 77986 cơ sở nhà đất (đạt tỷ lệ 67%) đã phê duyệt 75011 cơ sở
nhà, đất (đạt tỷ lệ 64%) với tổng diện tích 2116225726m2 đất và
69612245m2 nhà. Số tiền thu được do bán nhà sở hữu Nhà Nước,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất là
24812 tỷ đồng. Đến 2011, cả nước đã đo đạt được gần 25 nghìn ha,
đạt 74,5% diện tích tự nhiên. Cấp trên 33 triệu giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đạt trên 80% diện tích cần cấp giấy. Có 13 tỉnh đạt diện
tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 90% và 14 tỉnh đạt
diện tích đất cần cấp giấy từ 80% - 90%. Qua kiểm tra tại 40 tỉnh,

thành phố trực thuộc trung Ương đã phát hiện 3159 tổ chức sử dụng
đất có sai phạm, tổng diện tích đất vi phạm là trên 26937,151 ha. Xử
lý 86816 tổ chức có vi phạm, với diện tích đất đã xử lý là 6159,360
ha. Các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục xử lý đối với những
trường hợp còn lại.
Thành phố Hà Nội qua kiểm tra,rà soát đã phát hiện 140 cơ
sở nhà,đất sử dụng không đúng quy định, khai thác không hiệu quả.
Đã thu hồi 35908m2 đất, 24879m2 nhà, 14 cơ sở sử dụng không phù
hợp với quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất157422m2 đất... tỉnh
Quảng trị đã thu hồi 2083ha đất của 49 cơ quan, đơn vị do không còn
nhu cầu sử dụng, đất để lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích,
thu hồi 299,916 ha đất của 15 tổ chức do vi phạm lấn chiếm không sử
dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong thời gian tới.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí gắn với cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên
quan đến doanh nghiệp và người dân. Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách
nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia. Phân cấp quản lý
Nhà Nước về thu, chi ngân sách và đầu tư, xây dựng các tiêu chí và thứ tự
ưu tiên các dự án; nhất là dự án đầu tư công
Thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ, cắt giảm và chấn
chỉnh đầu tư công. Tăng cường quản lý kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, tiết
kiệm chi thường xuyên, giảm thiểu chi phí hội nghị, tiếp khách đi công tác,


3.

4.

5.


6.

7.

mua sắm trang thiết bị. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín
dụng theo quy định của pháp luật.
Đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước đối với thị trường
chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị
trường vàng và ngoại tệ. Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ
ngân hàng, cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài
chính.
Đổi mới mô hình hoạt động của doanh nghiệp Nhà Nước theo hướng chuyển
sang mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy
định của luật doanh nghiệp. Xây dựng mô hình quản lý các tập đoàn, tổng
công ty Nhà Nưowsc theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Rà soát, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà
Nước, tránh chồng chéo, trùng lắp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Đổi mới chính sách tiền
lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn với
chất lượng hiệu quả công việc.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có vi
phạm gây lãng phí.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong sản xuất tiêu dùng của nhân dân gắn với cuộc vận động “học tập và
làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh”.
(trích báo cáo số 50/BC-BCSĐ ngày 15/11/2011 của bộ tài chính về tình
hình và kết quả công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 20062011)
KẾT LUẬN

Hiện nay, Nhà Nước đang quan tâm đầu tư cho các địa phương xây dựng rất
nhiều các công trình phúc lợi xã hội nhằm đổi mới bộ mặt nông thôn và
không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên quá trình thực tế cho
thấy còn rất nhiều bất cập trong công tác lập duyệt , dự toán,thiết kế, thanh
quyết toán công trình. Nhiều công trình được tổ chức giám sát chặt chẽ, làm
đúng quy trình xây dựng nên chất lượng tốt. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều
tình trạng lập dự toán, thiết kế không có khảo sát thực tế dẫn đến thiết kế sai,
dự toán không đúng nhưng vẫn được thẩm định, khi thi công không đúng
trình tự dẫn đến thi công sai hẳn với thiết kế ban đầu. Công tác quản lý lỏng


lẻo, thiếu dân chủ, công khai, dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.
Đây là vấn đề hiện nay rất nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.
Các cấp chính quyền cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng các
công trình sao cho đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nguồn vốn ngân sách để
làm được những công trình hữu ích phục vụ đời sống nhân dân.

Tài liệu tham khảo:
www.oscac.vn






×