Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lí luận chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.52 KB, 9 trang )

Mục lục
Trang

Mở đầu……………………………………………………………..2
Nội dung
1/ Lí luận chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động
xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật….........................................2
2/Biểu hiện của nguyên tắc công khai trong xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật……………………………………3
3/Ý nghĩa và thực tiễn của nguyên tắc công khai trong xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật………………………………….....7
4/Ví dụ thể hiện nguyên tắc công khai trong xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật………………………………….....8
Kết thúc………………………………………………………………………8


Mở đầu
Một trong bốn nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam phải thực hiện khi gia nhập WTO là: tính
công khai minh bạch của các luật, qui định và các thủ tục hành chính. (Nguyên tắc còn lại: 1.
Thương mại tự do. 2. Không phân biệt đối xử kinh doanh. 3. Thị trường không nghiêng lệch undistorted).Trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và quá trình hội nhập kinh tế thế giới như vậy, thời gian vừa qua, việc đảm bảo tính minh bạch
trong hệ thống pháp luật ở nước ta được đề cập đến nhiều như là một trong những yêu cầu của việc
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của nhà nước. Đặc biệt
là trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thì nguyên tắc
minh bạch, công khai càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi, hợp lí, hợp
pháp của loại văn bản này. Làm rõ được tính công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng, ban
hành VBQPPL giúp chúng ta hiểu rõ hơn được vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc này trong hoạt động
ban hành VBQPPL.

Nội dung
1/ Lí luận chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy


phạm pháp luật
- Tính công khai VBQPPL: là việc mọi người đều được biết, kiểm tra, giám sát và tiếp cận với
nội dung cụ thể VBQPPL đó thông qua sự công bố văn bản trên trên các phương tiện thông tin đại
chúng truyên thông.
Nhìn chung, thuộc tính này không thể thiếu khi cho ra đời một VBQPPL và đảm bảo thực
thi văn bản đó trên thực tế. Đảm bảo được thuộc tính này sẽ góp phần nâng cao được sự quản lí,
điều chỉnh của pháp luật tới các quan hệ xã hội, tạo sự công bằng, dân chủ, văn minh trong xã hội
cũng như tạo cơ sở vững chắc để hội nhập cùng hệ thống pháp luật thế giới.
- Văn bản quy phạm pháp luật: VBQPPL được định nghĩa tại điều 1 của luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật BHVBQPPL) “ Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này
hoặc trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân,
trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội”. VBQPPL được quy định tại Luật BHVBQPPL và Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.
Nguyên tắc đảm bảo công khai trong xây dựng và ban hành VBQPPL được thể hiện tại
khoản 3 Điều 3 của Luật BHVBQPPL: “Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp là văn bản quy phạm pháp luật có nội dung là
thuộc bí mật nhà nước; đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp
luật”. Như vậy, nguyên tắc này muốn đề cập tới vấn đề là khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL không chỉ cho phép những đối tượng chịu sự tác động
điều chỉnh mới được biết mà còn những đối tượng, thành phần khác được kiểm tra giám sát, đóng
góp ý kiến xây dựng, kiện toàn. Mặt khác, nguyên tắc này cũng quán triệt tinh thần là việc xây
dựng pháp luật không phải chỉ là công việc của mình nhà nước mà còn là nhiệm vụ, quyền hạn của
nhân dân, thể hiện đúng bản chất của nhà nước ta.
2


2/ Nội dung của nguyên tắc đảm bảo công khai trong hoạt động xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.

- Trong giai đoạn lập chương trình xây dựng VBQPPL: Đây là bước khởi đầu khá quan
trọng, mang tính kế hoạch để tiến hành xây dựng văn bản. Đảm bảo tính công khai, minh bạch
ngay từ giai đoạn đầu của việc xây dựng văn bản là cần thiết, từ đó sẽ tạo bước đệm để triển khai
những giai đoạn xây dựng tiếp theo. Cơ bản thì chương trình xây dựng, ban hành một VBQPPL sẽ
có các bước sau: Lập chương trình, thông qua chương trình, điều chỉnh chương trình và đảm bảo
chương trình. Nội dung của chương trình này bao gồm:
+ Danh mục các văn bản luật cần ban hành: được xác định trên cơ sở cân nhắc nhu cầu
điều chỉnh pháp luật và khả năng xây dựng pháp luật trong thời gian thực hiện chương trình.
+ Cơ quan soạn thảo: được xác định trên cơ sở thẩm quyền và năng lực thực tiễn cua
chủ thể có liên quan tới hoạt động xây dựng pháp luật.
+ Dự kiến thời gian trình dự thảo văn bản một cách hợp lí, nhanh và chất lượng.
+ Dự trù kinh phi phí cần thiết cho việc thực hiện chương trình một cách tiết kiệm, hiệu
quả.
Từ đó, trước khi chương trình xây dựng được công bố thì chúng ta sẽ đánh giá được liệu
rằng chương trình đó đã bám sát được với thực tiễn hay chưa, đáp ứng được nhu cầu ban hành
chưa… Từ đó, chúng ta có thể góp ý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ quan có thẩm
quyền để điều chỉnh chương trình phù hợp hơn. Hơn nữa, không chỉ cho người dân tường tận về
thẩm quyền cơ quan ban hành, các văn bản được ban hành… mà còn vấn đề kinh phí để tiến hành
xây dựng văn bản cũng được làm rõ. Đây thực sự là vấn đề khá nhạy cảm nhưng cũng thật cần thiết
trong các việc có tính chất công như vậy.
Ngoài ra, trong Luật BHVBQPPL còn quy định các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội
có quyền trình dự án luật quy định tại Điều 87 – Hiến pháp đều được gửi đề nghị xây dựng, luật,
pháp lệnh lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ (Điều 23 – Luật BHVBQPPL). Tuy nhiên,
luật định như vậy không chỉ riêng những chủ thể nhất định được trao quyền trình những dự án,
sáng kiến về xây dựng văn bản pháp luật. Các tổ chức, cá nhân khác cũng đều có quyền thể hiện
những ý kiến chủ quan của mình một cách gián tiếp (qua các Đại biểu Quốc hội) hoặc trực tiếp
(đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng) nhằm thể hiện tiếng nói, ý chí, nguyện vọng
cũng như những đánh giá nhận xét của mình trong việc xây dựng và ban hành VBQPPL. Từ đây có
thể thấy tính công khai, minh bạch được thể hiện ở ngay khâu sáng kiến pháp luật của mọi cá nhân,
tổ chức.

- Giai đoạn soạn thảo VBQPPL: sau khi xây dựng và thông qua chương trình xây dựng
VBQPPL, các chủ thể có thẩm quyền sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện công việc soạn thảo. Trong
giai đoạn này, việc khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn có liên quan tới chủ đề văn bản là rất cần
thiết. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ quan trọng của từng vấn đề cụ thể mà ban soạn thảo có
thể tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo để tham khảo ở các hình thức và phạm vi khác nhau
một cách hợp lí; sau đó được thẩm định, thẩm tra kĩ lưỡng để hoàn thiện dự thảo. Đặc biệt là quy
định toàn bộ văn bản dự thảo phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Chính
phủ, hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo với thời gian là ít nhất 60 ngày ( khoản 1 – Điều 53, khoản 2 –
3


Điều 61, Điều 62, khoản 2 –Điều 67, khoản 2 – Điều 68, khoản 2 – Điều 69, khoản 2 – Điều 70,
khoản 2 – Điều 72, khoản 3 – Điều 73, khoản 3 – Điều 74). Đối tượng cần lấy ý kiến là các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc ban hành , trình, thẩm định, thẩm tra văn bản; những cơ
quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thi hành văn bản; các nhà khoa học, nhà quản lí có kinh
nghiệm trong việc soạn thảo văn bản và trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội
dung dự thảo.
Khoản 4 Điều 33 – Luật BHVBQPPL quy định về chủ thể có thẩm quyền tiến hành lấy
ý kiến: “Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về dự án, dự thảo; tổng hợp và
nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý;”
Điều 4 của Luật BHVBQPPL, Điều 4 của Luật BHVBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân đã quy định cụ thể về đối tượng được góp ý kiến là “Mặt trận tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có
quyền đóng góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.
Việc lấy ý kiến này tuy chỉ có giá trị tham khảo nhưng nó cũng là cơ sở để đảm bảo tính
hợp lí đối với đối tượng thi hành. Vì vậy, khoản 3 Điều 4 Luật BHVBQPPL đã quy định “ Ý kiến
tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình
chỉnh lí dự thảo”.
Ngoài ra, trong các công đoạn khác của soạn thảo, tính công khai, minh bạch cũng xuyên
suốt:

+ Phân tích chính sách pháp lí, đánh giá dự báo tác động các VBQPPL có liên quan tới dự
án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết: hoạt động này đòi hỏi tìm hiểu mọi khía cạnh ở vấn đề đang
được xem xét, là hành động thăm dò phản ứng của các đối tượng sẽ chịu tác động, thực trạng nền
kinh tế - xã hội, nhu cầu quản lí từ phía Nhà nước… Do đó, sự kết hợp giữa các thành phần, lực
lượng trong cơ quan nhà nước lẫn quần chúng nhân dân sẽ giúp công việc soạn thảo văn bản trở
nên “nhẹ nhàng” hơn, nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí. Và đặc biệt là các công việc có tính chất
công như thế này trở nên dân chủ, công khai, gần gũi với người dân hơn.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo:
công việc khảo sát, đánh giá này giúp xác định đúng đối tượng điều chỉnh, đúng hướng, mục tiêu
tác động của VBQPPL. Tham gia hoạt động này càng cần nhiều nhóm đối tượng tham gia càng tốt,
bởi sự đa dạng các nhóm đối tượng tham gia tranh luận đánh giá, khảo sát thì càng đưa ra nhiều ý
kiến khác nhau mang tính khách quan nhiều hơn cho việc xây dựng văn bản. Qua đó mới dễ dàng
thấy được thực trạng, diễn biến phức tạp của các nhóm quan hệ trong xã hội như thế nào.
- Giai đoạn thẩm tra, thẩm định VBQPPL: là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Ở giai
đoạn này, sự tham gia có mặt của cơ quan chuyên môn là điều cực kì quan trọng. bằng những hoạt
động nghiệp vụ có tính chuyên môn, khoa học cao, các cơ quan này thẩm tra, thẩm định văn bản
đảm bảo tính hợp pháp, hợp lí, chuẩn mực với thực tiễn và với những quy định về hình thức, nội
dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục của pháp luật. Các đối tượng quần chúng nhân dân cũng có thể
tham gia nhưng với vai trò là tham vấn, phản biện những vấn đề cơ bản có thể qua hình thức tọa
đàm trực tiếp,…
4


Với hoạt động thẩm tra luật, pháp lệnh: Ủy ban pháp luật hoặc là sự kết hợp giữa Ủy
ban của Quốc hội và Hội đồng dân tộc với Ủy ban pháp luật tiến hành thẩm tra (Điều 25 – Luật
BHVBQPPL).
Còn đối với hoạt động thẩm tra các các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được
Luật BHVBQPPL dành hẳn Mục 3 khá chi tiết bao gồm: Điều 41 - Thẩm tra của Hội đồng dân tộc
và các Uỷ ban của Quốc hội, Điều 42 - Hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo

nghị quyết để thẩm tra, Điều 43 - Nội dung thẩm tra , Điều 44 - Phương thức thẩm tra, Điều 45 Báo cáo thẩm tra, Điều 46 - Trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đảm tính
hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống
pháp luật, Điều 47 - Trách nhiệm của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lồng
ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
Về hoạt động thẩm định dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình: Bộ tư
pháp thẩm định hoặc Bộ trưởng Bộ tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định (đại diện các cơ quan
hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học) đối với những dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan
đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ tư pháp chủ trì soạn thảo (Điều 36 – Luật BHVBQPPL).
Tuy nhiên, trong trường hợp xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
thì :
“a) Cơ quan chủ trì soạn thảo không nhất thiết phải thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên
tập để soạn thảo mà có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo;
b) Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan về dự thảo văn bản;
c) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được
hồ sơ thẩm định; cơ quan thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản ngay sau khi nhận
được hồ sơ thẩm tra.” (khoản 3 - Điều 75 – Luật BHVBQPPL).
Thêm vào đó là sự minh bạch hóa, công khai hoạt động thẩm tra qua hồ sơ và thời hạn
gửi hồ sơ dự án, dự thảo (Điều 41 – Luật BHVBQPPL).
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dự thảo có thể được thẩm định, thẩm tra
một hoặc nhiều lần; có thể do một hay nhiều cơ quan cùng thực hiện; có thể tiến hành độc lập hay
trong sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng.
- Giai đoạn xem xét, thông qua VBQPPL: sau khi dự thảo được hoàn thiện đã có báo cáo
thẩm tra, thẩm định, ban soạn thảo phải có văn bản trình dự thảo, sau đó gửi hồ sơ dự thảo đến cơ
quan ban hành để xem xét và thông qua dự thảo. Việc xem xét dự thảo VBQPPL có thể được tiến
hành một hay nhiều lần tùy thuộc vào tính chất nội dung của từng dự thảo.
“Điều 48. Thời hạn Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự
thảo nghị quyết của Quốc hội
Chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ
quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải gửi hồ sơ

quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để cho ý kiến.

5


Dự thảo văn bản, tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được đăng tải trên Trang
thông tin điện tử của Quốc hội.
Bên cạnh đó, tại Mục 5 của Luật BHVBQPPL cũng quy định khá cụ thể mức thời hạn để cơ
quan có thẩm quyền xem xét dự thảo như: chậm nhất 20 ngày với trường hợp Quốc hội xem xét dự
án luật, dự thảo nghị quyết tại một kì họp trước ngày khai mạc kì họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự
thảo phải được gửi đến đại biểu Quốc hội, …. (khoản 1 - Điều 51 Luật BHVBQPPL), chậm nhất
20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo phải được
gửi đến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong trường hợp UBTVQH xem xét (khoản 2
– Điều 51 Luật BHVBQPPL)
Về việc thông qua dự án, dự thảo: công việc này phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định
tùy từng trường hợp (cụ thể tại Mục 3 Luật BHVBQPPL với các Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều
77). Kèm theo đó là hồ sơ dự án, dự thảo trình lên Quốc hội và UBTVQH thông qua bao gồm: báo
cáo giải tình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và dự thảo đã được chỉnh lý.
Tóm lại, đảm nhận công việc xem xét, thông qua VBQPPL là trách nhiệm của Quốc hội và
Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tính công khai, minh bạch được thấy rõ qua những quy định chính
xác mức thời hạn xét xét các dự thảo. Điều này làm tránh tình trạng bỏ bê, xao nhãng ảnh hưởng
đến tiến độ công việc ban hành văn bản.
- Giai đoạn công bố VBQPPL: văn bản sau khi được thông qua cần được ban hành bằng
cách công bố rộng rãi với những hình thức khác nhau (đăng công báo ở cấp trung ương và cấp tỉnh,
đăng toàn văn trên các báo hoặc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ
sở cơ quan ban hành, gửi trực tiếp qua mạng internet,… ) để nhân dân và những đối tượng có liên
quan được biết và thực hiện. Việc công bố VBQPPL là cơ chế hữu hiệu để bảo đảm tính công khai,
minh bạch của pháp luật:
“Điều 84. Đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của

cơ quan ban hành văn bản chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải
đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.”
Như vậy, các VBQPPL khi được kí ban hành hoặc công bố thì phải được thông báo rộng rãi
cho toàn thể nhân dân được biết. Các văn bản pháp luật đều phải được đăng công báo, văn bản mà
không đăng công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp thuộc bí mật nhà nước và
một số các trường hợp khác (Khoản 11 điều 78 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).
Trách nhiệm của cơ quan ban hành VBQPPL là trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày công
bố hoặc ngày kí ban hành thì phải gửi văn bản tới cho cơ quan đăng công báo. Và nhiệm vụ của cơ
quan đăng công báo là đăng toàn văn VBQPPL trên công báo chậm nhất là mười lăm ngày kể từ
ngày nhận được văn bản. Hay đối với VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh thì phải được đăng
trên báo cấp tỉnh chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày HĐND thông qua hoặc ngày mà chủ tịch UBND
kí ban hành. VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện phải được niêm yết chậm nhất là 3 ngày kể
từ ngày HĐND thông qua hoặc chủ tịch UBND kí ban hành. Hoạt động này nhằm mục đích cung
cấp các thông tin cần thiết về văn bản như: thời điểm có hiệu lực, cách thức xử sự mà văn bản quy
định… để có thể thực hiện tốt văn bản này trong thực tiễn. Đây là cơ sở để cho nhân dân thực hiện
theo các quy định của VBQPPL.
6


Nguyên tắc đảm bảo công khai của hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL còn được thể
hiện ở một số các đặc điểm sau đây: Pháp luật quy định VBQPPL còn được công khai hiệu lực cuả
văn bản. Điều 80 Luật BHVBQP:“ Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lí văn bản quy
phạm pháp luật phải được đăng công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Điều
52 Luật BHVBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định: Văn bản đình chỉ thi
hành, văn bản xử lí đối với văn bản trái pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh phải được đăng
công báo cấp tỉnh và đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Đối với văn
bản đình chỉ thi hành, văn bản xử lí văn bản bản trái pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện, cấp
xã thì phải được niêm yết và đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.Việc
quy định này nhằm mục đích là công khai các văn bản bị đình chỉ, lí do đình chỉ và cũng để cung
cấp thời điểm bị đình chỉ…Với hoạt động này thì tạo cơ hội để nhân dân có thể nắm rõ hiệu lực

của các VBQPPL.
3/ Ý nghĩa và thực tiễn của nguyên tắc công khai trong hoạt động xây dựng và ban hành vă
bản quy phạm pháp luật.
Chiếm vai trò là một trong những nguyên tắc truyền thống trong ngành khoa học pháp lí nói
chung cũng như trong lĩnh vực hành chính nói riêng – xây dựng văn bản pháp luật, nguyên tắc
công khai, minh bạch đã thể hiện được bản chất của nhà nước ta, hướng tới khẳng định quyền làm
chủ của nhân dân trên cả phương diện xây dựng, kiện toàn hệ thống pháp luật Việt Nam. Công
khai, minh bạch hóa trong xây dựng và ban hành VBQPPL cung cấp các thông tin cần thiết để
nhân dân nắm bắt, tiếp cận được các quy định của pháp luật, từ đó Nhà nước gián tiếp tuyên
truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, góp phần làm cho pháp luật trở nên khả thi trong
thực tế. Nếu như việc xây dựng và ban hành VBQPPL thuộc hoàn toàn thẩm quyền về phía cơ
quan Nhà nước thì hệ thống pháp luật của chúng ta sẽ đi lệch hướng với mục đích, tôn chỉ của một
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tức là Nhà nước khi đó chỉ hoạt
động, điều chỉnh và quản lí xã hội bằng “ độc quyền” ý chí của Nhà nước, mất đi tính dân chủ, xã
hội và sự công bằng cho phía người dân – đối tượng chịu tác động trực tiếp từ hệ thống pháp luật.
Hiện nay, cơ bản nguyên tắc công khai, minh bạch đã được đảm bảo trong quá trình xây
dựng và ban hành VBQPPL. Nhiều dự án, dự thảo văn bản đã được tiến hành lấy ý kiến từ
phía quần chúng nhân dân (đại diện là các Đại biểu Quốc hội) và đã tiếp thu được nhiều ý
kiến tích cực như dự thảo hiến pháp 1992; nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp
1992; bộ luật hình sự; bộ luật hôn nhân gia đình…
Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Luật
định đảm bảo sự công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng VBQPPL nhưng lại trừ những văn
bản chứa những nội dung bí mật Nhà nước. Vậy đây có phải là khoảng trống là luật đã bỏ qua?
Mặt khác, việc trưng cầu, lấy ý kiến của quần chúng nhân dân dường như chỉ là hình thức, được
thừa nhận trên giấy tờ, còn trên thực tế nhiều khi các VBQPPL được xây dựng, ban hành chưa chắc
người dân đã biết, thậm chí là được tiếp cận. Ngôn ngữ văn bản QPPL đôi khi còn diễn đạt khó
hiểu do đa nghĩa, tối nghĩa,…Ngoài ra có một thực trạng cũng cần phải lưu tâm là có một số lượng
lớn các văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ chưa được đăng công báo mặc dù nó đã có hiệu lực pháp
luật. Theo số liệu của năm 2001 thì bộ xây dựng đã ban hành 44 văn bản nhưng lại chỉ có 5 văn
bản được đăng công báo; bộ tài chính đã ban hành 265 văn bản nhưng lại chỉ có 124 văn bản đăng

7


công báo. Đây là những thực trạng thể hiện nguyên tắc này trong thực tế chưa được các chủ thể tôn
trọng và thực hiện. Để khắc phục những hạn chế này thì cần phải tăng cường các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục để nhân dân và chính những cơ quan ban hành văn bản có cách nhận thức đầy đủ
về các hoạt động nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai. Mặt khác cũng cần có những quy định pháp
luật cụ thể, chi tiết và hợp lí quy định về những hoạt động đảm bảo nguyên tắc công khai trong xây
dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4/ Ví dụ thể hiện nguyên tắc công khai trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật:
Ngày 21/6/2012, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức cuộc họp với một số Tổ
chức Hội viên nhằm lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước về tổ chức lại
tổ chức tín dụng. Tham dự và chủ trì cuộc họp có bà Trần Thị Hồng Hạnh-Tổng Thư ký Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam. Về phía cơ quan soạn thảo có ông Nguyễn Kiến Quân-Phó Vụ trưởng Vụ 5,
Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại cuộc họp, đại diện các tổ chức Hội viên Hiệp hội Ngân hàng đã tập trung trao đổi, thảo
luận về một số điều, khoản trong dự thảo Thông tư như: giải thích từ ngữ; công bố thông tin sáp
nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý; điều kiện để được sáp nhập, hợp nhất; hồ sơ đề nghị
sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng; trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng; điều kiện
để ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính
vi mô chuyển đổi từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại; điều kiện để tổ chức tín dụng phi ngân
hàng trong nước chuyển đổi từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang hình
thức công ty cổ phần…
Theo bà Trần Thị Hồng Hạnh, cuộc họp đã diễn ra cởi mở với sự trao đổi thẳng thắn, có
tính xây dựng cao giữa đại diện các Tổ chức Hội viên và đại diện Cơ quan soạn thảo, qua đó đã
làm rõ hơn rất nhiều điều, khoản trong dự thảo, đồng thời có nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung
một số điều trong dự thảo phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở các văn bản góp ý cùng với
những ý kiến đóng góp trực tiếp tại cuộc họp của các Hội viên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ

tập hợp và có văn bản gửi cơ quan soạn thảo nhằm góp phần giúp cơ quan soạn thảo sớm hoàn
thiện nội dung dự thảo thông tư để trình Thống đốc ban hành.

Kết thúc
Những phân tích trên đây đã phần nào thể hiện nguyên tắc đảm bảo công khai trong hoạt
động xây dựng và ban hành VBQPPL. Từ đó có thể thấy được vai trò của nguyên tắc này trong
việc xây dựng và ban hành VBQPPL để có những biện pháp thích hợp thực hiện nghiêm túc
nguyên tắc này.

8


Danh mục tài liệu tham khảo
1, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, nhà xuất bản công an nhân dân, 2008.
2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
3, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân, 2004.
4, Khóa luận tốt nghiệp: Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Khương Thị Phương, Hà Nội, 2010.
5, Mai Thị Kim Huế, “ Một số điểm mới quan trọng của Luật BHVBQPPL năm 2008”,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1, 2009.
6, Lưu Tiến Dũng, “Tính công khai, minh bạch trong ban hành văn bản quy phạm pháp
luật”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3, 2005.

9



×