Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Dự án khu du lịch tại đồi Vọng Cảnh, thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.52 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật
Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người trong
hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối tượng của quản lý hành chính nhà nước là toàn dân, hoạt động trên tất
cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh, quốc phòng, tinh thần, tư tưởng…Quản lý hành chính nhà nước
không chỉ là tổ chức điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn phải liên kết, phối hợp các
lĩnh vực thành một thể thống nhất để đảm bảo xã hội phát triển đồng bộ, cân đối,
có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, quản lý
toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ quan hành
chính nhà nước điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động xã hội mà chỉ điều chỉnh
các khía cạnh do luật định.
Trong quản lý hành chính Nhà nước sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề, nhiều câu
chuyện tình huống cần phải giải quyết. Vận dụng các kiến thức được học tại lớp
Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi lựa
chọn câu chuyện tình huống “Dự án khu du lịch tại đồi Vọng Cảnh, thành phố
Huế” để phân tích về một tình huống thực tế xảy ra trong quản lý hành chính
Nhà nước.
Với kiến thức ban đầu thu được từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên chính, tôi mong được các thày, cô của Học viện
hành chính góp ý kiến nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn kiến thức của mình cũng
như làm phong phú hơn cho đề tài.

1



I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh ra đời
Thành phố Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Đến
nay, ở Việt Nam không còn một vùng nào có số lượng lớn các di tích mà những
di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này. Ở bờ phía
Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu
phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11 km. Công trình quý giá này
gồm hơn một trăm tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của
vua quan nhà Nguyễn. Là thành phố duy nhất trong nước vẫn giữ được dáng vẻ
của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ,
Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, Chính phủ đã xếp
hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quý giá của quốc gia và
tháng 12 năm 1993, Huế đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên hợp quốc (viết tắt là UNESCO) xếp hạng là di tích văn hoá thế giới.
Có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn với quần
thể di tích cố đô, Thừa Thiên Huế đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi
nhọn và tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, du lịch của Huế phát
triển chưa xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Với chủ trương kêu gọi đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của Huế, Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho phép triển khai thực hiện một dự án
xây dựng khu khách sạn - nhà hàng - giải trí trên đồi Vọng Cảnh (Huế) do Công
ty du lịch Hương Giang liên doanh cùng Vietnam Hotel Projeckt B.V Hà Lan
đầu tư.
Ngày 29/1/2005, đã diễn ra lễ khởi công xây dựng khu du lịch có tên gọi
Life Resort bên sườn đồi Vọng Cảnh phía sông Hương.
Thời gian qua, dư luận và báo chí đã lên tiếng rất nhiều để phản đối quyết
định này của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ngay từ khi lễ khởi công
chưa được tiến hành. Sau quá nhiều ý kiến phản đối của dư luận, Thủ tướng
2



Chính phủ đã yêu cầu ngày 20/2/2005 là thời hạn cuối cùng để Uỷ ban nhân dân
tỉnh báo cáo các vấn đề xung quanh dự án này. Có ý kiến cho rằng dự án này
đang có nguy cơ bị đổ bể bởi sự không thống nhất khi đưa ra các quan điểm về
hiệu quả đầu tư của dự án giữa các cơ quan tham mưu cho tỉnh khi thời hạn phải
báo cáo Thủ tướng Chính phủ đang đến gần.
Đây là quyết định của một cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đưa
ra với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội mà cụ thể là phát triển du lịch cho
thành phố Huế. Vậy tại sao lại vấp phải nhiều sự phản đối như vậy và liệu có
thực hiện được hay không; chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể các tình tiết của câu
chuyện tình huống này.
2. Diễn biến của câu chuyện tình huống
Tại thành phố Huế, trên đường vào thăm Lăng Tự Đức, có một con đường
nhựa bên phải dẫn lên một ngọn đồi nổi bật giữa bốn phía đất trời có tầm nhìn
hết sức thoáng đãng. Đó là đồi Vọng Cảnh, một thắng cảnh của đất Huế đã đi
vào sử sách, thơ ca nhạc họa. Ngọn đồi nổi tiếng ấy nằm ở một vị trí hết sức
tuyệt vời: nằm bên bờ sông Hương và ngay khúc uốn đẹp mắt nhất của dòng
sông này. Vì vậy, người Huế mà nhất là giới văn nghệ sỹ gọi đó là nơi đẹp nhất
để ngắm nhìn sông Hương. Nằm cạnh quần thể di tích lịch sử văn hoá như Lăng
Tự Đức, Đồng Khánh, Thiệu Trị, bao quát toàn bộ khu vực Tây Nam cố đô Huế,
đồi Vọng Cảnh được nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân phong là báu vật của thiên
nhiên ban tặng.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 3/2004 chính thức thông
báo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, lúc đó là ông Nguyễn Văn Mễ,
nhất trí xây dựng khu du lịch Vọng Cảnh.
Ngày 8/11/2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Giấy phép
đầu tư số 18/GP-TTH cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh (Công ty du lịch
Hương Giang liên doanh cùng Vietnam Hotel Projeckt B.V Hà Lan), đơn vị chủ
đầu tư dự án khu du lịch Vọng Cảnh. Khu du lịch Vọng Cảnh sẽ được xây dựng
trên diện tích 77.665 m2, bao gồm cả đồi Vọng Cảnh lẫn vùng đất xung quanh

3


đó. Hạng mục chính là hai khối nhà khách sạn với 100 phòng nghỉ tiêu chuẩn 4
sao, được xây dựng trên sườn đồi phía sát bờ sông Hương, từ dưới bờ sông sẽ
đóng cọc lên 12 mét rồi xây nhà 5 tầng lên trên đó. Hai khối nhà cao 5 tầng này
có hình dáng giống như hai đoàn tàu lửa chạy dọc theo bờ sông. Phía dưới sát bờ
sông là một bến thuyền. Ngoài ra còn một số hạng mục khác như: nhà hàng,
quán bar, khu trị liệu, ngâm tắm, vườn hoa, khu bán hàng lưu niệm, bãi xe, một
phòng hội nghị 150 chỗ, 30 căn hộ cao cấp… Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 5
triệu đô la Mỹ, phía Công ty du lịch Hương Giang góp 30%, đối tác Vietnam
Hotel Projeckt B.V Hà Lan góp 70%.
Thông tin này đã gây xôn xao dư luận ở Huế cũng như dư luận trong cả
nước và vấn đề này đã được các báo Tuổi trẻ, Tiền phong, Lao động, Đài
Truyền hình Việt Nam, báo Công giáo & Dân tộc, Thương mại… liên tục phản
ánh ngay từ khi công trình chưa được khởi công xây dựng.
2.1. Các ý kiến phản hồi về việc thực hiện dự án
Các ý kiến phản hồi về vấn đề này đến từ rất nhiều phía, không chỉ từ phía
người dân, từ phía các trí thức, văn nghệ sỹ mà còn từ phía một số cơ quan chức
năng. Xin nêu một số ý kiến cụ thể như sau:
a. Các ý kiến từ phía các cá nhân:
- Ông Trần Xuân Sĩ, thôn Thượng 3, xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế (nhà
ở gần đồi Vọng Cảnh): Vùng đất này giàu tiềm năng du lịch, rất cần có những
công trình, trước là để phát triển du lịch Huế, sau là để cho dân chúng trong
vùng này được nhờ theo. Nhưng phải làm du lịch như thế nào để không phá vỡ
cảnh quan, môi trường, nguồn nước. …
- Ông Đinh Triều Quang, Thành phố Hồ Chí Minh: Sao lại tự đánh mất
mình như thế, Huế ơi. Cũng là một người trong ngành du lịch, tôi hiểu các nhà
lãnh đạo Huế cảm thấy sốt ruột khi Huế chưa phát triển du lịch đúng tầm vóc
của một thành phố mà du lịch được xếp vào ngành mũi nhọn này…. Nhưng phát


4


triển du lịch không có nghĩa là phải hi sinh thắng cảnh một cách đau lòng như
thế, …
- Ông Nguyễn Xuân Hoa, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Thừa Thiên
Huế: Phải giữ gìn một thắng cảnh độc đáo của Huế. UNESCO khen ngợi Huế
trong việc tổ chức lại hệ thống các khu dân cư tiếp cận với các di tích như việc
giải toả hai bên bờ sông Hương. Nhưng UNESCO cũng cảnh báo rằng cần hết
sức lưu ý trong việc xây dựng các công trình mới để làm sao không phá vỡ cảnh
quan di tích. Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích
cố đô xây dựng hồ sơ sông Hương và cảnh quan hai bên bờ, bổ sung vào danh
mục Di sản nhân loại ở Huế, để trình UNESCO xét công nhận di sản Huế lần
thứ hai (theo khuyến nghị của UNESCO). Và tất nhiên, khi nói đến cảnh quan
của sông Hương thì không thể không nói đến điểm nhìn rất độc đáo của đồi
Vọng Cảnh .
b. Ý kiến từ phía các cơ quan địa phương:
- Trích công văn số 696/SXD-KTQH ngày 9/11/2004 của Sở Xây dựng
tỉnh Thừa Thiên Huế gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế:
“Do đồi Vọng Cảnh có vị trí quan trọng, liên quan các yếu tố văn hoá,
lịch sử, di sản; bản thân là một danh thắng thuộc khu vực quy hoạch bảo tồn và
tôn tạo cảnh quan tây nam thành phố Huế, đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt; nằm trong tổng thể danh thắng gồm: sông Hương, lăng Tự Đức, lăng
Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị.
Mặt khác, phương án kiến trúc khách sạn dự kiến đầu tư có quy mô khá
lớn và kéo dài theo bờ sông Hương không phù hợp với quyết định phê duyệt quy
hoạch, có khả năng phá vỡ cảnh quan thiên nhiên đồi Vọng Cảnh. Vì vậy, tất cả
thành viên dự họp (Hội nghị góp ý quy hoạch chi tiết khu du lịch đồi Vọng
Cảnh, do Sở Xây dựng tổ chức ngày 3/11/2004) thống nhất đề nghị Uỷ ban nhân

dân tỉnh chuyển vị trí xây dựng khách sạn sang địa điểm khác phù hợp hơn”.

5


- Ngày 24/12/2004, Hội đồng quy hoạch - kiến trúc, cơ quan tham mưu
cho chính quyền tỉnh thẩm định quy hoạch chi tiết và phương án kiến trúc của
khu du lịch đồi Vọng Cảnh, họp mở rộng với sự tham gia của đại diện các Sở
Du lịch (nay là Sở Văn hóa, thể thao và du lịch), Sở Tài nguyên - Môi trường,
Sở Khoa học - Công nghệ đã “nhất trí đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
không thực hiện dự án tại khu vực đồi Vọng Cảnh và dọc bờ sông Hương”.
Không chỉ đề nghị một lần, sau khi công trình đã được khởi công, ngày
2/2/2005, Sở Xây dựng và Hội đồng quy hoạch - kiến trúc tỉnh Thừa Thiên Huế
đã tiếp tục gửi công văn lần thứ ba đến Uỷ ban nhân dân tỉnh để thêm một lần
nữa bày tỏ quan điểm của mình về việc khởi công xây dựng khách sạn ở đồi
Vọng Cảnh. Công văn nêu rõ: “Sau khi nghiên cứu cẩn trọng, tham khảo ý kiến
số đông cán bộ chuyên môn, một lần nữa kính đề nghị tỉnh xem xét lại việc triển
khai xây dựng khu du lịch tại đồi Vọng Cảnh”.
- Lãnh đạo nhà máy nước Vạn Niên đã hai lần kiến nghị Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét không nên xây dựng khu du lịch quy mô lớn sát
bờ sông Hương do lo ngại trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn
nước ở thượng nguồn sông Hương. Theo sơ đồ xây dựng chi tiết khu du lịch ở
đồi Vọng Cảnh, công trình vệ sinh cách điểm lấy nước của nhà máy nước Vạn
Niên chỉ vài trăm mét.
c. Ý kiến từ phía các cơ quan Trung ương
- Ngày 3/2/2005, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và
du lịch) đã gửi công văn số 382/VHTT-DSVH cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế đề nghị tỉnh xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng dự án xây dựng khu du lịch
trên đồi Vọng Cảnh.
Công văn nhấn mạnh “khu vực đồi Vọng Cảnh là một điểm nằm trong

không gian quy hoạch của một số di tích như lăng Tự Đức, Đồng Khánh, điện
Hòn Chén thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO đưa vào danh
mục di sản văn hoá thế giới”.
6


Mặt khác khu vực này lại thuộc vùng cảnh quan độc đáo sông Hương,
những hạng mục mà tỉnh đang dự kiến lập hồ sơ để bổ sung vào danh mục di sản
thế giới tại Huế. Vì vậy, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và
du lịch) đã đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh trao đổi với các cơ quan chức năng để
xem xét, thẩm định một cách toàn diện dự án khu du lịch này.
- Trước đó, ngày 2/2/2005, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng đã gửi công
văn cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế “bày tỏ mối lo ngại sâu
sắc về việc xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh ở Huế”. Công văn nói rõ
Huế là một di sản kiến trúc đô thị kiệt xuất, đa dạng mà nét nổi trội là sự gắn kết
chặt chẽ trong một thể thống nhất giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, làm
nên tính chất “có một không hai” của nó. Các kế hoạch và dự án cải tạo, xây
dựng nên có sự tham khảo rộng rãi ý kiến của các nhà chuyên môn, không chỉ ở
Huế. Việc xây dựng tổ hợp khách sạn ở đồi Vọng Cảnh, “là những biểu hiện
ứng xử không phù hợp với di sản đô thị, tạo nên nguy cơ phá vỡ sự trọn vẹn của
tổng thể kiến trúc - cảnh quan đô thị Huế. Dẫn đến đánh mất dần những giá trị là
niềm tự hào của Huế, là làm nghèo đi tài nguyên du lịch văn hoá”.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
“cho tạm dừng kế hoạch xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh, tổ chức rộng
rãi việc lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, giới trí thức và nhân dân”.
d. Ngày 7/2/2005, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 700/VPCPKHTH truyền đạt ý kiến Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế báo cáo về việc xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh. Theo chỉ đạo của
Thủ tướng, báo cáo nói trên phải gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày
20/2/2005.
Ý kiến này xuất phát từ hàng loạt bài báo trên các báo Tuổi trẻ, Lao động,

Tiền phong… phản ứng kế hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng hợp các ý kiến
này có thể nêu ra một số lý do chính phản đối việc xây dựng khu du lịch như
sau:

7


- Dự án khu du lịch sẽ làm phá vỡ cảnh quan môi trường, phá huỷ cảnh
quan thiên nhiên vốn đã được tự nhiên ưu ái ban tặng - đồi Vọng Cảnh là một
thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế.
- Dự án khu du lịch được xây dựng sẽ chạm vào đất thiêng của cố đô Huế,
phá vỡ tính chất tôn nghiêm, tĩnh lặng của vùng đất được xem là đất thiêng của
Huế. Theo người dân xứ Huế, sông Hương là Minh Đường, núi Ngọc Trản (điện
Hòn Chén) là Tả Long, đồi Vọng Cảnh là Hữu Hổ của lăng vua Thiệu Trị với
chức năng là rồng chầu, hổ phục bảo vệ chủ nhân của mình.
- Việc thực hiện dự án khu du lịch là trái với quy hoạch chi tiết bảo tồn,
tôn tạo các di sản văn hoá và môi trường, cảnh quan ở Tây Nam Huế mà Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt kể từ tháng 10 năm 1999.
- Dự án khu du lịch được xây dựng phía trên và chỉ cách nhà máy nước
Vạn Niên khoảng 300 mét là không được phép và sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn
nước của hàng chục nghìn người dân Huế. Nhà máy nước Vạn Niên có công
suất 120.000 m3/ ngày cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Huế, nước thải từ
khách sạn dù xử lý thế nào cũng không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến chất
lượng của nguồn nước sinh hoạt.
- Khi tiến hành động thổ, công trình chưa có giấy phép xây dựng, chưa có
báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa tiến hành đền bù và giải toả mặt
bằng xây dựng.
- Quan điểm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xây dựng khu
du lịch là không thống nhất.
2.2. Tóm tắt về quá trình thực hiện dự án khu du lịch Vọng Cảnh

Dự án liên doanh xây dựng khu du lịch Vọng Cảnh được khởi động từ
tháng 10 năm 2003, sau khi chủ trương lập dự án liên doanh khu du lịch bên
sườn đồi Vọng Cảnh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhất trí về
nguyên tắc: cho phép Công ty du lịch Hương Giang liên doanh với Công ty
Vietnam Hotel Projeckt B.V. Hà Lan đầu tư dự án khu du lịch tại khu vực đồi
8


Vọng Cảnh. Thời gian được thuê sử dụng đất từ 25 đến 30 năm, do nguyên Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Mễ ký.
Trong quý I năm 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã hai lần
tổ chức cuộc họp báo cáo phương án kiến trúc khu du lịch Vọng Cảnh, với sự
chủ trì của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Mễ, với sự tham dự của
Uỷ ban nhân dân thành phố Huế, đại diện Sở Xây dựng, Sở Du lịch (nay là Sở
văn hóa, thể thao và du lịch), Sở Tài nguyên Môi trường, Hội đồng quy hoạch
kiến trúc tỉnh và đại diện chủ đầu tư.
Dự án khu du lịch bên sườn đồi Vọng Cảnh đã chính thức được cấp chứng
chỉ quy hoạch kể từ ngày 26/4/2004, do Phó Giám đốc Sở Xây dựng ký. Chứng
chỉ yêu cầu phương án kiến trúc dự án phải được thông qua Hội đồng quy hoạch
kiến trúc tỉnh và lãnh đạo tỉnh trước khi hoàn chỉnh dự án trình duyệt. Sở Xây
dựng tỉnh cũng đã có hoạ đồ vị trí xây dựng kèm theo chứng chỉ quy hoạch này
cùng ngày. Đồng thời biên bản cắm mốc ranh giới khu đất xây dựng dự án cũng
đã được hoàn tất vào ngày 4/10/2004 với một hội đồng gồm đại diện: Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân thành phố Huế, Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã Thuỷ Biều (nơi có đồi Vọng Cảnh) và
Công ty du lịch Hương Giang.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức cấp Giấy phép đầu
tư số 18/GP-TTH ngày 8/11/2004 theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
cho Công ty liên doanh Vọng Cảnh. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng là 30 năm
kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư theo đúng trình tự pháp lý.

Ngày 29/1/2005, Công ty liên doanh Vọng Cảnh đã tổ chức lễ khởi công
xây dựng khu du lịch mang tên Khu du lịch Life Resort bên sườn đồi Vọng
Cảnh phía sông Hương, xã Thuỷ Biều, thành phố Huế.
Trước và sau lễ khởi công công trình, dư luận đã lên tiếng để phản đối
mạnh mẽ quyết định cho xây dựng khu du lịch tại đồi Vọng Cảnh của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
9


Trong những ngày giữa năm 2005, dự án khu du lịch Vọng Cảnh đang trở
thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của công luận cả nước và dự án này hiện
nay có nguy cơ bị đình trệ bởi sự phản ứng mạnh mẽ của chính hai cơ quan tham
mưu của tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là Sở Xây dựng và Sở Văn hoá Thông tin
(nay là Sở Văn hóa, thể thao và du lịch). Mặc dù trong thời gian trước đây, trong
quá trình dự án được đưa ra trưng cầu ý kiến của các cơ quan chức năng của
tỉnh, không có bất cứ một phản ứng nào từ phía các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Nhưng sau khi dự án được khởi công thì lại vấp phải sự phản ứng dữ dội từ hai
cơ quan tham mưu này.
Trước sự lên tiếng của công luận, Văn phòng Chính phủ đã có công văn
số 700/VPCP-KHTH ngày 7/2/2005 gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự việc này trước ngày 20/2/2005.
Ngày 7/2/2005, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ký công
văn số 307/CV-UB gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình về dự án khu du lịch
Vọng Cảnh nhưng công văn này lại giải trình không đúng với bản chất của vấn
đề. Dư luận cho rằng báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về dự án khu du lịch
Vọng Cảnh là không thoả đáng.
Trao đổi với báo chí chiều ngày 15/2/2005, ông Nguyễn Kinh Quốc,
người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “Nhiều khả năng sẽ tiến
hành thẩm định lại việc xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh. Nếu như vậy,
Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) sẽ tham mưu

cho Thủ tướng Chính phủ về cách giải quyết vấn đề này sau khi Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế gửi báo cáo lên Thủ tướng”.
Trong buổi họp mặt báo chí hôm 16/2/2005, ông Nguyễn Văn Lý, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn giữ quan điểm là quyết tâm bảo
vệ dự án. Ông Lý cũng cho biết ngày 27/2/2005 tỉnh sẽ tổ chức hai cuộc hội thảo
về vấn đề này với sự tham gia của các trí thức, văn nghệ sỹ, cán bộ lãnh đạo và
lão thành cách mạng trong tỉnh.

10


Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xin phép Thủ tướng Chính phủ
sẽ báo cáo chi tiết và đầy đủ hơn sau hai hội nghị lấy ý kiến này và chờ đợi
quyết định của Thủ tướng sau khi nộp bản báo cáo lần hai này.
II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết câu chuyện tình huống này
Qua diễn biến của câu chuyện tình huống này, ta nhận thấy rõ ràng rằng,
khi giải quyết câu chuyện tình huống này phải đạt được các mục tiêu chủ yếu
sau đây:
Một là, phải thẩm định lại dự án xây dựng khu du lịch ở đồi Vọng Cảnh
để khẳng định xem xây dựng khu du lịch này có phù hợp với môi trường, cảnh
quan của đồi Vọng Cảnh cũng như quần thể khu di tích lăng tẩm liên quan hay
không. Từ đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét trình Thủ tướng
Chính phủ nên hay không nên tiếp tục thực hiện dự án này.
Hai là, phân định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế cũng như các cơ quan chức năng trong tỉnh cùng các đơn vị có liên quan
đến dự án khu du lịch, kể cả trách nhiệm của cá nhân các lãnh đạo có liên quan.
Thực hiện được hai mục tiêu trên sẽ giúp cho câu chuyện tình huống về
khu du lịch đồi Vọng Cảnh được giải quyết dứt điểm, làm yên ổn lòng dân, làm
cho nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói

chung tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sẵn sàng đóng góp sức
người sức của cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
2. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để phân tích câu chuyện tình huống này chính là lý luận liên
quan đến quyết định hành chính Nhà nước và quản lý Nhà nước đối với ngành,
lĩnh vực.
2.1. Quyết định quản lý hành chính Nhà nước

11


Quyết định quản lý hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực
của cơ quan hành chính Nhà nước. Các cơ quan, tổ chức Nhà nước được Nhà
nước uỷ quyền ban hành các quyết định trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật
theo trình tự bằng hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.
Quyết định quản lý hành chính Nhà nước là hành vi của các cơ quan hành chính
Nhà nước (hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền) nhằm đưa ra các quy định
chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tập thể công
dân.
Quyết định quản lý hành chính là một loại quyết định do cơ quan Nhà
nước ban hành vì vậy quyết định hành chính có ý chí quyền lực Nhà nước, là kết
quả của sự thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính có thẩm quyền thực hiện
nhân danh quyền lực Nhà nước. Quyết định hành chính có tính pháp lý, thể hiện
ở hệ quả pháp lý của nó. Quyết định hành chính có tính dưới luật, nghĩa là nội
dung của quyết định hành chính phải phù hợp với Hiến pháp, luật, văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp
luật quy định.
Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của
các cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định quản lý
hành chính phải phù hợp với nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết

định quản lý hành chính được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện pháp luật. Mặt khác, các
quyết định quản lý hành chính phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp
với đường lối, chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, khả
năng quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý hành chính Nhà nước có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định quản lý hành chính,
các cơ quan hành chính Nhà nước phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý, nhờ đó
văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.

12


Tính hợp pháp của quyết định hành chính được thể hiện trong các yêu cầu
sau: Các quyết định quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích
của luật; phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức
vụ; phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực; phải được ban hành
đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.
Quyết định hành chính hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Nhưng
cũng phải nhấn mạnh rằng quyết định quản lý hành chính chỉ hợp lý khi nó hợp
pháp, nghĩa là trước hết nó phải hợp pháp. Không thể vì lý do hợp lý mà coi
thường tính hợp pháp của quyết định. Một quyết định hành chính được coi là
hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau: Quyết định quản lý hành chính phải
đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân; phải có tính cụ thể và
phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện; phải đảm bảo tính hệ
thống toàn diện, phải tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội; phải
đảm bảo kỹ thuật lập quy khi ban hành quyết định.
Trong mọi trường hợp, tính hợp pháp luôn có ưu thế hơn so với tính hợp
lý tuy nhiên nếu một quyết định hành chính đảm bảo được cả tính hợp pháp và
tính hợp lý thì sẽ có hiệu lực và hiệu quả.

Quyết định quản lý hành chính Nhà nước nếu phân theo tính chất pháp lý
và phạm vi tác động có thể chia thành các loại sau: quyết định chung (quyết định
chính sách), quyết định quản lý hành chính quy phạm, quyết định quản lý hành
chính cá biệt. Quyết định quản lý hành chính cá biệt bao gồm hai loại quyết định
cho phép và quyết định ra lệnh. Quyết định cho phép xây dựng khu du lịch đồi
Vọng Cảnh thuộc loại quyết định hành chính cá biệt.
Các quyết định hành chính không tuân theo các yêu cầu hợp pháp và hợp
lý thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể coi quyết định đó là vô hiệu
toàn bộ hoặc từng phần. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo luật định có thể
áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định quản lý hành chính khi các
quyết định đó bất hợp pháp hoặc bất hợp lý. Thủ tướng Chính phủ có quyền
đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, các thành viên của
13


Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan Nhà
nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ
(Điều 114 Hiến pháp 1992).
2.2. Quản lý Nhà nước về văn hoá
Trong câu chuyện tình huống này, lĩnh vực quản lý Nhà nước chủ yếu
được đề cập đến là quản lý Nhà nước về văn hoá. Về mặt lý luận, văn hoá là
khái niệm đa nghĩa thẩm thấu trong mọi lĩnh vực. Quản lý Nhà nước về văn hoá
đòi hỏi phải giới hạn văn hoá ở một phạm vi hẹp và vào những hoạt động cụ thể
của văn hoá. Ở đây chỉ đề cập đến một số hoạt động văn hoá thuộc Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) quản lý: văn hoá nghệ thuật,
văn hoá thông tin đại chúng, văn hoá xã hội, các công việc văn hoá …
Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để đảm bảo các quyền có trong
Hiến pháp của công dân về văn hoá. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế thị

trường, vai trò của Nhà nước ngày càng tăng trong việc định hướng, điều tiết và
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hoá, đảm bảo dự phát triển hài hoà giữa các
yếu tố của bản thân văn hoá (văn hoá truyền thống và văn hoá du nhập, các loại
hình văn hoá), quan hệ giữa văn hoá với chính trị, kinh tế, xã hội.
Quản lý Nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng gắn liền với quyền lực
Nhà nước. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, văn hoá là lĩnh vực yêu cầu có sự lãnh đạo
và quản lý của Nhà nước. Cần tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc
trực tiếp quản lý những công trình văn hoá (công trình lịch sử cũng như công
trình nghệ thuật) và những cơ sở phục vụ nhu cầu văn hóa của nhân dân. Văn
hoá thuộc nhân dân, mọi người đều có quyền được hưởng thụ văn hoá và có
nghĩa vụ đóng góp bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Phải kết hợp thống nhất hiệu quả
kinh tế và hiệu quả chính trị xã hội trong hoạt động văn hoá.

14


Theo Điều 1, Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch thì “Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của
pháp luật.”
Chính quyền địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về
văn hoá (hiện nay là Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Phòng Văn hoá, Thể thao và du lịch quận, huyện, Ban Văn hoá,
Thể thao và du lịch xã, phường) có chức năng quản lý sự nghiệp văn hoá trên
địa bàn theo sự phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương. Cơ quan quản
lý chuyên ngành này trực thuộc sự quản lý của Uỷ ban nhân dân cùng cấp đồng
thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du

lịch. Cần nhận thức rõ vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện
những định hướng quốc gia trên địa bàn của họ. Vì hơn ai hết, họ nắm bắt được
những vấn đề văn hoá của địa phương và có những cách giải quyết vấn đề phù
hợp với thực tế.
Để quản lý hoạt động văn hoá, phải xây dựng thể chế văn hoá, làm cơ sở
công cụ quản lý về văn hoá và công tác tư tưởng văn hoá. Trên bình diện quốc tế
có thể đề cập đến những bộ luật, điều luật có tính quốc tế về văn hoá mà nhiều
nước thấy có trách nhiệm phải tham dự, ràng buộc nhau vì sự tiến bộ chung của
nhân loại.
Trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam có dành riêng chương III quy định
về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. Nhà nước còn ban hành các đạo luật
riêng đối với một số hoạt động văn hoá: Luật Di sản văn hoá; luật về bảo hộ bản
quyền tác giả…
2.3. Quản lý Nhà nước về các lĩnh vực khác như kinh tế (cụ thể là quản lý
đối với các dự án đầu tư), tài nguyên môi trường…
15


3. Phân tích, xử lý tình huống
Ta có thể nêu ra nhận xét đầu tiên rằng chủ trương kêu gọi đầu tư nước
ngoài để phát triển du lịch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là rất
đúng đắn và phù hợp với hướng phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng
cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn với quần
thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản
văn hoá của nhân loại, Thừa Thiên Huế đã xác định du lịch là ngành mũi nhọn
và tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ. Có thể nói Huế có điều kiện khá thuận
lợi để thu hút du lịch và trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút
và trung chuyển du khách của miền Trung và cả nước. Trung tâm của vùng du
lịch này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.

Với định hướng phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh
Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra đón hai triệu lượt
khách; trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2010. Để đạt mục tiêu
trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để kêu gọi các nguồn đầu tư. Năm 2005,
tỉnh chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn
trong và ngoài nước để triển khai 22 dự án phát triển du lịch với tổng giá trị
656,6 tỷ đồng. Dự án khu du lịch đồi Vọng Cảnh là một trong số các dự án lớn
được triển khai trong năm 2005.
Khi quyết định cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh đầu tư xây dựng
khu du lịch tại đồi Vọng Cảnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã gặp
phải sự phản đối mạnh mẽ và dự án này có thể phải xem xét lại (theo tuyên bố
của người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ). Ta hãy phân tích nguyên nhân
vì sao một quyết định của một cơ quan quản lý Nhà nước lại gặp phải vướng
mắc trong quá trình thực hiện như vậy và trách nhiệm của các cơ quan chức
năng liên quan đến vấn đề này là như thế nào.
3.1. Về phía Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
16


Có thể khẳng định rằng, quyết định cho phép xây dựng khu du lịch Vọng
Cảnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế không đảm bảo tính hợp pháp
của một quyết định quản lý hành chính Nhà nước:
Thứ nhất, trình tự ban hành quyết định này trái với quy định tại Luật về di
sản văn hoá.
Luật về di sản văn hoá và Luật sửa đổi một số Điều của Luật di sản văn
hóa quy định về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như sau:
“Điều 28:
1. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc của địa phương;

b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật.
2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những
dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất”.
Điều 32:
1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
17


a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác
định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản
khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
3. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không
gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc

bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn
bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo
vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải
được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh
hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.
Điều 36:
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các
khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả
năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di
tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về văn hoá - thông tin.
18


2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy
định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
văn hoá - thông tin có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu
cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm
cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
3. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di
tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về văn hóa, thể thao và du lịch giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công
trình đó.”
Khi chưa tiến hành làm thủ tục trình Bộ Văn hoá Thông tin, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho phép Công ty liên doanh Vọng Cảnh xây dựng
khu du lịch ở đồi Vọng Cảnh.
Thứ hai, quyết định này trái với Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các di

sản văn hoá và môi trường cảnh quan ở Tây Nam thành phố Huế do chính Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt: “Khu cây xanh rừng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan
nằm trên đồi núi xã Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều và dọc phía bên kia sông
Hương, gồm: đồi Thiên An, núi Thiên Thọ, đồi Vọng Cảnh, núi Thiên Phụng.
Tại đây, thực hiện các dự án trồng cây, giải toả mồ mả để khai thác phong cảnh
đẹp, bảo vệ tiền án của các lăng”. (Trích nguyên văn từ quyết định của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các
di sản văn hoá và môi trường cảnh quan ở Tây Nam thành phố Huế, ngày
11/10/1999).
Thứ ba, quyết định này không tuân theo đúng quy trình ban hành quyết
định quản lý hành chính Nhà nước. Dự án xây dựng khu du lịch Đồi Vọng Cảnh
chỉ được đưa ra trưng cầu ý kiến của các cơ quan chức năng của tỉnh mà không
được đưa ra trưng cầu ý kiến của dân. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã
quên một điều rằng, trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước, dù là
quản lý hành chính hay quản lý sản xuất kinh doanh đều cần có sự tham gia của
quần chúng. Hơn nữa đây lại là vấn đề liên quan đến lĩnh vực văn hoá, liên quan
19


đến giá trị đời sống tinh thần của nhân dân. Văn hoá thuộc về nhân dân, mọi
người dân đều có quyền được hưởng thụ văn hoá và có nghĩa vụ đóng góp bảo
vệ nền văn hoá dân tộc. Đến nay, khi dư luận phản đối gay gắt thì Uỷ ban nhân
dân tỉnh mới tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia về dự án này.
Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh còn cho phép Công ty liên doanh
Vọng Cảnh tiến hành lễ khởi công khi chưa trình báo cáo đánh giá tác động môi
trường cũng như chưa có giấy phép xây dựng, chưa tiến hành đền bù, giải toả
mặt bằng xây dựng theo luật định.
Hơn nữa, quyết định xây dựng khu du lịch Vọng Cảnh cũng không đảm
bảo tính hợp lý của một quyết định quản lý hành chính Nhà nước; thể hiện ở các
điểm sau:

Một là, không đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Xây dựng khu du lịch Vọng Cảnh sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước đồng
thời cũng làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân vì xâm hại đến di sản văn hoá
thế giới. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có được một khu du lịch năm sao, đáp ứng
được nhu cầu về nơi ăn nghỉ cho khách du lịch, phục vụ tốt cho mục tiêu phát
triển du lịch nhưng có thể thấy rõ ràng rằng lợi ích của Nhà nước, tập thể và
nhân dân không được đảm bảo hài hoà.
Hai là, không đảm bảo được tính hệ thống toàn diện: khi khu du lịch được
xây dựng ngoài việc xâm hại đến di sản văn hoá còn ảnh hưởng đến cảnh quan
môi trường và có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước sông Hương cũng như
nguồn nước sinh hoạt của nhân dân thành phố Huế. Như vậy, quyết định này khi
đưa ra đã không được xem xét đầy đủ trên các khía cạnh văn hoá, môi trường
mà mới chỉ chú trọng về khía cạnh kinh tế.
Ba là, khi xem xét đến tính hợp lý của quyết định này thì ta có thể nhận
thấy rằng dư luận đã có ý kiến như thế nào về sự hợp lý đó: xã hội không chấp
nhận quyết định đó.

20


Tóm lại, quyết định xây dựng khu du lịch Vọng Cảnh của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã không đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý của
một quyết định hành chính. Uỷ ban nhân dân tỉnh phải có trách nhiệm giải trình
rõ ràng trước Thủ tướng Chính phủ, trước nhân dân về dự án này.
3.2. Về phía các cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
Vấn đề chính là ở chỗ không thống nhất về quan điểm của các cơ quan
tham mưu cho tỉnh với nhau cũng như giữa quan điểm trong hai khoảng thời
gian khác nhau của chính các cơ quan này.
Như trên đã trình bày, dự án liên doanh này được khởi động từ tháng 10
năm 2003 và được đưa ra để lấy ý kiến của các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa

Thiên Huế trong hơn một năm trời nhưng không có cơ quan nào có ý kiến phản
đối. Khi dự án bắt đầu khởi công thì Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hóa,
thể thao và du lịch) và Sở Xây dựng có ý kiến phản đối và Hội đồng quy hoạch
kiến trúc tỉnh cũng lên tiếng phản đối dự án. Trong khi đó Sở Kế hoạch Đầu tư
và Sở Tài nguyên Môi trường vẫn tiếp tục ủng hộ quyết định của Uỷ ban nhân
dân tỉnh và cho rằng nếu ngay từ đầu Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hóa,
thể thao và du lịch) và Sở Xây dựng có ý kiến phản đối mạnh mẽ như hiện nay
thì nhà đầu tư đã không quyết định chọn dự án ở đây.
Giải thích về sự không đồng nhất quan điểm của chính mình, Hội đồng
quy hoạch kiến trúc tỉnh, Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hóa, thể thao và
du lịch) và Sở Xây dựng đưa ra lý do rằng sau một thời gian nghiên cứu, họ thấy
rằng không thể tiếp tục dự án vì những lý do:
- Việc xây dựng khách sạn ở đồi Vọng Cảnh là không phù hợp với cảnh
quan và trái với Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá và môi
trường, cảnh quan ở Tây Nam Huế mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt.
- Việc xây dựng khách sạn ảnh hưởng đến nguồn nước của nhà máy nước
Vạn Niên.

21


- Công trình được động thổ khi chưa có giấy phép xây dựng, chưa tiến
hành đền bù và giải toả mặt bằng xây dựng, chưa có báo cáo về tác động môi
trường.
Các cơ quan tham mưu cho tỉnh chưa hoàn thành trách nhiệm của mình
trong việc tham mưu cho tỉnh về dự án vì những lý do trên hoàn toàn có căn cứ
và có thể đưa ra ngay từ khi có ý kiến cho phép thực hiện dự án.
3.3. Về phía công ty liên doanh Vọng Cảnh
Công ty này chưa tuân thủ đúng các trình tự thủ tục khi tiến hành thực
hiện dự án. Khi khởi công thực hiện dự án, công ty chưa trình báo cáo đánh giá

tác động môi trường cũng như chưa có giấy phép xây dựng, chưa tiến hành đền
bù, giải toả mặt bằng xây dựng (theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường và
Sở Xây dựng tỉnh).
Điều 18 và 19 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
“Điều 18. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản
tự nhiên, danh lam thắng cảnh đó được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng
ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô
lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi
trường.
22


2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo
cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.

3. Chủ Dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trường hợp có thay đổi về quy mô nội dung, thời gian triển khai, thực
hiện, hoàn thành Dự án thì chủ Dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê
duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường bổ
sung.
5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải
có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.”
Dự án đã bỏ qua bước lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi tiến
hành thực hiện dự án.
Luật Xây dựng tại chương V, mục 1, Điều 62 ghi rõ: “Trước khi khởi
công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường
hợp xây dựng các công trình sau đây: Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công
trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,…”.
Dự án xây dựng khu du lịch Vọng Cảnh không thuộc các trường hợp được
miễn giấy phép đầu tư này. Về quy hoạch, Sở Xây dựng đã cấp chứng chỉ quy
hoạch số 47/2004/CCQH ngày 16/2/2004 cho công trình nói trêm và tại điều 3
chứng chỉ này ghi rõ: “Chứng chỉ này là căn cứ để giao đất và thiết kế công trình

23


và không có giá trị làm chứng cứ về quyền sử dụng đất, đồng thời không thay
thế giấy phép xây dựng”.
Tóm lại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan chức
năng của tỉnh và công ty liên doanh Vọng Cảnh đã có nhiều sai sót trong việc
thực hiện dự án này.
4. Biện pháp giải quyết tình huống
Từ tình hình thực tế nói trên, biện pháp tốt nhất để giải quyết tình huống

này là Thủ tướng Chính phủ có quyết định tạm thời đình chỉ việc thực hiện dự
án này, yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo đầy đủ, cụ thể,
chính xác và trung thực về dự án, tiến hành thẩm định lại dự án, yêu cầu Bộ Văn
hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) có ý kiến tham mưu cho
Thủ tướng Chính phủ để xử lý vấn đề. Thủ tướng Chính phủ sẽ đưa ra quyết
định cuối cùng về dự án.
III. KIẾN NGHỊ
Qua xem xét tình hình liên quan đến dự án khu du lịch Vọng Cảnh, tôi có
một số kiến nghị như sau:
Một là, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phải yêu cầu Công ty du
lịch Vọng Cảnh hoàn tất các thủ tục theo luật định về dự án gửi các cơ quan
chức năng xem xét, đồng thời Uỷ ban nhân dân tỉnh phải có văn bản gửi Bộ Văn
hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) để xin ý kiến về vấn đề
này.
Hai là, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức hội nghị
lấy ý kiến nhân dân về dự án; yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh đưa ra các
ý kiến cuối cùng về dự án; sau đó báo cáo đầy đủ, cụ thể và trung thực các vấn
đề liên quan đến dự án trình Thủ tướng Chính phủ.
Ba là, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phải nghiêm túc rút kinh
nghiệm trong quá trình ban hành các quyết định và giải quyết vụ việc liên quan
24


đến dự án khu du lịch Vọng Cảnh và phân định rõ trách nhiệm thuộc về cá nhân,
tổ chức nào.
Bốn là, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phải
nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề, đánh giá lại dự án để có những ý kiến xác đáng
nhất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét.
Năm là, Công ty du lịch Vọng Cảnh ngoài việc hoàn tất các thủ tục liên
quan đến dự án theo luật định phải ngừng ngay các hoạt động triển khai thực

hiện dự án.
IV. KẾT LUẬN
Trao đổi với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 10/2/2005 khi lên thăm
đồi Vọng Cảnh, ông Nguyễn Khoa Điềm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương nói:
“Luật Di sản có cả di sản và thắng cảnh. Sông Hương, đồi Vọng Cảnh
cũng là di sản giống như Phong Nha - Kẻ Bàng. Làm gì cũng phải bảo đảm về
mặt pháp lý. Không ai được đứng trên pháp luật. Luật đây là Luật Di sản. Đụng
đến di sản văn hóa là phải dừng lại. Như dự án nhà Quốc hội, là đại cuộc nhưng
trước khi làm phải cho đào thám sát, đụng đến Hoàng thành Thăng Long nên
phải chuyển địa điểm khác”.
Di sản văn hoá thế giới không chỉ là tài sản của một quốc gia, của một
tỉnh mà còn là di sản của toàn nhân loại. Xây dựng khu du lịch tại một di sản
văn hoá cần phải xem xét đến nhiều yếu tố liên quan đến văn hoá, môi trường
chứ không chỉ là yếu tố kinh tế.

25


×