Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.14 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
CƠ SỞ LONG THÀNH – NHƠN TRẠCH
----------–µ—---------

BÁO CÁO LAO ĐỘNG THỰC TẾ
Đề tài

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thanh Xuân
Sinh viên thực tập

: Phạm Văn Thọ

Lớp

: ĐH HCC Tân Phú

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tân Phú, tháng 7 năm 2012


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường đại học Lạc Hồng. Bản thân
em luôn được đón nhận những tình cảm sâu sắc, sự dạy bảo tận tình của các thầy
cô giáo trong trường, được nghiên cứu, được học hỏi và được trang bị cho em
những kiến thức về lý luận hành chính. Những kiến thức đó là hành trang cho mỗi
học viên bước vào quá trình lập thân, lập nghiệp. Để hoàn thành chương trình học
tập em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong trường, các đồng
nghiệp đang công tác tại Hội Nông dân Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là
Tiến sĩ Trần Thanh Xuân đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng, song do trình độ của bản thân còn hạn chế, thời gian học tập
ngắn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của các thầy, cô để đề tài thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường đại học Lạc
Hồng đã mang tâm huyết truyền đạt lại những kiến thức và sự hiều biết cho em
trong suốt thời gian qua và giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này./.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Phạm Văn Thành

Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

2


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

KÝ HIỆU VIÊT TẮT.
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục đính của đề tài.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu.
5. Khách thể nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu.
8. Bố cục đề tài.
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỘI NÔNG DÂN VỚI PHONG TRÀO
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1.1 Cơ sở lý luận về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
1.1.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông nghiệp.
1.1.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông dân.
1.1.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông thôn.
1.1.4 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Hội Nông dân.
1.2 Vai trò của Hội Nông dân trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1 Vai trò của Hội Nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.2.2 Vai trò của Hội Nông dân trong phát triển Kinh tế – Xã hội.
1.2.3 Vai trò của Hội Nông dân trong phát triển Văn hóa.
CHƯƠNG II : THỰC TRANG CỦA HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN PHÚ – TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của
huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai.
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

3



Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

2.1.1. Tình hình kinh tế chính trị.
2.1.2. Tình hình văn hóa xã hội.
2.2 Thực trạng của Hội Nông dân huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai trong giai
đoạn hiện nay.
2.2.1 . Tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
* Những thành tựu.
* Những hạn chế.
2.2.2 Những phong trào hoạt động của Hội Nông dân huyện Tân Phú – tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3 Những thách thức đặt ra đối với Hội Nông dân.
* Những thuận lợi.
* Những khó khăn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHĂM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN TÂN PHÚ –
TỈNH ĐỒNG NAI.
3.1 Một số giải pháp.
3.1.1. Về phát triển hội viên và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực
cho cán bộ.
3.1.2. Về tài chính – chính sách đối với Hội Nông dân.
3.1.3. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
3.1.4 Về tổ chức thực hiện 03 phong trào lớn của Hội Nông dân.
3.1.5 Về Tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền vững mạnh.
3.2 Một số kiến nghị.
3.2.1. Đối với cấp ủy đảng.
3.2.2. Đối với Hội Nông dân cấp trên.
KẾT LUẬN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

4


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cuối năm 1962 đầu năm 1972 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc và Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, một số địa phương hình thành
“Nông hội đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa
chủ phong kiến và tư sản, đòi quyền dân sinh dân chủ với đỉnh cao là phong trào
Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sự kiện thành lập nông hội đỏ đánh dấu sự trưởng thành quan
trọng về chất của giai cấp nông dân Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp nông dân có
đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam.
Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tổ chức Hội đươc duy trì
và liên tục phát triển. Hội nông dân giải phóng Miền Nam được thành lập, là thành
viên quan trọng của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, tham gia các
phong trào cách mạng: đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận; xây dựng hậu
phương chiến đấu tại chỗ…, góp phần làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của chủ
nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ở Miền Bắc, Hội Nông dân tập thể đã
vận động nông dân đi theo con đường hợp hóa; vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ
hậu phương, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Chiến
thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã
giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc 30 năm
chiến tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ mới,

nông dân hai miền Nam, Bắc sát cánh cùng toàn dân đi tiếp con đường cách mạng
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn; nhiệt tình tham gia xây dựng tổ chức
của giai cấp nông dân - Hội liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam từng bước lớn
mạnh. Ngày 01/3/1988, Hội liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam được đổi tên là
Hội Nông dân Viêt Nam.

Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

5


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Nông dân Việt Nam họp từ ngày 28
đến 29/3/1988 tại Hà Nội, là một cột mốc quan trọng, một bước ngoặc có ý nghĩa
lịch sử trong sự phát triển của phong trào nông dân: Hội Nông dân Việt Nam, một
tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân được chính thức thành lập
có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở; khẳng định những quan điểm cơ bảo của
Đảng ta về vai trò, vị trí của giai cấp nông dân và của Hội Nông dân Việt Nam
trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời đề ra những mục tiêu, nội dung hoạt động
của hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta tiến hành công cuộc tái
thiết và xây dựng đất nước, từng bước đi lên XHCN. Năm 1986 tại Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diễn ra tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới và
quản lý, lãnh đạo nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng CNXH.
Sau hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đất nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn
trên tất cả các lĩnh vực có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Ngay từ khi đất nước đổi mới

tiến hành công cuộc cách mạng nền kinh tế Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ nhiệm vụ
của Hội nông dân Việt Nam là tập hợp, vân động, giáo dục hội viên, nông dân phát
huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt. Đại
diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trong sạch, vững mạnh. Chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của nông dân, tổ chức, các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông
dân trong sản xuất và đời sống.
Nhưng thực trạng cho thấy Hội Nông dân hiện nay đang đương đầu với
nhiều khó khăn và thách thức nên vẫn chưa thực hiện được tốt các nhiệm vụ , chức
năng của mình. Trong những năm qua công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội
nông dân tại cơ sở vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề chưa phù hợp với tình hình phát
triển của đất nước.
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

6


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Là một một cán bộ đang công tác tại Hội Nông dân huyện Tân Phú, em luôn
băn khoăn trước những vấn đề còn tồn tại và những thách thức đang đặt ra trước
thực tế phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và Hội Nông dân tại địa
phương nói riêng. Nhận thấy việc nêu lên thực trạng và đưa ra giải pháp cho tình
hình hoạt động của Hội Nông dân là một điều cần thiết để Hội có thể khắc phục
những vẫn đề còn tồn tại từ đó khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong xã
hội cũng như trong lòng nhân dân. Với mong muốn góp phần làm rõ các vấn đề lý
luận, cơ sở khoa học và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội Nông dân, được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Trần Thanh Xuân, em

chọn đề tài : “Hoạt động của Hội nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích :
Trên cơ sở khái quát những lý luận và thực tiễn về hoạt động của Hội nông
dân tại địa phương và thực tiễn đặt ra của đất nước hiện nay. Trong chuyên đề này
em xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội
Nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
3. Nhiệm vụ của đề tài :
Tìm hiểu, khái quát, hệ thống lý luận về Nông dân, Nông nghiệp và Hội
Nông dân để làm cơ sở nghiên cứu các nhiệm vụ và giải pháp cho hoạt động thực
tiễn của Hội Nông dân ở cơ sở.
Nghiên cứu khảo sát thực trang của Hội nông dân trên địa bàn huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân
tại địa phương.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động của Hội nông dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
5. Khách thể nghiên cứu.
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

7


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

- Ban Chấp hành Hội nông dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
- Nông dân tại địa phương.
- Các cơ quan cấp trên: Huyện ủy, các ban ngành Đoàn thể có liên quan.

6. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian : huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai..
Thời gian : từ năm 2009 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng lý luận,
nghiên cứu tài liệu, sách, báo, Nghị quyết, phương pháp chuyên gia, so sánh, tổng
hợp, phân tích.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, toạ đàm, dự
các hội thảo, hội nghị...
8 Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu 3
chương như sau:
Chương I : Cơ sở lý luận của Hội nông dân với phong trào xây dựng nông
thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Chương II : Thực trạng của Hội nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai.
Chương III : Một số giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của Hội nông dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỘI NÔNG DÂN VỚI PHONG TRÀO
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

8


Trường đại học Lạc Hồng


Đề tài tốt nghiệp

1.1 Cơ sở lý luận về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
1.1.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông nghiệp.
Nông nghiệp chính là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và
chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến
bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh
thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây
trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời nay và là lĩnh
vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là nền tảng có tính chiến lược
trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực.
Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội.
Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội.
Ngày 7-12-1945 ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết trên báo “Tấc đất” số đầu tiên “Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên”
(nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông
làm gốc). Dân muốn ăn no phải giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giầu mạnh thì
phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào
hết. Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”. Như vậy vị trí của nông
nghiệp được đề cao do vấn đề lương thực, thực phẩm là vấn đề cực kỳ quan trọng
đối với mỗi quốc gia. Vì lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng đầu
của con người là vấn đề ăn, mặc. Đối với nước ta là một nước nông nghiệp, Hồ Chí
Minh cho rằng “nghề nông là gốc”. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam
ngày 1-1-1946, Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp.
Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà,
chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giầu thì nước ta giầu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Hồ
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú


9


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Trong các
bài nói, bài viết Người luôn nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp bằng nhiều từ
khác nhau: Nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt trận
chính, nông nghiệp là mặt trân cơ bản, nông nghiệp là việc quan trọng nhất…
Người viết: “có gì sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát
triển nông nghiệp-nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định rõ mục tiêu trong nông nghiệp
phải: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,
phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy
mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí
lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác
xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ
hợp sản xuất lớn”.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI cũng đã xác định rõ định hướng cụ thể: “Khuyến khích tập trung ruộng đất;
phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện
của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế
biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản
xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.”
1.1.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông dân.
Giai cấp nông dân là một lực lượng có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Lịch sử 80 năm dưới sự lãnh đạo của

Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của
phong trào dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó
máu thịt với giai cấp công nhân, chịu áp bức bởi thực dân Pháp và tay sai (phong
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

10


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

kiến và địa chủ), sẵn sàng đứng lên cùng công nhân trong cuộc cách mạng vô sản
đang phát triển. Trong Sách lược cách mạng của Đảng, Bác viết: “ Đảng phải thu
phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa
cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải làm cho các đoàn
thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh
hưởng của bọn tư bản quốc gia. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,
trung nông”.
Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông
dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng
“hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực
của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân,
là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Nắm vững đặc điểm nông dân nước ta, Đảng và Nhà nước ta tiến hành từng bước
công nghiệp hoá, coi đó là con đường tăng cường liên minh công nông, điều quan
trọng hơn là chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho nông dân, tăng

cường giáo dục ý thức làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, khoa học - kỹ thuật cho
nông dân.
1.1.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông thôn.
Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng Nông nghiệp, dựa vào tiềm
năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môi trường
tự nhiên đó. Từ hái lượm củ cải tự nhiên sẵn có, dần dần tiến đến canh tác, tạo ra
của cải để nuôi sống mình.
Đất nước ta đang trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới trong mục tiêu từng giai
đoạn có nội dung phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trong cả nước đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới. Và để cụ thể hóa mục tiêu này Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

11


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

quốc gia về nông thôn mới. Đây là căn cứ để các địa phương chỉ đạo việc xây
dựng, phát triển nông thôn mới; đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội nông thôn; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ;xây dựng nông thôn mới
bền vững, giàu đẹp. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân- nông dân- trí
thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa.”
1.1.4 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Hội nông dân.
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930 thông qua Nghị quyết về việc
thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân
Việt Nam ngày nay). Tổng Nông Hội Đông Dương ra đời nhằm mục đích ''Thống
nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng
ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Nghị quyết đã đánh dấu
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành
và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam, giai
cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của
nông dân cả nước. Với nhiệm vụ vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự
túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm
tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.
Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội
Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

12


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

nghiệp và đoàn kết nông dân lao động, đưa nông thôn nước ta tiến lên chủ nghĩa xã
hội, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động
trong cả nước, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, lấy tên là Hội Liên hiệp
Nông dân tập thể Việt Nam. Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra
Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể

Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng khẳng định : “Hội Nông dân Việt Nam là tổ
chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, đoàn kết chặt chẽ với các
tổ chức thành viên khác trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết tâm tiến theo con
đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra”.
Đảng ta luôn tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và
phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
nông thôn nhằm phát huy hơn nữa vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội Nông dân
Việt Nam trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp
phần phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững, tạo điều kiện để nông
dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khoá X thì tiềm năng, thế mạnh về
nông nghiệp, nông thôn của nước ta là rất lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập ngày nay là yêu cầu cấp thiết, bởi vật, hơn
lúc nào hết cần phát huy hơn nữa vai trò “đầu tàu” của hội nông dân các cấp để
thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống
nông dân. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp
đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Qua các thời kỳ cách mạng, giai cấp nông dân luôn là lực lượng hùng hậu đi theo
Đảng, cùng với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức là nền tảng chính trị của
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

13


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp


cách mạng, đóng góp to lớn về người và của, vượt qua muôn vàn gian khổ, khó
khăn góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Giai cấp nông dân
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam với lực lượng hùng hậu, với truyền thống yêu
nước nồng nàn, những năm qua đã tích cực góp phần vào phong trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
trong sạch, vững mạnh. Nghị quyết Trung ương 7, khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn cũng đã khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là lực lượng quan trọng để phát triểnkinh tế - xã hội bền vững, giữ ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Hội Nông dân Việt Nam với lực lượng hùng hậu, với truyền thống yêu nước nồng
nàn, những năm qua đã tích cực góp phần vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc,
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,
vững mạnh. Trong suốt 8 thập niên qua, Hội đã vượt qua nhiều khó khăn, không
ngừng củng cố và lớn mạnh, tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, vận động giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân, tổ
chức nhiều phong trào thi đua yêu nước gắn liền với từng thời kỳ cách mạng.
1.2 Vai trò của Hội Nông dân trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1 Vai trò của Hội Nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng
chiến lược của giai cấp nông dân, của nông nghiệp và nông thôn. Để tiếp tục phát
huy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt
Nam đóng vai trò nòng cốt trong phong trào nông dân góp phần đắc lực vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trình đầy khó khăn,
thử thách. Đó là quá trình biến đổi về chất không chỉ trong từng ngành sản xuất
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú


14


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

hay từng lĩnh vực xã hội đơn lẻ mà là quá trình biến đổi toàn diện trong một khu
vực rộng lớn nông thôn, bao quát các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị.
Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng có được
thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào giai cấp nông dân. Bởi vì, giai cấp
nông dân chính là chủ thể và là nguồn nội lực quan trọng nhất của CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Hội Nông dân có trách nhiệm, đồng thời giữ vai trò quan
trọng trong việc phát huy nguồn nội lực này.
Thực hiện Nghị quyết 26 NQ/TW Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng đoàn, Ban Thường vụ
Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động; nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước,
trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp
nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Hội đang tiếp tục phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp nông dân, tiếp tục triển
khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã đề ra, đi sâu đi sát cơ sở, tháo gỡ các
khó khăn, rào cản; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tại
buổi làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tình hình thực hiện Nghị
quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng chỉ rõ: cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến
thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình.
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

15


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động làm nông nghiệp sẽ ít
đi, nhưng năng suất lao động, của cải làm ra, đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều
lên, đó là bài toán cần có lời giải, bằng những giải pháp hữu hiệu. Tổng Bí thư yêu
cầu, các cấp Hội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, để Hội thực sự
là người bạn của nông dân, là chỗ dựa của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của nền kinh tế và trước yêu cầu đòi hỏi ngày
càng cao trước sự cạnh tranh của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
thì nhìn chung, trình độ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn ở nước
ta còn rất lạc hậu; Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn
mới, mang tính bền vững trong xu hướng hội nhập; Ban Chấp hành Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam (khóaV) thống nhất chủ trương tiếp tục tổ chức thực hiện
Nghị quyết lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khoá
IV) giai đoạn 2011-2015, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau như “Tiếp

tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến các kiến thức khoa học
và phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.” “Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp với Bộ Khoa
học và Công nghệ giai đoạn 2011-2015. Chủ động liên kết với các bộ, ngành từ
Trung ương đến địa phương để xây dựng và triển khai chương trình phối hợp tăng
cường hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ ở vùng nông
thôn, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ về cơ
sở nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và
năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học trong việc
chọn, nhân giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông sản hàng hoá, bảo quản, chế
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

16


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

biến nông sản và ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân.” “Gắn việc triển
khai thực hiện Nghị quyết về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ của Hội
Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước với thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61-KL/TW ngày
03 /12 /2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách
nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” và Quyết
định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông
dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”. “Chú trọng

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có trình độ khoa học đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
nhằm phát triển nguồn nhân lực của hệ thống Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu
cầu công tác Hội trước mắt và lâu dài”. “Các cấp Hội Nông dân Việt Nam căn cứ
vào các nội dung trên đây xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai Nghị quyết phù
hợp với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị mình”..
Hội nông dân luôn là lực lượng tiên phong đi đầu đóng vai trò nòng cốt
trong các chủ trương chính sách của nhà nước góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
CNH – HĐH đất nước.
1.2.2 Vai trò của Hội nông dân trong phát triển Kinh tế – Xã hội.
Đảng và Nhà nước đã ghi nhận và đánh giá cao vai trò của giai cấp nông dân
và kết quả công tác của Hội nông dân từ Trung ương đến địa phương đã đạt được
trong thời gian qua. Hoạt động của Hội Nông dân có nhiều chuyển biến tích cực,
với việc không ngừng đổi mới phương thức vận động, tập hợp nông dân tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và phát triển kinh tế - xã hội.

Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

17


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Năm 2012, theo dự báo, kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, diễn
biến phức tạp khó lường. Do đó, Thủ tướng yêu cầu sự phối hợp công tác giữa
Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân cần được thực hiện một cách thường
xuyên và chặt chẽ, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như: phối hợp làm tốt
công tác tuyên truyền đến các cấp hội và hội viên, phát huy truyền thống yêu nước,

nêu cao tinh thần gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước; phối hợp đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ và dạy nghề
cho nông dân, phát triển nền nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thu hẹp khoảng cách
giàu, nghèo giữa các vùng, miền; ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp;
vận động toàn dân tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội,
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân...Đảng và Nhà nước đánh giá
cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân Việt Nam với các Bộ, ngành, địa
phương trong triển khai thực hiện các đường lối, chính sách liên quan đến phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời, đánh giá cao sự nỗ lực, phấn
đấu, ý chí kiên cường, vượt qua thách thức, khó khăn của nông dân Việt Nam; cho
rằng những kết quả to lớn, toàn diện của nông nghiệp Việt Nam, của nông dân Việt
Nam, của Hội Nông dân trong thời gian qua, nhất là trong năm 2011 đã đóng góp
rất lớn vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Hiện nông
nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và đóng góp 1/5 kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Năm 2012 và các năm tiếp theo, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, tình
hình kinh tế-xã hội của đất nước vẫn tiếp tục phải đương đầu với rất nhiều khó
khăn, thách thức cần phải vượt qua, Đảng ta nêu rõ, mục tiêu đề ra là tiếp tục kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; đảm bảo an
sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động,…
Với tinh thần chung như vậy, Đảng ta đã chỉ đạo Hội Nông dân Việt Nam
phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát các nhiệm vụ
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

18


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp


phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đã đề ra trong năm 2012 và các năm tiếp
theo; triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nông dân. Cùng với đó, tập trung đẩy mạnh Chương trình xây
dựng nông thôn mới; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền; thực
hiện quyết liệt, hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững; đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn; xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh;…
Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh với các
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; kiên định mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phát động sâu rộng, thiết thực các phong trào
thi đua phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu vực nông
thôn.
Trong những năm qua, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thông qua việc ban hành
nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân . Giao phó cho Hội những
nhiệm vụ quan trọng liên quan tới Kinh tế – Xã hội đầu tư phát triển Hội nông dân
Việt Nam lớn mạnh Vững chắc.
1.2.3 Vai trò của Hội nông dân trong phát triển Văn hóa.
Ngày 10.5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 673/QĐ- TTg “Về
việc Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề
án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020” .
Trong đó quan điểm của Đảng là tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp
thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 201 1 - 2020 là nhằm phát huy hơn nữa vai trò
trung tâm và nòng cốt của Hội Nông dân Việt Nam trong phong trào nông dân và
công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú


19


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

hiện đại, bền vững, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi
nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảo đảm nguồn
lực tài chính và những điều kiện cần thiết để Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp và
phối hợp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
tinh thần.
Đảng và Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để Hội
Nông dân Việt Nam thực hiện được vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào
nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, là thành viên tích cực của các
chương trình về kinh tế- xã hội nông thôn, tham gia vào việc hoạch định các kế
hoạch phát triền kinh tế- xã hội ở nông thôn. Nâng cao trách nhiệm của các bộ,
ngành, các cơ quan liên quan tạo điều kiện và phát huy vai trò của Hội Nông dân
Việt Nam tham gia quá trình xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, các
chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong đó Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như :
“Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân
thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh và chuyển thành đơn vị sự nghiệp để trực tiếp tổ chức
các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân; làm đầu mối tham gia với
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn”
“Tham gia với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nông dân về văn hoá
và nhiệm vụ phát triển văn hoá nông thôn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia
đình văn hoá, mô hình thôn, ấp, bản, làng văn hoá; xây dựng và duy trì các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng; vận động và hướng dẫn nông dân

tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao”..v..v…
Sau 2 năm thực hiện Hội đã đạt được nhiều thành tích đáng kể như : Hưởng ứng tốt
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư",
đông đảo hội viên nông dân đã nhiệt tình hưởng ứng, tích cực thực hiện. Hội viên
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

20


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

nông dân các thôn, ấp, làng, bản thi đua thực hiện tốt các quy ước, hương ước về
"xây dựng gia đình văn hóa"; "Xây dựng thôn ấp, bản, làng văn hóa, xã văn hóa"...
Phong trào đã đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân; được nông dân hăng hái
tham gia, chung lòng góp sức xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp văn
minh.
Có thể nói, trong những năm qua các phong trào thi đua yêu nước, phát triển
văn hóa xã hội, xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ, hội viên Hội Nông dân
Việt Nam đã góp phần to lớn vào nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội xây dựng
đời sống văn hóa, giữ gìn quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội ở nông
thôn.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai.
2.1.1. Tình hình kinh tế chính trị của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Sản xuất nông - lâm nghiệp chuyển dịch đúng hướng, diện tích gieo trồng
được mở rộng, sản xuất hàng hoá được duy trì, hệ số sử dụng đất tăng lên. Tổng

diện tích gieo trồng là: 24.039 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt: 35.510tấn. Tổng
đàn gia súc là: 88.867 con. Tổng đàn gia cầm là: 215.616 con. Công tác chăm sóc,
khoanh nuôi tuyên truyền và bảo vệ rừng qua được quan tâm, đã tiến hành trồng
rừng mới trong năm được 1.140 ha.
Các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ. Cụ thể: Chương trình di
dân biên giới đã thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng 10 hộ; đối với chương trình
xoá nhà tạm, đến 15/12/2011 thực hiện hoàn thành 496 nhà, mở được 59,6 km
đường giao thông nông thôn. Đồng thời thực hiện hoàn thành 323 hộ quy tụ dân cư.

Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

21


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được nhiều
nguồn lực tham gia thực hiện chương trình; đặc biệt Các doanh nghiệp, HTX đã
ủng hộ trong lễ phát động chung sức xây dựng nông thôn mới 417,4 triệu đồng và
UBMTTQ phát động ủng hộ được172,5 trịệu đồng. Đối với 1.000 tấn xi măng đã
triển khai làm đường giao thông nông thôn được 8.003 m, láng nền nhà lớp học mầm
non được 104 điểm trường và láng nền nhà dân hoàn thành 154 nhà. Nguồn xi măng
khen thưởng năm 2010 (100 tấn) thực hiện được 1.979 m đường bê tông nông thôn.
Xây dựng 100 bể nước ăn hộ gia đình và triển khai xây dựng được 70 công trình vệ
sinh. Đồng thời hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng 02 nhà Văn hóa thôn tại xã
Phú Xuân và Phú Thanh. Đến nay huyện Tân Phú hoàn thành 1 tiêu chí đó là tiêu
chí số 19: An ninh trật tự xã hội.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện chặt chẽ phù hợp

với yêu cầu phát triển thực tế của địa phương. Công tác thu chi ngân sách đáp ứng
đủ yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, thu ngân sách trên địa bàn thực hiện
cả năm đạt trên 23 tỷ đồng. Hoạt động thương mại được mở rộng, hàng hoá đa dạng,
phong phú đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; hệ thống chợ nông thôn
được duy trì từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, trong năm đã kiểm tra và xử lý
41 vụ vi phạm trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh với số tiền thu nộp ngân sách
nhà nước là 89 triệu đồng; hoạt động Ngân hàng có nhiều tiến bộ và đổi mới, vốn
huy động và doanh số cho vay tăng cao.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Trong 10 tháng đã tổ chức mở
được 48 lớp tập huấn cho 1.250 lượt người tham gia. Trong đó : Tập huấn về áp
dụng thâm canh cánh đồng mẫu 18 lớp = 625 lượt người tham gia, kỹ thuật trồng
cây ăn quả hồng không hạt (tại xã Phú Lộc ) 2 lớp = 100 lượt người tham gia,
hướng dân chế biến bảo quản thức ăn gia súc 18 lớp = 485 lượt người tham gia,
trồng dưa hấu 1 lớp = 40 lượt người tham gia. Triển khai 3 mô hình như: Trồng
hồng không hạt xã Phú Lộc thực hiện được 11,5 ha cho 92 hộ tham gia thực hiện,
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

22


Trường đại học Lạc Hồng

Đề tài tốt nghiệp

hiện nay cây đã mọc được 10 đến 15 lá, đang trong giai đoạn phát triển tốt; Sản
xuất nhân giống lạc xã Đông Minh thực hiện được 5 ha cho 40 hộ tham gia thực
hiện, năng suất bình quân đạt 40 ta/ha; Sản xuất nhân giống đậu tương xã Lao Và
Chải được 2 ha cho 8 hộ tham gia thực hiện, năng suất bình quân 18 ta/ha.
2.1.2. Tình hình văn hóa xã hội.
* Giáo dục: Công tác giáo dục được đẩy mạnh, chất lượng dạy và học có

nhiều chuyển biến tích cực. Mô hình nội trú dân nuôi tiếp tục được duy trì và từng
bước đi vào chiều sâu, có hiệu quả; thường xuyên chỉ đạo các trường tăng cường
công tác thăm lớp, dự giờ để đánh giá phân loại giáo viên và học sinh. Duy trì tốt
sỹ số học sinh các cấp học, không để tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Tổ
chức tổng kết năm học 2010 – 2011 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2011 –
2012.
* Đào tạo: Công tác đào tạo nghề được quan tâm đúng mức, 10 tháng đã mở
được 48 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn như: chăn nuôi thú y;
trồng trọt; sửa chữa xe máy; may mặc; chế biến chè, với tổng số học viên theo học
là 1.385/1.200 học viên, đạt 115,4% kế hoạch so với tỉnh giao và đạt 98,92% so với
Nghị quyết HĐND huyện.
* Công tác y tế, Dân số Kế hoạch hoá gia đình:Công tác khám chữa bệnh
cho nhân dân từ tuyến huyện đến tuyến xã được tiến hành thường xuyên, từng
bước nâng cao chất lượng, 10 tháng đã khám chữa bệnh cho 64.247/75.500 lượt
người, đạt 85% kế hoạch; công suất sử dụng giường bệnh đạt 83/85%, đạt 97,6%
kế hoạch; công tác trực đảm bảo 24/24 giờ; các chương trình y tế quốc gia được
triển khai đồng bộ, thực hiện có hiệu quả; thường xuyên tuyên truyền công tác
phòng chống các dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, 10 tháng đã tiến
hành kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được 138/12 đợt, đạt 1150% kế
hoạch; công tác sinh sản và kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh; phòng chống
Sinh viên: Phạm Văn Thành - Lớp Đại học hành chính công Tân Phú

23


Trng i hc Lc Hng

ti tt nghip

suy dinh dng tr em c quan tõm ỳng mc. T l tr di 1 tui c tiờm 7

loi vacxin l 1.666/1.850 chỏu, t 92% k hoch; h t l suy dinh dng tr em
di 5 tui xung cũn 21,2%; gim t l tng dõn s t nhin xung cũn 1,45%.
Hot ng bp n tỡnh thng ti cỏc trm y t xó, th trn tip tc c duy trỡ
phỏt huy cú hiu qu.
* S nghip Vn hoỏ: ó tin hnh t chc cỏc hot ng vn hoỏ, vn ngh,
th thao ti cỏc xó v trung tõm cm xó, to iu kin cho nhõn dõn cú c hi c
thng thc v phỏt huy cỏc nột vn hoỏ truyn thng ca dõn tc. Nhiu hot
ng vn hoỏ vn ngh c t chc, phc v tt mc ớch chớnh tr a phng
nh: tuyờn truyn bng zụn, khu hiu, pa nụ, ỏp phớch. T chc 132/160 bui
chiu búng lu ng, t 82,5% k hoch; tuyờn truyn lu ng c 247/230
bui, t 107,3% k hoch; t chc c 239/250 bui vn ngh qun chỳng, t
95,6% k hoch; c bit l t chc tt vic tuyờn truyn lu ng phc v cụng
tỏc bu c Quc hi v Hi ng nhõn dõn cỏc cp nhim k 2011 2016. Ch tiờu
v gia ỡnh vn hoỏ, c t 5.400 gia ỡnh; t dõn ph, thụn bn t danh hiu vn
hoỏ c t 218 thụn bn; c quan, n v v trng hc t tiờu chớ vn hoỏ c
t 92 n v.
2.2 Nhng thc trang ca Hi nụng dõn huyn Tõn Phỳ, tnh ng Nai trong
giai oan hiờn nay.
2.2.1 . Tỡnh hỡnh nụng nghip, nụng dõn va nụng thụn.
* Nhng thanh tu.
Dới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện. Nông dân huyện T với truyền
thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cờng, tơng thân, tơng ái, cần cù trong lao động
sản xuất, đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và chăn nuôi, thâm
canh tăng vụ cây lơng thực. Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng đạt 16.111,7 ha, (so
với năm 2002 tăng 2.985,7 ha). Trong đó: Diện tích cây lúa đạt 2.162,7 ha; Cây ngô
Sinh viờn: Phm Vn Thnh - Lp i hc hnh chớnh cụng Tõn Phỳ

24



Trng i hc Lc Hng

ti tt nghip

đạt 6.424 ha; Cây đậu tơng trồng đạt 3.706,7 ha, các loại cây trồng khác 3.818,3 ha.
Nhờ vậy năng suất, sản lợng lơng thực hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm
trớc, huyện cơ bản tự túc đợc lơng thực tại chỗ. Đợc sự quan tâm của nhà nớc đầu t
xây dựng các kết cấu hạ tầng nông thôn và có các cơ chế, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội phù hợp, vì vậy những năm gần đây đời sống vật chất - tinh thần của ng ời dân đã và đang đợc cải thiện theo hớng ngày một nâng cao, cái đói, cái nghèo,
hủ tục lạc hậu đã cơ bản đợc khắc phục, bộ mặt nông thôn Biên giới và nội địa đã
có nhiều thay đổi. Đến nay 100% số xã có đờng ô tô đến trung tâm, 96% các xóm
bản đã có đờng ô tô, đờng xe máy đến và đi qua; 100% số xã có điện lới quốc gia,
51% số hộ đợc dùng điện; Trờng lớp, trạm y tế xã khang trang to đẹp hơn, 100% số
xã có trờng học 2 tầng, 40% điểm trờng đợc xây dựng cấp IV; 20% số xóm có trụ
sở thôn bản, 56% số hộ có bể nớc và đủ nớc sinh hoạt, 32,75% số hộ đợc hỗ trợ xoá
nhà tạm, số hộ nông dân có nhà ngói, nhà pờ rô xi măng chiếm 83,67%, 13,42% hộ
nông dân có ti vi, có xe máy; 5,93% số hộ có máy xay sát; 49,3% số hộ nông dân
đợc công nhận gia đình văn hoá các cấp, 50,74% số làng đạt chuẩn và đợc công
nhận làng văn hoá. An ninh quốc phòng đợc giữ vững, nhân dân tin tởng tuyệt đối
vào đờng lối lãnh đạo của Đảng. Với sự hỗ trợ của nhà nớc và sự vợt khó vơn lên
của nông dân, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm theo từng năm từ 64,77% năm 2005 xuống
còn 48% 10 tháng đầu năm 2007.
* Nhng kho khn.
Tõn Phỳ l mt huyn min nỳi ca tnh ng Nai cú tng din tớch t nhiờn
78.346 km2, dõn s cú 71.912 ngi, trong ú; dõn tc Hmụng chim t l cao
nht 54%, trờn 90% dõn s l nụng dõn v sng nụng thụn. Lao ng nụng
nghip cú 28.740 ngi, õy l lc lng lao ng chớnh, c bn gi vai trũ quan
trng trong sn xut nụng lõm nghip v thc hin cụng tỏc xoỏ úi gim nghốo
ca Huyn.


Sinh viờn: Phm Vn Thnh - Lp i hc hnh chớnh cụng Tõn Phỳ

25


×