LUẬT HÀNH CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Lớp N07 – TL1
Đề số 9
Đề cao vai tròn kỷ luật, trong quốc lệnh thang 01 / 1946 Chủ Tịch Hồ
Chí Minh nêu rõ:
“Trong 4 bước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn ,
kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”. Và “ phải nâng cao
kỷ luật, giữ vững kỷ luật, những cán bộ ưu thì khen thưởng. Những người
làm trái luật thì phải phạt. Nếu không thưởng thì không có khuyến khích.
Nếu không có phạt thì không giữ vững kỷ luật”. Ở nước ta kỷ luật nói chung
và kỷ luật hành chính nói chung mang tính tự giác. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, Cán bộ, công chức trong bộ máy nhà
nước còn có nhiều biểu hiện vi phạm. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X chỉ rõ “một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ
chốt các cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm, vừa
thiếu tiên phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ, năng lực hoàn thành
nhiệm vụ”. Để xử phạt đúng hình thức kỷ luật công chức cần phải tuân theo
thủ tục nhất định. Vì thế em lựa chọn đề bài số 9: “Phân tích thủ tục xử lý
kỷ luật công chức’’.
Trình tự thủ tục kỷ luật công chức các quy định này trong nghị định 35/
2005/ NĐ – CP và thông tư số 03/2006 TT – BNV hướng dẫn thi hành NĐ
35 với nội dung sau:
1. Xác định trách nhiệm xử lí kỷ luật :
Người được giao thẩm quyền xử lí đối với công chức trong thời hiệu quy
định thì bị xử lí kỷ luật từ khiển trách cho đến cách chức.
2.Tạm giam và điều chỉnh công tác trong trường hợp công chức vi
phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Theo điều 81 luật cán bộ, công chức.
“1.Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ công chức có thể ra quyết
định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó
khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15
ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài them nhưng tối đa không quá 15
ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều
tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ
việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức
không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
2.Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm
giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức
được hưởng lương theo quy định của Chính phủ’’.
3. Thành lập hội đồng kỷ luật và quá trình xử lí kỷ luật
Vũ Hải Yến - 352352
1
LUẬT HÀNH CHÍNH
Lớp N07 – TL1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề số 9
Việc thành lập hội đồng kỷ luật quy định điều 11 NĐ 35 /2005 / NĐ- CP :
“hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong
việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức.
Hội đồng kỷ luật làm việc theo quy định tại NĐ này và tự giải tán sau khi
hoàn thành nhiệm vụ”.
Theo điều 5 nghị định số 97/1998/NĐ-CP của chính phủ quy định;
1.Khi xử lý kỉ luật công chức nhất thiết phải thành lập hội đồng kỷ luật
2.Khi họp hội đồng kỷ luật phải có mặt của các đương sự. Trong trường
hợp đương sự vắng mặt phải có lý do chính đáng. Nếu đương sự vắng mặt 2
lần khi đã được triệu tập thì hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và khiến nghị
hình thức kỷ luật.
3.Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật tối đa la 3 tháng kể từ ngày phát hiện
vi phạm; trường hợp việc vi phạm có những tình tiết phức tạp cần có thời
gian để điều tra,xác minh thì có thể kéo dài nhưng thời hiệu không quá 6
tháng (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 9 nghị định này)
Thành phần hội đồng kỷ luật gồm : 1) Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu
hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2) Một ủy viên
hội đồng là đại diện ban chấp hành công đoàn cùng cấp; 3) Một ủy viên hội
đồng là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có người vi phạm
kỷ luật ( do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra ) ; 4) một ủy viên
hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của
người vi phạm kỷ luật; 5) Một ủy viên hội đồng là người phụ trách tổ chức
cán bộ của cơ quan, tổ chứ, đơn vị có người vi phạm.
Việc lựa chọn thành viên của hội đồng kỷ luật và trình tự họp hội đồng
kỷ luật theo quy định tại khoản 2,3,4 tại điều 11 và 16 luật cán bộ công chức
2008. Việc sử lí tuân theo quy trình quy định tại điều 4 thông tư 03/2006
/TT- BNV quy định :
1. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật được hội đồng kỷ luật gửi giấy báo
triệu tập chước khi hội đồng kỷ luật họp 7 ngày làm việc.
2. Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật không chịu làm bản
kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật hoặc không đền dự kiểm điểm
theo giấy triệu tập của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị vẫn tổ chức cuộc họp để tiến hành kiểm điểm
người vi phạm kỷ luật chước đơn vị
3. Đối với cán bộ, công chức tự ý bỏ việc đã được cơ quan gửi giấy triệu
tập 3 lần mà không có mặt, hội đồng kỷ luật vẫn họp sem xét kiến
nghị hình thức kỷ luật theo quy đinh…
Vũ Hải Yến - 352352
2
LUẬT HÀNH CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Lớp N07 – TL1
Đề số 9
4. Lựa chọn hình thức kỷ luật và ra quyết định kỷ luật
- Việc áp dụng hình thức kỷ luật theo điều 79 Luật công chức:
1. Công chức vi phạm quy định của luật này và các quy định khác
của páp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) khiển trách
b) Cảnh cáo
c) Hạ bậc lương
d) Giáng chức
đ) Cách chức
e) Buộc thôi việc
2.Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3.Công chức bị tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo
thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật; Công chức lãnh đạo, qản lý phạm tội bị tòa án kết án và bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ
nhiệm.
- Việc ra quyết định kỷ luật theo khoản 1 điều 20 quyết định kỷ luật
nghị định 34/2011/NĐ-CP xử lí kỷ luật công chức.
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật
a.) trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra cuộc họp,
hội đồng phải có kiến nghị việc xử lí kỷ luật bằng văn bản( kèm
theo biên bản họp hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lí kỷ luật) gửi
người có thẩm quyền xử lí kỷ luật quy đinh tại điều 15 NĐ này;
b.) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
kiến nghị của hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập hội
đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ
chức quy định tại khoản 1 khoản 2 nghị định này điều 16 NĐ
này trong trường hợp không thành lập hội đồng kỷ luật thì
người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc
kết luận công chức không vi phạm pháp luật.
c.) Trường hợp có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lí
kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lí kỷ luật tại khoản 2 điều
7 NĐ này và chịu trách nhiệm và quyết định của mình.
5. Thi hành quyết định kỷ luật.
Theo khoản 2 điều 20 quyết định kỷ luật phải nghi rõ thời điểm có hiệu lực
thi hành, chấm dứt hiệu lực của quy định kỷ luật theo khoản 3 điều 20 của
nghị định này sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu
Vũ Hải Yến - 352352
3
LUẬT HÀNH CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Lớp N07 – TL1
Đề số 9
công chức không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lí kỷ luật thì
quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc
chấm dứt hiệu lực theo khoản 1 và khoản 2 điều 82 quy định: “Cán bộ, công
chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06
tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách
chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ
luật có hiệu lực. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức
thì không thực hiện việc nâng nghạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong
thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn
này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì
tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định
của pháp luật”
Qua đó cho ta thấy được việc xử lý kỷ luật có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm nâng cao
hiệu quả làm việc.Thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện
theo một trình tự nhất định. Như vậy khi xử lý kỷ luật công chức cần phải
xem xét hành vi vi phạm ở mức độ nào để xử lý kỷ luật dúng để tiến hành
xử phạt từ khiển trách đến cảnh cáo.
.
Vũ Hải Yến - 352352
4