Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nhận xét về thủ tục xử lý kỷ luật đối với chị P của giám đốc chi nhánh tỉnh TH ngân hàng Công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.56 KB, 16 trang )

Luật lao động Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................1
B.NỘI DUNG......................................................................................................2
I.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động......................................................................................2
1.Đảm bảo các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động....................................................................2
2.Các bên giao kết hợp đồng lao động phải có năng lực chủ thể......................................................4
3.Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.............6
4.Hình thức của hợp đồng lao động phải phù hợp với quy định của pháp luật................................6
II.Bài tập tình huống................................................................................................................................7
1.Nhận xét về thủ tục xử lý kỷ luật đối với chị P của giám đốc chi nhánh tỉnh TH ngân hàng Công
thương....................................................................................................................................................7
2.Những sai phạm của chị P có thể bị xử lý như thế nào ? Tại sao ?
2.1. Đối với sai phạm lần thứ nhất của chị P : Ngày 26/3/2007, khi xử lý tiền bán tài sản thế chấp
của khách hàng, chị P đã nhận quá tỷ lệ chia lãi là 8.500.000 đồng. Ngân hàng yêu cầu chị P nộp
lại số tiền này, nhưng chị P không đồng ý........................................................................................13
3.Hãy giải quyết quyền lợi cho chị P khi chị không muốn trở lại làm việc ?.....................................15
A. MỞ ĐẦU.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Luật lao động ra đời tương
đối muộn so với các ngành luật khác. Do vậy, trước khi luật lao động được
chính thức thừa nhận, các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao động được
điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự, trong đó có chế định hợp đồng lao
Bài tập học kỳ Trang 1
Luật lao động Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
động. Theo ILO, hợp đồng lao động được định nghĩa là: “Một thỏa thuận ràng
buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và một công nhân, trong đó xác
lập các điều kiện và chế độ việc làm”. Tại điều 26 – Bộ luật lao động, hợp đồng
lao động cũng được định nghĩa như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận
giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều
kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”. Như
vậy, hợp đồng lao động chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể tham


gia quan hệ lao động xác lập quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Từ đó tạo điều kiện
cho quan hệ lao động được xác lập và thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy,
nghiên cứu tìm hiểu về hợp đồng lao động, trong đó có điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng lao động là một việc làm hết sức cần thiết.
B. NỘI DUNG.
I. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động.
1. Đảm bảo các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Theo Điều 9 – BLLĐ, hợp đồng lao động phải được xác lập và tiến hành
qua thương lượng, thỏa thuận theo những nguyên tắc sau : Tự nguyện, bình
đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ
những điều đã cam kết.
1.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc này đòi hỏi người lao động và người sử dụng lao động có
quyền tự do thiết lập quan hệ với nhau trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ nhất
định (không trái với quy định của pháp luật). Cụ thể, Điều 5 – BLLĐ quy định :
“Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học
nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính,
dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.”
Bài tập học kỳ Trang 2
Luật lao động Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
Bên cạnh đó, hợp đồng lao động phải được ký kết trên cơ sở sự phù hợp
giữa ý chí đích thực của chủ thể với ý chí được thể hiện trong hợp đồng. Không
ai được ép buộc, đe dọa hay lừa dối làm sai lệch ý chí của các chủ thể ký kể hợp
đồng lao độn.
Nguyên tắc này đảm bảo các bên tự giác trong thực hiện hợp đồng và duy trì
mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên chủ thể.
1.2. Nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên.
Đây là một nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ
quyền lợi của người lao động. Vì trong quan hệ lao động, người lao động luôn ở
vị thể yếu, họ không có vốn, không có tư liệu sản xuất nên bị phụ thuộc về kinh

tế đối với người sử dụng lao động. Việc quy định nguyên tắc này giúp cho
người lao động ở một vị thế ngay bằng với người sử dụng lao động khi thỏa
thuận về hợp đồng. Cụ thể, Khoản 1 – Điều 7 – BLLĐ có quy định : “Người lao
động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng
không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất,
chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những
điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ
hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà
nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và
các loại lao động có đặc điểm riêng.”
1.3. Nguyên tắc hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng phải thiện chí, giúp đỡ
lẫn nhau. Nội dung của nguyên tắc này đã được cụ thể trong Khoản 3 – Điều 8 –
BLLĐ : “Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động,
thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn
trọng danh dự, nhân phẩm và đối sử đúng đắn với người lao động.”
Bài tập học kỳ Trang 3
Luật lao động Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
2. Các bên giao kết hợp đồng lao động phải có năng lực chủ thể.
2.1. Năng lực chủ thể của người lao động.
Điều 6 – Đoạn 1 – BLLĐ quy định : “Người lao động là người ít nhất đủ
15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.”
Như vậy trước hết người lao động phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên. Pháp luật
Việt Nam lấy độ tuổi 15 làm mốc để xác định năng lực giao kết hợp đồng lao
động của người lao động vì :
+ khi đủ 15 tuổi, con người đã có sự phát triển tương đối về cả thể lực và trí lực.
Do vậy con người đã có những nhận thức nhất định vè quan hệ lao động cũng
như khả năng lao động trên thực tế.
+ Do đặc thù của xã hội Việt Nam: Khi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước
còn kém phát triển thì số lượng dân số Việt Nam lao động sớm là rất lớn, đặc

biệt là bộ phận nông dân. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần tạo điều kiện
cho những đối tượng này được phép lao động.
Tuy nhiên, do những đặc điểm về thể chất và tri thức của người lao động
chưa thành niên, pháp luật nước ta cũng có quy định : “Người sử dụng lao động
chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp
với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách
nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động,
tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.” ( Điều 121 – BLLĐ ).
2.2. Năng lực chủ thể của người sử dụng lao động.
Bài tập học kỳ Trang 4
Luật lao động Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
a, Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền: “tuyển chọn lao động,
bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen
thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao
động.” (Khoản 1 – Điều 8 – BLLĐ) và trở thành người sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức phải là những doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc ký
kết hợp đồng lao động giữa các tổ chức này với người lao động được thực hiện
theo quy định tại Điều 1 – Mục II – Thông tư 21/2003/TT-BLĐTB-XH. Cụ thể :
“- Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là
Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;
- Đối với hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã, đối với Liên hiệp hợp tác xã là
Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã;
- Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, các văn phòng đại diện (gọi chung
là tổ chức) của quốc tế hoặc nước ngoài đóng tại Việt Nam là người đứng đầu tổ

chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện...).
- Đối với cá nhân, hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao
động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã qui
định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá
nhân thì không được uỷ quyền.”
b, Người sử dụng lao động là cá nhân.
Bài tập học kỳ Trang 5
Luật lao động Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
Người sử dụng lao động là cá nhân phải thỏa mãn điều kiện: “là cá nhân thì ít
nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.” ( Đoạn 2 –
Điềm 6 – BLLĐ ).
3. Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với
đạo đức xã hội.
Các bên trong quan hệ lao động phải tuân thủ theo pháp luật. Pháp luật
tạo ra hành lang pháp lý giúp các chủ thể có thể thực hiện các quyền và nghĩa
vụ một cách thuận lợi, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra. Theo điều kiện này,
các bên phải tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện chủ thể, nguyên tắc kí
kết, hình thức hợp đồng, loại hợp đồng, các nội dung cam kết không trái pháp
luật. Ngoài ra, khi kí kết hợp đồng lao động các bên không được trái thỏa ước
lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp nếu được đăng
kí tại cơ quan lao động có ý nghĩa quan trọng và được coi như nguồn bổ sung
của luật lao động. Pháp luật quy định nguyên tắc này mục đích chủ yếu là để
tăng cường lợi ích cho người lao động. Theo quy định BLLĐ, nội dung thỏa
ước không được trái với các quy định của pháp luật lao động. Nhà nước khuyến
khích việc kí kết thỏa ước với những quy định có lợi hơn cho người lao động so
với quy định của pháp luật lao động. Vì vậy nếu nguyên tắc không trái pháp luật
và thỏa ước lao động tập thể được thực hiện thì tất cả các hợp đồng lao động
được kí kết sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho người lao động. Và khi thỏa thuận kí
kết hợp đồng lao động, Nhà nước cũng khuyến khích những thỏa thuận có lợi

hơn cho người lao động.
4. Hình thức của hợp đồng lao động phải phù hợp với quy định của pháp
luật.
Điều 3 - Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định : “Hình thức, nội dung giao
kết hợp đồng lao động quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Bộ luật Lao động
được quy định như sau:
Bài tập học kỳ Trang 6

×