Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

THỰC TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN NHƯ XUÂN – THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.08 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quãng thời gian cuối cùng của chương trình học tập của một sinh
viên, là giai đoạn vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được học trên ghế nhà
trường vào thực tiễn công việc và tìm kiếm cho mình những kiến thức thực tế đầu
tiên. Trong quá trình thực tập, tuy còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về kiến
thức, kinh nghiệm, thời gian, thông tin, tư liệu, song em đã nhận được sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo Học viện Hành chính, của các bác, các cô,
chú, anh, chị tại cơ quan thực tập mà em đã hoàn thành quá trình thực tập và báo
cáo theo đúng thời gian quy định của Học viện.
Qua đây, em xin gửi lời cãm ơn chân thành nhất tới tập thể lãnh đạo UBND
huyện Như Xuân, tới các bác, các cô, chú và anh, chị công tác tại phòng Lao động
thương binh và xã hội của huyện đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để
em hoàn thành nhiệm vụ thực tập của mình với kết quả cao nhất.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cãm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo tại
Học viện đã trang bị cho em những kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ em cả về vật
chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập tại Học viện.
Đặc biệt, em xin gửi lời cãm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Ths. Nguyễn Thị Thu
Hà – Giảng viên Học viện Hành chính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em để em
có thể hoàn thành báo cáo thực tập của mình với kết quả cao nhất.
Trong suốt quá trình thực tập em đã cố gắng và nỗ lực hết mình để vận dụng
những kiến thức đã được học vào thực tế, tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu, học
hỏi kinh nghiệm để tổng hợp và viết báo cáo. Tuy vậy, do hạn chế về thời gian, sự
hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn…!

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


UBND
LĐTBXH
BCĐ
BCH
BTV
XKLĐ
MTTQ
CSHT
TTCN
KHKT

Ủy ban nhân dân
Lao động thương binh xã hội
Ban chỉ đạo
Ban chấp hành
Ban Thường vụ
Xuất khẩu lao động
Mặt trận tổ quốc
Cơ sở hạ tầng
Tiểu thủ công nghiệp
Khoa học kỹ thuật

2


BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN
NHƯ XUÂN – THANH HOÁ
(Thời gian từ ngày 26/3/2012 đến 18/5/2012)
Thời gian


Nội dung hoạt động

Kết quả

Tuần 1:

- Tiếp cận đơn vị thực tập.

- Được tiếp nhận thực tập

(Từ 26/3

- Nộp giấy giới thiệu thực và được phân công thực

Đến 01/4)

tập.

tập tại Phòng Lao động –

- Nhận phân công thực tập Thương binh và xã hội.
tại

Phòng

Lao động –

Thương binh và xã hội.
- Ra mắt đơn vị thực tập.

- Tìm và đọc tài liệu.
- Tham dự Hội nghị Tổng - Hiểu, biết một số tài tiệu,
kết Chương trình mục tiêu văn bản.
Quốc gai giảm nghèo giai
đoạn 2006 – 2010 và sơ kết
3 năm thực hiện Nghị quyết
Tuần 2:

30a.
- Đi khảo sát nhà tranh, tre, - Hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Từ 02/3

dột, nát tại xã Thượng Ninh.

đến 08/4)
Tuần 3:

- Đi phát gạo cứu tế giáp hạt - Hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Từ 09/4

ở các xã trong huyện.

đến 15/4)

- Nộp tên đề tài báo cáo thực - Hoàn thành tên đề tài báo

khảo sát.


phát gạo.

tập cho giảng viên hướng cáo thực tập.
Tuần 4:

dẫn.
- Dự cuộc họp về chương - Cuộc họp thành công tốt
3

Ghi chú


(Từ 16/4

trình xuất khẩu lao động.

đẹp.

đến 22/4)

- Nộp đề cương thực tập.

- Hoàn thành đề cương báo
cáo thực tập.

- Tham dự buổi lễ trao tặng - Buổi lễ thành công tốt
xe đạp và xe lăn cho các em đẹp và đầy ý nghĩa.
học sinh nghèo vượt khó và
Tuần 5:


những người tàn tật.
- Phân loại hồ sơ đối với các - Hoàn thành việc phân

(Từ 23/4

đối tượng bảo trợ xã hội và loại hồ sơ.

đến 29/4)

người có công.
- Tìm đọc tài liệu và viết báo

Tuần 6:

cáo.
- Tìm đọc tài liệu và viết báo

Từ 30/4

cáo.

đến 06/5)
Tuần 7:

- Tìm đọc tài liệu và viết báo

Từ 07/4

cáo.


đến 13/5)
Tuần 8:

- Tìm đọc tài liệu và viết báo Hoàn thành báo cáo thực

Từ 14/5

cáo.

đến 18/5)

- Chia tay đơn vị thực tập.

tập.

4


LỜI NÓI ĐẦU
Nghèo đói đang là một hiện tượng xã hội bức xúc và nóng bỏng hiện nay trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam cũng như huyện Như Xuân – Thanh Hóa nói
riêng. Xóa đói giảm nghèo đã và đang là một trong những hoạt động tích cực của
Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền, nhân dân huyện Như xuân nhằm góp
phần nâng đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân địa phương, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội.
Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang có rất nhiều các chính sách hỗ trợ thoát
nghèo cho các địa phương đặc biệt khó khăn trong cả nước, đặc biệt là Nghị quyết
số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước, trong đó có huyện Như
Xuân – Thanh Hóa.

Là con em của huyện nhà và là một sinh viên đang thực tập tại phòng
LĐTBXH huyện Như Xuân – Thanh hóa, phòng chịu trách nhiệm trực tiếp về công
tác xóa đói giảm nghèo của huyện, em đã được nghiên cứu và tìm hiểu trực tiếp về
công tác xóa đói giảm nghèo của huyện nhà.
Từ những lý do đó, em quyết định chọn đề tài “Công tác thực hiện Nghị quyết
30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở
huyện Như Xuân – Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu và viết báo cáo thực tập
của mình, nhằm tìm hiểu sâu về công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện và đưa ra
một số kiến nghị với mong muốn góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 30a và
nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo của huyện.
Nội dung bài viết gồm 4 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận.
Chương II: Thực trạng nghèo ở huyện Như Xuân – Thanh Hóa.
Chương III: Công tác thực hiện Nghị quyết 30a ở huyện Như Xuân.
Chương IV: Một số giải pháp nhằm thực hiên tốt Nghị quyết 30a ở huyện Như
Xuân.
5


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm về nghèo
Nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu. Nghèo không chỉ tồn
tại ở những nước lạc hậu, kém phát triển mà ngay cả ở những nước công nghiệp
phát triển cũng có một bộ phận dân cư bị đánh giá là nghèo. Tuy nhiên cho đến nay
thì quan niệm về nghèo vẫn chưa được thống nhất.
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa về nghèo theo thu nhập: “Theo đó một người
nghèo là khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu
người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia”.

Tổ chức FSCAP đã đưa ra khái niệm về nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng
của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con
người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển và
kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương, quốc gia”.
Còn ở Việt Nam: “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư, của con người
có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương
diện”.
Giảm nghèo là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính
phủ, là một vấn đề lớn cần giải quyết của những địa phương còn tồn tại nghèo, đó
là việc làm biến đổi từ trạng thái nghèo thành trạng thái không nghèo bằng các biện
pháp hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo tiếp cận, hưởng thụ các nhu cầu cơ bản, cần thiết
để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, đảm bảo cược sống ổn định cả về vật chất, tinh
thần và bình đẳng với mọi người trong việc hưởng thụ thành quả phát triển của xã
hội.
Theo tinh thần Nghị quyết 30a thì giảm nghèo nhanh là việc thực hiện chính
sách giảm nghèo phải đạt tiêu chuẩn giảm trên 5% hộ nghèo mỗi năm.

6


Còn giảm nghèo bền vững là đảm bảo cho người nghèo sau khi họ đã thoát
nghèo, việc sản xuất của họ tiếp tục phát triển, đời sống ổn định và ngày được cải
thiện rõ rệt, không có nguy cơ tái nghèo.
2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
 Cơ sở xác định chuẩn nghèo:
- Nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, y tế, văn hóa giáo dục,
giao tiếp vv…
- Thu nhập bình quân theo đầu người.
- Tiềm lực kinh tế của địa phương.
 Chuẩn nghèo thực hiện nghị quyết 30a:

- Giai đoạn 2006-2010 xác định chuẩn nghèo theo quyết định số:
170/2005/QĐ-TTg:
+) Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng
(tức dưới 2.400.000đ/người/năm).
+) Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân dưới 260.000đ/người/tháng
(tức dưới 3.120.000đ/người/năm).
- Xác định chuẩn nghèo mới theo tiêu chí từ 2011 đến nay:
+) Khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng trở xuống.
+) Khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng trở xuống.
3. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng Khoá X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Quyết định số 1832/QĐ-CT ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến
năm 2020;
7


- Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/2/208 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
- Văn bản số 802/BKH-KTĐP< ngày 11/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về hướng dẫn xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh
và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009 - 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Như Xuân thời kỳ 20082020;
- vv…
4. Mục tiêu chung của Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững
a. Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo,

đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang
bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa
phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng
huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;
dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an
ninh, quốc phòng.
b. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% năm 2010, xuống mức ngang bằng mức
trung bình của tỉnh vào năm 2015 và xuống mức ngang bằng mức trung bình của
khu vực vào năm 2020.
- Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống
của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp
còn dưới 60% (2015) và khoảng 50% lao động xã hội (2020); Tỷ lệ lao động nông
8


thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25% năm 2010, trên 40% vào năm
2015 và trên 50% năm 2020.
- Xóa nhà ở tạm bợ; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
- Hoàn thành việc giao đất gia rừng; tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực.
- Phát triển mạnh CSHT, bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các
xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh
hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt
văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

9



CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN NHƯ XUÂN – THANH HÓA
I. Một số nét tổng quan về huyện Như Xuân
1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: huyện Như Xuân thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm phía tây nam tỉnh
Thanh Hóa. Phía Bắc giáp huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), phía Nam giáp huyện
Nghĩa Đàn (Nghệ An), phía Đông giáp huyện Như Thanh (Thanh Hóa), phía Tây
giáp xã Qùy Châu (Nghĩa Đàn – Nghệ An), có tọa độ địa lý là 19º22’ đến 19º48’ vĩ
độ Bắc, 105º09’ đến 105º34’ kinh Đông.
- Diện tích tự nhiên là 71.994,93 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 10.747,08 ha,
đất lâm nghiệp là 52.614,5 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 481,24 ha, đất phi nông
nghiệp là 4.867,44 ha, đất chưa sử dụng là 4.383,97 ha.
- Như Xuân thuộc tiểu vùng khí hậu trung du Tây nam, có nhiệt độ thấp hơn
các vùng đồng bằng. Tổng nhiệt bình quân năm khoảng 7600ºC-8000ºC; lượng
mưa lớn trên 2.200mm/năm;
- Về nguồn nước, Như xuân nằm trong vùng thủy văn Sông Yên, thời gian mùa
lũ tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Tổng dòng chảy bình quân 1.129 triệu m³ vào
mùa mưa và 132 triệu m³ vào mùa cạn. Như Xuân có các con sông như: Sông đầu
nguồn, sông Quyền, sông Chàng, sông Mực, sông Chu và một số khe suối khác.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Đơn vị hành chính: hiện nay Như Xuân có 17 xã và 1 thị trấn, bao gồm các
xã: Tân Bình, Xuân Hòa, Yên Lễ, Bãi Trành, Xuân Bình, Cát Vân, Xuân Qùy, Cát
Tân, Bình Lương, Hóa Qùy, Thượng Ninh, Thanh Xuân, Thanh Phong, Thanh Sơn,
Thanh Lâm, Thanh Quân, Thanh Hòa và thị trấn Yên Cát.
- Về dân cư: huyện Như Xuân hiện có 14.930 hộ dân cư, với 65.402 nhân khẩu,
gồm 4 dân tộc là Thái, Thổ, Mường, Kinh.


10


- Giao thông: hiện nay huyện Như Xuân có đường Hồ Chí Minh chạy qua một
số xã và ven thị trấn, các xã được nối với nhau bằng đường quốc lộ 15A chạy giữa
huyện theo hướng Bắc - Nam, các đường tỉnh lộ 15 và các đường liên xã nối tiếp
với nhau.
- Cơ cấu kinh tế:
+) Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm

44%.

+) Công nghiệp – TTCN – xây dựng chiếm

27%.

+) Thương mại và dịch vụ chiếm

29%

- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện:
+) Giá trị gia tăng (VA của huyện):

282,7 tỉ đồng/năm.

+) Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm:

16,5%.

+) Thu nhập bình quân đầu người:


8,3 triệu/năm

+) Sản lượng lương thực bình quân đầu người:

350kg/năm.

+) Thu ngân sách trên địa bàn huyện:

4,146 triệu đồng/năm.

3. Đôi nét về Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Như Xuân
- Vị trí:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Như Xuân là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện Như Xuân, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu:
Phòng LĐTBXH huyện Như Xuân bao gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và
các chuyên viên.
- Chức năng:
Phòng LĐTBXH huyện Như Xuân tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền
lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người
11


có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội;
bình đẳng giới.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng LĐTBXH huyện Như Xuân được quy định

chung tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7
năm 2008.
II. Thực trạng nghèo ở huyện Như Xuân – Thanh Hóa
1. Thực trạng nghèo ở huyện Như Xuân
Hiện nay trên địa bàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn nhưng tất cả các xã và thị trấn
vẫn tồn tại hộ nghèo và khẩu nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo và khẩu nghèo còn cao, cụ thể
như sau:
BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SỐ HỘ NGHÈO
NĂM 2010 – 2011
STT
1
2

Năm
2010
2011

Tổng số hộ
14.708
14.930

Số hộ nghèo
7.548
6.742

Tỷ lệ (%)
51,32
45,16

BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ HỘ NGHÈO VÀ KHẨU NGHÈO

CỦA CÁC XÃ TRONG HUYỆN NĂM 2011
STT

Đơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tân Bình
Xuân Hòa
Yên Lễ
Yên Cát
Thanh Xuân
Bãi Trành
Cát Vân
Xuân Qùy
Thanh Phong
Cát Tân
Thanh Hòa

Hộ ngèo

Số hộ
313
319
407
114
340
233
294
188
452
420
235

Tỷ lệ (%)
48,38
50,24
38,69
14,49
57,72
18,09
43,17
40,26
64,76
66,04
47,47
12

Khẩu nghèo
Số khẩu Tỷ lệ (%)
1.282

49,73
1.493
52,18
1.666
36,38
436
13,11
1.432
54,41
865
16,67
1.174
42,55
843
39,14
1.976
62,91
1.768
65,05
899
43,41


12
13
14
15
16
17
18

Tổng

Thanh Sơn
Thanh Lâm
Bình Lương
Thanh Quân
Thượng Ninh
Hóa Qùy
Xuân Bình

511
345
269
800
442
472
588
6.742

84,88
52,43
39,50
72,01
29,33
42,14
46,08
45,16

2.314
1.540

1.089
3.824
1.783
2.001
2.348
28.733

85,89
52,76
35,11
74,18
26,49
39,92
40,62
43,93

Ngoài ra số hộ và số khẩu cận nghèo còn khá cao, tính đến năm 2010 còn có
2.769 hộ cận nghèo (chiếm 18,55%) và 12.336 khẩu cận nghèo (chiếm 18,86%).
- Thu nhập bình quân đầu người còn thấp: năm 2010 mới chỉ đạt 8,3 triệu
đồng/người/năm. Sang năm 2011 mới chỉ đạt hơn 9 triệu đồng/người/năm.
- Về thực trạng kinh tế và khả năng phát triển kinh tế của các hộ nghèo: nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến nghèo ở các hộ chủ yếu là do xuất phát điểm thấp, nguồn lực
hạn hẹp (cả về trí lực, nhân lực và vật lực), không có đủ điều kiện để vươn lên phát
triển.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Hiện nay các đường liên xã chủ yếu
là đường đất và đường cấp phối, đi lại rất khó khăn.
2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo ở huyện Như Xuân
- Nguyên nhân chủ quan:
+) Trình độ dân trí thấp: sự hiểu biết về thông tin và văn hóa còn hạn chế, khả
năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn rất kém. Kinh nghiệm làm ăn chưa nhiều. Ở

các xã vùng cao (chủ yếu là 6 Thanh) hiện tượng mù chữ vẫn còn không ít, số học
sinh được đi học chủ yếu là học hết cấp 2 và cấp 3, học sinh đi học các trường
trung cấp, cao đẳng và đại học rất ít.
+) Tập quán canh tác còn lạc hậu, hiện tượng phá rừng làm nương vẫn còn, đất
đại bỏ trống còn nhiều mà chưa biết tận dụng. Lao động chủ yếu là nông – lâm
nghiệp, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào thời vụ và thời tiết, chưa thực sự biết
đưa KHKT vào sản xuất, chủ yếu là lao động thủ công nên năng suất chưa cao.
13


+) Chất lượng cuộc sống ban đầu thấp, do xuất phát điểm hoàn cảnh gia đình
nghèo, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, sức khỏe người dân không được
đảm bảo nên lao động năng suất thấp, thu nhập không cao.
+) Công tác lãnh, chỉ đạo của cấp Ủy và chính quyền địa phương còn tồn tại
nhiều hạn chế: các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền
chưa thực sự đi vào lòng dân; một số cán bộ làm công tác chính quyền còn chưa
thực sự nhiệt tình, hiện tượng quan liêu và hách dịch nhân dân vẫn còn tồn tại.
+) Năng lực của cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế: trình độ
quản lý còn thấp; cán bộ có trình độ đại học và trên đại học còn ít; tầm nhìn của cán
bộ còn hạn hẹp; ít tiếp xúc với dân, chưa thực sự hiểu dân và chưa thực sự làm cho
dân hiểu.
- Nguyên nhân khách quan:
+) Lịch sử phát triển: Như Xuân hình thành và phát triển gắn liền với chiến
tranh (từ giai đoạn cuối của phong trào Cần Vương cho đến ngày thống nhất đất
nước), hòa chung sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, do đó việc tập trung phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
+) Cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh
hưởng tới tình hính phát triển kinh tế chung của cả nước, huyện Như Xuân cũng
không tránh khỏi ảnh hưởng này.
+) Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: địa hình đồi núi, dốc cao và hiểm trở; giao

thồn đi lại khó khăn; đất kém màu mỡ và sỏi đá; khí hậu khắc nghiệt, hạn hán và
bão, lũ thường xuyên xảy ra, hiện tường rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh và mất
mùa cũng không ít làm cho việc phát triển kinh tế của huyện gặp rất nhiều trở ngại.
+) CSHT phục vụ công tác giảm nghèo còn kém: giao thông đi lại khó khăn,
đường chủ yếu là đường đất và đường cấp phối; hệ thống trường, trạm cũng chưa
đạt tiêu chuẩn cao; mạng lưới điện chưa được rộng khắp hết từng hộ dân; mạng
viễn thông và truyền hình còn kém, làm hạn chế khả năng giao tiếp và tìm hiểu
thông tin của người dân.
14


+) Các chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành Trung ương chưa đồng bộ,
thiếu tính thống nhất nên khi đưa về thực hiện tại huyện rất khó khăn và kết quả
không cao.
+) Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế của huyện còn rất hạn hẹp, dẫn đến
thiếu vốn hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế, không tận dụng và khai thác tốt
được tiềm năng tại chỗ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nghèo ở huyện
Như Xuân – Thanh Hóa.

15


CHƯƠNG III

CÔNG TÁC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 30A Ở
HUYỆN NHƯ XUÂN - THANH HOÁ
1. Những thành tựu trong công tác thực hiện Nghị quyết 30a ở huyện Như
Xuân
1.1. Công tác lãnh - chỉ đạo, tổ chức quán triệt và triển khai Nghị quyết 30a

a) Việc tổ chức quán triệt, triển khai, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 30a
của Chính phủ
Ngày 27/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về
chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Sau khi tiếp thu ở cấp tỉnh, ngày
24/02/2009 BTV Huyện ủy đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt cấp huyện để quán
triệt, triển khai nội dung của Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế
hoạch đầu tư, Bộ LĐTBXH, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính
và các văn bản hướng dẩn của UBND tỉnh.
Sau Hội nghị cán bộ chủ chốt cấp huyện, tại các xã, thị trấn và các Đảng bộ, chi
bộ trực thuộc khối cơ quan hành chính sự nghiệp, BTV Huyện ủy giao cho đồng
chí Bí thư Đảng ủy, Bí thư Chi bộ trực tiếp quán triệt, triển khai nội dung Nghị
Quyết và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến các cán bộ, Đảng viên, đồng thời
giao cho MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức học tập quán triệt,
tuyên truyền Nghị quyết sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân
dân.
Bên cạnh việc quán triệt, triển khai qua các Hội nghị, công tác tuyên truyền
Nghị quyết cũng đã đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài
phát thanh – phát lại truyền hình huyện, hệ thống đài truyền thanh các xã, thi trấn
qua “Bản tin Như Xuân”. Đặc biệt là xuất bản cuốn sách “Như Xuân – tiềm năng
cơ hội đầu tư và phát triển” để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện,

16


để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn huyện.
b) Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
- Việc thành lập BCĐ của huyện và các tiểu ban phụ trách:
Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực Nghị quyết có hiệu quả, BTV Huyện
ủy đã trực tiếp ban hành và chỉ đạo UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo,

hướng dẫn thực hiện như:
+) Quyết định số 470/QĐ-HU ngày 17/02/2009 của BTV Huyện ủy về việc
thành lập BCĐ thực hiện Nghị quyết 30a về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững ở huyện Như Xuân.
+) Quyết định số 475/QĐ-HU ngày 25/02/2009 của BTV Huyện ủy về việc
thành lập tiểu ban xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện giai
đoạn 2009 – 2020 theo Nghị quyết 30a.
+) Quyết định số 500/QĐ-HU ngày 06/05/2009 của BTV Huyện ủy về việc
kiện toàn BCĐ thực hiện Nghị quyết 30a.
Ngoài ra, UBND huyện cũng đã ban hành các Quyết định thành lập tổ thư ký
trực tiếp theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Nghị quyết 30a, tiểu BCĐ xây dựng nhà
176, BCĐ XKLĐ, BCĐ giải quyết việc làm, vv…
- Công tác xây dựng đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn
2009 – 2020:
Căn cứ nội dung Nghị quyết 30a và các văn bản hướng dẫn của trung ương, của
tỉnh, UBND huyện đã hoàn thành việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội
nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Như Xuân giai đoạn 2009 - 2020
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐ-UBND ngày
31/08/2009. Đề án được xây dựng trên cơ sở bám sát mục tiêu Nghị quyết 30a cũng
như định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 1010 1020 và phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCH trung ương khóa X về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
17


Trên cơ sở Đề án được duyệt, hàng năm UBND huyện đã xây dựng các kế
hoạch thực hiện cụ thể và báo cáo kết quả theo quy định.
1.2. Kết quả thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ
a) Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
- Tổng số hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng: diện tích đã khảo sát đưa vào
khoanh nuôi, bảo vệ là 4.315,6 ha với 455 hộ tham gia nhưng chưa thực hiện được

do nguồn vốn chưa được phân bổ.
BẢNG SỐ LIỆU VỀ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỘ NGHÈO
Năm

Số hộ

2010
2011
Tổng

5150
4870
10.020

Tổng vốn vay
(Triệu đồng)
73.810

b) Chính sách hỗ trợ sản xuất
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm: quy hoạch cấp xã và quy hoạch cấp
huyện:
+) Quy hoạch cấp xã:
BẢNG SỐ LIỆU SỐ XÃ ĐƯỢC HỖ TRỢ
KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Năm

Số xã

2010
2011

Tổng

7
10
17

Số kinh phí hỗ trợ
(Triệu đồng)
2.450
2.000
4.450

+) Quy hoạch cấp huyện: năm 2010 tiến hành thực hiện quy hoạch cấp huyện
với mức kinh phí hỗ trợ là 500 triệu đồng.
Có 7 xã đã hoàn thành quy hoạch là Thượng Ninh, Cát Vân, Cát Tân, Hóa Qùy,
Bình Lương, Yên Lễ. 10 xã còn lại đang tiến hành lập hồ sơ, tiến độ đạt 85%.
18


Đối với quy hoạch cấp huyện đang trình các Sở, ban, ngành đóng góp ý kiến để
có cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tính đến 10/10/2011 thì kinh phí đã giải ngân đạt 3.260/4.950 triệu đồng =
65,86%.
- Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao:
+) Tổng số hộ được hỗ trợ là 4.484 hộ với tổng kinh phí là 3.133 triệu đồng.
+) Hỗ trợ mua 669 tấn phân bón tổng hợp (N:P:K), 3,4 tấn giống lúa lai, 1,9 tấn
giống ngô lai cho diện tích 695,75 ha.
- Hỗ trợ mua giống trâu, bò sinh sản:
+) Tổng số hộ được hỗ trợ theo kế hoạch được phân bổ là 2.223 hộ với tổng

kinh phí là 11.116 triệu đồng.
+) Số trâu, bò đã mua được 1.148 con, với 1.674 hộ được hỗ trợ.
+) Kinh phí đã giải ngân là 8.370/11.116 triệu đồng, đạt 75,3% tổng kinh phí
được giao.
- Xây dựng mô hình khuyến nông – khuyến lâm:
+) Năm 2009 tiến hành xây dựng 01 mô hình chăn nuôi lợn nái Móng cái tại xã
Cát Tân với 40 hộ tham gia, tổng mức đầu tư là 100 triệu đồng.
+) Năm 2010 đầu tư xây dựng 02 mô hình (01 mô hình chăn nuôi lợn, 01 mô
hình chăn nuôi gà) tại 02 xã Xuân Qùy và Thanh Quân, số hộ tham gia là 70 hộ,
tổng mức đầu tư là 200 triệu đồng.
+) Năm 2011 đầu tư xây dựng 02 mô hình nuôi vịt bầu tại 02 xã Yên Lễ và
Thanh Xuân, đã hỗ trợ 2.520 con cho 60 hộ (42 con/01 hộ), kinh phí hỗ trợ là 200
triệu đồng.
- Hỗ trợ khuyến nông viên thôn bản:
Tuyển dụng được 53 cán bộ khuyến nông, được phân công hướng dẫn chuyển
giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho 53 thôn bản thuộc 18 xã – thị trấn và hiện
có 150 cán bộ được tuyển đang theo học tại trường Nông lâm – Thanh Hóa.
19


c) Chính sách giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao dân trí
- Xây dựng nhà bán trú dân nuôi:
Toàn huyện có 2 trường bán trú dân nuôi (trường THCS Thanh Hòa và trường
THCS Thanh Phong) với quy mô mỗi trường 10 phòng ở cho học sinh.
Tỷ lệ học sinh ở nội trú trên 15% tổng học sinh của trường.
- Nhà ở cho giáo viên, trường dân tộc nội trú huyện:
Về phòng ở cho giáo viên vùng cao: toàn huyện có 246 phòng, tuy nhiên vẫn
còn thiếu 42 phòng so với thực tế.
Về xây dựng trường Dân tộc nội trú huyện: trường đã được công nhận trường
đạt chuẩn quốc gia; các cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học về cơ bản đã đáp

ứng đủ. Hiện trường đang xây dựng khu phòng học đa năng.
- Tăng cường dạy nghề gắn với việc làm:
+) Năm 2009, huyện Như Xuân đã tổ chức được 09 lớp dạy nghề, đạt 100% kế
hoạch năm. Trong đó có 03 lớp dạy nghề may công nghiệp ngắn hạn cho lao động
thuộc hộ nghèo gắn với giải quyết công việc sau đào tạo; 06 lớp dạy nghề cho lao
động nông thôn (01 lớp thú y, 01 lớp may công nghiệp, 03 lớp nông học và 01 lớp
mộc dân dụng).
+) Kinh phí năm 2010 là 405 triệu đồng với chỉ tiêu dạy nghề cho 135 lao động
nông thôn. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện gồm 04 lớp (01 lớp mộc
dân dụng = 30 học viên tại trung tâm dạy nghề huyện; 01 lớp thêu ren, đính hạt
cườm = 35 học viên; 01 lớp trồng cây công nghiệp = 35 học viên tại xã Yên Lễ và
01 lớp kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ = 35 học viên tại xã Thượng Ninh), hoàn thành
kế hoạch 100%.
+) Năm 2011, kinh phí tỉnh giao thực hiện là 390 triệu đồng để tổ chức 04 lớp
dạy nghề. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, tiến độ đạt 75%
kế hoạch.
Đa số các học viên đã qua đào tạo đã biết áp dụng tốt kiến thức, khoa học kỹ
thuật vào sản xuất tại gia đình, địa phương, một số đi lao động tại các doanh nghiệp
20


trong và ngoài huyện, đem lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo theo
tinh thần Nghị quyết 30a.
d) Chính sách cán bộ
- Chính sách đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công sở:
Năm 2010 và 2011, UBND tỉnh đã giao kinh phí 550.400.000 đ để đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ cán bộ. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và hoàn thành
việc tổ chức 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 460 cán bộ cơ sở, trong đó có 04 lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước với 208 học viên, 06 lớp tin học văn phòng với
180 học viên.

Các học viên sau đào tạo đã áp dụng tốt kiến thức vào công việc, đem lại hiệu
quả cao trong việc giải quyết công việc.
- Thực hiện Quyết định số 70/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
luân chuyển và tăng cường cán bộ về cơ sở, từ năm 2009 đến nay huyện Như Xuân
đã thực hiện luân chuyển được 05 cán bộ từ huyện xuống các xã – thị trấn giữ chức
vụ Bí thư Đảng ủy, có 01 người được thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu với kinh phí
trợ cấp là 43.575.000 đ.
- Về xây dựng Đề án thu hút tri thức trẻ tình nguyện về làm việc ở các xã nghèo
theo Quyết định số 70/CP và Quyết định số 92/CP của Chính phủ, UBND huyện đã
tuyển dụng được 64 cán bộ trẻ có trình độ đại học chính quy về công tác tại các xã
– thị trấn trong huyện với tổng kinh phí trợ cấp ban đầu là 1.037.572.000 đ.
e) Chính sách xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/CP
UBND huyện đã chỉ đạo BCĐ XKLĐ huyện và các xã – thị trấn xây dựng kế
hoạch thực hiện, đã tổ chức 09 Hội nghị cấp huyện, 22 Hội nghị cấp xã – thị trấn để
tuyên truyền công tác XKLĐ, thu hút hơn 2.000 thanh niên và gia đình tham gia.
Kết quả là đã thu hút được 542 lao động tham gia học ngoại ngữ và học định
hướng, đã xuất cảnh 373 lao động. Nhìn chung số lao động được xuất khẩu đều có
việc làm và thu nhập ổn định.
f) Hỗ trợ hộ nghèo làm nhà theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg
21


Tổng số hộ được hỗ trợ là 1.053 hộ. Trong quá trình thực hiện, Huyện ủy,
UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện đã kêu gọi cán bộ, công nhân viên chức trên
địa bàn huyện đóng góp ngày lương để xây dựng 13 nhà trên địa bàn thị trấn Yên
Cát không được thụ hưởng theo chính sách 167.
Tính đến ngày 31/12/2009 toàn huyện đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử
dụng 100% số nhà được hỗ trợ. Tất cả số nhà trên đều đạt tiêu chuẩn “3 cứng” với
diện tích từ 24m² trở lên, bình quân mỗi nhà từ 25 đến 40 triệu đồng.
BẢNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 167

Mục kinh phí

Số kinh phí

Kinh phí nhà nước hỗ trợ

(triệu đồng)
8.845,2

Ngân hàng chính sách xã hội cho vay

8.424

Đóng góp bằng lương cán bộ, công chức

109,2

Anh em dòng họ giúp đỡ ngày công, vật liệu

3.556

Tiền tiết kiệm tự có của gia đình

10.300

Tổng

31.234,4

g) Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng

Năm 2009 đầu tư được 09 công trình: 04 công trình giao thông, 04 công trình
đập thủy lợi, 01 công trình trung tâm dạy nghề huyện, với tổng mức kinh phí đầu tư
là 78.506 triệu đồng. Tất cả các công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử
dụng.
Năm 2010 và 2011 đầu tư 04 công trình: 02 công trình giao thông, 02 công
trình đập thủy lợi, với tổng mức kinh phí đầu tư là 57.652 triệu đồng (01 công trình
đã phêt duyệt hồ sở khảo sát nhưng chưa thực hiện). Hiện nay các công trình đang
trong thời gian thi công, tiến độ đạt 45%-50%.
h) Chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng:
22


+) Tổng công ty Bia - Rượu NGK Sài Gòn hỗ trợ 04 công trình trạm y tế các xã
Yên Lễ, Thanh Lâm, Thanh Phong, Tân Bình, với tổng mức kinh phí 7.260 triệu
đồng. Các công trình đều đạt tiến độ thi công từ 95% đến 100% (công trình trạm y
tế xã Yên Lễ đã đưa vào sử dụng năm 2010).
+) Tổng công ty Bia - Rượu NGK Hà Nội hỗ trợ 01 công trình là trạm y tế thị
trấn Yên Cát với tổng mức đầu tư là 930 triệu đồng. Tiến độ thi công đạt 100%.
- Hỗ trợ học phí cho học sinh: Công ty Bia – Rượu NGK Sài Gòn đã hỗ trợ cho
quỹ khuyến học huyện 800.000.000đ.
2. Đánh giá kết quả
a) Ưu điểm
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã được triển khai sâu rộng trong cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện, đã được cấp Ủy, chính quyền
từ huyện đến cơ sở xác định đây là cơ hội để các xã nghèo, các hộ nghèo trong
huyện vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, đồng thời thúc đẩy kinh tế
- xã hội của huyện phát triển mạnh mẽ.
Từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết đã huy động được sự tham gia của cả

hệ thống chính trị trong huyện cùng vào cuộc với ý thức, trách nhiệm cao. Thông
qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp Ủy, chính quyền, các đoàn thể
chính trị - xã hội đã nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn về hệ thống chính sách xoá đói,
giảm nghèo của nhà nước đang triển khai và những chính sách mới, qua đó có kế
hoạch lồng ghép, phối hợp để các chính sách đạt hiệu quả cao.
Với hiệu quả của nguồn lực đầu từ các chính sách thuộc Nghị quyết, cùng với
chính sách giảm nghèo mà huyện đang thực hiện đã góp phần quan trọng làm giảm
tỷ lệ hộ nghèo của huyện, đồng thời làm thay đổi diện mạo của nông thôn trong
huyện, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tạo điều kiện cho việc triển
khai thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCH Trung ương khóa X về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn.
23


b) Hạn chế và nguyên nhân
• Hạn chế:
- Công tác tuyên truyền Nghị quyết 30a và các chính sách liên quan còn nhiều
hạn chế, chưa thường xuyên, chưa sâu rộng, hình thức chưa được phong phú.
- Một số chính sách mới chỉ đạt kết quả bước đầu; việc thực hiện một số chính
sách còn lúng túng, hiệu quả thấp như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính
sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm,…
- Việc thực hiện chính sách đầu từ xây dựng CSHT còn hạn chế trong khâu
giám sát chất lượng công trình và xây dựng quy chế khai thác, vận hành và bảo
dưỡng công trình.
- Hiệu quả hoạt động của BCĐ huyện, xã chưa cao; công tác chỉ đạo việc lập kế
hoạch, công tác kiểm tra tổ chức triển khai ở cơ sở còn hạn chế; phân công các
thành viên chỉ đạo cơ sở chưa thật sự cụ thể, chưa rõ trách nhiệm.
- UBND một số xã còn lúng túng trong việc điều hành, triển khai các chính
sách nên tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra; xây dựng mô hình giảm
nghèo chưa thực sự rõ nét; việc chỉ đạo nhân rộng điển hình tiên tiến ra diện rộng

còn hạn chế.
• Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
- Trình độ quản lý: năng lực quản lý của các cán bộ nói chung còn hạn chế, đặc
biệt là các cán bộ cấp cơ sở. Thiếu sự nhạy bén và nhiệt tình; tầm nhìn còn hạn hẹp;
sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa chặt chẽ và có phần chồng chéo; hệ
thống thông tin, tuyên truyền còn yếu, chưa được liên tục và rộng khắp; báo cáo
cuối năm đôi khi không trung thực, vẫn chạy theo bệnh thành tích.
- Trình độ dân trí: thấp, nhận thức chậm, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (đặc biệt là Nghị quyết 30a), làm chậm
quá trình áp dụng các tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất và phát triển kinh tế; tư
tưởng trông chờ, ỷ lại và sự lười biếng, thích hưởng thụ trong một bộ phận người
dân cũng là nguyên dẫn đến hạn chế nói trên.
24


- Điều kiện tự nhiên: khắc nghiệt cũng gây khó khăn rất lớn trong quá trình
thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, làm cho hiệu quả thu được thấp.
- Nguồn vốn đầu tư: hạn hẹp và phân bổ không đều, không đủ so với nhu cầu
thực tế, khiến cho việc thực hiện các chính sách bị chậm tiến độ và hiệu quả không
cao.
- Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương (ở giai đoạn đầu thực hiện
Nghị quyết) chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nên khó khăn trong việc triển khai
thực hiện.
- Cán bộ, công chức: lực lượng cán bộ công chức làm công tác xóa đói, giảm
nghèo còn mỏng, nhiều người không được đào tạo chính quy, trình độ còn yếu; tình
trạng nguồn vốn hỗ trợ bị hao hụt khi đến tay người nghèo cũng đang là một hồi
chuông cảnh báo đối với đạo đức của một số bộ phận cán bộ, công chức;
Tất cả những điều đó đã làm cho việc thực hiện Nghị quyết 30a chưa thể đạt
được kết quả như mong muốn.


25


×