Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân xã Ia Rmok - Krông Pa - Gia Lai trong thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.66 KB, 42 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nông dân Việt nam có truyền thống yêu nước nồng nàn và có ý thức dân
tộc sâu sắc; nông dân là người bạn đồng minh tự nhiên và trung thành của giai
cấp công nhân, là nguồn gốc xuất thân của đa số giai cấp công nhân và tầng lớp
trí thức Việt Nam, là lực lượng có vai trò quan trọng trong liên minh CôngNông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giành thắng lợi
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nông dân là đội quân
chủ lực của mọi cuộc cách mạng. Qua quá trình đấu tranh lâu dài với thiên tai
và với giặc ngoại xâm đã hun đúc nên phong cách của người nông dân Việt
Nam chất phác, thông minh, cần cù, sáng tạo, giàu lòng yêu nước và nhiệt tình
cách mạng; chịu đựng và vượt qua mọi gian khổ, hy sinh. Các thế hệ nông dân
luôn Việt Nam đấu tranh kiên cường chống áp bức bóc lột của phong kiến, thực
dân để giành độc lập tự do và luôn khao khát ấm no, hạnh phúc.
Trong suốt 82 năm qua nông dân Việt Nam đã khẳng định vai trò to
lớn của mình trong sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngay từ
khi Đảng ta mới ra đời, giai cấp nông dân đã một lòng đi theo Đảng, theo cách
mạng và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; cùng
với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và cả dân tộc đã vượt qua bao chặng
đường đầy thử thách trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc,
đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợïi này đến thắng lợi khác. Đảng, Nhà nước,
dân tộc ta rất tự hào và đánh giá cao vị trí, vai trò của nông dân trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

1


khẳng định “Nông dân ta chí khí rất anh hùng, kinh nghiệm rất nhiều, lực lượng
rất to,...đã trở thành đội quân chủ lực của cách mạng, là trụ cột của chính quyền
ở nông thôn, là đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân”.


Dưới chế độ phong kiến, thực dân, giai cấp nông dân là lớp người luôn
bị áp bức bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn khao khát được tự do và
sẵn sàng đi theo cách mạng. Từ những năm 1930 Đảng ta đã đánh giá đúng đắn
vai trò của nông dân, hoàn cảnh lịch sử nước ta và đã tập hợp nông dân vào các
tổ chức đoàn thể với mục đích mưu cầu quyền lợi và giải phóng nông dân. Từ
những tổ chức đoàn thể đó, ngày 14/10/1930 Hội nông dân Việt Nam chính
thức được thành lập. Đây là sự trưởng thành về mọi mặt của giai cấp nông dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Hội nông dân Việt Nam vững mạnh về
mọi mặt, là trung tâm nòng cốt trong phong trào nông dân tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp
hóa –hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, thực sự ấm
no và hạnh phúc. Vận động nông dân tham gia tích cực vào sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của các cấp uỷ Đảng và các cấp Hội nông dân trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai là một xã thuần nông với
90% dân số là người dân tộc Jrai, trình độ dân trí thấp. Trong sự nghiệp đổi
mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước việc vận
động nông dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Nước, tích cực áp dụng khao học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh xoá đói giảm
nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội nông dân xã Ia Rmok.

2


Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác vận động nông dân nói riêng
trong thời kỳ đổi mới ở địa phương; việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta, vận dụng vào xã Ia Rmok với

những nét đặc thù rất riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động
nông dân là một yêu cầu cấp bách. Từ thực trạng nông thôn và công tác vận
động nông dân trên địa bàn xã Ia Rmok từ năm 2006 đến nay tôi nhận thấy
chúng ta phải làm tốt công tác vận động nông dân, đặc biệt là ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Đó là vấn đề cấp bách đối với toàn Đảng, toàn dân xã Ia Rmok
trong tình hình mới: “Nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân xã Ia
Rmok - Krông Pa - Gia Lai trong thời kỳ mới” là đề tài mà tôi nghiên cứu
nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
pháp luật, giữ vững ổn định an ninh chính trị, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, thực hiện thắng lợi Nghị
quyết mà Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu “
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
2. Mục đích
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác vận động nông dân trên địa bàn xã
Ia Rmok, huyện Krông Pa ,Tỉnh Gia Lai trong
3. Nhiệm vụ
Trên cơ sở lí luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Mình và quan
điểm của Đảng ta về nông dân và công tác vận động nông dân, đề tài phân tích
thực trạng công tác vận động nông dân trên địa bàn xã Ia Rmok trong những
năm qua, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận
động nông dân xã Ia Rmok trong thời gian tới.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu

3


Hoạt động của Hội Nông dân xã Ia Rmok trong giai đoạn hiện nay.
Những giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân
xã.

b. Khách thể nghiên cứu
Hội Nông dân xã Ia Rmok: Hoạt động của Hội nông dân, tầm quan
trọng của Hội trong sự phát triển của xã, những đóng góp trong
đời sống hội viên, nông dân.
Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
5. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian nghiên cứu: Địa bàn xã Ia Rmok – huyện Krông Pa –
tỉnh Gia Lai
b. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 tới nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phương pháp logic- lịch sử, phương pháp xử lí tài liệu, phương pháp
thống kê…

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng ta về nông dân và công tác vận động nông dân:
1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nông dân và công tác
vận động nông dân:
a) Quan điểm của Mác – Aênghen:
Nông dân có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Trong xã hội phân chia thành giai cấp, nông dân không thoát khỏi cuộc sống
khổ cực và địa vị của người bị áp bức bóc lột.
C. Mác và Ph. Ănghen những lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân
thế giới đã thấy rõ sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân, khẳng định vai trò
quan trọng của họ đối với cách mạng vô sản. Hai ông đã đưa ra tư tưởng xây

dựng khối liên minh công-nông, coi đó là vấn đề chiến lược của giai cấp vô sản:
“Nông dân là người sản xuất ra của cải vật chất và sáng tạo ra những giá trị tinh
thần. Đó là những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển trong xã hội loài
người. Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng”.
b) Quan điểm của Lênin
Lênin đã kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph. Ănghen trong
điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa Đế quốc và khẳng định:
Nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản là ở chỗ: “Vô sản được sự
ủng hộ của những người nông dân nghèo khổ”.
Lênin coi liên minh công - nông là nguyên tắc tối cao của cách mạng vô
sản. Sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, trong hoàn cảnh gặp nhiều

5


khó khăn để làm chuyển biến tình hình, Lênin đưa ra luận điểm nổi tiếng đó
là“Bắt đầu từ nông dân”. Người đã soạn thảo và lãnh đạo thực hiện chính sách
kinh tế mới (NEP) ở nước Nga.
Có thể khẳng định rằng đánh giá đúng vai trò của nông dân, đề ra
những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với nông dân là yếu tố đặc biệt quan
trọng để đưa nước Nga vượt qua thử thách hiểm nghèo và phát triển ngày càng
vững mạnh.
Lênin chỉ rõ: Sức mạnh của quần chúng là vô địch, tuy nhiên quần
chúng nông dân chỉ phát huy được sức mạnh đó khi được tổ chức lại.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nông
dân và công tác vận động nông dân:
Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, luôn coi trọng công tác vận động
nông dân; sớm xây dựng được khối liên minh công - nông ngày càng được củng
cố vững chắc tạo thành đội quân chủ lực hùng hậu của cách mạng, là một trong
những nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng tháng

8 năm 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trong
cuộc đổi mới đất nước. Qua thực tiễn cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh đã rút ra
kết luận “Chỉ có khối liên minh công - nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mới
có thể kiên quyết và triệt để đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và
củng cố chính quyền của nhân dân lao động, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của
cách mạng dân tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Nhờ có liên minh với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân đã phát huy
tinh thần cách mạng và khả năng tiềm tàng góp phần to lớn vào những thắng lợi

6


cách mạng. Qua đó giai cấp nông dân cũng có nhiều biến đổi, trưởng thành từ
địa vị nô lệ bị áp bức, bóc lột, nông dân đã trở thành người làm chủ đất nước,
làm chủ nông thôn, là lực lượng hùng hậu nhất trong khối liên minh công nông - tri thức, nền tảng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Qua quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng trong hơn 70 năm qua,
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ những quan điểm sau:
Một là: Phải đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp nông dân trong
cách mạng.
Vận dụng quan điểm trên của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ
thể nước ta, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy giai cấp nông dân và
vấn đề liên minh công - nông đối với cách mạng nước ta rất quan trọng. Nông
dân ta vốn có truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc sâu sắc và tinh thần cách
mạng nên sẵn sàng liên minh với giai cấp công nhân để làm cách mạng. Từ năm
1927 Hồ Chí Minh đã viết trong cuốn “Đường cách mệnh”:
“ Công- nông là chủ cách mệnh:
1-

Là vì công nông bị áp bức nặng hơn,


2-

Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết,

3-

Là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua chỉ mất một cái

kiếp khổ, nếu được là được cả thế giới cho nên họ gan góc. Vì những cơ ấy nên
công- nông là gốc cách mệnh”.
Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò của nông dân, Đảng ta và chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn luôn coi trọng công tác vận động nông dân, sớm xây dựng được
khối liên minh công-nông vững chắc là một trong những điều kiện cơ bản đem
lại thắng lợi của cách mạng. Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nông dân là một lực

7


lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công
nhân”.
Hai là: Muốn phát huy vai trò của nông dân trong cách mạng phải tập
hợp nông dân vào trong tổ chức của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Hồ Chí Minh đã viết: “Nếu dân
cày An Nam, muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy thì phải tổ chức nhau để kiếm
đường giải phóng” và người đặt tên cho tổ chức đó là nông hội.
Ngay từ khi Đảng ta mới ra đời 1930, Đảng ta đã đặt vấn đề xây dựng
ngay tổ chức của giai cấp nông dân, để tập hợp nông dân. Trong sách lược vắn
tắt của Đảng đã ghi “Đảng phải thu phục được đại bộ phận dân công và phải
dựa vào hạng dân cày nghèo, phải làm cho đoàn thể thợ thuyền và dân cày

(công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc
gia”.
Trong chương trình tóm tắt của Đảng cũng đề ra nhiệm vụ “Đảng phải
tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn
địa chủ, phong kiến”. Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, tổ chức nông hội
đã được thành lập ở nhiều cơ sở, tập hợp nông dân đấu tranh chống đế quốc,
phong kiến.
Trước tình hình phát triển của nông dân và nông hội, tháng 10/1930
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương đã đề ra Nghị quyết về
vận động nông dân, đề ra nhiêïm vụ khẩn trương thành lập “Tổng nông hội Việt
Nam”. Ngày 14/10/1930 nông hội đã được thành lập, tiền thân của Hội nông
dân Việt Nam ngày nay.
Từ ngày thành lập đến nay, để phù hợp với tình hình nhiệm vụ của từng
thời kỳ cách mạng, Hội nông dân Việt Nam có nhiều tên khác nhau nhưng Hội

8


nông dân Việt Nam vẫn luôn luôn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp
nông dân do Đảng ta và Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Hội đã làm nòng
cốt trong phong trào nông dân góp phần to lớn vào củng cố liên minh côngnông và mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Ba là: Phải chăm lo đến lợi ích thiết thân của giai cấp nông dân.
Lợi ích ở đây là cái liên kết các thành viên trong xã hội, là động lực thúc
đẩy người ta đấu tranh. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì lợi ích của nhân dân là
vấn đề cốt lõi “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Ngay từ khi Đảng mới thành lập, Đảng ta đã
đề ra đường lối cách mạng đúng đắn với mục tiêu đầu tiên của cách mạng là
“Độc lập dân tộc, người cày có ruộng”, đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng tha
thiết của nông dân.
Thực tiễn cách mạng của Đảng đã chỉ ra rằng khi nào đường lối chủ

trương của Đảng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng lợi ích thiết thân của nông dân
thì khi đó phong trào nông dân phát triển mạnh mẽ, cách mạng giành được
nhiều thắng lợi. Chủ trương “Phá kho thóc của Nhật để cứu đói”, giảm tô, giảm
tức, cải cách ruộng đất, chuyển đổi cơ chế quản lý nông nghiệp theo Nghị quyết
10,...đó là những biểu hiện sâu sắc nhất về sự quan tâm lới ích của nông dân và
nông dân đã hết lòng hưởng ứng.
Ngược lại, chủ trương, lợi ích, nguyện vọng của nông dân không được
giải quyết tốt thì tinh thần cách mạng của nông dân bị giảm, phong trào cách
mạng cũng khó khăn. Bác Hồ đã tổng kết “Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá
trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết
thân của nông dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công-nông thì nơi đó, lúc đó
cách mạng đều tiến mạnh” và “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh
tế và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

9


Từ những quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ chí Minh về nông dân và
công tác vận động nông dân bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Chỉ thị số 59/CT-TW ngày 15 tháng 12 năm
2000 của Bộ chính trị yêu cầu “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội
nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”. Chỉ thị của
Đảng yêu cầu các cấp Hội phải đổi mới nội dung, hình thức, tổ chức hoạt động,
đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống hội viên nông dân trong thời kỳ công nghiệp
hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt xứng đáng là một lực lượng cơ
bản trong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công
nghiệp hoá. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và
xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình
kinh tế - xã hội. Vì vậy “vận động nông dân là một trong những nhiệm vụ quan

trọng nhất của Đảng ta”.
Trong Nghị quyết TW 7 (phần II) khoá IX đã nêu chủ trương chính sách
đối với nông dân; phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, đưa công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn. Thực
hiện tốt chính sách về ruộng đất. Tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân
chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích nông dân hợp tác với
các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất, ổn định và
cải thiện đời sống. Tăng hiệu quả sử dụng đất, tiêu thụ nông sản hàng hoá. Hỗ
trợ và khuyến khích nông dân học nghề, tiếp nhận và áp dụng thành tựu khoa
học-công nghệ.

10


Như vậy, công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là quá
trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội mà ở đó nông dân đóng vai trò quyết định.
1.2. Hội nông dân Việt Nam - Lực lượng nòng cốt trong công tác vận
động nông dân của Đảng ta.
1.2.1. Khái quát sự ra đời và phát triển của Hội nông dân Việt Nam.
Công tác vận động nông dân là nhiệm vụ của Đảng, chính quyền, Mặt
trận và cả hệ thống chính trị, nhưng nòng cốt là Hội Nông dân.
Hội nông dân Việt Nam đã có quá trình lịch sử 78 năm (từ ngày
14/10/1930) trải qua chặng đường dài, gắn liền với quá trình lịch sử của Đảng
Công Sản Việt Nam và cách mạng nước ta.
Tổ chức đầu tiên là phong trào nông dân những năm 1920-1930, sự ra đời
của Nông hội đỏ và tổng nông hội Đông Dương. Hội nghị Trung ương Đảng
tháng 10/1930 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông
dân, đó là sự ra đời, trưởng thành về mọi mặt của giai cấp nông dân, tổ chức

Nông hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Những dấu ấn lịch sử của phong trào nông dân, hội nông dân Việt Nam
1930 - 2005. Đó là nông dân trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đòi
dân sinh, dân chủ 1936 – 1939, phong trào nông dân cứu quốc(1939-1945), xây
dựng chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp(1945-1954), xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước ở miền Nam (1954 -1975).
Như vậy 78 năm đồng hành cùng đất nước với truyền thống cách mạng
vẻ vang, lòng yêu nước nồng nàn và tuyệt đối trung thành với Đảng, với trí
thông minh, sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản
xuất, nhân ái và thuỷ chung của giai cấp nông dân, Hội nông dân Việt Nam đã

11


tôi luyện và không ngừng lớn mạnh: Từ nông hội đỏ đến đến hội nông dân Việt
Nam ngày nay, dù với các tên gọi khác nhau nhưng ở bất kỳ giai đoạn, thời
điểm lịch sử nào Hội nông dân Việt Nam cũng là tổ chức đại diện, hạt nhân
chính trị thể hiện vai trò là trung tâm nòng cốt tập hợp giai cấp nông dân và tổ
chức các phong trào nông dân để làm nên thắng lợi huy hoàng trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, giai cấp nông
dân, Hội nông dân Việt Nam đoàn kết vững bước tiến lên, quyết tâm thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
1.2.1. Vai trò của Hội nông dân Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hội nông dân Việt nam là tổ chức chính- trị xã hội rộng lớn của giai cấp
nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam là thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện
chức năng đại diện cho giai cấp nông dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân.
Hệ thống tổ chức của Hội có cả ở bốn cấp: tỉnh, thành phố; huyện, thị xã;

xã, phường, thị trấn. Tổ chức cơ sở Hội có vai trò rất quan trọng vì đó là nơi
Hội quan hệ trực tiếp với nông dân; tuyên truyền vận động nông dân vào Hội,
nắm bắt và phản ánh tân tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và chính
quyền, trực tiếp tuyên truyền vận động hội viên thực hiện đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ công tác Hội. Nhiều phong
trào, mô hình và điển hình tiên tiến trong nông dân, gương sản xuất kinh doanh
giỏi đã và đang xuất hiện ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn thì vai trò của Hội nông dân ngày càng quan trọng trong sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

12


1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác vận động nông dân trong tình
hình mới.
1.3.1. Mục tiêu công tác vận động nông dân
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng
đã đề ra mục tiêu chung trong công tác vận động nông dân là: “Xây dựng giai
cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong việc xây
dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại
hóa”.
Mục tiêu cụ thể là: Xây dựng giai cấp nông dân có trình độ nhất định về
văn hoá, khoa học-kỹ thuật, nâng câo đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm việc
làm có sức khoẻ, sống có văn hoá và quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, dân
chủ đi đôi với kỷ cương phép nước, có ý thức xây dựng Đảng, xây dựng Nhà
nước, có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Phát huy quyền làm chủ và nội lực của nông dân, đẩy mạnh sản xuất thực
hành tiết kiệm, đi đôi với bồi dưỡng giai cấp nông dân; đẩy nhanh tốc độ xóa
đói giảm nghèo và khuyến khích làm giàu chính đáng, xây dựng nông thôn mới

theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng Hội nông dân Việt nam vững mạnh, đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Hội ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tăng cường khối liên minh công - nông - tri thức thông
qua tổ chức Hội.
Đại hội X đã xác định phương hướng xây dựng giai cấp nông dân trong
tình hình mới: “Đối với nông dân, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp
đổi mới và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp,

13


nông thôn. Thực hiện tốt chính sách về ruộng đất. Tạo điều kiện thuận lợi để
giúp nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích nông
dân hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản
xuất, ổn định và cải thiện đời sống. Tăng hiệu quả sử dụng đất, tiêu thụ nông
sản hàng hóa. Hỗã trợ và khuyến khích nông dân học nghề, tiếp nhận và áp
dụng thành tựu khoa học, công nghệ”.
1.3.2. Nhiệm vụ công tác vận động nông dân:
Một là: Nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước cho nhân dân,
tăng cường củng cố khối đại đoàn kết ở nông thôn, xây dựng khối liên minh
công - nông- tri thức vững chắc.
Hai là: Vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản
xuất, nâng cao đời sống là nhiệm vụ trọng tâm của công tác vận động nông dân
trong thời kỳ mới.
Ba là: Nâng cao trình độ dân trí toàn diện cho nông dân là nhiệm vụ cấp
bách, đồng thời cũng là nhiệm vụ thuờng xuyên, lâu dài của công tác vận động
nông dân.
Bốn là: Vận động nông dân xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần ở nông
thôn văn minh, hiện đại; đảm bảo cơ sở xã hội bền vững cho công cuộc CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả.

Năm là: Vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị cơ sở ở nông thôn vững mạnh là đòi hỏi khách quan của công
tác vận động nông dân.
1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác vận động nông dân ở tỉnh Gia
Lai, huyện Krông Pa.

14


Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã đề ra mục tiêu và
định hướng công tác vận động nhân dân trên địa bàn tỉnh như sau:
Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh
vững chắc giữa giai cấp nông dân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Tập hợp nông dân và tổ chức của Hội nông dân giáo dục,
động viên và tổ chức cho nông dân, phát huy sức mạnh toàn Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc trong Tỉnh tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa-hiện đại hóa và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trên địa bàn tỉnh.
Đối với huyện Krông Pa: Cần tiếp tục tuyên truyền quán triệt nghị quyết
06 của Tỉnh Uỷ về “ Công tác dân vận trong tình hình mới”. Đổi mới phương
thức hoạt động của Hội nông dân từ huyện đến cơ sở. Tập trung hướng về cơ sở
và đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nông dân tích cực sản xuất, xoá
đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, học tập nâng cao dân
trí, vận động nông dân đấu tranh chống lại mọi âm mưu chống pháù của các thế
lực thù địch. Tăng cường công tác vận động nông dân, nhất là nông dân người
đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố và nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân.
CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QỦA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN
Ở XÃ IA RMOK, HUYỆN KRÔNG PA (Từ năm 2006 đến nay)


2.1. Khái quát đặc điểm tình hình xã Ia Rmok
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội:
a. Đặc điểm tự nhiên:

15


Xã Ia Rmok nằm ở phía nam của huyện Krông Pa, bờ nam sông Pa, cách
thị trấn Phú Túc khoảng 5 km theo đường chim bay. Xã Ia Rmok có tổng diện
tích tự nhiên là 14.893,38 ha, trong đó: đất nông nghiệp 2815ha, đất lâm nghiệp
10 317 ha, đất chưa sử dụng 1416,4 ha, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng.
Phía Đông giáp và phía Bắc giáp sông Pa, (bên kia bờ sông Pa là xã Chư
Ngọc và xã Phú Cần).
Phía Nam giáp xã Ia Hdreh.
Phía Tây giáp xã Chư Drăng.
Toàn bộ diện tích tự nhiên của Ia Rmok trải trên bờ nam sông Pa dài
khoảng hơn 5 km và rộng khoảng 3 km, đất đai ở đây chủ yếu là đất pha cát và
đất phù sa của dòng sông Pa rất màu mỡ phù hợp với các loại cây công nghiệp
ngắn ngàu như: thuốc lá, bông vải, vừng (mè), bắp lai, sắn cao sản,…Công trình
thủy lợi hồ Ia Hdreh thuộc xã Ia Hdreh nhưng phần lớn diện tích được tưới
nước là cánh đồng của xã Ia Rmok đã và đang đưa vào canh tác từ vụ mùa
2007 rộng khoảng 100 ha.
Khí hậu ở đây thuộc vùng khí hậu thung lũng, chịu ảnh hưởng nhiều của
khí hậu duyên hải miền Trung. Hàng năm mùa mưa độ ẩm cao thường kéo dài
từ tháng 04 đến tháng 11 cây cối phát triển rất nhanh và rất xanh tốt; mùa khô
và nóng thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm
thuận lợi cho việc thu hoạch nông sản hàng hóa như: sắn, thuốc lá, bông vải,….
b. Đặc điểm xã hội:
Ia Rmok là xã đặc biệt khó khăn của cả nước. Ia Rmok có dân số 5054
nhân khẩu, gồm 881 hộ gia đình, định cư theo 10 thôn, buôn. Đồng bào dân tộc

Jrai chiếm 100 % dân số.

16


Trong những năm vừa qua vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Ia Rmok có nhiều
diễn biến phức tạp. Thời điểm những năm trước 2005 việc truyền đạo trái phép
diễn ra khá tràn lan không kiểm soát được; có một số hộ gia đình và một số cá
nhân theo đạo Tin lành Đêga ( nay gọi là Fulrô-Tin lành Đêga). Hiện nay số tất
cá nhân theo Đêga –Ful rô đã cam kết từ bỏ. Toàn xã hiện có 01 chi hội Tin
lành được Nhà Nước cho phép hoạt động; có 241 hộ và 1373 nhân khẩu là
người theo Hội thánh Tin lành miền Nam Việt nam. Tình hình tôn giáo hiện nay
đã được kiểm soát và đã hoạt động đúng trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Tuy cách không xa khu trung tâm huyện lị nhưng do bị ngăn cách bởi
sông Pa nên việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, . . .gặp nhiều khó khăn. Về
mùa mưa giao thông vẫn còn nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa,...Năm 2005 tuyến đường bộ liên xã Phú
Túc- Krông Năng qua xã Ia Rmok đã thông nhưng hiện nay cầu Bung lại bị lũ
cuốn trôi, khả năng thông thương lại phụ thuộc vào những chuyến đò ngang
sông Pa gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội:

a. Về kinh tế:
Cơ cấu kinh tế được Đại hội Đảng bộ xã xác định là: Nông nghiệp-lâm
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, do
đó cần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và hướng ra thị trường.
Do thói quen canh tác lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nên nền sản
xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường những năm 2005, 2006 mới bắt đầu phát
triển, đời sống của phần lớn đồng bào còn nhiều khó khăn. Cuối năm 2007 toàn


17


xã còn 287/881 hộ trong diện hộ gia đình đói, nghèo (chiếm 32.6 %). Nhìn
chung công tác xóa đói giảm nghèo còn nhiều khó khăn phức tạp, do khả năng
tiếp thu thông tin, tiếp cận thị trường và vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất còn hạn chế. Năm 2007 xã Ia Rmok đã phải tiếp nhận 5720 kg gạo cứu
đói cho 572 nhân khẩu của 184 hộ gia đình.
* Cơ cấu cây trồng chủ yếu của xã Ia Rmok là: lúa nước, lúa cạn, ngô,
sắn, mè, bông vải, đậu đỗ các loại,.. và cây điều là cây công nghiệp lâu năm.
Hiện nay đang tập trung vào việc thâm canh cây lúa nước và cây sắn cao sản,
hai loại cây trồng này mới được đa số bà con ưa trồng từ năm 2006 đến nay và
được xác định là cây xóa đói, giảm nghèo. Tổng sản lượng cây lương thực có
hạt năm 2007 là 1376,4 tấn; bình quân đầu người là 272,34 kg.
* Tổng diện tích gieo trồng (giai đoạn 2006-2007) là 2479,1 ha (đạt
109,65 % kế hoạch năm 2007). Trong đó:
- Lúa nước: 202 ha. Lúa cạn: 160 ha
- Ngô: 461 ha, (ngô lai: 311 ha và ngô địa phương: 150 ha).
- Sắn (mỳ): 884 ha.
- Mè (vừng): 342 ha.
- Đậu, đỗ các loại:45 ha.
- Dưa lấy hạt: 30 ha.
- Thuốc lá: 20 ha, (thuốc lá nâu: 5 ha, thuốc lá vàng: 15 ha).
- Điều kinh doanh: 305 ha.
* Cơ cấu vật nuôi chủ yếu là: bò, dê, heo, gia cầm. Năm 2007 toàn xã có:
- Đàn bò: 4360 con, (bò lai chỉ có 160 con).

18



- Đàn heo 1585 con,(100% là heo địa phương).
- Đàn dê 1269 con.
- Và các loại gia cầm như: gà, vịt,.. khác khoảng 2720 con.
Ngoài ra một bộ phận bà con nông dân còn nhận khoán chăm sóc và bảo
vệ rừng và làm các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, nuôi
trồng thủy sản, …
b. Văn hóa, y tế, giáo dục:
Về văn hóa : Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa,
xây dựng hương ước, qui ước đã được triển khai và đã mang lại những kết quả
cơ bản bước đầu. Năm 2007 có 300 hộ gia đình được công nhận đạt gia đình
văn hóa và 01 buôn được công nhận là làng văn hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Xã Ia Rmok đã đề ra phấn đấu đến năm 2008 có 320 hộ gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa, có 2/10 buôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp xã. Tăng
cường vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ các hủ tục, nhất là
trong tổ chức ma chay, cưới xin như: nối dây, tảo hôn, vệ sinh chuồng trại,….
Về y tế: Trạm y tế có 03 y sĩ và đội ngũ 10 cộng tác viên y tế ở 10 buôn.
Hằng năm đã thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống
văn hóa mới, vệ sinh phòng dịch, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Năm 2007 đã khám
cho 678 lượt người, tiêm chủng cho 168 trẻ dưới 1 tuổi, uống vitamin A 450
liều, tiêm phòng viêm gan siêu vi B 115 liều và tiêm phòng viêm não Nhật bản
cho 197 cháu,... Trạm y tế đã tuyên truyền tích cực cho công tác dân số- kế
hoạch hóa gia đình vận động 277 người áp dụng các biện pháp tránh thai.
Về giáo dục: Toàn xã có 3 đơn vị trường học tương ứng với 3 cấp học:
Mẫu giáo, Tiểu học và trung học cơ sở, với 47 lớp, 64 giáo viên và 1395 học

19


sinh; có 175 học sinh đang theo học tại trường trung học phổ thông của Huyện.

Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp hàng năm luôn đạt trên 95%. Xã
được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học năm 1998. Hiện nay
toàn xã tỉ lệ người lớn mù chữ và tái mù chữ còn chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 3040%. Hiện nay xã đang duy trì 02 lớp bổ túc trung học cơ sở (với 70 học viên)
và 01 lớp xóa mù chữ (30 học viên) cho thanh thiếu niên.
c. Về an ninh, quốc phòng:
Đã xây dựng lực lượng dân quân gồm 49 đồng chí, trong đó có 22 dân
quân cơ động, 24 dân quân tại chỗ và 3 trinh sát dân quân. Lực lượng công an
viên cũng được kiện toàn có ở tất cả các buôn. An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn xã được giữ vững. Lực lượng công an viên thường xuyên
nắm chắc tình hình địa phương, lực lượng dân quân luôn trong trạng thái sẵn
sàng chiến đấu. Đã triển khai tốt công tác quân sự địa phương. Tuy an ninh
chính trị, trật tự an tòan xã hội yên nhưng chưa thực sự ổn, vẫn tiềm ẩn nguy cơ
mất ổn định vì có một số phần tử lợi dụng tôn giáo vẫn lén lút hoạt động.
d. Công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở:
Toàn xã có 80 đảng viên, 07 chi bộ, đến năm 2007 không còn làng trắng
đảng viên. Thường trực Đảng ủy luôn quan tâm công tác phát triển Đảng, củng
cố nâng cao chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.
Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân đã được củng cố, kiện toàn phát
huy tốt chức năng kế hoạch, quản lí, kiểm tra giám sát.
Mặt trận và các đoàn thể đã thực hiện được chức năng giám sát hoạt động
của chính quyền, là nòng cốt cho các phong trào thi đua, thường xuyên tham
mưu cho Đảng ủy và đã tổ chức tuyên truyền vận đông quần chúng. Đặc biệt là

20


phối hợp các đoàn thể vận động trong việc vận động những người đã nhẹ dạ cả
tin nghe theo lời xúi giục của bọn xấu và bọn phản động Fulrô-Đêga.
Công tác quy hoạch, đào tạo trẻ hóa đội ngũ cán bộ đã và đang được quan
tâm nhằm thay thế dần số cán bộ yếu kém cả về nhận thức và chuyên môn.


2.2. Thực trạng công tác vận động nông dân ở xã Ia Rmok, huyện Krông
Pa, tỉnh Gia Lai (từ năm 2006 đến nay).
Ia Rmok là xã thuần nông, trong những năm trước đây đa số nông dân
đều canh tác theo kiểu tự cấp, tự túc- kiểu canh tác lâu đời của đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây nguyên. Nhờ có chính sách định canh định cư của Nhà Nước,
hiện nay toàn bộ các hộ đồng bào sống trên địa bàn xã đã chấm dứt du canh du
cư và định cư ổn định.
Năm 2006, 2007 là hai năm liên tục nông dân xã Ia Rmok gặp nhiều khó
khăn, thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra,.. gây
ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân.
Năm 2007 toàn xã có 10 Chi hội Nông dân ở 10 buôn, với 580 hội
viên/881 hộ gia đình. Qua đánh giá phân loại năm 2007 có 06 chi hội được xếp
loại khá, 04 chi hội được xếp loại trung bình. Hội nông dân đã tiếp tục tuyên
truyền vận động thêm vào Hội những hộ nông dân còn lại phấn đấu đến cuối
nhiệm kì đạt 100% số hộ nông dân đều tham gia vào Hội
Đảng uỷ đã chỉ đạo Hội nông dân của xã thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng cho
nông dân có trình độ nhất định về văn hoá, khoa học - kỹ thuật, có kỹ năng vận
dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, tăng năng suất, đẩy nhanh xóa đói giảm
nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cho nông dân. Phát huy
quyền làm chủ và nội lực của nông dân, động viên nông dân đẩy mạnh sản xuất,
thực hành tiết kiệm. Nâng cao tinh thần yêu nước, tăng cường và củng cố khối

21


đại đoàn kết toàn dân, giúp đỡ lẫn nhau trong việc xoá đói giảm nghèo, giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp của nông dân. Vận động nông dân chuyển đổi
cơ cấu cây trồng và vật nuôi, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa “ba nhà”,
giữa Nhà máy chế biến tinh bột mỳ, Cơng ty Thuốc lá Nam, Chi nhánh bông

vải sợi miền Nam với nông dân trong xã. Nâng cao trình độ dân trí, mở rộng và
thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ cấp bách, đồng thời cũng là
nhiệm vụ thuờng xuyên, liên tục, lâu dài của công tác vận động nông dân ở Ia
Rmok trong thời kỳ mới.
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước, Tỉnh, Huyện đã thực sự quan
tâm đến giai cấp nông dân và đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết liên quan
đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết 10 của Bộ chính trịï về đổi
mới chế quản lí kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương, Quyết định 168/CP về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an
ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên (thời kỳ 2001-2010), Nghị quyết 09NQ/TU của tỉnh ủy Gia Lai về công tác xóa đói giảm nghèo, Nghị quyết số 06
của BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa 12) về công tác dân vận trong tình hình
mới. Các chương trình , dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khác như: Dự án
135 giai đoạn II, dự án 134 về xóa nhà tạm cho gia đình nghèo, chương trình
“tôn hóa”, giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số trong
huyện, cho hội viên các hội đoàn thể vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã
hội,…..nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Krông Pa lần thứ XIV đã xác
định nông nghiệp hiện là ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy nhanh tiến độ xóa đói
giảm nghèo, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới năng suất cao, chất lượng

22


tốt vào sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có
sức cạnh tranh cao.
Đảng ủy xã luôn xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” nên đã có sự tập trung chỉ đạo chính quyền,
các đoàn thể và hội nông dân triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo. Những chủ trương, chính sách mới đó đã khuyến khích

nông dân hăng hái sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
mở rộng sản xuất, mở mang các dịch vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
b. Khó khăn
Ia Rmok cũng gặp không ít khó khăn như:
Trình độ dân trí thấp, đây là khó khăn lớn nhất, là nút thắt cơ bản.
Thói quen canh tác manh mún kiểu tự cấp tự túc nên việc tiếp thu và áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Tỷ lệ hộ đói nghèo tính đến cuối năm 2007 khá cao: 287/881 hộ (chiếm
32.6 %).
Trình độ năng lực điều hành, quản lí, chỉ đạo của các chi Hội nông dân
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đọan mới.
Mặt trái của cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa dẫn đến phân hóa
giàu nghèo ngày càng gay gắt dẫn đến sư chênh lệch mức sống ngày càng rõ rệt.
Giá cả hàng hóa nông sản bấp bênh, giá vật tư phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao
mà khả năng nắm bắt thông tin của bà con nông dân rất hạn chế dễ bị ép giá nên
thu nhập không cao. Khả năng dự báo của các cơ sở Hội nông dân và chính
quyền cũng có hạn,...

23


Phần lớn diện tích canh tác của nông dân dựa vào thiên nhiên mà thời tiết
những năm gần đây diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm
cho đời sống nhiều nông dân ngày càng khó khăn.
Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền có khi còn chưa
thường xuyên, chưa phối hợp chặt chẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi
còn chậm, công tác quản lý đất đai còn chưa chặt chẽ, hiện tượng chuyển
nhượng trái phép còn xảy ra.
Chưa ngăn chặn kịp thời những kẻ cơ hội, phản động tuyên truyền kích

động, xuyên tạc ngăn cản, phá hoại công tác vận động quần chúng.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả công tác vận động nông dân ở xã Ia Rmok,
huyện Krông Pa.
a. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng:
Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực, tổ chức được
sư phối hợp hoạt động của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần chúng và
nhất làø Hội nông dân. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: nông dân hăng hái
sản xuất, các hiện tượng tiêu cực trong các khu dân cư bị đẩy lùi, giao thông
nông thôn được tu sửa khang trang, không còn hiện tượng chăn nuôi bò dê dưới
gầm sàn, công tác khám bệnh, phòng dịch được tuyên truyền vận động thường
xuyên,…
Chính quyền và các chi Hội đoàn thể ở thôn buôn đã tích cực tuyên
truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước. Đặc biệt
là Luật đất đai, Luật giao thông, chính sách dân tộc- tôn giáo và các nghị quyết
của Đảng ta như: Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại Hội XIII của
tỉnh Đảng bộ Gia lai, Nghị quyết đại hội XIV huyện Đảng bộ Krông Pa; mục
tiêu của các chương trình dự án của Chính phủ như: 135, 134, hỗ trợ 6 mặt hàng

24


chính sách, bê tông hóa giao thông nông thôn,…để nông dân hiểu được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, sự tốt đẹp của chế độ ta, tất cả là do dân và vì dân.
Đồng thời cũng giải thích cho hội viên nông dân thấy rõ và đề cao cảnh giác
trước âm mưu “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch.
Triển khai Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở cho công chức và các ban cấp xã,
thực hiện cơ chế một cửa, tuyên truyền vận động nông dân tham gia tích cực
các cuộc vận động: toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,
xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa, xây dựng xã hội học tập.
b. Công tác vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

Với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trong những năm gần đây các
cấp ủy Đảng, chính quyền và hội nông dân đã tập trung chỉ đạo nông dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thỏa mãn
thị trường; đã đánh thức được tiềm năng đất đai, mở rộng sản xuất, áp dung tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chú trọng các loại cây trồng mới như: lúa
nước, ngô lai, sắn cao sản, bông vải điều ghép,…, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế
cao như: bò lai, dê bách thảo, heo siêu nạc, nuôi trồng thủy sản,….
Hội nông dân đã phối hợp với các công ty, nhà máy đóng chân trên địa
bàn Huyện thường xuyên tổ chức trình diễn và hướng dẫn kĩ thuật cho hội viên
học tập và làm theo. Tổng diện tích gieo trồng là 2479,1 ha (vượt kế hoạch đề ra
109,65 % ). Đàn gia súc có 5629 con, (vượt kế hoạch đề ra 100,6 % ).
Tuy nhiên tốc độ chuyển đổi còn chậm, nhất là một số loại cây trồng và
vật nuôi như: lúa cạn vẫn còn được cấy trồng, lai hóa đàn bò, đàn dê còn chậm,
mô hình vườn - ao- chuồng còn ít, ….
c. Các phong trào sản xuất kinh doanh của Hội nông dân:

25


×