Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA – HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.77 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong 18 tháng vừa qua với sự dìu dắt giảng dạy của thầy, cô em
được học tập rèn luyện dưới mái trường yêu dấu. Đến nay em đã hoàn
thành chương trình học tập của mình.
Lời đầu tiên cho em xin được chúc sức khoẻ các thầy, các cô, kính
chúc thầy cô cùng gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Trải qua 18 tháng học tập phấn đấu và trưởng thành thầy cô luôn là
những người cha, người mẹ nâng đỡ, chắp cánh cho những ước mơ của
chúng em được bay cao, bay xa. Thầy cô đã vất vả để đưa những chuyến
đò qua sông, giờ đây chúng em đang sắp hoàn thành chương trình học tập
của mình. Em xin bày tỏ tình cảm của mình đến các thầy, cô cùng các tập
thể lãnh đạo Ban giám đốc Học viện, các thầy, cô trong các khoa bộ môn.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Yến đã tận tình hướng dẫn
thực hiện tiểu luận tốt nghiệp cho em, để em có thể hoàn thành chuyên đề
của mình một cách hiệu quả nhất.
Em rất tự hào với lượng kiến thức đã được trang bị ở mái trường yêu
dấu, em sẽ cố gắng nghiên cứu kỹ tình hình, đặc điểm về công tác xây
dựng gia đình văn hóa ở địa phương để hoàn thành chuyên đề của mình
một cách tốt nhất và có những đề xuất, kiến nghị đến các cấp lãnh đạo của
xã Sập xa nhằm góp phần nâng cao chất lượng của công tác xây dựng gia
đình văn hóa trong thời gian tới. Dù đã cố gắng để hoàn thành chuyên đề
nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận
được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, cùng các đồng chí và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH, HĐH: công nghiệp hóa, hiên đại hóa


UBND: ủy ban nhân dân
CNH: công nghiệp hóa


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong phạm vi cả tỉnh Sơn La nói chung và huyện Phù Yên nói
riêng đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước,
phấn đấu đến năm 2020 cùng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Hòa cùng không khí đó, xã Sập Xa cũng
tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những biến
đổi sâu sắc về kinh tế xã hội ở xã sập xa đã góp phần cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần, tạo cơ hội để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình
đẳng và tiến bộ, con người trong xã được giải phóng và vai trò cá thể được
đề cao. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hòa cùng
xu thế đó gia đình ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn.gia đình là tế
bào, đơn vị nhỏ nhất của xã hội, từng gia đình khỏe mạnh, giàu có, văn
minh thì các bản, xã và toàn xã hội khỏe mạnh giàu có văn minh.xây dựng
gia đình văn hóa là xây dựng tế bào của xã hội, làm cho từng tế bào khỏe
mạnh thì cơ thể xã hội mới khỏe mạnh, muốn xây dưng gia đình văn hóa
thì xây dựng từng con người trong gia đình đều có văn hóa.
Bác Hồ đã dạy “muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ
nghĩa” từ ý nghĩa trên ta thấy rằng việc xây dưng gia đình vã hóa là nhiêm
vụ cực kỳ quan trọng, rất khó khăn, phải làm kiên trì, liên tục và sử dụng
lực lượng tổng hợp cả Cán Bộ, Đảng Viên, Đoàn Viên, Hội Viên các Đoàn
Thể Chính Trị, Xã Hội mới thành công” Mặt khác gia đình là một trong các
tổ chức cơ sở để thực hiện các chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà
nước về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, giáo dục, môi
trường… Gia đình Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần để phát

triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa . Đối với xã hội Việt Nam gia đình bao giờ cũng gắn liền với


xã hội, vì lẽ đó không thể có một xã hội phát triển nếu các gia đình bị suy
sụp, khủng hoảng. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “… nhiều
gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt…” Xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ và toàn
diện đó là sơ sở để khẳng định gia đình Việt Nam cũng đang bước vào kỷ
nguyên phát triển mới. Tuy nhiên, hiện nay ở xã sập xa vấn đề xây dựng
gia đình văn hóa bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn gặp
không ít những khó khăn như: nạn ly hôn, ly thân giữa các cặp vợ chồng,
tảo hôn, bạo lực gia đình, cha mẹ thiếu trách nhiệm trong giáo dục con
cái… cùng một số tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, chộm cắp… đã gia tăng,
làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa của xã. Đây là một hiện trạng khẩn thiết không chỉ đối với các cấp,
các ngành mà còn đối với cá nhân và gia đình trong xã. Cần phải có
hướng khắc phục và giải quyết có hiệu quả. Đứng trước thực trạng đó, là
một người con của xã sập xa, là một Đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Xã
Sập Xa đang theo học Trung Cấp Lý Luận Chính Trị Hành Chính tại Học
Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam tôi quyết định chọn đề tài: “CÔNG
TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA – HUYỆN
PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA” để làm Tiểu luận Tốt nghiệp của mình.
Nội dung chủ yếu là tìm hiểu công tác xây dựng gia đình văn hóa của
xã – kết quả đạt được bên cạnh một số hạn chế mắc phải. Từ đó đưa ra
những giải pháp để trình lên các cấp chính quyền để công tác xây dựng gia
đình văn hóa ở xã sập xa ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần vào sự
nghiệp chung của đất nước cũng như nâng cao vị thế của gia đình trong xã
hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- mục đích: làm rõ thực trạng và những vấn đè đặt ra trong xây dựng gia
đình văn hóa ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La qua đó đề tài cũng
đề xuất một số giải pháp xây dựng gia đình ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên


Tỉnh Sơn La theo chuẩn gia đình văn hóa nhàm đáp ứng yêu cầu phát triển
của đất nước
- nhiệm vụ: + phân tích cơ sở lý luận về gia đình và đạc điểm của gia đình
ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
+ làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng gia đình ở
xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- đối tượng: Đề tài nghiên cứu gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, Huyện Phù
Yên, Tỉnh Sơn La.
- khách thể nghiên cứu: Các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
xã Sập Xa.
4. phạm vi nghiên cứu
Về không gian: địa bàn xã sập xa – huyện phù yên – tỉnh sơn la
Về thời gian : từ 2008 đến nay
5. phương pháp nghiên cứu
- đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của CN Mác - Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách Của Đảng và pháp luật của nhà nước
về gia đình, đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu của một
số tác giả
- đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp duy vật biện trứng
+ phương pháp điều tra
+ phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp lô gíc – lịch sử
Và một số phương pháp khác.

6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được
kết cấu 3 chương:


Chương 1: gia đình và đặc điểm của gia đình ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên,
Tỉnh Sơn La
Chương 2: thực trạng và những vấn đề đạt ra trong xây dựng gia đình văn
hóa ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La
Chương 3 : những giải pháp cơ bản nhàm nâng cao hiệu quả của công tác
xây dựng gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIA ĐÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIA ĐÌNH Ở XÃ SẬP
XA, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA
1.1. Quan niệm về gia đình, gia đình văn hóa và vai trò của gia đình
văn hóa
1.1.1. Quan niệm chung về gia đình
Gia đình là đơn vị nhỏ của xã hội, là đơn vị đầu tiên, trong đó con người
gắn bó với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân và huyết thống. Gia đình
giữ vai trò thiết yếu trong hoạt động và phát triển của bất kỳ xã hội nào.
Theo C.Mác và ph.Ăng ghen có quan niệm về gia đình “hàng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đàu tái tạo ra những
người khác, sinh sôi nảy nở đó là quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái đó
là gia đình”
Theo luật hôn nhân và gia đình việt nam “gia đình là tợp hợp những
người ghắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ” thì được gọi
là gia đình

1.1.2. Khái niệm gia đình văn hóa
Ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28 tháng 06 hàng năm làm
Ngày Gia Đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của văn
hóa gia đình, đồng thời phát triển gia đình hiện đại. gia đình văn hóa có thể
được hiểu theo nhiều nghĩa và có thể dược hiểu gia đình văn hóa là: Gia
đình mà các thành viên trong gia đình trước hết là yêu thương nhau, sống
hòa thuận, hạnh phúc, biết chia sẻ cho nhau những công việc trong gia
đình. Để đạt được tiêu chuẩn gia đình văn hóa gia đình đó phải chấp hành
tốt chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ, chính sách pháp luật của
Nhà nước. Không có hành vi vi phạm pháp luật như: Vi phạm luật an toàn


giao thông, trộm cắp… có cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và phải được Đảng, chính qyền công nhận.
1.1.3. tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vai
trò của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội
1.1.3.1. tư tưởng Hồ Chí Minh
Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã
hội vì gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội, hội nhập với thế giới.
những nguy cơ, thách thức đối với gia đình Việt Nam sẽ ngày càng nhiều
và phức tạp hơn. Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nước ta vừa hội
nhập thêm những cái tốt và cũng kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội. gia đình
có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội, cái sấu du
nhập vào ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Vì vậy vai trò của
gia đình trong việc ngăn chặn sự tha hóa cá nhân, bảo vệ, phát huy các giá
trị chuyền thống trước sức ép của văn hóa ngoại lai sẽ ngay cang mang ý
nghĩa sống còn
Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải rất quan
tâm đến gia đình, xác định mối quan hệ đúng đắn giữa tình nhà và nghĩa

nước. Việc xây dựng gia đình văn hoá là một trong những vấn đề quan
trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã
hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân
cho tốt”.
Đọc tác phẩm “Đời sống mới” của Bác Hồ, chúng ta thấy rõ cái
nhìn biện chứng, sâu sắc trong việc xây dựng nếp sống mới. Người nói:
Nếp sống mới không phủ nhận, bác bỏ hoàn toàn cái cũ và cũng không
nhất thiết cái gì cũng làm mới, mới không tự nhiên xuất hiện mà phải
được kế thừa từ truyền thống. Còn cái gì xấu thì nhất quyết phải bỏ, có
những cái cũ tuy không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp


lý. Còn cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Người chỉ rõ việc xây
dựng đời sống văn hóa mới phải kiên trì vận động quần chúng. Việc quan
trọng phải có người làm gương, gia đình làm gương để mọi người làm
theo… Chính vậy, cán bộ, Đảng viên đi vận động xây dựng đời sống văn
hóa phải mất công sức và có nghệ thuật để vận động, làm cho dân hiểu rõ
đời sống văn hóa đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Sinh thời, Bác Hồ từng khuyên bảo chúng ta: cưới hỏi, giỗ tết nên
đơn giản, tiết kiệm... Vậy xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa nên
bắt đầu từ những việc cụ thể. Ngày nay chúng ta đã và đang thực hiện một
chủ trương lớn là: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để đạt
được mục tiêu cao cả này, mọi người cần phải ra sức học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng con người có văn hóa,
đạo đức, xây dựng gia đình văn hóa mới. Trong tác phẩm “Đời sống
mới” Người chỉ rõ cách ứng xử giữa người và người “phải thành thật, thân
ái, giúp đỡ”; trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như giữa vợ
và chồng phải hòa thuận thương yêu nhau; con cái phải hiếu thảo với cha

mẹ; đạo lý mẹ chồng nàng dâu; rồi tình làng nghĩa xóm... Các mối quan
hệ này đều cần phải phát huy những mặt tốt đẹp của đạo đức truyền thống
đã ăn sâu vào nếp sống của từng gia đình Việt Nam. Những nội dung về
nếp sống mới mà Bác Hồ đưa ra bao giờ cũng gắn với thực tế cuộc sống.
Chúng ta phải nghiên cứu thật sâu để thực hiện nếp sống mới có hiệu quả
thiết thực để mỗi người là một bông hoa đẹp, mỗi gia đình là một bó hoa
tươi thắm, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Người khẳng định nhân dân là
gốc và “nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì dân tộc ta nhất
định sẽ phú cường”.
1.1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ở nước ta, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm
chiến lược quốc gia. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Gia đình


là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi
trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính
sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận và
tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Việt
Nam đang ở vào thời điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cho nên việc xây dựng gia đình và củng cố gia đình ở nước ta cần
phải quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng như: vận dụng sáng
tạo những định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã
hội (gia đình mới của chủ nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét
đẹp gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộcủa thời đại
về gia đình; thực hiện hôn nhân tiến bộ; các thành viên trong gia đình
có quan hệ bình đẳng, thương yêu và có trách nhiệm với nhau, cùng
chia sẻ, gánh vác công việc gia đình; trên cơ sở gia đình hòa thuận, cần xây
dựng tốt các quan hệ với cộng đồng, tổ chức bên ngoài gia đình; đảm bảo
quyền tự do ly hôn) vào việc thực hiện xây dựng gia đình ở nước ta.

Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người
mới Việt Nam với những đặc tính cao đẹp. Bởi thế, gia đình mới ở Việt
Nam chính là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ
gìn và phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, xóa bỏ những cái lạc hậu,
những tàn tích phong kiến của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến,
chống ảnh hưởng xấu của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời
biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại.
Quan điểm đó đã được các Đại hội của Đảng lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Nếu như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “gia đình là tế
bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ
mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức


thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình.
Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức
trong từng gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ
chức cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình” [7, tr.29] Đến Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng và Nhà nước ta lại khẳng định: “Xây
dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện
nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất vật chất, ổn định và cải thiện
đời sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền
thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ
gia đình đối với mọi lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các
đoàn thể, nhà trường, tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm
lo bồi dưỡng tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp
sống có văn hóa” [7, tr.67] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII:
“Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho

gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị
văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, thực hiện tốt luật hôn nhân
và gia đình, phát huy người tốt việc tốt. Hình thành hệ giá trị và
chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu
cầu của thời đạị” [7, tr.125]. Trước mắt “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh
phúc” chính là những chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta.
Sự ấm no là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia
đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ vừa đảm bảo tính nề nếp và hòa
thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình tiến bộ trên cơ sở sự
tiến bộ của mọi thành viên và không tách rời sự tiến bộ chung của xã hội.
No ấm, bình đẳng và tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình hạnh
phúc không phải là cái gì trừu tượng mà là tổng hòa những nét đẹp
thường ngày của cuộc sống gia đình. Và, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX: “Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi


dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình
thực sự là một tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy
mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” [7,
tr.125], ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng mê tín
đang có xu hướng lan rộng trong xã hội. Ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày
28 tháng 06 hàng năm làm NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM nhằm tôn
vinh những giá trị truyền thống của văn hóa gia đình, đồng thời hướng tới
xây dựng những chuẩn mực đạo đức, gia phong mới phù hợp với sự phát
triển của xã hội hiện đại. Việc tổ chức ngày Gia đình Việt Nam hàng
năm, chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta rất quan tâm tới việc tôn
tạo những giá trị gia đình, nêu lên tầm quan trọng của gia đình trong quá
trình phát triển đất nước,

thực hiện tiến bộ xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố cơ bản để
phát triển xã hội và bảo tồn giá trị của nền văn hóa dân tộc một cách bền
vững trong tiến trình hội nhập quốc tế.
1.2. đặc điểm của gia đình
1.2.1. một vài nét về xã Sập Xa, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
1.2.1.1. vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1, vị trí địa lý: xã Sập xa là một xã miền núi trung tâm huyện hơn 30
k/m ( theo đường chim bay ) về hướng tây nam của huyện. với tổng diện
tích 3.536.8 ha. quy mô dân số 2.131 nhân khẩu với 412 hộ
- phía bắc giáp với xã Hồng Ngài huyện Bắc Yên
- phía nam giáp với xã Gia Phù
- phía đông giáp với xã Suối Bau
- phía tây giáp với xã Đá Đỏ
trên địa bàn có suối xập chạy qua thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
2, địa hình: là một xã vùng núi chạy doc theo suối xập có độ dốc
tương đối độ cao trung bình khoảng 500 m so với mực nước biển. địa hình


chia làm hai vùng rõ rệt: vùng thấp chủ yếu là chạy dọc theo suối xập thuân
lợi cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là lúa nước, ngô, khoai, sắn....
vùng cao thuận lợi cho việc trồng rừng và phát triển trang trại.
3, đặc điểm khí hậu: xã Sập Xa nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa. thời tiết hằng nam chia làm hai mùa rõ rệt.
mùa đông ( mùa khô ): thường không có mưa từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau, mùa này có gió mùa đông bắc thời tiết lạnh và khô
thương xuất hiện sương muối và mưa phùn.
mùa hè ( mùa mưa ): bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 9, mùa này
có gió tây nam, thời tiết năng nóng và mưa nhiều. nhiệt độ từ 35 đến 37 độ
c, ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa tây nam. lưu lượng mưa lớn có thẻ sảy
ra lú quét dửa trôi, sói mòn đất. nhìn trung khí hậu thuận lợi cho cây trồng

như: ngô, sẵn và các loại cây ăn quả nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt.
4, thủy văn: xã Sập Xa nguồn nước chính phục vụ đời sống sinh hoặt
và sẳn xuất trong toàn xã là suối xập,suối cóc và một số suối nhỏ khác. do
địa hình dốc diện tích rừng đầu nguồn ít đã ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoặt và sẳn xuất.
1.2.1.2. điều kiện xã hội
xã Sập Xa là một xã vùng 3 của huyện nên đời sống văn hóa, vật chất tinh
thần còn thấp nên nhận thức vấn còn hạn chế.
trong xã có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là: thái, mường, dao. người thái
chiếm 56 %, mường chiếm 32 %, dao chiếm 12%/. mỗi dân tộc đều mang
bản sắc dân tôc riêng và nghề chính của nhân dân trong xã chủ yếu là lao
động ( làm nương ruộng ).
với 3 dân tộc khác nhau nhưng sống với nhau rất đoàn kết, gắn bó thể hiện
tình anh em. mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa riêng. tuy nhiên vẫn còn
một số thủ tục ma chay, cưới xin lạc hậu làm ảnh hưởng đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội. với tổng số hộ 412 hộ và 2131 nhân khẩu, gồm 6 bản.
nhìn chung trình độ văn hóa còn thấp cơ sở vật chất còn nghèo nàn. tỉ lệ gia


tăng dân số còn cao, tập quán sản xuất còn lạc hậu là kinh tế thuần nông tự
cung tự cấp. nguồn thu chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp như chồng ngô,
sắn, lúa...
Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước trong xã đã xây dưng được
trường học, chạm y tế, hệ thống giao thông nhưng chủ yếu là đường đất để
phục vụ nhu cầu cân thiết của nhân dân.
1.2.2. đặc điểm của gia đình và các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn
hóa ở xã Sập Xa, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
1.2.2.1. đặc điểm gia đình
gia đình là tế bào của xã hội là nơi duy trì nòi giống, là môi trường
quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và gáo dục con người đồng thời gia đình

cũng là nơi chống lại các tệ nạn xã hội và tạo nguồn nhân lực to lớn góp
phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
trước đây xã Sập Xa chủ yếu là những gia đình truyền thống ( gia
đình nhiêu thế hệ ) chiếm quy mô lớn thì trong những năm gần đây trước
sự phát triển kinh tế xã hội, với chính sách dân số mô hình gia đình ở xã
Sập Xa đang dần phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. gia đình hai
thế hệ chiếm phần lớn chiếm 2/3 tổng số gia đình trong xã, gia đình ba thế
hệ trở lên chiếm dưới 25 % quy mô gia đình trong toàn xã. hiện nay gia
đình trẻ đang đan tăng lên do sự tách hộ khỏi bố mẹ làm tăng thêm số
lượng gia đình hai thế hệ. trong gia đình đôi vợ chồng có toàn quyền quyết
định cuộc sống xong xu hướng truyền thống không vì thế mà bị xem nhẹ
trái lại vẫn được coi trọng. đó là nhu cầu được ở gần cha mẹ, ông bà để các
thế hệ có thể chăm sóc lẫn nhau về tình cẳm. do vậy ở xã Sập Xa phần lớn
người già vẫn được con cái chăm sóc chu đáo để người cao tuổi không bị
cô đơn.trong quan hệ gia đình quan hệ họ hàng vẫn rất đươc xem trọng và
gìn giữ hàng năm đều có một cuộc gặp mặt giữa anh em trong một gia đình
để họp mặt và đưa gia một số kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ những ai còn


gặp khó khăn về kinh tế, giải quyết một số mâu thuẫn trong gia đình để xây
dựng một gia đình hạnh phúc ấm no.
Gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, chất lượng cuộc sống gia đình
trong xã ngày càng được nâng cao. các mối quan hệ gia đình trong xã được
cải thiện theo hướng dân chủ và bình đẳng. mối quan hệ gắn kết trên cơ sở
trách nghiệm vì lợi ích chung. trong xã tuy có 6 bản với 3 dân tộc sinh sống
ở nhiều nơi cách xa nhau nhưng tình cảm giữ các gia đình, các thế hệ vẫn
rất đoàn kết và gắn bó trên tinh thần bình đẳng. các gia đình đang có những
bước đi lành mạnh và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững và phát triển
kinh tế.
1.2.2.2. các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa

Gồm 6 tiêu chuẩn:
1.Gia đình có nếp sống văn hóa, lành mạnh, tiến bộ:
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc,tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người
trong cộng đồng.
- Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo
lực gia đình dưới mọi hình thức, thực hiện bình đẳng giới, ông bà cha
mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, trẻ em trong độ tuổi đều được đi học,
vợ chồng thực hiện sinh con theo quy định, cùng có trách nhiệm nuôi
con khỏe, dạy con ngoan.
- Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết tương
trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, hưởng ứng phong trào đền
ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động
nhân đạo khác ở cộng đồng.
2. Gia đình có đời sống ổn định, kinh tế phát triển:
- Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động xóa đói giảm nghèo,
năng động làm giàu chính đáng. Mọi người trong độ tuổi lao động đều
chí thú làm ăn, có việc làm ổn định.


- Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm, đời sống vật chất văn
hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
3. Xây dựng gia đình an toàn:
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua tại địa
phương. Làm tròn nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường,
nếp sống văn hóa nơi công cộng, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh
quan của địa phương, tích cực tham gia hoạt động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư.
- Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong

việc cưới, tang lễ, lễ hội, không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc
hại, không mắc tệ nạn xã hội, tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và
phòng chống các loại tội phạm.
- Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt, hội
họp ở cộng đồng.
4. Xây dựng gia đình sức khỏe:
- Không mắc bệnh truyền nhiễm, không nghiện rượu, thuốc lá.
- Trẻ sơ sinh đến năm tuổi được tiêm chủng đầy đủ và không bị suy
dinh dưỡng.
- Không để ngộ độc, cháy nổ,tai nạn khác…
- Phụ nữ có thai được khám và tiêm chủng đầy đủ.
- Có đủ ba công trình: hố tiêu hợp vệ sinh, nhà tắm, nước sạch. Các
thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện
tập thể dục, thể thao.
5. Xây dựng gia đình xanh, sạch, đẹp:
- Nhà lót gạch, có điện sử dụng.
- Giữ vệ sinh phòng bệnh, nhà ở ngăn nắp quanh nhà thoáng mát, khuôn
viên xanh- sạch- đẹp.


- Có hàng rào, cột cờ, khẩu hiệu, bảng hiệu theo quy định.
6. Tham gia hoạt động đoàn thể:
- Mỗi thành viên trong hộ tham gia ít nhất một đoàn thể hoặc tổ chức xã
hội.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở XÃ SẬP XA, HUYỆN
PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA
2.1. thực trạng của gia đình và gia đình văn hóa ở xã Sập Xa, huyện

Phù Yên, tỉnh Sơn La.
2.1.1. thực trạng về gia đình
2.1.1.1. thực trạng thực hiện chức năng tái sẳn xuất, duy trì nòi giống
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên của
con người. trong đó con người gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn
nhân và huyết thống.
Chức năng tái sản xuất ra con người hay là chức năng sinh đẻ là một chức
năng đặc thù của gia đình. chức năng này bao gồm tái sản xuất và duy trì
nòi giống, nuôi dưỡng và nâng cao thể lực và trí lực đảm bảo tái sản xuất
nguồn lao động, sức lao động trong xã hội.
Trong những năm qua việc thực hiện chức năng tái sản xuất con người vẫn
duy trì ở mức khá ổn định. Năm 2010 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở xã là 1.2
% tỉ lệ sinh con thứ ba trong xã là 3,7 % và duy trì nhiều năm ở mức 5 %.
Số con trung bình của một gia đình là từ một đến hai con.
Tỉ lệ sinh đẻ của các gia đình hằng năm tăng cứ 100 nóc nhà thì có khoảng
12 đứa trẻ được sinh ra góp phần tái tạo sản xuất nguồn lao động và sức lao
động.
So với những năm trước đây chưa thực hiện kế hoạch hóa gia đình tỉ lệ sinh
đẻ đã có phần giảm hơn so với trước. tuy nhiên trong xã cấn còn tình trạng
vô sinh ở một số gia đình, theo thống kê cứ 100 nóc nhà thì có khoảng 4
cặp vợ chồng vô sinh làm ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng và hạnh phúc
gia đình. Vẫn còn nhưng gia đình có quan niêm về con nỗi dói nên sinh con
thứ ba và thứ tư làm ảnh hưởng tới việc giáo dục và phát triển kinh tế gia
đình. Sinh đẻ có kế hoạch là một nội dung trong kế hoạch phát triển kinh tế


xã hội của xã nhàm thực hiện việc tái sản xuất con người phù hợp với điều
kiện sống của từng gia đình.
Trong xã có ba dân tộc sinh sống nên có những nét phong tục tập quán
khác nhau và tỉ lệ sinh đẻ cũng khác nhau. Người thái, mường tỉ lệ sinh con

thứ ba ít hơn so với người Dao nên tỉ lệ sinh đẻ của người dao cao hơn.
Việc sinh đẻ diễn ra ở từng gia đình nhưng lại quyết định tốc độ gia tăng
dân số, mật độ dân cư và nhiều yếu tố khác liên quan đến chiến lược và
trình độ phát triển kinh tế, xã hội của xã. Vì vậy chức năng sinh đẻ của gia
đình có vai trò rất quan trọng không chỉ với gia đình mà còn là nội dung rất
quan trọng của xã, huyện nói riêng mà còn quan trọng với sự phát triển của
mỗi quốc gia và toàn xã hội.
2.1.1.2. Thực trạng thực hiện chức năng kinh tế của gia đình
Từ xưa đến nay gia đình là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã
hội và cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản
xuất ra.
Chức năng kinh tế được biểu hiện thông qua hoặt động kinh tế đó là hoặt
động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế cá nhân và tiểu chủ hoặt
động chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình. Kinh tế gia đình có tiềm năng to
lớn và có vị trí quan trọng, lâu dài.
ở xã sập xa là một xã vùng núi của huyện phù yên nên chủ yếu là nền kinh
tế nông nghiệp trồng ngô, sắn, lúa… hoặt động sản xuất nông nghiệp chiếm
hơn 90 % GDP của xã và từng bước đầu tư phát triển về vốn, khoa học kỹ
thuật theo hướng nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm. vì vậy mà chất
lượng, năng xuất không ngừng được tăng lên. Bên cạnh đó còn có sự
chuyển dịch sang thương mại và dịch vụ đây cũng là yếu tố góp phần nâng
cao thu nhập gia đình. Nhưng sản xuất nông nghiệp trồng ngô, sắn vấn là
yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao kinh tế gia đình trong xã.


Hằng năm trong một gia đình trung bình thu và bán sản phẩm ngô, sắn
được khoảng 12 tấn/vụ. mức sống từng gia đình được nâng lên rõ rệt. thu
nhập bình quân hàng tháng của một nhân khẩu từ 350.000 đồng/tháng tăng
lên 560.000 đồng/tháng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 39 % xuống còn 28 %

(năm 2009). Nhiều gia đình đã nâng cao được đời sống, vật chất tinh thần
thông qua việc xây dựng được nhà ở kiên cố hơn, các phương tiện sinh hoặt
trong gia đình cũng được trang bị nhiều hơn như ( ti vi, tủ lạnh, xe máy…),
Nhiều gia đình trước đâylà hộ nghèo nhưng bây giờ là hộ khá, trung bình.
Tuy nhiên tình trạng hộ nghèo vấn còn và đang có chiều hướng suy giảm
và phần lớn tập trung ở những gia đình trẻ, vùa tách khỏi bố mẹ và chua
biết cách lam ăn. việc tăng thu nhập các gia đình trong xã còn thấp do
nhiều yếu tố khách quan nhu thị trường không ổn định, thiên tai, hạn hán…
thường xuyên sảy ra đã tác động không nhỏ đến việc sản xuất của nhân
dân, dến việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình.
Nhìn chung các gia đình trong xã đã thực hiện tốt chức năng kinh tế, giúp
nâng cao đời sống vật chất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
2.1.1.3. Thực trạng thực hiện chức năng giáo dục của gia đình
Gia đình là môi trường nguyên thủy của mỗi con người sinh ra và trưởng
thành. Là một nhóm xã hội đặc biệt, gia đình được hình thành một cách tự
nhiên bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, mỗi con người sinh ra và bài
học đầu tiên của chúng ta là từ gia đình, giáo dục gia đình là một sự ngiệp
diễn ra liên tục trong xuất cả cuộc đời của mỗi người. gia đình có vai trò
quan trọng trong việc giáo dục và truyền kinh nghiệm sống cho thế hệ con
cháu, phương pháp giáo dục của gia đình mang lại hiệu quả hơn mà nhà
trường và xã hội không thể thay thế được.
Tại xã sập xa việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc chăm lo và nuôi dưỡng con cái khỏe mạnh và có
nhận thức xã hội.


Nhừ những nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình kết hợp với giáo
dục nhà trường nhìn chung trong xã trình độ dân trí ngày càng được nâng
cao, trong xã không có những tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, chộm
cắp… các thế hệ con cái nhờ sự giáo dục, chăm sóc của gia đình đều biết

tôn ti trật tự kính trên, nhường dưới sống hòa thuận với nhau tích cực tham
gia các hoăt động của thôn, bản. gia đình luân là gương cho các thế hệ con
cháu, nhờ những kinh nghiệm của cha mẹ truyền cho những gí đình trẻ, thế
hệ sau đều biết cách tổ chức, xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc, bền
vững.
Con cái đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của bố mẹ về tính cách, năng lực,
công việc, sự nghiệp… nhờ sự giáo dục của gia đình thanh niên trong xã
không có tình trạng bỏ học, ăn chơi, nghiện hút, có cuộc sống lành mạnh,
đạo đức trong sáng hết mình vì gia đình và xã hội.
Tuy nhiên cung với sự biến đổi to lớn của đời sống xã hội thời kỳ CNH,
HĐH gia đinh ở xã sập xa cũng có một số biến đổi và gặp một số khó khăn
như: tình trạng ngoại tình, tảo hôn, chung sống không kết hôn, bất bình
đẳng giới, bạo lực gia đình… đã lam anh hưởng không nhỏ tới sự phát triển
của gia đình và khả năng giáo dục của gia đình với sự trưởng thành của trẻ
em.
Xã sập xa là một xã vùng núi xa sôi nên trình độ học vấn, trình độ văn hóa
của các bậc phụ huynh còn thấp hoặc dồn sức vào việc kiếm sống nên có ít
thời gian chăm lo, dạy dỗ con nên sự gắn kết giũa các thành viên trong gia
đình còn nhiều thất thường, lỏng lẻo làm cho tình cảm gia đình phai nhạt
khiến con cái không hay nghe lời, làm cho sung đột gia đình tăng làm ảnh
hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Trong điều kiện kinh tế thị trường mạc dù có nhiều tác động sấu đến gia
đình và giáo dục của gia đình nhưn gia đình ở xã sập xa vẫn bảo tồn, phát
huy được giá trị truyền thống như: tình yêu trong sáng, hôn nhân lành
mạnh, lòng thủy chung, tình nghĩa vợ chồng. Tôn trọng tự do cá nhân


không phân biệt đối sử nam, nữ, dâu, rể. Những yếu tố trên cho thấy gia
đình ở xã sập xa vẫn tồn tại và phát triển bền vững và cũng là cơ sở để gia
đình trong xã thực hiện tốt các chúc năng của mình.

2.1.1.4. thực trạng thực hiện chức năng tâm, sinh lý, tình cảm của gia
đình
Đây là chức năng có vị trí đăc biệt quan trọng cùng với các chức năng khác
tạo ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhiều vấn đề tế
nhị, tâm sinh lý, tình cảm liên quan đến giới tính và tâm sinh lý lứa tuổi của
các thế hệ cần được giải quyết giữa những người thân trong gia đình tạo
một gia đình hòa thuận, cảm thông chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm,
sinh lý, tình cảm vợ, chồng, giữ bố mẹ và con cái.
Gia đình trong xã sập xa cũng được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tín
nghiệm, sự quý trọng. Vợ chồng có thể chia sẻ buồn vui, thành bại của
cuộc sống nên tình cảm gia đình trong xã đều rất gắn kết yêu thương. Chia
sẻ cho nhau những trải nghiệm cuộc sống để gia đình luân là trường học
của con cái về tình cảm gia đình, tình cảm anh, chị, em, tình cảm hàng xóm
láng giềng.
Những vấn đề tâm sinh lý, giới tính,tâm lý lứa tuổi luân được các bậc cha
mẹ truyền cho con cái để con cái có sự hiểu biết chung về các nhu cầu của
bản thân tránh được những việc sảy ra ngoài ý muốn.
Giữa các cặp vợ chồng luân đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của nhau
tránh tình trạng ngoại tình, ly hôn, gia đình mất đoàn kết. để gia đình luân
là chỗ dựa tinh thần cho con cái để con cái có điều kiện sống lạc quan, khỏe
mạnh về thể sác và tinh thần không mắc các loại bệnh chầm cảm.để các
thành viên trong gia đình sống tích cực như kính trên nhường dưới, không
mác các loại tệ nạn xã hội như: riệu, chè nghiện hút, chộm cắp.
Tuy nhiên ở xã sập xa tuy gia đình đã thực hiện tốt chức năng tâm, sinh lý,
tình cảm nhưng vì xã sập xa là một xã vùng sâu vùng xa nên việc tiếp súc
với các tiến bộ xã hội còn thấp, nên những hiểu biết về tâm. sinh lý, tình


cảm gia đình vấn chua cao trong xã vấn còn những sung đột gia đình gây
mất trật tự xã hội.

Nhìn chung trong xã sập xa việc đáp ứng các nhu cầu tâm, sinh lý, tình cảm
của các thành viên trong gia đình đã được thưc hiện tốt. Để mỗi gia đình,
vợ, chồng, con cái và bố mẹ có điều kiện sống lạc quan, thỏa mãn tinh thần,
khỏe mạnh về thể chất và tinh thần để mỗi gia đình trong xã là một gia đình
hạnh phúc bền vững.
2.1.2. thực trạng về xây dưng gia đình văn hóa ở xã sập xa, huyện phù
yên, tỉnh sơn la
2.1.2.1. những kết quả đạt được
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Gia
đình là nền tảng của xã hội gia đình hạnh phúc khỏe mạnh, giàu có, văn
minh thì cả bản, xã và toàn xã hội khỏe mạnh. Việc xây dựng gia đình văn
hóa là nghiệm vụ quan trọng với sự phát triển xã hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vân động “toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa
trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ trung ương
đến cơ sở, xã sập xa đã tích cực xây dựng gia đình văn hóa theo các tiêu chí
cụ thể như: ấm no, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, chấp hành tốt các chủ
trương, chính sách pháp luật của nha nước, các quy định của địa phương
hằng năm. Ban vân động phong trào “toàn dân xây dựng gia đình văn hóa”
cùng các thành viên là phó, trưởng các ban nghành, đoàn thể của xã đã
thường xuyên chỉ đạo, tuyên truyền, vận đông bằng nhiều hình thức tới các
đối tượng của Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội và
tưng người dân trong xã cùng nhau xây dựng và thực hiện nếp sống văn
minh – gia đình văn hóa. Công tác tuyên truyền được coi là nhiệm vụ quan
trọng nhàm nâng cao nhận thức của các tâng lớp nhân dân.


Nội dung xây dựng gia đình văn hóa được tuyên truyền thông qua các buổi
sinh hoặt của các đoàn thể, các hoặt động văn nghệ, nhất là vai trò của ban

vận động bản và tổ an ninh tự quản để cuộc vận động đi đến từng nhà, từng
người dân trong xã. Từ khi xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa ở xã
sập xa phát triển mạnh, từng bước đi vào nội dung, chất lượng đã tạo cho
đời sống nhân dân văn hóa trong xã khởi sắc phát triển trên nền tảng kinh
tế tăng trưởng. Đời sống nhân dân từng bước cải thiện, tỉ lệ hộ giàu tăng
lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống.
Trương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa.
Cuộc vận động đã khơi dậy truyền thống đoàn kết, nhân ái, thủy chung tình
làng nghĩa xóm tạo được kết quả nổi bật như: xây dựng mới được 7 căn nhà
tình nghĩa, các thôn bản đã giảm được đáng kể các hộ chính sách nghèo, có
hoàn cảnh khó khăn. Từ những việc làm trên trong xã đã xóa được 39 hộ
nghèo ghóp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn xã từ 18,43 % xuống còn 13,6 %
(năm 2009).
Năm 2010 trong xã đã xây dựng được 5 tuyến giao thông nối với các thôn
bản và hai cây cầu. Về thủy lợi: xây được ba công trình thủy lợi bằng
14.421 mét mương phục vụ đời sống sẳn xuất, đến nay đã có 6/6 bản đảm
bảo thủy lợi phục vụ 100 % diện tích.
Về điện: trong năm 2010 đã được sử dụng 100 % điện lưới quốc gia với 6/6
bản. Ngoài ra xã còn xây dựng được hệ thống nước sạch phục vụ đời sống
sinh hoặt của nhân dân. Về văn hóa : xây được 6 nhà văn hóa cho 6 bản và
các trạm truyền thông trong bản để phục vụ đời sống tinh thần cho nhân
dân và việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước.
Trong việc xây dựng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn
hóa” đã đặt được những kết quả như: các hộ gia đình đăng ký tham gia thực
hiện gia đình văn hóa là 412 hộ chiếm 100 % tổng số hộ trong xã. Trong đó
hộ đặt chuẩn là 392 hộ chiếm 76,2 % đạt 93 % so với kế hoạch đặt ra (là 80
%). Hộ đặt tiên tiến 210 hộ chiếm tỉ lệ 49,8 % ( tăng 19 hộ so với 2008 ).



×